watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện tình kể trước lúc rạng Đông-Chương 12 - tác giả Dương thu Hương Dương thu Hương

Dương thu Hương

Chương 12

Tác giả: Dương thu Hương

Ðại úy đứng dậy, với tay lấy áo khoác treo lên mắc:
- Tôi ra phòng khách đây. Cậu dẫn cô ta vào.
Nói vậy, nhưng anh không ra phòng khách mà đi thẳng tới cổng. Người lính thường trực đang dẫn Hạnh Hoa vào. Cậu ta đi trước, người đàn bà đi sau, dáng người nhỏ bé, mảnh khảnh.
- Hạnh Hoa.
Anh cất tiếng gọi.
Chị dừng lại, ngỡ ngàng một lúc mới nhận được anh. Những vệt đèn sáng từ trong các khung cửa hắt ra, xen lẫn những khoảng đồi khiến chị không thể nhìn mọi vật một cách rõ ràng:
- Anh đấy à... Chị cất tiếng hỏi, run rẩy, hồ nghi.
Người lính thường trực đứng nghiêm trước đại úy:
- Báo cáo, tôi trở lại phòng trực.
Ðại úy Vũ Sinh gật đầu. Cậu ta quay đi, nhanh như sóc biến vào bóng tối của các mái nhà hắt xuống. Vũ Sinh đáp lời người đàn bà yêu dấu:
- Anh đây, Hoa a...
Hai người đứng sững trước mặt nhau, trong bóng tối. Cách họ vài bước chân, vệt sáng từ mọi khuân cửa rọi tới, cùng với tiếng hò hét của đám người đánh cờ: - Lên mã, lên mã đi...
- Chặn con pháo lại, lót thẳng tốt hỉn kia cho rồi...
Người đàn ông nghe rõ nhịp thở gấp gáp, dồn dập của người đàn bà. Và người đàn bà nghe rõ tiếng nuốt nước bọt khan trong họng người yêu. Dường như anh đang cố nuốt đi cái dằm nhức nhối mắc trong đó mà không sao nuốt được.
-Anh có biết em khổ nhường nào không? - Hạnh Hoa cất tiếng hỏi.
- Anh biết. anh biết... Anh cũng đang bị hành hạ ở đây. Cả tuần nay, anh ngồi viết kiểm thảo. Và...
Anh buông lửng câu nói. Người đàn bà hiểu rằng anh không muốn chị nghe anh kể lể về nỗi đau của mình. Nhưng bàng con mắt yêu thương, chị vẫn nhìn thấy trong bóng tối, gương mặt hốc hác của anh, hai quầng thâm dưới mắt vì những đêm mất ngủ, nếp nhăn đau đớn hằn trên mép, đám dâu xanh trên má... Nỗi đau của anh làm nhẹ nỗi đau của chị.
Ðại úy Vũ Sinh khẽ nói:
- Anh biết anh có nỗi với em... Cái câu chuyện kỳ cục ấy xảy ra, chẳng ai lường trước, chẳng ai chống đỡ được. Nhưng anh chỉ là của em thôi, dù có đi đến cái chết cũng vậy.
Giọng anh nói giống như những viên đá ném vào mặt trống da căng thẳng. Mỗi lời, khiến trái tim người đàn bà run lên. Anh nói từ tốn, chậm rãi, không giống như bất cứ lời thề thốt nào, nhưng chị biết đó là sự thực.
Chị quên hết những lời day dứt, chua cay mà chị đã dành sẵn cho anh dọc đường đi. Ðưa bàn tay lên, chị lần tìm huy áo khoác của anh, luồn vào trong đó. Bàn tay lạnh giá của chị ấm dần vì hơi ấm của anh. Vì dưới bàn tay đó, chị thấy tay anh đập liên hồi, như một con cá giãy giụa khi vừa mắc lưới...
- Vào nhà đi em.
Anh nói, đưa chị vào phòng khách. Phòng khách lạnh ngắt ngơ, không có gì ngoài một phích nước sôi. Anh pha chè cho chị uống, rồi bọc ấm chè nóng bỏng bằng một khăn bông lớn, chườm đôi chân lạnh giá của người yêu. Chị ngả người ra sau ghế, nhắm mắt lại vì mệt mỏi, vì đau khổ và vì thương yêu anh.
Hạnh Hoa phải trở lại Ðoàn ngay ngày mai nên hai người không thể ngủ. Họ cứ ngồi trong phòng khách, để đèn sáng, để cửa thật rộng để chánh những điều nghi kỵ. Ngọn đèn dầu khêu hết bấc cháy rừng rực như ngọn đuốc, sáng một cách bất thường. Và hai kẻ yêu nhau ngồi đối diện qua chiếc bàn rộng thênh thang cũng là một cảnh tượng bất thường. Vẻ mặt họ căng thẳng như đang ngồi trước pháo đài chuẩn bi nổ súng chứ không phải ngồi tâm sự cùng nhau. Bốn giờ sáng, đại úy Vũ Sinh khoác áo ca-pốt, lấy xe đạp đưa người yêu ra bến xe. Dọc đường, trời bỗng đổ mưa. Hai người trú tạm vào một căn lều bán nước. Nhưng chiếc lều cũng dột và mưa cứ tuôn chảy tong tong xuống đầu họ. Ðại úy Vũ Sinh mở hai vạt áo khoác, ôm tấm thân mảnh khảnh của Hạnh Hoa vào. Anh khép kín hai vạt áo lại, để hơi ấm của mình sưởi cho người yêu. Nước mưa nhỏ từ đầu anh xuống má, xuống cổ, theo những món tóc ướt đẫm. Hạnh Hoa ép mình vào bộ ngực rộng lớn của Vũ Sinh. Chị ngước mắt lên tìm môi anh. Họ hôn nhau. Khi dứt khỏi cặp môi xinh ấm áp của Hạnh Hoa,đại úy Vũ Sinh nhìn mưa đang rãi nước trắng xóa mặt đất và chính lúc đó, anh thấy nỗi buồn thấm thía trong lòng: anh chỉ có thể giang vòng tay chở che ấp ủ cho người yêu trong cơn mưa này. Anh không thể chở che khi tai ương của cuộc đời dội xuống và ngay cả anh, chính anh, cũng có ai che chở được cho anh khỏi tai ương đó đâu ?... Cái cuộc tình duyên bất hạnh của qúa khứ, sẽ còn treo thanh gươm trên cổ anh mãi,tới khi nào anh mới tránh được tai họa đó? Anh không biết được. Tương lai anh là một lớp sương mù.
- Anh...
Người đàn bà hiểu những suy nghĩ của anh. Cô cũng chung một ý nghĩ đó:
- Mình ra sao bây giờ hở anh ?
Người đàn ông lập lại câu hỏi của người yêu như cái máy:
- Ra sao bây giờ?
Hạnh Hoa luồn bàn tay đặt trên ngực Vũ Sinh lên vai anh, nói:
- Thôi, chúng mình chia tay nhau vậy.
Người đàn ông bật lên:
- Không, không đời nào... không đời nào...
Anh cúi xuống,lập cập, hối hả hôn lên gương mặt Hạnh Hoa,lên mắt cô, lên môi cô, những nụ hôn điên cuồng như giông bão.
- Em cũng vậy, em cũng nghĩ như vậy...
Người đàn bà thì thầm, giọng ngắt quãng giữa những nụ hôn dài, mãnh liệt tới ngạt thở. Bàn tay nóng ấm của cô níu sau cổ anh. Cổ áo anh ướt đẫm nước mưa, cả mái tóc dày cũng vậy.
Trên thế gian có những người đàn ông sinh ra để cho những người đàn bà yêu thương. Chỉ những người đàn bà đó thôi, không thể là kẻ nào khác. Khi họ đã gặp người đàn bà của họ, dẫu sét đánh họ cũng không thể buông rời. Tình yêu của đại úy Vũ Sinh với Hạnh Hoa như vậy, những phút ngắn ngủi gặp gỡ là những phút họ sống hối hả cuộc sống ái tình bị dồn nén trong khoảng cách xa. Ngoài những phút đó, họ chỉ bị đam mê của công việc lôi kéo. Một mối tình như vậy nếu thành công ngay thì sau đó, có thể còn có giây phút phai lại, nhưng khi gặp trắc trở, nó kết thành một khối rắn chắc, không thể lay chuyển, không thể phá vỡ. Người đàn ông lỡ làng, và người đàn bà qua một lần thất vọng cùng lao vào mối tình say đắm, chân thực và mãnh liệt với tất cả sinh lực của họ. Từ buổi đưa Hạnh Hoa ra ga Vũ Sinh không gửi thư trực tiếp về Ðoàn cho cô mà gửi về bà dì ruột Hoa ở Hà Nội. Còn anh, anh không thể nhận thư của Hoa nên những điều muốn nói với anh, cô ghi cả vào nhật ký. Khi hai người gặp nhau, Hạnh Hoa đưa cuốn sổ cho người yêu xem.
Ðịa điểm họ gặp gỡ thường phải thay đổi luôn luôn. Những cuộc hẹn hò luôn luôn gặp khó khăn. Khi thì chuyến tàu đưa Hạnh Hoa lên với anh bị trễ ba giờ liền. Khi thì mô tô của Vũ Sinh mượn của trường dọc đường bị hỏng... Cả hai người đều phải tập thói quen kiên nhẫn. Không nỡ nào giận dỗi, trách móc nhau. Hoàn cảnh khắc nghiệt của mối tình khiến cả hai đều phải từ bỏ những nhu cầu bình dị nhất của những cặp tình nhân: một giây phút hờn dỗi, một buổi xem phim, nghe hòa nhạc, một món qùa tặng, những cử chỉ săn sóc thông thường như đơm chiếc khuy áo đứt. Khâu lại đường chỉ may bị sứt hay đóng lại một bên guốc mất đế. Thời gian đối với họ là vàng ròng. Trong mỗi nụ hôn, đọng lại chất muối của nỗi gian truân và ý chí giành giật cuộc đời. Và trong mỗi ve vuốt êm dịu họ mang tới cho nhau, phải trả giá bằng những đêm trằn trọc, những giờ phút chờ đợi mỏi mòn trên bến xe đầy bụi, hoặc những nẻo đường hun hút gió... Ðại úy Vũ Sinh thường ủ bàn chân nhỏ bé của người yêu trong tay mình, như người ta ấp ủ một con sẻ non. Anh nhìn chị với đôi mắt vời vợi mong ước:
- Giá như họ có một khoảnh trời riêng. Giá như họ có một mảnh đất riêng và một mái nhà riêng. Không một ai, không một người nào tới được để gây phiền nhiễu. Không có ai ngoài gió...
Khi Hạnh Hoa hỏi anh đang nghĩ gì. Người đàn ông liền kể những ao ước của anh cho chị nghe. Người đàn bà cười, đặt tay lên vầng trán rộng của anh:
- Chẳng có chuyện ấy đâu. Chẳng bao giờ... Và tụi mình cứ khổ ải như thế này mãi thôi. Trừ phi...
- Sao cơ?
- Trừ khi bà vợ anh kiếm được một tấm chồng và làm đơn xin ly hôn lần thứ hai.
- Lần trước cô ta cũng kiếm được một anh chàng tên là Mộc. Ðã hẹn cưới rồi mà không hiểu sao bỗng dưng lại trở cờ?...
- Vì chị ấy còn tiếc anh. Có thể còn tiếc cả cơ ngơi nhà cửa và hai đứa con.
- Vậy mình cứ bó tay chịu mãi?
- Em chắc là như vậy. Khi nào vợ anh biết giữ sĩ diện hoặc tìm được hạnh phúc thật của chị ấy lúc đó chúng ta mới hết bị đầy ải...
Ðại úy Vũ Sinh thở dài. Trong thâm tâm, anh cũng chắc chắn như vậy và mong ngày đó sẽ đến. Nhưng ngày lại ngày, tháng qua tháng, thời gian trôi trước mặt họ như dòng nước cuồn cuộn của con sông. Và cặp tình nhân cứ khắc khoải thương nhớ nhau, chờ đợi. Chờ đợi một sự may mắn nào đó mà số phận run rủi, trao cho họ. Niềm hy vọng mong manh như những gợn mây the, chúng thoắt hiện rồi thoắt biến mất trên khung trời. Còn họ, tháng này qua năm khác, giữa những khoảng thời gian dài biền biệt xa cách, họ hối hả uống ngụm nước yêu thương cho đỡ cơn khát. Và hạnh phúc hiếm hoi tội nghiệp của họ, hiện lên nơi những cuộc hẹn gặp nhau trong chốc lát.
Mặc dù đại úy Vũ Sinh đã ngừng việc chuẩn y thăng cấp tá, bị kiểm thảo trước chi bộ, người yêu anh là cô diễn viên văn công cũng bị cảnh cáo và buộc ngừng quan hệ với anh. Lựu vẫn không kéo được chồng về. Chị trở lên thô bạo và trơ trẽn hơn trước. Chị đạp xe xồng xộc đến Trường, yêu cầu họ bố trí cho chị ở phòng hạnh phúc. Chị đến trước đám đông, gọi anh lúc âu yếm, lúc quát nạt chứng tỏ quyền sở hữu của mình, đại úy Vũ Sinh vẫn lạnh như nước đá. Chị ở phòng hạnh phúc của trường cả tuần, anh cũng không bước chân tới. Ngày ngày, chị đem bát đi ăn xuất cơm của mình. Còn anh, đến xuất cơm nhà bếp dọn chung với chị anh cũng từ bỏ. Anh nhịn đói, hoặc vào làng ăn qua quýt củ sắn luộc. Tới ngày thứ ba, bí thư đảng ủy đành bảo cấp dưỡng chia cơm riêng cho Vũ Sinh. Anh là một trong mấy giáo viên chủ chốt của Trường. Nếu anh ốm, tình thế sẽ gay go.
- Tôi rất thông cảm với chị, nhưng tôi không thể tiếp tục ép đại úy Vũ Sinh. Anh ấy ốm, chương trình của chúng tôi không hoàn thành đúng thời hạn quy định. Chị hiểu cho tôi...
Bí thư đảng ủy Trường nói với chị như vậy. Nói xong anh cúi chào chị một cách ngượng ngập rồi quay về buồng riêng, đóng cửa lại. Người đàn bà đứng một mình giữa phòng khách, nơi những bông sim núi và mẫu đơn lúc nào cũng tươi cười nở trong bình cắm. Những bộ ấm chén lúc nào cũng sạch li lau. Chị hiểu rằng mọi cố gắng trơ tráo của chị theo lời khuyên của Hồng Thắm và các chị em khác trong cơ quan đều vô hiệu. Chị trở thành một con người quái gở trước con mắt tò mò của hàng trăm họ viên trong Trường. Ngày ngày, lúc đi ngang phòng ăn, họ thường kín đáo liếc nhìn người vợ của thủ trưởng Sinh lên "Ăn vạ chồng..." và họ thì thầm, rúc rích cười với nhau.
Sang tuần thứ hai, Lựu không đủ kiên nhẫn để ở lại nữa. Chị xách quần áo ra về. Bố mẹ chồng liếc nhìn chị với ánh mắt tò mò, thương hại xen lẫn chút khinh chị và bực tức. Lựu ném chiếc nón xuống bậc cửa theo thói quen của chị, vào buồng, khóc tấm tức. Rồi chị ngủ tới tận năm giờ chiều mới thức dậy, măt sưng húp như bị ong châm. Ðứa con trai lớn mười một tuổi đi học về, hớn hở nói với mẹ:
- Mẹ ơi, rằm Trung thu này lớp con tổ chức rước đèn. Mẹ lên tỉnh mua cho con cây đèn đầu thỏ nhé?
Lựu hầm hầm nhìn nó quát:
- Bảo thằng bố mày mua cho.
Chị bỗng thấy ghét đứa con thậm tệ. Nó giống Vũ Sinh từ dáng đi, nét cười cho tới lớp lông tơ xanh hai bên má sẽ trở thành bộ râu quai nón như cha nó sau này.
Thằng bé tội nghiệp đứng ngẩn ra trước cơn thịnh nộ của mẹ. Ông nội từ sau vườn đi vào, ôm vai nó:
- Ông đã gửi chú Thịnh mua đèn cho con rồi. Ðừng buồn.



Ðại úy đứng dậy, với tay lấy áo khoác treo lên mắc:

- Tôi ra phòng khách đây. Cậu dẫn cô ta vào.

Nói vậy, nhưng anh không ra phòng khách mà đi thẳng tới cổng. Người lính thường trực đang dẫn Hạnh Hoa vào. Cậu ta đi trước, người đàn bà đi sau, dáng người nhỏ bé, mảnh khảnh.

- Hạnh Hoa.

Anh cất tiếng gọi.

Chị dừng lại, ngỡ ngàng một lúc mới nhận được anh. Những vệt đèn sáng từ trong các khung cửa hắt ra, xen lẫn những khoảng đồi khiến chị không thể nhìn mọi vật một cách rõ ràng:

- Anh đấy à... Chị cất tiếng hỏi, run rẩy, hồ nghi.

Người lính thường trực đứng nghiêm trước đại úy:

- Báo cáo, tôi trở lại phòng trực.

Ðại úy Vũ Sinh gật đầu. Cậu ta quay đi, nhanh như sóc biến vào bóng tối của các mái nhà hắt xuống. Vũ Sinh đáp lời người đàn bà yêu dấu:

- Anh đây, Hoa a...

Hai người đứng sững trước mặt nhau, trong bóng tối. Cách họ vài bước chân, vệt sáng từ mọi khuân cửa rọi tới, cùng với tiếng hò hét của đám người đánh cờ: - Lên mã, lên mã đi...

- Chặn con pháo lại, lót thẳng tốt hỉn kia cho rồi...

Người đàn ông nghe rõ nhịp thở gấp gáp, dồn dập của người đàn bà. Và người đàn bà nghe rõ tiếng nuốt nước bọt khan trong họng người yêu. Dường như anh đang cố nuốt đi cái dằm nhức nhối mắc trong đó mà không sao nuốt được.

-Anh có biết em khổ nhường nào không? - Hạnh Hoa cất tiếng hỏi.

- Anh biết. anh biết... Anh cũng đang bị hành hạ ở đây. Cả tuần nay, anh ngồi viết kiểm thảo. Và...

Anh buông lửng câu nói. Người đàn bà hiểu rằng anh không muốn chị nghe anh kể lể về nỗi đau của mình. Nhưng bàng con mắt yêu thương, chị vẫn nhìn thấy trong bóng tối, gương mặt hốc hác của anh, hai quầng thâm dưới mắt vì những đêm mất ngủ, nếp nhăn đau đớn hằn trên mép, đám dâu xanh trên má... Nỗi đau của anh làm nhẹ nỗi đau của chị.

Ðại úy Vũ Sinh khẽ nói:

- Anh biết anh có nỗi với em... Cái câu chuyện kỳ cục ấy xảy ra, chẳng ai lường trước, chẳng ai chống đỡ được. Nhưng anh chỉ là của em thôi, dù có đi đến cái chết cũng vậy.

Giọng anh nói giống như những viên đá ném vào mặt trống da căng thẳng. Mỗi lời, khiến trái tim người đàn bà run lên. Anh nói từ tốn, chậm rãi, không giống như bất cứ lời thề thốt nào, nhưng chị biết đó là sự thực.

Chị quên hết những lời day dứt, chua cay mà chị đã dành sẵn cho anh dọc đường đi. Ðưa bàn tay lên, chị lần tìm huy áo khoác của anh, luồn vào trong đó. Bàn tay lạnh giá của chị ấm dần vì hơi ấm của anh. Vì dưới bàn tay đó, chị thấy tay anh đập liên hồi, như một con cá giãy giụa khi vừa mắc lưới...

- Vào nhà đi em.

Anh nói, đưa chị vào phòng khách. Phòng khách lạnh ngắt ngơ, không có gì ngoài một phích nước sôi. Anh pha chè cho chị uống, rồi bọc ấm chè nóng bỏng bằng một khăn bông lớn, chườm đôi chân lạnh giá của người yêu. Chị ngả người ra sau ghế, nhắm mắt lại vì mệt mỏi, vì đau khổ và vì thương yêu anh.

Hạnh Hoa phải trở lại Ðoàn ngay ngày mai nên hai người không thể ngủ. Họ cứ ngồi trong phòng khách, để đèn sáng, để cửa thật rộng để chánh những điều nghi kỵ. Ngọn đèn dầu khêu hết bấc cháy rừng rực như ngọn đuốc, sáng một cách bất thường. Và hai kẻ yêu nhau ngồi đối diện qua chiếc bàn rộng thênh thang cũng là một cảnh tượng bất thường. Vẻ mặt họ căng thẳng như đang ngồi trước pháo đài chuẩn bi nổ súng chứ không phải ngồi tâm sự cùng nhau. Bốn giờ sáng, đại úy Vũ Sinh khoác áo ca-pốt, lấy xe đạp đưa người yêu ra bến xe. Dọc đường, trời bỗng đổ mưa. Hai người trú tạm vào một căn lều bán nước. Nhưng chiếc lều cũng dột và mưa cứ tuôn chảy tong tong xuống đầu họ. Ðại úy Vũ Sinh mở hai vạt áo khoác, ôm tấm thân mảnh khảnh của Hạnh Hoa vào. Anh khép kín hai vạt áo lại, để hơi ấm của mình sưởi cho người yêu. Nước mưa nhỏ từ đầu anh xuống má, xuống cổ, theo những món tóc ướt đẫm. Hạnh Hoa ép mình vào bộ ngực rộng lớn của Vũ Sinh. Chị ngước mắt lên tìm môi anh. Họ hôn nhau. Khi dứt khỏi cặp môi xinh ấm áp của Hạnh Hoa,đại úy Vũ Sinh nhìn mưa đang rãi nước trắng xóa mặt đất và chính lúc đó, anh thấy nỗi buồn thấm thía trong lòng: anh chỉ có thể giang vòng tay chở che ấp ủ cho người yêu trong cơn mưa này. Anh không thể chở che khi tai ương của cuộc đời dội xuống và ngay cả anh, chính anh, cũng có ai che chở được cho anh khỏi tai ương đó đâu ?... Cái cuộc tình duyên bất hạnh của qúa khứ, sẽ còn treo thanh gươm trên cổ anh mãi,tới khi nào anh mới tránh được tai họa đó? Anh không biết được. Tương lai anh là một lớp sương mù.

- Anh...

Người đàn bà hiểu những suy nghĩ của anh. Cô cũng chung một ý nghĩ đó:

- Mình ra sao bây giờ hở anh ?

Người đàn ông lập lại câu hỏi của người yêu như cái máy:

- Ra sao bây giờ?

Hạnh Hoa luồn bàn tay đặt trên ngực Vũ Sinh lên vai anh, nói:

- Thôi, chúng mình chia tay nhau vậy.

Người đàn ông bật lên:

- Không, không đời nào... không đời nào...

Anh cúi xuống,lập cập, hối hả hôn lên gương mặt Hạnh Hoa,lên mắt cô, lên môi cô, những nụ hôn điên cuồng như giông bão.

- Em cũng vậy, em cũng nghĩ như vậy...

Người đàn bà thì thầm, giọng ngắt quãng giữa những nụ hôn dài, mãnh liệt tới ngạt thở. Bàn tay nóng ấm của cô níu sau cổ anh. Cổ áo anh ướt đẫm nước mưa, cả mái tóc dày cũng vậy.

Trên thế gian có những người đàn ông sinh ra để cho những người đàn bà yêu thương. Chỉ những người đàn bà đó thôi, không thể là kẻ nào khác. Khi họ đã gặp người đàn bà của họ, dẫu sét đánh họ cũng không thể buông rời. Tình yêu của đại úy Vũ Sinh với Hạnh Hoa như vậy, những phút ngắn ngủi gặp gỡ là những phút họ sống hối hả cuộc sống ái tình bị dồn nén trong khoảng cách xa. Ngoài những phút đó, họ chỉ bị đam mê của công việc lôi kéo. Một mối tình như vậy nếu thành công ngay thì sau đó, có thể còn có giây phút phai lại, nhưng khi gặp trắc trở, nó kết thành một khối rắn chắc, không thể lay chuyển, không thể phá vỡ. Người đàn ông lỡ làng, và người đàn bà qua một lần thất vọng cùng lao vào mối tình say đắm, chân thực và mãnh liệt với tất cả sinh lực của họ. Từ buổi đưa Hạnh Hoa ra ga Vũ Sinh không gửi thư trực tiếp về Ðoàn cho cô mà gửi về bà dì ruột Hoa ở Hà Nội. Còn anh, anh không thể nhận thư của Hoa nên những điều muốn nói với anh, cô ghi cả vào nhật ký. Khi hai người gặp nhau, Hạnh Hoa đưa cuốn sổ cho người yêu xem.

Ðịa điểm họ gặp gỡ thường phải thay đổi luôn luôn. Những cuộc hẹn hò luôn luôn gặp khó khăn. Khi thì chuyến tàu đưa Hạnh Hoa lên với anh bị trễ ba giờ liền. Khi thì mô tô của Vũ Sinh mượn của trường dọc đường bị hỏng... Cả hai người đều phải tập thói quen kiên nhẫn. Không nỡ nào giận dỗi, trách móc nhau. Hoàn cảnh khắc nghiệt của mối tình khiến cả hai đều phải từ bỏ những nhu cầu bình dị nhất của những cặp tình nhân: một giây phút hờn dỗi, một buổi xem phim, nghe hòa nhạc, một món qùa tặng, những cử chỉ săn sóc thông thường như đơm chiếc khuy áo đứt. Khâu lại đường chỉ may bị sứt hay đóng lại một bên guốc mất đế. Thời gian đối với họ là vàng ròng. Trong mỗi nụ hôn, đọng lại chất muối của nỗi gian truân và ý chí giành giật cuộc đời. Và trong mỗi ve vuốt êm dịu họ mang tới cho nhau, phải trả giá bằng những đêm trằn trọc, những giờ phút chờ đợi mỏi mòn trên bến xe đầy bụi, hoặc những nẻo đường hun hút gió... Ðại úy Vũ Sinh thường ủ bàn chân nhỏ bé của người yêu trong tay mình, như người ta ấp ủ một con sẻ non. Anh nhìn chị với đôi mắt vời vợi mong ước:

- Giá như họ có một khoảnh trời riêng. Giá như họ có một mảnh đất riêng và một mái nhà riêng. Không một ai, không một người nào tới được để gây phiền nhiễu. Không có ai ngoài gió...

Khi Hạnh Hoa hỏi anh đang nghĩ gì. Người đàn ông liền kể những ao ước của anh cho chị nghe. Người đàn bà cười, đặt tay lên vầng trán rộng của anh:

- Chẳng có chuyện ấy đâu. Chẳng bao giờ... Và tụi mình cứ khổ ải như thế này mãi thôi. Trừ phi...

- Sao cơ?

- Trừ khi bà vợ anh kiếm được một tấm chồng và làm đơn xin ly hôn lần thứ hai.

- Lần trước cô ta cũng kiếm được một anh chàng tên là Mộc. Ðã hẹn cưới rồi mà không hiểu sao bỗng dưng lại trở cờ?...

- Vì chị ấy còn tiếc anh. Có thể còn tiếc cả cơ ngơi nhà cửa và hai đứa con.

- Vậy mình cứ bó tay chịu mãi?

- Em chắc là như vậy. Khi nào vợ anh biết giữ sĩ diện hoặc tìm được hạnh phúc thật của chị ấy lúc đó chúng ta mới hết bị đầy ải...

Ðại úy Vũ Sinh thở dài. Trong thâm tâm, anh cũng chắc chắn như vậy và mong ngày đó sẽ đến. Nhưng ngày lại ngày, tháng qua tháng, thời gian trôi trước mặt họ như dòng nước cuồn cuộn của con sông. Và cặp tình nhân cứ khắc khoải thương nhớ nhau, chờ đợi. Chờ đợi một sự may mắn nào đó mà số phận run rủi, trao cho họ. Niềm hy vọng mong manh như những gợn mây the, chúng thoắt hiện rồi thoắt biến mất trên khung trời. Còn họ, tháng này qua năm khác, giữa những khoảng thời gian dài biền biệt xa cách, họ hối hả uống ngụm nước yêu thương cho đỡ cơn khát. Và hạnh phúc hiếm hoi tội nghiệp của họ, hiện lên nơi những cuộc hẹn gặp nhau trong chốc lát.

Mặc dù đại úy Vũ Sinh đã ngừng việc chuẩn y thăng cấp tá, bị kiểm thảo trước chi bộ, người yêu anh là cô diễn viên văn công cũng bị cảnh cáo và buộc ngừng quan hệ với anh. Lựu vẫn không kéo được chồng về. Chị trở lên thô bạo và trơ trẽn hơn trước. Chị đạp xe xồng xộc đến Trường, yêu cầu họ bố trí cho chị ở phòng hạnh phúc. Chị đến trước đám đông, gọi anh lúc âu yếm, lúc quát nạt chứng tỏ quyền sở hữu của mình, đại úy Vũ Sinh vẫn lạnh như nước đá. Chị ở phòng hạnh phúc của trường cả tuần, anh cũng không bước chân tới. Ngày ngày, chị đem bát đi ăn xuất cơm của mình. Còn anh, đến xuất cơm nhà bếp dọn chung với chị anh cũng từ bỏ. Anh nhịn đói, hoặc vào làng ăn qua quýt củ sắn luộc. Tới ngày thứ ba, bí thư đảng ủy đành bảo cấp dưỡng chia cơm riêng cho Vũ Sinh. Anh là một trong mấy giáo viên chủ chốt của Trường. Nếu anh ốm, tình thế sẽ gay go.

- Tôi rất thông cảm với chị, nhưng tôi không thể tiếp tục ép đại úy Vũ Sinh. Anh ấy ốm, chương trình của chúng tôi không hoàn thành đúng thời hạn quy định. Chị hiểu cho tôi...

Bí thư đảng ủy Trường nói với chị như vậy. Nói xong anh cúi chào chị một cách ngượng ngập rồi quay về buồng riêng, đóng cửa lại. Người đàn bà đứng một mình giữa phòng khách, nơi những bông sim núi và mẫu đơn lúc nào cũng tươi cười nở trong bình cắm. Những bộ ấm chén lúc nào cũng sạch li lau. Chị hiểu rằng mọi cố gắng trơ tráo của chị theo lời khuyên của Hồng Thắm và các chị em khác trong cơ quan đều vô hiệu. Chị trở thành một con người quái gở trước con mắt tò mò của hàng trăm họ viên trong Trường. Ngày ngày, lúc đi ngang phòng ăn, họ thường kín đáo liếc nhìn người vợ của thủ trưởng Sinh lên "Ăn vạ chồng..." và họ thì thầm, rúc rích cười với nhau.

Sang tuần thứ hai, Lựu không đủ kiên nhẫn để ở lại nữa. Chị xách quần áo ra về. Bố mẹ chồng liếc nhìn chị với ánh mắt tò mò, thương hại xen lẫn chút khinh chị và bực tức. Lựu ném chiếc nón xuống bậc cửa theo thói quen của chị, vào buồng, khóc tấm tức. Rồi chị ngủ tới tận năm giờ chiều mới thức dậy, măt sưng húp như bị ong châm. Ðứa con trai lớn mười một tuổi đi học về, hớn hở nói với mẹ:

- Mẹ ơi, rằm Trung thu này lớp con tổ chức rước đèn. Mẹ lên tỉnh mua cho con cây đèn đầu thỏ nhé?

Lựu hầm hầm nhìn nó quát:

- Bảo thằng bố mày mua cho.

Chị bỗng thấy ghét đứa con thậm tệ. Nó giống Vũ Sinh từ dáng đi, nét cười cho tới lớp lông tơ xanh hai bên má sẽ trở thành bộ râu quai nón như cha nó sau này.

Thằng bé tội nghiệp đứng ngẩn ra trước cơn thịnh nộ của mẹ. Ông nội từ sau vườn đi vào, ôm vai nó:

- Ông đã gửi chú Thịnh mua đèn cho con rồi. Ðừng buồn.
Chuyện tình kể trước lúc rạng Đông
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15