Chương 15
Tác giả: Dương thu Hương
Cô để anh ngồi xuống ghế xong, lại quay ra dìu mẹ:
- Nào, mẹ ngồi xuống đây. Lấy khăn lau nước mắt đi... Khiếp, hai người làm con hết cả hồn...
Cô rót nước ra chén, mời hai người như mời khách rồi rủ bà mẹ nuôi:
- Mẹ Cúc ơi con với mẹ đi nấu chè ăn nhé. Hôm qua, trường họ chia cho con tới ba cân đường...
Người đàn bà tốt bụng trước cuộc gặp gỡ đó cũng rân rấn nước mắt. Nghe Hằng Hoa nói, vội vã lau mặt rồi đi ngay.
Trong phòng còn lại hai người. Họ không làm được điều gì hơn là lặng lẽ khóc. Người đàn ông nuốt những giọt nước nóng và mặn của Hạnh Hoa rồi khẽ nói:
- Vì sao, em lại không...
Người đàn bà lắc đầu. Chị không thể trả lời anh. Bao giờ anh cũng tốt và đơn giản như thế. Chị làm sao có thể yêu thương một người đàn ông khác. Tình yêu của họ quá đau khổ và mạnh mẽ. Vì thế, chẳng ai còn đủ sức để tìm tới một tình yêu khác.
Thượng tá Vũ Sinh hối tiếc khoảng thời gian ngắn ngủi sau ngày giải phóng. Anh đã không hề viết một dòng hỏi tin tức chị. Và anh cũng không mua được cho chị một món quà, dù là một chiếc mùi xoa, vậy mà anh là một trong những người đầu tiên đã tiến vào giải phóng Sài Gòn, đi qua những dẫy phố ngồn ngộn hàng hóa.
Nhưng anh còn có thể vớt vát được lỗi lầm của mình. Anh xin được trở ra miền Bắc. Cấp trên đồng ý cho anh về trường huấn luyện hạ sĩ quan cách Hà Nội không xa. Như thế, anh có nhiều thời gian gần gũi chị hơn. May mắn cho Hằng Hoa là một cô gái hiểu biết và không ích kỷ. Cô tán thành tình yêu của mẹ với chú Vũ Sinh. Thậm chí cô còn trêu cợt: Hai ông bà già quê quá, hay xấu hổ quá... Vũ Sinh tìm được những tháng ngày êm ấm. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi mặc cảm cuộc sống chung của anh và chị là một cuộc sống ngoài luật pháp. Nó phải nương nhờ sự chở che và khoan dung của mọi người: Từ những người láng giềng tới đứa con, từ ông thủ trưởng cơ quan đến người lính gác cổng. Và mặc cảm đó cứ theo đuổi hai người trong một đoạn đời dài. Họ không dám đẻ con. Mặc dù họ dư khả năng đó. Hai người ai cũng mong ước nhưng không dám nói ra. Ðừng nói ra những điều làm anh thêm đau đớn - Họ hiểu thế. Nhưng ước mơ thầm lặng đó, vì không được thỏa mãn cứ len lỏi trong tim họ, cắn đứt, tới xót xa. Nỗi xót xa ngày một tăng lên theo số tuổi của người đàn bà và những sợi tóc bạc trên mái đầu chị.
Cuộc sống dó kéo dài sáu năm, tới khi đứa con trai Vũ Sinh biết rõ mọi chuyện, trở về quê, thúc ép mẹ viết đơn ly hôn lần thứ hai để giải phóng cho bố. Lựu chấp thuận và chị đã năm mươi rồi. Tình yêu trong chị đã chết cả lòng ghen tuông và ý muốn trả thù. Chị đã trở thành một bà già béo tốt nhưng ăn nói lẩn thẩn. Và Hạnh Hoa cũng đã năm mươi. Cuộc hôn nhân tới với chị quá muộn mằn. Chồng chị lúc này là thượng tá Vũ Sinh năm mươi ba tuổi. Anh còn khỏe, nhưng tóc cũng bạc hết. Họ cưới nhau đầu năm một ngàn chín trăm tám mươi ba. Từ ngày đó, cuộc sống chung của họ mới được coi là chính thức. Họ có quyền sóng đôi đi cùng nhau, trước mặt những người láng giềng. Sau hai tuần lễ chung sống, đại tá Vũ Sinh phát hiện ra vợ thường bị những cơn đau đầu đột ngột vật vã. Lát sau, cơn đau qua, chị hồi tỉnh. Chị nói với anh rằng chị bắt đầu bị những cơn đau đó từ năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai, khi nghe tin anh chết dưới chân thành Quảng Trị. Ðại tá Vũ Sinh đưa vợ vào quân y viện 108 khám. Bác sĩ trưởng khoa vốn là bạn từ cuộc kháng Pháp nói với anh:
- Ðừng nói cho chị ấy biết gì cả. Sống với nhau được ngày nào thì sống hết mình đi...
Ðại tá Vũ Sinh đưa vợ ra khỏi viện, với gương mặt vui vẻ:
- Các anh ấy bảo dùng thuốc nam sẽ khỏi. Vừa uống thuốc...vừa bồi dưỡng...
Về nhà, chị thấy anh chi tiêu hoang phí đột ngột. Anh may cho chị một lúc năm chiếc áo, mỗi áo một loại màu và hoa. Anh đưa chị đi ăn tiệm ở phố luôn luôn. Anh sắm những thứ đồ chơi linh tinh mà chị vừa để mắt tới. Hạnh Hoa kêu lên:
- Anh điên à?... Phá hết cả tiền ra...
Hai người dự định sẽ sắm một mảnh vườn và một ngôi nhà nhỏ để nghỉ hưu ở đó.
Ðại tá Vũ Sinh cười:
- Từ nay tới lúc chúng ta về hưu còn lâu, bà hay lo ạ...
Ðêm đêm, khi chị ngủ, anh thường chống tay nhìn đăm đăm vào gương mặt chị. Cặp lông mày cong tựa hai nét vẽ, đường tinh mũi, nét lượn của vành môi trên... Những hình ảnh bao lâu nay đã hiện lên trong những giấc mơ, những đêm trằn trọc, khi anh nằm nghe gió rít quanh những ngọn đồi thông của Trường huấn luyện hoặc nghe bom gầm rít trong chiến trường. Lúc ấy, chị xa cách thế. Bây giờ, chị nằm trong vòng tay anh. Không còn cản trở, đầy ải họ. Không còn cơn mưa nào, bến xe bặm bụi nào, quán nước dơ dáy nào hành hạ họ. Không còn ai...
Bốn tháng mười ngày sau khi tới viện khám. Hạnh Hoa qua đời. Bác sĩ tạm thời kết luận chị bị ung thư não. Ðám ma người đàn bà đó rất nhiều xe và rất nhiều người đưa. Ðường tới nghĩa trang bụi bặm nhếch nhác như mọi con đường ở ngoại ô thành phố, đoàn người đi sau linh cữu lặng lẽ... Tất cả đi bên nhau. Mỗi người đuổi theo một ý nghĩ...
*
* *
Chôn cất vợ xong xuôi, đại tá Vũ Sinh gửi đơn lên cấp trên, yêu cầu cho anh trở lại Ðắc Lắc. ở đó anh sẽ lãnh đạo một lữ đoàn vừa chiến đáu chống phỉ vừa khai thác gỗ, trồng ngô và nuôi ong mật. Mảnh đát đã gắn bó nhiều nhất với anh trong mười năm chống Mỹ. ý muốn của anh được chấp thuận. Ðại tá Vũ Sinh thu xếp mọi việc, chuẩn bị lên đường. Anh mua một bó hoa trắng: những bông huệ trắng, những bông hồng trắng và những bông ngọc lan hái nguyên cành. Anh xuống nghĩa trang thăm vợ. Cỏ mọc lưa thưa trên mộ Hạnh Hoa. Thiếu hoa, những nấm mộ lẻ loi, buồn bã. Người đàn ông đặt bó hoa trước tấm bia, đốt cả một nắm hương, cắm trên mộ. Anh cứ đứng như vậy mãi, thì thầm với con người đã xa cách. Người đàn bà là người yêu của anh trong hai mươi lăm năm và là vợ anh trong sáu tháng bảy ngày.
Nếu anh mang em đi được - Anh thì thầm với chị - Nếu anh mang em đi được, anh sẽ ủ em trong tấm áo này và mang vào trong Ðắc Lắc. ở đó chúng ta sẽ quên những gì cay đắng trong quá khứ. ở đó chúng ta sẽ khai thác gỗ, đóng giường cưới cho những cặp tình nhân, chúng ta sẽ trồng ngô, chúng ta sẽ nuôi ong mật... Anh sẽ ủ em trong vạt áo này, đem theo trong chuyến bay ngày mai...
Anh thì thầm với chị và chợt nhớ lần đầu tiên Hạnh Hoa lên trường. Khi anh đưa chị ra bến xe, trời đổ cơn mưa. Dưới mái lều dột, nước chảy đầm đìa, anh mở hai vạt áo khoác sĩ quan ủ chị vào lòng. Tấm thân bé bỏng lạnh giá của chị nóng lên vì hơi ấm từ ngực anh truyền sang. Rồi chị ngước lên tìm môi anh... Họ hôn nhau... Hai mươi lăm năm, không thể nào quên được nụ hôn đó...
Giá giờ đây, anh có thể mở hai vạt áo ra, để ủ chị như xưa, như ta ủ một con chim sẻ vậy.
Người gác nghĩa trang tơói sau lưng anh, nhắc rằng đã tới giờ đóng cửa. Ðai tá Vũ Sinh gật đầu. Anh nhìn đăm đăm những bông hoa trắng đặt trước mộ. Những bông hoa riêng của ngưòi anh yêu dắu, riêng của tình yêu...
Anh nghe tiếng người gác nghĩa trang nhắc anh lần nữa.
Anh quay lưng bước ra.
Nắng chiều chiếu trên mái tóc trắng phơ của người đàn ông hiền dịu đó.
Quảng Bá 1983
Cô để anh ngồi xuống ghế xong, lại quay ra dìu mẹ:
- Nào, mẹ ngồi xuống đây. Lấy khăn lau nước mắt đi... Khiếp, hai người làm con hết cả hồn...
Cô rót nước ra chén, mời hai người như mời khách rồi rủ bà mẹ nuôi:
- Mẹ Cúc ơi con với mẹ đi nấu chè ăn nhé. Hôm qua, trường họ chia cho con tới ba cân đường...
Người đàn bà tốt bụng trước cuộc gặp gỡ đó cũng rân rấn nước mắt. Nghe Hằng Hoa nói, vội vã lau mặt rồi đi ngay.
Trong phòng còn lại hai người. Họ không làm được điều gì hơn là lặng lẽ khóc. Người đàn ông nuốt những giọt nước nóng và mặn của Hạnh Hoa rồi khẽ nói:
- Vì sao, em lại không...
Người đàn bà lắc đầu. Chị không thể trả lời anh. Bao giờ anh cũng tốt và đơn giản như thế. Chị làm sao có thể yêu thương một người đàn ông khác. Tình yêu của họ quá đau khổ và mạnh mẽ. Vì thế, chẳng ai còn đủ sức để tìm tới một tình yêu khác.
Thượng tá Vũ Sinh hối tiếc khoảng thời gian ngắn ngủi sau ngày giải phóng. Anh đã không hề viết một dòng hỏi tin tức chị. Và anh cũng không mua được cho chị một món quà, dù là một chiếc mùi xoa, vậy mà anh là một trong những người đầu tiên đã tiến vào giải phóng Sài Gòn, đi qua những dẫy phố ngồn ngộn hàng hóa.
Nhưng anh còn có thể vớt vát được lỗi lầm của mình. Anh xin được trở ra miền Bắc. Cấp trên đồng ý cho anh về trường huấn luyện hạ sĩ quan cách Hà Nội không xa. Như thế, anh có nhiều thời gian gần gũi chị hơn. May mắn cho Hằng Hoa là một cô gái hiểu biết và không ích kỷ. Cô tán thành tình yêu của mẹ với chú Vũ Sinh. Thậm chí cô còn trêu cợt: Hai ông bà già quê quá, hay xấu hổ quá... Vũ Sinh tìm được những tháng ngày êm ấm. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi mặc cảm cuộc sống chung của anh và chị là một cuộc sống ngoài luật pháp. Nó phải nương nhờ sự chở che và khoan dung của mọi người: Từ những người láng giềng tới đứa con, từ ông thủ trưởng cơ quan đến người lính gác cổng. Và mặc cảm đó cứ theo đuổi hai người trong một đoạn đời dài. Họ không dám đẻ con. Mặc dù họ dư khả năng đó. Hai người ai cũng mong ước nhưng không dám nói ra. Ðừng nói ra những điều làm anh thêm đau đớn - Họ hiểu thế. Nhưng ước mơ thầm lặng đó, vì không được thỏa mãn cứ len lỏi trong tim họ, cắn đứt, tới xót xa. Nỗi xót xa ngày một tăng lên theo số tuổi của người đàn bà và những sợi tóc bạc trên mái đầu chị.
Cuộc sống dó kéo dài sáu năm, tới khi đứa con trai Vũ Sinh biết rõ mọi chuyện, trở về quê, thúc ép mẹ viết đơn ly hôn lần thứ hai để giải phóng cho bố. Lựu chấp thuận và chị đã năm mươi rồi. Tình yêu trong chị đã chết cả lòng ghen tuông và ý muốn trả thù. Chị đã trở thành một bà già béo tốt nhưng ăn nói lẩn thẩn. Và Hạnh Hoa cũng đã năm mươi. Cuộc hôn nhân tới với chị quá muộn mằn. Chồng chị lúc này là thượng tá Vũ Sinh năm mươi ba tuổi. Anh còn khỏe, nhưng tóc cũng bạc hết. Họ cưới nhau đầu năm một ngàn chín trăm tám mươi ba. Từ ngày đó, cuộc sống chung của họ mới được coi là chính thức. Họ có quyền sóng đôi đi cùng nhau, trước mặt những người láng giềng. Sau hai tuần lễ chung sống, đại tá Vũ Sinh phát hiện ra vợ thường bị những cơn đau đầu đột ngột vật vã. Lát sau, cơn đau qua, chị hồi tỉnh. Chị nói với anh rằng chị bắt đầu bị những cơn đau đó từ năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai, khi nghe tin anh chết dưới chân thành Quảng Trị. Ðại tá Vũ Sinh đưa vợ vào quân y viện 108 khám. Bác sĩ trưởng khoa vốn là bạn từ cuộc kháng Pháp nói với anh:
- Ðừng nói cho chị ấy biết gì cả. Sống với nhau được ngày nào thì sống hết mình đi...
Ðại tá Vũ Sinh đưa vợ ra khỏi viện, với gương mặt vui vẻ:
- Các anh ấy bảo dùng thuốc nam sẽ khỏi. Vừa uống thuốc...vừa bồi dưỡng...
Về nhà, chị thấy anh chi tiêu hoang phí đột ngột. Anh may cho chị một lúc năm chiếc áo, mỗi áo một loại màu và hoa. Anh đưa chị đi ăn tiệm ở phố luôn luôn. Anh sắm những thứ đồ chơi linh tinh mà chị vừa để mắt tới. Hạnh Hoa kêu lên:
- Anh điên à?... Phá hết cả tiền ra...
Hai người dự định sẽ sắm một mảnh vườn và một ngôi nhà nhỏ để nghỉ hưu ở đó.
Ðại tá Vũ Sinh cười:
- Từ nay tới lúc chúng ta về hưu còn lâu, bà hay lo ạ...
Ðêm đêm, khi chị ngủ, anh thường chống tay nhìn đăm đăm vào gương mặt chị. Cặp lông mày cong tựa hai nét vẽ, đường tinh mũi, nét lượn của vành môi trên... Những hình ảnh bao lâu nay đã hiện lên trong những giấc mơ, những đêm trằn trọc, khi anh nằm nghe gió rít quanh những ngọn đồi thông của Trường huấn luyện hoặc nghe bom gầm rít trong chiến trường. Lúc ấy, chị xa cách thế. Bây giờ, chị nằm trong vòng tay anh. Không còn cản trở, đầy ải họ. Không còn cơn mưa nào, bến xe bặm bụi nào, quán nước dơ dáy nào hành hạ họ. Không còn ai...
Bốn tháng mười ngày sau khi tới viện khám. Hạnh Hoa qua đời. Bác sĩ tạm thời kết luận chị bị ung thư não. Ðám ma người đàn bà đó rất nhiều xe và rất nhiều người đưa. Ðường tới nghĩa trang bụi bặm nhếch nhác như mọi con đường ở ngoại ô thành phố, đoàn người đi sau linh cữu lặng lẽ... Tất cả đi bên nhau. Mỗi người đuổi theo một ý nghĩ...
*
* *
Chôn cất vợ xong xuôi, đại tá Vũ Sinh gửi đơn lên cấp trên, yêu cầu cho anh trở lại Ðắc Lắc. ở đó anh sẽ lãnh đạo một lữ đoàn vừa chiến đáu chống phỉ vừa khai thác gỗ, trồng ngô và nuôi ong mật. Mảnh đát đã gắn bó nhiều nhất với anh trong mười năm chống Mỹ. ý muốn của anh được chấp thuận. Ðại tá Vũ Sinh thu xếp mọi việc, chuẩn bị lên đường. Anh mua một bó hoa trắng: những bông huệ trắng, những bông hồng trắng và những bông ngọc lan hái nguyên cành. Anh xuống nghĩa trang thăm vợ. Cỏ mọc lưa thưa trên mộ Hạnh Hoa. Thiếu hoa, những nấm mộ lẻ loi, buồn bã. Người đàn ông đặt bó hoa trước tấm bia, đốt cả một nắm hương, cắm trên mộ. Anh cứ đứng như vậy mãi, thì thầm với con người đã xa cách. Người đàn bà là người yêu của anh trong hai mươi lăm năm và là vợ anh trong sáu tháng bảy ngày.
Nếu anh mang em đi được - Anh thì thầm với chị - Nếu anh mang em đi được, anh sẽ ủ em trong tấm áo này và mang vào trong Ðắc Lắc. ở đó chúng ta sẽ quên những gì cay đắng trong quá khứ. ở đó chúng ta sẽ khai thác gỗ, đóng giường cưới cho những cặp tình nhân, chúng ta sẽ trồng ngô, chúng ta sẽ nuôi ong mật... Anh sẽ ủ em trong vạt áo này, đem theo trong chuyến bay ngày mai...
Anh thì thầm với chị và chợt nhớ lần đầu tiên Hạnh Hoa lên trường. Khi anh đưa chị ra bến xe, trời đổ cơn mưa. Dưới mái lều dột, nước chảy đầm đìa, anh mở hai vạt áo khoác sĩ quan ủ chị vào lòng. Tấm thân bé bỏng lạnh giá của chị nóng lên vì hơi ấm từ ngực anh truyền sang. Rồi chị ngước lên tìm môi anh... Họ hôn nhau... Hai mươi lăm năm, không thể nào quên được nụ hôn đó...
Giá giờ đây, anh có thể mở hai vạt áo ra, để ủ chị như xưa, như ta ủ một con chim sẻ vậy.
Người gác nghĩa trang tơói sau lưng anh, nhắc rằng đã tới giờ đóng cửa. Ðai tá Vũ Sinh gật đầu. Anh nhìn đăm đăm những bông hoa trắng đặt trước mộ. Những bông hoa riêng của ngưòi anh yêu dắu, riêng của tình yêu...
Anh nghe tiếng người gác nghĩa trang nhắc anh lần nữa.
Anh quay lưng bước ra.
Nắng chiều chiếu trên mái tóc trắng phơ của người đàn ông hiền dịu đó.
Quảng Bá 1983