watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Trung Quốc xấu xí-Cần dấu cái ác phô trương cái thiện - tác giả Bá Dương Bá Dương

Bá Dương

Cần dấu cái ác phô trương cái thiện

Tác giả: Bá Dương

Đọc báo thấy tin ông Bá Dương viếng nước Mỹ, tôi rất cảm thương cho những gì ông đã trải qua. Bây giờ ông có thể sang đây, những người quan tâm đến ông không khỏi lấy làm mừng. Vì không ít người vẫn kỳ vọng nơi ông, mong ông có thể soi sáng phần nào những ưu tư của người Trung Quốc hôm nay.
Ông đến đây, lại vẫn cường điệu về cái gọi là " văn hóa hũ tương ". Cái văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc khai sáng từ Đường tông, Tống tổ bỗng bị ông sổ toẹt và vứt vào đống rác, làm cho lòng tin và kiêu ngạo về văn hóa của chúng ta bỗng như bị dội một gáo nước lạnh. Lời nói của ông Bá Dương tôi tin rằng nó được thốt từ trong đáy lòng và dựa trên những kinh nghiệm đau thương của bản thân ông. Nhưng với địa vị trên văn đàn của ông hôm nay - nhất là trong lúc ông có thể ảnh hưởng đến không ít người - thì ông không thể nào trắng trợn đùa cợt chửi bới lung tung được. Cho nên đối với cái lý luận " hũ tương " của ông lần này tôi muốn đóng góp một vài lời phê bình không ác ý.
Ông Bá Dương không những chỉ tạt nước lạnh vào bao người, đả kích lòng tự tôn về văn hóa của bản thân chúng ta, mà lại còn giơ ra trước mặt người nước ngoài những thứ như hoạn quan, bó chân để họ cười vào mũi chúng ta nữa.
Thực chất cách nhìn của ông Bá Dương là một cách nhìn cực đoan nên mới hiểu lầm rằng hoạn quan, bó chân là những khuyết tật văn hóa. Thật ra những thứ ấy chỉ là những hành vi tàn khốc, bắt nguồn từ dục vọng cá nhân của các hôn quân độc tài, chuyên chế, hoàn toàn không thuộc về nền văn hóa chân chính của Trung Quốc.
Lấy một ví dụ: hậu thế vẫn cho rằng các luật thơ của Đường thi gò bó thơ ca. Nhưng thơ của người đời Đường sinh động, tự nhiên ; luật thơ Đường được hình thành dựa trên ngôn ngữ và mức độ văn tự của thời đại nó. Đó là một tinh thần thơ chân chính, chủ trương tự nhiên và sáng tạo. Người đời Đường không hề cần hậu thế lấy luật thơ của họ làm chuẩn. Chỉ vì hậu thế bỏ gốc lấy ngọn mà cho rằng nó gò bó.
Lại dựa vào thói quen trong cuộc sống mà nói thì cái áo " kỳ bào " là một thứ phục trang của dân tộc Mãn, vốn yêu kiều, đẹp đẽ. Nhưng cái " kỳ bào " đời nay lại bó người, xẻ cao, chẳng còn được vẻ gì của ngày xưa nữa.
Đương nhiên chúng ta cũng không thể coi nhẹ tập quán độc ác của tổ tiên như hoạn quan, bó chân, nhưng chúng ta đều biết rằng truyền thống Trung Quốc vẫn có cái đức tính " ẩn ác, dương thiện " (Giấu điều ác, phô trương điều thiện).
Cứ như việc khai phá miền Tây nước Mỹ chẳng hạn, hiện đang được ca tụng như một bộ sử thi về lập nghiệp và phấn đấu, như những truyện cổ đầy tính truyền kỳ và lãng mạn. Nhưng những gì đen tối và tàn khốc của thời ấy - mặc dù về mặt nào đó rất quan trọng - lại bị xóa bỏ đến dấu vết cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu Tây phương chân chính không những chỉ ca ngợi mà còn rất thán phục cái đẹp và tinh tế của văn hóa Trung Quốc.
Nhật Bản đã hoàn toàn bắt chước phương Tây từ thời Minh Trị Duy Tân, song từ thời Ê-đô (1600 -1867) trở về trước đối với nền văn hóa Trung Quốc người Nhật lúc nào cũng phục sát đất.
Tinh thần văn hóa cơ bản của nước Nhật chẳng phải đã đến từ Trung Quốc hay sao ?
Một nhà danh họa Nhật thế kỷ thứ XVIII, Tạ Xuân Tinh, không những lấy tên Trung Quốc, vẽ tranh Trung Quốc mà lại còn làm thơ Trung Quốc và được mọi ca tụng là " một người Trung Quốc chính hiệu ".
Mặc dù được ca ngợi như một nước văn minh tiên tiến của thế giới, Nhật Bản ngày nay từ trong nhà ra đến ngõ đều mang dấu vết sâu sắc của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Bây giờ họ tìm cách phân định ranh giới, phủ nhận quan hệ huyết thống với người Trung Quốc, quên hẳn cái khẩu hiệu " đồng văn đồng chủng " (cùng chữ viết, cùng nòi giống) trong thời kỳ Chiến tranh Trung - Nhật. Nhưng dù sao họ cũng không hề dám chối bỏ văn hóa Trung Quốc. Vì lý do gì ?
Nếu là người Trung Quốc, có lẽ chúng ta cũng nên tự hỏi : văn hóa Trung Quốc là cái thứ gì? Chúng ta hiểu được nó đến đâu? Tại sao lại cứ đi chà đạp lên cái văn hóa đẹp đẽ thuộc về chúng ta, mà nhất thiết cho rằng cái vận xấu của người Trung Quốc ngày nay là do lỗi của cái " văn hóa hũ tương ". Như vậy có phải là lý luận không ?
Trung Quốc hiện có hơn 800 triệu người (năm 1981? ). Cái việc cần kíp hiện nay là làm sao cho số người ấy đoàn kết với nhau và có được hạnh phúc. Ngay cả những người Trung Quốc ở Đài Loan chắc cũng nghĩ như vậy.
Để có điều kiện quốc phòng khả dĩ tự vệ được, nhân dân trẻ già lớn bé đều có cơ may được giáo dục, cái duy nhất có thể giúp cho một số đông người đi lên văn minh hiện đại - mà tinh thần vẫn còn có chỗ nương tựa - thì không phải văn hóa Tây phương, cũng không phải văn hóa Nhật Bản có thể làm được, mà chính là cái truyền thống văn hóa cổ xưa của chúng ta. Nó đã tích tụ những kinh nghiệm nhân sinh rất sâu sắc, có những tư tưởng khoa học rất phong phú, có thi ca, văn tự tốt đẹp, lại có cả mỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, âm nhạc, trang phục,v.v... muôn mầu muôn vẻ.
Chỉ có văn hóa Trung Quốc mới có thể đưa chúng ta lên con đường văn minh, đưa 800 triệu người Trung Quốc đến con đường hạnh phúc được.
Người Nhật Bản đã dùng qua, đã tìm thấy lợi ích. Người Tây phương cũng đang nghiên cứu học tập nó. Chúng ta - những người thuộc về chính nền văn hóa đó - chúng ta lại lại nỡ lòng nào đi bêu riếu nó. Làm như vậy không những gây nguy hại đến tiền đồ quốc gia đân tộc mà lại còn trở thành lũ cháu con bất hiếu nữa.
Hãy đừng để cho người Nhật Bản nói rằng chỉ có họ mới là con cháu thừa kế chính thức của nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta phải mở to mắt ra mà nhìn cho rõ, suy cho kỹ, phán đoán nhiều, giống như ông Bá Dương bảo cần suy nghĩ, bồi dưỡng năng lực phán đoán chính xác; trước tiên là cho hạnh phúc bản thân mình, sau đó cho hạnh phúc của 800 triệu người Trung Quốc khác .



Đọc báo thấy tin ông Bá Dương viếng nước Mỹ, tôi rất cảm thương cho những gì ông đã trải qua. Bây giờ ông có thể sang đây, những người quan tâm đến ông không khỏi lấy làm mừng. Vì không ít người vẫn kỳ vọng nơi ông, mong ông có thể soi sáng phần nào những ưu tư của người Trung Quốc hôm nay.
Ông đến đây, lại vẫn cường điệu về cái gọi là " văn hóa hũ tương ". Cái văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc khai sáng từ Đường tông, Tống tổ bỗng bị ông sổ toẹt và vứt vào đống rác, làm cho lòng tin và kiêu ngạo về văn hóa của chúng ta bỗng như bị dội một gáo nước lạnh. Lời nói của ông Bá Dương tôi tin rằng nó được thốt từ trong đáy lòng và dựa trên những kinh nghiệm đau thương của bản thân ông. Nhưng với địa vị trên văn đàn của ông hôm nay - nhất là trong lúc ông có thể ảnh hưởng đến không ít người - thì ông không thể nào trắng trợn đùa cợt chửi bới lung tung được. Cho nên đối với cái lý luận " hũ tương " của ông lần này tôi muốn đóng góp một vài lời phê bình không ác ý.
Ông Bá Dương không những chỉ tạt nước lạnh vào bao người, đả kích lòng tự tôn về văn hóa của bản thân chúng ta, mà lại còn giơ ra trước mặt người nước ngoài những thứ như hoạn quan, bó chân để họ cười vào mũi chúng ta nữa.
Thực chất cách nhìn của ông Bá Dương là một cách nhìn cực đoan nên mới hiểu lầm rằng hoạn quan, bó chân là những khuyết tật văn hóa. Thật ra những thứ ấy chỉ là những hành vi tàn khốc, bắt nguồn từ dục vọng cá nhân của các hôn quân độc tài, chuyên chế, hoàn toàn không thuộc về nền văn hóa chân chính của Trung Quốc.
Lấy một ví dụ: hậu thế vẫn cho rằng các luật thơ của Đường thi gò bó thơ ca. Nhưng thơ của người đời Đường sinh động, tự nhiên ; luật thơ Đường được hình thành dựa trên ngôn ngữ và mức độ văn tự của thời đại nó. Đó là một tinh thần thơ chân chính, chủ trương tự nhiên và sáng tạo. Người đời Đường không hề cần hậu thế lấy luật thơ của họ làm chuẩn. Chỉ vì hậu thế bỏ gốc lấy ngọn mà cho rằng nó gò bó.
Lại dựa vào thói quen trong cuộc sống mà nói thì cái áo " kỳ bào " là một thứ phục trang của dân tộc Mãn, vốn yêu kiều, đẹp đẽ. Nhưng cái " kỳ bào " đời nay lại bó người, xẻ cao, chẳng còn được vẻ gì của ngày xưa nữa.
Đương nhiên chúng ta cũng không thể coi nhẹ tập quán độc ác của tổ tiên như hoạn quan, bó chân, nhưng chúng ta đều biết rằng truyền thống Trung Quốc vẫn có cái đức tính " ẩn ác, dương thiện " (Giấu điều ác, phô trương điều thiện).
Cứ như việc khai phá miền Tây nước Mỹ chẳng hạn, hiện đang được ca tụng như một bộ sử thi về lập nghiệp và phấn đấu, như những truyện cổ đầy tính truyền kỳ và lãng mạn. Nhưng những gì đen tối và tàn khốc của thời ấy - mặc dù về mặt nào đó rất quan trọng - lại bị xóa bỏ đến dấu vết cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu Tây phương chân chính không những chỉ ca ngợi mà còn rất thán phục cái đẹp và tinh tế của văn hóa Trung Quốc.
Nhật Bản đã hoàn toàn bắt chước phương Tây từ thời Minh Trị Duy Tân, song từ thời Ê-đô (1600 -1867) trở về trước đối với nền văn hóa Trung Quốc người Nhật lúc nào cũng phục sát đất.
Tinh thần văn hóa cơ bản của nước Nhật chẳng phải đã đến từ Trung Quốc hay sao ?
Một nhà danh họa Nhật thế kỷ thứ XVIII, Tạ Xuân Tinh, không những lấy tên Trung Quốc, vẽ tranh Trung Quốc mà lại còn làm thơ Trung Quốc và được mọi ca tụng là " một người Trung Quốc chính hiệu ".
Mặc dù được ca ngợi như một nước văn minh tiên tiến của thế giới, Nhật Bản ngày nay từ trong nhà ra đến ngõ đều mang dấu vết sâu sắc của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Bây giờ họ tìm cách phân định ranh giới, phủ nhận quan hệ huyết thống với người Trung Quốc, quên hẳn cái khẩu hiệu " đồng văn đồng chủng " (cùng chữ viết, cùng nòi giống) trong thời kỳ Chiến tranh Trung - Nhật. Nhưng dù sao họ cũng không hề dám chối bỏ văn hóa Trung Quốc. Vì lý do gì ?
Nếu là người Trung Quốc, có lẽ chúng ta cũng nên tự hỏi : văn hóa Trung Quốc là cái thứ gì? Chúng ta hiểu được nó đến đâu? Tại sao lại cứ đi chà đạp lên cái văn hóa đẹp đẽ thuộc về chúng ta, mà nhất thiết cho rằng cái vận xấu của người Trung Quốc ngày nay là do lỗi của cái " văn hóa hũ tương ". Như vậy có phải là lý luận không ?
Trung Quốc hiện có hơn 800 triệu người (năm 1981? ). Cái việc cần kíp hiện nay là làm sao cho số người ấy đoàn kết với nhau và có được hạnh phúc. Ngay cả những người Trung Quốc ở Đài Loan chắc cũng nghĩ như vậy.
Để có điều kiện quốc phòng khả dĩ tự vệ được, nhân dân trẻ già lớn bé đều có cơ may được giáo dục, cái duy nhất có thể giúp cho một số đông người đi lên văn minh hiện đại - mà tinh thần vẫn còn có chỗ nương tựa - thì không phải văn hóa Tây phương, cũng không phải văn hóa Nhật Bản có thể làm được, mà chính là cái truyền thống văn hóa cổ xưa của chúng ta. Nó đã tích tụ những kinh nghiệm nhân sinh rất sâu sắc, có những tư tưởng khoa học rất phong phú, có thi ca, văn tự tốt đẹp, lại có cả mỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, âm nhạc, trang phục,v.v... muôn mầu muôn vẻ.
Chỉ có văn hóa Trung Quốc mới có thể đưa chúng ta lên con đường văn minh, đưa 800 triệu người Trung Quốc đến con đường hạnh phúc được.
Người Nhật Bản đã dùng qua, đã tìm thấy lợi ích. Người Tây phương cũng đang nghiên cứu học tập nó. Chúng ta - những người thuộc về chính nền văn hóa đó - chúng ta lại lại nỡ lòng nào đi bêu riếu nó. Làm như vậy không những gây nguy hại đến tiền đồ quốc gia đân tộc mà lại còn trở thành lũ cháu con bất hiếu nữa.
Hãy đừng để cho người Nhật Bản nói rằng chỉ có họ mới là con cháu thừa kế chính thức của nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta phải mở to mắt ra mà nhìn cho rõ, suy cho kỹ, phán đoán nhiều, giống như ông Bá Dương bảo cần suy nghĩ, bồi dưỡng năng lực phán đoán chính xác; trước tiên là cho hạnh phúc bản thân mình, sau đó cho hạnh phúc của 800 triệu người Trung Quốc khác .
Người Trung Quốc xấu xí
Lời Người Dịch
Thay lời tựa của Bá Dương
1. Người Trung Quốc xấu xí
Người Trung Quốc Và Cái Vại Tương
Đời Sống, Văn Học Và Lịch Sử
Cái Triết học bắt đầu bằng KÍNH và Sợ
Chỉ trừ tôi ra
Tại sao không thể mưu lợi được?
Giữ mình là thượng sách
Loài động vật không biết cười
Nước có lễ nghĩa
Ba câu nói
Cả nước xếp hàng
Rút cuộc là cái nước gì?
Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo
Phố Tàu - một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc
Nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí "
Kiêu ngạo hão
Noi gương Tây Phương nhưng không làm nô lệ
Kỳ thị chủng tộc
Lấy hổ thẹn làm vinh dự
Cái vại tương
Làm sao sửa chữa
Năng lực suy luận bị trục trặc
Nhảy ra khỏi hũ tương
Cần dấu cái ác phô trương cái thiện
Người Trung Quốc hèn hạ
Không hiểu được hài hước
Có văn hóa không có văn minh?
Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn
Người Trung Quốc Vĩ đại