Chương 9
Tác giả: Dương thu Hương
Hạnh Hoa không còn là một cô gái.
Dáng người trẻ trung, thanh mảnh của chị khiến tất cả những ai mới gặp đều lầm. Nhưng Hoa đã hai mươi lăm tuổi, và có một đứa con gái tròn bốn năm. Chị lấy chồng sớm, từ năm mười chín. Một anh chàng kéo đàn phong cầm giỏi và biết làm thơ. Khi chị mười bảy, những bài thơ của anh ta đã đậu xuống vai chị như những cánh bướm mùa xuân. Ðấy là những ngày cô bé Hạnh Hoa nảy nở bay lượn trong một ảo vọng tốt đẹp về tình yêu. Mười bảy tuổi, đã làm sao biết nghĩ cho tới nơi tới chốn. Hai năm trời, tình yêu của anh chàng kéo phong cầm giăng trước mặt cô gái xinh đẹp dải lụa dệt bằng những bản nhạc và những bài thơ tán tụng đầy trăng sao, những cánh hoa rụng bay trước gió và những ngôi sao lấp lánh trên trời chiều, những nỗi nhớ dài như những con sông và những chiều mong sừng sững như trái núi án ngữ chân trời... Mười bảy tuổi, đã làm sao nhận biết cuộc sống còn gì ở phía sau những bản nhạc. Dòng sông xanh. Mối tình xa xưa, mộng ước...
Sau hai năm đeo đuổi, anh chàng kéo phong cầm đã giật được Hạnh Hoa từ cái đài cao chất ngất, lứa tuổi trẻ, nhan sắc và tài hoa của cô khiến cho bao nhiêu chàng trai lóa mắt. Anh chỉ cần chờ cô gật đầu là giục bố mẹ lên xin ăn hỏi và cưới ngay. Nhà anh ở ngoại ô Hà Nội, trong một ngõ hẻm chen chúc những người buôn bán hàng khô, hàng rau qủa và bún bánh ở chợ. Khi anh đưa cô về, cả ngõ đổ ra xem, trầm trồ như xem một nàng tiên giáng thế. Anh chàng trẻ tự hào tới mức không thiếu một người quen nào anh không đem vợ đến giới thiệu. Nhưng chỉ nửa năm sau, khi anh yên chí là vợ của anh, thực sự là vương quốc thuộc quyền của anh cai trị, anh không còn chiều chuộng, nâng niu cô như trước. Hạnh Hoa bắt đầu khóc tấm tức và cảm thấy nỗi khổ tâm mỗi lần về nhà chồng nơi ồn ào chật hẹp và người ta trao đổi với nhau những câu chuyện buôn bán đổi trác mà cô không biết. Hai đứa em gái chồng sấu mã nhưng lại thông thạo việc nhà. Chúng đón đưa hàng cho mẹ, tìm mối lời để mua rẻ, tìm nơi bở để bán đắt, chúng kiếm tiền rất nhanh. Lúc nào cũng giắt một bọc tiền to phồng có dây dính vào cạp quần. Chúng riễu cợt vẻ ngơ ngác của cô chị dâu. Ðôi khi, chúng nhờ cô bán hàng hoặc đếm tiền. Hạnh Hoa đều làm một cách vụng về, lóng ngóng. Có lần, cô đếm tiền thiếu hẳn hai mươi đồng trong xấp giấy một trăm. Hai cô em chu chéo lên. Bà mẹ lầm lầm không nói gì nhưng vẻ mặt bà khiến đứa con dâu sợ chết khiếp.
Chồng Hạnh Hoa xấu hổ vói gia đình vì cô vợ vụng về, cau mày quát lác rồi lấy xe hằm hằm đèo cô đi. Vết rạn đầu tiên giữa hai người bắt đầu từ đấy. Tuổi trẻ, niềm mê say trong tình yêu cũng chỉ hàn gắn lại trong một thời gian ngắn. Gần một năm sau, mâu thuẫn lại xẩy ra quyết liệt hơn và không thể cứu gỡ, Hạnh Hoa có thai. Anh chồng trẻ muốn cô tới bệnh viện hủy bỏ vì anh chưa đủ sức nuôi con trong lúc này. Anh đang trẻ, đang cần tham gia những cuộc vui có dàn nhạc chơi thả cửa, có nhảy, có hát, có rượu và đồ nhắm... Lương anh không đủ cáng đáng phận sự làm bố. Vả lại anh cũng chưa thích bồng bế một đứa bé khóc oe oe, phòng ở thì bừa bãi tã lót, bô chậu... Tóc anh còn uấn quăn hai mai và phủ trùm xuống gáy, cổ áo anh còn cứng bột hồ, đôi tay anh còn được trau chuốt nõn nà để khi nhảy trên phím đàn khiến các cô gái mê đắm... Tóm lại, anh chưa thể nào làm bố, khi mói hai tư tuổi đầu... Hạnh Hoa không muốn nghe anh nói. Cô đã thai nghén cô ấp ủ cái mầm sống trong cô bằng bản năng mãnh liệt của một người làm mẹ. Cô chờ đợi ngày đứa bé cất tiếng chào đời và cô được ôm nó vào vòng tay run rẩy của mình.
Chồng cô nói:
- Nếu vậy tập buôn bán mà kiếm tiền nuôi con... Nhưng ngữ cô làm ăn gì ?...
Anh ta " Xì!..." một tiếng qua kẽ răng, làm nước bọt bắn lên mặt vợ:
- Ðếm tiền chậm như rùa, có trăm bạc cũng để sổng mất hai chục làm sao kiếm nổi cơm ăn?... Người ta có đồng tiền nó khác: tiền mẹ đẻ tiền con. Cô có đồng nào đồng ấy chui tuột vào họng...
Hạnh Hoa sững sờ nhìn chồng. Chàng thi sĩ ngày xưa, tác giả những bài thơ lóng lánh trăng sao bây giờ ăn nói như một bà lái buôn nanh nọc. Cô thấy mặt rát bỏng như bị quất roi. Cô không khóc được.
- Thôi em đủ hiểu anh rồi...
Người vợ trẻ nghẹn ngào nói, giọng khàn đục như giọng người nào khác. Chính cô cũng không nhận ra giọng nói của mình.
Từ ngày đó, họ rời nhau một cách tự nhiên. Cái thai lớn dần, cô gái xấu đi, da xanh mét. Ðôi mắt đen tươi roi rói như lúc nào cũng cười ngày trước bây giờ sâu thăm thẳm, nhìn đau đáu khiến mọi người mủi lòng. Cả đoàn không ai dám bày tỏ lòng thương xót hoặc giúp đỡ một cách công khai trước mặt Hạnh Hoa. Cô khái tính. Vả lại, cô mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi lên bảy nên bất cứ một cử chỉ đùm bọc nào tiếu tế nhị cũng khiến cô mủi lòng. Chồng cô đuổi theo những tà áo mới. Càng ngày, anh ta lại càng gần lại với đám con gái trong cái ngõ chợ nơi anh ta đã sinh ra và lớn lên. Những cô gái có một bọc tiền được dính vào lưng quần bằng ghim băng hoặc dây rút.
Hai tháng trước ngày sinh Hoa làm đơn xin ly hôn. Khi đơn của cô được giải quyết thì người chồng cũng bị đoàn sa thải vì trụy lạc, vô kỷ luật. Giấy khai sinh của đứa bé, đề chữ "chết" trên dòng đề tên họ người bố. Hạnh Hoa lấy họ Lê của mình đặt cho đứa gái của cô: Lê Hằng Hoa. Cả đoàn gọi mẹ con bằng cái tên kép: Mẹ con Hạnh Hằng và mọi người đùm bọc Hạnh Hằng với tấm lòng xót xa âm thầm của họ...
Tất cả những chuyện đó Hạnh Hoa không thổ lộ một lời với Vũ Sinh. Anh biết được là nhờ chị Cúc, một người đàn bà to béo, tốt bụng làm công tác hành chính trong đoàn. Chị Cúc có bốn đứa con. Bé Hằng Hoa thường sang ở với bốn đứa con chị và được coi là út, sau khi nói chuyện với Vũ Sinh, chị nhìn anh dò xét:
- Anh thấy thế nào?
Vũ Sinh ngạc nhiên nhìn chị. Anh không hiểu chị muốn hỏi gì anh.
Chị Cúc nói:
- ý tôi muốn nói rằng hoàn cảnh của Hạnh Hoa so với những người khác cũng có éo le... Bước thứ hai trong đời người quan trọng lắm. Nếu sa sẩy nữa là bó tay chui vào quan tài luôn...
Vũ Sinh biết người đàn bà phúc hậu này muốn nói điều gì với mình. Anh đáp:
- Tôi cũng đã một lần đò. Tất nhiên là khác hoàn cảnh của Hoa. Nhưng chị có thể tin ở tôi. Tôi không phải kẻ rong chơi, ham vui và thiếu suy nghĩ.
Chị Cúc gật đầu:
- Nếu được như vậy thì tốt qúa. Ðoàn chúng tôi, ai cũng thương con bé mà không giám nói ra miệng. Nó là đứa dễ chạnh lòng...
Vũ Sinh gọi bé Hằng lại với mình. Con bé rất khó làm quen, nhưng khi đã quen nó lại hồn nhiên trèo lên lòng anh,hoặc ngồi lên vai anh đi chơi hàng nửa ngày trời. Hạnh Hoa ở trong phòng tập, hoặc đang nấu thêm món ăn thỉnh thoảng ngó cổ ra nhìn hai người. Những giây phút hạnh phúc đó khiến gương mặt cô tươi mát hơn, lại cười giòn giã hơn. Vũ Sinh cảm nhận được điều đó ở chính anh. Nhiều khi họ chỉ găp mặt nhau ngoài hành lang phòng tập tiết mục chừng mười năm phút. Lúc đó, anh thở hổn hển vì vừa chạy hộc tốc từ ngoài đường vào khu nhà đóng quân, xe mô tô của trường đưa anh đi công tác với người lính lái xe còn chờ ngoài đó. Hạnh Hoa cũng tất bật, mồ hôi ướt đầm trán. Họ chỉ trao đổi được dăm ba câu ngắn ngủi, nhìn nhau vội vã khi vắng người qua lại. Nhưng những giây phút đó khiến cả hai người đều sung sướng. Tia nhìn của họ soi vào mắt nhau những thương nhớ và niềm hy vọng êm đềm. Anh yêu em, anh nhớ em, anh là của em... Cô đọc mắt anh và tự thầm nghĩ với mình như vậy.
Anh cũng nhìn vào mắt cô và thấy khoảng thời gian xa cách vừa rồi, đôi mắt đó lưu giữ bóng hình anh. Một người lính bình thường không tên tuổi. Còn cô, một nữ diễn viên tài hoa thế, xinh đẹp thế và được nhiều người ao ước đến thế... Niềm tự hào làm anh ngây ngất. những câu chuyện nghe kể về cô khiến anh thương cô như người anh thương em, như đứa trẻ thơ ngây thương con chim sẻ thơ ngây run rẩy trước cơn gió mùa lạnh giá, anh muốn được chở che cô, dìu đỡ cô.
- Anh có khỏe không?
Lần nào gắp nhau, Hạnh Hoa cũng hỏi anh như thế... Cô nhìn đăm đăm như muốn tìm những dấu hiệu khác lạ trên gương mặt anh...
- Khỏe, anh vẫn khỏe như thường.
Câu nói đó có nghĩa là: Anh cẫn sống, vẫn làm việc, yêu em và nhớ em không nguôi.
Sau câu trả lời của anh, người đàn bà yên tâm ngay tức khắc, cô cười và nói:
- Em cũng vậy. Em cũng khỏe như thường.
Như thế, anh biết rằng giữa những ngày tháng cuồn cuộn trôi, giữa muôn ngàn khuân mặt mới lạ, cô vẫn gìn giữ riêng gương mặt của mình, giữa trăm ngàn lời đón đưa, cô vẫn chỉ ghi nận giọng nói trầm buồn, ấm áp và chân thành của anh.
Biết bao lần, tới tìm người đàn bà yêu dấu của mình, Vũ Sinh đã nhìn lên cánh cửa phòng cô ở. Mặt khung cửa sổ bình thường giữa dãy cửa sổ tầng hai ngôi nhà tập thể, một bên cánh đã long mất hai tấm gỗ làm răng chớp và cánh bên kia rơi chốt nên gió cứ đập ầm ầm vào khung. Anh nhìn ô cửa đó như thể kẻ hành hương nhìn ngôi đền thờ tổ. Anh đã hôn lên nó, vuốt ve nó bằng ánh mắt trìu mến của mình. Trong căn phòng mười sáu thước vuông sau ô cửa đó là một thế giới mới lạ nhưng gần gũi. Nơi Hạnh Hoa răng lên giây phơi những chiếc áo mỏng manh nho nhỏ của cô và của đứa con. Nơi cô nhóm chiếc bếp dầu cũ kỹ để nấu một nồi chè đỗ xanh hoặc cơm nếp lạc mỗi khi anh tới. Nơi cô ngồi chuyện trò với anh vào những chủ nhật hoặc những giờ nghỉ tập hiếm hoi được gặp nhau, mái đầu nghiêng nghiêng, tóc đen óng đổ xuống bên vai, và ánh mắt lướt trên anh dịu dàng tựa như da thịt anh đang chạm vào một lớp nhung vô hình mềm mại...
Anh yêu người đàn bà ấy, bằng tình yêu nguyên vẹn của một cậu trai tơ hai mươi tuổi chưa hề được yêu, cộng với niềm đam mê cuồng nhiệt của một người đàn ông hiểu đời và biết mình mất mát qúa nhiều, bỏ oan uổng thời trai trẻ...
Họ hiểu nhau rất nhanh, hai con người cùng vấp váp và thiệt thòi trong cuộc sống. Tình yêu của họ ít lời lẽ, ít bày tỏ chỉ có những tín hiệu thầm lặng nhưng nặng trĩu tâm can vì nó mang nỗi đau khổ trong qúa khứ để dò tìm niềm hy vọng.
Vào lúc Vũ Sinh chính thức báo cáo mối tình của mình với Hạnh Hoa trước tổ chức đảng cũng như chính quyền, anh nhận được điện của nhà. Ông bố chỉ nhắn một câu: "con về ngay".
Bí thư đảng ủy cùng Hiệu trưởng trường huấn luyện hoàn toàn tán thành mối tình giữa một giảng viên dạy kỹ thuật xạ kích với một thượng sĩ văn công trong quân đội. Họ đồng ý để anh về nửa phép để giải quyết việc nhà:
- Có lẽ bà cụ mệt hoặc việc học hành của các cháu có trắc trở gì chăng?... Cậu cứ yên tâm, trên này bọn mình sẽ cáng đáng phần việc của cậu trong thời gian nghỉ phép.
Ðồng chí hiệu trưởng đặt tay lên vai Vũ Sinh, khích lệ. Anh lấy xe đạp về nhà ngay.
Vũ Sinh về tới nhà đúng ngọ. Chuông đồng hồ của ông thợ máy bên cạnh rè rè gõ mười hai tiếng. Ðứa con lớn đi học về, đứa thập thò trong cổng chơi thấy bố chạy nhào ra:
- A, bố đã về, bố đã về... Ông ơi, bố cháu về...
Chưa kịp nắm áo anh nó đã quay vào nhà reo hò, báo tin cho ông biết.
Vũ Sinh ngạc nhiên khi nhìn thấy trên dây phơi chăng trước sân những chiếc áo cổ cánh nhạn, bịt tà, gấu to của Lựu, cả những chiếc quần lụa đen may kiểu chân què bay phấp phới, cặp áo vải trắng bị phai màu gụ gần rách.
Anh ngạc nhiên hơn nữa khi trong căn buồng cũ, đã dọn thành buồng riêng cho mẹ anh, nay lại bỗng lù lù hiện lên chiếc hòm gỗ sơn đỏ của người vợ cũ.
Dựng xe đạp vào hè, anh bước lên nhà. Những cơn gió thổi ào ào khiến hàng cau lay dữ tợn. Những đám lá xoan khô từ vườn bên cạnh bị gió tung sang rơi lả tả đầy sân. Vũ Sinh ngồi xuống chiếc ghế tràng kỷ cũ từ thời ông nội anh để lại nhìn ra ngoài. Những đám mây vần vũ như con thuyền bị đẩy trôi từ từ ngang trời. Một đàn chim én muộn màng hối hả bay về phương nam. Có lẽ đây là đàn chim cuối cùng rời xứ bắc. Chúng đi tìm nơi chú ẩn cho những ngày giá lạnh sắp tới. Người đàn ông nhìn bày chim mỗi lúc một nhỏ dần, niềm linh cảm về một nỗi buồn dằng dặc sắp tới tràn ngập lòng anh. Anh như con chim đã tìm được tổ. Có lẽ anh sắp phải rời bỏ tổ ấm đó mà đi chăng?... Và có lẽ anh sẽ lại như con én kia, lang thang từ xứ sở này qua vùng đất kia theo hai mùa ấm lạnh, không tìm được một nơi trú thân bền vững trong cuộc đời.
Không phải hồ nghi nhiều trước điều dự cảm. Bố anh đã xách ấm nước đi từ dưới bếp lên. Chòm dâu bạc của ông rung rung. Vũ Sinh đỡ ấm nước trong tay cha. Không kịp rót vào phích mà đăm đăm nhìn ông. Ông già cùi xuống nhìn con. hai người đàn ông nhìn nhau một già, một trẻ, một là cha, một là con, một người hạng phúc, và một người bất hạnh... Không cần nói gì nữa, Vũ Sinh đã hiểu hết tình thế. Trong đôi mắt già nua, hiền hậu của cha anh, chúa chan một niềm cảm thông bất lực. Và nỗi xót xa, kèm theo sự phục tùng cay đắng...
Hạnh Hoa không còn là một cô gái.
Dáng người trẻ trung, thanh mảnh của chị khiến tất cả những ai mới gặp đều lầm. Nhưng Hoa đã hai mươi lăm tuổi, và có một đứa con gái tròn bốn năm. Chị lấy chồng sớm, từ năm mười chín. Một anh chàng kéo đàn phong cầm giỏi và biết làm thơ. Khi chị mười bảy, những bài thơ của anh ta đã đậu xuống vai chị như những cánh bướm mùa xuân. Ðấy là những ngày cô bé Hạnh Hoa nảy nở bay lượn trong một ảo vọng tốt đẹp về tình yêu. Mười bảy tuổi, đã làm sao biết nghĩ cho tới nơi tới chốn. Hai năm trời, tình yêu của anh chàng kéo phong cầm giăng trước mặt cô gái xinh đẹp dải lụa dệt bằng những bản nhạc và những bài thơ tán tụng đầy trăng sao, những cánh hoa rụng bay trước gió và những ngôi sao lấp lánh trên trời chiều, những nỗi nhớ dài như những con sông và những chiều mong sừng sững như trái núi án ngữ chân trời... Mười bảy tuổi, đã làm sao nhận biết cuộc sống còn gì ở phía sau những bản nhạc. Dòng sông xanh. Mối tình xa xưa, mộng ước...
Sau hai năm đeo đuổi, anh chàng kéo phong cầm đã giật được Hạnh Hoa từ cái đài cao chất ngất, lứa tuổi trẻ, nhan sắc và tài hoa của cô khiến cho bao nhiêu chàng trai lóa mắt. Anh chỉ cần chờ cô gật đầu là giục bố mẹ lên xin ăn hỏi và cưới ngay. Nhà anh ở ngoại ô Hà Nội, trong một ngõ hẻm chen chúc những người buôn bán hàng khô, hàng rau qủa và bún bánh ở chợ. Khi anh đưa cô về, cả ngõ đổ ra xem, trầm trồ như xem một nàng tiên giáng thế. Anh chàng trẻ tự hào tới mức không thiếu một người quen nào anh không đem vợ đến giới thiệu. Nhưng chỉ nửa năm sau, khi anh yên chí là vợ của anh, thực sự là vương quốc thuộc quyền của anh cai trị, anh không còn chiều chuộng, nâng niu cô như trước. Hạnh Hoa bắt đầu khóc tấm tức và cảm thấy nỗi khổ tâm mỗi lần về nhà chồng nơi ồn ào chật hẹp và người ta trao đổi với nhau những câu chuyện buôn bán đổi trác mà cô không biết. Hai đứa em gái chồng sấu mã nhưng lại thông thạo việc nhà. Chúng đón đưa hàng cho mẹ, tìm mối lời để mua rẻ, tìm nơi bở để bán đắt, chúng kiếm tiền rất nhanh. Lúc nào cũng giắt một bọc tiền to phồng có dây dính vào cạp quần. Chúng riễu cợt vẻ ngơ ngác của cô chị dâu. Ðôi khi, chúng nhờ cô bán hàng hoặc đếm tiền. Hạnh Hoa đều làm một cách vụng về, lóng ngóng. Có lần, cô đếm tiền thiếu hẳn hai mươi đồng trong xấp giấy một trăm. Hai cô em chu chéo lên. Bà mẹ lầm lầm không nói gì nhưng vẻ mặt bà khiến đứa con dâu sợ chết khiếp.
Chồng Hạnh Hoa xấu hổ vói gia đình vì cô vợ vụng về, cau mày quát lác rồi lấy xe hằm hằm đèo cô đi. Vết rạn đầu tiên giữa hai người bắt đầu từ đấy. Tuổi trẻ, niềm mê say trong tình yêu cũng chỉ hàn gắn lại trong một thời gian ngắn. Gần một năm sau, mâu thuẫn lại xẩy ra quyết liệt hơn và không thể cứu gỡ, Hạnh Hoa có thai. Anh chồng trẻ muốn cô tới bệnh viện hủy bỏ vì anh chưa đủ sức nuôi con trong lúc này. Anh đang trẻ, đang cần tham gia những cuộc vui có dàn nhạc chơi thả cửa, có nhảy, có hát, có rượu và đồ nhắm... Lương anh không đủ cáng đáng phận sự làm bố. Vả lại anh cũng chưa thích bồng bế một đứa bé khóc oe oe, phòng ở thì bừa bãi tã lót, bô chậu... Tóc anh còn uấn quăn hai mai và phủ trùm xuống gáy, cổ áo anh còn cứng bột hồ, đôi tay anh còn được trau chuốt nõn nà để khi nhảy trên phím đàn khiến các cô gái mê đắm... Tóm lại, anh chưa thể nào làm bố, khi mói hai tư tuổi đầu... Hạnh Hoa không muốn nghe anh nói. Cô đã thai nghén cô ấp ủ cái mầm sống trong cô bằng bản năng mãnh liệt của một người làm mẹ. Cô chờ đợi ngày đứa bé cất tiếng chào đời và cô được ôm nó vào vòng tay run rẩy của mình.
Chồng cô nói:
- Nếu vậy tập buôn bán mà kiếm tiền nuôi con... Nhưng ngữ cô làm ăn gì ?...
Anh ta " Xì!..." một tiếng qua kẽ răng, làm nước bọt bắn lên mặt vợ:
- Ðếm tiền chậm như rùa, có trăm bạc cũng để sổng mất hai chục làm sao kiếm nổi cơm ăn?... Người ta có đồng tiền nó khác: tiền mẹ đẻ tiền con. Cô có đồng nào đồng ấy chui tuột vào họng...
Hạnh Hoa sững sờ nhìn chồng. Chàng thi sĩ ngày xưa, tác giả những bài thơ lóng lánh trăng sao bây giờ ăn nói như một bà lái buôn nanh nọc. Cô thấy mặt rát bỏng như bị quất roi. Cô không khóc được.
- Thôi em đủ hiểu anh rồi...
Người vợ trẻ nghẹn ngào nói, giọng khàn đục như giọng người nào khác. Chính cô cũng không nhận ra giọng nói của mình.
Từ ngày đó, họ rời nhau một cách tự nhiên. Cái thai lớn dần, cô gái xấu đi, da xanh mét. Ðôi mắt đen tươi roi rói như lúc nào cũng cười ngày trước bây giờ sâu thăm thẳm, nhìn đau đáu khiến mọi người mủi lòng. Cả đoàn không ai dám bày tỏ lòng thương xót hoặc giúp đỡ một cách công khai trước mặt Hạnh Hoa. Cô khái tính. Vả lại, cô mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi lên bảy nên bất cứ một cử chỉ đùm bọc nào tiếu tế nhị cũng khiến cô mủi lòng. Chồng cô đuổi theo những tà áo mới. Càng ngày, anh ta lại càng gần lại với đám con gái trong cái ngõ chợ nơi anh ta đã sinh ra và lớn lên. Những cô gái có một bọc tiền được dính vào lưng quần bằng ghim băng hoặc dây rút.
Hai tháng trước ngày sinh Hoa làm đơn xin ly hôn. Khi đơn của cô được giải quyết thì người chồng cũng bị đoàn sa thải vì trụy lạc, vô kỷ luật. Giấy khai sinh của đứa bé, đề chữ "chết" trên dòng đề tên họ người bố. Hạnh Hoa lấy họ Lê của mình đặt cho đứa gái của cô: Lê Hằng Hoa. Cả đoàn gọi mẹ con bằng cái tên kép: Mẹ con Hạnh Hằng và mọi người đùm bọc Hạnh Hằng với tấm lòng xót xa âm thầm của họ...
Tất cả những chuyện đó Hạnh Hoa không thổ lộ một lời với Vũ Sinh. Anh biết được là nhờ chị Cúc, một người đàn bà to béo, tốt bụng làm công tác hành chính trong đoàn. Chị Cúc có bốn đứa con. Bé Hằng Hoa thường sang ở với bốn đứa con chị và được coi là út, sau khi nói chuyện với Vũ Sinh, chị nhìn anh dò xét:
- Anh thấy thế nào?
Vũ Sinh ngạc nhiên nhìn chị. Anh không hiểu chị muốn hỏi gì anh.
Chị Cúc nói:
- ý tôi muốn nói rằng hoàn cảnh của Hạnh Hoa so với những người khác cũng có éo le... Bước thứ hai trong đời người quan trọng lắm. Nếu sa sẩy nữa là bó tay chui vào quan tài luôn...
Vũ Sinh biết người đàn bà phúc hậu này muốn nói điều gì với mình. Anh đáp:
- Tôi cũng đã một lần đò. Tất nhiên là khác hoàn cảnh của Hoa. Nhưng chị có thể tin ở tôi. Tôi không phải kẻ rong chơi, ham vui và thiếu suy nghĩ.
Chị Cúc gật đầu:
- Nếu được như vậy thì tốt qúa. Ðoàn chúng tôi, ai cũng thương con bé mà không giám nói ra miệng. Nó là đứa dễ chạnh lòng...
Vũ Sinh gọi bé Hằng lại với mình. Con bé rất khó làm quen, nhưng khi đã quen nó lại hồn nhiên trèo lên lòng anh,hoặc ngồi lên vai anh đi chơi hàng nửa ngày trời. Hạnh Hoa ở trong phòng tập, hoặc đang nấu thêm món ăn thỉnh thoảng ngó cổ ra nhìn hai người. Những giây phút hạnh phúc đó khiến gương mặt cô tươi mát hơn, lại cười giòn giã hơn. Vũ Sinh cảm nhận được điều đó ở chính anh. Nhiều khi họ chỉ găp mặt nhau ngoài hành lang phòng tập tiết mục chừng mười năm phút. Lúc đó, anh thở hổn hển vì vừa chạy hộc tốc từ ngoài đường vào khu nhà đóng quân, xe mô tô của trường đưa anh đi công tác với người lính lái xe còn chờ ngoài đó. Hạnh Hoa cũng tất bật, mồ hôi ướt đầm trán. Họ chỉ trao đổi được dăm ba câu ngắn ngủi, nhìn nhau vội vã khi vắng người qua lại. Nhưng những giây phút đó khiến cả hai người đều sung sướng. Tia nhìn của họ soi vào mắt nhau những thương nhớ và niềm hy vọng êm đềm. Anh yêu em, anh nhớ em, anh là của em... Cô đọc mắt anh và tự thầm nghĩ với mình như vậy.
Anh cũng nhìn vào mắt cô và thấy khoảng thời gian xa cách vừa rồi, đôi mắt đó lưu giữ bóng hình anh. Một người lính bình thường không tên tuổi. Còn cô, một nữ diễn viên tài hoa thế, xinh đẹp thế và được nhiều người ao ước đến thế... Niềm tự hào làm anh ngây ngất. những câu chuyện nghe kể về cô khiến anh thương cô như người anh thương em, như đứa trẻ thơ ngây thương con chim sẻ thơ ngây run rẩy trước cơn gió mùa lạnh giá, anh muốn được chở che cô, dìu đỡ cô.
- Anh có khỏe không?
Lần nào gắp nhau, Hạnh Hoa cũng hỏi anh như thế... Cô nhìn đăm đăm như muốn tìm những dấu hiệu khác lạ trên gương mặt anh...
- Khỏe, anh vẫn khỏe như thường.
Câu nói đó có nghĩa là: Anh cẫn sống, vẫn làm việc, yêu em và nhớ em không nguôi.
Sau câu trả lời của anh, người đàn bà yên tâm ngay tức khắc, cô cười và nói:
- Em cũng vậy. Em cũng khỏe như thường.
Như thế, anh biết rằng giữa những ngày tháng cuồn cuộn trôi, giữa muôn ngàn khuân mặt mới lạ, cô vẫn gìn giữ riêng gương mặt của mình, giữa trăm ngàn lời đón đưa, cô vẫn chỉ ghi nận giọng nói trầm buồn, ấm áp và chân thành của anh.
Biết bao lần, tới tìm người đàn bà yêu dấu của mình, Vũ Sinh đã nhìn lên cánh cửa phòng cô ở. Mặt khung cửa sổ bình thường giữa dãy cửa sổ tầng hai ngôi nhà tập thể, một bên cánh đã long mất hai tấm gỗ làm răng chớp và cánh bên kia rơi chốt nên gió cứ đập ầm ầm vào khung. Anh nhìn ô cửa đó như thể kẻ hành hương nhìn ngôi đền thờ tổ. Anh đã hôn lên nó, vuốt ve nó bằng ánh mắt trìu mến của mình. Trong căn phòng mười sáu thước vuông sau ô cửa đó là một thế giới mới lạ nhưng gần gũi. Nơi Hạnh Hoa răng lên giây phơi những chiếc áo mỏng manh nho nhỏ của cô và của đứa con. Nơi cô nhóm chiếc bếp dầu cũ kỹ để nấu một nồi chè đỗ xanh hoặc cơm nếp lạc mỗi khi anh tới. Nơi cô ngồi chuyện trò với anh vào những chủ nhật hoặc những giờ nghỉ tập hiếm hoi được gặp nhau, mái đầu nghiêng nghiêng, tóc đen óng đổ xuống bên vai, và ánh mắt lướt trên anh dịu dàng tựa như da thịt anh đang chạm vào một lớp nhung vô hình mềm mại...
Anh yêu người đàn bà ấy, bằng tình yêu nguyên vẹn của một cậu trai tơ hai mươi tuổi chưa hề được yêu, cộng với niềm đam mê cuồng nhiệt của một người đàn ông hiểu đời và biết mình mất mát qúa nhiều, bỏ oan uổng thời trai trẻ...
Họ hiểu nhau rất nhanh, hai con người cùng vấp váp và thiệt thòi trong cuộc sống. Tình yêu của họ ít lời lẽ, ít bày tỏ chỉ có những tín hiệu thầm lặng nhưng nặng trĩu tâm can vì nó mang nỗi đau khổ trong qúa khứ để dò tìm niềm hy vọng.
Vào lúc Vũ Sinh chính thức báo cáo mối tình của mình với Hạnh Hoa trước tổ chức đảng cũng như chính quyền, anh nhận được điện của nhà. Ông bố chỉ nhắn một câu: "con về ngay".
Bí thư đảng ủy cùng Hiệu trưởng trường huấn luyện hoàn toàn tán thành mối tình giữa một giảng viên dạy kỹ thuật xạ kích với một thượng sĩ văn công trong quân đội. Họ đồng ý để anh về nửa phép để giải quyết việc nhà:
- Có lẽ bà cụ mệt hoặc việc học hành của các cháu có trắc trở gì chăng?... Cậu cứ yên tâm, trên này bọn mình sẽ cáng đáng phần việc của cậu trong thời gian nghỉ phép.
Ðồng chí hiệu trưởng đặt tay lên vai Vũ Sinh, khích lệ. Anh lấy xe đạp về nhà ngay.
Vũ Sinh về tới nhà đúng ngọ. Chuông đồng hồ của ông thợ máy bên cạnh rè rè gõ mười hai tiếng. Ðứa con lớn đi học về, đứa thập thò trong cổng chơi thấy bố chạy nhào ra:
- A, bố đã về, bố đã về... Ông ơi, bố cháu về...
Chưa kịp nắm áo anh nó đã quay vào nhà reo hò, báo tin cho ông biết.
Vũ Sinh ngạc nhiên khi nhìn thấy trên dây phơi chăng trước sân những chiếc áo cổ cánh nhạn, bịt tà, gấu to của Lựu, cả những chiếc quần lụa đen may kiểu chân què bay phấp phới, cặp áo vải trắng bị phai màu gụ gần rách.
Anh ngạc nhiên hơn nữa khi trong căn buồng cũ, đã dọn thành buồng riêng cho mẹ anh, nay lại bỗng lù lù hiện lên chiếc hòm gỗ sơn đỏ của người vợ cũ.
Dựng xe đạp vào hè, anh bước lên nhà. Những cơn gió thổi ào ào khiến hàng cau lay dữ tợn. Những đám lá xoan khô từ vườn bên cạnh bị gió tung sang rơi lả tả đầy sân. Vũ Sinh ngồi xuống chiếc ghế tràng kỷ cũ từ thời ông nội anh để lại nhìn ra ngoài. Những đám mây vần vũ như con thuyền bị đẩy trôi từ từ ngang trời. Một đàn chim én muộn màng hối hả bay về phương nam. Có lẽ đây là đàn chim cuối cùng rời xứ bắc. Chúng đi tìm nơi chú ẩn cho những ngày giá lạnh sắp tới. Người đàn ông nhìn bày chim mỗi lúc một nhỏ dần, niềm linh cảm về một nỗi buồn dằng dặc sắp tới tràn ngập lòng anh. Anh như con chim đã tìm được tổ. Có lẽ anh sắp phải rời bỏ tổ ấm đó mà đi chăng?... Và có lẽ anh sẽ lại như con én kia, lang thang từ xứ sở này qua vùng đất kia theo hai mùa ấm lạnh, không tìm được một nơi trú thân bền vững trong cuộc đời.
Không phải hồ nghi nhiều trước điều dự cảm. Bố anh đã xách ấm nước đi từ dưới bếp lên. Chòm dâu bạc của ông rung rung. Vũ Sinh đỡ ấm nước trong tay cha. Không kịp rót vào phích mà đăm đăm nhìn ông. Ông già cùi xuống nhìn con. hai người đàn ông nhìn nhau một già, một trẻ, một là cha, một là con, một người hạng phúc, và một người bất hạnh... Không cần nói gì nữa, Vũ Sinh đã hiểu hết tình thế. Trong đôi mắt già nua, hiền hậu của cha anh, chúa chan một niềm cảm thông bất lực. Và nỗi xót xa, kèm theo sự phục tùng cay đắng...