watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Phụng Hoàng Thần-Hồi 12 - tác giả Túy Lạc Thiên Túy Lạc Thiên

Túy Lạc Thiên

Hồi 12

Tác giả: Túy Lạc Thiên

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Thân thích của người đó không phải là đại tài chủ cũng là lão võ lâm. Nếu không phải đại tài chủ thì làm sao có trang viện? Những nhân vật lão võ lâm qui ẩn mười phần đến tám là có tiền mới làm ẩn sĩ. Nhà này chắc đúng rồi.

Văn Đế Đế cười hỏi:
- Phần tương lai của Kỳ ca sẽ ra sao?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Nếu có ngày đó tiểu huynh sẽ dựng một đào nguyên ngoài đời ở trên núi Quân Sơn.

Văn Đế Đế cười nói:
- Đồ mặt dầy! Nói thế mà không biết ngượng miệng.

Quãng đường không xa mấy, Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên hô:
- Đánh nhau rồi!

Văn Đế Đế hỏi:
- Ở chỗ nào?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cách đây chừng ba dặm, có lẽ đúng là ở Ngô gia trang.

Còn cách chừng một dặm đã thấy hai luồng kiếm khí vọt lên không nhảy múa. Đồng thời những tiếng nổ ầm như núi lỡ trời long.
Văn Đế Đế cả kinh nói:
- Đây là một trường đại quyết đấu.

Thiết Kỳ Sĩ trịnh trọng đáp:
- Hiển nhiên bốn người đánh nhau ở hai chỗ. Một đôi dùng kiếm còn một đôi phóng chưởng. Cả hai nơi đều là những tay đại cao thủ mà chưa rõ là ai?

Hai người thi triển khinh công vọt đi nhanh như điện chớp. Nháy mắt đã tới trước một tòa đại viện.
Văn Đế Đế kinh hãi nói:
- Kỳ ca! Mau đến coi một đôi nam nữ cự phách đánh nhau rất hăng.

Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách đáp:
- Trời cũng sinh đôi, đất cũng thành cặp. Đế Đế! Gã trai là tiểu sư đệ của ta.

Văn Đế Đế kinh hãi hỏi:
- Gã to con như vậy mà Kỳ ca bảo là tiểu sư đệ ư?

Thiết Kỳ Sĩ cười rộ đáp:
- Gã mới mười lăm tuổi.

Văn Đế Đế hỏi:
- Còn bên kia người sử kiếm là ai?

Thiết Kỳ Sĩ khẽ đáp:
- Đó là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ mà cũng là đại sư huynh của tiểu huynh. Người đối thủ với y là đàn bà.

Văn Đế Đế càng kinh ngạc hơn hỏi:
- Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ là đại sư huynh của Sĩ Kỳ ư?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Phải rồi! Chúng ta mau qua đó xem. Tiểu huynh thấy đối phương không phải là người tầm thường. Cuộc đả đấu này có chỗ hiểu lầm. Nếu gây thêm hậu quả khốc hại thì hỏng bét.

Chàng chưa nói dứt lời đã bỏ tấm khăn che mặt vừa chạy vừa la:
- Hai bên hãy đình thủ!

Thanh niên sử kiếm đúng là Cao Thức, đại sư huynh của Thiết Kỳ Sĩ. Y nghe tiếng hô hoán vội nhảy vọt ra khỏi vòng chiến quát lên:
- Cô nương! Sư đệ của tại hạ đã đến kìa. Bây giờ chắc cô tin được rồi.

Nữ Lang thu kiếm về không nói, trợn mắt nhìn Thiết Kỳ Sĩ đang đi tới. Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Vụ này là thế nào đây?

Cao Thức thở dài đáp:
- Đã xảy chuyện hiểu lầm rất lớn. Sư đệ ơi! Giữa lúc ban ngày ta ngó thấy hai nhân vật có vẻ tà môn lộ diện ở trước trang. Ta biết trong trang sắp xảy chuyện rắc rối và đoán chắc đêm nay họ mới khởi sự, nên ta đem Tam đệ là Nhị lang đến trước... Ai dè xảy chuyện bất ngờ: Địch nhân còn đến trước mình. Ta đến nơi thấy ba tên từ trong trang chạy ra, thái độ rất lật đật, ta liền chặn lại để tra hỏi.

Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời:
- Tiểu đệ hiểu rồi, đối phương chẳng nói gì đã động thủ ngay phải không?

Cao Thức đáp:
- Đúng thế! Nhưng ta không nghĩ bọn họ là hảo nhân nên ta ra tay khá nặng. Vừa thu thập xong ba tên, bất ngờ cô nương và Nhị lang đối thủ cũng chỉ vì thấy có người xuất hiện. Các cô chẳng để cho phân trần, vừa ngó thấy đã cùng ta và Nhị Lang liều mạng.

Thiết Kỳ Sĩ nghe trong trang văng vẳng có tiếng khóc, vội nhìn nữ lang hỏi:
- Cô nương! Ý kiến cô thế nào?

Thiếu nữ lạnh lùng đáp:
- Ngươi lại mà coi, hắn giết ba người trong đó có anh em của cửu phụ ta.

Thiết Kỳ Sĩ nghe nói sửng sốt nhìn Cao Thức hỏi:
- Sư ca! Trong ba người đó sư ca có thấy tình hình nhân vật nào khác lạ không?

Cao Thức đáp:
- Không có đâu. Hoặc giả trong bọn có một người là minh đệ của cửu phụ cô nương này, nhưng ta lão là thủ lãnh của hai tên tà môn trung niên kia.

Thiết Kỳ Sĩ nhìn nữ lang hỏi:
- Cô nương! Sự tình đã đến thế này, tại hạ chẳng thể không đem tư hiệu của tệ sư huynh nói cho cô hay. Y được người ta kêu bằng Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ. Cô nương thử nghĩ coi, thanh danh y như vậy mà y lại làm việc bại hoại như vậy sao? Vụ này chúng ta hãy nghiên cứu từ từ, bên trong tất có âm mưu. Cô nương nghĩ có đúng không?

Nữ lang đột nhiên hỏi:
- Phải chăng các hạ là khách đến viếng tang Trương phu gia ở Hợp Lục Thành?

Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách đáp:
- Chắc cô nương nói chuyện khá nhiều với tại hạ ở trước một tòa tửu lầu.

Nữ lang "ủa" lên một tiếng nói:
- Lúc ấy các hạ đã nhận đước tiện thiếp là gái ư?

Thiết Kỳ Sĩ cả cười đáp:
- Hay lắm! Bây giờ xin mời vào trang để trấn tĩnh nhân tâm người nhà của quí nhân. Tại hạ phải đến coi ba người chết kia, hoặc giả điều tra được chút gì trên mình họ chăng?

Thiếu nữ bình tĩnh lại vội đáp:
- Nếu vậy tiện thiếp sẽ kêu đại muội tử dừng tay rồi sẽ bàn.

Thiết Kỳ Sĩ cả cười nói:
- Cô nương! Tại hạ đã coi thần lực của họ rồi. Hai bên bản lãnh tương tự như nhau. Có phân thắng bại cũng phải vài ngày mới biết. Hiện giờ đừng ai hòng chiếm được thượng phong. Tinh lực của họ không nơi phát tiết. chi bằng để họ giỡn nhau hay hơn.

Nữ lang đột nhiên bật cười nói:
- Các hạ nói nghe thú quá!

Văn Đế Đế cũng cười khanh khách nói:
- Thư thư! Y là tên tiểu hoạt đầu.

Nữ lang nhìn cô hỏi:
- Muội tử! Quý tính của muội là gì?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Y họ Văn, tự hiệu là...

Văn Đế Đế tức mình ngắt lời:
- Ai mượn Sĩ Kỳ nói ra?

Nữ lang bỗng lên tiếng:
- Muội tử là Thanh Tiêu Ngọc Nữ rồi.

Văn Đế Đế cười đáp:
- Tiểu muội không dám, quí tính thư thư là gì?

Nữ lang đáp:
- Ngu Tỷ là Bạnh Từ.

Văn Đế Đế kinh hãi la lên:
- Thư thư là Linh Tiêu La Sát, đệ tử của Kim Quang Thần Ngưu ư?

Nữ lang thở dài đáp:
- Hai chữ La sát làm ta rất thê thảm. Vì hai chữ đó mà gia sư không cho ta tái xuất giang hồ.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Nếu vậy thì bọn tà môn bị chết dưới lưỡi kiếm của cô nương không phải ít?

Bạch Từ mỉm cười vẫy tay nói:
- Tiện thiếp vào trang đây.

Thiết Kỳ Sĩ thấy cô đi rồi liền hỏi Cao Thức:
Sư ca! Sư ca tìm thấy cái bí mật về cỗ quan tài nhỏ ở đâu?

Cao Thức đáp:
- Cỗ quan tài nhỏ này đã làm chết nhiều người rồi mà toàn là lão võ lâm. Ta định về núi để hỏi ân sư vụ đó. Ngươi tính sao?

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Bất tất phải thế. Trở về cũng uổng công, chắc sư phụ chẳng thể biết được những việc võ lâm trăm năm về sau. Còn việc trăm năm về trước thì qua rồi ai hỏi làm chi?

Cao Thức hỏi:
- Vậy chúng ta tự mình điều tra lấy hay sao?

Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:
- Bắt một tên hỏi khẩu cung thì biết ngay.

Cao Thức vội nói:
- Không được đâu. Ta đã bắt ba tên rồi thì chúng lọt vào tay thì không sống được nữa.

Thiết Kỳ Sĩ cả kinh hỏi:
- Bọn chúng có phương pháp cổ quái để tự sát chăng?

Cao Thức đáp:
- Đúng thế! Thậm chí chẳng điều tra được chút gì?

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Vậy chỉ có cách mỗi khi phát hiện đành theo dõi đến cùng chứ đừng bỏ dở.

Cao Thức gật đầu đáp:
- Lão nhị ngươi vào trang đi. Trong đó nhất định có người bị ngộ hại, Bạch cô nương chẳng có lòng nào mà điều tra tỉ mỉ. Ngươi khám xét tử thi nhưng đừng để mất nhiều thì giờ.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Sư ca! Tiểu đệ giới thiệu sư ca...

Cao Thức ngắt lời:
- Không cần, ta đã biết Văn cô nương rồi. Cô làm phiền cho ta rất nhiều.

Y vừa cười vừa nói:
- Nhưng những sự phiền phức đó ta lại muốn xảy ra.

Văn Đế Đế cười khanh khách hỏi:
- Đại ca! Những sự phiền phức này có nên đình chỉ hay không?

Cao Thức đáp:
- Không nên! Đó là kế hoạch của lão nhị. Càng nhiều chuyện rắc rối càng hay.

Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
- Sư ca! Sư ca vì tiểu đệ mà phải cực nhọc.

Cao Thức trầm giọng hỏi:
- Lão nhị nói chi kỳ vậy? Việc của lão đệ há chẳng phải là việc của ta?

Thiết Kỳ Sĩ cảm động đáp:
- Tiểu đệ biết tội rồi. Sư ca ơi! Sư ca vào trong đi.

Cao Thức chẳng có ý kiến gì lật đật vào trong.
Văn Đế Đế hỏi:
- Sĩ Kỳ! Tại sao Sĩ Kỳ lại giục đại ca vào trang?

Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Linh Tiêu La Sát và Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ không phải là một cặp hay sao? Để họ kề cận nhau luôn mới tốt.

Văn Đế Đế cười rộ nói:
- Sĩ Kỳ đúng là một tên tiểu hoạt đầu.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Thôi đừng thóa mạ ta nữa, mau đi coi họ đánh đấm, nhưng cần để ý một bên trong bọn họ, nếu có sự thất bại.

Văn Đế Đế cười nói:
- Hai đứa tuổi nhỏ mà người lớn xác đó thật ngốc. Sao chúng không coi bên này?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Chúng đánh nhau hăng quá rồi, Văn muội lại hàn gắn cho họ thành duyên thiên tác chi hợp.

Thiết Kỳ Sĩ đã điều tra rồi, trong tay chàng cầm một vật, và lớn tiếng hô Văn Đế Đế:
- Đế Đế! Mau tiến vào trang kêu Bạch thư và Cao sư ca ra đây!

Văn Đế Đế lập tức chạy vào trang. Còn Thiết Kỳ Sĩ quát hai tên cự đồng dừng tay. Chàng phải hết hơi mới thuyết phục được cự đồng.
Chẳng mấy chốc Bạch Từ cô nương và Cao Thức chạy ra, nhưng mặt Bạch Từ đầy nước mắt.

Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy hỏi ngay:
- Lệnh thân ngộ hại rồi ư?

Bạch Từ buồn rầu đáp:
- Tiện thiếp chạy về thì đã muộn mất rồi.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương coi vụ này ra làm sao?

Bạch Từ hỏi lại:
- Cỗ tiểu quan tài kia từ đâu mà ra?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tìm thấy ở trong mình người huynh đệ của lệnh thân.

Bạch Từ cả kinh nói:
- Thế ra tên lão tặc kia đã làm nội ứng.

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cái đó thì nhất định rồi! Bạch thư! Bạch thư hãy ở lại trong trang mấy bữa, bọn tại hạ phải đi đây.

Bạch Từ nói:
- Không! Trong trang chẳng có việc gì nữa. Tiện thiếp đi theo các vị. Nhất định phải điều tra cho ra hết bọn tà môn mà tiêu diệt đi.

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Như vậy cũng hay. Có điều chia làm hai tốp mà hành động.

Cao Thức hỏi:
- Phân chia cách nào?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tiểu đệ vẫn đi với Văn Đế Đế. Còn hai vị đồng bạn với nhau.

Cao Thức gật đầu hỏi:
- Lão nhị chuẩn bị điều tra cách nào?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Hễ gặp người khả nghi thì đừng rút mây động rừng. Chưa điều tra rõ ràng thì không hạ thủ. Tiểu đệ phỏng đoán đây là một phái tà môn rất lớn, cần tìm ra tên đại ma đầu đứng sau lưng chúng mới có thể trừ khử hết được.

Bạch Từ hỏi:
- Các vị đi về phương nào?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Chúng ta điều đi về phương bắc cả. Nhưng không theo chung một nẻo đường. Phải giữ phương hướng đường thay đổi thì lúc gặp việc mới có thể thông báo cho nhau được.

Cao Thức nói:
- Hay lắm! Các vị đi trước đi!

Thiết Kỳ Sĩ và Văn Đế Đế cáo biệt rồi theo đường lớn lên Hoài Âm. Khi trời sáng thì vừa tới Bảo Ứng thành. Bọn họ không lấy ngựa nữa có ngựa cũng bằng thừa.
Hai người vào thành Bảo Ứng ăn cơm sáng. Lúc chuẩn bị ra đi, Văn Đế Đế đột nhiên phát hiện một bóng người khả nghi thấp thoáng đi qua cửa quán. Cô khẽ bảo Thiết Kỳ Sĩ:
- Chúng ta hãy rượt theo cho lẹ.

Thiết Kỳ Sĩ biết là có điều khác lạ. Chàng vội trả tiền rồi chạy ra cửa quán hỏi:
- Văn muội thấy gì?

Văn Đế Đế đáp:
- Một lão già thái độ lạ lùng, tính khí nóng nảy. Dưới chân lão tỏ ra bản lĩnh rất cao thâm, vừa thoáng qua đây đi về phía đầu đường hướng bắc.

Thiết Kỳ Sĩ rảo bước chạy ra ngửng đầu lên nhìn quả thấy một lão già lần vào trong đám đông, chàng vội hỏi:
- Đế Đế! Muội có nhìn thấy không?

Văn Đế Đế gật đầu đáp:
- Rượt theo đi!

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Cứ thủng thẳng, hắn không thể thoát được.

Lão già lối ngoài sáu mươi tuổi, lão chạy thẳng ra ngoài thành. Khi tới ngoại ô đột nhiên lão tăng gia khinh công chạy nhanh hơn.
Thiết Kỳ Sĩ khẽ nói:
- Đế Đế! Chúng ta đi mé bên mà theo dõi. mình chạy sau có thể hắn cảnh giác.

Văn Đế Đế đáp:
- Bây giờ đông người qua lại chưa cần. Khi tới chỗ vắng sẽ liệu.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Đeo khăn bịt vào đi. Đừng để kiểu con bồng ngựa đuổi con ve sầu, lại có con sẻ vàng rình ở phía sau. Chúng ta chớ để người ta nhận ra mình.

Văn Đế Đế cười đáp:
- Kỳ ca đối với việc này đã cảm thấy việc che mặt là hữu dụng rồi.

Đuổi chừng ba bốn dặm, bỗng thấy lão xoay mình theo con đường nhỏ mà chạy.
Thiết Kỳ Sĩ vội hô:
- Tới lúc rồi đó!

Hai người nghiêng mình lướt đi, dời khỏi đường lớn lòn vào khu rừng.
Hai người theo dõi chừng hơn ba dặm, bỗng thấy lão già đứng trên khu đất cao ngoảnh nhìn bốn phía...

Thiết Kỳ Sĩ khẽ hỏi Văn Đế Đế:
- Văn muội coi lão làm gì?

Văn Đế Đế đáp:
- Dường như lão chờ ai.

Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Không phải đâu. Lát nữa có người lên tiếng, lão đang tìm kiếm địa phương.

Văn Đế Đế hỏi:
- Sao Kỳ ca biết?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cổ miếu! Văn muội xem thử phía có phải là một ngôi chùa không?

Văn Đế Đế đáp:
- Đừng tự cho mình là thông minh, hãy coi chừng lão biến mất.

Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Tiểu huynh chỉ ỷ vào thông minh để có cơm ăn.

Hai người vội chạy đến sau một ngôi chùa thì thấy đây là một ngôi tòa phế miếu. Bên trong có một cái giường cổ mà hiu quạnh phi thường, không một bóng người.
Thiết Kỳ Sĩ lắng tai nghe, đột nhiên nói:
- Vào trong ẩn mình đi.

Văn Đế Đế không nói gì, nhảy ngay vào, thấy trên điện chẳng có chút bụi bặm liền nghi ngờ hỏi:
- Nơi đây phải chỗ không người qua lại?

Thiết Kỳ Sĩ trỏ đống ngói ở phía sau đáp:
- Chỗ đó ẩn thân được, mà lại rất kín đáo. Nơi đây có người ở, nhưng bây giờ họ ra ngoài. Dưới hiên còn có than củi đó là chỗ họ nấu ăn.

Hai người vừa ẩn mình xong, bỗng nghe ngoài cửa chùa có tiếng hai người vọng vào.
Thiết Kỳ Sĩ dùng phép truyền âm nói:
- Lão già đó chắc vào trong miếu rồi.

Chớp mắt thấy hai lão tiến vào. Một lão đã gặp trước bỗng nghe lão kia thở dài nói:
- Ngày trước đi lầm một bước đường. Thật là lỡ bước gây nên mối hận ngàn thu. Vương huynh chúng ta khó lòng trốn thoát được.

Lão già mà hai người này đã thấy trước tức lão họ Vương hoảng hốt hỏi:
- Trịnh huynh đến đây đã bao lâu mới thông báo cho Vương mỗ. Bây giờ làm thế nào?

Lão họ Trịnh đáp:
- Chỉ mong đừng gặp hắc quan lệnh thì còn tạm sống được.

Văn Đế Đế thấy hai lão già ở trên điện thở ngắn than dài, sắc mặt buồn rầu, trong lòng ái ngại, liền dùng phép truyền âm bảo Kỳ Sĩ:
- Kỳ ca! Bọn lão cũng là người bị bức bách. Kỳ ca nên ra hội diện bảo họ đừng sợ.

Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu dùng phép truyền âm đáp:
- Bọn họ tin mình thế nào được? Đừng ra là hơn, mình xuất hiện càng khiến họ hoài nghi. Ta muốn chờ sự tình phát triển. Văn muội sẽ được coi màn kịch vui nhộn. Ta đã nghe thấy động tĩnh rồi.

Văn Đế Đế kinh hãi dùng phép truyền âm nói:
- Hắc quan lệnh của tà môn làm sao mà linh thông đến thế? Đã ẩn vào đây họ cũng tìm ra được.

Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Chưa chắc đã đúng thế. Chỉ biết có người sắp tới.

Một lúc sau bỗng ngoài cửa có người hỏi:
- Trong đó có ai không?

Nghe thanh âm cũng là một lão già.
Trong miếu, hai lão nghe tiếng kinh hãi rồi thở phào một cái hỏi:
- Vu hóa giao!

Bọn họ cũng lớn tiếng:
- Mời Vu huynh vào đây.
Phụng Hoàng Thần
Bài thơ giới thiệu
Phi Lộ
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118