watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Trung Quốc xấu xí-Chỉ trừ tôi ra - tác giả Bá Dương Bá Dương

Bá Dương

Chỉ trừ tôi ra

Tác giả: Bá Dương

Cái tinh túy trong nghĩa dân chủ là " Tôi không được ngoại lệ ". Mọi người đều không được vượt đèn đỏ thì tôi cũng không được. Mọi người không được tùy tiện khạc nhổ thì tôi cũng vậy. Mọi người tán thành pháp chế thì tôi cũng không thể đòi có đặc quyền. Cái gì đã thành định chế rồi thì tôi không được phá hoại.
Nhưng cái của quý này một khi vào đến Trung Quốc rồi, thì bỗng trở thành : " Riêng tôi là ngoại lệ " (Chỉ ngã lệ ngoại).
Tôi chống việc vượt đèn đỏ, nhưng đó chỉ là chống những người khác vượt, còn riêng tôi thì tha hồ. Tôi chống việc tùy tiện nhổ đờm, nhưng chỉ đối với những người khác thôi, còn tôi thì vẫn có thể làm. Tôi tán thành chuyện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng bản thân tôi thì không thể bình đẳng như những người khác được. Tôi tán thành việc xây dựng pháp chế, nhưng chỉ mong rằng các anh tuân thủ nó, còn tôi vì thông minh và tài trí cao như thế, không thể nào vào cái tròng đó được. Tôi đường đường một đấng như vậy mà lại không thể là một ngoại lệ, lại chịu mất mặt thì sống còn có gì thú vị nữa.
" Cái mặt " ở đây là cái gì vậy ?
Người nước ngoài nghiên cứu mãi mà vẫn không hiểu nổi nghĩa. Có người giải thích là " da mặt ", ý chỉ muốn chú ý đến bề mặt ngoài mà bỏ mặc không đếm xỉa đến nội dung thực của nó. Người thì giải thích là " cái tôn nghiêm ", ý muốn đặt cái hư vinh của nó lên trên thực chất.
Riêng phần mình, tôi cho rằng " cái mặt " có lẽ là một sản phẩm của sự suy nhược thần kinh và của tính ích kỷ đời đời bền vững. Vì thần kinh suy nhược làm cho cái lòng gian càng thêm hư hỏng, nên chỗ nào cũng phải đem cái kiêu ngạo mà bù đắp cho cái tự ti.
Vì tính ích kỷ quá bền vững, chỉ sợ không chiếm được lợi thế, nên lúc nào cũng cầu : " được riêng mình là ngoại lệ ".
Cái lòng ích kỷ con người ai cũng có, không những không thể chê trách là quá đáng mà còn có thể xem như một động lực thúc đẩy cho xã hội tiến. Nhưng một khi nó vượt quá mức độ lại thành một con bệnh nặng, chỉ đáng khiêng đến nhà xác chờ cho nó tắt thở thôi.
Ôi ! Một kế hoạch, một phương pháp, một hội nghị, một quyết sách, thậm chí một vụ kiện cũng chỉ đều là cái cớ để cho đám người tham dự vào nghĩ ngay rằng : " trong việc này mình có lợi gì không ? " hoặc " ta sẽ kiếm chác được bao nhiêu tiền đây? ", nhờ nó ta " hưởng được những quyền hành gì? ", ta sẽ " có được trách nhiệm lớn hay nhỏ ? ".
Một câu một chữ, nhất cử nhất động đều lòng vòng trên những thứ đó. Bề trên cũng vậy, cấp dưới cũng thế. Cả anh và tôi cũng rứa, mọi người đều ôm lấy chúng đến chết cũng không buông.
Trích từ tập " Đập tan hũ tương "



Cái tinh túy trong nghĩa dân chủ là " Tôi không được ngoại lệ ". Mọi người đều không được vượt đèn đỏ thì tôi cũng không được. Mọi người không được tùy tiện khạc nhổ thì tôi cũng vậy. Mọi người tán thành pháp chế thì tôi cũng không thể đòi có đặc quyền. Cái gì đã thành định chế rồi thì tôi không được phá hoại.
Nhưng cái của quý này một khi vào đến Trung Quốc rồi, thì bỗng trở thành : " Riêng tôi là ngoại lệ " (Chỉ ngã lệ ngoại).
Tôi chống việc vượt đèn đỏ, nhưng đó chỉ là chống những người khác vượt, còn riêng tôi thì tha hồ. Tôi chống việc tùy tiện nhổ đờm, nhưng chỉ đối với những người khác thôi, còn tôi thì vẫn có thể làm. Tôi tán thành chuyện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng bản thân tôi thì không thể bình đẳng như những người khác được. Tôi tán thành việc xây dựng pháp chế, nhưng chỉ mong rằng các anh tuân thủ nó, còn tôi vì thông minh và tài trí cao như thế, không thể nào vào cái tròng đó được. Tôi đường đường một đấng như vậy mà lại không thể là một ngoại lệ, lại chịu mất mặt thì sống còn có gì thú vị nữa.
" Cái mặt " ở đây là cái gì vậy ?
Người nước ngoài nghiên cứu mãi mà vẫn không hiểu nổi nghĩa. Có người giải thích là " da mặt ", ý chỉ muốn chú ý đến bề mặt ngoài mà bỏ mặc không đếm xỉa đến nội dung thực của nó. Người thì giải thích là " cái tôn nghiêm ", ý muốn đặt cái hư vinh của nó lên trên thực chất.
Riêng phần mình, tôi cho rằng " cái mặt " có lẽ là một sản phẩm của sự suy nhược thần kinh và của tính ích kỷ đời đời bền vững. Vì thần kinh suy nhược làm cho cái lòng gian càng thêm hư hỏng, nên chỗ nào cũng phải đem cái kiêu ngạo mà bù đắp cho cái tự ti.
Vì tính ích kỷ quá bền vững, chỉ sợ không chiếm được lợi thế, nên lúc nào cũng cầu : " được riêng mình là ngoại lệ ".
Cái lòng ích kỷ con người ai cũng có, không những không thể chê trách là quá đáng mà còn có thể xem như một động lực thúc đẩy cho xã hội tiến. Nhưng một khi nó vượt quá mức độ lại thành một con bệnh nặng, chỉ đáng khiêng đến nhà xác chờ cho nó tắt thở thôi.
Ôi ! Một kế hoạch, một phương pháp, một hội nghị, một quyết sách, thậm chí một vụ kiện cũng chỉ đều là cái cớ để cho đám người tham dự vào nghĩ ngay rằng : " trong việc này mình có lợi gì không ? " hoặc " ta sẽ kiếm chác được bao nhiêu tiền đây? ", nhờ nó ta " hưởng được những quyền hành gì? ", ta sẽ " có được trách nhiệm lớn hay nhỏ ? ".
Một câu một chữ, nhất cử nhất động đều lòng vòng trên những thứ đó. Bề trên cũng vậy, cấp dưới cũng thế. Cả anh và tôi cũng rứa, mọi người đều ôm lấy chúng đến chết cũng không buông.

Trích từ tập " Đập tan hũ tương "
Người Trung Quốc xấu xí
Lời Người Dịch
Thay lời tựa của Bá Dương
1. Người Trung Quốc xấu xí
Người Trung Quốc Và Cái Vại Tương
Đời Sống, Văn Học Và Lịch Sử
Cái Triết học bắt đầu bằng KÍNH và Sợ
Chỉ trừ tôi ra
Tại sao không thể mưu lợi được?
Giữ mình là thượng sách
Loài động vật không biết cười
Nước có lễ nghĩa
Ba câu nói
Cả nước xếp hàng
Rút cuộc là cái nước gì?
Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo
Phố Tàu - một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc
Nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí "
Kiêu ngạo hão
Noi gương Tây Phương nhưng không làm nô lệ
Kỳ thị chủng tộc
Lấy hổ thẹn làm vinh dự
Cái vại tương
Làm sao sửa chữa
Năng lực suy luận bị trục trặc
Nhảy ra khỏi hũ tương
Cần dấu cái ác phô trương cái thiện
Người Trung Quốc hèn hạ
Không hiểu được hài hước
Có văn hóa không có văn minh?
Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn
Người Trung Quốc Vĩ đại