watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đứa con của đất-Chương 11 - tác giả Anh Đức Anh Đức

Anh Đức

Chương 11

Tác giả: Anh Đức

T hấm thoát mà tôi về ở đợ chăn bò cho nhà Bảy Vàng đã được ba năm. Lúc tôi theo Bảy Vàng về Xà-bang là hồi cuối năm năm một ngàn chín trăm năm mươi chín, tới bây giờ đã bước sang năm sáu mươi ba. Ngày rời Phước- kiển, tôi tính đâu chỉ về ở đây chừng năm bảy bữa. Không dè số phận đẩy đưa buộc tôi phải ở đây lâu như vậy. Mới mười sáu tuổi, nhưng tôi dềnh dàng cao lớn. Cặp chân tôi hồi đó vốn đã cao giờ lại càng cao hơn. Mắt tôi hồi đó đã xếch giờ lại càng xếch hơn. Mấy năm chăn bò làm cho nước da tôi đen sậm. Tóc tôi hớt cua, luôn chĩa dựng ngọn ra phía trước. Tôi quen đi thì đi mau, bước chân như sải. Mỗi bữa cơm tôi có thể ăn tám chén cơm đầy.



Về khoản này, Bảy Vàng không keo kiệt như mụ vợ. Nhưng tôi cứ thấy đói bụng luôn luôn. Hôm nào tôi cũng ghé vô xóm kiếm thêm chén cơm nguội, vài củ mì luộc. Bà con trong xóm thương tôi, cho tôi cả thuốc rê để hút. Tôi sanh tật hút thuốc dữ là từ dạo ở đây.



Bây giờ thì ở khắp Xà-bang, Ngãi-giao này ai ai cũng biết tôi. Bà con làm ruộng và cạo mủ cao su thì biết rõ tình cảnh mồ côi, khổ cực của tôi. Tụi chủ sở thì biết tôi lì lợm, sẵn sàng cho bò húc phá vườn cao su non của chúng nếu chúng hiếp đáp tôi. Đã nhiều lần xảy ra việc đó nên chúng nể sợ tôi tới cái mức phải gọi tôi bằng ông, ông cả Quyết. Chính tôi đã đặt ra cái điều kiện ấy, tôi hăm nếu không gọi tôi bằng ông cả thì chẳng những tôi phá những lô cao su non mà tôi còn khắc đứt nhượng bò của sở. Không phải là tự dưng tôi làm ra sự căng thẳng với chúng, mà đầu tiên tại chúng gây chuyện với tôi, cho cả năm bảy tên Chà 1 gác-dan cao lớn vô dọa nạt bắt tôi phải rời bỏ những bãi cỏ tốt để bò của sở ăn.



Tôi bị dồn ép ở hai phía, phía Bảy Vàng và phía những tên chủ sở. Lẽ dĩ nhiên tôi không thể để bò Bảy Vàng bị đói, vì tôi lãnh chăn đàn bò ấy, thay cho ông Cổ.



Ông Cổ thì đã đi rồi. Ông già Châu-ro đó rời nhà Bảy Vàng về sóc Chùm-đuông đã được gần một năm nay.



Ông Cổ mà đi được cũng là nhờ tôi. Có tôi đứng ra lãnh đàn bò, Bảy Vàng không giữ ông ở lại nữa. Tôi còn đặt ra điều kiện đòi Bảy Vàng phải đối xử đàng hoàng với ông Cổ trước khi ông Cổ về sóc, ví dụ như phải cho thêm áo quần, chở đi khám bệnh và mua thuốc cho ông. Bảy Vàng cười rè, nói với tôi: "Mầy đúng là thằng con nít, ông Hai ổng ăn ở với tao năm sáu chục năm, bộ tao không biết đối xử với ô khiến tới mầy!". Tôi làm thinh không nói gì, nhưng thừa rõ bụng dạ Bảy Vàng.



Hắn biết ông Cổ gần chết rồi, cho về còn hơn giữ lại nuôi tốn cơm gạo của hắn. Phần tôi, tôi cũng nghĩ ông Cổ chắc không còn sống được bao lâu, tôi muốn ông thực hiện được cái ao ước trở về sóc trước khi nhắm mắt (vì ông nói với tôi rất đỗi tha thiết) nên tôi không do dự gì nữa. Sở dĩ tôi chịu ở lại chăn bò cho Bảy Vàng là vì nghĩ thương ông Cổ. Tôi coi như là mình thí thân mình đi. Đã thí thân mình thì phải lo ông già cho trót. Tôi chờ đợi xem, nếu Bảy Vàng không lo cho ông Cổ đàng hoàng, tức khắc tôi sẽ bãi bỏ lời ưng chịu coi bò cho hắn.



Chẳng biết có phải do tôi nhắc nhở hay không mà độ mười hôm trước ngày ông Cổ đi, Bảy Vàng đối xử với ông rất tử tế. Hắn cho chở ông đi khám bệnh, mua thuốc. Rồi đến sát hôm ông Cổ về, hắn bày hẳn hoi một cuộc tiễn. Hẳn tỏ vẻ cảm động, gặp ai hắn cũng nói: "Mai này ông Hai ở nhà tôi trở về sóc, tụi tôi làm tiệc đưa ông về đây!". Làm như mình đã có chủ định từ trước và tỏ ra mình ăn ở có hậu, lúc nào trong lời nói hắn đều làm ra vẻ như việc cho ông Cổ về còn có cái ý nghĩa chi rất thiêng liêng nữa. Mụ Bảy Vàng vốn keo kiệt như vậy chớ cũng nghe lời chồng, may cho ông Cổ một bộ bà ba đen mới và đưa cho ông hai trăm đồng bạc.



Tôi lấy làm vui sướng thấy mình đã hết sức cố gắng giúp đỡ ông Cổ kéo dài cuộc sống thêm một năm trước lúc ông về sóc. Ngày nào đi chăn bò, tôi cũng đều tầm kiếm hái lá thuốc dòi, hì hục giã ra, vắt lấy nước cho ông Cổ uống. Lần nào vắt nước thuốc dòi, tôi cũng nhớ tới con Biếc con Thắm, nóng lòng muốn rõ hai đứa hiện có còn ở Phước-kiển hay lưu lạc về đâu. ông Cổ nhờ uống cái thứ nước lá nhơn nhớt này mà bớt ho, người khỏe ra. Tôi mừng lắm, càng hăng hái bẻ về cho ông uống.



Buổi sáng ông Cổ đi về sóc, ông ôm tôi, xuống nước mắt ròng ròng. Sáng ấy nhơn lùa bò cho ăn tôi đưa ông đi một quãng khá xa. Lúc chia tay tôi nơi bìa trảng ông Cổ hẹn có dịp sẽ ra thăm tôi. Ông già vui mừng vì sắp được trở lại nơi buôn sóc, nhưng cũng rất buồn vì xa tôi. Chừng như điều ông áy náy nhất là một năm qua, giữa lúc ông đau bệnh lẻ loi thì tôi ở lại cùng ông, còn nay ông ra đi mà không ở lại được với tôi.



Mấy bữa đầu vắng ông Cổ trong gian nhà kho nửa trống nửa hở, tôi buồn thiệt. Sáng sớm tôi phải dậy nấu cơm ăn lấy. Chiều về, không có ông Cổ, tôi không còn thấy khói lên nơi chuồng trại nữa, và tôi luôn luôn phải gầy đống un bò trong cảnh nhập nhoạng, rồi mới về lo nấu cơm ăn thì bụng đã đói ngấu.



Nhưng rồi tôi cũng quen dần đi. Từ khi không có ông Cổ đêm nào tôi cũng ra xóm chơi với bà con tới khuya mới về. Tôi được bà con nói cho biết thêm về Bảy Vàng, nói hắn gian xảo khôn lường. Bà con lo lắng vì sắp bị quây lại trong ấp chiến lược, mà kẻ sửa soạn chở giây thép gai về rào ấp chính là Bảy Vàng. Ít hôm sau, tôi thấy bà con nói đúng. Bảy Vàng suốt ngày bận rộn đôn đốc chở vô số những cuộn dây thép gai từ đâu về, chất đống đầy sân. Công việc của Bảy Vàng làm tới đâu, những sĩ quan lính tráng tề ấp nào lui tới nhà Bảy Vàng tôi đều báo tin cho bà con biết. Điều đó làm cho Bảy Vàng đoán ra và không được vừa ý, hắn không muốn tôi lui tới với bà con ngoài xóm nữa.


Một đêm, tôi sắp đi ra xóm chơi, thì Bảy Vàng gọi tôi lại nghiêm giọng nói:



- Từ rầy, tối tối mày nên đi ngủ sớm chớ đừng ra ngoài xóm nữa!



Thấy hắn bắt đầu làm khó, tôi nói:



- Tôi đi chơi một chút rồi về, có sao?



- Mày không nên ra ngoài, ở ngoài lộn xộn lắm!



Ngược với lời hắn nói, tôi nhận thấy bà con ở ngoài xóm không có lộn xộn gì hết, có tụi hắn lộn xộn rục rịch xây ấp chiến lược rào rấp bà con thì có. Tôi đáp lại:



- Tôi ra ngoài chơi đâu thấy lộn xộn gì. Tôi đi chơi chớ ăn nhập gì, miễn là tôi cho bò ông ăn no đủ thì thôi chớ!



Tôi đã tức mình, nên gọi hắn bằng "ông" chớ không gọi cậu Bảy. Có lẽ cái tiếng "ông" nó chỏi vô lỗ tai Bảy Vàng, nên hắn quát:



- Nhưng mà tao cấm không cho mày ra xóm, nghe chưa?



- Sao ông cấm tôi được, tôi cứ đi!



Tôi mới dứt câu, Bảy Vàng đã nhảy tới cung tay thoi vô mặt tôi. Không chậm trễ, tôi gạt mạnh, hất Bảy Vàng té ngồi xuống đất. Hắn trở dậy, chụp thanh cây gài cửa dựng nơi vách. Tôi thấy hắn làm dữ, liền chạy vô góc nhà xách cây búa bổ củi vung lên:



- Đánh tao hả, đánh tao là tao đập đầu mầy cho mầy đi theo anh của mày luôn!



Bảy Vàng không dè tôi làm dữ lại tới mức đó, hắn hoảng sợ vùng chạy nhào ra sân. Vợ hắn tưởng tôi đã chém hắn, ở trên nhà lạch bạch chạy xuống bươi bươi tay trong không khí, la bài hải:



- Trời đất ơi, bớ làng xóm ơi, thằng Quyết nó giết chồng tôi!



Nghe mụ la om xòm, tôi xách búa bước sải ra:



- Tao chưa chém đâu, mày la thì thì nhơn tiện tao chém cho chết đủ cặp!



Vợ chồng Bảy Vàng tưởng tôi làm thiệt, cả hai chạy riết lên nhà. Tôi nghĩ mình đã cực khổ làm mọi cho vợ chồng nó đôi ba năm nay mà nó còn ngăn cấm tính giam lỏng mình thì phải trị cho nó bỏ luôn, liền xách búa bươn theo. Tôi cầm búa dơ lên giữa nhà:



- Từ rầy còn bức hiếp tôi là tôi chém. Tôi ở đây coi bò chớ đâu phải ở tù mà cấm cản không cho tôi đi lại?



Bảy Vàng lúc này đã hơi trấn tĩnh. Hắn xuống nước:



- Quyết ơi, tao chỉ mới nói vậy mà mày làm dữ với tao làm chi. Đó là lo cho mày tao mới nói. Bởi lóng rày ngoài xóm thiếu an ninh, nên tao mới khuyên mày đừng ra đó!



- Thôi đi, kệ tôi ... Từ rày tôi đi, ông mà cản đảng thì coi chừng tôi!



Bảy Vàng cười nhạt:



- Được rồi, mày đi đâu đó thì đi, có chết ráng chịu tao không thèm cản nữa đâu!



Tôi không nói nữa, xách búa bước ra. Từ đó trở đi, đêm đêm tôi lại ra xóm chơi như cũ.



Bà con ở Xà-bang thương tôi, cho tôi ăn uống, cho thuốc hút, và đôi khi còn cho tôi tiền xài nữa. Bà con thương tôi và thấy tôi mồ côi đi ở đợ đã đành, nhưng còn vì tôi thường giúp đỡ bà con nhiều việc. Thấy nhà nào thiếu củi chụm, tôi bắt bò Bảy Vàng đóng vào xe của chủ sở thường bỏ trong lô cao su, một ngày đôi ba lượt đi chở củi cao su về cho bà con. Người của sở có lần gặp, hỏi tôi:



- Sao mày dám lấy xe của sở đi chở củi? Tôi



- Mấy bác cu-ly tối ngày phải lo cạo mủ cho mấy ông nên không rảnh đi kiếm củi chụm, tôi mượn xe chở tạm cho cô bác xài!



Người của sở bỏ đi luôn không dám nói gì, bởi họ biết nếu trành tròn cự nự tôi thì tôi phá. Tôi chỉ cần lùa bò dẫm nát chừng vài trăm cây cao su non là họ còn bị lỗ lã hơn nhiều. Bọn chủ sở không dám động tới tôi vì họ kiêng Bảy Vàng. Tại sao họ lại kiêng Bảy Vàng, điều đó dần dần tôi mới vỡ lẽ, là vì Bảy Vàng thân thế với chánh quyền đâu trên tỉnh trên quận và có vây cánh với bọn sĩ quan từ biệt động quân cho tới biệt kích. ở trong xóm, cô bác cũng có nhà có nuôi bò, nhưng yếu thế không giành được cỏ với bò của tụi chủ sở. Tôi đứng ra sắp đặt cho cô bác có chỗ cỏ tốt, đố có đứa nào dám trành tròn hoạnh họe. Tụi chủ sở chủ bò ở Xà-bang đã từng kiếm cách đánh đuổi tôi ra khỏi các bãi cỏ tốt (Chúng gọi tôi là thằng chân sếu, thằng mắt xếch) bằng cách kiếm về những đứa chăn bò du côn anh chị bự để trừng trị tôi.



Nhưng tất cả những đứa đó đều bị tôi đánh chạy hết.



Có lần tôi bắt một thằng đem treo lên cành cây cao su, đến nỗi chủ sở phải năn nỉ tôi mới tha. Hồi năm ngoái, tụi chủ sở lại tìm một cách khác để trị tôi. Chúng liên kết tất cả những đứa chăn bò ở các sở lại với nhau định đánh tôi một trận. Biết được chuyện ấy, thay vì báo với Bảy Vàng, tôi đi gom hết tụi trẻ chăn bò con cái của bà con nghèo ở Xà-bang, lập thành hơn một tiểu đội, sẵn sàng nghinh chiến. Tụi con nít rách rưới trên thị trấn xuống đây bán cà rem cũng theo về phía chúng tôi. Mấy đứa nó tự nguyện bỏ hẳn tiền lời bán cà rem trong một ngày để mua giây thun, sắm cho mỗi đứa một cái nạng giàng thun. Chúng tôi tính trước khi xáp trận, chúng tôi sẽ phát mỗi đứa một cái nạng giàng thun mà bắn từ xa và bắn rượt khi kẻ địch bỏ chạy.



Sáng ngày xảy ra cuộc đụng độ, tôi lùa bò ra bãi rất sớm. Tụi nhỏ bán cà rem trên chợ vừa đạp xe xuống tới, tôi liền bảo giao hết những bình cà rem để tôi đưa vô xóm nhờ cô bác bán dùm. Tôi nói tụi nó khỏi lo, tàn trận tôi đi thâu tiền cà rem về giao lại không thiếu một cắc. Tôi phân những đứa bán cà rem này làm đội hậu bi, bí mật núp ở bìa rừng, cầm sẵn mỗi đứa một cây roi sầm. Chừng nào đánh nhau ác liệt mà nghe tôi hú lên, thì tụi nó cứ vác roi nhào ra.



Tôi nói đánh kiểu đó thì kẻ địch đuối liền, vì ngay khi ấy chúng cũng đã gần hụt hơi, bị đánh bồi thế nào cũng th



Trận giao chiến cánh chúng tôi với dám du côn do bọn con cái chủ sở cầm đầu đã diễn ra ác liệt, nhưng kết thúc nhanh chóng. Cánh tôi đã đánh tan bọn nó trên trảng rồi còn rượt theo ra tới lộ đá. Tôi bắt được hai đứa con chủ sở với một đứa chăn bò. Tôi thả thằng chăn bò nhưng bắt hai thằng con chủ sở, đòi chủ sở phải nộp năm trăm đồng mới thả con nó về. Chúng tôi mua gà vịt ăn mừng thắng trận bằng số tiền đó. Gà vịt đều đem bọc đất sét rồi đốt rơm nướng chín mà ăn với muối ớt.



Trận này, bọn chủ sở thất bại cay đắng, cô bác Xà-bang hết sức khoái trá, còn tôi thì bỗng trở thành như một ông tướng. Mãi tới nay, bà con vẫn nhắc tới trận đó như là nhắc tới một chiến thắng của vụ tranh chấp cỏ bò lớn nhất ở Xà-bang. Sau vụ này, tôi càng được bà con thương mến. Tôi vô xóm như vô nhà mình, tới đâu cũng có cơm ăn. Cái tên Quyết giò là do bà con đặt cho tôi từ dạo ấy.



Nhưng cũng có bà con bảo rằng tôi còn nhỏ mà hung hãn và liều mạng. Quả thiệt tôi có liều mạng, chớ hung hãn thì không phải với bất cứ ai. Trong vòng mấy năm nay, tôi thường nghiệm thấy đối với những kẻ như Biện Tư, như thằng Hoành, như Bảy Vàng hay tụi chủ sở, hễ mình càng nhịn thì càng bị chúng lấn tới. Hơn nữa, sao trong đầu tôi, cứ lởn vởn nghĩ rằng hình như đám người loại đó xa gần đều có dính dáng tới cái chết của ba má tôi, cái chết của ba má em Biếc. ít nhiều gì hạng người này cũng đã làm cho đời chúng tôi lăn lóc, khổ cực. Tôi cứ ngó thấy lại cái cảnh tụi thằng Hoành lấy dao đâm xỉa lên lưng chú Chín Khẩn, chị Tư Đạm, anh Sáu.



Tôi không thể quên thằng Hoành đá đạp, lấy lưỡi hái quấu vô mặt tôi. Còn ông Cổ, ông già Châu-ro, sù sụ ho mãi suốt trong những đêm thâu ấy nữa. Để cho ông được trở về buôn sóc, tôi đã đánh đổi, đã tự giam đời mình lại đây. Nhưng đã vậy rồi thì thử hỏi tôi còn phải nhịn nhục tới bước nào nữa. Không, tôi không nhịn nhục nữa, mặc dù do đó mà tôi có thể chết.



Gần đây, tôi đã lớn lên. Trái tim tôi phân rõ làm đôi, nửa bên ghét nửa bên thương. Con mắt tôi ngó nhìn cũng vậy. Ví dụ ở tại Xà-bang này, ranh giới đó vạch ra từ nhà trại Bảy Vàng đổ lên các ngôi biệt thự của chủ sở, đồn bót, tách bạch hẳn khỏi xóm nhà lợp tôn, nhà vách đất của cô bác làm ruộng và cạo mủ ở xóm trên, tức là xóm từ nhà Bảy Vàng đổ lên, đi tới đâu tôi cũng phát ghét. Còn ở xóm dưới, tức là xóm nhà của cô bác, đi tới đâu tôi cũng thấy dễ chịu.


Mới vác búa rượt vợ chồng Bảy Vàng đó, lát sau vô xóm, lũ con nít trong xóm cười giỡn vui vẻ vây quanh tôi. Hễ tôi đi tới đâu cả đám trẻ lau nhau í ới kéo theo. Ban ngày, tôi thường cho tụi nó cỡi bò, bẻ sim chín cho ăn, cõng đi tắm. Ra giêng tới mùa gặt, đêm nào tôi cũng ở trong xóm rất khuya, phụ giúp nhà nầy nhà nọ đập lúa có đêm tới gà gáy hiệp nhứt mới về nhà Bảy Vàng ngủ.



Ông Cổ đi rồi cái gian xép nhà kho thiệt vắng quạnh. Hầu như tôi chỉ ở đó ban đêm. Từ bữa Bảy Vàng bị tôi xách búa rượt chạy, hắn hết dám ngăn cản tôi. Tôi tự do đi, tới khuya vừa thả rễu về vừa hát nghêu ngao.



Nhưng hắn rất tức tôi. Thấy tôi càng gắn bó với cô bác ở Xà-bang bao nhiêu, Bảy Vàng càng thêm khó chịu. Theo hắn thì sở dĩ gần đây tánh nết tôi trở nên khó bảo và dám hành hung hắn chính là vì tôi thường la cà vô xóm. Có lần tôi nghe vợ chồng Bảy Vàng nói lén về tôi. Mụ vợ bảo:



- Cái thằng quỷ nhỏ đó lóng rày thiệt hết sức, cứ như chuồn chuồn đớp nước. Hễ ngó thấy mình là mặt nó cứ nghinh nghinh ...



Bảy Vàng nói:



- Thì tụi trong xóm xúi giục nó chớ ai? Mẹ, nhiều khi tôi muốn đuổi nó đi cho rảnh!



- Đuổi nó rồi lấy ai coi bò?



Bao giờ vợ Bảy Vàng cũng nghĩ tới bầy bò của mụ. Tôi thì nghĩ có đuổi, tôi cũng không cần. Biết mấy phen tôi đã tính bỏ trốn chớ có muốn ở đây đâu. Song tôi cũng biết Bảy Vàng bực mình hăm đuổi tôi, chớ thiệt ra hắn phải nhận là không có ai coi bò của hắn tốt bằng tôi. Tuy lắm lúc tôi làm hắn khó chịu, nhưng từ ngày có tôi bò hắn lúc nào cũng no, con nào cũng mập.



Tôi còn biết hắn thường rình ngó bò, đếm bò qua một khe cổng hở. Làm gì mà hắn không thấy trên bảy mươi con bò mập mạp sáng đi chiều về, con nào con nấy bỏ bước đều trân, móng chân sau luôn độp ngay dấu móng chân trước. Ba năm nay, Bảy Vàng không còn vớ bở được bò ăn cướp ở các sóc Châu-ro nữa, vì các buôn sóc đánh lại quân ngụy rất dữ làm cho chúng ít khi dám léo hánh tới. Với vốn bò cũ, Bảy Vàng không bán, để nuôi cho bò sanh sản. Cái gốc vốn ấy là của ăn cướp.



Nhưng sự làm ăn bất lương của Bảy Vàng bây giờ không phải chỉ ở các khoản bò. Có một công cuộc làm ăn khác, chường mặt độc ác hơn, mau giàu hơn. ấy là công việc hắn lãnh thầu chở giây thép gai để rào xóm làng thành ấp chiến lược. Ngày ngày hắn tới lui bận bịu từ xã lên quận. Những giây thép gai úc- đại-lợi do hắn đốc thúc chở về chất đống ở nhà công sở hội đồng hương chính xã ngày càng cao như núi.




--------------------------------

1 Người Ấn Độ.
Đứa con của đất
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36