watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Trung Quốc xấu xí-Rút cuộc là cái nước gì? - tác giả Bá Dương Bá Dương

Bá Dương

Rút cuộc là cái nước gì?

Tác giả: Bá Dương

Căn cứ trên sách vở ta ngỡ rằng Trung Quốc là một nước có lễ nghĩa, nhưng nhìn vào hành vi, thì ngược lại, chúng ta chẳng khác nào một nước man rợ. Điều tâm nguyện tối cao của tôi là mong sao Trung Quốc sớm trở thành một nước lễ nghĩa.
Nghe như thế, thấy có cái gì đó không xuôi tai, một anh bạn trợn mắt hỏi : " Theo ý anh thì Trung Quốc là một nước lễ nghĩa giả tạo à? " Tôi bảo: " Tôi không nói thế ! ý của tôi là Trung Quốc hiện tại còn chưa có được tư cách để làm một nước lễ nghĩa giả tạo nữa, vì thật ra nó còn là một nước dã man nguyên thủy ".
Nói chưa dứt lời tôi đã phải vội vàng ẩn cái ghế đẩu vào đít anh, vì có vẻ như anh đang muốn ngất xỉu. Ngồi trên ghế rồi anh bắt đầu lên cơn suyễn nặng.
Lên cơn suyễn vì lòng yêu nước như anh bạn tôi thì nhiều vô cùng tận, nhưng khẩu vô bằng chứng. Bây giờ hãy để tôi đưa các vị đi tham quan xem cái man rợ đó như thế nào. Xin quý vị hãy đừng để cho cảm tính làm lu mờ óc phán đoán.
Tiết mục thứ Nhất : ĐáM CƯớI
Ngay cả những ngôi sao màn bạc với bao lần ly hôn cũng đều phải công nhận : kết hôn là một việc trọng đại của đời người. Nếu không, sao họ vẫn cứ phải lập đi lập lại cái chuyện này sau khi đã từ bỏ nó ? Bởi vì trên con đường đời, kết hôn vẫn là một bước nhảy vọt và đột phá.
Một người con trai và một người con gái giã từ hoàn cảnh, tập quán cố hữu, nhẩy lên một con thuyền khác, từ đó làm thành một trung tâm gia đình riêng, cùng chèo chống con thuyền đi vào một đại dương mới lạ đầy hứng thú.
Đấy là một sự thay đổi quan trọng lắm. Vì vậy, dù nghi thức truyền thống cổ lỗ của Trung Quốc hay nghi thức tôn giáo du nhập từ phương Tây, nó vẫn là một cái gì rất trang nghiêm. Trong cái trang nghiêm và hoan lạc này mọi người đều chúc mừng cho sự đổi thay.
Chả cần nói đến thời xa xưa, chỉ trong những năm 40, các đám cưới ở nhà quê vẫn còn đúng là mười phần long trọng. Chàng rể phải đích thân đến gia đình nhà vợ để đón dâu, hoặc ngồi kiệu, hoặc ngồi xe. Về đến nhà chồng, sau ba lậy : vái trời đất, cha mẹ, vái lẫn nhau, thì hai người mới thành vợ chồng.
ở nhà thờ cũng có những ý nghĩa tương tự. Giữa tiếng nhạc trang nghiêm, chú rể đứng chờ trước thánh đàn. Cô dâu nắm tay bố, hoặc anh, từ từ xuất hiện, rồi đi lên phía thánh đàn, nơi đó người bố hoặc anh mới trao cô dâu cho chú rể. Rồi mục sư, hoặc linh mục, nhân danh thượng đế tuyên bố hai người thành vợ chồng.
Không hiểu bắt đầu từ thời nào, đại khái sau khi nhà Thanh bị diệt vong không lâu lắm, người Trung Quốc không còn thích cách quỳ lạy cũ, lại cũng không ưa cách quá tây của nhà thờ, họ bèn phát minh ra một thứ không giống ai, đến bây giờ vẫn còn dùng, gọi là " đám cưới văn minh ".
Hôn lễ không ra hôn lễ mà biến thành một loại phường chèo. Lễ đường cũng không phải lễ đường mà trở nên một thứ miếu đền ồn ào, náo nhiệt. Mọi người đến không phải để chúc mừng đám cưới, mà để tìm gặp bè bạn, trao đổi xã giao với những người sống trong cùng một thành phố mà hai, ba, bốn năm rồi chưa gặp mặt nhau. Phòng cưới thành ra một loại trà đình, tửu điếm.
Độ chừng nghi lễ đã xong, tức thì đám này bầy mạc chược, đám nọ tụ tập hàn huyên, thăm hỏi tin tức, than vãn cuộc đời, luận bàn thời cuộc, ngay cả chửi rủa người này người nọ cũng là chuyện bình thường. Tất cả là một khung cảnh ồn ào, náo nhiệt, sôi sục đến độ khi người chủ hôn đứng lên muốn nói vài câu cũng chẳng ai nghe ai được ông ta nói gì, mà ngay cả chính ông ta cũng không nghe được mình nói gì nữa.
Người mai mối thường thường phải lộ diện sớm thì bây giờ mới xuất hiện, cũng chẳng còn nhớ tên cô dâu là gì, lại quên luôn cả trách nhiệm thiêng liêng trong công tác của mình, bắt đầu nói đùa, kể chuyện nhảm nhí về việc động phòng trước mặt gia nhân thân thuộc,
Mồm miệng người này đầy những chuyện hạ lưu, đạt đến trình độ dâm dục mà nếu những người biên tập tờ báo Playboy của Mỹ có mặt ở đó cũng phải đi gọi cảnh sát đặc trách về thuần phong mỹ tục.
Mọi người lớn nhỏ dự những đám cưới như vậy đều bị dồn vào một không khí tuồng chèo. Có thể nói đó là cái chợ bán thức ăn cũng không phải là quá. Đối với hai họ, đây là một dịp để chịu đựng những điều sỉ nhục, và đối với thượng đế là lúc để khóc thương cho nhân thế.
Tiết mục thứ Hai : ĐáM MA
Chết so với cưới còn là một chuyện lớn hơn. Một người trong đời có thể kết hôn nhiều lần, nhưng chỉ có thể chết một lần. Đó là sự chấm dứt của một mạng sống, chấm dứt một cách vĩnh viễn. Vứt lại tất cả các thành tựu phấn đấu đầy gian khổ của cuộc đời, bỏ lại những người thân thuộc yêu mến nhất, buông xuôi tay ra về.
ở nhà quàn - trạm dừng cuối cùng trên hành trình cuộc sống, qua trạm này người ra đi sẽ vĩnh viễn dừng lại trong mộ phần - bầu không khí của lễ tang không những phải trang nghiêm mà còn phải rất bi thương. Người xưa nói : " những người chịu tang rất là vui vẻ " (Tang gia đại duyệt) nghĩa là chỉ " vui vẻ " khi các nghi thức tang lễ và chôn cất đều đúng cách, chứ không phải vui vì người đó chết; và như thế là tốt, là hay !
Thế mà ngày nay trong việc ma chay thường hay thấy một hiện tượng mới : Khách tang vào đến cửa đầu tiên đến nghiêng mình trước linh cữu. Gia thuộc người quá cố quỳ phục bên cạch linh cữu, lúc bi thương đều có tiếng khóc ; nhất là mẹ già, con dại, cô nhi, quả phụ tiếng khóc nghe lại càng đứt ruột. Nhưng khi tiếng khóc của gia đình người chết vẫn chưa dứt thì ông khách tang này đã phóng ngay lại chỗ một người khách khác, vẻ hể hả: " ái dà! Ông bạn, lâu ngày quá không gặp. Trông mặt anh dạo này có vẻ phú ông đấy, chắc hẳn quên hết cả bạn bè cũ rồi ! " Người kia cũng vui vẻ đáp lại: " Tôi đang đi tìm anh đây! Toàn bị những thứ hiếu hỉ ma chay khỉ gió thế này nó hành. Nào đi đi, ta đi tìm chỗ tán gẫu cái đã ". Vừa ra đến cửa thì đằng trước lù lù một nhân vật tiến vào. Hai con động vật máu lạnh kia lật đật cong lưng xuống: " Chào ngài Bộ trưởng! Dạ ngài vẫn mạnh giỏi chứ ạ? " Ông Bộ trưởng gật đầu cười, vừa bắt tay vừa đi vào. Hai con động vật máu lạnh kia liền thay đổi ý định, bèn theo bén gót đằng sau, mặt mày hớn hở.
Thế là tang khách quây cả lại, ầm ĩ lên. Nhà lễ tang bỗng chốc đã biến thành một thứ câu lạc bộ xã giao. Kỳ thực, nếu ông Bộ trưởng kia không đến chăng nữa thì tang lễ cũng trở thành một bản sao của cái loại " đám cưới văn minh " đã nói trên. Nghĩa là khách tang hầu như trong lòng chẳng có một tý tâm tình gì gọi là xót xa thương tiếc người đã khuất, bất quá chỉ như người đi vãn cảnh miếu đền.
Sự thực, ngay ở nơi quàn xác chết hiển nhiên cũng đã thành chỗ kết bè, kết đảng, lại đương nhiên thành chỗ " xa nhà gặp người quen " thì nét mặt tự nhiên phải tươi cười rạng rỡ. Chẳng trách người Tây phương trách người Trung Quốc là quá lãnh đạm và tàn khốc.
Than ôi ! Chỗ quàn xác, nơi cô nhi quả phụ đau lòng, nơi thượng đế cũng đau lòng !
Tiết mục thứ Ba : QUáN ĂN
Quán ăn Trung Quốc là một nơi đầy nghi lễ. Có thể nói tinh hoa của những nghi lễ ăn uống này tập trung toàn bộ trong hai cuộc chiến bắt buộc. Cuộc chiến thứ nhất là " Cuộc chiến tranh chỗ ngồi ".
Tại một bàn tiệc thông thường vẫn có một chủ tọa - một loại khách danh dự - thường là một người có chức vị hoặc giàu sang. Nhưng cái ghế chủ tịch này dường như là nơi có rắn độc ẩn núp, nên người được chọn nhất định tránh không chịu ngồi. Thấy người khách danh dự như vậy, tức thì những người khách khác cùng với chủ nhân hè nhau lại lôi kéo, reo hò, quát tháo. Có khi người này mặc dù sùi cả bọt mép ra vẫn khăng khăng không chịu.
Có kẻ thì nhanh mắt, nhanh tay, áp dụng kiểu " tiên hạ thủ vi cường ", nghĩa là cứ đặt đít ngồi ngay xuống bất cứ chỗ nào đó, rồi tuyên bố : " Đây là chỗ chủ tịch rồi ! " Thế là mấy người kia không còn cách nào khác đành chịu thua ấm ức ngồi xuống. Lúc chủ tọa đã yên vị, lại đến chỗ ngồi ở ghế thứ nhì, thứ ba, thứ tư,... cứ mỗi lần như thế lại hò hét náo động cả đến mười hoặc hai, ba mươi phút trước khi bụi bặm lắng xuống.
Không cần kể các chuyện rườm rà như người chúc rượu, kẻ tiếp thức ăn, một trường hỗn chiến trong bàn tiệc có thể làm cho thực khách đều mệt chết đi được, mà hãy nói đến hồi tan tiệc - mọi người ra về - lúc này cái trận chiến thứ hai mới bộc phát. Đó là " Cuộc chiến tránh cửa ".
Mọi người giờ đây giống một đàn chim cánh cụt chen chúc nhau trước cửa, chẳng khác nào ở ngoài đường là cạm bẫy nguy hiểm khôn lường, chỉ cần bước thêm một bước sẽ rơi vào mồm lang sói. Thế là chẳng ai chịu đi, ngay cả người ngồi ghế chủ tọa dù có bị đuổi ra khỏi hội cũng nhất định không ra trước. Thế là lại cãi nhau ỏm tỏi. Và cuối cùng mặc dù cố giẫy dụa người chủ tọa vẫn bị cả bọn tống cổ ra ngoài. Người này nếu già yếu, không đứng vững còn có thể bị bọn người xô đẩy ra kia đạp cả lên đầu.
Đấy chỉ là những thứ hai năm rõ mười trong số những thứ khác cũng táng đởm kinh hồn không kém của cái " văn minh " Trung Quốc.
Trích từ " Những con trùng dậy sớm "



Căn cứ trên sách vở ta ngỡ rằng Trung Quốc là một nước có lễ nghĩa, nhưng nhìn vào hành vi, thì ngược lại, chúng ta chẳng khác nào một nước man rợ. Điều tâm nguyện tối cao của tôi là mong sao Trung Quốc sớm trở thành một nước lễ nghĩa.
Nghe như thế, thấy có cái gì đó không xuôi tai, một anh bạn trợn mắt hỏi : " Theo ý anh thì Trung Quốc là một nước lễ nghĩa giả tạo à? " Tôi bảo: " Tôi không nói thế ! ý của tôi là Trung Quốc hiện tại còn chưa có được tư cách để làm một nước lễ nghĩa giả tạo nữa, vì thật ra nó còn là một nước dã man nguyên thủy ".
Nói chưa dứt lời tôi đã phải vội vàng ẩn cái ghế đẩu vào đít anh, vì có vẻ như anh đang muốn ngất xỉu. Ngồi trên ghế rồi anh bắt đầu lên cơn suyễn nặng.
Lên cơn suyễn vì lòng yêu nước như anh bạn tôi thì nhiều vô cùng tận, nhưng khẩu vô bằng chứng. Bây giờ hãy để tôi đưa các vị đi tham quan xem cái man rợ đó như thế nào. Xin quý vị hãy đừng để cho cảm tính làm lu mờ óc phán đoán.
Tiết mục thứ Nhất : ĐáM CƯớI
Ngay cả những ngôi sao màn bạc với bao lần ly hôn cũng đều phải công nhận : kết hôn là một việc trọng đại của đời người. Nếu không, sao họ vẫn cứ phải lập đi lập lại cái chuyện này sau khi đã từ bỏ nó ? Bởi vì trên con đường đời, kết hôn vẫn là một bước nhảy vọt và đột phá.
Một người con trai và một người con gái giã từ hoàn cảnh, tập quán cố hữu, nhẩy lên một con thuyền khác, từ đó làm thành một trung tâm gia đình riêng, cùng chèo chống con thuyền đi vào một đại dương mới lạ đầy hứng thú.
Đấy là một sự thay đổi quan trọng lắm. Vì vậy, dù nghi thức truyền thống cổ lỗ của Trung Quốc hay nghi thức tôn giáo du nhập từ phương Tây, nó vẫn là một cái gì rất trang nghiêm. Trong cái trang nghiêm và hoan lạc này mọi người đều chúc mừng cho sự đổi thay.
Chả cần nói đến thời xa xưa, chỉ trong những năm 40, các đám cưới ở nhà quê vẫn còn đúng là mười phần long trọng. Chàng rể phải đích thân đến gia đình nhà vợ để đón dâu, hoặc ngồi kiệu, hoặc ngồi xe. Về đến nhà chồng, sau ba lậy : vái trời đất, cha mẹ, vái lẫn nhau, thì hai người mới thành vợ chồng.
ở nhà thờ cũng có những ý nghĩa tương tự. Giữa tiếng nhạc trang nghiêm, chú rể đứng chờ trước thánh đàn. Cô dâu nắm tay bố, hoặc anh, từ từ xuất hiện, rồi đi lên phía thánh đàn, nơi đó người bố hoặc anh mới trao cô dâu cho chú rể. Rồi mục sư, hoặc linh mục, nhân danh thượng đế tuyên bố hai người thành vợ chồng.
Không hiểu bắt đầu từ thời nào, đại khái sau khi nhà Thanh bị diệt vong không lâu lắm, người Trung Quốc không còn thích cách quỳ lạy cũ, lại cũng không ưa cách quá tây của nhà thờ, họ bèn phát minh ra một thứ không giống ai, đến bây giờ vẫn còn dùng, gọi là " đám cưới văn minh ".
Hôn lễ không ra hôn lễ mà biến thành một loại phường chèo. Lễ đường cũng không phải lễ đường mà trở nên một thứ miếu đền ồn ào, náo nhiệt. Mọi người đến không phải để chúc mừng đám cưới, mà để tìm gặp bè bạn, trao đổi xã giao với những người sống trong cùng một thành phố mà hai, ba, bốn năm rồi chưa gặp mặt nhau. Phòng cưới thành ra một loại trà đình, tửu điếm.
Độ chừng nghi lễ đã xong, tức thì đám này bầy mạc chược, đám nọ tụ tập hàn huyên, thăm hỏi tin tức, than vãn cuộc đời, luận bàn thời cuộc, ngay cả chửi rủa người này người nọ cũng là chuyện bình thường. Tất cả là một khung cảnh ồn ào, náo nhiệt, sôi sục đến độ khi người chủ hôn đứng lên muốn nói vài câu cũng chẳng ai nghe ai được ông ta nói gì, mà ngay cả chính ông ta cũng không nghe được mình nói gì nữa.
Người mai mối thường thường phải lộ diện sớm thì bây giờ mới xuất hiện, cũng chẳng còn nhớ tên cô dâu là gì, lại quên luôn cả trách nhiệm thiêng liêng trong công tác của mình, bắt đầu nói đùa, kể chuyện nhảm nhí về việc động phòng trước mặt gia nhân thân thuộc,
Mồm miệng người này đầy những chuyện hạ lưu, đạt đến trình độ dâm dục mà nếu những người biên tập tờ báo Playboy của Mỹ có mặt ở đó cũng phải đi gọi cảnh sát đặc trách về thuần phong mỹ tục.
Mọi người lớn nhỏ dự những đám cưới như vậy đều bị dồn vào một không khí tuồng chèo. Có thể nói đó là cái chợ bán thức ăn cũng không phải là quá. Đối với hai họ, đây là một dịp để chịu đựng những điều sỉ nhục, và đối với thượng đế là lúc để khóc thương cho nhân thế.
Tiết mục thứ Hai : ĐáM MA
Chết so với cưới còn là một chuyện lớn hơn. Một người trong đời có thể kết hôn nhiều lần, nhưng chỉ có thể chết một lần. Đó là sự chấm dứt của một mạng sống, chấm dứt một cách vĩnh viễn. Vứt lại tất cả các thành tựu phấn đấu đầy gian khổ của cuộc đời, bỏ lại những người thân thuộc yêu mến nhất, buông xuôi tay ra về.
ở nhà quàn - trạm dừng cuối cùng trên hành trình cuộc sống, qua trạm này người ra đi sẽ vĩnh viễn dừng lại trong mộ phần - bầu không khí của lễ tang không những phải trang nghiêm mà còn phải rất bi thương. Người xưa nói : " những người chịu tang rất là vui vẻ " (Tang gia đại duyệt) nghĩa là chỉ " vui vẻ " khi các nghi thức tang lễ và chôn cất đều đúng cách, chứ không phải vui vì người đó chết; và như thế là tốt, là hay !
Thế mà ngày nay trong việc ma chay thường hay thấy một hiện tượng mới : Khách tang vào đến cửa đầu tiên đến nghiêng mình trước linh cữu. Gia thuộc người quá cố quỳ phục bên cạch linh cữu, lúc bi thương đều có tiếng khóc ; nhất là mẹ già, con dại, cô nhi, quả phụ tiếng khóc nghe lại càng đứt ruột. Nhưng khi tiếng khóc của gia đình người chết vẫn chưa dứt thì ông khách tang này đã phóng ngay lại chỗ một người khách khác, vẻ hể hả: " ái dà! Ông bạn, lâu ngày quá không gặp. Trông mặt anh dạo này có vẻ phú ông đấy, chắc hẳn quên hết cả bạn bè cũ rồi ! " Người kia cũng vui vẻ đáp lại: " Tôi đang đi tìm anh đây! Toàn bị những thứ hiếu hỉ ma chay khỉ gió thế này nó hành. Nào đi đi, ta đi tìm chỗ tán gẫu cái đã ". Vừa ra đến cửa thì đằng trước lù lù một nhân vật tiến vào. Hai con động vật máu lạnh kia lật đật cong lưng xuống: " Chào ngài Bộ trưởng! Dạ ngài vẫn mạnh giỏi chứ ạ? " Ông Bộ trưởng gật đầu cười, vừa bắt tay vừa đi vào. Hai con động vật máu lạnh kia liền thay đổi ý định, bèn theo bén gót đằng sau, mặt mày hớn hở.
Thế là tang khách quây cả lại, ầm ĩ lên. Nhà lễ tang bỗng chốc đã biến thành một thứ câu lạc bộ xã giao. Kỳ thực, nếu ông Bộ trưởng kia không đến chăng nữa thì tang lễ cũng trở thành một bản sao của cái loại " đám cưới văn minh " đã nói trên. Nghĩa là khách tang hầu như trong lòng chẳng có một tý tâm tình gì gọi là xót xa thương tiếc người đã khuất, bất quá chỉ như người đi vãn cảnh miếu đền.
Sự thực, ngay ở nơi quàn xác chết hiển nhiên cũng đã thành chỗ kết bè, kết đảng, lại đương nhiên thành chỗ " xa nhà gặp người quen " thì nét mặt tự nhiên phải tươi cười rạng rỡ. Chẳng trách người Tây phương trách người Trung Quốc là quá lãnh đạm và tàn khốc.
Than ôi ! Chỗ quàn xác, nơi cô nhi quả phụ đau lòng, nơi thượng đế cũng đau lòng !
Tiết mục thứ Ba : QUáN ĂN
Quán ăn Trung Quốc là một nơi đầy nghi lễ. Có thể nói tinh hoa của những nghi lễ ăn uống này tập trung toàn bộ trong hai cuộc chiến bắt buộc. Cuộc chiến thứ nhất là " Cuộc chiến tranh chỗ ngồi ".
Tại một bàn tiệc thông thường vẫn có một chủ tọa - một loại khách danh dự - thường là một người có chức vị hoặc giàu sang. Nhưng cái ghế chủ tịch này dường như là nơi có rắn độc ẩn núp, nên người được chọn nhất định tránh không chịu ngồi. Thấy người khách danh dự như vậy, tức thì những người khách khác cùng với chủ nhân hè nhau lại lôi kéo, reo hò, quát tháo. Có khi người này mặc dù sùi cả bọt mép ra vẫn khăng khăng không chịu.
Có kẻ thì nhanh mắt, nhanh tay, áp dụng kiểu " tiên hạ thủ vi cường ", nghĩa là cứ đặt đít ngồi ngay xuống bất cứ chỗ nào đó, rồi tuyên bố : " Đây là chỗ chủ tịch rồi ! " Thế là mấy người kia không còn cách nào khác đành chịu thua ấm ức ngồi xuống. Lúc chủ tọa đã yên vị, lại đến chỗ ngồi ở ghế thứ nhì, thứ ba, thứ tư,... cứ mỗi lần như thế lại hò hét náo động cả đến mười hoặc hai, ba mươi phút trước khi bụi bặm lắng xuống.
Không cần kể các chuyện rườm rà như người chúc rượu, kẻ tiếp thức ăn, một trường hỗn chiến trong bàn tiệc có thể làm cho thực khách đều mệt chết đi được, mà hãy nói đến hồi tan tiệc - mọi người ra về - lúc này cái trận chiến thứ hai mới bộc phát. Đó là " Cuộc chiến tránh cửa ".
Mọi người giờ đây giống một đàn chim cánh cụt chen chúc nhau trước cửa, chẳng khác nào ở ngoài đường là cạm bẫy nguy hiểm khôn lường, chỉ cần bước thêm một bước sẽ rơi vào mồm lang sói. Thế là chẳng ai chịu đi, ngay cả người ngồi ghế chủ tọa dù có bị đuổi ra khỏi hội cũng nhất định không ra trước. Thế là lại cãi nhau ỏm tỏi. Và cuối cùng mặc dù cố giẫy dụa người chủ tọa vẫn bị cả bọn tống cổ ra ngoài. Người này nếu già yếu, không đứng vững còn có thể bị bọn người xô đẩy ra kia đạp cả lên đầu.
Đấy chỉ là những thứ hai năm rõ mười trong số những thứ khác cũng táng đởm kinh hồn không kém của cái " văn minh " Trung Quốc.

Trích từ " Những con trùng dậy sớm "
Người Trung Quốc xấu xí
Lời Người Dịch
Thay lời tựa của Bá Dương
1. Người Trung Quốc xấu xí
Người Trung Quốc Và Cái Vại Tương
Đời Sống, Văn Học Và Lịch Sử
Cái Triết học bắt đầu bằng KÍNH và Sợ
Chỉ trừ tôi ra
Tại sao không thể mưu lợi được?
Giữ mình là thượng sách
Loài động vật không biết cười
Nước có lễ nghĩa
Ba câu nói
Cả nước xếp hàng
Rút cuộc là cái nước gì?
Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo
Phố Tàu - một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc
Nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí "
Kiêu ngạo hão
Noi gương Tây Phương nhưng không làm nô lệ
Kỳ thị chủng tộc
Lấy hổ thẹn làm vinh dự
Cái vại tương
Làm sao sửa chữa
Năng lực suy luận bị trục trặc
Nhảy ra khỏi hũ tương
Cần dấu cái ác phô trương cái thiện
Người Trung Quốc hèn hạ
Không hiểu được hài hước
Có văn hóa không có văn minh?
Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn
Người Trung Quốc Vĩ đại