watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện tình kể trước lúc rạng Đông-Chương 8 - tác giả Dương thu Hương Dương thu Hương

Dương thu Hương

Chương 8

Tác giả: Dương thu Hương

Hồng Thắm cất tiếng hỏi, cắt đứt những ý nghĩ điên cuồng, nóng bỏng trong óc Lựu. Chị hội trưởng phụ nữ huyện thấytrái tim mình bỏng rát trước nỗi bất hạnh của bạn. Chị sốt sắng đi đi lại lại, lẩm bẩm:
- Thiếu cảnh giác, thiếu cảnh giác quá...
Lựu vẫn ngồi im, thù hận đang thiêu đốt chị. Khi đã biết thế nào là tình yêu thì cuộc sống vợ chồng với Vũ Sinh chín năm trước là quãng thời gian dài khổ ải. Chị không đủ bình tĩnh để nghĩ rằng chín năm đó Vũ Sinh chưa hề có một người đàn bà nào và anh cũng chung nỗi khổ như chị. Sự thực, anh khổ hơn chị và anh hiểu biết hơn, và tâm hồn đa cảm của anh nhạy bén hơn... Lựu là người đàn bà giản đơn, ít nghĩ. Vì thế, chị dễ bị sa vào một định kiến thiếu suy xét. Và trong lúc ấy, chị hoàn toàn nghĩ rằng Vũ Sinh đã phụ bạc chị, rằng hai người không có hạnh phúc chính là do anh.
Hồng Thắm chờ mãi không thấy Lựu nói, đành hỏi:
- Cậu định thế nào? Có làm đơn kháng án không?
Lựu gật đầu:
- Làm.
Thắm mừng rỡ vồ lấy bàn tay Lựu:
- Làm ngay đưa cho mình. Mình sẽ đưa thẳng lên toà án tỉnh nhờ các anh chị trên ấy can thiệp. Phải giải quyết tới tận gốc rễ vấn đề, đồng thời làm gương cho các trường hợp khác học tập.
Nhìn gương mặt đờ đẫn của bạn, Thắm nói thêm, giọng an ủi dịu dàng:
- Mọi việc đâu sẽ có đó, cứ bình tĩnh Lựu nhé.
Rồi Thắm nắm tay Lựu, kéo ra ngoài bàn nước, rót nước cho bạn uống, bóc bánh đưa tận tay cho bạn ăn. Chồng Thắm thấy cử chỉ vợ bất thường và khuân mặt ngây như tượng của Lựu thì biết ý liền:
- Trời ơi, no bụng quá phải làm một giấc đã.
Anh chàng huyện đội trưởng gọi con toáng lên rồi mang võng ra vườn mắc cho ba bố con ngủ. Chờ Lựu uống nước xong, Hồng Thắm đưa bạn về. ở ngoài ngõ, chị còn nắm chặt tay Lựu như để chuyền quyết tâm và sức mạnh:
- Nhớ giữ gìn sức khỏe. Dừng nghĩ ngợi gì nhiều. Chúng ta phải cương quyết bảo vệ hạnh phúc.
Lựu gật đầu, lên xe, đạp về nhà.
Tới nơi, chị mở khóa, ném chiếc túi lên bàn, cất xe đạp rồi vào giường nằm. Mùi véc-ni thơm hắc lùa vào mũi, khiến Lựu đưa mắt nhìn mọi vật: đôi gối thêu chim hòa bình ngậm bông hồng đỏ, chiếc giường thênh thang, tấm màn hoa đỏ rực, bộ ấm chén trên bàn và chiếc điếu cày dựng một bên... Tất cả đang chờ đợi hạnh phúc. Hạnh phúc đó chị đã nếm một phần. Như trái chín đã cắn miếng đầu tiên. Hạnh phúc của chị là Mộc. Nếu chị làm đơn kháng án, nghiã là chị quay lại với Vũ Sinh. Mộc sẽ nghĩ thế nào? Cố nhiên, anh sẽ tách xa chị ngay tức khắc. Anh là một người rành mạch, quy củ. Anh không bao giờ chấp nhận những việc làm trái với đạo đức. Dù anh đau khổ, anh cũng sẽ rời xa chị... Lựu nhớ lại những buổi chiếu hai đứa nhìn vồng cải trái mùa trổ hoa vàng rực. Những đêm trăng trước hiên, hương nhài mát mẻ, nôn nao. Cảm giác đầm ấm khi anh đặt bàn tay rắn chắc lên gáy chị, và từ từ vuốt xuôi xuống lưng, vòng một chút xuống cặp mông nở. Một chút thôi rồi nỗi e thẹn của một chàng trai nhút nhát lại kéo bàn tay anh trở lại trên vai Lựu khiến chị luyến tiếc một chút, lại vừa hài lòng. Một lần khác anh nhìn chị xắn quần lên dẫm chiếc màn trong chậu xà phòng, đôi mắt hiền lành mở rộng vì ngạc nhiên:
- Ô, đùi Lựu trắng nhỉ?... Trắng như con gái Hà Nội ấy...
Lời khen của anh khiến chị sung sướng đến nóng rực cả người... Tất cả... tất cả đều là hạnh phúc thật mà chị đã nắm trong tay. Chỉ trờ qua ngày Tết Nguyên Ðán thôi, họ sẽ làm lễ cưới... Chị viết đơn kháng án để làm gì?...
Chị nằm nghĩ miên man tới tận chiều, thầm mong Mộc tới. Mãi đến mười hai giờ đêm, cây đèn cạn dầu đã lụi bấc, Lựu mới nhớ ra. Hôm kia, Mộc đến báo tin anh cùng mấy cán bộ phòng xuống mấy hợp tác xã cuối huyện kiểm tra sổ sách. Anh sẽ vắng mặt, chừng một tuần đến mười hôm. Không buồn rửa mặt, rửa chân lại nữa, Lựu cài cửa, tắt đèn, chui vào chăn.
Nhưng chị không ngủ được. Những canh gà cứ nối nhau gáy. Từ lúc chị cài then cửa cho tới lúc những đứa trẻ đi học í ới gọi nhau. Lựu đếm tiếng gà thao thức. Sáng hôm sau, mọi người trong cơ quan đều ngạc nhiên vì cặp mắt thâm quầng của chị. Cô kế toán trẻ vô tư, cười trêu cợt:
- Anh Mộc mới đi được mới ba ngày mà chị đã nhớ đến thâm mắt lại cơ à?... Mấy bà chị yêu còn dữ dội hơn đám con gái chúng em đấy nhé...
Lựu mỉm cười, gượng gạo, bỏ đi.
Hồng Thắm đạp xe tới, sốt sắng hỏi:
- Thế nào, viết xong chưa đưa đây cho tớ.
Lựu lắc đầu:
- Chưa. Hôm quavề nhức đầu quá.
Thắm cau mày, giận dữ:
- Sao cậu nhát thế?... Sợ tay ấy hay sao?... Cứ như các bà thời xưa. Cán bộ phụ nữ huyện mà còn thế thì giáo dục giúp đỡ sao được chị em khác chứ?
Thấy thủ trưởng to tiếng, mấy cô phụ vận đưa mắt tò mò nhìn Lựu hổ thẹn nóng hai tai. Chị khẽ nói:
- Cứ về đi, chiều tớ mang tới nhà.
Nói xong, chị lấy xe, đạp thẳng ra khỏi cổng cơ quan. Lựu cứ phố chính mà đi. Chỉ mười phút đã hết đường, chị lại quay về. Cái phố huyện cỏn con chỉ có nhà huyện ủy, ủy ban, cửa hàng lương thực, bách hóa, kim khí nông cụ. Ngần ấy nơi, đâu người ta cũng biết chị. Cuối cùng chị trở về nhà. Vào nhà, chị cài then cửa chặt rồi nằm vật ra giường. Nghĩ mãi, cuối cùng chị mới đủ can đảm lấy giấy bút viết đơn kháng án.
"Phải bảo vệ hạnh phúc của mình chứ? Cán bộ huyện mà như thế thì còn giáo dục, giúp đỡ chị em sao được?..." Lời khích lệ của người bạn gái văng vẳng bên tai Lựu. Sau rốt chị nhớ tới hai đứa con. Hơn một tháng nay chị không thấy mặt chúng nó. Nếu giành lại được Vũ Sinh từ tay người đàn bà kia, các con chị sẽ có cả bố lẫn mẹ, không chịu cảnh sống bơ vơ nữa. Tình mẫu tử vượt lên nỗi nuối tiếc tình yêu, Lựu càng viết càng thấy tin ở việc làm của mình hơn. Lời lẽ trong đơn càng quyết liệt hơn. Viết song, chị không đọc lại, bỏ vào phong bì đưa tới nhà Thắm. Thắm đợi chị từ hai giờ chiều, Hội trưởng phụ nữ cảm động mừng rỡ ôm bạn:
- Có thế chứ, mình vẫn tin cậu mà. Chính bản thân ta không biết bảo vệ hạnh phúc của ta thì làm sao dắt díu được chị em khác nữa. Mình bảo đảm với cậu là chúng ta sẽ thắng. Và sự việc này sẽ nêu lên làm gương sáng để giáo dục những người khác.
Thắm nắm tay Lựu, lắc thật mạnh:
- ở nhà đốc thúc chị em công tác tốt nhé. Mai mình đi sớm, và mình sẽ đưa thẳng đơn lên tỉnh cho dễ xử. dù sao, anh cậu cũng là phó chánh án ở toà án huyện. Sáng nay mình trao đổi và thống nhất ý kiến với các anh ấy rồi...
Chia tay bạn trở về, Lựu băn khoăn, bâng khuâng không hiểu mình nên làm gì, nên nghĩ gì nữa. Nhưng chị đã đi một nước cờ. Giờ đây, không thể thay chuyển tình thế. Năm hôm sau, Mộc đi công tác về tới chơi. Lựu báo cho anh biết tin mình đã nộp đơn kháng án và sẽ quay lại ở nhà Vũ Sinh. Theo lời khuyên của bạn bè Mộc không nói gì. Anh ngồi ủ rũ một lúc rồi lẳng lặng cầm mũ:
- Thôi, Lựu nghỉ nhé, anh về đây.
Anh móc túi, lấy ra hai trái bưởi căng tròn, da vàng mịn. Ðó là qùa anh mang từ dưới xã lên cho chị. Lựu không nói gì thêm, đứng nhìn anh bước qua khúc đường nhỏ từ hiên nhà ra cổng, len giữa những vồng hoa cúc, hoa thược dược mà bao lần anh xới xáo chăm chút. Trong lòng, chị thầm mong anh bảo chị:
- Ðừng làm thế, rút đơn lại đi...
Chị thầm mong anh giận dữ mắng mỏ. Giá anh đừng bỏ về, mà anh ở lại vói chị, đêm nay và mãi mãi.Chị không dám nói những ước mong âm thầm đó. Mộc lại càng không thể ngờ được những ý nghĩ của Lựu khi chị báo cho anh cái tin dữ tợn kia: Chị sẽ trở về nhà chồng. Chị từ bỏ anh một cách nhẹ nhàng qúa. Anh nghĩ thương thân. Mình nghèo, gia cảnh lận đận, không lo nổi một mái nhà che thân, người ta có thương mình cũng chỉ thương trong chốt lát. Suy đi tính lại, người ta vẫn tiếc nơi khang trang đàng hoàng...
Lựu cứ đứng nhình theo Mộc cho tới khi anh ra cổng. Chị thấy anh thận trọng dừng xe, khép lại hai cánh cửa cho chị. Rồi anh dắt bộ xe đi vào phố. Khi tiếng líp lách tách đã tắt hẳn, Lựu mói ra khóa cổng. Chị đi vào nhà nhìn hai trái bưởi vàng nằm trên mặt bàn, nước mắt bỗng dưng giàn giụa chảy:
- Mình làm gì thế nhỉ? Mình làm gì thế ?...
Chị lẩm bẩm mà không tự biết. Rồi chị khóc òa lên, thật to, nức nở như một đứa trẻ bị đòn oan. Hết cơn khóc, chị ngủ được. Sáng hôm sau, chị đạp xe tói cơ quan đôn đốc những công việc, Hồng Thắm đã dặn lại, rồi chị trở về thu xếp quần áo, đồ đạc trở về nhà Vũ Sinh. Hai đứa con mừng rỡ chạy ra đón mẹ. Bố mẹ chồng chị cùng bà con láng giềng tò mò nhìn người con dâu đã li dị, ở nhà riêng và chuẩn bị cưới chồng lại đùng đùng vác chiếc hòm đựng quần áo trở về. Chị nói vói họ:
- Anh Sinh yêu một cô văn công tít dưới Hà nội. Về nhà, anh ấy lừa tôi để bỏ cho dễ. Tôi không chịu thua đâu, tôi phải bảo vệ hạnh phúc của mình, tội gì để hai đứa con mất bố...
Mọi người nghe xong lẳng lặng ra về. Họ cũng không thể góp ý vì đã biết thực hư ra sao. Ông già nhìn đứa con dâu, lặng lẽ không nói. Ông chỉ gọi vợ lại, bảo:
- Tôi chưa biết đầu đuôi ra sao. Nhưng đã là mẹ của hai đứa trẻ thì bà cứ đối đãi cho phải nhẽ.
Bà vợ đáp lại bằng một giọng hiền từ:
- Vâng. Xưa nay tôi vẫn biết ý ông.
Từ hôm đó, họ cố gắng không nhắc tới chuyện riêng của Vũ Sinh và Lựu. Ông già bốc thuốc, kèm các cháu học. Bà cụ lo vườn tược, bếp núc trong nhà. Buổi sáng, Lựu đạp xe đi làm. Trưa, chị rẽ vào căn nhà riêng nấu cơm ăn. Chị vẫn còn để ít bát đũa, xoong nồi, gạo và dầu mỡ ở đó. Giường vẫn có chiếu trải và buổi trưa, sau khi ăn cơm, chị nằm ngủ một giấc ngắn, đắp tấm chăn bông mới cả lõi lẫn vỏ. Tấm chăn chị đã sắm để dành cho cuộc sống dự định với Mộc. Chỉ có tấm vải màn hoa rực rỡ là chị tháo xuống. Bởi lẽ, trông nó sang qúa, trẻ trung quá và nhìn nó người ta nghĩ chị là một cô dâu mới hơn là một người đàn bà hai con bị chồng phụ bạc.
Hết giờ làm, Lựu đạp xe về nhà chồng. Chi rửa ráy cho con giặt giũ quần áo cho chúng đỡ bà cụ và ăn cơm với cả nhà. Hai đứa trẻ ham học, ham nghe kể chuyện. Chúng yêu mẹ nhưng lại quấn quýt ông nội hơn. Ông kèm chúng học, kể truyện cổ tích cho chúng nghe, ngâm nga những bài thơ mà chúng chưa kịp hiểu những âm điệu trầm bổng, nhịp nhàng gieo vào tâm hồn thơ dại của chúng những bản nhạc êm ái, trong veo. Lựu sung sướng vì được gần con. Nhưng niềm sung sướng ấy không bù đắp được nỗi trống trải của chị. Chị biết rất rõ mình là người lạc lõng trong gia đình Vũ Sinh, từ cách ăn nói, điệu đi dáng đứng. Trước đây, cảm giác đó đã khiến chị ngượng ngịu. Bây giờ, sau một khỏang thời gian xa cách nó lại càng rõ rệt hơn và khiến chị khổ tâm. Buổi tối, hai đứa trẻ chơi với mẹ chừng mười phút rồi chúng lại sà vào lòng ông. Dứa sờ dâu, đứa bá cổ, mắt chúng hau háu nhìn vào miệng ông, chờ nghe chuyện. Lựu ghen tị với ông già nhưng không làm sao khác được. Chị ngồi, khi thì ghi chép bài chính trị dang học dở, khi thì giở quyển chuyện mới mượn ra đọc, nhưng đầu óc trống rỗng. Và thấp thoáng, trước mắt chị hiện lên căn nhà nhỏ bên phố huyện, tấm màn hoa rực rỡ, một buổi tối sáng trăng chị ngồi bên Mộc, anh khẽ đặt tay lên lưng chị vuốt ve, và họ nghĩ tới một ngày không xa xôi lắm, một ngày rằm tháng giêng, sau tết âm lịch hai tuần.
Gió đã rét thực sự rồi và những ngày cuối tháng mười trời bỗng âm u như còn rớt bão. Những đám mây lớn trôi chầm chậm. Trôi chầm chậm nhưng không tan được. Chúng cứ tụ lại như những trái núi xốp, chất chồng lên rặng núi lam nhạt cuối chân trời.



Hồng Thắm cất tiếng hỏi, cắt đứt những ý nghĩ điên cuồng, nóng bỏng trong óc Lựu. Chị hội trưởng phụ nữ huyện thấytrái tim mình bỏng rát trước nỗi bất hạnh của bạn. Chị sốt sắng đi đi lại lại, lẩm bẩm:

- Thiếu cảnh giác, thiếu cảnh giác quá...

Lựu vẫn ngồi im, thù hận đang thiêu đốt chị. Khi đã biết thế nào là tình yêu thì cuộc sống vợ chồng với Vũ Sinh chín năm trước là quãng thời gian dài khổ ải. Chị không đủ bình tĩnh để nghĩ rằng chín năm đó Vũ Sinh chưa hề có một người đàn bà nào và anh cũng chung nỗi khổ như chị. Sự thực, anh khổ hơn chị và anh hiểu biết hơn, và tâm hồn đa cảm của anh nhạy bén hơn... Lựu là người đàn bà giản đơn, ít nghĩ. Vì thế, chị dễ bị sa vào một định kiến thiếu suy xét. Và trong lúc ấy, chị hoàn toàn nghĩ rằng Vũ Sinh đã phụ bạc chị, rằng hai người không có hạnh phúc chính là do anh.

Hồng Thắm chờ mãi không thấy Lựu nói, đành hỏi:

- Cậu định thế nào? Có làm đơn kháng án không?

Lựu gật đầu:

- Làm.

Thắm mừng rỡ vồ lấy bàn tay Lựu:

- Làm ngay đưa cho mình. Mình sẽ đưa thẳng lên toà án tỉnh nhờ các anh chị trên ấy can thiệp. Phải giải quyết tới tận gốc rễ vấn đề, đồng thời làm gương cho các trường hợp khác học tập.

Nhìn gương mặt đờ đẫn của bạn, Thắm nói thêm, giọng an ủi dịu dàng:

- Mọi việc đâu sẽ có đó, cứ bình tĩnh Lựu nhé.

Rồi Thắm nắm tay Lựu, kéo ra ngoài bàn nước, rót nước cho bạn uống, bóc bánh đưa tận tay cho bạn ăn. Chồng Thắm thấy cử chỉ vợ bất thường và khuân mặt ngây như tượng của Lựu thì biết ý liền:

- Trời ơi, no bụng quá phải làm một giấc đã.

Anh chàng huyện đội trưởng gọi con toáng lên rồi mang võng ra vườn mắc cho ba bố con ngủ. Chờ Lựu uống nước xong, Hồng Thắm đưa bạn về. ở ngoài ngõ, chị còn nắm chặt tay Lựu như để chuyền quyết tâm và sức mạnh:

- Nhớ giữ gìn sức khỏe. Dừng nghĩ ngợi gì nhiều. Chúng ta phải cương quyết bảo vệ hạnh phúc.

Lựu gật đầu, lên xe, đạp về nhà.

Tới nơi, chị mở khóa, ném chiếc túi lên bàn, cất xe đạp rồi vào giường nằm. Mùi véc-ni thơm hắc lùa vào mũi, khiến Lựu đưa mắt nhìn mọi vật: đôi gối thêu chim hòa bình ngậm bông hồng đỏ, chiếc giường thênh thang, tấm màn hoa đỏ rực, bộ ấm chén trên bàn và chiếc điếu cày dựng một bên... Tất cả đang chờ đợi hạnh phúc. Hạnh phúc đó chị đã nếm một phần. Như trái chín đã cắn miếng đầu tiên. Hạnh phúc của chị là Mộc. Nếu chị làm đơn kháng án, nghiã là chị quay lại với Vũ Sinh. Mộc sẽ nghĩ thế nào? Cố nhiên, anh sẽ tách xa chị ngay tức khắc. Anh là một người rành mạch, quy củ. Anh không bao giờ chấp nhận những việc làm trái với đạo đức. Dù anh đau khổ, anh cũng sẽ rời xa chị... Lựu nhớ lại những buổi chiếu hai đứa nhìn vồng cải trái mùa trổ hoa vàng rực. Những đêm trăng trước hiên, hương nhài mát mẻ, nôn nao. Cảm giác đầm ấm khi anh đặt bàn tay rắn chắc lên gáy chị, và từ từ vuốt xuôi xuống lưng, vòng một chút xuống cặp mông nở. Một chút thôi rồi nỗi e thẹn của một chàng trai nhút nhát lại kéo bàn tay anh trở lại trên vai Lựu khiến chị luyến tiếc một chút, lại vừa hài lòng. Một lần khác anh nhìn chị xắn quần lên dẫm chiếc màn trong chậu xà phòng, đôi mắt hiền lành mở rộng vì ngạc nhiên:

- Ô, đùi Lựu trắng nhỉ?... Trắng như con gái Hà Nội ấy...

Lời khen của anh khiến chị sung sướng đến nóng rực cả người... Tất cả... tất cả đều là hạnh phúc thật mà chị đã nắm trong tay. Chỉ trờ qua ngày Tết Nguyên Ðán thôi, họ sẽ làm lễ cưới... Chị viết đơn kháng án để làm gì?...

Chị nằm nghĩ miên man tới tận chiều, thầm mong Mộc tới. Mãi đến mười hai giờ đêm, cây đèn cạn dầu đã lụi bấc, Lựu mới nhớ ra. Hôm kia, Mộc đến báo tin anh cùng mấy cán bộ phòng xuống mấy hợp tác xã cuối huyện kiểm tra sổ sách. Anh sẽ vắng mặt, chừng một tuần đến mười hôm. Không buồn rửa mặt, rửa chân lại nữa, Lựu cài cửa, tắt đèn, chui vào chăn.

Nhưng chị không ngủ được. Những canh gà cứ nối nhau gáy. Từ lúc chị cài then cửa cho tới lúc những đứa trẻ đi học í ới gọi nhau. Lựu đếm tiếng gà thao thức. Sáng hôm sau, mọi người trong cơ quan đều ngạc nhiên vì cặp mắt thâm quầng của chị. Cô kế toán trẻ vô tư, cười trêu cợt:

- Anh Mộc mới đi được mới ba ngày mà chị đã nhớ đến thâm mắt lại cơ à?... Mấy bà chị yêu còn dữ dội hơn đám con gái chúng em đấy nhé...

Lựu mỉm cười, gượng gạo, bỏ đi.

Hồng Thắm đạp xe tới, sốt sắng hỏi:

- Thế nào, viết xong chưa đưa đây cho tớ.

Lựu lắc đầu:

- Chưa. Hôm quavề nhức đầu quá.

Thắm cau mày, giận dữ:

- Sao cậu nhát thế?... Sợ tay ấy hay sao?... Cứ như các bà thời xưa. Cán bộ phụ nữ huyện mà còn thế thì giáo dục giúp đỡ sao được chị em khác chứ?

Thấy thủ trưởng to tiếng, mấy cô phụ vận đưa mắt tò mò nhìn Lựu hổ thẹn nóng hai tai. Chị khẽ nói:

- Cứ về đi, chiều tớ mang tới nhà.

Nói xong, chị lấy xe, đạp thẳng ra khỏi cổng cơ quan. Lựu cứ phố chính mà đi. Chỉ mười phút đã hết đường, chị lại quay về. Cái phố huyện cỏn con chỉ có nhà huyện ủy, ủy ban, cửa hàng lương thực, bách hóa, kim khí nông cụ. Ngần ấy nơi, đâu người ta cũng biết chị. Cuối cùng chị trở về nhà. Vào nhà, chị cài then cửa chặt rồi nằm vật ra giường. Nghĩ mãi, cuối cùng chị mới đủ can đảm lấy giấy bút viết đơn kháng án.

"Phải bảo vệ hạnh phúc của mình chứ? Cán bộ huyện mà như thế thì còn giáo dục, giúp đỡ chị em sao được?..." Lời khích lệ của người bạn gái văng vẳng bên tai Lựu. Sau rốt chị nhớ tới hai đứa con. Hơn một tháng nay chị không thấy mặt chúng nó. Nếu giành lại được Vũ Sinh từ tay người đàn bà kia, các con chị sẽ có cả bố lẫn mẹ, không chịu cảnh sống bơ vơ nữa. Tình mẫu tử vượt lên nỗi nuối tiếc tình yêu, Lựu càng viết càng thấy tin ở việc làm của mình hơn. Lời lẽ trong đơn càng quyết liệt hơn. Viết song, chị không đọc lại, bỏ vào phong bì đưa tới nhà Thắm. Thắm đợi chị từ hai giờ chiều, Hội trưởng phụ nữ cảm động mừng rỡ ôm bạn:

- Có thế chứ, mình vẫn tin cậu mà. Chính bản thân ta không biết bảo vệ hạnh phúc của ta thì làm sao dắt díu được chị em khác nữa. Mình bảo đảm với cậu là chúng ta sẽ thắng. Và sự việc này sẽ nêu lên làm gương sáng để giáo dục những người khác.

Thắm nắm tay Lựu, lắc thật mạnh:

- ở nhà đốc thúc chị em công tác tốt nhé. Mai mình đi sớm, và mình sẽ đưa thẳng đơn lên tỉnh cho dễ xử. dù sao, anh cậu cũng là phó chánh án ở toà án huyện. Sáng nay mình trao đổi và thống nhất ý kiến với các anh ấy rồi...

Chia tay bạn trở về, Lựu băn khoăn, bâng khuâng không hiểu mình nên làm gì, nên nghĩ gì nữa. Nhưng chị đã đi một nước cờ. Giờ đây, không thể thay chuyển tình thế. Năm hôm sau, Mộc đi công tác về tới chơi. Lựu báo cho anh biết tin mình đã nộp đơn kháng án và sẽ quay lại ở nhà Vũ Sinh. Theo lời khuyên của bạn bè Mộc không nói gì. Anh ngồi ủ rũ một lúc rồi lẳng lặng cầm mũ:

- Thôi, Lựu nghỉ nhé, anh về đây.

Anh móc túi, lấy ra hai trái bưởi căng tròn, da vàng mịn. Ðó là qùa anh mang từ dưới xã lên cho chị. Lựu không nói gì thêm, đứng nhìn anh bước qua khúc đường nhỏ từ hiên nhà ra cổng, len giữa những vồng hoa cúc, hoa thược dược mà bao lần anh xới xáo chăm chút. Trong lòng, chị thầm mong anh bảo chị:

- Ðừng làm thế, rút đơn lại đi...

Chị thầm mong anh giận dữ mắng mỏ. Giá anh đừng bỏ về, mà anh ở lại vói chị, đêm nay và mãi mãi.Chị không dám nói những ước mong âm thầm đó. Mộc lại càng không thể ngờ được những ý nghĩ của Lựu khi chị báo cho anh cái tin dữ tợn kia: Chị sẽ trở về nhà chồng. Chị từ bỏ anh một cách nhẹ nhàng qúa. Anh nghĩ thương thân. Mình nghèo, gia cảnh lận đận, không lo nổi một mái nhà che thân, người ta có thương mình cũng chỉ thương trong chốt lát. Suy đi tính lại, người ta vẫn tiếc nơi khang trang đàng hoàng...

Lựu cứ đứng nhình theo Mộc cho tới khi anh ra cổng. Chị thấy anh thận trọng dừng xe, khép lại hai cánh cửa cho chị. Rồi anh dắt bộ xe đi vào phố. Khi tiếng líp lách tách đã tắt hẳn, Lựu mói ra khóa cổng. Chị đi vào nhà nhìn hai trái bưởi vàng nằm trên mặt bàn, nước mắt bỗng dưng giàn giụa chảy:

- Mình làm gì thế nhỉ? Mình làm gì thế ?...

Chị lẩm bẩm mà không tự biết. Rồi chị khóc òa lên, thật to, nức nở như một đứa trẻ bị đòn oan. Hết cơn khóc, chị ngủ được. Sáng hôm sau, chị đạp xe tói cơ quan đôn đốc những công việc, Hồng Thắm đã dặn lại, rồi chị trở về thu xếp quần áo, đồ đạc trở về nhà Vũ Sinh. Hai đứa con mừng rỡ chạy ra đón mẹ. Bố mẹ chồng chị cùng bà con láng giềng tò mò nhìn người con dâu đã li dị, ở nhà riêng và chuẩn bị cưới chồng lại đùng đùng vác chiếc hòm đựng quần áo trở về. Chị nói vói họ:

- Anh Sinh yêu một cô văn công tít dưới Hà nội. Về nhà, anh ấy lừa tôi để bỏ cho dễ. Tôi không chịu thua đâu, tôi phải bảo vệ hạnh phúc của mình, tội gì để hai đứa con mất bố...

Mọi người nghe xong lẳng lặng ra về. Họ cũng không thể góp ý vì đã biết thực hư ra sao. Ông già nhìn đứa con dâu, lặng lẽ không nói. Ông chỉ gọi vợ lại, bảo:

- Tôi chưa biết đầu đuôi ra sao. Nhưng đã là mẹ của hai đứa trẻ thì bà cứ đối đãi cho phải nhẽ.

Bà vợ đáp lại bằng một giọng hiền từ:

- Vâng. Xưa nay tôi vẫn biết ý ông.

Từ hôm đó, họ cố gắng không nhắc tới chuyện riêng của Vũ Sinh và Lựu. Ông già bốc thuốc, kèm các cháu học. Bà cụ lo vườn tược, bếp núc trong nhà. Buổi sáng, Lựu đạp xe đi làm. Trưa, chị rẽ vào căn nhà riêng nấu cơm ăn. Chị vẫn còn để ít bát đũa, xoong nồi, gạo và dầu mỡ ở đó. Giường vẫn có chiếu trải và buổi trưa, sau khi ăn cơm, chị nằm ngủ một giấc ngắn, đắp tấm chăn bông mới cả lõi lẫn vỏ. Tấm chăn chị đã sắm để dành cho cuộc sống dự định với Mộc. Chỉ có tấm vải màn hoa rực rỡ là chị tháo xuống. Bởi lẽ, trông nó sang qúa, trẻ trung quá và nhìn nó người ta nghĩ chị là một cô dâu mới hơn là một người đàn bà hai con bị chồng phụ bạc.

Hết giờ làm, Lựu đạp xe về nhà chồng. Chi rửa ráy cho con giặt giũ quần áo cho chúng đỡ bà cụ và ăn cơm với cả nhà. Hai đứa trẻ ham học, ham nghe kể chuyện. Chúng yêu mẹ nhưng lại quấn quýt ông nội hơn. Ông kèm chúng học, kể truyện cổ tích cho chúng nghe, ngâm nga những bài thơ mà chúng chưa kịp hiểu những âm điệu trầm bổng, nhịp nhàng gieo vào tâm hồn thơ dại của chúng những bản nhạc êm ái, trong veo. Lựu sung sướng vì được gần con. Nhưng niềm sung sướng ấy không bù đắp được nỗi trống trải của chị. Chị biết rất rõ mình là người lạc lõng trong gia đình Vũ Sinh, từ cách ăn nói, điệu đi dáng đứng. Trước đây, cảm giác đó đã khiến chị ngượng ngịu. Bây giờ, sau một khỏang thời gian xa cách nó lại càng rõ rệt hơn và khiến chị khổ tâm. Buổi tối, hai đứa trẻ chơi với mẹ chừng mười phút rồi chúng lại sà vào lòng ông. Dứa sờ dâu, đứa bá cổ, mắt chúng hau háu nhìn vào miệng ông, chờ nghe chuyện. Lựu ghen tị với ông già nhưng không làm sao khác được. Chị ngồi, khi thì ghi chép bài chính trị dang học dở, khi thì giở quyển chuyện mới mượn ra đọc, nhưng đầu óc trống rỗng. Và thấp thoáng, trước mắt chị hiện lên căn nhà nhỏ bên phố huyện, tấm màn hoa rực rỡ, một buổi tối sáng trăng chị ngồi bên Mộc, anh khẽ đặt tay lên lưng chị vuốt ve, và họ nghĩ tới một ngày không xa xôi lắm, một ngày rằm tháng giêng, sau tết âm lịch hai tuần.

Gió đã rét thực sự rồi và những ngày cuối tháng mười trời bỗng âm u như còn rớt bão. Những đám mây lớn trôi chầm chậm. Trôi chầm chậm nhưng không tan được. Chúng cứ tụ lại như những trái núi xốp, chất chồng lên rặng núi lam nhạt cuối chân trời.
Chuyện tình kể trước lúc rạng Đông
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15