Cái Triết học bắt đầu bằng KÍNH và Sợ
Tác giả: Bá Dương
Năm nghìn năm văn hóa truyền thống của chúng ta lấy sự sùng bái làm nền tảng, làm cho cái quan hệ giữa người và người chỉ dựa trên sự kính sợ hơn là trên tình cảm yêu thương.
Viết đến đây thế nào cũng có người gào lên : " Còn cái chữ NHÂN của chúng ta thì sao ? "
Nếu nói đến chữ NHÂN phải phân biệt rõ hai mặt. Một mặt là nếu bảo có chữ nhân thì tất nhiên là có, nhưng chỉ có trong sách vở, mà trên hành động thì cái thành tố của nó quá nhỏ bé. Sở dĩ chúng ta hơi một tí là lôi cái chữ " nhân " này ra chỉ vì có thể dễ dàng tìm nó trong sách vở mà khó tìm được nó trong hành động. Mặt khác, chữ " nhân " tựa hồ không phải là " ái " ; chữ " ái " tựa hồ không phải là " nhân ". " Nhân " là phe nắm quyền, đối với thứ dân ở dưới có một chút tình thương xót và thông cảm nên mới bố thí, ban phát cho để tỏ ra mình độ lượng, khảng khái - như cô trông trẻ đối với trẻ con ở vườn trẻ.
Sự thực là giữa người và người đầy những " cung kính " và " sợ sệt ". Có nhiều người vì kính mà thành sợ, chẳng khác nào con đối với cha. Có nhiều người vì sợ thành ra kính, giống gái đĩ đối với khách làng chơi, như đại thần đối với hoàng đế, tiện dân đối với quan lại, tù nhân với cai ngục.
Anh không thấy Chu Toàn Trung tiên sinh làm cái tiết mục gì lúc hoàng đế mở quần thần đại yến sao ? (ông này mưu phản mà tên Toàn Trung - nhưng không trung- lại là tên vua ban) Anh ông ta là Chu Dục tiên Sinh mắng : " Lão tam, mày làm phản như vậy không sợ diệt tộc à ? ", làm cho mọi người cụt hứng bỏ ra về. Sử sách lập tức xưng tụng anh ông ta là đại đại trung thần, kỳ thật anh ông ta chỉ vì sợ " diệt tộc " mà thôi. Trong chính sử, cái loại tiết mục này nhiều lắm. Bất cứ sự kiện nào, nếu loại bỏ cái phần sợ hãi đi thì những tình cảm còn lại chả có ý nghĩa gì nữa.
Trong Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc tiên sinh viết cho Lâm Đại Ngọc nữ sĩ : " Trong lòng tôi, ngoài bà nội, cha, mẹ tôi, thì chỉ còn có cô thôi ! " Tôi bây giờ cũng đã nhiều tuổi, tôi nghi câu nói này là không thật. Nói rằng Giả Bảo Ngọc yêu bà nội, yêu mẹ thì không có gì là giả tạo, chứ nói yêu ông bố thì tôi e rằng vấn đề trở nên rất to tát. Vì có dùng kính hiển vi để soi toàn bộ tác phẩm cũng không thể tìm thấy được một tý vết tích nào của cái tình yêu đó, mà chỉ toàn thấy sự hãi sợ. Chỉ nghe bố gọi là Giả Bảo Ngọc đã rụng rời tay chân. Tình cảm của con đối với cha như vậy thì nơi tiềm thức chắc phải mong sao cho ông già anh ta chết phứt đi cho rồi.
Cái triết học khởi từ kính, sợ làm cho khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quan và dân, càng ngày càng thêm xa cách. Cái tôn nghiêm của hoàng đế tất phải " lên cao đến 33 thiên đường, để lợp ngói cho Ngọc Hoàng thượng đế ". Còn thần dân thấp hèn tất phải " chết đến 18 từng địa ngục, thay Diêm vương đào than đá ".
Trên thế giới này chưa hề có quốc gia nào lại cần đến cái phong cách xui xẻo đến như Trung Quốc vậy.
Trích từ tập " Đập tan hũ tương " ˜ ™
Năm nghìn năm văn hóa truyền thống của chúng ta lấy sự sùng bái làm nền tảng, làm cho cái quan hệ giữa người và người chỉ dựa trên sự kính sợ hơn là trên tình cảm yêu thương.
Viết đến đây thế nào cũng có người gào lên : " Còn cái chữ NHÂN của chúng ta thì sao ? "
Nếu nói đến chữ NHÂN phải phân biệt rõ hai mặt. Một mặt là nếu bảo có chữ nhân thì tất nhiên là có, nhưng chỉ có trong sách vở, mà trên hành động thì cái thành tố của nó quá nhỏ bé. Sở dĩ chúng ta hơi một tí là lôi cái chữ " nhân " này ra chỉ vì có thể dễ dàng tìm nó trong sách vở mà khó tìm được nó trong hành động. Mặt khác, chữ " nhân " tựa hồ không phải là " ái " ; chữ " ái " tựa hồ không phải là " nhân ". " Nhân " là phe nắm quyền, đối với thứ dân ở dưới có một chút tình thương xót và thông cảm nên mới bố thí, ban phát cho để tỏ ra mình độ lượng, khảng khái - như cô trông trẻ đối với trẻ con ở vườn trẻ.
Sự thực là giữa người và người đầy những " cung kính " và " sợ sệt ". Có nhiều người vì kính mà thành sợ, chẳng khác nào con đối với cha. Có nhiều người vì sợ thành ra kính, giống gái đĩ đối với khách làng chơi, như đại thần đối với hoàng đế, tiện dân đối với quan lại, tù nhân với cai ngục.
Anh không thấy Chu Toàn Trung tiên sinh làm cái tiết mục gì lúc hoàng đế mở quần thần đại yến sao ? (ông này mưu phản mà tên Toàn Trung - nhưng không trung- lại là tên vua ban) Anh ông ta là Chu Dục tiên Sinh mắng : " Lão tam, mày làm phản như vậy không sợ diệt tộc à ? ", làm cho mọi người cụt hứng bỏ ra về. Sử sách lập tức xưng tụng anh ông ta là đại đại trung thần, kỳ thật anh ông ta chỉ vì sợ " diệt tộc " mà thôi. Trong chính sử, cái loại tiết mục này nhiều lắm. Bất cứ sự kiện nào, nếu loại bỏ cái phần sợ hãi đi thì những tình cảm còn lại chả có ý nghĩa gì nữa.
Trong Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc tiên sinh viết cho Lâm Đại Ngọc nữ sĩ : " Trong lòng tôi, ngoài bà nội, cha, mẹ tôi, thì chỉ còn có cô thôi ! " Tôi bây giờ cũng đã nhiều tuổi, tôi nghi câu nói này là không thật. Nói rằng Giả Bảo Ngọc yêu bà nội, yêu mẹ thì không có gì là giả tạo, chứ nói yêu ông bố thì tôi e rằng vấn đề trở nên rất to tát. Vì có dùng kính hiển vi để soi toàn bộ tác phẩm cũng không thể tìm thấy được một tý vết tích nào của cái tình yêu đó, mà chỉ toàn thấy sự hãi sợ. Chỉ nghe bố gọi là Giả Bảo Ngọc đã rụng rời tay chân. Tình cảm của con đối với cha như vậy thì nơi tiềm thức chắc phải mong sao cho ông già anh ta chết phứt đi cho rồi.
Cái triết học khởi từ kính, sợ làm cho khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quan và dân, càng ngày càng thêm xa cách. Cái tôn nghiêm của hoàng đế tất phải " lên cao đến 33 thiên đường, để lợp ngói cho Ngọc Hoàng thượng đế ". Còn thần dân thấp hèn tất phải " chết đến 18 từng địa ngục, thay Diêm vương đào than đá ".
Trên thế giới này chưa hề có quốc gia nào lại cần đến cái phong cách xui xẻo đến như Trung Quốc vậy.
Trích từ tập " Đập tan hũ tương " ˜ ™