Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn
Tác giả: Bá Dương
Trương Thiệu Thiên
" Luận đàn báo ", Los Angeles,
ngày 3-9 tháng 4 năm 1985.
Mấy tháng trước ông Bá Dương nói chuyện ở Iowa về " Người Trung Quốc xấu xí " làm cho cộng đồng người Hoa ở Mỹ xôn xao, mãi đến bây giờ vẫn còn gợn sóng. Từ hai tháng nay trên tờ " Luận đàn báo " cơ hồ mỗi kỳ đều có một hai bài thảo luận về áng văn " xấu xí " của Bá Dương.
Trong số ra gần đây nhất tôi lại được đọc bài của ông Lưu Tiền Mẫn nhan đề " Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc ". Ngoài vấn đề chỉ trích ông Bá Dương đã bôi nhọ văn hóa Trung Quốc, ông còn đưa ra rất nhiều giải thích sách vở về các khuyết điểm của người Trung Quốc. Bài văn này của ông Lưu đã chứng tỏ ông mất khá nhiều công phu để suy nghĩ về vấn đề văn hóa Trung Quốc, lại cũng nói lên cái nhiệt tình của ông đối với nó.
Sự nghiên cứu và cái nhiệt tình này của ông làm tôi rất khâm phục. Nhưng có nhiều luận điểm của ông tôi lại không thể chấp nhận được. Cho nên ở đây xin thảo luận như sau :
1- Ông Lưu bảo người Trung Quốc trước hết nên " bần nhi vô xiển " (nghèo nhưng không nịnh), còn " phú nhi vô kiêu " (giàu nhưng không kiêu) thì chưa cần kíp lắm.
Theo thiển ý của tôi thì hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả rất lớn. Giả sử một người có tiền, có quyền, hết sức kiêu căng, lại thích người ta nịnh nọt mình thì nhất định sẽ có những chuyên gia nịnh hót (mà Bá Dương gọi là " phái đoàn vẫy đuôi ") vây quanh người đó. Chỉ khi nào các vị có tiền, có quyền, biết tôn trọng bạn bè nghèo thì những bạn bè nghèo mới có thể bắt đầu không nịnh nọt được.
2- Ông Lưu bảo nước Anh ở thời đại Newton mới phát xuất nhân tài, còn thời nay chẳng khác nào một nước không còn sinh khí, như đến tuổi già sắp chết.
Vậy để xem thử cái " tuổi già sắp chết " của nước Anh bây giờ ở mức độ nào, ta cứ tiện tay dở danh mục các người đoạt giải Nobel từ năm 1960 cho đến năm 1984 (không nói đến cái tỷ lệ cao của Đại đế quốc Anh lúc vẫn còn hưng thịnh trước năm 1960). Ta sẽ thấy trong 25 năm đó tổng cộng trên 153 người đoạt giải ở lĩnh vực khoa học (vật lý, hóa học, sinh vật và ba loại y học) thì người Anh đã chiếm 25 giải rưỡi [năm 1975 một nửa giải hóa học được chia cho một người quốc tịch úc làm việc hoàn toàn ở Anh là John Cornforth.
Từ trước đến nay người gốc Hoa được giải vật lý có 3 vị, nhưng vì đều là quốc tịch Mỹ, làm việc nghiên cứu ở Mỹ nên trong danh sách họ chẳng được xem là người Trung Quốc nữa. Như vậy tỷ lệ số người Anh đoạt giải chiếm đúng 1 phần 6 của tổng số thế giới, và chỉ đứng sau nước Mỹ.
Đúng là sau Thế chiến Thứ nhất, nước Anh đã mất địa vị ưu thế trong lãnh vực khoa học kỹ thuật của thời Newton, nhưng nếu nói là nước này đang ở vào tình trạng " không còn sinh khí " thì chẳng hóa ra là quá phóng đại lên không ?
3- Ông Lưu bảo vì phạm vi hoạt động của người Trung Quốc thủa xưa chỉ loanh quanh ở một góc châu á, cho nên không có lợi cho sự phát triển văn hóa.
Tôi thấy điều này rất buồn cười, chẳng khác nào ông bảo trước khi Tân Thế Giới bị chiếm làm thuộc địa thì phạm vi hoạt động của người Tây phương không bị giới hạn trong một góc Âu châu vậy.
Trung Quốc so sánh về đất đai và nhân khẩu cũng xấp xỉ tương đương với Âu châu. Thêm vào đó lịch sử Trung Quốc còn có một cục diện thống nhất trong một thời gian lâu gấp đôi Âu châu (Âu châu từ thời Trung cổ về sau đã chia thành bao nhiêu nước, mỗi nước có riêng một thứ tiếng, một văn hóa, chính trị, tôn giáo,... chả có cái nào giống cái nào), cho nên sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực với nhau đâu phải được dễ dàng thuận lợi hơn Trung Quốc như ông Lưu nói.
Thế tại sao Thời đại Phục hưng, Thế kỷ ánh sáng, nền Chính trị Lập hiến Dân chủ, cuộc Cách mạng Công nghiệp, tất cả đều đã ra đời tại cái góc Âu châu đó ?
Theo thiển ý thì văn hóa và công nghiệp Trung Quốc cho đến thời nhà Tống đã dừng lại, không tiến được vì bị gò bó bởi tư tưởng của các nhà Lý học.
Ngay từ thời Hán trở xuống, cái Nho học nhà nước đã hoàn thành việc dựng lên nhiều trở ngại rất lớn đối với học thuật và tự do tư tưởng.
Thời Tống, những người như Trình Di, Chu Hy, v.v...đều là những nhà Lý học lớn, nhưng lại đem thu nhỏ phạm vi của Nho học lại. Họ cho rằng mỗi cá nhân, ít nhất mỗi cá nhân những người đèn sách, đều phải suốt đời không có con đường nào khác ngoài con đường học làm những ông thánh.
Cho đến lúc Lý học trở thành cái dòng chính của Nho học thì sức sống của văn hóa Trung Quốc liền bị chà đạp. Đồng thời tầng lớp sĩ phu, để củng cố quyền lợi, địa vị cá nhân, đã phân chia một cách độc đoán xã hội thành 4 giai tầng : sĩ, nông, công, thương, và đẩy địa vị xã hội của những nhân tài chuyên nghiệp (công), những nhà buôn (thương) xuống bùn đen. Các phát minh về công nghiệp thường thường bị xem là thứ " tranh dâm tranh xảo " (Đua đòi tà dâm và xảo trá), " điêu trùng tiểu kỹ " (tiểu xảo dùng tạc nên các con trùng - rồng phượng), và rất ít được báo đáp khích lệ.
Với tâm lý xã hội như vậy, những kẻ có tài cao đều nghĩ đến việc làm quan. Còn lại những kẻ kém tài hơn mới đi làm công-thương-nghiệp.
Một xã hội khinh rẻ công-thương-nghiệp như vậy làm sao có thể hy vọng phát triển được khoa học kỹ thuật, công nghiệp làm sao tiến được ?
Kỳ thực vào thời Nam Tống, Trung Quốc đã có thể có đủ điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Nếu như thời ấy có tự do trong lĩnh vực học thuật, nhà nước khích lệ công thương, cách mạng công nghiệp rất có khả năng xảy ra tại Trung Quốc trước khi ra đời tại nước Anh.
4- Ông Lưu đặt câu hỏi : " Một nước dưới chân rặng núi Hy-ma-la-ya như nước Bu-tan làm sao có thể phát triển công thương nghiệp như Đài Loan được ? "
Tôi có thể đáp như thế này: " Cái đó chỉ tùy thuộc vào con người! "
Ông không thấy nước Thụy-Sĩ ở dưới chân núi An-pơ (Alpes) hay sao ? Diện tích còn nhỏ hơn cả Bu-tan, không những nước này có công thương nghiệp phát triển, mà trong nhiều ngành nghề còn đứng vào hàng đầu thế giới.
Nếu căn cứ vào cái lý luận dựa trên vị trí địa lý thì tại sao Tây Ban Nha, ý, Hy-Lạp, Ai-Cập đều là những nước có địa thế thuận lợi lại không thể phát triển công thương nghiệp như Thụy-Sĩ là một nước nằm giữa lục địa dưới chân núi. Chưa kể đến các nước như Na-Uy, Thụy-Điển là những nước nằm trong một góc rất biệt lập của Âu châu ?
5- Ông Lưu bảo Trung Quốc đã thay đổi quốc thể, chính thể và chính sách kinh tế một cách rất dễ dàng. Ông muốn chứng minh rằng người Trung Quốc đối với tư tưởng ngoại lai cũng không đến nỗi là những kẻ bảo thủ.
Tôi muốn hỏi ông Lưu :
Thế tất cả những thứ thay đổi ông nói ở trên đó có phải đã được thông qua một cuộc trưng cầu ý dân hoặc là sản phẩm của một quốc hội chân chính do dân bầu, nghĩa là bằng những trình tự hợp pháp của một quốc gia hay không ?
Nếu đúng như thế, thì luận điểm của ông Lưu mới đứng vững được.
Nhưng nếu những thay đổi này chỉ là pháp lệnh của những kẻ nắm quyền, hoặc được thông qua bằng hình thức " con dấu cao su " của kẻ thống trị, thì điều đó chỉ minh chứng một điều là Trung Quốc thiếu nhân quyền. Những kẻ thống trị sau khi nắm chính quyền, với súng đạn hễ chọn chính thể nào thì áp đặt chính thể đó, chẳng cần biết nhân dân có đồng ý hay không.
" Văn hóa đại cách mạng " (Cách Mạng Văn Hóa), tuy khẩu hiệu thì hô hào nhằm lật đổ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhưng bản thân lại nói lên rất rõ cái tính chất độc tài chính trị truyền thống và thói quen xâu xé lẫn nhau của người Trung Quốc.
Vì vậy, tôi vẫn cho rằng Cách Mạng Văn Hóa đúng là sản phẩm 100 % của cái " văn hóa hũ tương ", nó không thể nào có thể phát sinh ở một nước tôn trọng nhân quyền và dân chủ được.
6- Ông Lưu bảo người Trung Quốc nói to vì trong tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, nên vừa phải nói to vừa phải hoa chân múa tay mới diễn đạt được ý nghĩa muốn nói.
Nếu ý của ông Lưu mà đúng thì chúng ta không thể nào giải thích được làm sao người Trung Quốc có thể dùng điện thoại để nói chuyện với nhau, vì lúc đó họ không thể hoa chân múa tay mà cũng không thể nói thật to được.
Các độc giả không tin cứ thử gọi ngay dây nói cho người thân hay bạn bè thử xem. Lúc đó mới thấy được cái lý luận của ông Lưu có tính thuyết phục hay không.
Theo ý tôi, người Trung Quốc nói to là vì họ không được dậy dỗ về cung cách nói chuyện và trình tự của hội nghị, không biết tôn trọng sự phát ngôn của người khác, nên thường khi đối phương nói chưa dứt đã vội át lời, bác bẻ lại luận điểm của người ta.
Cái hiện tượng giữa chừng ngắt lời kẻ khác trong xã giao thông thường là một việc luôn luôn xảy ra ở Trung Quốc. Bởi vì trong lúc nói ai cũng tranh nhau phát ngôn cùng một lúc, nên mọi người bắt buộc phải gân cổ càng to càng tốt.
7- Ông Lưu đã tốn khá nhiều mực để giải thích sự hỗn loạn giao thông ở Trung Quốc. Ông cho rằng vì người Trung Quốc học lái xe tại những khu riêng biệt của trường dạy lái, không như những người Mỹ học lái xe một cách thực tế ở ngoài đường. Vì vậy người Trung Quốc mặc dù thi đậu được bằng lái xe, nhưng vẫn tiếp tục xem ngoài đường như khu vực riêng của trường lái, và vẫn cứ tiếp tục lái ngang, đâm dọc.
Mặc dù tôi biết rất ít về tình hình dạy lái xe ở Đài Loan, nhưng tôi có thể hình dung được khi dạy lái xe chẳng ai dạy cứ phải luôn luôn bóp còi hoặc đừng nhường người đi bộ ở chỗ dành cho bộ hành qua đường (nếu không tuân theo lời dạy thì làm sao đậu bằng được? )
Thế tại sao khi lái xe ra đường họ lại không hề rời cái còi và không hề tôn trọng người bộ hành ở lối dành cho người đi bộ qua đường tý nào cả ? Xin ông Lưu giải thích giùm tôi.
Trên đây là một vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi sau khi đọc bài viết của ông Lưu.
Ông Lưu bảo ông Bá Dương bôi nhọ văn hóa Trung Quốc. Tôi thì cho rằng ông Lưu lại đi tô son cho những cái vết bẩn của văn hóa Trung Quốc.
Nhưng dù có nhấn mạnh trên những khuyết điểm hay che đậy sai lầm của văn hóa Trung Quốc chúng ta, tôi tin rằng cái động cơ của cả hai ông đều phát xuất từ tấm lòng thành.
Vì thế tôi cho rằng khi ông Lưu nói Bá Dương xu nịnh nước ngoài thì ông không những làm tổn thương đến sự trung hậu của ông Bá Dương mà còn không đúng với lô-gíc.
Nếu Bá Dương là loại người xu nịnh thì đối tượng nịnh của ông ta tất phải là Quốc Dân Đảng chứ đâu phải là người Tây phương.
Một người có tài như Bá Dương, lại vốn là người của Cứu Quốc Đoàn (ông đã từng là Tổng cán sự của " Hiệp hội Các nhà văn Thanh niên " trong Cứu Quốc Đoàn), chỉ cần nịnh nọt nhà đương cục một tý là ông cũng có thể trở thành người được tin dùng từ bao đời nay rồi.
Hà tất ông phải chọn con đường mưu sinh bằng cách đi viết tạp văn đả kích thói hư tật xấu của xã hội, cuối cùng xúc phạm đến Quốc Dân Đảng, để cho cái đảng này bắt nhốt ông trong vòng 10 năm.
Một người mang tình cảm và tư tưởng như ông, có thể còn có thái độ kiêu ngạo là đằng khác, đâu lý nào lại đi nịnh nọt.
Không biết ông Lưu có thấy thế không ?
Trương Thiệu Thiên
" Luận đàn báo ", Los Angeles,
ngày 3-9 tháng 4 năm 1985.
Mấy tháng trước ông Bá Dương nói chuyện ở Iowa về " Người Trung Quốc xấu xí " làm cho cộng đồng người Hoa ở Mỹ xôn xao, mãi đến bây giờ vẫn còn gợn sóng. Từ hai tháng nay trên tờ " Luận đàn báo " cơ hồ mỗi kỳ đều có một hai bài thảo luận về áng văn " xấu xí " của Bá Dương.
Trong số ra gần đây nhất tôi lại được đọc bài của ông Lưu Tiền Mẫn nhan đề " Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc ". Ngoài vấn đề chỉ trích ông Bá Dương đã bôi nhọ văn hóa Trung Quốc, ông còn đưa ra rất nhiều giải thích sách vở về các khuyết điểm của người Trung Quốc. Bài văn này của ông Lưu đã chứng tỏ ông mất khá nhiều công phu để suy nghĩ về vấn đề văn hóa Trung Quốc, lại cũng nói lên cái nhiệt tình của ông đối với nó.
Sự nghiên cứu và cái nhiệt tình này của ông làm tôi rất khâm phục. Nhưng có nhiều luận điểm của ông tôi lại không thể chấp nhận được. Cho nên ở đây xin thảo luận như sau :
1- Ông Lưu bảo người Trung Quốc trước hết nên " bần nhi vô xiển " (nghèo nhưng không nịnh), còn " phú nhi vô kiêu " (giàu nhưng không kiêu) thì chưa cần kíp lắm.
Theo thiển ý của tôi thì hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả rất lớn. Giả sử một người có tiền, có quyền, hết sức kiêu căng, lại thích người ta nịnh nọt mình thì nhất định sẽ có những chuyên gia nịnh hót (mà Bá Dương gọi là " phái đoàn vẫy đuôi ") vây quanh người đó. Chỉ khi nào các vị có tiền, có quyền, biết tôn trọng bạn bè nghèo thì những bạn bè nghèo mới có thể bắt đầu không nịnh nọt được.
2- Ông Lưu bảo nước Anh ở thời đại Newton mới phát xuất nhân tài, còn thời nay chẳng khác nào một nước không còn sinh khí, như đến tuổi già sắp chết.
Vậy để xem thử cái " tuổi già sắp chết " của nước Anh bây giờ ở mức độ nào, ta cứ tiện tay dở danh mục các người đoạt giải Nobel từ năm 1960 cho đến năm 1984 (không nói đến cái tỷ lệ cao của Đại đế quốc Anh lúc vẫn còn hưng thịnh trước năm 1960). Ta sẽ thấy trong 25 năm đó tổng cộng trên 153 người đoạt giải ở lĩnh vực khoa học (vật lý, hóa học, sinh vật và ba loại y học) thì người Anh đã chiếm 25 giải rưỡi [năm 1975 một nửa giải hóa học được chia cho một người quốc tịch úc làm việc hoàn toàn ở Anh là John Cornforth.
Từ trước đến nay người gốc Hoa được giải vật lý có 3 vị, nhưng vì đều là quốc tịch Mỹ, làm việc nghiên cứu ở Mỹ nên trong danh sách họ chẳng được xem là người Trung Quốc nữa. Như vậy tỷ lệ số người Anh đoạt giải chiếm đúng 1 phần 6 của tổng số thế giới, và chỉ đứng sau nước Mỹ.
Đúng là sau Thế chiến Thứ nhất, nước Anh đã mất địa vị ưu thế trong lãnh vực khoa học kỹ thuật của thời Newton, nhưng nếu nói là nước này đang ở vào tình trạng " không còn sinh khí " thì chẳng hóa ra là quá phóng đại lên không ?
3- Ông Lưu bảo vì phạm vi hoạt động của người Trung Quốc thủa xưa chỉ loanh quanh ở một góc châu á, cho nên không có lợi cho sự phát triển văn hóa.
Tôi thấy điều này rất buồn cười, chẳng khác nào ông bảo trước khi Tân Thế Giới bị chiếm làm thuộc địa thì phạm vi hoạt động của người Tây phương không bị giới hạn trong một góc Âu châu vậy.
Trung Quốc so sánh về đất đai và nhân khẩu cũng xấp xỉ tương đương với Âu châu. Thêm vào đó lịch sử Trung Quốc còn có một cục diện thống nhất trong một thời gian lâu gấp đôi Âu châu (Âu châu từ thời Trung cổ về sau đã chia thành bao nhiêu nước, mỗi nước có riêng một thứ tiếng, một văn hóa, chính trị, tôn giáo,... chả có cái nào giống cái nào), cho nên sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực với nhau đâu phải được dễ dàng thuận lợi hơn Trung Quốc như ông Lưu nói.
Thế tại sao Thời đại Phục hưng, Thế kỷ ánh sáng, nền Chính trị Lập hiến Dân chủ, cuộc Cách mạng Công nghiệp, tất cả đều đã ra đời tại cái góc Âu châu đó ?
Theo thiển ý thì văn hóa và công nghiệp Trung Quốc cho đến thời nhà Tống đã dừng lại, không tiến được vì bị gò bó bởi tư tưởng của các nhà Lý học.
Ngay từ thời Hán trở xuống, cái Nho học nhà nước đã hoàn thành việc dựng lên nhiều trở ngại rất lớn đối với học thuật và tự do tư tưởng.
Thời Tống, những người như Trình Di, Chu Hy, v.v...đều là những nhà Lý học lớn, nhưng lại đem thu nhỏ phạm vi của Nho học lại. Họ cho rằng mỗi cá nhân, ít nhất mỗi cá nhân những người đèn sách, đều phải suốt đời không có con đường nào khác ngoài con đường học làm những ông thánh.
Cho đến lúc Lý học trở thành cái dòng chính của Nho học thì sức sống của văn hóa Trung Quốc liền bị chà đạp. Đồng thời tầng lớp sĩ phu, để củng cố quyền lợi, địa vị cá nhân, đã phân chia một cách độc đoán xã hội thành 4 giai tầng : sĩ, nông, công, thương, và đẩy địa vị xã hội của những nhân tài chuyên nghiệp (công), những nhà buôn (thương) xuống bùn đen. Các phát minh về công nghiệp thường thường bị xem là thứ " tranh dâm tranh xảo " (Đua đòi tà dâm và xảo trá), " điêu trùng tiểu kỹ " (tiểu xảo dùng tạc nên các con trùng - rồng phượng), và rất ít được báo đáp khích lệ.
Với tâm lý xã hội như vậy, những kẻ có tài cao đều nghĩ đến việc làm quan. Còn lại những kẻ kém tài hơn mới đi làm công-thương-nghiệp.
Một xã hội khinh rẻ công-thương-nghiệp như vậy làm sao có thể hy vọng phát triển được khoa học kỹ thuật, công nghiệp làm sao tiến được ?
Kỳ thực vào thời Nam Tống, Trung Quốc đã có thể có đủ điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Nếu như thời ấy có tự do trong lĩnh vực học thuật, nhà nước khích lệ công thương, cách mạng công nghiệp rất có khả năng xảy ra tại Trung Quốc trước khi ra đời tại nước Anh.
4- Ông Lưu đặt câu hỏi : " Một nước dưới chân rặng núi Hy-ma-la-ya như nước Bu-tan làm sao có thể phát triển công thương nghiệp như Đài Loan được ? "
Tôi có thể đáp như thế này: " Cái đó chỉ tùy thuộc vào con người! "
Ông không thấy nước Thụy-Sĩ ở dưới chân núi An-pơ (Alpes) hay sao ? Diện tích còn nhỏ hơn cả Bu-tan, không những nước này có công thương nghiệp phát triển, mà trong nhiều ngành nghề còn đứng vào hàng đầu thế giới.
Nếu căn cứ vào cái lý luận dựa trên vị trí địa lý thì tại sao Tây Ban Nha, ý, Hy-Lạp, Ai-Cập đều là những nước có địa thế thuận lợi lại không thể phát triển công thương nghiệp như Thụy-Sĩ là một nước nằm giữa lục địa dưới chân núi. Chưa kể đến các nước như Na-Uy, Thụy-Điển là những nước nằm trong một góc rất biệt lập của Âu châu ?
5- Ông Lưu bảo Trung Quốc đã thay đổi quốc thể, chính thể và chính sách kinh tế một cách rất dễ dàng. Ông muốn chứng minh rằng người Trung Quốc đối với tư tưởng ngoại lai cũng không đến nỗi là những kẻ bảo thủ.
Tôi muốn hỏi ông Lưu :
Thế tất cả những thứ thay đổi ông nói ở trên đó có phải đã được thông qua một cuộc trưng cầu ý dân hoặc là sản phẩm của một quốc hội chân chính do dân bầu, nghĩa là bằng những trình tự hợp pháp của một quốc gia hay không ?
Nếu đúng như thế, thì luận điểm của ông Lưu mới đứng vững được.
Nhưng nếu những thay đổi này chỉ là pháp lệnh của những kẻ nắm quyền, hoặc được thông qua bằng hình thức " con dấu cao su " của kẻ thống trị, thì điều đó chỉ minh chứng một điều là Trung Quốc thiếu nhân quyền. Những kẻ thống trị sau khi nắm chính quyền, với súng đạn hễ chọn chính thể nào thì áp đặt chính thể đó, chẳng cần biết nhân dân có đồng ý hay không.
" Văn hóa đại cách mạng " (Cách Mạng Văn Hóa), tuy khẩu hiệu thì hô hào nhằm lật đổ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhưng bản thân lại nói lên rất rõ cái tính chất độc tài chính trị truyền thống và thói quen xâu xé lẫn nhau của người Trung Quốc.
Vì vậy, tôi vẫn cho rằng Cách Mạng Văn Hóa đúng là sản phẩm 100 % của cái " văn hóa hũ tương ", nó không thể nào có thể phát sinh ở một nước tôn trọng nhân quyền và dân chủ được.
6- Ông Lưu bảo người Trung Quốc nói to vì trong tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, nên vừa phải nói to vừa phải hoa chân múa tay mới diễn đạt được ý nghĩa muốn nói.
Nếu ý của ông Lưu mà đúng thì chúng ta không thể nào giải thích được làm sao người Trung Quốc có thể dùng điện thoại để nói chuyện với nhau, vì lúc đó họ không thể hoa chân múa tay mà cũng không thể nói thật to được.
Các độc giả không tin cứ thử gọi ngay dây nói cho người thân hay bạn bè thử xem. Lúc đó mới thấy được cái lý luận của ông Lưu có tính thuyết phục hay không.
Theo ý tôi, người Trung Quốc nói to là vì họ không được dậy dỗ về cung cách nói chuyện và trình tự của hội nghị, không biết tôn trọng sự phát ngôn của người khác, nên thường khi đối phương nói chưa dứt đã vội át lời, bác bẻ lại luận điểm của người ta.
Cái hiện tượng giữa chừng ngắt lời kẻ khác trong xã giao thông thường là một việc luôn luôn xảy ra ở Trung Quốc. Bởi vì trong lúc nói ai cũng tranh nhau phát ngôn cùng một lúc, nên mọi người bắt buộc phải gân cổ càng to càng tốt.
7- Ông Lưu đã tốn khá nhiều mực để giải thích sự hỗn loạn giao thông ở Trung Quốc. Ông cho rằng vì người Trung Quốc học lái xe tại những khu riêng biệt của trường dạy lái, không như những người Mỹ học lái xe một cách thực tế ở ngoài đường. Vì vậy người Trung Quốc mặc dù thi đậu được bằng lái xe, nhưng vẫn tiếp tục xem ngoài đường như khu vực riêng của trường lái, và vẫn cứ tiếp tục lái ngang, đâm dọc.
Mặc dù tôi biết rất ít về tình hình dạy lái xe ở Đài Loan, nhưng tôi có thể hình dung được khi dạy lái xe chẳng ai dạy cứ phải luôn luôn bóp còi hoặc đừng nhường người đi bộ ở chỗ dành cho bộ hành qua đường (nếu không tuân theo lời dạy thì làm sao đậu bằng được? )
Thế tại sao khi lái xe ra đường họ lại không hề rời cái còi và không hề tôn trọng người bộ hành ở lối dành cho người đi bộ qua đường tý nào cả ? Xin ông Lưu giải thích giùm tôi.
Trên đây là một vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi sau khi đọc bài viết của ông Lưu.
Ông Lưu bảo ông Bá Dương bôi nhọ văn hóa Trung Quốc. Tôi thì cho rằng ông Lưu lại đi tô son cho những cái vết bẩn của văn hóa Trung Quốc.
Nhưng dù có nhấn mạnh trên những khuyết điểm hay che đậy sai lầm của văn hóa Trung Quốc chúng ta, tôi tin rằng cái động cơ của cả hai ông đều phát xuất từ tấm lòng thành.
Vì thế tôi cho rằng khi ông Lưu nói Bá Dương xu nịnh nước ngoài thì ông không những làm tổn thương đến sự trung hậu của ông Bá Dương mà còn không đúng với lô-gíc.
Nếu Bá Dương là loại người xu nịnh thì đối tượng nịnh của ông ta tất phải là Quốc Dân Đảng chứ đâu phải là người Tây phương.
Một người có tài như Bá Dương, lại vốn là người của Cứu Quốc Đoàn (ông đã từng là Tổng cán sự của " Hiệp hội Các nhà văn Thanh niên " trong Cứu Quốc Đoàn), chỉ cần nịnh nọt nhà đương cục một tý là ông cũng có thể trở thành người được tin dùng từ bao đời nay rồi.
Hà tất ông phải chọn con đường mưu sinh bằng cách đi viết tạp văn đả kích thói hư tật xấu của xã hội, cuối cùng xúc phạm đến Quốc Dân Đảng, để cho cái đảng này bắt nhốt ông trong vòng 10 năm.
Một người mang tình cảm và tư tưởng như ông, có thể còn có thái độ kiêu ngạo là đằng khác, đâu lý nào lại đi nịnh nọt.
Không biết ông Lưu có thấy thế không ?