watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Phụng Hoàng Thần-Hồi 10 - tác giả Túy Lạc Thiên Túy Lạc Thiên

Túy Lạc Thiên

Hồi 10

Tác giả: Túy Lạc Thiên

Văn Đế Đế thấy chàng công kích mau lẹ, biết là đổi kiếm không kịp liền cảnh cáo:
- Sĩ Kỳ! Ô Long kiếm có thể tiết ra mù đen vây hãm được người lại che kín thân mình. Công tử phải thận trọng.

Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:
- Người nào ỷ vào binh khí mà thủ thắng thì không phải là có chân tài thực học.

Lão già nghe nói bỗng quát to một tiếng. Người lão như cơn gió vây quanh Thiết Kỳ Sĩ, lẹ tựa sao xa. Lão huy động kiếm thế, quả nhiên luồng hắc khí bốc lên, dần dần lan rộng thành làn mù dầy đặc không tiêu tan, phút chốc đã giàn giụa khắp không trường. Chẳng những Thiết Kỳ Sĩ bị vây hãm mà lão già không thấy đâu nữa.

Thiết Kỳ Sĩ trước tình hình này vẫn bình tĩnh khác thường. Chẳng những chàng không khởi thế công, mà địch nhân quanh đến sau lưng chàng cũng chẳng đề phòng. Trái lại chàng ngồi xếp bằng xuống đất, nhưng thanh trường kiếm trong tay phát ra một động tác cổ quái. Mũi kiếm trỏ lên trời, hai bàn tay chắp lại nắm lấy đốc kiếm làm như nhà sư đang lễ Phật. Cặp mắt nửa nhắm nửa mở nhìn ra phía trước. Nếu không có thanh kiếm dựng lên thì chẳng khác một vị lão tăng đang tọa thiền.

Văn Đế Đế cùng bao nhiêu người bàng quan đều không nhìn rõ, chỉ thấy làn mù đen chập chờn rồi mỗi lúc một thu nhỏ lại trong phạm vi hai trượng. Lúc này nó đã thành hình một trái bầu đen lớn.
Quần hùng đứng bàng quan dường như đã biết đến lúc tối khẩn quan đầu. Đột nhiên có thanh âm khàn khàn của lão già thốt lên:
- Sống chết là ở lúc này!

Tiếng nói vừa dứt thì đột nhiên trong làn mù đen phát ra tiếng rồng gầm hổ thét. Tiếp theo một bóng người vọt lên không trung.
Chỉ chớp mắt làn mù đen tiêu tan. Lão già kia vẫn đứng sững đương trường mà Thiết Kỳ Sĩ không thấy đâu nữa.
Lão già mặt xám như tro tàn, kiếm đã tra vào vỏ. Lão ngửng đầu trông lên trời, mục quang đờ đẫn.

Đột nhiên Thiết Kỳ Sĩ xuất hiện sau lưng Văn Đế Đế, Chàng nhìn lão già nói:
- Thôi lão trượng đi đi tại hạ không muốn làm gì nữa.

Lão già cất tiếng đáp:
- Chàng thanh niên kia! Chẳng lẽ chúng ta không có cơ hội gặp nhau nữa?

Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:
- Về võ công chính thống e rằng lão trượng không còn đủ ngày tháng để rèn luyện. Nếu dùng bàng môn tả đạo thì hay hơn đừng kiếm tại hạ nữa. Lần sau mà tại hạ hạ thủ thì chẳng nể nang gì.

Lão già lẳng lặng đi xuống bờ sông. Tại đó có con thuyền nhỏ chờ đợi.
Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên vung tay lên. Nguyên chàng đã cầm búi tóc của lão trong tay. Người bàng quan chưa kịp chú ý nhìn tới, bay giờ họ mới hiểu chàng hạ thủ lưu tình.

Văn Đế Đế cầm giây cương đưa cho chàng khẽ nói:
- Chúng ta đi thôi.

Hai người tung mình lên ngựa cho chaỵ thẳng tới thành Kim Lăng. Hai người vào thành tìm được quán trọ thì trời vừa tối. Ăn cơm xong Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế khẽ nói:
- Chúng ta nên thay y phục, đổi khăn che mặt và cả ngựa nữa.

Văn Đế Đế hiểu ý cười đáp:
- Tiện thiếp đã có điếm sở ở Kim Lăng cứ giao ngựa cho họ là xong.

Thiết Kỳ Sĩ gật đầu nói:
- Bây giờ hãy còn sớm, cô nương bảo điếm gia dắt ngựa đi. Hiện giờ chưa có nhân vật nào chú ý đến bọn ta.

Văn Đế Đế liền ra ngoài dặn tiểu nhị rồi trở vào cùng Thiết Kỳ Sĩ thay đổi y phục.
Hôm sau hai người dời khỏi thành Kim Lăng đã hoàn toàn biến đổi thân hình. Văn Đế Đế khoác áo choàng màu hồng, trong mình mặc quần áo màu lục. Thiết Kỳ Sĩ mặc xiêm áo trắng. Cả hai người cùng cưỡi bạch mã.

Lúc ra ngoài thành Văn Đế Đế bịt mặt bằng khăn đỏ. Thiết Kỳ Sĩ che mặt bằng khăn tía theo hình thức Miêu đầu ưng.
Khí trời nóng nực, ánh dương quang lúc giữa trưa nóng như lửa. Tuy hai người không sợ nóng, nhưng hai con ngựa đã vắt bọt trắng.

Thiết Kỳ Sĩ rượt kịp Văn Đế Đế nói:
- Đế Đế! Ngựa không chịu nổi nữa rồi, chúng ta tìm nơi nào nghỉ một lúc đã.

Văn Đế Đế trỏ về phía trước đáp:
- Đi ba dặm nữa là đến một ngôi chùa lớn. Trước chùa rất nhiều cổ thụ bóng mát. Ở đấy có đồ điểm tâm, có trà nước đủ thứ.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Ba người kỵ mã ở sau lưng chúng ta, không hiểu là nhân vật nào đang rượt theo?

Văn Đế Đế quay đầu nhìn lại thấy bụi cát mờ mịt, cô nói:
- Chưa chắc họ rượt theo ta, dường như họ có việc gấp thì phải.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ tưởng chẳng ai chú ý đến mình, ngoại trừ nhà điếm, còn người ngoài chưa biết.

Văn Đế Đế cười đáp:
- Mặc kệ họ! Không phải chúng ta sợ, mà muốn tránh khỏi sự phiền nhiễu. Nếu thật có kẻ không sợ chết cứ muốn rắc rối thì đành ra tay. Hạng người võ lâm không biết tự lượng rất nhiều.

Đến trước chùa mới phát giác ra ở đây không có nhiều người tránh nắng và họ là những khách thương. Thiết Kỳ Sĩ và Văn Đế Đế liền buộc ngựa rồi vào quán trà.
Hai người ăn điểm tâm, uống trà và ngồi một bên nghỉ mát.
Bỗng thấy ba người kỵ mã chạy tới, ba người này đều bịt mặt, tuy không trông rõ mặt nhưng cũng nhận ra là thanh niên.
Văn Đế Đế nhìn Thiết Kỳ Sĩ khẽ nói:
- Bọn kỵ mã mà công tử bảo họ rượt theo chúng ta đã đến nơi.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Nếu là những người từ Kim Lăng rượt theo chúng ta thì cô nương tính sao?

Văn Đế Đế hỏi lại:
- Công tử chẳng nói hễ gặp việc thì tùy cơ ứng biến.

Ba người kia cũng buộc ngựa vào quán trà ngồi gần hai người Văn, Thiết.
Bọn họ liền chú ý ngay đến Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ. Trước khi ngồi xuống họ liền nhìn hai người gật đầu chào.
Trong ba người này thì một người vận đồ vàng và hai người vận đồ xanh. Người nào cũng nai nịt gọn gang, lưng đeo trường kiếm. Họ bịt mặt theo kiểu thích khách hình như Văn Đế Đế đã nói qua.

Thiết Kỳ Sĩ coi mặt ba người không khỏi cười thầm nghĩ bụng:
- Trời nóng thế này mà bịt cả cổ chắc là khó chịu lắm.

Ba người uống trà chứ không ăn điểm tâm, dường như họ chỉ khát nước.
Thanh niên mặc áo vàng nhìn Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Huynh dài! Hai vị từ đâu tới đây?

Thiết Kỳ Sĩ cũng thi lễ đáp:
- Đại khái cũng mới đến trước ba vị một bước.

Thanh niên áo vàng "ủa" một tiếng cười hỏi:
- Té ra các vị cũng cùng một đường. Xin hỏi hai vị có thấy hai nhân vật cưỡi ngựa đen và ngựa hoa đào không?

Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:
- Quả bọn chúng rượt theo hai người mình rồi.

Chàng liền đáp:
- Tại hạ cũng đang đi kiếm hai nhân vật đó.

Một thanh niên áo xanh khác cười rộ hỏi:
- Thế thì tuyệt diệu! Chắc nguyên nhân hai vị rượt theo họ cũng giống bọn tại hạ?

Văn Đế Đế nói theo:
- Bọn tiện thiếp chỉ vì tính hiếu kỳ...

Thanh niên áo vàng cả cười đáp:
- Bọn tại hạ cũng gần giống như vậy.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Thế nghĩa là sao?

Thanh niên áo vàng đáp:
- Những bạn hữu từ Kim Lăng ra đi vì tài năng của hai người đó đả bại hai thầy trò Ô Long kiếm khách. Ai nấy điều kinh dị có đúng thế không?

Thiết Kỳ Sĩ ậm ừ cho xuôi chuyện.
Thanh niên áo xanh nói:
- Bọn tại hạ chẳng những hiếu kỳ mà còn đi coi nhiệt náo.

Văn Đế Đế "ủa" một tiếng hỏi:
- Có người muốn kiếm hai nhân vật đó để động thủ chăng?

Thanh niên áo vàng gật đầu đáp:
- Cuộc chiến ở ngoài thành Kim Lăng đêm qua đã kinh động toàn thành. Chẳng bao lâu nữa tiếng tăm sẽ đồn đại khắp giang hồ. Có người nói chàng trai đó chính là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ đã cải trang, nhưng có người nói lại thêm một tay kiếm thủ phi thường khác mới ra đời.

Văn Đế Đế cười đáp:
- Bọn tiện thiếp cho cả hai cùng có lý.

Thanh niên áo vàng nói:
- Bất luận phe nào nói đúng thì số người tìm kiếm chàng trai đó không phải ít. Ngay ở thành Kim Lăng mấy tay cao thủ phi thường đã phát động rồi. Nhưng hai vị không nên hỏi họ tên, vì bọn họ lúc giao thủ không ai muốn thông danh báo tánh.

Văn Đế Đế đáp:
- Đó là những cao thủ phi thường trong võ lâm, thì dù chẳng thông danh báo tính thì cũng khó mà dấu diếm được. Có điều lúc giao thủ chưa biết ngay mà thôi.

Ba người uống trà rồi đứng dậy chắp tay nói:
- Xin cáo hai vị, bọn tại hạ đi trước một bước.

Thiết Kỳ Sĩ đứng dậy đáp:
- Xin ba vị cứ tự nhiên.

Bọn thanh niên đi rồi, Văn Đế Đế cũng đứng dậy nói:
- Chúng ta cũng đi thôi.

Hai người kỵ mã ra khỏi cửa chùa, Thiết Kỳ Sĩ thở dài hỏi:
- Không hiểu ý kiến mấy người này ra sao? Chẳng lẽ họ học võ để tranh cường hiếu thắng?

Văn Đế Đế cười đáp:
- Công tử không thích hư danh nhưng người ta thích. Đừng nói về võ công, mà cả văn chương cũng vậy. Ai cũng có mộng muốn làm Tào Tử Kiên, thất bộ thành thi, một khi mình đã là văn nhân.

Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Dù sao cũng phải tự lượng sức mình, nếu như tại hạ thì chẳng bao giờ dám đi kiếm Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ gì đó tỷ đấu, vì biết rõ không địch nổi người ta, tỷ đấu làm chi cho mất mặt, có khi còn mất cả mạng nữa.

Nhắc tới Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ, Văn Đế Đế đột nhiên hỏi:
- Hay công tử chính là người đó mà đã thay hình đổi dạng.

Thiết Kỳ Sĩ lúc ngồi trước chùa đã thấy cô lộ vẻ hoài nghi, chàng liền cười đáp:
- Bây giờ có cách nào giải thích thì nói gì cũng vô ích. Tại hạ nhận là đúng thì thật ra không phải, mà bảo là không phải thì cô nương lại không tin.

Văn Đế Đế dõng dạc nói:
- Dù sao tử cũng trả lời dứt khoát đi.

Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Tại hạ không phải.

Văn Đế Đế trầm ngâm hồi lâu, rồi lên giọng trịnh trọng hỏi:
- Công tử thiệt tình không muốn kiếm hắn để tỷ đấu ư?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ không bao giờ động thủ với y.

Văn Đế Đế thở dài nói:
- Tiện thiếp hiểu rồi, té ra công tử ưa gì tiện thiếp.

Thiết Kỳ Sĩ kinh hãi hỏi:
- Văn Đế Đế! Tại sao cô lại hoài nghi tại hạ như vậy?

Văn Đế Đế sa lệ lắc đầu thở dài đáp:
- Võ công của công tử tiện thiếp đoán ra rồi, so với Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ công tử còn cao hơn hắn rất nhiều. Công tử không động thủ với hắn thì thôi để mặc hắn xưng hùng, mặc cho bọn tiện thiếp bị nhục nhã, thậm chí khiến tiện thiếp vĩnh viễn là người cô độc. Giả tỷ công tử động thủ với hắn thì nhất định công tử thắng rồi, nhưng công tử không muốn là vì điều kiện của tiện thiếp. Cái đó... há chẳng đã quá rõ ràng là công tử không ưa tiện thiếp.

Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên cười rộ nói:
- Cô ngốc ơi! Cô chỉ đoán càn đoán bậy là tài. Thử hỏi... Tại hạ nếu không có lòng thích cô thì bầu bạn với cô bấy lâu nay làm gì? Tại hạ muốn ly khai thì kiếm cách gì chả được? Vả lại hôm qua thực tình tại hạ không muốn để cô thấy võ công của tại hạ.

Văn Đế Đế nói:
- Hôm qua vì bị người ta bức bách bất đắc dĩ công tử mới ra tay.

Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:
- Cô đừng tưởng thế mà lầm. Một khi tại hạ muốn thi triển khinh công thì cả chục tên kiếm khách cũng không đuổi kịp. Tại hạ có thể bỏ đi dễ như không.

Văn Đế Đế hỏi:
- Thế thì tại sao hôm qua công tử thi triển võ công cho tiện thiếp ngó thấy?

Thiết Kỳ Sĩ thở dài đáp:
- Lần này chúng ta đi chơi coi tình hình tất phải nhiều phen động thủ. Ai bảo cô nương chỗ nào cũng quan tâm đến tại hạ! Nếu nhất đán xảy chuyện trọng đại thì mối nguy hiểm như treo đầu sợi tóc mà cô nương không tự lo cho mình, chỉ phân tâm một chút là nguy hiểm đến tính mạng, vì thế tại hạ trổ chút công phu để cô khỏi quan tâm đến tại hạ.

Văn Đế Đế đột nhiên từ trên lưng ngựa mình nhảy vọt sang ngồi sau lưng Thiết Kỳ Sĩ, hau tay cô ôm lấy chàng trong lòng xúc động hỏi:
- Sĩ Kỳ! Công tử chân tâm đến thế ư?

Thiết Kỳ Sĩ xoay tay lại vỗ vai cô đáp:
- Đế Đế còn hoài nghi gì nữa?

Văn Đế Đế khẽ nói:
- Vậy tiện thiếp phải bẩm vụ này với gia gia.

Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:
- Chưa đến lúc đâu!

Văn Đế Đế lại giận dỗi cất giọng lo lắng nói:
- Tiện thiếp không thể hiểu rõ lòng công tử.

Thiết Kỳ Sĩ nghiêm nghị đáp:
- Đế Đế! Chúng ta ở với nhau chưa lâu, biết đâu cô nương chẳng có ngày lòng dạ thay đổi. Còn về bên tại hạ thì không thành vấn đề rồi.

Văn Đế Đế la lên nói:
- Tiện thiếp mà biến tâm ư?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Chẳng những biến tâm, mà có thể Đế Đế còn căm hận tại hạ đến chết người, nhưng tại hạ hy vọng đừng xảy ra chuyện đó.

Văn Đế Đế lên giọng kiên quyết:
- Không Không! Trăm ngàn lần không! Tiểu muội có chết cũng không thay đổi lòng dạ. Chẳng phải vì Kỳ ca võ công cao thâm tiểu muội mới đem lòng yêu mến mà tiểu muội đã quyết tâm ngay từ ngày mới gặp Kỳ ca.

Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Giả tỷ có một ngày tại hạ giết chết lệnh tôn thì sao?

Văn Đế Đế kinh hãi la hoảng:
- Công tử hồ đồ mất rồi!

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ cũng hy vọng là câu nói hồ đồ. Tại hạ chỉ đặt giả thiết như vậy mà thôi.

Văn Đế Đế lại nhảy về lưng ngựa của cô, la lên nói:
- Tiểu muội không nghe nữa!

Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Đế Đế căm hận tên Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ đến chết thật ư?

Văn Đế Đế đáp:
- Hắn làm cho tiểu muội tức phát điên. Tiểu muội phát thệ muốn giết chết hắn. Nếu Kỳ ca lấy vụ đó để làm điều kiện cầu thân thì chém chết tiểu muội đi.

Thiết Kỳ Sĩ cười rộ nói:
- Biện pháp này không ổn rồi. Giả tỷ có người đánh bại Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ thì Đế Đế sẽ lấy y hay sao? Khi ấy chắc Đế Đế động tâm mà lệnh tôn cũng chỉ mong có thế.

Văn Đế Đế đáp:
- Kỳ ca chẳng hiểu gì hết. Điều kiện của tiểu muội không phải ở võ công mà cũng chẳng phải ở chổ giàu sang phú quí, chỉ cốt con người thành thật yêu thương tiểu muội. Còn gia gia cũng để cho tiểu muội tác chủ.

Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Nếu tại hạ chính là kẻ cô thù hận thì sao?

Văn Đế Đế đột nhiên trợn mắt lên nhìn chàng hỏi:
- Tiểu muội không được căm hận tên Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ kia ư?

Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Đúng thế!

Văn Đế Đế la lên nói:
- Công tử là gã thiếu niên quê mùa đó hay sao?

Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Cô thử về chổ cũ coi lại thân cây bị nhổ lên. Tại hạ bảo đảm trên cây còn để một chữ.

Văn Đế Đế kinh ngạc hỏi:
- Hắn khắc những chữ gì?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Hắn khắc mấy câu: "Con a đầu này rất kiêu ngạo ngông cuồng, ta phải chọc tức và hăm dọa thì mới được. Nhưng ta ngó thấy thì lại đem lòng yêu mến, không hiểu tại sao?".

Văn Đế Đế nghe xong đột nhiên lại nhảy bổ lên lưng ngựa của Thiết Kỳ Sĩ, xoay tay rút thanh Thái A kiếm, lớn tiếng quát:
- Ta phải giết ngươi.

Thiết Kỳ Sĩ không quay đầu lại, mà còn ngửa cổ lên đáp:
- Hay hơn hết là cô giết ta đi, chứ đừng để ta thành người tàn phế.

Văn Đế Đế làm bộ mặt quỉ nhát, rồi cô không nhịn được nổi lên tràng cười khanh khách.
Cô tra kiếm vào vỏ, ngồi xuống ôm chặt lấy chàng khẽ nói vào tai:
- Đồ phải gió! Thật là mặt dầy!
Phụng Hoàng Thần
Bài thơ giới thiệu
Phi Lộ
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118