watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bóng Nước Hồng Kông-Chương 21 - tác giả Đặng Hoàng Văn Đặng Hoàng Văn

Đặng Hoàng Văn

Chương 21

Tác giả: Đặng Hoàng Văn

“Hàng trăm người Việt tị nạn tự trói tay lại với nhau, một tín hiệu bất bạo động, yên lặng ngoài trời. Cảnh sát bắt đầu ném lựu đạn cay vào để giải tán họ. Đàn bà, trẻ em, người già không thể chịu được đã chạy về phòng mình. Cảnh sát lập tức phóng lựu đạn cay vào các phòng đểép họ ra và bắt đi nhóm đầu khoảng 300 người. Phần còn lại khoảng hơn 1000 người hầu hết là người già, đàn bà, trẻ em và người bệnh bị ngạt thở, leo lên mái nhà tránh khói. Vũ khí duy nhất mà họ có được là khẩu hiệu: TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÂN DÂN HỒNG KÔNG HÃY ỦNG HỘ CHÚNG TÔI. CHÚNG TÔI PHẢN ĐỐI CƯỠNG BỨC HỒI HƯƠNG(55)”.



Cũng như bao cuộc đấu tranh bất bạo động khác, họ trông chờ sự thông cảm, sự cứu xét. Cảnh này đã làm bao người phải rơi lệ, không thể không tự hỏi ai đã trang bị cho họ một ý chí sắt đá như vậy. Phải chăng đây là tiếng gọi từ miền đất ảo vọng phía bên kia đại dương? Phải chăng đó là sức đẩy từ sự hắt hủi của Việt Nam, quê cha đất tổ của họ? Phải chăng đây là bản năng sinh tồn của con người?



Như thường lệ, Kiên vẫn được gọi đến để phiên dịch. Viên sỹ quan cảnh sát dõng dạc:

- Thưa quý vị! Tôi, đại úy phụ trách an ninh của các trại tị nạn người Việt ở đây. Vừa qua đã xẩy ra một số vụ sát nhân, các vị đã biết ngọn lửa đã bốc cao thế nào. Ngay sau khi xẩy ra sự việc, tôi đã khuyến cáo rằng ai biết thông tin về những kẻ sát nhân hãy đếngặp tôi, nhưng đã không có ai.

- Cho đi định cư, cho đi định cư…

Nhiều tiếng hô lẻ tẻ rồi họ giương khẩu hiệu lên(56). Họ muốn ám chỉ điều tồi tệ gì chăng? Không gì khác là đòi đi định cư. Cũng có thể định cư khẩn cấp là cứu cánh của Hồng Kông, nếu không tất cả sẽ chìm trong hỗn độn.



Viên sỹ quan cảnh sát lại tiếp:

- Có thể các vị sợ bị trả thù, sợ liên lụy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các vị bao che cho tội phạm. Nếu cứ đà này, các cuộc thảm sát sẽ ngày một man rợ hơn, nhiều hơn.

“Đả đảo cưỡng bức hồi hương, đả đảo…”



Những người biểu tình vẫn hô những khẩu hiệu của họ. Tôi vẫn luôn chờ quý vị ở văn phòng. Nhân đây xin thông báo chúng tôi bắt tạm giam thầy giáo Kiên của quý vị, ông bị tình nghi có liên quan đến các vụ việc nói trên.



Kiên sững sờ nhìn tên đại úy. Anh luôn luôn ở cương vị làm việc, tại sao lại bắt trói anh trước mặt hàng nghìn người mà không phải là ở chỗ khác, lúc khác?



Chắc chắn bọn này có ý đồ hạ nhục mình, Kiên quắc mắt nhìn tên đại úy gay gắt hơn, hắn nhìn lại anh lạnh lùng như chưa hề quen biết.



Ở dưới rộ lên tiếng lào xào tỏ ra ngạc nhiên, có nhiều người là học viên của Kiên trong các lớp tiếng Anh buổi tối, nhưng rồi lại yên ắng trở lại. Hơn một nghìn người chen chúc vào nhau trong cái nóng bức của một chiều hè, mắt họ đều nhìn về phía Kiên thông cảm.



Mấy hôm trước, khi Út Thường chuẩn bị hóa thân mình thành ngọn lửa, anh ta mắng Kiên sa sả; cũng những người này chứng kiến cảnh ấy, họ cũng tỏ một thái độ thông cảm như hôm nay.



Cả một sân rộng vẫn im lìm chịu đựng, lại lặng lẽ chờ đến khi hết giờ hành chính. Đã ba ngày nay, ngày nào cũng như ngày nào, tự trói tay mình, họ biểu tình bất bạo động như thế.



Thật đau đớn khi nghĩ đến thân phận của tất cả người Việt ở đây, anh tra tay vào cái còng đã mở từ lâu, tự nhủ: họ không có cảm xúc nhiều về mình, có lẽ lại hay, thực ra đây có lẽ là lần phiên dịch quan trọng cuối cùng của mình, “anh thông ngôn tay đeo còng số 8”.



Viên đại úy và Kiên đã kết thúc một thông điệp ước lệ, hắn tắt micro, giơ tay chào mọi người rồi đi theo Kiên trong im lặng, sau đó hắn giao cho một trung sỹ dẫn anh đến nhà giam. Các nhà báo đua nhau chạy theo hắn.



Kiên như không còn chỗ nào để chứa chất sự căm phẫn, anh đang cố nén cơn giận như đốt cháy tâm can. Thằng trung sỹ Sho hôm nay cũng lạnh lùng như quan trên của hắn. Thế cũng tốt, Kiên tự nhủ “chúng mày đã dùng tao để thị uy dân chúng, bây giờ thì hãy để tao được yên”. Hắn đi vượt lên vài bước, mở cửa xà lim rồi quay lại phía Kiên cười cợt, trông rất đểu cáng:

- Mời ông Hồ Chí Kiên!

Hắn đưa Kiên vào trong xà lim rồi định mở khóa còng cho anh, và không quên nói thêm một câu mà hắn vẫn thường nói vói nhiều người Việt khác:

“À, mà ông Hồ Chí Minh cũng đã từng ở đây đấy!”

- Đồ chó đẻ! Không may cho mày rồi.



Kiên vừa chửi vừa nghiến răng đập thẳng cái còng số 8 vào mặt hắn. Máu me chảy bê bết xuống ngực áo, hắn bị bất ngờ nên không kịp phản ứng gì, hai tay Kiên siết chặt cổ hắn, đè nghiến vào tường xà lim rồi lên gối hết sức vào bộ hạ. Thằng Sho mềm nhũn như xác chết, rũ xuống, tay phải vẫn còn đang sờ lần tìm bao súng ngắn; vừa lúc bọn cảnh sát ập vào mang hắn đi cấp cứu. Kiên khoan khoái vươn vai rồi đi nằm, cái còng số 8 vẫn chưa mở. Chúng sẽ bỏ đói anh đêm nay, nhưng sẽ không bỏ đói mãi được, anh sẽ ra tòa sớm thôi.



***



Đã từng nghe nhiều mà nay mới thấy tận mắt chúng xúc phạm người mình. Mặc dù hàng ngày Kiên phiên dịch và làm công việc của trại cùng với cán bộ của Liên hiệp quốc và cảnh sát, nhưng quả là chúng chưa bao giờ coi anh là bạn. Trần Trung Kiên vẫn chỉ là một người Việt tỵ nạn mà thôi. Hóa ra dưới cái nhìn của chúng, muốn hạ nhục một người Việt thì chỉ cần bôi nhọ ông Hồ Chí Minh là đủ.



Là người tỵ nạn, lại bị nhốt trong nhà giam, hỏi thế gian còn gì tệ hơn nữa chăng? Chúng nó sỷ nhục một người không còn lấy một chút khả năng tự vệ như vậy, hỏi có đáng không?



Hôm sau luật sư đến gặp Kiên, một luật sư mới mà anh chưa gặp bao giờ:

- Chào anh, tôi là luật sư được gửi đến giúp anh trong vụ này. Chào anh, tuyệt quá, anh nói tiếng Việt rất giỏi.

- À, tôi là Lý Sĩ Giang, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trước là cán bộ của trường chính trị Nguyễn Ái Quốc. Điều này không làm anh ngạc nhiên chứ?

- Ồ, ngạc nhiên chứ! Hy hữu lắm, nói chuyện về trường chính trị cho tôi nghe, nhưng… đừng nói chuyện chính trị(57).

- Tất nhiên là không và không, xin lỗi. Tôi là luật sư của anh, mà anh có đau lắm không? Chúng tôi xem lại băng ghi hình hôm qua rồi, rất thông cảm với anh.

- Cám ơn anh, tôi bị trầy da thôi. Thằng Sho, nó cố tình mượn hoàn cảnh này để xúc xiểm người Việt chúng tôi. Nhiều người cũng bị như thế, nhưng người ta không hiểu tiếng Quảng nên thôi. Sa cơ lỡ bước, được UNHCR lo lắng chứ chúng tôi có xin gì nhà nó đâu. Đồ Chệt thối tha(58).

- Cho tôi xin. Chúng tôi hiểu điều đó mà. À mà anh nói nó xúc xiểm người Việtà, tình tiết thế nào, kể tỷ mỷ hơn xem, biết đâu lại có thêm chi tiết hay cho vụ này.

- Việc chúng cố tình hạ nhục tôi trước công chúng của tôi thì anh cũng thấy rồi.

- Đúng là như thế, chúng có thể bắt anh ở bất cứ nơi đâu, nhưng đã bố trí bắt anh trước hàng nghìn người Việt, mà họ đều là những người yêu quý anh. Nhưng anh nói hạ nhục người Việt là thế nào?

- Ông Hồ sau 1945 lập ra một nhà nước dân chủ cộng hòa, bao gồm mọi đảng phái, thành phần xã hội, trong đó thậm chí còn có cả Bảo Đại.

- Anh muốn nói chuyện chính trị với tôi à?

- Không! Chuyện này có gốc chính trị thôi. Năm 1955, tổng tuyển cử không thành là do hoàn cảnh chính trị khi đó, chiến tranh lạnh Nga Mỹ, còn thực ra ông Hồ cũng muốn tổng tuyển cử với ông Diệm. Thực tế đó đã làm cho nhiều người sống trong lòng chế độ ông Diệm, ông Thiệu mà vẫn yêu quý ông Hồ. Ông ấy đã chết mà nó phỉ báng ông ta trước mặt tôi, anh nghĩ thế nào?



Mỗi khi bức xúc, Kiên không kiềm chế được, anh vẫn là một sỹ quan tâm lý chiến như xưa. Luật sư Giang mải trầm tư, dường như không theo dõi câu chuyện của Kiên, mãi sau anh bất ngờ thốt lên:

- Có rồi, có cách rồi.

Kiên vẫn chưa hiểu Giang mới phát hiện ra điều gì, anh hỏi:

- Anh mới thấy gì? Tôi mắc tội gì mà chúng gửi anh tới đây?

- Trước khi gặp anh tôi còn băn khoăn chưa biết phải giúp anh cách nào, nhất là cho anh thoát khỏi chốn này sớm nhất. Bây giờ thì có rồi. Có cách gì? Làm to chuyện lên, bằng cách kiện thằng Sho. Ngày mai tôi sẽ mang hồ sơ cho anh ký vào. Bây giờ tôi ra ngay, chuẩn bị cho anh trình tòa ngày mai. À, hay quá. Tôi bắt đầu hiểu anh rồi. Tội của anh nặng lắm, tôi xin di lý vụ này sang Anh Quốc. Ở đó anh sẽ ra hầu tòa Hoàng Gia(59), và tất nhiên là …

- Là tôi… hiểu.

- Có một điều anh chưa hiểu.

- Điều gì?

- Trước khi gặp anh tôi nhận được thư của tiến sỹ Xuân Lan… Là vợ anh, đúng không? Sao? Thật à? Mà thư nói gì? Anh quan hệ thế nào? Hừm, anh vẫn yêu vợ lắm! Mà thư ủy thác thôi, bà ấy sẽ trả tiền cho tôi. Tất nhiên là khi làm việc cho anh tôi vẫn nhận lương của Liên hiệp quốc.



Kiên mừng khôn xiết, muốn ôm chầm lấy Giang nhưng kìm chế được rồi thôi. Cả hai người cùng cười vui vẻ, Giang rất vừa lòng về cách nói chuyện và ứng xử của Kiên. Mặc dù là cử nhân văn khoa nhưng khá rành về luật pháp, nhất là luật theo hệ Anh Mỹ.



Phần vì sắp được gặp lại Xuân Lan, ổn định cuộc sống, phần vì có thêm một người bạn, biết làm việc, đáng tin cậy, Kiên thấy trong lòng rất phấn chấn. Cuộc đời một người không đủ dài để tìm được nhiều bạn như thế. Kiên rất tâm đắc về câu trả lời của Giang cho câu hỏi: nếu được làm lại từ đầu, anh sẽ chọn mẹ thế nào.

- Mẹ tôi là người Việt, tôi rất tự hào về mẹ mình, bà là người mẹ tuyệt vời, vì … tôi tuyệt vời. - Luật sư Giang mua vui với Kiên nhưng không hề đắn đo khi cảm khái về mẹ mình, có vẻ kinh điển nhưng chân thật.



Như vậy là đường muôn nẻo, rồi cũng về La Mã(60), chỉ có điều mình chưa biết đó thôi. Việc sơ suất khai nhầm số quân của mình đã phải trả giá, kể cũng đáng. Còn việc nổi cơn thịnh nộ đánh vỡ mặt thằng trung sỹ Sho thì lại “có lãi to”.



Có thể cho đây là số phận. Nếu không có sự sai sót khi khai báo trong ngày đầu đến Hồng Kông, chắc chắn tên Trần Trung Kiên không thể có thêm những người bạn như Nguyệt, Oanh, Hùng, luật sư Giang, và hơn nữa được chứng kiến một phần quan trọng trong cuộc di dân lịch sử này được. Bọn Mỹ sợ mình là người của Việt cộng cài vào, khó chịu vậy mà thấy cũng không tệ.



***



Lịch sử nhân loại đã có nhiều cuộc di dân mà mình không thể biết hết được. Trong đó những cuộc di dân của người Do Thái mới là nổi tiếng. Thời xa xưa được ghi chép trong Kinh Thánh, và được gọi là EXODUS(61). Rồi thời kỳ Thập Tự Chinh, cả Châu Au kéo đến đánh nhau ở Israel và Syria, thế giới thật điên rồ! Nếu tính vội như thế thì họ cũng đã di dân hơn ba lần, kể cả sau thế chiến thứ II, họ khổ hơn dân Việt mình nhiều.



Biết đợt này mình sẽ đi định cư, may mắn hơn nhiều người khác, Kiên bồn chồn nghĩ về Ba Sơn, người bạn thiếu thời của mình, lại xót xa cho cái chết tự thiêu của Thường. Chính anh là người đã ép Thường vào lính, rồi run rủi thế nào anh lại được làm nhân chứng cho một phần rất quan trọng trong cuộc đời anh ta.



Mới vài đêm trước, Thường ôm xác Ngân trên tay đau đớn gào lên vang động mấy trại, những thước phim bi tráng ấy vẫn chưa thể nào phai đi được.



Trước khi bay đi Anh Quốc một ngày, anh được gặp Sơn.

- Luật sư Giang có cách gì giúp Sơn không? Kiên đi thẳng vào việc.

- Ấy, cám ơn, nhưng tôi có ý khác. Sơn ngắt lời Kiên tôi muốn định cư tại chỗ. Tôi vẫn chưa hiểu ý anh Luật sư Giang ngỡ ngàng hỏi. Do không kiên nhẫn đợi chờ được, có một số người Việt bỏ trại ra ngoài sống tự do. Họ tự kiếm sống được, tôi cũng có thể như họ. Sơn giãi bày. Anh có biết họ sống thế nào không? Kiên lo lắng. Biết sơ sơ thôi. Nhưng điều quan trọng là tôi muốn tìm hiểu bọn này kỹ hơn. Chúng cướp của, buôn ma túy thì rõ rồi, nhưng chúng nó là ai, động cơ đích thực của chúng là gì?

- À ra thế. Tôi ngưỡng mộ anh đấy. Mà anh có ai ở Hoa Kỳ hay châu Âu, châu Úc không? Tôi lo cho.



Kiên nửa muốn quan tâm, nửa cũng muốn đùa. Sơn thích Nguyệt, trong khi nàng lại quý Kiên hơn. Ba mẹ tôi mất sớm, Huệ cũng ra đi rồi. Tôi chỉ còn mắc nợ cuộc đời, mắc nợ người Việt mình Sơn như muốn tâm tình nhiều.



Nếu anh quyết thì tôi ủng hộ thôi - Luật sư Giang hiểu tâm trạng của Sơn, góp lời vào. - Không giống các trại khác, Kai Tak là trại mở. Anh đi cũng được, đừng quên số điện thoại, gọi cho tôi nhé.

- À, tôi sẽ làm cho sư cụ ở Thiếu Lâm Tự, dọn dẹp thôi, phía Tây của China Wan(62) ấy, ngày nghỉ đi thăm chùa thì anh có thể gặp tôi.

- Ô! Thiện tai, thiện tai. Cánh cửa trường tu đã mở… Kiên quá bất ngờ nên mua vui.

- Ôi! Lạy Chúa, con là một con chiên lạc đường, nay không chốn nương thân nên nương nhờ cửa Phật. Hãy tha tội cho con! Nhân danh cha và con và thánh thần, Amen!



Ba Sơn bất ngờ quỳ xuống hướng ra cửa sổ, cầu xin và làm dấu thánh.



Căn phòng nhỏ bé trong trại giam hôm nay bỗng như chìm trong muôn vàn nỗi đau. Kiên cảm thấy có lỗi vì đã đùa không đúng chỗ đúng lúc, anh cũng sụp xuống, đỡ vai Ba Sơn rồi cùng đứng lên. Trên khuôn mặt của Ba Sơn dường như hội tụ tất cả mọi khổ đau của nhân gian. Biết nhau từ thủaấu thơ, nhưng có ngờ đâu anh ta lại trắc ẩn đến thế.

- Chắc anh sẽ sớm gặp lại Ba Mẹ Thường, nói là tôi hỏi thăm, tôi cũng buồn lắm! - Kiên tiễn bạn rồi không quên dặn với theo một câu.

Út Thường chắc là đã siêu thoát, cũng đớn đau như bao người, tội thật!



Đâu đây vẫn như sang sảng tiếng quát của chú ấy “Là người trí thức, thì phải biết nói thay người khác, phải là phát ngôn viên cho mọi người, phải đòi hỏi quyền lợi cho bà con…” Và phải… biết làm đủ thứ. Kể ra Út Thường nói cũng có nhiều phần đúng. Bằng ba tấc lưỡi, Kiên đã “hạ gục” được cha mẹ của Thường để mang anh vào lính, đáng lẽ phải làm được nhiều hơn thế.

- Còn anh Kiên, chúng ta sẽ gặp nhau ở Jerusalem chứ?(63) - Luật sư Giang cũng ngậm ngùi chia sẻ và tạm biệt họ. Tạm biệt nhau, họ vẫnhẹn ngày gặp lại ở Việt Nam.



Kẻở trong lao đang ôm ấp niềm hy vọng, kẻ để bạn lại trong lao mà lòng trĩu nặng nỗi ưu tư. Hôm sau Sơn sẽ bước sang trang mới của cuộc đời giang hồ phiêu bạt, rồi sau nữa chắc là về quê.



Ba Sơn nặng nợ quá, kể cũng thông cảm được vì đã mấy ai phải chứng kiến cảnh vợ mình lao đầu xuống vực tự vẫn, mà lỗi tại anh ta cả. Còn Kiên chuẩn bị lên đường đi Anh Quốc, chuyến đi sẽ có cảnh sát “hộ tống” hai bên, “ lễ đón tiếp tại sân bay có tiến sỹ Xuân Lan, luật sư của bà và cảnh sát Anh hộ tống nữa”, thật tuyệt?



Nắng chiều đang dịu dần, sắp lại hết một ngày Thu ở Hồng Kông. Mấy hôm nay sống trong nhà giam, cách ly hoàn toàn với mọi người trong trại, nhàn hạ nên lại ưu tư. Dư âm từ những tiếng quát mắng, tiếng thét của Út Thường như vẫn còn đâu đây. Không giận hắn được, chỉ thương, thương cả cha mẹ hắn, bây giờ không biết họ sống thế nào? Hắn mắng mình là phải, mình là một tên trí thức ngủ gật, không dám nói tiếng nói của mình, luôn luôn chần chừ.



Phần mộ của ba mẹ mình không biết bây giờ ra sao nữa. Khổ thật! Chỉ có mỗi thằng con bất hiếu này mà nó cũng chẳng nhang đèn gì. Hồi còn ở lính, Xuân Lan cũng theo chồng đi khắp nơi, bàn thờ bao giờ cũng lạnh lẽo.



Kể ra Việt cộng nhiều khi cũng siêu việt thật. Ba mẹ mình đều là giáo viên dậy giỏi, uy tín lẫy lừng, thế mà bị họ chiêu nạp rồi làm việc cho họ. Sau cùng là hy sinh mạng sống cho họ.



Cha mẹ là Việt cộng, con trai duy nhất lại là sỹ quan cao cấp quân đội ông Thiệu. Một gia đình thuần Việt, yêu nước, có thành tích từ hồi Hoàng Hoa Thám, nhưng lại đa nguyên về chính trị, chẳng khác nào một bức tranh có độ tương phản cao. Mà yêu nước có mâu thuẫn với đa nguyên chăng?



Xuân Lan tại sao không viết thư cho mình? Đã mấy năm không thấy qua thăm, hay là chưa có tiền? Cũng có thể lại viết một luậnán hay luận chứng nào đó cũng nên. Hay lần trước qua đây chạm mặt với Nguyệt nên ghen rồi? Một mệnh phụ luống tuổi, chứng kiến một ả kém mình tới 20 tuổi đang tặng chồng mình những nụ cười tươi như hoa, có kiềm chế được cơn ghen không? Chắc nhân chuyến thăm ấy nàng cũng muốn kiếm đứa con. Hồi mới cưới cả hai cùng cố gắng hết sức mà chẳng có, bây giờ lại cố nữa. Kể cũng tội cho nàng thật, đàn bà không có con thì tủi hổ là phải.



Xuân Lan là một người đàn bà thép. Cô ta sống thiếu mẹ từ hồi thơ ấu, nên khả năng tự lập rất cao, bản chất ngay thẳng, thông minh và ham học. Mà tại sao Xuân Lan không bao giờ muốn nói chuyện về mẹ cho mình nghe? Bà là ai? Phần mộ ở đâu? Hay là bà vẫn còn sống? Chiến tranh vẫn mang đến cho người ta vô số những bất ngờ.



Mùa này chắc là An đang… không biết đang làm gì, hay đã có người khác rồi cũng nên. Nàng sống bên người đàn ông khác à? Không! Không thể, nàng là người chung thủy. Chưa biết tin tức về chồng thì không thể lấy ai được, nàng đã thề như thế, phải tin nàng chứ.



Nguyệt chắc là ổn, nàng biết chấp nhận sự thua thiệt mặt này để đạt được mục đích ở mặt kia, không phải vô thức như người khác. Mà hình như mình có địa chỉ của nàng. Số mình có phước thật, những người đàn bà của mình ai cũng đáng tin cả. Kiên lại chìm vào những mớ ký ức lổn nhổn về cha mẹ, rồi về những người đàn bà đáng yêu, khi dịu êm, lúc buồn tủi.

______________________



Chú thích:

55. Tư liệu về người Việt tị nạn. Trích trong bài viết của một nhà hoạt động xã hội người Anh.

56. Trong số những người xin tị nạn chính trị, Liên Hiệp Quốc lọc ra những người (chỉ những người xuất thân ở miền Bắc Việt Nam) thuộc loại nhập cư trái phép vào Hồng Kông, kiên quyết trục xuất về Việt Nam. Họ không chịu và phản đối bằng cách biểu tình bất bạo động. Sự việc diễn ra khoảng 1994 trở về sau, không phải vào thời điểm của câu chuyện này.

57. Nguyễn Ái Quốc là tên hồi còn ở nước ngoài của ông Hồ Chí Minh. Trường này ngày nay vẫn còn ở Hà Nội. Chuyên đào tạo chính trị. Băng ghi hình video do các camera cố định trong trại ghi lại. Ngày nay các camera này có thể nối với trung tâm điều khiển, hay ghi hình vào đĩa DVDhoặc bộ nhớ.

58. Chệt: tiếng lóng gọi người Tàu - người Hoa.

59. Tòa án Anh lập tòa Hoàng Gia (Crown Court) để xử những vụ mà tòa các cấp đã xử nhưng không được, bị can khiếu nại (appeal) lên tòa cao hơn. Hoặc xử kết luận trong trường hợp vụ án đã xử sơ thẩm ở tòa cấp quận (Magistrates). Nếu tòa Hoàng Gia xử không xong, người ta mang lên xét ở cấp nghị viện: House of Lord. Pháp luật hệ Anh Mỹ cho phép di lý vụ án từ khu vực/ bang này sang khu/ bang khác hay cấp này sang cấp khác để xét xử.

60. Câu châm ngôn “tất cả mọi con đường đều đến được Rome” “All road leads to Rome”

61. Chuyện trong Cựu ước, kể về việc ông Mose dẫn dắt người Israel qua vùng đất của Egypt để đến với đất thánh. Crusade cuộc thập tự chinh lần thứ 3 kéo dài từ 1189-1192 được coi là cuộc thập tự chinh vĩ đại nhất trong lịch sử, King’s Crusade.

62. China Van là một khu trung tâm quan trọng của Hồng Kong.

63. Những người Do Thái khi tạm biệt vẫn chào nhau như thế, Jerusalem là thủ đô của họ, cũng là một thành phố cổ đại nhất thế giới, đã bị phá đi rồi xây lại tới 18 lần. Giang có ý đùa với Kiên, ám chỉ sự tương tự của người Việt hôm nay với người Do Thái trong lịch sử thế giới.



PHẦN CUỐI

TRỞ VỀ



“An ôm mặt, băng vào phòng trong, cài then cửa rồi nức nở khóc mãi. Một dòng chữ, một cái tên đã làm bừng lên một ngọn lửa mãnh liệt, một tiếng lòng da diết, một hơi men cuồng si”.

“... để con dân của mình vượt biên đi tìm cuộc sống mới. Thế chẳng phải là đất nước Việt nam khi đó không tươi đẹp à, không no ấm à?”

“Là tiến sỹ giáo sư, nói tiếng Anh, tiêu tiền Mỹ nhưng bà vẫn yêu bằng trái tim người Việt”.
Bóng Nước Hồng Kông
Lời Giới Thiệu
Lời Nói Đầu
Chương 1
Chương 1 (2)
Chương 1 (3)
Chương 1 (4)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24 ( Kết)