Chương 2
Tác giả: Dương thu Hương
Lựu vẫn ngồi trước bàn, lấy ngón tay nhúng vào cốc nước nụ vối rồi vẽ lên bàn những hình tròn méo mó. Hết hình nọ tới hình kia. Cô cố gắng để vẽ được một hình tròn thật đẹp nhưng không nổi. Những ngón tay cô thô cứng, vụng về. Thấy Sinh vào, cô ngước mắt nhìn anh.
Sinh hỏi:
- Lựu thấy thế nào?
Cô gái lúng búng trong miệng:
- Em thấy... cũng tốt thôi...
Vũ Sinh ngồi im. Lúc đó, tới lượt cô hỏi anh:
- Còn anh thấy thế nào?
Sinh đang nghĩ ngợi gì đó. anh chợt quay đầu nhìn cô như vừa dứt khỏi dòng mộng mị. Anh cũng đáp lại cô bằng một giọng vô cùng bối rối:
- Mình ấy à... Mình thấy... tổ chức rất quan tâm, rất tốt...
Nói song mặt đỏ lững, anh cúi xuống.
Lúc đó lũ trẻ đi học qua, cấu trí nhau rồi cười ré lên, chạy di chạy lại qua cửa. Tưởng như để trêu cợt hai người. Ðôi trai gái xấu hổ vội vã đi ra, mỗi người một nẻo. Không lời hẹn hò gặp gỡ. Họ để lại trong gian nhà trống vắng mấy chén nước nguội và những hình vẽ chưa khô trên mặt bàn. Những hình vẽ cố gắng hết sức nhưng không sao tròn nổi...
Ðã chín năm qua rồi. Ðám cưới đời sống mới thời kháng chiến do đoàn thể nhiệt tình tổ chức đã đem đến cho hai người một đứa con trai và một đứa con gái. Hai sợi giây thắt họ trong cuộc sống gia đình. Nhưng trái tim họ lại giống như đôi ngựa, mỗi con chạy mỗi đường, càng chạy càng cách xa nhau.
Người nhận ra điều này trước tiên là Vũ Sinh.
Sau khi cưới nhau một năm, lúc Lựu có thai đứa con trai đầu lòng hai tháng. Sinh phải đi công tác ở huyện bên.
Một chiều, vì trời sập tối trước khi tới bến đò, anh đành phải rẽ vào nhà một người thợ rèn ngủ nhờ. Cặp thợ rèn mới cưới nhau ba năm. Họ rất vui tính và tốt bụng. Họ nhất định bắt Vũ Sinh ăn cơm gạo mới với thịt lợn nướng và dưa cải. Còn vắt cơm nếp anh đem theo, cô vợ rán lên giòn như bánh chưng ngày tết để trồng và người khách ăn tráng miệng.
- Mời anh, anh phải nhanh xuống đũa không ngoảnh đi ngoảnh lại là đĩa nhẵn như chùi... Nhà em được cái khảnh ăn lắm. Mỗi bữa chỉ hết hai bơ gạo trắng có ngọn thôi...
Cô vợ vừa mời khách vừa trêu chọc trồng. Anh chồng thấy thế làm vui thích lắm, cười tít mắt đáp lời:
- Chỉ được cái nói oan cho người ta?... Mỗi bữa mình hết có tám lạng gạo chứ đâu mà hai bơ trắng?...
Mỗi bơ trắng đong được bốn lạng rưỡi gạo. Vũ Sinh biết thế, anh cười.
Cơm xong cô vợ lại bắc tiếp nồi khoai luộc lên bếp than. Chừng nửa giờ sau, mùi khoai chín cạn cháy sém đã bốc lên mùi thơm lừng ba gian nhà nhỏ. Anh chồng xao tay:
- Anh lại xơi khoai với vợ chồng chúng em. Các cụ có câu : Ăn cơm no bụng thấy khoai vẫn thèm...
Nói xong, anh kéo Vũ Sinh ngồi xuống gần bếp than mở cái vung đát úp nồi hông khoai cho hơi bốc trắng, rồi thò tay nhón từng củ khoai ra, miệng xuýt xoa kêu nóng. Cô vợ rửa bát xong thấy vậy nguýt yêu chồng:
- Trông rõ đẹp chưa kìa. Ðưa tay sờ lên tai cho đỡ phỏng.
Anh chồng trẻ lại tít mắt cười, tay đưa lên nắm chặt vành tai. Bên ngoài gío bấc rít ù ù. Những tiếng gió bị tiếng cười trẻ trung tràn trề hạnh phúc của cô vợ trẻ át đi.
Sinh im lặng ăn khoai.
- Ngon không anh, khoai vùng này nhất hạng là bở. Anh thợ rèn hỏi.
- Ngon lắm.
Sinh gật đầu. Nhưng anh không có cảm giác gì mới lạ về miếng khoai đang ăn. Anh sững sờ vì cảnh sống của cặp vợ chồng thợ rèn. Anh và Lựu chưa bao giờ có được những phút giây như thế. Chưa từng một lần anh nhìn Lựu với ánh mắt đam mê, mãn nguyệt như anh chàng thợ rèn này. Cũng chưa bao giờ, Lựu có những cử chỉ bộc lộ yêu đương nồng nàn như cô thợ rèn mập mạp ấy.
Bếp than dần dấn nguội đi khi câu chuyện vãn và tiếng gío rít mạnh hơn.
- Ngủ đi.
Anh thợ rèn nói cụt lủn, rồi đứng dậy, vặn lưng răng rắc. Chờ khách mắc chiếc màn cá nhân, trùm chăn chiên xong, chủ nhà thổi đèn, phụt một tiếng rồi vào buồng. Cô vợ trẻ đã vào trước, sửa soạn chăn chiếu. Anh chồng vào, họ lại trêu ghẹo nhau rinh rích cười. Mới đầu cô vợ còn nhắc:
- Khẽ chứ, cho anh cán bộ đoàn ngủ...
-Ðừng có cấu người ta thế, bên ngoài anh ấy nghe tiếng anh ấy cười cho...
Sau, cô vợ trẻ cũng quyên mất điều đó. Hoặc cô nghĩ rằng ông khách đi đường mệt nhọc đã ngủ say rồi. Và cặp vợ chồng chủ nhân thả sức truyện trò, chọc ghẹo nhau âu yếm nhau như mọi đêm.
Vũ Sinh không ngủ được. Anh ghe rõ mọi lời nói, anh hình dung rõ những cử chỉ của cặp vợ chồng chủ nhà. Anh chồng rúc đầu vào tóc vợ hít hà như trẻ con ngửi cốn rang ngày tết mồng năm. Anh khen lấy khen để mùi hương nhu và mùi lá bưởi. Kể cả mùi mồ hôi sau gáy còn đọng lại vì suốt ngày kéo bễ và nấu ăn, anh tràng cũng thấy thơm. Còn cô vợ trẻ vừa đẩy chồng ra xa, lại vừa thọc tay vào nách chồng khiến anh chàng cứ nấc lên từng cơn cười ngây ngất...
Sinh bàng hoàng. Xưa nay, anh chưa chứng kiến cảnh sống lứa đôi một cách tỏ tường. Bây giờ, người ta mới biết khi người ta yêu nhau, cuộc sống chung mặn nồng, say sưa đến thế. Giống như kẻ sống suốt đời trong núi lần đầu tiên thấy biển, anh ngỡ ngàng trước những cơn ào ạt trắng xóa của biển khơi, nơi nước liền với chân trời trong một không gian mênh mông choáng ngợp.
Sáng hôm sau, anh tiếp tục qua đò, làm công việc của mình. Nhưng khi trở về nhà, một nỗi buồn lạnh lùng thấm trong tâm hồn khiến anh muốn rã rời chân tay. Lúc đó, anh chưa nhận thức được thảm kịch của mình, nhưng anh mơ hồ đoán định được nỗi bất hạnh sẽ tới. Trước đây, anh chưa bao giờ yêu Lựu. Nhưng anh chưa ý thức được điều đó nên cuộc sống trung vẫn diễn ra tẻ nhạt nhưng bình yên. Giờ khi đã có ý thức điều đó. Cuộc sống chung với anh đã khiến nặng nề.
Năm sau khi đứa con trai tròn năm tháng. Vũ Sinh nhập ngũ. Anh được đề bạt trung đội trưởng ngay ngày đầu tiên mặc áo lính. Ðơn vị anh đóng quân ngay Thái Nguyên. Từ ngày đó cho tới hội nghị Giơ-ne-vơ ký kết. Năm cửa ô xòe cánh hoa đón đoàn quân kháng chiến trở về, anh không một lần về nhà.
Trong khoảng thời gian ấy, có lần đơn vị Vũ Sinh đóng quân tại một bản Thái Trắng. Chủ nhân nhà anh ở là một ông già. Ông có hai cô con gái. Cô lớn, bị bắt vào đội xòe của quan châu. Cô nhỏ, đi dân công nuôi bộ đội kháng Pháp. Ông già uống rượu như uống nước, kể chuyện thật hay. Hết thời hạn đóng quân, đơn vị anh lên đường,ông ra tiễn hết một con đèo. Lúc sắp từ giã chợt ông giơ tay chỉ về ngọn núi phía trước:
- Ơ... con út đã về kìa. Con út đã về rồi đó...
Phải một lúc, Vũ Sinh mới nhận ra người con gái đang băng qua con đường lượn quanh núi đi về phía mình. Một nàng tiên từ một thế giới mộng ảo bước ra, tha thướt trong bộ váy áo trắng, lúc ẩn lúc hiện trong ánh nắng chiều và giữa sắc sanh trùng điệp của núi rừng, Sinh đứng đờ người hồi lâu. Tới lúc đại dội trưởng chào ông già lần cuối cùng và giục mọi người lên đường anh mới sực tỉnh. Họ cũng tiến về phía con đường lượn quanh núi, ngược chiều cô gái Thái. Không ai nói, nhưng tất cả đoàn quân đều phập phồng chờ đợi lúc gặp mặt người đẹp. Có lẽ người hồi hộp nhất là Vũ Sinh. Mặc dù không mang vác nặng tim anh cứ đập rộn lên như trống trận.
Chừng mười phút sau, họ gặp cô gái. Cô chào bộ đội với giọng trong veo, lảnh lót như tiếng chim. Ðại đội dừng lại vài phút, nói chuyện về bản của cô mà họ vừa từ giã. Cậu liên lạc đại đội kể chuyện vanh vách về ông già sinh ra cô, mặc dầu cậu ta chỉ sang chơi dăm ba lần. Còn Sinh, Sinh đứng im, nghiêm trang nhưng không thể rời mắt khỏi khuân mặt sinh đẹp của cô gái. Một gương mặt kiều diễm, làn da hồng mịn, hai tràng mày gọn sắc như hai nét mực tầu, sống mũi thanh và làn môi tươi tắn. Vẻ mặt đẹp trinh trắng, mãnh liệt của rừng sâu. Khi cô đi rồi, gương mặt cô, tấm thân mềm dẻo bó trong bộ áo váy của cô không rời anh nữa. Cô như ngôi sao rực rỡ hiện lên giữa chốn núi non trùng điệp, và giữa trái tim trống trải, bơ vơ của anh. Anh cứ tương tự anh cho mãi tới sau này, khi anh gặp người đàn bà thực sự của cuộc đời anh...
- Tôi muốn chúng mình nhìn lại mọi chuyện cho rõ ràng. Bởi vì cuộc đời còn dài quá...
Ðại đội trưởng Sinh nói chậm rãi. Anh không nhìn vợ:
- Thực sự chúng ta chưa kịp yêu nhau đã tổ chức cưới. Lúc đó, cả tôi và Lựu còn qúa trẻ nên không đắn đo...
Người đàn bà lắng nghe, chăm chú. Chợt nghĩ rằng lúc sắp lấy anh, chị cũng còn thinh thích hai chàng trai cùng làng.Một anh có bằng Séc-ti-phi-ca, làm hương sự. Còn anh kia vào bộ đội trước lúc chị lên huyện. Kể ra chị cứ lấy một trong hai anh ấy cũng chẳng khác gì Vũ Sinh là bao... Vậy, tại sao, chi không nghĩ ra điều đó?... có lẽ vì sự chế nhạo, ghép đôi của mọi người khiến chị tưởng rằng chị yêu Sinh hơn hai tràng kia chăng? cũng có lẽ lúc đó chị chưa nghĩ được điều gì cho đến đầu đến đũa...
Người chồng tiếp tục nói:
- Nhiều lần, tôi cứ nghĩ,gía như chúng ta sớm nhìn nhận ra điều này... Hồi hòa bình lập lại chẳng hạn. Lúc đó, chưa có con Mai...
Anh lại cúi đầu theo thói quen, lùa tay vào mái tóc. Người đàn bà đột nhiên bật tiếng thở dài. Chị hiểu chồng muốn nói: "Gía cứ bỏ nhau ngay lúc đó lại rễ ràng hơn...". Chị nhớ cảm giác đau đớn của mình vào một buổi sáng đón anh về. Giữa đám đông các ông chú, bà bác, các cô cậu, lũ cháu, anh hoàn toàn thoải mái, vui vẻ, mừng rỡ... Chị kiên tâm chờ đợi như những người đàn bà khác. Biết rằng một chiến sĩ từ mặt trận chiến thắng trở về là niềm vui chung cho tất cả những ai có liên quan huyết thống và quê hương với anh. Nhưng, khi mâm cỗ cuối cùng đã dọn xong, khi mọi người đã ngủ ngon lành sau một ngày cười nhiều, khóc nhiều, nói nhiều và ăn uống ngon lành. Lúc đó, chị chờ anh với niềm khát khao tự nhiên của một người vợ đã qua bốn năm đằng đẵng xa chồng. Anh vào. Anh hỏi chị những câu anh đã hỏi nhiều người thân một cách nhạt nhẽo. Dường như anh phải cố gắng để nghĩ ra những câu hỏi đó cho có chuyện mà nói. Chị cũng trả lời anh những câu mà bố mẹ chồng, anh em chú bác chồng nói rồi. Tới một khoảng khắc im lặng vô duyên cớ, ngượng ngùng, oi nóng. Rồi sau khoảng khắc đó, anh hối hả chung chăn gối mới chị, gấp gáp và thất thường. Một giấy lát cảm xúc thoáng qua cả hai người cùng nằm im. Chi ngửi mùi rêu bay lên từ chân giường, mùi hoa móng rồng phía vườn sau theo gío đưa vào, mùi chăn chiếu ẩm mốc quạnh hưu... Chị thấy những mùi cũ kỹ đó sẽ còn cũ kỹ mãi như thế. Còn anh, Anh cũng hít mùi thơm ngọt ngào của thứ hoa móng rồng hoàng anh - loài hoa cánh dày có màu vàng như màu lông chim hoàng anh. Anh đã hái hoa đó từ khi anh mười một tuổi. Nên mùi thơm của nó thấm sâu vào tâm hồn. Nó là dĩ vãng thân thuộc của anh... còn mùi rêu ẩm ướt dưới chân tường, mùi giường chiếu, và hơi thở của người vợ bên cạnh anh đều là xa lạ. chúng ở tít xa, nơi nào đó, bên ngoài khoảng sáng trong tâm hồn. Tiếng nói mê ú ớ của đứa con trai khiến anh nao lòng. Anh quay sang hôn vụng nó trong giấc ngủ. Rồi sau đó anh lại nằm ngửa lên, không thể nào quên được hình ảnh cô gái thái và mùi hoa móng rồng. Mùi hương của tuổi thơ và hình ảnh nàng tiên trắng trong ảo mộng theo anh vào giấc ngủ...
Anh cứ sống như vậy. có những lần, chung chăn gối với vợ nhưng anh tưởng mình đang ôm ấp người con xinh đẹp tha thướt trong bộ váy áo trắng sinh đẹp kia. Khi bừng tỉnh, anh cảm thấy như bị rơi xuống đáy vực. Một nỗi tức giận khiến anh vùng lên, mở chốt cửa ra vườn, hút thuốc...
- Cũng đã nhiều lần... Người chồng tiếp tục nói với giọng đều đặn: Nhiều lần, tôi cứ nghĩ rằng chúng ta cũng đã qua thời xuân xanh, vì con cái cứ duy trì cuộc sống này cho hết đời... Nhưng Lựu thông cảm, càng ngày tôi càng xa Lựu hơn ... Mà đã không yêu, không xúc động, không thể... Lựu sẽ khổ... không chỉ một vài tháng, dăm ba năm mà suốt đời...
Anh uống một ngụm nước, hắt phần cặn qua cửa sổ ra sân, nói khẽ: không thể nào cố gắng... tình yêu, không thể cố gắng được... Lựu có nghĩ như tôi không?...
Người đàn bà ngẩng đầu nhìn chồng. chị mơ hồ điều anh nói là đúng. Căn buồng chị sống, với mùi hoa móng rồng, mùi rêu mốc và mùi chiếu giường quạnh hiu cũ kỹ sẽ suốt đời cũ kỹ. Vì không có hơi ấm của người đàn ông. Vì không có tình yêu nồng nàn của người đàn ông ấp ủ. Anh chồng của chị, anh chỉ ghé qua vội vã nhu một kẻ đi đường ghé qua túp lều nát uống tạmbát nước vối. Chị không thể nào biến đổi anh trở thành một người đàn ông khác, một người có khả năng yêu thương chị, ôm ấp chị, sưởi ấm cho chị... Nhưng nếu mất anh?... Chị nghĩ tới hai đứa con của mình, tới những năm tháng đợi chờ vô vọng, những công sức chị đã bỏ ra đẻ tu tạo mảnh vườn sau, vườn trước. Từ hàng rau, khóm ớt, mấy luống rau tới gốc cây vối xanh om, dẫy hoa móng rồng đều có mồ hôi chị nhỏ xuồng. Vả chăng, với khả năng kinh tế eo hẹp của chị, một khi rời khỏi ngôi nhà này, chị sẽ bơ vơ... Nỗi tủi nhục như những con sóng dâng lên trong người đàn bà. Chị kêu:
- Nhưng còn con cái, còn nhà cửa... Tôi sẽ...
Và chị òa lên khóc.
Lựu vẫn ngồi trước bàn, lấy ngón tay nhúng vào cốc nước nụ vối rồi vẽ lên bàn những hình tròn méo mó. Hết hình nọ tới hình kia. Cô cố gắng để vẽ được một hình tròn thật đẹp nhưng không nổi. Những ngón tay cô thô cứng, vụng về. Thấy Sinh vào, cô ngước mắt nhìn anh.
Sinh hỏi:
- Lựu thấy thế nào?
Cô gái lúng búng trong miệng:
- Em thấy... cũng tốt thôi...
Vũ Sinh ngồi im. Lúc đó, tới lượt cô hỏi anh:
- Còn anh thấy thế nào?
Sinh đang nghĩ ngợi gì đó. anh chợt quay đầu nhìn cô như vừa dứt khỏi dòng mộng mị. Anh cũng đáp lại cô bằng một giọng vô cùng bối rối:
- Mình ấy à... Mình thấy... tổ chức rất quan tâm, rất tốt...
Nói song mặt đỏ lững, anh cúi xuống.
Lúc đó lũ trẻ đi học qua, cấu trí nhau rồi cười ré lên, chạy di chạy lại qua cửa. Tưởng như để trêu cợt hai người. Ðôi trai gái xấu hổ vội vã đi ra, mỗi người một nẻo. Không lời hẹn hò gặp gỡ. Họ để lại trong gian nhà trống vắng mấy chén nước nguội và những hình vẽ chưa khô trên mặt bàn. Những hình vẽ cố gắng hết sức nhưng không sao tròn nổi...
Ðã chín năm qua rồi. Ðám cưới đời sống mới thời kháng chiến do đoàn thể nhiệt tình tổ chức đã đem đến cho hai người một đứa con trai và một đứa con gái. Hai sợi giây thắt họ trong cuộc sống gia đình. Nhưng trái tim họ lại giống như đôi ngựa, mỗi con chạy mỗi đường, càng chạy càng cách xa nhau.
Người nhận ra điều này trước tiên là Vũ Sinh.
Sau khi cưới nhau một năm, lúc Lựu có thai đứa con trai đầu lòng hai tháng. Sinh phải đi công tác ở huyện bên.
Một chiều, vì trời sập tối trước khi tới bến đò, anh đành phải rẽ vào nhà một người thợ rèn ngủ nhờ. Cặp thợ rèn mới cưới nhau ba năm. Họ rất vui tính và tốt bụng. Họ nhất định bắt Vũ Sinh ăn cơm gạo mới với thịt lợn nướng và dưa cải. Còn vắt cơm nếp anh đem theo, cô vợ rán lên giòn như bánh chưng ngày tết để trồng và người khách ăn tráng miệng.
- Mời anh, anh phải nhanh xuống đũa không ngoảnh đi ngoảnh lại là đĩa nhẵn như chùi... Nhà em được cái khảnh ăn lắm. Mỗi bữa chỉ hết hai bơ gạo trắng có ngọn thôi...
Cô vợ vừa mời khách vừa trêu chọc trồng. Anh chồng thấy thế làm vui thích lắm, cười tít mắt đáp lời:
- Chỉ được cái nói oan cho người ta?... Mỗi bữa mình hết có tám lạng gạo chứ đâu mà hai bơ trắng?...
Mỗi bơ trắng đong được bốn lạng rưỡi gạo. Vũ Sinh biết thế, anh cười.
Cơm xong cô vợ lại bắc tiếp nồi khoai luộc lên bếp than. Chừng nửa giờ sau, mùi khoai chín cạn cháy sém đã bốc lên mùi thơm lừng ba gian nhà nhỏ. Anh chồng xao tay:
- Anh lại xơi khoai với vợ chồng chúng em. Các cụ có câu : Ăn cơm no bụng thấy khoai vẫn thèm...
Nói xong, anh kéo Vũ Sinh ngồi xuống gần bếp than mở cái vung đát úp nồi hông khoai cho hơi bốc trắng, rồi thò tay nhón từng củ khoai ra, miệng xuýt xoa kêu nóng. Cô vợ rửa bát xong thấy vậy nguýt yêu chồng:
- Trông rõ đẹp chưa kìa. Ðưa tay sờ lên tai cho đỡ phỏng.
Anh chồng trẻ lại tít mắt cười, tay đưa lên nắm chặt vành tai. Bên ngoài gío bấc rít ù ù. Những tiếng gió bị tiếng cười trẻ trung tràn trề hạnh phúc của cô vợ trẻ át đi.
Sinh im lặng ăn khoai.
- Ngon không anh, khoai vùng này nhất hạng là bở. Anh thợ rèn hỏi.
- Ngon lắm.
Sinh gật đầu. Nhưng anh không có cảm giác gì mới lạ về miếng khoai đang ăn. Anh sững sờ vì cảnh sống của cặp vợ chồng thợ rèn. Anh và Lựu chưa bao giờ có được những phút giây như thế. Chưa từng một lần anh nhìn Lựu với ánh mắt đam mê, mãn nguyệt như anh chàng thợ rèn này. Cũng chưa bao giờ, Lựu có những cử chỉ bộc lộ yêu đương nồng nàn như cô thợ rèn mập mạp ấy.
Bếp than dần dấn nguội đi khi câu chuyện vãn và tiếng gío rít mạnh hơn.
- Ngủ đi.
Anh thợ rèn nói cụt lủn, rồi đứng dậy, vặn lưng răng rắc. Chờ khách mắc chiếc màn cá nhân, trùm chăn chiên xong, chủ nhà thổi đèn, phụt một tiếng rồi vào buồng. Cô vợ trẻ đã vào trước, sửa soạn chăn chiếu. Anh chồng vào, họ lại trêu ghẹo nhau rinh rích cười. Mới đầu cô vợ còn nhắc:
- Khẽ chứ, cho anh cán bộ đoàn ngủ...
-Ðừng có cấu người ta thế, bên ngoài anh ấy nghe tiếng anh ấy cười cho...
Sau, cô vợ trẻ cũng quyên mất điều đó. Hoặc cô nghĩ rằng ông khách đi đường mệt nhọc đã ngủ say rồi. Và cặp vợ chồng chủ nhân thả sức truyện trò, chọc ghẹo nhau âu yếm nhau như mọi đêm.
Vũ Sinh không ngủ được. Anh ghe rõ mọi lời nói, anh hình dung rõ những cử chỉ của cặp vợ chồng chủ nhà. Anh chồng rúc đầu vào tóc vợ hít hà như trẻ con ngửi cốn rang ngày tết mồng năm. Anh khen lấy khen để mùi hương nhu và mùi lá bưởi. Kể cả mùi mồ hôi sau gáy còn đọng lại vì suốt ngày kéo bễ và nấu ăn, anh tràng cũng thấy thơm. Còn cô vợ trẻ vừa đẩy chồng ra xa, lại vừa thọc tay vào nách chồng khiến anh chàng cứ nấc lên từng cơn cười ngây ngất...
Sinh bàng hoàng. Xưa nay, anh chưa chứng kiến cảnh sống lứa đôi một cách tỏ tường. Bây giờ, người ta mới biết khi người ta yêu nhau, cuộc sống chung mặn nồng, say sưa đến thế. Giống như kẻ sống suốt đời trong núi lần đầu tiên thấy biển, anh ngỡ ngàng trước những cơn ào ạt trắng xóa của biển khơi, nơi nước liền với chân trời trong một không gian mênh mông choáng ngợp.
Sáng hôm sau, anh tiếp tục qua đò, làm công việc của mình. Nhưng khi trở về nhà, một nỗi buồn lạnh lùng thấm trong tâm hồn khiến anh muốn rã rời chân tay. Lúc đó, anh chưa nhận thức được thảm kịch của mình, nhưng anh mơ hồ đoán định được nỗi bất hạnh sẽ tới. Trước đây, anh chưa bao giờ yêu Lựu. Nhưng anh chưa ý thức được điều đó nên cuộc sống trung vẫn diễn ra tẻ nhạt nhưng bình yên. Giờ khi đã có ý thức điều đó. Cuộc sống chung với anh đã khiến nặng nề.
Năm sau khi đứa con trai tròn năm tháng. Vũ Sinh nhập ngũ. Anh được đề bạt trung đội trưởng ngay ngày đầu tiên mặc áo lính. Ðơn vị anh đóng quân ngay Thái Nguyên. Từ ngày đó cho tới hội nghị Giơ-ne-vơ ký kết. Năm cửa ô xòe cánh hoa đón đoàn quân kháng chiến trở về, anh không một lần về nhà.
Trong khoảng thời gian ấy, có lần đơn vị Vũ Sinh đóng quân tại một bản Thái Trắng. Chủ nhân nhà anh ở là một ông già. Ông có hai cô con gái. Cô lớn, bị bắt vào đội xòe của quan châu. Cô nhỏ, đi dân công nuôi bộ đội kháng Pháp. Ông già uống rượu như uống nước, kể chuyện thật hay. Hết thời hạn đóng quân, đơn vị anh lên đường,ông ra tiễn hết một con đèo. Lúc sắp từ giã chợt ông giơ tay chỉ về ngọn núi phía trước:
- Ơ... con út đã về kìa. Con út đã về rồi đó...
Phải một lúc, Vũ Sinh mới nhận ra người con gái đang băng qua con đường lượn quanh núi đi về phía mình. Một nàng tiên từ một thế giới mộng ảo bước ra, tha thướt trong bộ váy áo trắng, lúc ẩn lúc hiện trong ánh nắng chiều và giữa sắc sanh trùng điệp của núi rừng, Sinh đứng đờ người hồi lâu. Tới lúc đại dội trưởng chào ông già lần cuối cùng và giục mọi người lên đường anh mới sực tỉnh. Họ cũng tiến về phía con đường lượn quanh núi, ngược chiều cô gái Thái. Không ai nói, nhưng tất cả đoàn quân đều phập phồng chờ đợi lúc gặp mặt người đẹp. Có lẽ người hồi hộp nhất là Vũ Sinh. Mặc dù không mang vác nặng tim anh cứ đập rộn lên như trống trận.
Chừng mười phút sau, họ gặp cô gái. Cô chào bộ đội với giọng trong veo, lảnh lót như tiếng chim. Ðại đội dừng lại vài phút, nói chuyện về bản của cô mà họ vừa từ giã. Cậu liên lạc đại đội kể chuyện vanh vách về ông già sinh ra cô, mặc dầu cậu ta chỉ sang chơi dăm ba lần. Còn Sinh, Sinh đứng im, nghiêm trang nhưng không thể rời mắt khỏi khuân mặt sinh đẹp của cô gái. Một gương mặt kiều diễm, làn da hồng mịn, hai tràng mày gọn sắc như hai nét mực tầu, sống mũi thanh và làn môi tươi tắn. Vẻ mặt đẹp trinh trắng, mãnh liệt của rừng sâu. Khi cô đi rồi, gương mặt cô, tấm thân mềm dẻo bó trong bộ áo váy của cô không rời anh nữa. Cô như ngôi sao rực rỡ hiện lên giữa chốn núi non trùng điệp, và giữa trái tim trống trải, bơ vơ của anh. Anh cứ tương tự anh cho mãi tới sau này, khi anh gặp người đàn bà thực sự của cuộc đời anh...
- Tôi muốn chúng mình nhìn lại mọi chuyện cho rõ ràng. Bởi vì cuộc đời còn dài quá...
Ðại đội trưởng Sinh nói chậm rãi. Anh không nhìn vợ:
- Thực sự chúng ta chưa kịp yêu nhau đã tổ chức cưới. Lúc đó, cả tôi và Lựu còn qúa trẻ nên không đắn đo...
Người đàn bà lắng nghe, chăm chú. Chợt nghĩ rằng lúc sắp lấy anh, chị cũng còn thinh thích hai chàng trai cùng làng.Một anh có bằng Séc-ti-phi-ca, làm hương sự. Còn anh kia vào bộ đội trước lúc chị lên huyện. Kể ra chị cứ lấy một trong hai anh ấy cũng chẳng khác gì Vũ Sinh là bao... Vậy, tại sao, chi không nghĩ ra điều đó?... có lẽ vì sự chế nhạo, ghép đôi của mọi người khiến chị tưởng rằng chị yêu Sinh hơn hai tràng kia chăng? cũng có lẽ lúc đó chị chưa nghĩ được điều gì cho đến đầu đến đũa...
Người chồng tiếp tục nói:
- Nhiều lần, tôi cứ nghĩ,gía như chúng ta sớm nhìn nhận ra điều này... Hồi hòa bình lập lại chẳng hạn. Lúc đó, chưa có con Mai...
Anh lại cúi đầu theo thói quen, lùa tay vào mái tóc. Người đàn bà đột nhiên bật tiếng thở dài. Chị hiểu chồng muốn nói: "Gía cứ bỏ nhau ngay lúc đó lại rễ ràng hơn...". Chị nhớ cảm giác đau đớn của mình vào một buổi sáng đón anh về. Giữa đám đông các ông chú, bà bác, các cô cậu, lũ cháu, anh hoàn toàn thoải mái, vui vẻ, mừng rỡ... Chị kiên tâm chờ đợi như những người đàn bà khác. Biết rằng một chiến sĩ từ mặt trận chiến thắng trở về là niềm vui chung cho tất cả những ai có liên quan huyết thống và quê hương với anh. Nhưng, khi mâm cỗ cuối cùng đã dọn xong, khi mọi người đã ngủ ngon lành sau một ngày cười nhiều, khóc nhiều, nói nhiều và ăn uống ngon lành. Lúc đó, chị chờ anh với niềm khát khao tự nhiên của một người vợ đã qua bốn năm đằng đẵng xa chồng. Anh vào. Anh hỏi chị những câu anh đã hỏi nhiều người thân một cách nhạt nhẽo. Dường như anh phải cố gắng để nghĩ ra những câu hỏi đó cho có chuyện mà nói. Chị cũng trả lời anh những câu mà bố mẹ chồng, anh em chú bác chồng nói rồi. Tới một khoảng khắc im lặng vô duyên cớ, ngượng ngùng, oi nóng. Rồi sau khoảng khắc đó, anh hối hả chung chăn gối mới chị, gấp gáp và thất thường. Một giấy lát cảm xúc thoáng qua cả hai người cùng nằm im. Chi ngửi mùi rêu bay lên từ chân giường, mùi hoa móng rồng phía vườn sau theo gío đưa vào, mùi chăn chiếu ẩm mốc quạnh hưu... Chị thấy những mùi cũ kỹ đó sẽ còn cũ kỹ mãi như thế. Còn anh, Anh cũng hít mùi thơm ngọt ngào của thứ hoa móng rồng hoàng anh - loài hoa cánh dày có màu vàng như màu lông chim hoàng anh. Anh đã hái hoa đó từ khi anh mười một tuổi. Nên mùi thơm của nó thấm sâu vào tâm hồn. Nó là dĩ vãng thân thuộc của anh... còn mùi rêu ẩm ướt dưới chân tường, mùi giường chiếu, và hơi thở của người vợ bên cạnh anh đều là xa lạ. chúng ở tít xa, nơi nào đó, bên ngoài khoảng sáng trong tâm hồn. Tiếng nói mê ú ớ của đứa con trai khiến anh nao lòng. Anh quay sang hôn vụng nó trong giấc ngủ. Rồi sau đó anh lại nằm ngửa lên, không thể nào quên được hình ảnh cô gái thái và mùi hoa móng rồng. Mùi hương của tuổi thơ và hình ảnh nàng tiên trắng trong ảo mộng theo anh vào giấc ngủ...
Anh cứ sống như vậy. có những lần, chung chăn gối với vợ nhưng anh tưởng mình đang ôm ấp người con xinh đẹp tha thướt trong bộ váy áo trắng sinh đẹp kia. Khi bừng tỉnh, anh cảm thấy như bị rơi xuống đáy vực. Một nỗi tức giận khiến anh vùng lên, mở chốt cửa ra vườn, hút thuốc...
- Cũng đã nhiều lần... Người chồng tiếp tục nói với giọng đều đặn: Nhiều lần, tôi cứ nghĩ rằng chúng ta cũng đã qua thời xuân xanh, vì con cái cứ duy trì cuộc sống này cho hết đời... Nhưng Lựu thông cảm, càng ngày tôi càng xa Lựu hơn ... Mà đã không yêu, không xúc động, không thể... Lựu sẽ khổ... không chỉ một vài tháng, dăm ba năm mà suốt đời...
Anh uống một ngụm nước, hắt phần cặn qua cửa sổ ra sân, nói khẽ: không thể nào cố gắng... tình yêu, không thể cố gắng được... Lựu có nghĩ như tôi không?...
Người đàn bà ngẩng đầu nhìn chồng. chị mơ hồ điều anh nói là đúng. Căn buồng chị sống, với mùi hoa móng rồng, mùi rêu mốc và mùi chiếu giường quạnh hiu cũ kỹ sẽ suốt đời cũ kỹ. Vì không có hơi ấm của người đàn ông. Vì không có tình yêu nồng nàn của người đàn ông ấp ủ. Anh chồng của chị, anh chỉ ghé qua vội vã nhu một kẻ đi đường ghé qua túp lều nát uống tạmbát nước vối. Chị không thể nào biến đổi anh trở thành một người đàn ông khác, một người có khả năng yêu thương chị, ôm ấp chị, sưởi ấm cho chị... Nhưng nếu mất anh?... Chị nghĩ tới hai đứa con của mình, tới những năm tháng đợi chờ vô vọng, những công sức chị đã bỏ ra đẻ tu tạo mảnh vườn sau, vườn trước. Từ hàng rau, khóm ớt, mấy luống rau tới gốc cây vối xanh om, dẫy hoa móng rồng đều có mồ hôi chị nhỏ xuồng. Vả chăng, với khả năng kinh tế eo hẹp của chị, một khi rời khỏi ngôi nhà này, chị sẽ bơ vơ... Nỗi tủi nhục như những con sóng dâng lên trong người đàn bà. Chị kêu:
- Nhưng còn con cái, còn nhà cửa... Tôi sẽ...
Và chị òa lên khóc.