watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Trung Quốc xấu xí-Ba câu nói - tác giả Bá Dương Bá Dương

Bá Dương

Ba câu nói

Tác giả: Bá Dương

Cái lúng túng lớn nhất của người Trung Quốc khi mới đến Mỹ là gặp quá nhiều loại lễ nghi phức tạp của người Mỹ. Ngoài đường nhỡ vô tình chạm vai vào một người khác, dù chạm thật nhẹ cơ hồ như không chắc có chạm không, là người kia đều nói: " Xin lỗi! " Nếu như đụng thật, da thịt đôi bên đều cảm thấy, thì cái câu xin lỗi ấy sẽ rất là ai oán. Còn nếu đụng mạnh vào nhau một cái rầm thì cái câu xin lỗi này sẽ trở thành liên hồi, liên thanh khó mà chống đỡ được.
Tại Trung Quốc nếu hai người đụng nhau trên đường thì lại hoàn toàn khác. Phản ứng của đôi bên sẽ nhanh như chớp, mắt long lên, trợn trừng nhìn nhau như sắp biểu diễn một màn nhẩy cao. Câu đầu tiên dùng để nói với nhau sẽ là kiểu : " Mắt mù à? " Đối thủ cũng lập tức nhảy cỡn lên phản công: " ái dà! Ai mà cố ý! Đi đụng vào người ta mà lại còn không biết điều! " Người kia lại gân cổ to tiếng hơn: " Đụng vào người ta mà lại còn già mồm, không biết được giáo dục kiểu gì ? " Đối thủ mồm cũng không kém: " Đụng vào thì đã chết chưa? Chắc muốn người ta quỳ xuống lậy mình chắc ? Bảo người ta đụng mình à? Thế mình lại không đụng vào người khác đấy ? Chính mình đi đụng vào người ta mà lại còn muốn đổ vấy cho người ! ". Sự tình đến đây, người có vẻ yếu thế hơn sẽ bỏ đi, mồm lẩm bẩm chửi rủa, trong khi đó cái người có vẻ cứng mạnh hơn dơ chân múa tay, giọng điệu đe dọa khiến cho cả đám đông kéo nhau đến như thể sắp xem một đám đánh lộn.
Nếu độc giả chú ý, từ lúc đụng nhau cho đến lúc rã đám, chúng ta không hề nghe được một câu " xin lỗi ". Cái môn " đến chết cũng không nhận lỗi" rất tinh thông này của người Trung Quốc biểu hiện khá đầy đủ trong cái chuyện va vào nhau trên đường. Người Trung Quốc đã mất khả năng nói " xin lỗi ! ". Họ đều giống như những hỏa tiễn phun lửa, chỉ có cái dũng khí dựa trên sức lực để hơn thua với nhau mà thôi.
Một trong những đặc trưng của văn minh Tây phương là thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của người khác, cho nên họ luôn luôn để ý, cẩn thận trong việc biểu lộ sự tôn trọng đó. Người ta dẫm lên chân mình, cố nhiên " Xin lỗi ! ". Thực ra chưa dẫm mà chỉ suýt dẫm lên thôi, cũng " Xin lỗi! ". Ho một tiếng, cố nhiên là " Xin lỗi! ". Hắt xì hơi một tiếng nhỏ cũng " Xin lỗi! ". Đang lúc nói chuyện mà cần đi tiểu tiện, cố nhiên " Xin lỗi! ". Đang ngồi ăn mà nhà bếp bị cháy phải đi dập lửa, cũng " Xin lỗi ! "
Du khách vẫn thường thấy cảnh khi anh đang loay hoay chụp ảnh, có người vô ý đi vào giữa, cũng vội vàng " Xin lỗi ! ". Hầu như tất cả những người Tây phương khi họ thấy anh dơ máy ảnh lên đều dừng bước lại ngay, đứng cười, và chờ anh chụp ảnh xong mới tiếp tục đi. Nếu người chụp ảnh là đồng bào Trung Quốc, họ sẽ chẳng có phản ứng gì khi anh tránh chỗ cho họ chụp. Nhưng nếu người chụp ảnh là người Tây phương mà anh làm như vậy thì họ nếu không nói " xin lỗi " thì cũng " cảm ơn ông nhiều ".
" Cảm ơn " và " Xin lỗi " đối với tôi rất đáng sợ. Cả hai thứ cùng ghê gớm như nhau. ở trên thế giới này không hiểu sao người ta lại có thể lãng phí nước bọt cho hai cái câu này nhiều đến như thế. Tôi vốn là người tinh thông thập bát ban võ nghệ, tưởng có thể tránh thoát được sự bao vây của hai cái câu này khi đến Mỹ, nhưng không ngờ lại khó đến thế. Tôi càng cố tránh thì họ lại càng nói " cảm ơn ông ".
Anh chờ cho họ chụp ảnh xong mới đi qua, họ cố nhiên " cảm ơn " anh. Lúc đi mua đồ, đưa tay lấy hàng họ cũng nói " cảm ơn " với người bán hàng. Tại Trung Quốc, một khách hàng chẳng bao giờ nói cảm ơn đã đành, nhưng nếu người bán hàng mà nói cảm ơn chắc cái trần nhà thể nào cũng phải sập vì cảm động.
Đến ngân hàng Mỹ rút tiền, các bà ngồi két đưa tiền cho anh cũng cảm ơn. (Anh cứ thử cái việc này ở các ngân hàng của chúng ta xem, chắc chắn anh sẽ lập tức tương tư Tây phương ngay). Nếu anh vượt quá tốc độ hoặc rẽ ở chỗ cấm rẽ, cảnh sát đưa giấy phạt cho anh lại cũng nói cảm ơn. Một người bạn tôi, ông Chu Quang Khải, chở tôi đi đỗ xe ; đến cổng một bãi đậu xe phải trả tiền, lúc cầm vé ông cũng lại " cảm ơn ". Tôi thắc mắc : " Này, sao anh đã trả tiền đàng hoàng chứ ông ta có để cho anh đậu không mất tiền đâu mà lại còn phải cảm ơn ? " Anh ta nghĩ một lúc lâu rồi cũng không hiểu lý do tại sao. Nhưng đến lần thứ hai anh lại cũng vẫn " cảm ơn ông " làm tôi tức muốn chết.
Nhưng cái " cảm ơn ông " sâu đậm nhất đối với một người già đầu như tôi vẫn là trường hợp của cái cửa tự động. Lúc đi qua cái thứ cửa có lò xo tự động này tôi thường cứ buông tay cho nó tự đóng lại. Sau khi đến Mỹ, đương nhiên vẫn cứ làm như vậy. Bạn bè nhiều lần khuyên can :
" ở đây là cái nước man rợ, anh đừng đem thứ văn hóa truyền thống 5.000 năm qua đây nhé. Khi nào đi qua cửa anh nhớ nhìn xem đằng sau có ai không trước khi từ từ buông cửa ra ".
Buồn cười thật, tôi qua Mỹ để du lịch chứ có phải để làm thằng gác cửa cho người khác đâu. Tôi đã từng đi qua nhiều cửa tự động hơn anh ta tưởng, cần gì để cho anh ta phải dậy tôi như vậy. Nhưng rồi tới một ngày, tôi đã hiểu cái chuyện anh muốn nói đó.
Lần ấy, sau khi đi qua cửa tôi đã buông cái cánh cửa có lò xo mạnh ấy cho nó tung ra như tôi vẫn thường làm. Sau lưng tôi bỗng có một tiếng kêu lớn của một ông già da trắng. Bạn tôi và tôi bấn cả người lên cơ hồ muốn quỳ xuống mà xin tha lỗi (Thực ra tôi muốn tìm đường rút lui một cách êm thắm, nhưng những người nghe tiếng kêu vội đến cứu ông già nhiều quá làm tôi không chuồn được).
Cũng thật may là cánh cửa đập không làm chấn thương gì đầu óc ông cụ cả. Ông cụ nhìn mặt mũi và cách ăn mặc của chúng tôi, chắc đoán rằng đây là những nhân vật quan trọng của cái bộ lạc ăn thịt người ở Tân Ghi-nê, nên cũng chẳng thèm lý đến nữa.
Sau chuyện này người bạn mới bảo tôi : " Dù anh có chưa bao giờ anh ăn thịt lợn thì cũng phải xem qua cách lợn chạy, cứ bắt chước người Tây phương mà làm, đó là con đường yêu nước chân chính đấy ! "
Trời ơi ! thì ra người Tây phương mỗi khi đi qua cửa đều dừng chân giữ cửa, chờ cho những khách đi sau nối đuôi nhau đi vào trước mình. Hoặc ít nhất thì cũng quay lại giữ cửa cho đến khi người đi sau tiếp được cửa rồi, mới từ từ bỏ tay ra.
Đúng là đi một đàng học một sàng khôn. Bây giờ cái việc giữ cửa này tôi đã thuộc như cháo. Và từ đấy trở đi tôi liên tục nghe được từ cửa miệng những ông già, bà già Mỹ cái câu " cảm ơn ông " sướng cả lỗ tai.
Lúc quay lại Đài Loan tôi vẫn quen thói " tôn sùng " Tây phương này. Nhưng chỉ được ba hôm thì lại vẫn chứng nào tật nấy. Mà cái đó không phải vì ý chí của tôi yếu đuối, nhưng vì mỗi lần dừng lại cung kính giữ cửa, thì cái ông bạn da vàng ở đằng sau nhìn tôi như thể mồm anh ta đang ngậm cứt khô, không thể nào nghe được một thanh âm gì giống như tiếng " cảm ơn " từ nó cả. Tôi bèn cứ thả cho cửa nó tung ra như thói quen cũ, mặc kệ mẹ cho nó đập vào mặt ai thì vào, có đập chết cũng được !
Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người Trung Quốc ra cái câu " cảm ơn ông " e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được.
Thật ra cái câu " cảm ơn " và cái câu " xin lỗi " của người Mỹ cũng giống nhau. Chúng đã trở thành một bộ phận của đời sống dân chủ, từ đứa bé vừa học nói, mẹ nó chùi đít cho nó, nó cũng biết nói cảm ơn. Cái đó làm cho nó hơi có khuynh hướng " lạm phát ".
Các người chắc đã từng xem cảnh ăn cướp nhà băng ở Mỹ. Một người vạm vỡ, tay cầm súng lục, bắt người đàn bà ngồi ở quầy nhét đầy tiền vào trong bị rồi ngả mũ chào: " Cảm ơn bà! " Sau đó mới rút lui. Theo tôi, thà cứ lạm phát như thế này vẫn còn hơn là bị cứt khô làm tắc họng mà chết.
Điều cần phải nói rõ hơn tý nữa về " xin lỗi " và " cảm ơn " là lúc nào chúng cũng đi liền với một nụ cười, và có thể dẫn đến một câu như kiểu : " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? "
Tôi là một người ngần này tuổi đầu, sinh ra ở lục địa, hiện sống ở Đài Loan, từ thâm sơn cùng cốc đến chốn thị thành, từ thôn làng đến đại học Tây phương, từ tiếng đọc ê a cho đến thanh âm như sấm động, tiếng " xin lỗi " và " cảm ơn " dù hiếm hoi như lông phượng, sừng lân nhưng tôi cũng đã từng nghe qua. Chỉ có câu " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? " là chưa bao giờ tôi được nghe từ một lỗ mồm người Trung Quốc nào cả. ở Mỹ, những ngày bình thường chúng tôi được bạn bè đánh xe đưa đón, oai phong lẫm liệt vênh vênh váo váo. Nhưng có một lần tôi và vợ tôi ngồi tầu điện ngầm đi từ khu sang trọng Tân Oa-xinh-tơn tới Xpơ-ring-phiu ( Springfield ). Xpơ-ring-phiu là bến tầu điện cuối, từ đó chúng tôi phải lấy tắc-xi đi đến nhà người bạn mời chúng tôi ăn cơm.
ở Mỹ, lượng xe tắc-xi nếu so sánh với tiền ở trong túi tôi lúc đó chắc còn ít hơn nữa. Chúng tôi thấy mặt trời sắp lặn, vội vàng đôn đáo chạy đông chạy tây như hai con chó lạc nhà. Một người Mỹ trẻ nhìn thấy chúng tôi cuống quýt mới đến trước mặt hỏi han: " Tôi có thể giúp được gì cho ông bà không? " " Thế mà còn hỏi - tôi thầm nghĩ - đúng là một thằng ngốc ! "
Anh ta bèn bỏ cái cặp xuống, đứng ở giữa đường, mắt nhìn bốn hướng tai nghe tám phương, cuối cùng chặn lại được một chiếc xe. Có lẽ ông lái xe tắc-xi đang trên đường về nhà ăn cơm tối nên không muốn đi, anh ta bèn phục tại cửa kính rất lâu, nói mãi, sau đó ngoắc chúng tôi lại để lên xe. Đến lúc chúng tôi vừa hoàn hồn định hỏi han tên họ thì anh ta đã bỏ đi rồi.
Thật tình nếu không có anh ta ra tay giúp đỡ hôm ấy, thì cứ cái đà đó chúng tôi chỉ có nước ngủ đêm tại nhà ga xe điện ngầm mà thôi.
Trích từ " Dẫm lên đuôi nó " ˜ ™



Cái lúng túng lớn nhất của người Trung Quốc khi mới đến Mỹ là gặp quá nhiều loại lễ nghi phức tạp của người Mỹ. Ngoài đường nhỡ vô tình chạm vai vào một người khác, dù chạm thật nhẹ cơ hồ như không chắc có chạm không, là người kia đều nói: " Xin lỗi! " Nếu như đụng thật, da thịt đôi bên đều cảm thấy, thì cái câu xin lỗi ấy sẽ rất là ai oán. Còn nếu đụng mạnh vào nhau một cái rầm thì cái câu xin lỗi này sẽ trở thành liên hồi, liên thanh khó mà chống đỡ được.
Tại Trung Quốc nếu hai người đụng nhau trên đường thì lại hoàn toàn khác. Phản ứng của đôi bên sẽ nhanh như chớp, mắt long lên, trợn trừng nhìn nhau như sắp biểu diễn một màn nhẩy cao. Câu đầu tiên dùng để nói với nhau sẽ là kiểu : " Mắt mù à? " Đối thủ cũng lập tức nhảy cỡn lên phản công: " ái dà! Ai mà cố ý! Đi đụng vào người ta mà lại còn không biết điều! " Người kia lại gân cổ to tiếng hơn: " Đụng vào người ta mà lại còn già mồm, không biết được giáo dục kiểu gì ? " Đối thủ mồm cũng không kém: " Đụng vào thì đã chết chưa? Chắc muốn người ta quỳ xuống lậy mình chắc ? Bảo người ta đụng mình à? Thế mình lại không đụng vào người khác đấy ? Chính mình đi đụng vào người ta mà lại còn muốn đổ vấy cho người ! ". Sự tình đến đây, người có vẻ yếu thế hơn sẽ bỏ đi, mồm lẩm bẩm chửi rủa, trong khi đó cái người có vẻ cứng mạnh hơn dơ chân múa tay, giọng điệu đe dọa khiến cho cả đám đông kéo nhau đến như thể sắp xem một đám đánh lộn.
Nếu độc giả chú ý, từ lúc đụng nhau cho đến lúc rã đám, chúng ta không hề nghe được một câu " xin lỗi ". Cái môn " đến chết cũng không nhận lỗi" rất tinh thông này của người Trung Quốc biểu hiện khá đầy đủ trong cái chuyện va vào nhau trên đường. Người Trung Quốc đã mất khả năng nói " xin lỗi ! ". Họ đều giống như những hỏa tiễn phun lửa, chỉ có cái dũng khí dựa trên sức lực để hơn thua với nhau mà thôi.
Một trong những đặc trưng của văn minh Tây phương là thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của người khác, cho nên họ luôn luôn để ý, cẩn thận trong việc biểu lộ sự tôn trọng đó. Người ta dẫm lên chân mình, cố nhiên " Xin lỗi ! ". Thực ra chưa dẫm mà chỉ suýt dẫm lên thôi, cũng " Xin lỗi! ". Ho một tiếng, cố nhiên là " Xin lỗi! ". Hắt xì hơi một tiếng nhỏ cũng " Xin lỗi! ". Đang lúc nói chuyện mà cần đi tiểu tiện, cố nhiên " Xin lỗi! ". Đang ngồi ăn mà nhà bếp bị cháy phải đi dập lửa, cũng " Xin lỗi ! "
Du khách vẫn thường thấy cảnh khi anh đang loay hoay chụp ảnh, có người vô ý đi vào giữa, cũng vội vàng " Xin lỗi ! ". Hầu như tất cả những người Tây phương khi họ thấy anh dơ máy ảnh lên đều dừng bước lại ngay, đứng cười, và chờ anh chụp ảnh xong mới tiếp tục đi. Nếu người chụp ảnh là đồng bào Trung Quốc, họ sẽ chẳng có phản ứng gì khi anh tránh chỗ cho họ chụp. Nhưng nếu người chụp ảnh là người Tây phương mà anh làm như vậy thì họ nếu không nói " xin lỗi " thì cũng " cảm ơn ông nhiều ".
" Cảm ơn " và " Xin lỗi " đối với tôi rất đáng sợ. Cả hai thứ cùng ghê gớm như nhau. ở trên thế giới này không hiểu sao người ta lại có thể lãng phí nước bọt cho hai cái câu này nhiều đến như thế. Tôi vốn là người tinh thông thập bát ban võ nghệ, tưởng có thể tránh thoát được sự bao vây của hai cái câu này khi đến Mỹ, nhưng không ngờ lại khó đến thế. Tôi càng cố tránh thì họ lại càng nói " cảm ơn ông ".
Anh chờ cho họ chụp ảnh xong mới đi qua, họ cố nhiên " cảm ơn " anh. Lúc đi mua đồ, đưa tay lấy hàng họ cũng nói " cảm ơn " với người bán hàng. Tại Trung Quốc, một khách hàng chẳng bao giờ nói cảm ơn đã đành, nhưng nếu người bán hàng mà nói cảm ơn chắc cái trần nhà thể nào cũng phải sập vì cảm động.
Đến ngân hàng Mỹ rút tiền, các bà ngồi két đưa tiền cho anh cũng cảm ơn. (Anh cứ thử cái việc này ở các ngân hàng của chúng ta xem, chắc chắn anh sẽ lập tức tương tư Tây phương ngay). Nếu anh vượt quá tốc độ hoặc rẽ ở chỗ cấm rẽ, cảnh sát đưa giấy phạt cho anh lại cũng nói cảm ơn. Một người bạn tôi, ông Chu Quang Khải, chở tôi đi đỗ xe ; đến cổng một bãi đậu xe phải trả tiền, lúc cầm vé ông cũng lại " cảm ơn ". Tôi thắc mắc : " Này, sao anh đã trả tiền đàng hoàng chứ ông ta có để cho anh đậu không mất tiền đâu mà lại còn phải cảm ơn ? " Anh ta nghĩ một lúc lâu rồi cũng không hiểu lý do tại sao. Nhưng đến lần thứ hai anh lại cũng vẫn " cảm ơn ông " làm tôi tức muốn chết.
Nhưng cái " cảm ơn ông " sâu đậm nhất đối với một người già đầu như tôi vẫn là trường hợp của cái cửa tự động. Lúc đi qua cái thứ cửa có lò xo tự động này tôi thường cứ buông tay cho nó tự đóng lại. Sau khi đến Mỹ, đương nhiên vẫn cứ làm như vậy. Bạn bè nhiều lần khuyên can :
" ở đây là cái nước man rợ, anh đừng đem thứ văn hóa truyền thống 5.000 năm qua đây nhé. Khi nào đi qua cửa anh nhớ nhìn xem đằng sau có ai không trước khi từ từ buông cửa ra ".
Buồn cười thật, tôi qua Mỹ để du lịch chứ có phải để làm thằng gác cửa cho người khác đâu. Tôi đã từng đi qua nhiều cửa tự động hơn anh ta tưởng, cần gì để cho anh ta phải dậy tôi như vậy. Nhưng rồi tới một ngày, tôi đã hiểu cái chuyện anh muốn nói đó.
Lần ấy, sau khi đi qua cửa tôi đã buông cái cánh cửa có lò xo mạnh ấy cho nó tung ra như tôi vẫn thường làm. Sau lưng tôi bỗng có một tiếng kêu lớn của một ông già da trắng. Bạn tôi và tôi bấn cả người lên cơ hồ muốn quỳ xuống mà xin tha lỗi (Thực ra tôi muốn tìm đường rút lui một cách êm thắm, nhưng những người nghe tiếng kêu vội đến cứu ông già nhiều quá làm tôi không chuồn được).
Cũng thật may là cánh cửa đập không làm chấn thương gì đầu óc ông cụ cả. Ông cụ nhìn mặt mũi và cách ăn mặc của chúng tôi, chắc đoán rằng đây là những nhân vật quan trọng của cái bộ lạc ăn thịt người ở Tân Ghi-nê, nên cũng chẳng thèm lý đến nữa.
Sau chuyện này người bạn mới bảo tôi : " Dù anh có chưa bao giờ anh ăn thịt lợn thì cũng phải xem qua cách lợn chạy, cứ bắt chước người Tây phương mà làm, đó là con đường yêu nước chân chính đấy ! "
Trời ơi ! thì ra người Tây phương mỗi khi đi qua cửa đều dừng chân giữ cửa, chờ cho những khách đi sau nối đuôi nhau đi vào trước mình. Hoặc ít nhất thì cũng quay lại giữ cửa cho đến khi người đi sau tiếp được cửa rồi, mới từ từ bỏ tay ra.
Đúng là đi một đàng học một sàng khôn. Bây giờ cái việc giữ cửa này tôi đã thuộc như cháo. Và từ đấy trở đi tôi liên tục nghe được từ cửa miệng những ông già, bà già Mỹ cái câu " cảm ơn ông " sướng cả lỗ tai.
Lúc quay lại Đài Loan tôi vẫn quen thói " tôn sùng " Tây phương này. Nhưng chỉ được ba hôm thì lại vẫn chứng nào tật nấy. Mà cái đó không phải vì ý chí của tôi yếu đuối, nhưng vì mỗi lần dừng lại cung kính giữ cửa, thì cái ông bạn da vàng ở đằng sau nhìn tôi như thể mồm anh ta đang ngậm cứt khô, không thể nào nghe được một thanh âm gì giống như tiếng " cảm ơn " từ nó cả. Tôi bèn cứ thả cho cửa nó tung ra như thói quen cũ, mặc kệ mẹ cho nó đập vào mặt ai thì vào, có đập chết cũng được !
Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người Trung Quốc ra cái câu " cảm ơn ông " e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được.
Thật ra cái câu " cảm ơn " và cái câu " xin lỗi " của người Mỹ cũng giống nhau. Chúng đã trở thành một bộ phận của đời sống dân chủ, từ đứa bé vừa học nói, mẹ nó chùi đít cho nó, nó cũng biết nói cảm ơn. Cái đó làm cho nó hơi có khuynh hướng " lạm phát ".
Các người chắc đã từng xem cảnh ăn cướp nhà băng ở Mỹ. Một người vạm vỡ, tay cầm súng lục, bắt người đàn bà ngồi ở quầy nhét đầy tiền vào trong bị rồi ngả mũ chào: " Cảm ơn bà! " Sau đó mới rút lui. Theo tôi, thà cứ lạm phát như thế này vẫn còn hơn là bị cứt khô làm tắc họng mà chết.
Điều cần phải nói rõ hơn tý nữa về " xin lỗi " và " cảm ơn " là lúc nào chúng cũng đi liền với một nụ cười, và có thể dẫn đến một câu như kiểu : " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? "
Tôi là một người ngần này tuổi đầu, sinh ra ở lục địa, hiện sống ở Đài Loan, từ thâm sơn cùng cốc đến chốn thị thành, từ thôn làng đến đại học Tây phương, từ tiếng đọc ê a cho đến thanh âm như sấm động, tiếng " xin lỗi " và " cảm ơn " dù hiếm hoi như lông phượng, sừng lân nhưng tôi cũng đã từng nghe qua. Chỉ có câu " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? " là chưa bao giờ tôi được nghe từ một lỗ mồm người Trung Quốc nào cả. ở Mỹ, những ngày bình thường chúng tôi được bạn bè đánh xe đưa đón, oai phong lẫm liệt vênh vênh váo váo. Nhưng có một lần tôi và vợ tôi ngồi tầu điện ngầm đi từ khu sang trọng Tân Oa-xinh-tơn tới Xpơ-ring-phiu ( Springfield ). Xpơ-ring-phiu là bến tầu điện cuối, từ đó chúng tôi phải lấy tắc-xi đi đến nhà người bạn mời chúng tôi ăn cơm.
ở Mỹ, lượng xe tắc-xi nếu so sánh với tiền ở trong túi tôi lúc đó chắc còn ít hơn nữa. Chúng tôi thấy mặt trời sắp lặn, vội vàng đôn đáo chạy đông chạy tây như hai con chó lạc nhà. Một người Mỹ trẻ nhìn thấy chúng tôi cuống quýt mới đến trước mặt hỏi han: " Tôi có thể giúp được gì cho ông bà không? " " Thế mà còn hỏi - tôi thầm nghĩ - đúng là một thằng ngốc ! "
Anh ta bèn bỏ cái cặp xuống, đứng ở giữa đường, mắt nhìn bốn hướng tai nghe tám phương, cuối cùng chặn lại được một chiếc xe. Có lẽ ông lái xe tắc-xi đang trên đường về nhà ăn cơm tối nên không muốn đi, anh ta bèn phục tại cửa kính rất lâu, nói mãi, sau đó ngoắc chúng tôi lại để lên xe. Đến lúc chúng tôi vừa hoàn hồn định hỏi han tên họ thì anh ta đã bỏ đi rồi.
Thật tình nếu không có anh ta ra tay giúp đỡ hôm ấy, thì cứ cái đà đó chúng tôi chỉ có nước ngủ đêm tại nhà ga xe điện ngầm mà thôi.

Trích từ " Dẫm lên đuôi nó " ˜ ™
Người Trung Quốc xấu xí
Lời Người Dịch
Thay lời tựa của Bá Dương
1. Người Trung Quốc xấu xí
Người Trung Quốc Và Cái Vại Tương
Đời Sống, Văn Học Và Lịch Sử
Cái Triết học bắt đầu bằng KÍNH và Sợ
Chỉ trừ tôi ra
Tại sao không thể mưu lợi được?
Giữ mình là thượng sách
Loài động vật không biết cười
Nước có lễ nghĩa
Ba câu nói
Cả nước xếp hàng
Rút cuộc là cái nước gì?
Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo
Phố Tàu - một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc
Nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí "
Kiêu ngạo hão
Noi gương Tây Phương nhưng không làm nô lệ
Kỳ thị chủng tộc
Lấy hổ thẹn làm vinh dự
Cái vại tương
Làm sao sửa chữa
Năng lực suy luận bị trục trặc
Nhảy ra khỏi hũ tương
Cần dấu cái ác phô trương cái thiện
Người Trung Quốc hèn hạ
Không hiểu được hài hước
Có văn hóa không có văn minh?
Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn
Người Trung Quốc Vĩ đại