Chương 3
Tác giả: Dương thu Hương
Ðại đội trưởng Sinh đứng dậy, ra ngoài sân rút khăn mặt mang vào cho vợ lau nước mắt.
- Có, tôi có nghĩ nhiều đến điều đó. Hai đứa con có thể là trở lực cho Lựu đi bước nữa. Ông bà nội sẽ nuôi cả hai đứa. Còn nhà Lựu có thể vẫn cứ ở đây. Còn nếu Lựu không muốn, tôi sẽ thu xếp để tạo cho Lựu một chỗ mới. Một căn nhà, gàn nơi Lựu công tác, thuận tiện cho sinh hoạt.
Người đàn bà lắng nghe. Chị ngừng lại một chút để sau đó lại thốt lên kêu:
-Nhưng mà...
Tới đó chị không nói được thêm lời nào nữa vì bị những cơn nức nở nhấn chìm.
Vũ Sinh bước ra ngoài. Anh ngồi trên bậc cửa, nhìn ra sân. Anh nghĩ. Rồi anh lại tự nhủ:
-Không có nỗi khổ nào không vượt qua được. Trong cuộc đời, người ta phải biết vượt. Như con cá vượt qua thácVũ Môn... Ðừng tặc lưỡi. Tặc lưỡi một lần sẽ đeo đẳng nỗi khổ suốt đời...
Anh trở vaò buồng đặt tay lên vai vợ:
- Lựu nín đi và bình tĩnh suy nghĩ. Mọi việc đều do Lựu quyết định. Nếu Lựu không muốn chúng ta cứ sống thế này mãi cũng được... Nhưng chắc chắn cả hai đều khổ. Và người đau khổ trước hết là Lựu... Tôi thương Lựu vô cùng. Nhưng Lựu hiểu cho... Tình yêu, không thể cố gắng mà có...
Người đàn bà lắng nghe những lời nói chậm rãi, buồn bã nhưng chắc chắn của chồng. Chị không khóc nữa. Vả lại, lúc đó, ngoài ngõ đã có tiếng reo của hai đứa trẻ. Chúng theo ông bà sang làng bên ăn cỗ đã trở về.
Ðại đội trưởng Vũ Sinh đi rồi. Lựu nằm ngẫm nghĩ.
Qua một thời gian vật vã, chị chợt nhận ra những điều anh nói thực sự đúng đắn. Cũng giống như người đi rừng, quanh quéo mãi trong các dãy núi, tới lúc nào đó, vượt khỏi cánh rừng mới nhìn thấy chân trời. Lựu viết thư cho chồng. Trước khi viết, chị định hỏi Hồng Thắm, người bạn thân thiết và là thủ trưởng cơ quan của chị, nhưng Hồng Thắm vừa lên Hà Nội tập trung học chính trị mười tám tháng. Lựu về nhà, viết thư nói với chồng rằng chị đã nhận ra thực sự, rằng anh nên mau chóng trở về để giải quyết việc ly hôn. Chị là người đàn bà thực tế, nên chị hiểu rằng đàn bà con gái có thì, rằng mỗi tuổi nó đuổi xuân đi...
Ðại đội trưởng Vũ Sinh thu xếp công việc trở về ngay. Anh lo xây cho chị một ngôi nhà nhỏ ba gian xinh xắn, với một trái bếp ngay cạnh cơ quan chị làm việc. Khi toà án giải quyết cho ly hôn, ngôi nhà cũng vừa hoàn tất. Lựu bình tĩnh. Chị không buồn vì thấy chồng là người đàng hoàng, rất biết đối sử và anh không có lỗi lầm gì cả. Chị chờ đón một tương lai phía trước. Hai người chia tay nhau như những người bạn, mặc dù có đôi chút ngậm ngùi.
- Rồi Lựu sẽ gặp một người yêu thương Lựu thực sự và sẽ có hạnh phúc. Tôi xin lỗi Lựu vì những ngày tháng chúng ta đã sống với nhau. Nghĩ tới qúa khứ, tôi cảm thấy mình là kẻ có tội, dù chính tôi cũng chẳng sung sướng gì ... Cái tội duy nhất của chúng ta là chúng ta không biết nghĩ...
Vũ Sinh nói lời cuối cùng trên đoạn đường Lựu đưa tiễn anh. Ðó là một ngã ba. Một phía đường chạy vào trong phố huyện, nơi Lựu làm việc. Một phía chạy về ngôi nhà cũ của Vũ Sinh. Phía thứ ba, là đường dẫn tới trường huấn luyện của quân đội. Ðường cát mịn. Sau cơn mưa sạch tinh khôi. Những hạt cát lấp lánh dưới mặt trời. Chúng tựa như một dải bạc, bị cây gậy nào đập xuống, làm vỡ nát và bắn lên tung tóe muôn ngàn ánh sao.
Ðại đội trưởng Vũ Sinh trở lại thao trường. Nơi ngày ngày anh hướng dẫn lớp tân binh và từng người trong bọn họ đã trở thành thân thuộc. Trời không có gió nên những bụi cỏ lá nhọn đứng im phăng phắc, chĩa tia lá xanh sáng chói vì sương mai phản chiếu ánh bình minh. Từ dãy nhà bên trái, một người đàn ông trẻ, cởi trần, bận quần đùi màu lá úa nhảy bổ ra:
- A, thủ trưởng đã về, thủ trưởng đi phép đã về. Các cậu ơi! Thủ trưởng có quà gì đấy?
Vũ Sinh cười, lẳng lặng móc trong ba lô lấy gói thuốc với nửa cân chè lam mẹ anh đặt người quen trước lúc anh lên đường:
- Có thuốc sợi với chè lam thôi.
Trong đám tân binh bao quanh anh có người đưa mắt lườm anh chàng bận quần đùi:
- Thủ trưởng có chuyện buồn... Thủ trưởng đang vất vả lại còn mè nheo quà với bánh. Cái cậu Ðỏ này thật vô duyên.
Ðỏ, anh chàng cởi trần trùng trục, vừa béo vừa đen quay ngay lại:
- Chuyện gì mà buồn?... Vợ chồng không nên duyên phải kiếp thì bỏ nhau, tìm hạnh phúc khác. Cha mẹ, anh em chết đâu mà buồn?... Anh cổ giả bỏ mẹ.
Vũ Sinh dàn hoà:
- Thôi, thôi... Mời tất cả vào nhà uống nước, hút thuốc. Khỏi phải lên chỗ tôi. Các cậu có chè không?
- Báo cáo thủ trưởng, chè Thái loại một ạ... Ðể dành đúng ngày chủ nhật, thủ trưởng lên trả phép chúng em mới đem ra...
Ðỏ lau chau đáp, chạy vào nhà trước. Vũ Sinh cởi ba- lô, đặt lên giường rồi ngồi xuống. Anh nhìn hạ sĩ Ðỏ lăng xăng chạy đi, chạy lại tìm ấm đun nước, lấy gói chè, hét người này rửa ấm chén, người kia thu dọn chiếu chăn lấy chỗ ngồi... Gương mặt Ðỏ tròn căng, tràn trề sinh lực và niềm vui sống.
"Chính cậc ta cũng không ngờ rằng cậu ta đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mình..." Vũ Sinh thầm nghĩ.
Cách đây hai năm, khi tiếp nhận lớp tân binh mới này, anh thường thường phải quan tâm tới Ðỏ. Trước tiên, vì gương mặt mạnh khoẻ, hồn nhiên pha chút lém lỉnh của cậu ta. Sau nữa, vì những vụ nghịch ngợm của Ðỏ khiến nhiều lúc, không khí nghiêm trang cần thiết và kỷ luật quân nhân bị phá vỡ. Ðại loại, giữa những lúc cần chỉnh đốn hàng ngũ quân trang quân phục thì dăm bảy tân binh người thành phố thường dãy nảy, la hét hoặc chạy cuồng lên như người bị kiến cắn, hoặc mặt tái xanh tái tử, nói không ra hơi... Vì họ đột nhiên thấy trong lưng, trong bụng, trong đũng quầnmột bọc chuột non đỏ hỏn, vài con đỉa nhun nhoe vòi, hoặc một con bọ nẹt xanh lè to bằng ngón tay cái... Lần khác, đang kỳ chỉnh quân một buổi tối, chính trị viên vừa bước lên bục giảng thì từ góc nào đó. Có tiếng ho khù khụ vang lên. Tiếng ho khàn khàn, rít khò khè trong họng như tiếng ho của người già mắc chứng siễn lâu năm. Chính trị viên chờ dứt tiếng ho, hội trường im lặng mới bắt đầu nói. Nhưng chỉ hai phút sau, vẫn tiếng ho đó lại cất lên, từng hồi ngắn, liên tục. Chính trị viên đặt giáo án xuống mặt bàn, nhìn mọi người. Dưới hội trường, người nọ nhìn người kia, tiếng ho lục khục,
khào khào quái gở đó vẫn cứ vang lên nghe rợn cả tóc gáy.
- Tất cả các tiểu đội kiểm tra xem đồng chí nào bị suyễn cho về doanh trại nghỉ.
Có lệnh như vậy.
Các A trưởng nghi nghi hoặc hoặc nhìn vào tận miệng từng người trong tiểu đội của mình để tìm ra nguồn gốc tiếng ho quái đảm nọ. Tuy nhiên, không có một tia hy vọng nào... Mất nửa giờ, người ta mới phát hiện ra con cóc to sụ, nằm góc nhà cất tiếng ho đau khổ vì miệng nó bị khâu lại và bên trong, có một mồi thuốc lào to tổ bố...
Sau vài lần cảnh cáo. Ðỏ bớt những trò tinh nghịch ấy đi.
Vũ Sinh mến anh tràng tân binh tinh nghịch vì thấy ở Ðỏ một điều anh đang thiếu. Ðó là sự rành mạch trong cuộc sống, sự thẳng thắn nhiều lúc qúa giản đơn nhưng lại là con đường ngắn nhất tới chân lý.
Một lần, trong giờ giải lao trên thao trường. Vũ Sinh bất trợt nghe được câu truyện về đời tư của Dỏ. Hôm đó, họ đã thực tập một bài tập nặng về xạ kích. Dại đội trưởng Vũ Sinh quyết định kéo dài giờ giải lao thêm mười năm phút nữa. Ðám tân binh reo hò ầm ĩ. Tất cả kéo vào chân ngọn núi đất bên thao trường trú nắng. Bóng thông mát rượi phủ xuống mái đầu nóng rực và những gương mặt nhễ nhại mồ hôi của những người lính. Gió mang hương lúa từ phía đồng xa tới và hương bạch đàn liễu ở những trái đồi quanh quất khiến không khí nhẹ bỗng như cánh diều.
Vũ Sinh ngồi một mình sau đống cỏ khô. Dân trong xóm trại đã đánh thành đống đợi tới ngày đốt lấy tro ủ phân. Anh bỏ mũ, nheo mắt nhìn mỏm trời trên chót đỉnh những hàng thông cao vọt. Bên kia, đám tân binh đang uống nước, hút thuốc, tranh nhau xin lửa một cậu A trưởng. Họ bàn tán về đám con gái trong xóm trại. Mấy cậu trai tơ cười rinh rích. cười to nhất lại là Ðỏ.
- Mày nhát như cáy ấy - Ðỏ cất tiếng nói - Ðã thích thì cứ nói tuột ra rằng: Em ơi, anh xin được chết vì em đây. Em muốn sai gì anh cũng làm tất tật. Còn cái con bé Thu béo lặc lè ấy có đến, cứ đứng ngay trước cửa doanh trại, chắp tay vái: Kính thưa em, em săn đón lòng anh cảm kích lắm. Nhưng khổ nỗi anh không yêu em được. Vậy thì em lo đi tìm mối khác cho khỏi lỡ ngày lỡ buổi. Kẻo mà tuổi xuân em thổi vèo vèo qua cái cửa doanh trại này thì anh đau ruột lắm... Cứ thế có phải xong chuyện không?... Ðằng này, đứa yêu cũng không dám nói rằng yêu. Ðứa ghét cũng không dám nói ghét. ấp úng như ngậm hạt thị. Lúc thì trốn, lúc lại nói dối quanh là đi vắng để nó đứng rình. Ngồi trong nhà mót đái không chịu được chạy ra nhà vệ sinh, nó trông thấy be ầm lên: i anh ơi, anh nói rối em nhé... Thế có dại mặt không? Ðàn ông gì cái thứ mày?... Cứ mặc quần không đáy của đàn bà lại hơn...
Cả đám cười giàn giụa.
Rồi tếng cậu A trưởng tiếp theo:
- Cứ như Ðỏ mà lại hay đấy. Hai mươi ba tuổi, hai đời vợ như chơi.
Ðỏ cãi lại:
- Làm gì có hai đời? Tôi đụng tới nó lần nào mà coi là hai vợ được?... Còn chuyện các cụ cưới xin, đẫu có tới năm lần cũng coi như năm lần thịt lợn liên hoan thôi. Tôi tuyên bố rồi. Lập trường vững như bàn thạch.
Ðám tân binh nhao nhao:
- Tuyên bố thế nào cơ?... Kể đi Ðỏ. Kể chuyện lấy vợ của cậu đi cho anh em nghe. Thủ trưởng cho giải lao thêm mười năm phút nữa cơ mà.
Ðỏ gắt:
- Kể gì kể mãi thế?... Tôi đã nói rồi.
- Làm gì mà kể mãi. Cậu mới kể một lần cho A trưởng với tớ thôi. Còn cả bọn này chưa đứa nào nghe hết.
- Ðúng đấy, anh Ðỏ kể đi. Ðể đàn em còn học tập kinh nghiệm chứ.
Ðỏ dặng hắng một tiếng thật to rồi đĩnh đặc nói:
- Bố tớ có một cái lò ấp trứng vịt. Năm mười bốn tớ đã phải ra coi lò đảo trứng cho ông cụ rồi. Dạo ấy, tớ có đứa bạn gái tên là Tính. Nó vói tớ cắt cỏ chăn trâu với nhau từ lúc cởi truồng lội sông cơ. Lớn lên hai đứa cùng học một lớp. Hết cấp hai, Tính ở nhà làm ruộng còn tớ lên học lớp tám trên tỉnh. Cứ vụ hè, lại về quê coi lò ấp, đảo trứng cho cụ. Tối nào cũng vậy, tớ ăn cơm trước ra nhận lò. Ông cụ về nhà ăn cơm và ngủ luôn. Khoảng chừng bảy giờ, đom đóm lập loè ngoài đồng là Tính lại ra. Hai đứa tớ nói chuyện rủ rỉ. Chẳng biết chuyện gỉ chuyện gì nhưng cứ say sưa như điếu đổ. Giá bây giờ, có ai hỏi hồi đó hai đứa nói những điều gì thì tớ chịu chêt, không thể nào nhớ ra. Nói chuyện chán, lại luộc trướng ăn. Có đêm hai đứa chén hết mười năm qủa. Tính bảo:
- Lấy qủa hỏng mà ăn, không bố mắng chết.
Tớ lắc đầu:
- Người hơn của hay của hơn người?... Cứ chọn qủa ngon nhất mà chén. Mình làm ra, mình phải ăn miếng ngon trước đã.
Hôm sau,ông cụ cằn nhằn thật nhưng tớ cứ lờ đi như không. Rồi cụ đành phải thôi... Cứ thế đến năm tớ thi hết lớp mười, tròn hai mươi tuổi. Ông cụ bảo:
- Thi xong ở nhà lấy vợ.
Mình tưởng ông cụ đã thấy hai đứa khăng khít thế thì sẽ hỏi cưới Tính nên gật đầu ngay:
- Bố no cũng vừa rồi đấy bố ạ.
Ông cụ bảo:
- Mai, mặc áo quần tề chỉnh sang thôn Hạ với tao.
Mình trợn tròn mắt lên:
- Sang thôn Hạ làm gì cơ chứ?
Ông cụ chỉ cái thúng sơn đựng cau trầu, chè thuốc đã sắm từ lúc náo đó mà mình không biết:
- Sang hỏi vợ cho mày.
Mình nghi hoặc không hiểu ông cụ định đoạt thế nào, liền hỏi:
- Ai cơ?
Thế là ông già liền dõng dạc nói:
- Hỏi con bé Thuận nhà ông Hương Mộc chứ còn ai nữa?
Mình tái người đi. Lúc đó, mình mới vỡ lẽ câu chuyện. Nhưng mình đối phó ngay. Mặc áo vào, mình dõng dạc tuyên bố:
- Con không lấy cái Thuận. Bố có đánh chết con cũng không lấy nó.
Ðại đội trưởng Sinh đứng dậy, ra ngoài sân rút khăn mặt mang vào cho vợ lau nước mắt.
- Có, tôi có nghĩ nhiều đến điều đó. Hai đứa con có thể là trở lực cho Lựu đi bước nữa. Ông bà nội sẽ nuôi cả hai đứa. Còn nhà Lựu có thể vẫn cứ ở đây. Còn nếu Lựu không muốn, tôi sẽ thu xếp để tạo cho Lựu một chỗ mới. Một căn nhà, gàn nơi Lựu công tác, thuận tiện cho sinh hoạt.
Người đàn bà lắng nghe. Chị ngừng lại một chút để sau đó lại thốt lên kêu:
-Nhưng mà...
Tới đó chị không nói được thêm lời nào nữa vì bị những cơn nức nở nhấn chìm.
Vũ Sinh bước ra ngoài. Anh ngồi trên bậc cửa, nhìn ra sân. Anh nghĩ. Rồi anh lại tự nhủ:
-Không có nỗi khổ nào không vượt qua được. Trong cuộc đời, người ta phải biết vượt. Như con cá vượt qua thácVũ Môn... Ðừng tặc lưỡi. Tặc lưỡi một lần sẽ đeo đẳng nỗi khổ suốt đời...
Anh trở vaò buồng đặt tay lên vai vợ:
- Lựu nín đi và bình tĩnh suy nghĩ. Mọi việc đều do Lựu quyết định. Nếu Lựu không muốn chúng ta cứ sống thế này mãi cũng được... Nhưng chắc chắn cả hai đều khổ. Và người đau khổ trước hết là Lựu... Tôi thương Lựu vô cùng. Nhưng Lựu hiểu cho... Tình yêu, không thể cố gắng mà có...
Người đàn bà lắng nghe những lời nói chậm rãi, buồn bã nhưng chắc chắn của chồng. Chị không khóc nữa. Vả lại, lúc đó, ngoài ngõ đã có tiếng reo của hai đứa trẻ. Chúng theo ông bà sang làng bên ăn cỗ đã trở về.
Ðại đội trưởng Vũ Sinh đi rồi. Lựu nằm ngẫm nghĩ.
Qua một thời gian vật vã, chị chợt nhận ra những điều anh nói thực sự đúng đắn. Cũng giống như người đi rừng, quanh quéo mãi trong các dãy núi, tới lúc nào đó, vượt khỏi cánh rừng mới nhìn thấy chân trời. Lựu viết thư cho chồng. Trước khi viết, chị định hỏi Hồng Thắm, người bạn thân thiết và là thủ trưởng cơ quan của chị, nhưng Hồng Thắm vừa lên Hà Nội tập trung học chính trị mười tám tháng. Lựu về nhà, viết thư nói với chồng rằng chị đã nhận ra thực sự, rằng anh nên mau chóng trở về để giải quyết việc ly hôn. Chị là người đàn bà thực tế, nên chị hiểu rằng đàn bà con gái có thì, rằng mỗi tuổi nó đuổi xuân đi...
Ðại đội trưởng Vũ Sinh thu xếp công việc trở về ngay. Anh lo xây cho chị một ngôi nhà nhỏ ba gian xinh xắn, với một trái bếp ngay cạnh cơ quan chị làm việc. Khi toà án giải quyết cho ly hôn, ngôi nhà cũng vừa hoàn tất. Lựu bình tĩnh. Chị không buồn vì thấy chồng là người đàng hoàng, rất biết đối sử và anh không có lỗi lầm gì cả. Chị chờ đón một tương lai phía trước. Hai người chia tay nhau như những người bạn, mặc dù có đôi chút ngậm ngùi.
- Rồi Lựu sẽ gặp một người yêu thương Lựu thực sự và sẽ có hạnh phúc. Tôi xin lỗi Lựu vì những ngày tháng chúng ta đã sống với nhau. Nghĩ tới qúa khứ, tôi cảm thấy mình là kẻ có tội, dù chính tôi cũng chẳng sung sướng gì ... Cái tội duy nhất của chúng ta là chúng ta không biết nghĩ...
Vũ Sinh nói lời cuối cùng trên đoạn đường Lựu đưa tiễn anh. Ðó là một ngã ba. Một phía đường chạy vào trong phố huyện, nơi Lựu làm việc. Một phía chạy về ngôi nhà cũ của Vũ Sinh. Phía thứ ba, là đường dẫn tới trường huấn luyện của quân đội. Ðường cát mịn. Sau cơn mưa sạch tinh khôi. Những hạt cát lấp lánh dưới mặt trời. Chúng tựa như một dải bạc, bị cây gậy nào đập xuống, làm vỡ nát và bắn lên tung tóe muôn ngàn ánh sao.
Ðại đội trưởng Vũ Sinh trở lại thao trường. Nơi ngày ngày anh hướng dẫn lớp tân binh và từng người trong bọn họ đã trở thành thân thuộc. Trời không có gió nên những bụi cỏ lá nhọn đứng im phăng phắc, chĩa tia lá xanh sáng chói vì sương mai phản chiếu ánh bình minh. Từ dãy nhà bên trái, một người đàn ông trẻ, cởi trần, bận quần đùi màu lá úa nhảy bổ ra:
- A, thủ trưởng đã về, thủ trưởng đi phép đã về. Các cậu ơi! Thủ trưởng có quà gì đấy?
Vũ Sinh cười, lẳng lặng móc trong ba lô lấy gói thuốc với nửa cân chè lam mẹ anh đặt người quen trước lúc anh lên đường:
- Có thuốc sợi với chè lam thôi.
Trong đám tân binh bao quanh anh có người đưa mắt lườm anh chàng bận quần đùi:
- Thủ trưởng có chuyện buồn... Thủ trưởng đang vất vả lại còn mè nheo quà với bánh. Cái cậu Ðỏ này thật vô duyên.
Ðỏ, anh chàng cởi trần trùng trục, vừa béo vừa đen quay ngay lại:
- Chuyện gì mà buồn?... Vợ chồng không nên duyên phải kiếp thì bỏ nhau, tìm hạnh phúc khác. Cha mẹ, anh em chết đâu mà buồn?... Anh cổ giả bỏ mẹ.
Vũ Sinh dàn hoà:
- Thôi, thôi... Mời tất cả vào nhà uống nước, hút thuốc. Khỏi phải lên chỗ tôi. Các cậu có chè không?
- Báo cáo thủ trưởng, chè Thái loại một ạ... Ðể dành đúng ngày chủ nhật, thủ trưởng lên trả phép chúng em mới đem ra...
Ðỏ lau chau đáp, chạy vào nhà trước. Vũ Sinh cởi ba- lô, đặt lên giường rồi ngồi xuống. Anh nhìn hạ sĩ Ðỏ lăng xăng chạy đi, chạy lại tìm ấm đun nước, lấy gói chè, hét người này rửa ấm chén, người kia thu dọn chiếu chăn lấy chỗ ngồi... Gương mặt Ðỏ tròn căng, tràn trề sinh lực và niềm vui sống.
"Chính cậc ta cũng không ngờ rằng cậu ta đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mình..." Vũ Sinh thầm nghĩ.
Cách đây hai năm, khi tiếp nhận lớp tân binh mới này, anh thường thường phải quan tâm tới Ðỏ. Trước tiên, vì gương mặt mạnh khoẻ, hồn nhiên pha chút lém lỉnh của cậu ta. Sau nữa, vì những vụ nghịch ngợm của Ðỏ khiến nhiều lúc, không khí nghiêm trang cần thiết và kỷ luật quân nhân bị phá vỡ. Ðại loại, giữa những lúc cần chỉnh đốn hàng ngũ quân trang quân phục thì dăm bảy tân binh người thành phố thường dãy nảy, la hét hoặc chạy cuồng lên như người bị kiến cắn, hoặc mặt tái xanh tái tử, nói không ra hơi... Vì họ đột nhiên thấy trong lưng, trong bụng, trong đũng quầnmột bọc chuột non đỏ hỏn, vài con đỉa nhun nhoe vòi, hoặc một con bọ nẹt xanh lè to bằng ngón tay cái... Lần khác, đang kỳ chỉnh quân một buổi tối, chính trị viên vừa bước lên bục giảng thì từ góc nào đó. Có tiếng ho khù khụ vang lên. Tiếng ho khàn khàn, rít khò khè trong họng như tiếng ho của người già mắc chứng siễn lâu năm. Chính trị viên chờ dứt tiếng ho, hội trường im lặng mới bắt đầu nói. Nhưng chỉ hai phút sau, vẫn tiếng ho đó lại cất lên, từng hồi ngắn, liên tục. Chính trị viên đặt giáo án xuống mặt bàn, nhìn mọi người. Dưới hội trường, người nọ nhìn người kia, tiếng ho lục khục,
khào khào quái gở đó vẫn cứ vang lên nghe rợn cả tóc gáy.
- Tất cả các tiểu đội kiểm tra xem đồng chí nào bị suyễn cho về doanh trại nghỉ.
Có lệnh như vậy.
Các A trưởng nghi nghi hoặc hoặc nhìn vào tận miệng từng người trong tiểu đội của mình để tìm ra nguồn gốc tiếng ho quái đảm nọ. Tuy nhiên, không có một tia hy vọng nào... Mất nửa giờ, người ta mới phát hiện ra con cóc to sụ, nằm góc nhà cất tiếng ho đau khổ vì miệng nó bị khâu lại và bên trong, có một mồi thuốc lào to tổ bố...
Sau vài lần cảnh cáo. Ðỏ bớt những trò tinh nghịch ấy đi.
Vũ Sinh mến anh tràng tân binh tinh nghịch vì thấy ở Ðỏ một điều anh đang thiếu. Ðó là sự rành mạch trong cuộc sống, sự thẳng thắn nhiều lúc qúa giản đơn nhưng lại là con đường ngắn nhất tới chân lý.
Một lần, trong giờ giải lao trên thao trường. Vũ Sinh bất trợt nghe được câu truyện về đời tư của Dỏ. Hôm đó, họ đã thực tập một bài tập nặng về xạ kích. Dại đội trưởng Vũ Sinh quyết định kéo dài giờ giải lao thêm mười năm phút nữa. Ðám tân binh reo hò ầm ĩ. Tất cả kéo vào chân ngọn núi đất bên thao trường trú nắng. Bóng thông mát rượi phủ xuống mái đầu nóng rực và những gương mặt nhễ nhại mồ hôi của những người lính. Gió mang hương lúa từ phía đồng xa tới và hương bạch đàn liễu ở những trái đồi quanh quất khiến không khí nhẹ bỗng như cánh diều.
Vũ Sinh ngồi một mình sau đống cỏ khô. Dân trong xóm trại đã đánh thành đống đợi tới ngày đốt lấy tro ủ phân. Anh bỏ mũ, nheo mắt nhìn mỏm trời trên chót đỉnh những hàng thông cao vọt. Bên kia, đám tân binh đang uống nước, hút thuốc, tranh nhau xin lửa một cậu A trưởng. Họ bàn tán về đám con gái trong xóm trại. Mấy cậu trai tơ cười rinh rích. cười to nhất lại là Ðỏ.
- Mày nhát như cáy ấy - Ðỏ cất tiếng nói - Ðã thích thì cứ nói tuột ra rằng: Em ơi, anh xin được chết vì em đây. Em muốn sai gì anh cũng làm tất tật. Còn cái con bé Thu béo lặc lè ấy có đến, cứ đứng ngay trước cửa doanh trại, chắp tay vái: Kính thưa em, em săn đón lòng anh cảm kích lắm. Nhưng khổ nỗi anh không yêu em được. Vậy thì em lo đi tìm mối khác cho khỏi lỡ ngày lỡ buổi. Kẻo mà tuổi xuân em thổi vèo vèo qua cái cửa doanh trại này thì anh đau ruột lắm... Cứ thế có phải xong chuyện không?... Ðằng này, đứa yêu cũng không dám nói rằng yêu. Ðứa ghét cũng không dám nói ghét. ấp úng như ngậm hạt thị. Lúc thì trốn, lúc lại nói dối quanh là đi vắng để nó đứng rình. Ngồi trong nhà mót đái không chịu được chạy ra nhà vệ sinh, nó trông thấy be ầm lên: i anh ơi, anh nói rối em nhé... Thế có dại mặt không? Ðàn ông gì cái thứ mày?... Cứ mặc quần không đáy của đàn bà lại hơn...
Cả đám cười giàn giụa.
Rồi tếng cậu A trưởng tiếp theo:
- Cứ như Ðỏ mà lại hay đấy. Hai mươi ba tuổi, hai đời vợ như chơi.
Ðỏ cãi lại:
- Làm gì có hai đời? Tôi đụng tới nó lần nào mà coi là hai vợ được?... Còn chuyện các cụ cưới xin, đẫu có tới năm lần cũng coi như năm lần thịt lợn liên hoan thôi. Tôi tuyên bố rồi. Lập trường vững như bàn thạch.
Ðám tân binh nhao nhao:
- Tuyên bố thế nào cơ?... Kể đi Ðỏ. Kể chuyện lấy vợ của cậu đi cho anh em nghe. Thủ trưởng cho giải lao thêm mười năm phút nữa cơ mà.
Ðỏ gắt:
- Kể gì kể mãi thế?... Tôi đã nói rồi.
- Làm gì mà kể mãi. Cậu mới kể một lần cho A trưởng với tớ thôi. Còn cả bọn này chưa đứa nào nghe hết.
- Ðúng đấy, anh Ðỏ kể đi. Ðể đàn em còn học tập kinh nghiệm chứ.
Ðỏ dặng hắng một tiếng thật to rồi đĩnh đặc nói:
- Bố tớ có một cái lò ấp trứng vịt. Năm mười bốn tớ đã phải ra coi lò đảo trứng cho ông cụ rồi. Dạo ấy, tớ có đứa bạn gái tên là Tính. Nó vói tớ cắt cỏ chăn trâu với nhau từ lúc cởi truồng lội sông cơ. Lớn lên hai đứa cùng học một lớp. Hết cấp hai, Tính ở nhà làm ruộng còn tớ lên học lớp tám trên tỉnh. Cứ vụ hè, lại về quê coi lò ấp, đảo trứng cho cụ. Tối nào cũng vậy, tớ ăn cơm trước ra nhận lò. Ông cụ về nhà ăn cơm và ngủ luôn. Khoảng chừng bảy giờ, đom đóm lập loè ngoài đồng là Tính lại ra. Hai đứa tớ nói chuyện rủ rỉ. Chẳng biết chuyện gỉ chuyện gì nhưng cứ say sưa như điếu đổ. Giá bây giờ, có ai hỏi hồi đó hai đứa nói những điều gì thì tớ chịu chêt, không thể nào nhớ ra. Nói chuyện chán, lại luộc trướng ăn. Có đêm hai đứa chén hết mười năm qủa. Tính bảo:
- Lấy qủa hỏng mà ăn, không bố mắng chết.
Tớ lắc đầu:
- Người hơn của hay của hơn người?... Cứ chọn qủa ngon nhất mà chén. Mình làm ra, mình phải ăn miếng ngon trước đã.
Hôm sau,ông cụ cằn nhằn thật nhưng tớ cứ lờ đi như không. Rồi cụ đành phải thôi... Cứ thế đến năm tớ thi hết lớp mười, tròn hai mươi tuổi. Ông cụ bảo:
- Thi xong ở nhà lấy vợ.
Mình tưởng ông cụ đã thấy hai đứa khăng khít thế thì sẽ hỏi cưới Tính nên gật đầu ngay:
- Bố no cũng vừa rồi đấy bố ạ.
Ông cụ bảo:
- Mai, mặc áo quần tề chỉnh sang thôn Hạ với tao.
Mình trợn tròn mắt lên:
- Sang thôn Hạ làm gì cơ chứ?
Ông cụ chỉ cái thúng sơn đựng cau trầu, chè thuốc đã sắm từ lúc náo đó mà mình không biết:
- Sang hỏi vợ cho mày.
Mình nghi hoặc không hiểu ông cụ định đoạt thế nào, liền hỏi:
- Ai cơ?
Thế là ông già liền dõng dạc nói:
- Hỏi con bé Thuận nhà ông Hương Mộc chứ còn ai nữa?
Mình tái người đi. Lúc đó, mình mới vỡ lẽ câu chuyện. Nhưng mình đối phó ngay. Mặc áo vào, mình dõng dạc tuyên bố:
- Con không lấy cái Thuận. Bố có đánh chết con cũng không lấy nó.