Năng lực suy luận bị trục trặc
Tác giả: Bá Dương
Xã luận, trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa ",
New York, ngày 13 tháng 8 năm 1981
Nhân bài diễn thuyết của ông Bá Dương về việc người Trung Quốc " đến chết cũng không nhận lỗi ", hôm qua trong mục xã luận chúng tôi đã nói rõ là để sửa chữa chứng bệnh này chúng ta không nên hy vọng vào sự " tự mình tỉnh ngộ " nơi mỗi cá nhân con người.
Kỳ vọng vào sự tỉnh ngộ của một cá nhân chẳng khác nào như bảo rằng : " Mọi người ai cũng là Nghiêu Thuấn cả ! " Đó là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.
Chúng ta chỉ có thể sửa đổi chế độ chính trị, dùng áp lực của chế độ bắt những người không tự nguyện sửa đổi lỗi lầm không còn đường tránh né, không sửa không được. Chỉ có cách giải quyết đó mới thích đáng.
Nói đến những khuyết điểm của người Trung Quốc, chúng ta lại liên tưởng tới một vấn đề khác, đó là cái lô-gíc của người Trung Quốc. Có thể nói so với cái lô-gíc của người phương Tây thì cái lô-gíc của người Trung Quốc kém hẳn một bậc.
Mỗi một dân tộc đều có cái ưu và khuyết điểm của nó. Cái năng lực về trực giác của người Trung Quốc có thể nói là đứng vào hạng nhất thế giới, Tây phương cũng không thể sánh kịp. Điều này thật rõ qua những phát minh ra la-bàn (Kim chỉ Nam), thuốc súng, v.v...
Người Trung Quốc bằng trực giác đã có thể tìm ra những thứ này trước bất kỳ quốc gia nào cả vài trăm năm hoặc cả nghìn năm. Nhưng người Trung Quốc vẫn chưa từng sáng tạo được khoa luận lý học. Vì vậy, tuy chế tạo ra la-bàn, thuốc súng, nhưng lại chẳng hiểu gì về nguyên lý khoa học của chúng. Thậm chí ngay đến cả thời nay Trung Quốc cũng không có khoa lô-gíc học như một bộ môn khoa học. Thế mà Tây phương từ rất sớm - ở thời đại A-ri-xtốt - đã tìm ra những nguyên lý của lô-gíc học và sử dụng nó như một công cụ.
Ông Bá Dương đơn cử những ví dụ để nói lên chuyện người Trung Quốc đến chết cũng không nhận lỗi. Kỳ thực người Trung Quốc đã thấy tầm quan trọng của điều này từ lâu rồi. Hơn 2.000 năm trước Khổng Tử đã thành khẩn khuyên răn : " Quá như năng cải, thiện mạc đại yên " (Không có việc gì lớn lao hơn là biết sửa chữa lỗi lầm của mình). Nhưng phương pháp mà Khổng Tử đề xuất là mỗi người phải học theo Nghiêu Thuấn, đó là một phương pháp giải quyết bằng trực giác.
Đương nhiên, nếu mọi người đều có thể biến thành Nghiêu Thuấn thì còn gì bằng. Nhưng đáng tiếc rằng sự thực lại không thể nào như thế được. Cho nên cái phương pháp biến mọi người thành Nghiêu Thuấn rốt cuộc chẳng khác nào là không có phương pháp. Kết quả là sau 2.000 năm đề xướng cũng đã chẳng biến được thêm một kẻ nào thành Nghiêu Thuấn cả.
Nếu người Trung Quốc biết vận dụng lô-gíc để suy nghĩ thì đã tìm ra được chế độ dân chủ từ lâu, đã dùng được tự do ngôn luận để sửa đổi những lầm lạc của các kẻ thống trị.
Dưới chế độ dân chủ của nước Mỹ, Nixon phạm một cái lỗi nhỏ là muốn ăn cắp các văn kiện của đảng đối lập, kết quả bị tờ Bưu báo Hoa-Thịnh-Đốn (Washington Post) tố giác, muốn che đậy mà không che đậy nổi, rốt cuộc buộc phải từ chức Tổng Thống. Cho nên dưới chế độ dân chủ không có cách nào giấu được những sai lầm, có lỗi tất phải chịu trách nhiệm, không sửa chữa không được.
Ngược lại, ở Trung Quốc lục địa dưới chế độ độc đảng chuyên chế, trận động đất lớn tại Đường Sơn (1976) phải đến bao nhiêu năm sau này chúng ta mới biết được đã có bao nhiêu người bị thiệt mạng !
Trong tai vạ mười năm do bọn " Tứ nhân bang " (Bè lũ bốn tên) gây ra, số người chết oan trong toàn quốc có đến bao nhiêu triệu. Nếu bọn " Tứ nhân bang " không bị tan rã và bị xử tội, có lẽ đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn bị lừa bịp bởi cái " Bất đoạn đấu tranh luận " (Thuyết đấu tranh không ngừng) do Mao Trạch Đông nghĩ ra và nói rằng dùng nó để xây dựng thiên đường cho nhân dân Trung Quốc.
Những chế độ không dân chủ, tức không có chân lý, tức không thể sửa đổi lỗi lầm, điều này chẳng phải đã rõ như ban ngày ư ?
Thế mà cho đến hôm nay vẫn còn nhiều người Trung Quốc tin rằng những kẻ thống trị sẽ tự động biến thành Nghiêu Thuấn, không cần có quyền lực khác để chế ngự và xét đoán, không cần có dân chủ để giám sát, lại cũng không cần có cả tự do ngôn luận để tố cáo !
Điều này chẳng phải đã chứng minh rằng người Trung Quốc không có một tý gì đầu óc lô-gíc ư ? Bất cứ kẻ thống trị nào cũng đều ghét cay ghét đắng dân chủ, bởi vì nếu có dân chủ tức thì họ sẽ bị dân chủ tước bỏ tất cả những đặc quyền.
Điều kỳ quái là ở Trung Quốc có nhiều kẻ cũng hùa theo tập đoàn thống trị mà rêu rao rằng : " Dân chủ Tây phương là dân chủ của giai cấp tư sản, đó là một chế độ phản động " ; mà nghịch lý thay những kẻ bị thống trị này lại chẳng có gì để mất vì chế độ dân chủ, cái đầu óc lý luận của họ quả tình bị trục trặc gì đó.
Điều này là một khuyết điểm rất đáng lo ngại của người Trung Quốc chúng ta.
Xã luận, trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa ",
New York, ngày 13 tháng 8 năm 1981
Nhân bài diễn thuyết của ông Bá Dương về việc người Trung Quốc " đến chết cũng không nhận lỗi ", hôm qua trong mục xã luận chúng tôi đã nói rõ là để sửa chữa chứng bệnh này chúng ta không nên hy vọng vào sự " tự mình tỉnh ngộ " nơi mỗi cá nhân con người.
Kỳ vọng vào sự tỉnh ngộ của một cá nhân chẳng khác nào như bảo rằng : " Mọi người ai cũng là Nghiêu Thuấn cả ! " Đó là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.
Chúng ta chỉ có thể sửa đổi chế độ chính trị, dùng áp lực của chế độ bắt những người không tự nguyện sửa đổi lỗi lầm không còn đường tránh né, không sửa không được. Chỉ có cách giải quyết đó mới thích đáng.
Nói đến những khuyết điểm của người Trung Quốc, chúng ta lại liên tưởng tới một vấn đề khác, đó là cái lô-gíc của người Trung Quốc. Có thể nói so với cái lô-gíc của người phương Tây thì cái lô-gíc của người Trung Quốc kém hẳn một bậc.
Mỗi một dân tộc đều có cái ưu và khuyết điểm của nó. Cái năng lực về trực giác của người Trung Quốc có thể nói là đứng vào hạng nhất thế giới, Tây phương cũng không thể sánh kịp. Điều này thật rõ qua những phát minh ra la-bàn (Kim chỉ Nam), thuốc súng, v.v...
Người Trung Quốc bằng trực giác đã có thể tìm ra những thứ này trước bất kỳ quốc gia nào cả vài trăm năm hoặc cả nghìn năm. Nhưng người Trung Quốc vẫn chưa từng sáng tạo được khoa luận lý học. Vì vậy, tuy chế tạo ra la-bàn, thuốc súng, nhưng lại chẳng hiểu gì về nguyên lý khoa học của chúng. Thậm chí ngay đến cả thời nay Trung Quốc cũng không có khoa lô-gíc học như một bộ môn khoa học. Thế mà Tây phương từ rất sớm - ở thời đại A-ri-xtốt - đã tìm ra những nguyên lý của lô-gíc học và sử dụng nó như một công cụ.
Ông Bá Dương đơn cử những ví dụ để nói lên chuyện người Trung Quốc đến chết cũng không nhận lỗi. Kỳ thực người Trung Quốc đã thấy tầm quan trọng của điều này từ lâu rồi. Hơn 2.000 năm trước Khổng Tử đã thành khẩn khuyên răn : " Quá như năng cải, thiện mạc đại yên " (Không có việc gì lớn lao hơn là biết sửa chữa lỗi lầm của mình). Nhưng phương pháp mà Khổng Tử đề xuất là mỗi người phải học theo Nghiêu Thuấn, đó là một phương pháp giải quyết bằng trực giác.
Đương nhiên, nếu mọi người đều có thể biến thành Nghiêu Thuấn thì còn gì bằng. Nhưng đáng tiếc rằng sự thực lại không thể nào như thế được. Cho nên cái phương pháp biến mọi người thành Nghiêu Thuấn rốt cuộc chẳng khác nào là không có phương pháp. Kết quả là sau 2.000 năm đề xướng cũng đã chẳng biến được thêm một kẻ nào thành Nghiêu Thuấn cả.
Nếu người Trung Quốc biết vận dụng lô-gíc để suy nghĩ thì đã tìm ra được chế độ dân chủ từ lâu, đã dùng được tự do ngôn luận để sửa đổi những lầm lạc của các kẻ thống trị.
Dưới chế độ dân chủ của nước Mỹ, Nixon phạm một cái lỗi nhỏ là muốn ăn cắp các văn kiện của đảng đối lập, kết quả bị tờ Bưu báo Hoa-Thịnh-Đốn (Washington Post) tố giác, muốn che đậy mà không che đậy nổi, rốt cuộc buộc phải từ chức Tổng Thống. Cho nên dưới chế độ dân chủ không có cách nào giấu được những sai lầm, có lỗi tất phải chịu trách nhiệm, không sửa chữa không được.
Ngược lại, ở Trung Quốc lục địa dưới chế độ độc đảng chuyên chế, trận động đất lớn tại Đường Sơn (1976) phải đến bao nhiêu năm sau này chúng ta mới biết được đã có bao nhiêu người bị thiệt mạng !
Trong tai vạ mười năm do bọn " Tứ nhân bang " (Bè lũ bốn tên) gây ra, số người chết oan trong toàn quốc có đến bao nhiêu triệu. Nếu bọn " Tứ nhân bang " không bị tan rã và bị xử tội, có lẽ đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn bị lừa bịp bởi cái " Bất đoạn đấu tranh luận " (Thuyết đấu tranh không ngừng) do Mao Trạch Đông nghĩ ra và nói rằng dùng nó để xây dựng thiên đường cho nhân dân Trung Quốc.
Những chế độ không dân chủ, tức không có chân lý, tức không thể sửa đổi lỗi lầm, điều này chẳng phải đã rõ như ban ngày ư ?
Thế mà cho đến hôm nay vẫn còn nhiều người Trung Quốc tin rằng những kẻ thống trị sẽ tự động biến thành Nghiêu Thuấn, không cần có quyền lực khác để chế ngự và xét đoán, không cần có dân chủ để giám sát, lại cũng không cần có cả tự do ngôn luận để tố cáo !
Điều này chẳng phải đã chứng minh rằng người Trung Quốc không có một tý gì đầu óc lô-gíc ư ? Bất cứ kẻ thống trị nào cũng đều ghét cay ghét đắng dân chủ, bởi vì nếu có dân chủ tức thì họ sẽ bị dân chủ tước bỏ tất cả những đặc quyền.
Điều kỳ quái là ở Trung Quốc có nhiều kẻ cũng hùa theo tập đoàn thống trị mà rêu rao rằng : " Dân chủ Tây phương là dân chủ của giai cấp tư sản, đó là một chế độ phản động " ; mà nghịch lý thay những kẻ bị thống trị này lại chẳng có gì để mất vì chế độ dân chủ, cái đầu óc lý luận của họ quả tình bị trục trặc gì đó.
Điều này là một khuyết điểm rất đáng lo ngại của người Trung Quốc chúng ta.