watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bóng Nước Hồng Kông-Lời Nói Đầu - tác giả Đặng Hoàng Văn Đặng Hoàng Văn

Đặng Hoàng Văn

Lời Nói Đầu

Tác giả: Đặng Hoàng Văn

N gày 01 tháng 7 năm 2007 là ngày ở Hồng Kông người ta kỷ niệm 10 năm thành phố hoa lệ này được trao trả lại cho Trung Hoa, kết thúc hơn 100 năm cai quản của Vương Quốc Anh(1). Với tôi, Hồng Kông cũng là một nơi không thể nào quên với bao kỷ niệm có cả ngọt bùi lẫn đắng cay. Nơi đó là cái nôi của cuốn sách này, chuyện của người Việt Hải Ngoại.



Trong khi lướt qua những tư liệu về người tị nạn, tôi không thể bỏ qua đoạn tin về người Việt ở Hồng Kông đăng trên tờ Washington Post:



HONG KONG (FEB. 5) UPI - Fire broke out briefly Wednesday in a tense and heavily patrolled Vietnamese detention centre where 21 inmates died a day earlier while trapped in a burning hut, authorities said.



(HỒNG KÔNG (5-tháng 2)-Vào hôm Thứ Tư, các nhà chức trách cho hay hiện nay cảnh sát đang tuần tra rất nghiêm ngặt quanh một trung tâm giam giữ người Việt vì một ngày trước đó 21 người bị chết vì bị bẫy trong một cái lều cháy.)



HK CAMP TRAGEDY SHOWS BOAT PEOPLE MUST GO HOME



By David Stamp HONG KONG, Feb 5, Reuter -Rioting at a Vietnamese camp in which 21 inmates were burned alive underlines the urgent need for boat people to go home, the Hong Kong government said on Wednesday.

Newsgroups: soc.culture.vietnamese

From: Stephen R Denney ... @UCLINK.BERKELEY.EDU>

Date: Mon, 25 Apr 1994 22:37:22 -0700

Local: Tues 26 Apr 1994 06:37

Subject: Boat People's Dreams of Freedom End (fwd)



(BI KỊCH Ở TRẠI HK CHO THẤY NHỮNG THUYỀN NHÂN VIỆT NAM PHẢI HỒI HƯƠNG)



David Stamp

Hồng Kông, ngày 5 tháng 2( Reuter) - Bạo động xẩy ra ở trại tị nạn người Việt trong đó 21 người trong trại bị thiêu sống, điều đó nhấn mạnh rằng những thuyền nhân Việt phải hồi hương gấp, nhà nước Hồng Kông cho hay hôm Thứ Tư(2).



Tôi không thể cầm lòng mặc dù chuyện ấy đã xẩy ra lâu lắm rồi. Cảnh nồi da xáo thịt(3) diễn ra từ hồi Trịnh-Nguyễn(4) phân tranh đến 30-4-75 vẫn chưa đủ để thanh toán nợ nần. Trong hoàn cảnh phải tha hương, cùng nhau trên con đường phiêu bạt vô định, mà nhiều người vẫn không thể hòa đồng. Trong khi ai ai cũng lo mưu sinh, giúp đỡ và yêu thương nhau để cùng vượt qua giai đoạn đắng cay của cuộc đời, thì họ lợi dụng hoàn cảnh để gợi lại và khơi sâu mâu thuẫn sắc tộc. Hai phe đánh nhau dai dẳng tới mấy ngày, chính quyền thậm chí còn phải huy động đến cả quân đội. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban đầu của các nhà chức trách thì nguyên nhân chỉ là tranh nhau nước nóng, mà dẫn đến thảm kịch làm chết cháy 21 người.



Tôi đã đọc một câu châm ngôn, nôm na là: Mặc dù tiếng súng đã yên, nhưng hòa bình thì vẫn còn xa lắm. Lần đầu đọc câu này tôi không hiểu rõ ý tứ của nó, bây giờ hình dung cảnh người Việt tàn sát lẫn nhau trong trại tị nạn mới thấy như vỡ vạc dần ra. Quả là khó mà đạt được một nền hòa bình thực sự. Ngay cả việc giữ cho lòng mình bình yên cũng không dễ.



Ngày 30-4 năm 1975 đã chấm dứt một thời gian dài đau thương tang tóc trong chiến tranh. Người thì hồ hởi đón chính quyền mới, kẻ thì đau đớn ầm thầm chịu chung số phận của người không chiến thắng.



Những người chủ chốt trong chính quyền Việt Nam cộng hòa đều đã ra đi theo những chuyến bay cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ. Những người ở lại có đủ mọi tầng lớp, người thì thân với cộng sản, người thì trung dung, lại có người thâm thù cộng sản thà chết không đội trời chung. Đó là một xã hội có đủ thập cẩm mọi thứ quan điểm, mọi thứ hằn thù, yêu ghét, với rất nhiều cách sống và kiếm sống. Đó mới đích thực là hình ảnh của một xã hội tự nhiên, có đủ mọi mầu sắc, hương vị. Đó là di sản của nhiều thế hệ người Việt với sự đa dạng nhẩy vọt trong hơn 100 năm trở lại đây, kể từ khi Pháp có mặt ở Đông Dương(5) .



Từ ngày toàn cõi Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay chính quyền mới từ Hà Nội vào. Hoàn cảnh chính trị xã hội thay đổi, từ Bắc vào Nam có rất nhiều người bị rơi vào cảnh không nơi nương tựa, không lo nổi cho mình và gia đình mình có cơm ăn áo mặc. Đói khổ mà không dám kêu ca, đau trong lòng mà không dám khóc, vì sau chiến tranh và vì đủ mọi lý do kinh tế, chính trị, xã hội. Họ chỉ âm thầm chịu đựng như những đứa con của một gia đình nghèo. Tuy nhiên, trong số họ có rất nhiều người không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, họ tìm cách ra đi.



Con đường vượt biên đi tìm miền đất hứa là con đường chỉ có chông gai, đói khát và chết chóc trước khi nhìn thấy “hoa hồng”. Có nhiều người không muốn nhắc lại những kỷ niệm không lấy gì làm ngọt ngào này, nhưng có nhiều người lại muốn ôn cố tri tân. Kể ra ai cũng có lý của mình, người muốn quên thì cho rằng quên để sống, người muốn nhớ lại cho rằng còn sống thì không được quên .



Những nguời Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên bây giờ cũn g lớn tuổi, hầu hết họ đã bước vào hậu trường của mọi hoạt động chính trị xã hội. Với họ, những vết thương đã lành thịt da sau hơn 30 năm, những ký ức về trại tị nạn đã nhòa dần nhường chỗ cho những lo toan thường nhật và những phút giải trí đậm đà bản sắc Việt với Thúy Nga-Paris By Night(6). Một số vẫn còn chút đam mê chính trị, thì tham gia các hoạt động của đảng này hay phái kia để có tiếng nói phản biện với những quan điểm của Hà nội. Họ đều là những người yêu nước, và thể hiện tình yêu của họ bằng cách riêng của mình.



Vậy nên, cuốn sách ra đời không có tham vọng dành được sự hưởng ứng của tất cả độc giả, mà chỉ mong dành được sự quan tâm của những ai đã nếm trải những ngày vượt biên, những ai đã biết hay nghe về Hồng Kông, ai đã ở trại tị nạn và những ai yêu mến thành phố hoa lệ này.



Khác với những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại trong đó xuất hiện những anh hùng tiếng tăm vang dội như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Trong cuộc viễn du tìm miền đất hứa(7) người ta chỉ thấy những bi kịch hãi hùng, và những cái chết âm thầm.



Câu chuyện về những người Việt đi vượt biên bằng đường biển để tìm miền đất hứa không mang một màu sắc chính trị nào, mà cũng không có chủ ý suy tôn hay chỉ trích ai hay tổ chức nào, mà thông qua những bi kịch hãi hùng làm nổi lên trên hết cả là tinh thần Việt, ý chí Việt, cụ thể là ý chí của những người kiên quyết vượt lên mọi nguy nan để tìm cuộc sống đích thực cho mình.



Trên con đường gian truân ấy, người ta cũng thấy có tình yêu, một vài mối tình bị chết yểu khi chưa kịp đơm hoa kết quả, nhưng cũng có những mối tình để lại cho đời hoa thơm và trái ngọt.



Những chuyện viết về các cuộc chiến tranh, trong đó người ta thường suy tôn các anh hùng.



BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG viết về những người vượt biên sang Hồng Kông, không có các anh hùng mà chỉ có các sự kiện, khi bi thương, khi khốc liệt. Trong suốt thời gian kéo dài từ năm 1975 đến những năm 1997 của thế kỷ 20 ), UNHCR(8) lập ra các trại tị nạn ở đó để tiếp nhận rồi sau đó dàn xếp với một số quốc gia giầu có để đưa họ đến định cư lâu dài. Quá trình này đã đưa người Việt đi rải rác khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Hồng Kông, có thời kỳ cao điểm người ta phải tiếp nhận hàng chục thuyền mỗi ngày. Tổng số người trong các trại thậm chí lên đến hàng chục nghìn người.



Các tư liệu của UNHCR có ghi lại tương đối đầy đủ những diễn biến phức tạp của quá trình này.

Khác với tư liệu của UNHCR,

không phải cuốn biên niên sử, và cũng không có tham vọng mô phỏng lại toàn bộ tư liệu, mà chỉ xây dựng

những câu chuyện không có thật

để mô tả một phần sự thật

về cuộc di dân lịch sử sau 30-4 -1975.

Các bi kịch của W. Shakespeare(9) hầu hết đều liên quan đến thịnh-suy của các vương triểu, còn bi kịch trong BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG phản ánh sự bất khuất, kiên cường của tinh thần Việt, viên ngọc vẫn còn sau mỗi cuộc bể-dâu(10). Mỗi cái chết bi thương của một nhân vật đều gắn liền với sự tỏa sáng của một phong cách, một nét rất riêng của người Việt.



“Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, việc bãi biển biến thành nường dâu là hình ảnh ẩn dụ của một cuộc cách mạng, và cuộc cách mạng nào cũng để lại những hậu quả đâu đớn, không thể làm vừa lòng phe này mà không làm mất lòng phe đối kháng.



Các nhân vật hầu hết đều có xuất thân khác nhau, trải qua những bi kịch khác nhau trước khi cùng đến Hồng Kông.



Kiên là một trong những nhân vật đi suốt câu chuyện. Có thể coi việc anh tốt nghiệp Đại Học và cưới vợ là mốc đầu tiên, vào năm 1970, và cuối cùng là năm 2000.



Anh được chứng kiến, được nghe và can thiệp vào nhiều sự việc của người Việt trong trại. Trước đó, anh đã chứng kiến chiến tranh và sự kết thúc của cuộc chiến. Rồi anh cũng chứng kiến cuộc chiến tranh biên giới với Trung-Việt. Trên đường sang Hồng Kông, anh được chứng kiến cuộc sống cơ cực và cảnh chết trên thuyền.



Người gắn bó với đời sống tinh thần của Kiên là An. Cô là người biết yêu chung thủy, nồng nàn. Sống can đảm đầy nghị lực, giải quyết công việc khôn ngoan, quyết đoán. Cô còn sống vì không có lý do để chết, nhưng ai cũng có thể hình dung được tình yêu trong cô sẽ héo hắt, bi lụy thế nào.



Hạ, Đầy là một cặp vợ chồng hạnh phúc, mái ấm của họ là niềm mơ ước của nhiều người. Cái chết bất ngờ đau đớn của Hạ dẫn đến sự ra đi của Đầy. Cùng với vô số cái chết nơi biển sâu, cái chết của Đầy lại mang một nét nhân văn khác.



Trên công trường xây dựng, vì cứu một người bạn(11) mà chết, đó là Minh. Anh chết bi mà không tráng như người khác, nhưng những gì anh để lại cho đời đủ làm ấm lòng bè bạn.



Út Thường, giống như Kiên, là một nhân vật gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của Việt nam. Anh là chàng thủy quân-lục chiến sy tình, hai lần ôm xác người yêu, và cuối cùng không chịu nổi bức xúc nội tâm nên phải tự thiêu. Ngọc Lan, mối tình đầu của Thường, bị bắn trong khi tầu công an biên phòng Việt Nam truy đuổi, chết trên thuyền. Ngân là một cô bé ngây thơ nhất trại, Thường si mê nàng như chưa từng yêu bao giờ, khi bị đốt trại nàng được Thường cứu nhưng không thoát, cũng chết trên tay chàng. Cái chết của Ngọc Lan và Ngân là tiền đề cho cái chết bi tráng của Thường trong ngọn lửa.



Huệ không nằm trong số những người vượt biên đi Hồng Kông, nhưng những chuyện xẩy ra liên quan đến cô là cơ sở mà trên đó nẩy sinh nhiều tình tiết khác nhau dẫn đến bi kịch sau này. Đây cũng là bối cảnh của xã hội Việt Nam bấy giờ. Huệ ra đi, thân xác vùi sâu trong vực thẳm, nhưng nàng siêu thoát mang theo nhân cách trong suốt, một phần quan trọng của nhân cách phụ nữ Việt.



Ngoài ra còn có các nhân vật như Ba Sơn, Nguyệt-Hùng Sẹo-Oanh, Hà Còi,v.v góp phần làm cho bức tranh mang nhiều tính hiện thực hơn. Họ không có cơ hội để thể hiên tính cách của mình nhưng họ vẫn còn sống sau những biến cố quan trọng. Đọc giả có quyền suy diễn về tương lai của họ theo cách của riêng mình.



Có nhiều người, nhất là những người trong nước, không thích cách dùng một số từ có tính nhạy cảm cao của cuốn sách này. Nhưng nếu thay đổi thì hình ảnh xã hội thời đó sẽ bị méo mó, vì vào thời đó, nhiều người hay dùng từ như thế. Cán bộ hay bộ đội cộng sản được gọi là Việt cộng, người ta cho rằng cách nói ấy có tính miệt thị cao. Kiên là một nhân vật có bố mẹ là cán bộ cộng sản, anh vẫn gọi bố mẹ mình là “Việt Cộng”. Ngay cả khi phỏng vấn xin VISA về Việt Nam, anh vẫn nói “... tôi biết họ là Việt cộng”.



Chữ “Việt cộng” là cách viết tắt của “Cộng sản Việt nam”, cũng như “Trung cộng” là “Cộng sản Trung Quốc”, từ này đã được các nhà báo ở Miền Nam trước 1975 sử dụng hàng ngày và phổ biến. Qua lăng kính của những người thâm thù cộng sản, “Việt Cộng” méo mó đi thành một từ có tính đả kích cao, điều nực cười là nó cũng bị méo mó như thế đối với những người yêu cộng sản.



Người cộng sản đáng kính nhất thế giới là ông Karl Mark(12) đã qua đời từ lâu lắm, ngay cả Liên Bang Xô Viết, là nơi vườn hoa cộng sản nở rộ nhất, cũng không còn. Thế mà hai chữ “cộng sản” vẫn còn vang lên một âm hưởng đặc trưng rất rõ. Vậy có thể cảm khái rằng, tiếng tăm, uy tín của một học thuyết mà có sức sống mãnh liệt như thế kể ra không nhiều.



Khi sinh thời, Mark chưa hề nhắc đến Việt Nam, chắc ông đã không thể hy vọng rằng người Việt lại duy trì và phát triển học thuyết của mình đến ngày hôm nay. Nếu có cuộc trưng cầu dân ý, những người chống cộng Việt Nam chưa hẳn đã chiếm ưu thế. Kể cũng đáng tò mò, khi có dịp nhất định tôi sẽ ghé London thăm Đại Học Cộng Sản xem có ai là người Việt đã từng theo học ở đây.



Có một số người trong nước lại hay dùng từ “Tên” thay cho từ “Ông” đối với những người không thuộc phe cánh của mình, nhưng trong cuốn sách này các “ông” vẫn được gọi bằng ông. Vì tác giả của cuốn sách này không có quan điểm chính trị riêng, không nhìn vào môi trường đó để viết mà chỉ dựa trên nền tảng tư tưởng của người Việt nói chung. Ai đó được một số người hay thậm chí một người tôn trọng thì cuốn sách cũng không thể tỏ thái độ coi thường.



Ngày 30-4-75 là ngày có giá trị lịch sử cao, là ngày thịnh của phe này và suy của phe kia. Những người thâm thù cộng sản thì gọi là “ngày mất miền Nam”, còn người khác thì gọi là “ngày giải phòng”. Ông Nguyễn Cao Kỳ thì thừa nhận chính phủ của ông không thống nhất được nước nhà, nên bên kia làm được cũng tốt. Còn nhiều người thì vẫn cay cú suốt mấy chục năm.



Xã hội là thế, người ta đã chẳng nói: thế gian, chín người, mười ý, đó sao?! Nhưng nói chung vào thời đó, người ta vẫn gọi là ngày giải phóng miền Nam. Tôi tôn trọng giá trị lịch sử của nó.



Nếu quý vị nào vì vậy mà bức xúc, xin hãy hình dung trước mắt mình là 2 vận động viên, người đứng cao hơn được nhận huy chương vàng, còn người kia là huy chương bạc. Cả hai cùng vui vẻ chấp nhận đẳng cầp của mình. Ngược lại, xin trả cuốn sách về chỗ của nó trên giá. Khi nào lòng vị tha, tính nhân văn, tinh thần Việt trong lòng mình đủ lớn, lại lấy ra đọc.



Những người di tản sau năm 75 hầu hết đều định cư ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc hay Tân Tây Lan, Canada, chỉ có một số ít định cư ở các nước khác. Vì thế ngôn từ nếu có lai tạp cũng chỉ nằm trong phạm vi Anh-Việt. Khi có người nước ngoài thì nước Úc được viết là Australia, ngược lại sẽ chỉ là Úc. Tương tự, New Zealand sẽ là Tân Tây Lan.



Trong các gia đình người Việt ở các nước nói tiếng Anh, người ta hay dùng từ Anh lẫn vào thay cho những từ Việt mà họ bị thiếu, nên tôi đã cố gắng hết sức để hạn chế những hoạt cảnh đó, nhưng hoạt cảnh cuối cùng xẩy ra giữa hai vợ chồng Kiên-Lan thì không thể Việt hóa được. Vì nếu Việt hóa thì sẽ đồng hóa hai người với hai cá tính khác biệt.



Họ là hai người bạn, học với nhau từ nhỏ, là vợ chồng mấy chục năm, nhưng họ vẫn kiên quyết “ nằm chung nhưng không hòa đồng”. Đó cũng là phong cách riêng của những người có cá tính mạnh mẽ lại đồng thời có trí thức cao.



Vậy nên, không vì thế mà nghĩ rằng Tiến Sỹ Xuân Lan mất gốc. Bà chưa bao giờ nói ghét hay chỉ trích ai. Bà nói tiếng Anh, tiêu tiền Mỹ, nhưng vẫn là người Việt.



Sau những tấn bi kịch đau lòng diễn ra ở các trại tị nạn người Việt ở Hồng Kông, những cán bộ của UNHCR, các nhà báo và hoạt động xã hội đều đau lòng loan tin làm cho nhiều người trên thế giới phải rơi lệ.



Tôi rất tiếc là mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng những gì được miêu tả trong chuyện vẫn còn rất xa với thực tế đã diễn ra ngày ấy.



Hy vọng các bạn đọc giả có những giây phút thư thái, có thể cảm thấy hơi buồn nhưng không thể không thấy tự hào mình là người Việt, là con của một dân tộc có ý chí bất khuất, không những chỉ trước cường quyền mà còn trước cả những thế lực vô hình siêu nhiên.

Đặng Hoàng Văn

______________________



Chú thích:

(1) Ban đầu là một thương cảng, Hồng Kông đã trở thành lãnh địa độc lập với Trung Quốc, và dưới quyền cai quản của Vương Quốc Anh từ năm 1842. Trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997.

(2) Những đoạn này do người viết tự dịch theo cách hiểu của mình. Chỉ có giá trị tham khảo.

(3) Anh em trong nhà tàn sát lẫn nhau.

(4) Có thể coi Trịnh-Nguyễn là sự chia cắt đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cận đại. Thời kỳ nội chiến kéo dài từ 1631 đến 1673, ranh giới của họ vào khoảng sông Gianh ngày nay. Sau đó là thời kỳ gần 100 năm hòa hoãn, thực ra xung đột vẫn thường xuyên xẩy ra nhưng ít căng thẳng hơn.

(5) Trước khi người Pháp nhẩy vào Việt Nam, nước ta chỉ có nông nghiệp và thủ công. Người Pháp khai thác mỏ than Quảng Ninh và khai sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đó, phân ngành kinh tế cũng như phân loại giai cấp mới phong phú dần lên. Tác giả chỉ nói sự thật lịch sử, không có ý hàm ơn người Pháp.

6 Thúy Nga Paris by Night là nhà tổ chức biểu diễn, phát hành đĩa ca nhạc có trụ sở chính ở Hoa Kỳ, xuất thân ở Pháp.

(7) Promise Land-Đất hứa, là từ được dùng lần đầu trong kinh thánh.

(8) UNHCR là viết tắt của cụm từ United Nation High Commission for Refugees, là cao ủy về người tị nạn của liên hiệp quốc.

(9) William Shakespeare là nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Rửa tội lần đầu ngày 26 tháng 4 năm 1564, lập nghiệp ở London, mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 tại Stratford-Upon-Avon.

(10) Điển cố Trung Hoa, Nguyễn Du nhắc tới trong Truyện Kiều:

(11) Khi cứu Hùng, Minh chưa biết đó là em mình.

(12) K. Mark ( 1818-1883)là nhà triết học, chủ tịch Quốc tế cộng sản đầu tiên, tác giả của bộ Tư bản luận. Được coi là người tiên phong trong việc phát triển chủ nghĩa cộng sản. Ông là người Đức, bị trục xuất sang Anh và thành danh ở đó.

PREAMBLE

The July 01st 2007 is the date that Hong Kong celibrates its 10-year anniversary of sovereignty transfer. The transfer so terminated a long period under the sovereignty of United Kingdom since 1842 in The Qing Dynasty. Hong Kong, as much as my love to her is a place with so much memory of either sweet or bitter tastes, is the cradle of this long story, for overseas Vietnamese.

While surf the archive of Vietnamese refugees, I catch up some brief of Washington Post:

HONG KONG (FEB. 5) UPI -Fire broke out briefly Wednesday in a tense and heavily patrolled Vietnamese detention center where 21 inmates died a day earlier while trapped in a burning hut, authorities said.

And

HK CAMP TRAGEDY SHOWS BOAT PEOPLE MUST GO HOME

By David Stamp HONG KONG, Feb 5, Reuter -Rioting at a Vietnamese camp in which 21 inmates were burned alive underlines the urgent need for boat people to go home, the Hong Kong government said on Wednesday.

Newsgroups: soc.culture.vietnamese

From: Stephen R Denney ... @UCLINK.BERKELEY.EDU>

Date: Mon, 25 Apr 1994 22:37:22 -0700

Local: Tues 26 Apr 1994 06:37

Subject: Boat People's Dreams of Freedom End (fwd)

Moreover, a booklet found in archive of University of California Library– PROJECT NGOC ( PEARL ) drives me decisive from hesitation to writing. Although the incident happened long ago but it still recalls my passion to those who suffer in it. The bloodshed in Vietnam actually began from Trinh-Nguyen dynasty civil war and so prolongs until 30 April 1975, but such long a fearsome fight is not sufficient for them to establish a proper justice. While in Hong Kong Refugee Camp, they, either Northerners or Southerners, are on the same boat tramping to an uncertainty, almost of them can survive together, love each other, but some diehard from them are still not to merge in a common harmony life. Any certain chance can be taken to recall North VS South conflict then developed further. They are in two gangs to fight throughout several days, the local authority used to call for support from army to stop them. The catastrophe is stimulated by a quarrel about heated water between the people of two neighbour camps, the contradiction leads to a burning in one camp and kills 21 peoples, whereby five are children, as the local authority’s notification. I read a proverb long ago, in general, it implies that despite no more gun firing, but the real peace is still in the offing. I have not recognized that concept properly in the first reading, but with the flashbacks of the incident that happened in Vietnamese Refugee Camp in Hong Kong, I perceive it by and by.

Indeed, it is rather difficult to achieve a real peace. Even maintaining one’s mind peaceful is not an ease.

The 30th April 1975 terminated a long period of mourning and grief in war of Vietnamese peoples. Someone find cheerful in living under the new governance, while some other feels sorry and stands on the same boat with the failure party.

The key persons of the late South Vietnam government followed the last flights of American military. The remainders make a complicated society as a social so far is. Whereas someone love communist, some keep neutral, but some other hates communist so much that they cannot live under the same roof, even for a while. That is a social of all kind of views, all kind of aversion and love, and a lot of lifestyles and survivals. That is a real spectrum of a social with all kind of colours and tastes, with many remnants of many generations of Vietnamese peoples, whereby the variety is booming rapidly in recent centuries, since the presence of French people in South-East Asia.

Hence, the entire Vietnam is under the ruling of the government from Hanoi, the political environment has changed; there are many people dropped in poverty, in entire country, the people hardly find food and clothing to maintain a normal life. They are in starvation but dare not to complaint, in grief but cannot cry. They blame the war, any social and economic reasons that probably called in. They stand with the sorrow as the children of a poor family. However, some of them do not wait until grass growing under their feet, they go abroad in despair.

The illegal departure for promise land is a cruel way through starvation and death, they insist to go along as they expect to see a rose at the end of the dire narrow root.

Nowadays, many people wish not to mention their mourning memory in those days, but some other one do wish to recall them as now they indulge in happiness. They both have each own proper arguments, the people who want to ignore is to term “forget to live better”, the others those want to recall them are to emphasize “still alive, not to forget”

The American Vietnamese of the first generation now are almost old; they seem to stay backstage to almost political and social activities. As to them, the wounds are recovered after more than 30 years, their memories about the refugee camps are mostly replaced by their daily hard surviving or enjoyment with Video of Thuy Nga-Paris By Night. Some of them those still being fond of political activities, participate in a certain party or any organisation in order to have a voice reciprocally responding to that from Hanoi. Every of them love their homeland and express their love by their own means.

Thus, this long story does not expect a daydream that gets wholly support, but some in someone those experienced the boat days at seas, whoever know or hear about Hong Kong refugee camps, those who love Hong Kong-the beautiful city.

Unlike the great wars for defending nation’s territory in history whereby the heroes born, those noted brilliantly such as Tran Hung Dao, Le Loi, and Quang Trung. In the cruel illegal departure for promise land, where the starvation and death but no hero found, the refugees head the fearful tragedies and unremarkable death. They name themselves “The Vietnamese Boat People”.

The stories of the boat peoples, their departure for promise land, that belong to none of politic, none to promoting anybody or any organization, but with the fearful tragedies the stories definitely flourish the Viet brave, Viet defiant spirit, especially those of the people who overcome the dangers to find a real life for themselves.

Along the cruel ways, loves among them found; some was dead shortly after being born but some others append something beautiful, lovely to the next generation.

The war stories where the heroes found,

HONG KONG IN BAY REFLECTANCE

Writes about the Vietnamese boat people, no hero found but incident that cruel and extremely hardship. In entire a long period from 1975 to 1997 of 20th century, UNHCR set up many refugee camps to receive the boat people then negotiate with developed countries to expatriate them to for long time sheltering. This process of UNHCR scatters Vietnamese people to almost worldwide. Total population of refugees in Hong Kong sometimes mounts hundred thousand or more.

The documents in UN archive about Vietnamese boat people recorded wholly this process.

Unlike the document of UNHCR,

HONG KONG IN BAY REFLECTANCE

Is not a history book, and the author is not ambitious to go along entire history, but build up just

UNREAL STORIES TO DESCRIBE SOME OF TRUTH

About the historic departure after 30-4-1975.

The Shakespeare tragedy plays were built almost relating to the politic events, but the tragedies in this long story are to tell the defiant, brave and heroic spirit of Vietnamese people. Each character’s death accompanies to the brilliance of a specific style, an only feature of Vietnamese.

The burning camp in Hong Kong, though, stimulated this story, but it is not everything of this book. Many characters in almost 30-year prolongation are showing in many scenes those one after another cover entire Vietnam, seaways to Hong Kong and Hong Kong – United Kingdoms. Each character is from a different family, each overcomes different tragedies before reaching Hong Kong.

Kien is one of characters, he is along with this story from beginning to the end. His graduation from university presumed as the beginning in 1970, and the end is in 2000.

Kien may eyewitness; interfere into many incidents in his camp. Before that, he was with Vietnam War and its termination. He also witnesses the Sino-Vietnamese border war. Especially along the fleeing to Hong Kong, Kien survived among the death at sea.

A woman who gets along with Kien’s daily attention and spirit is An. She loves him affectionately and keeps loyal to him. She struggles persistently and wisely for her own life. She is alive because having no reason to die, but whoever reads this book may imagine how perishable and pitiful she is.

Ha-Day is a couple of happiness; the locales look up that family as a dream in reality. The death of Ha that unexpectedly happens drives Day to leave his homeland. Unlike many deaths at sea, Day’s death is recognized as another characteristic of humanity.

On the construction site, who saves a colleague to die is Minh. His death is full of grief but not heroic like other, nevertheless it left behind a happy family and an endless memory in his sisters, brother and colleagues.

Ut Thuong, like Kien, is a person who gets along with many important historic events of Vietnam. He is a lovesick marine soldier. Two times, he holds his dead lovers in arms, and at last, he cannot comfort himself to overcome the tense impact in him. Ngoc Lan, the first love to Ut Thuong, was shot dead while the Vietnamese territory police running after their boat at sea, she was dead on board a boat. Ngan is a baby girl in the camp despite her age is over 20, Thuong loves her as much as his first love in life, he evacuates her while her camp in burn, but she cannot prolong her life. She dies in his arms. The deaths of the two lovers drive him crazy to suicide in fire.

Hue (her name is also a flower) is not a boatwoman in Hong Kong, but the incidents around her mostly lead to the tragedy in Hong Kong. This is also the background of the Vietnam Social at that time. Hue passed away with her pure bright humanity – an essential characteristic of Viet woman, her body lands down to the foot of a waterfall.



Beyond the major characters as mentioned above, Ba Son, Nguyet, Hung, Oanh, Ha Coi… also contribute to the story considerably and make it closer to reality. These people have no much chance to show but still alive after all. The readers may predict their future as what they image.



Many people, m ostly the readers who live in Vietnam, do not like our wording, especially some political word that may be in favour of Vietnamese Communists or vice verse. Nevertheless, the wording cannot be changed otherwise the background of Vietnam Social at that time is tailored; the people at that time speak with those words. Vietnamese communist or their soldiers are called Viet-Cong; this word is assumed as a serious insult. Kien is a son of two communists, he calls his parent Vietcong. Even in the interview for entry visa to Vietnam, he says the same word “…I know that they are Viet cong”

The word: Vietcong is Vietnamese Communist in short, the same is applicable for China Communist, it is used in the media of South Vietnam before 1975, through the bias view of the anti-communist people, Vietcong is deformed to flash a serious insult. Ironically, it is deformed to the same sense in the view of the communist lovers.

The most noble communist in the world is Karl Mark who passed away long ago, even Soviet Union, where the communism reached its paramount point, does not exist longer. Yet the word “communist” still makes a very special sound that distinct everywhere. Thus, such a doctrine is not found everywhere.

Mark, in his life, had not mentioned Vietnam, definitely, he did not foresee that the Vietnamese people might maintain and develop his doctrine as it is today. If a poll is made in entire Vietnam and overseas Vietnamese, the anti-communism party could be underdog. It seems that my curious interest drives me to London one day for visiting Communism University. I hope to find out certain Vietnamese those used to study in there.

Several writers in Vietnam used to ignore the title “Mr.” or “Mrs” before the name of a certain person who is not in the same party or point of view, but in this book, they are always called “Mr, or Mrs.”. Because the author to this book has not his own politic point of view, he is not backed by any political party or environment, but is backed by fundamental Vietnamese spirit.

That is why in here who or whoever that even one person respects, is respected by this author.

The April 30th is a historic date, the date of overthrowing when one gets up to replace the other down. The date is the South Vietnam Lost to the communist-hate people, but is the victory to the communist-love ones. Mr. Nguyen Cao Ky, the former vice president of South Vietnam recognizes that his government could not unite the two sides of Vietnam, while Hanoi government did it, it is good enough. Nevertheless, many others are still living with revengeful intention after several decades.

Such is a human social, as a proverb of Vietnam says: there are more than 10 different ideas in even nine people. In general, the date is called “the victory date”, I respect the title as idea of a majority of Vietnamese.

If whoever is annoyed with my patterns in writing, imagine viewing two athletes, one is receiving a gold medal while the other is with a silver one. They both are consent with each position in the contest. Otherwise, return the book to its position on the bookshelf. When your forgiveness, humanity, Vietnamese spirit in you are improved sufficiently, read it again.

Most of the Vietnamese Asylum after 1975 lives in U.S or countries of English Speaking peoples such as United Kingdoms, Australia, New Zealand, Canada e.t.c. Therefore, the wording in story sometimes is under influence of English or even English words used in dialogue. In a certain context if there is an English Speaking person participating in, Australia is itself, otherwise it is Uc as Vietnamese people used to call it and so on New Zealand is Tan Tay Land.

Almost Vietnamese family in U.K use some English word for those in Vietnamese that the speaker lacks, therefore I have to try not to build such contexts. Nevertheless, the last that happens to Kien and his wife is unavoidable; otherwise, the large gap between the two big characteristics does not make sense.

The couple is made since their infancy, a few decades in marriage, but they are persisting to follow the pattern that “ on the same bed but not the boat”. Each respects the other’s characteristic, they both are knowledgeable people.

Thus, do not presume that Dr. Xuan Lan denies her Vietnamese nature. She never says HATE or criticizes anyone. She speaks English, spends U.S Dollar, but is still a Vietnamese.

After the tragedies happen to the Refugee Camps of Vietnamese Boat peoples in Hong Kong, the officers of UNHCR, the journalists as well as social activists announce broadly in grief, millions of peoples in the world feel sympathy and supportive.

I must be sorry that I have tried my best but the gap between the facts and those illustrated in this story is still huge.

However, I do hope that the readers get relax in reading this book, and I also believe that this story of tragedy made you sad but proud to be a Vietnamese, an ethnic of defiant spirit, to be so not only to mighty authority but also to nonhuman power.
Bóng Nước Hồng Kông
Lời Giới Thiệu
Lời Nói Đầu
Chương 1
Chương 1 (2)
Chương 1 (3)
Chương 1 (4)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24 ( Kết)