watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kể Chuyện Các Vua Nguyễn-Tự Đức III - tác giả Tôn Thất Bình Tôn Thất Bình

Tôn Thất Bình

Tự Đức III

Tác giả: Tôn Thất Bình

Nguyễn Công Trứ có công sáng lập hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Năm 75 tuổi, ông lại theo đường bộ ra Bắc thành thăm phong cảnh cũ. Dân hai huyện đón rước rất linh đình. Khi ấy có tên thị vệ quê ở Nam Định thấy các làng tôn sùng ông như thần, muốn tâng công, y liền tâu với Tự Đức là n Nguyễn Công Trứ có hành vi khả nghi, có ý muốn mưu đồ đại sự. Tự Đức b hạ mật chỉ cho quan Tổng Đốc Nam Ninh Hoàng Văn Thu p

hải dò xét việc ấy và đòi ông lập tức về Kinh.
Bị triệu gấp vì có người vu cho mình làm phản, ông rất uất ức. Đến Kinh Đô được ba ngày, Tự Đức vời ông vào bệ kiến. Nhà vua cho ngồi, ủy lạo mấy câu, rồi hỏi:
- Hạt Tiền Hài và Kim Sơn dân tình sinh hoạt thế nhào?
Ông tâu :
- Dân hai huyện ấy ngày nay có ruộng nương cày cấy, lại được mùa luôn nên rất vui vẻ. Những lúc thư nhân họ có câu đối để độ nhau rất thú vị.
Tự Đức hỏi:
- Những câu gì, khanh có nhớ không?
Ông tâu:
- Thần nhớ được mấy câu sau đây:
- Đem thân cho thế gian nhờ
Ngay như chỉ đặt lại ngờ bất trung - Thế là cái gì?
- Họ giảng là cái phản để ngồi
Vua lại hỏi:
- Còn câu gì nữa không?
Ông tâu:
- Câu này cũng hay lắm:
- Ngữa lòng hứng lấy nước nhà
Người đà không biết , người đà biết cho
- Là cái gì ?
- Là cái máng để hứng nước.
Vua hỏi đến các câu hát nào hay, Nguyễn Công Trứ liền đọc ngay rằng:
Chuông già đồng điếu, chuông kêu
Anh già lời nói, em xiêu tấm lòng.
Quốc sỉ vô song là người Hàn Tín
Anh nó thương em anh đến chi đây.
Bốn bể rồng ấp lấy mây.
Vua Tự Đức hiểu ý ông ám chỉ việc triều đình hay nghi kỵ, liền an ủi và cấp tiền lộ phí cho ông trở về nhà
( Theo Giai thoại văn học Việt Nam )


HẬU QUẢ ĐỌC THƠ TRONG MEN RƯỢU
Lê Ngô Cát là một nhà nho giỏi thơ Nôm ở thời Nguyễn. Ông quê làng Hương Lang , huyện Chương Đức ( nay là Chương Mỹ- Hà Đông ) không rõ năm sinh và mất, chỉ biết ông đỗ cử nhân vào năm 1848.
Tương truyền hồi Lê Ngô Cát đang làm Bố Chánh Cao Bảng thì được vua Tự Đức triệu về Kinh để sửa lại bộ Quốc sử diễn ca. Trong bộ sử, ông có viết mấy câu về Bà Triệu như sau:
Vú dài ba thước giắt lưng
Cỡi voi đánh trống trong rừng kéo ra
Cũng toan gánh vác sơn hà
Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam
Khi dâng sách lên, Tự Đức đọc đến đoạn đó thích lắm, chỉ chữa chữ " cũng toan " thành ghé vai " , và nói đùa rằng " Thế đàn ông nước Nam đâu cả? " Rồi nhà vua ban thưởng cho Cát một tấm lụa và hai đồng tiền vàng
Nghe tin, các bạn đến mừng, đòi Lê Ngô Cát phải có rượu khao. Khi rượu đã ngà ngà say, các bạn hứng chí đòi chủ nhân phải có thơ về việc vua ban vàng, lụa.
Lê Ngô Cát bèn ngất ngưỡng đọc luôn hai câu lục bát như sau:
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền.
Ít lâu sau bỗng Lê Ngô Cát nhận được lệnh phải đi nhận lại chức Bố Chánh Cao Bằng. Ông rất sửng sốt và lo ngại . Mãi về sau mới vỡ lẽ : Thì ra hai câu thơ của ông đã đến tai vua Tự Đức , nhà vua cho ông có ý xỏ vua keo kiệt ( cho một tấm lụa chỉ đủ làm cái khố) và vì thế đày ông lên lại Cao Bằng
( Theo Giai Thoại văn học Việt Nam )
Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I
Vua Gia Long II
Vua Gia Long III
Vua Gia Long IV
Vua Gia Long V
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840)
Vua Minh Mạng I
Vua Minh Mạng II
Vua Minh Mạng III
Vua Minh Mạng IV
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 )
Thiệu Trị I
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 ) II
Tự Đức ( 1847-1883)
Tự Đức I
Tự Đức II
Tự Đức III
Tự Đức IV
Tự Đức V
Tứ Nguyệt Tam Vương ( Bốn Tháng Ba Vua )
Duc Đức
Hiệp Hòa
Kiến Phúc
Hàm Nghi ( 1884-1885)
Hàm Nghi I
Hàm Nghi II
Hàm Nghi III
Hàm Nghi IV
Đồng Khánh ( 1885- 1888)
Đồng Khánh I
Đồng Khánh II
Thành Thái ( 1889-1907)
Thành Thái I
Thành Thái II
Thành Thái III
Thành Thái IV
Những Việc Làm Của Một Vua " Điên "
Duy Tân ( 1907 - 1916 )
Duy Tân I
Duy Tân II
Duy Tân III
Duy TânIV
Duy Tân V
Duy Tân VI
Khải Định ( 1916- 1925 )
Khải Định I
Khải Định II
Bảo Đại ( 1932 1954 )
Bảo Đại I
Bảo Đại II
Mối Tình Của Cựu Hoàng Và Những Ngày Lưu Vong