Chương 4
Tác giả: Dương thu Hương
Ông cụ đứng dậy, rút cây phất trần vẫn dắt trên mái nhà đánh phựt một tiếng. Nhưng mình đã tót ra đầu ngõ rồi. Tối hôm đó mình không về. Mình đứng ở đầu làng, chờ bà mẹ. Ðúng là thiếu mình, không có người trông lò thay nên bà phải đem cơm cho ông. Chờ bà đưa cơm cho ông xong, mình lẻn về nhà, ăn hết nửa nồi cơm với cá rô kho và hỏi chuyện bà cụ. Mẹ mình bảo:
- Tao biết mày với cái Tính vẫn bìu díu với nhau. Người ta bảo: Thương nhau từ thủa mười ba, khó dứt được dải áo ra mà về. Nhưng bố mày lại khác. Bố mày ngồi chung chiếu uống rượu với ông Hương Mộc bên thôn Hạ đã ba năm nayrồi. Nhất là từ độ ông bà Hương cũng mở lò ấp trứng mang tiền sang đây đặt vốn chung. Ðầu năm, nhân đám giỗ ông cụ Bái, ông Hương Mộc với bố mày hẹn hò gả bán con cái, làm thông gia cho thêm gần gũi. Tao ngăn chẳng được. Tính tình bố mày, ai còn lạ ?... Trái ý là cầm chày đập vỡ bát vỡ đĩa, châm lửa đốt bếp được ngay.
Tớ đứng lên:
- Cho bố đốt cả nhà đi cũng thế thôi.
Rồi tớ phăm phăm bước ra ngõ. Tớ đi một mạch tới thôn Hạ. Ðến trước cửa nhà ông Hương Mộc tớ gọi thật to:
- Cô Thuận có nhà không?
Một giọng léo nhéo bên trong đáp:
- Có nhà... Ai đấy, vào đây đã...
Nghe giọng nói cũng đủ điên tiết rồi. Tớ sẵng giọng đáp:
- Tôi không vào. Cô ra đây có chuyện cần phải nói.
Hình như cô ả thì thào gì đó vói bà mẹ trong nhà ngang, rồi nát sau, mới dò dò bước ra ngõ, vừa đi vùa bứt lá dâm bụt vo:
- Anh...
Cô ả chưa kịp mở miệng chào, tớ đã nói luôn:
- Cô là cô Thuận phải không ?
Cô ả bẽn lẽn cúi đầu:
- Vâng ạ.
Kỳ thực tớ lạ đếch gì cô làng. Ngày tết, mồng hai tháng chín nào, tối biểu diễn văn nghệ hoặc chiếu bóng nào trai gái hai thôn chẳng chạm mặt nhau. Hồi đó, tớ đã bảo lũ bạn trai: con bé Thuận đã cong môi lại cạn thị, mắt lúc náo cũng gườm gườm như lườm trời, mặt lại gãy thế kia thì đứa nào rước đi cho... Không ngờ, con bé đó lại rơi vào đúng tay mình. Nghĩ tới đoạn ấy, tớ cáu kỉnh nói:
- Ông cụ nhà cô hứa gả cô cho tôi có phải không?
Cô ả ngước đôi mắt cận thị, hấp háy nhìn mình. Tuồng như cô nàng vừa sợ lại vừa xấu hổ:
- Em thấy bác sang đây...
Tớ hỏi dồn:
- Thầy tôi sang nhà cô làm gì?
Con bé bắt đầu run, tay dứt lá lia lịa:
- Hình như sang hỏi, hỏi...
Tới đó, cô ả tắc tị không nói được nữa. Tớ đâm thương hại nàng. Tớ dịu giọng nói:
- Tôi chẳng thù ghét gì cô cả. Nhưng tôi với cô không thương yêu nhau, không thành vợ thành chồng được. Tôi sang nói trước với cô để cô trả lời ông cụ. Chúng ta đều là đoàn viên thanh niên, nênthẳng thắn... Thôi, chào cô tôi về...
Không chờ cô ả đáp lại , tớ cút thẳng.
Ðám tân binh ngồi nghe chuyện xì xào:
- Khiếp qúa, thẳng như mực Tàu thế thì ai chịu được... Ðỏ hùng hổ đáp:
- Thẳng như mực Tàu thế còn chưa ăn thua. Huống hồ quanh quéo thì chết với ông cụ. Ông cụ cứ mang trấu cau sang ăn hỏi, cứ cho cưới thật to. Ông cụ nói vói họ hàng: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Cưới vợ cho nó đã rồi nó sẽ phải yêu vợ, đẻ con... Tao đã hứa một lời vói ông Hươnh Mộc trước thiên hạ thì nó có sáu mắt, mười hai tay cũng không chống được. Cha cha cha... Ông cụ cho ngả lợn, gĩa giò, quế chả, gói nem... Làm đủ hai mươi mâm cỗ ba tầng. pháo đốt ba tràng, xàc rải đầy ngõ. Nhưng tớ cứ lang thang hết nhà nọ tới nhà kia. Lúc ở làng, lúc bên nhà trọ ngoài tỉnh. Lúc nào đói qúa ra đồng bới khoai nướng. Còn khi nào ông cụ giao lò ấp cho bà cụ trông tớ lẻn đến luộc một chục qủa liền... Cứ như thế nửa năm, ông cụ phải chịu thua. Cô ả Thuận cắp gói áo quần về nhà bố mẹ. Còn ông cụ phải ngả lợn lần thứ hai cưới Tính cho tớ. Ðể đỡ thẹn, ông cụ đành nói vói hàng xóm, láng giềng: thôi đất chẳng chịu trời thì trời chịu đất. Cái lý của thời mình hóa hỏng mất rồi.
Một cậu lém tán theo:
- Chính là anh hỏng chứ không phải cái lý của ông gìa hỏng. Ðã mất công cưới, tội gì không làm chồng vài bữa chơi.
Ðỏ đáp lại:
- Cậu là đểu nhé. Cậu lưu manh nhé... Phải cái đứa con gái không biết sĩ diện nó mới chịu cưới ép như vậy. Mình lại ấm ớ thì còn ra sao nữa ?... Mà thú vị gì cơ chứ ?...Tớ đã chẳng yêu, cứ gọi là trát thêm vàng tớ cũng chịu...
- Ha ha ha...
Ðám tân binh cười rộ lên. Rồi anh chàng tiểu đội trưởng của Ðỏ nói:
- Thằng này trông vậy mà cũng gan cóc tía đấy. Thế nào mà cô vợ mê như ăn phải bùa.
Ðỏ cười:
- Cả hai đứa cùng mê nhau thì mới quyết tâm được chứ...
Vũ Sinh lắng nghe tiếng cười giòn gĩa của đám tân binh. Nhưng anh không cười. Câu chuyện giản dị của Ðỏ đã thức tỉnh trong anh một điều giản dị mà gần chục năm trời, anh không thể nào bước qua được cái ranh giới mỏng manh của sự phân vân.
Nói đúng hơn, sự thức tỉnh đó được báo hiệu bởi cảnh sống ấm áp của cặp vợ chồng thợ rèn gần bến đò ngày kháng Pháp,và đã kết thúc bởi câu chuyện chân thực của cậu tân binh Ðỏ. Vũ Sinh được gỡ khỏi lớp sương mù của sự mệt mề lười nhác vàbuồn nản. Anh biết rằng mình cần hiểu tói cội nguồn cuộc sống của mình và chịu trách nhiệm vói chính nó. Từ ngày đó, hầu như rất tự nhiên, anh ly thân với vợ. Cảm giác tự ý thức tràn ngập. Nó khiến anh trở nên mạnh mẽ hơn, khao khát sống hơn bên dưới cái vỏ lặng lẽ,ưu tư thường ngày...
Khi cầm cốc nước chè nóng bỏng do một tân binh đưa cho, anh chợt nhìn những đám cỏ cứng sáng chói lọi trước sân, nhìn mảnh trờ xanh có đôi sơn ca vừa vút baylên vừa cất tiếng hót kêu gọi chào mừng. Anh thấy trái tim mình cũng cât cánh bay như đôi chim ấy, nó cũng cất tiếng hót chờ đợi, mời mọc tình yêu. nó cũng rực rỡ như những ngọn cỏ xanh đẫm sương và nắng... Anh mới hai tám tuổi. Cuộc đời còn dằnh chỗ cho anh. Giống như khoảng trời kia còn dành chỗ cho những rạng đông, những làn mây và những tia chớp lóa.
- Thủ trưởng cười gì thế ạ ?...
Hạ sỉ Ðỏ cất tiếng hỏi.
- Không, không...
Vũ Sinh trả lời vội vã. Anh nhận ra mình đã mỉm cười khi theo đuổi những ý nghĩ riêng và đám tân binh ngạc nhiên, tò mò trước nụ cười đó.
- Chè của các cậu ngon thật. Uống nước chè, ăn thử bánh chè lam xem sao ? Bà cụ nhà tôi đặt làm tại nhà một người quen đấy... Anh nói lảng sang chuyện khác.
Hạnh phúc giống như con súc sắc trong trò chơi. Khi ta cầu mãi một con lục, thì nó không tới. Và khi ta chưa kịp cầu nguyện, nó đã tới ngay, đỏ chót sáu cái chấm tròn trên mặt xương trắng mài nhẵn. Vũ Sinh về trường huấn luyện được nửa năm, bỗng có tin đoàn văn công quân khu về tỉnh biểu diễn. Ban giám hiệu trường cử anh lên tỉnh đội, mời đoàn về trường:
- Chúng ta ở xa thị xã qúa.Suốt năm anh emchỉ được xem mấy bộ phim cũ bạc cả màu. Ðồng chí chịu khó thuyết phục đoàn về phụ vụ tại trường cho học viên phấn khởi. Hiệu trưởng nói vói Vũ Sinh như vậy.
Anh nhận nhiệm vụ lấy chiếc mô-tô ba bánh của trường phóng lên thị xã. Tỉnh đội trưởng tiếp anh trong phòng riêng một căn buồng nhỏ ở tầng hai trụ sở của Tỉnh đội. ở đó, anh nhìn được toàn bộ các khu doanh trại ở ba phía, mảnh hồ ven chân thành, bãi cỏ rộng mênh mông nằm giữa các khu doanh trại và trụ sở. Một góc bãi cỏ về phía tây sân khấu đã dựng lên.
Mấy người đàn ông làm hậu đài đang lom khom móc day điện dẫn từ bộ máy phóng thanh đến các loa treo lửng lơ trên không trung và hai chiếc mi-crô có chân đứng. Tấm màn nhung đỏ được túm lại hai bên, còn những chiếc cánh gà bằng lụa thì gió thổi căng phồng như những lá buồm. Phía trước sân khấu, dàn nhạc đang ngồi thử lại dây, chuẩn bị biểu diễn. Người kéo phong cầm chốc chốc lại nhấn phím đàn lấy âm thanh chuẩn cho tốp nhạc dây. Hai nhạc công thổi kèn Cor và Cla-ti-nét đứng riêng một góc, hoà tấu một bản nhạc êm ái nghe như tiếng gió thênh thang trên đồng đội. Các nữ diễn viên đi lại, vẽ thong dong. Những tấm thân mảnh mai của họ, với những màu áo trẻ trung khiến khung trời đã tắt nắng và cả ngôi nhà trụ sở Tỉnh đội cũ kỹ cũng như tươi sáng lên.
Vũ Sinh nhìn tất cả những hình ảnh đó, lòng nao nao vì một lý do khó nhận biết. Trước đây hồi trai trẻ, hoạt động trong đoàn thanh niên anh đã từng gẩy ghi-ta và hát mê say những bài hát thời kháng pháp:
Ðoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Ðã ra đi trong lòng không nề
Ra đi, ra đi báo thù sông núi...
Từ ngày gặp cô Thái trắng trên Tây Bắc, trái tim trống trải của anh ấp ủ hình bóng xa xôi đó và những giai điệu mơ màng của bài ca. Nụ cười sơn cước:
Tôi nhớ mãi một mùa xuân chia phôi, mây mờ buông kín núi đồi... Nàng ơi, sau dãy núi xang lơ, tình tôi chưa phai mờ, hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trắng, một chiếc vòng sáng long lanh, và nụ cười nàng qúa xinh...
, thời gian trôi như dòng nước... Thời gian không quay trở lại. Bây giờ, người ta hát những bài hát khắc xưa. Nhưng dẫu vậy, tiếng hát êm dịu tiếng kèn nao niết ngoài sâm kia vẫn cứ gợi lên trong đại đội trưởng Vũ Sinh điều gì đó, giống như một câu hỏi chưa có tiếng trả lời, một cơn khát chư tìm được nguồn nước thỏa thuê mong ước.
Tỉnh đội trưởng nhìn vẻ thẫn thờ thoáng qua gương mặt Vũ Sinh:
- Nghĩ ngợi gì thế ? Hút thuốc đi...
Ông rút bao Thủ- đô bọc giấy bạc chìa cho anh.
- Tôi biết ở trường các anh không thiếu thuốc ngon, nhưng cứ mời tạm một điếu... Sao, chương trình huấn luyện có gì khó khăn không? Tôi chắc anh lên đây chẳng phải vì việc đó chứ?
- Vâng. Báo cáo đồng chí, anh em dưới trường muốn...
- Tôi biết, tôi biết rồi. Muốn văn công quân khu về phục vụ một tối, phải không?...
Tỉnh đội trưởng cắt ngang lời Vũ Sinh với vẻ cảm thông nhạy bén:
- Tôi đã làm việc với ban lãnh đạo đoàn rồi. Lịch phân phối cho các đơn vị như sau: hôm nay, ngày mai, ở lại đây. Ngày kia, ngược lên chỗ đoàn pháo binh Sao Ðỏ. Ngày kìa, xuống trường các anh. Liệu về lo đón tiếp, nơi ăn chốn ở cho chu đáo. Hễ có điều gì sơ suất là lần sau các anh nhịn suông đấy... Nào mọi chuyện rõ chưa ?
- Báo cáo đồng chí, rõ! Vũ Sinh trả lời.
- Tôi phải về nhà bây giờ đây... Tỉnh đội trưởng vừa nói vừa đứng lên: Về cho bà vợ với mấy đứa con đi xem kẻo muộn. Lỡ bữa cơm không sao chứ mất tối văn công là cả vợ lẫn con kỳ kèo hàng nửa năm liền.
Ông cầm mũ.
Ông cụ đứng dậy, rút cây phất trần vẫn dắt trên mái nhà đánh phựt một tiếng. Nhưng mình đã tót ra đầu ngõ rồi. Tối hôm đó mình không về. Mình đứng ở đầu làng, chờ bà mẹ. Ðúng là thiếu mình, không có người trông lò thay nên bà phải đem cơm cho ông. Chờ bà đưa cơm cho ông xong, mình lẻn về nhà, ăn hết nửa nồi cơm với cá rô kho và hỏi chuyện bà cụ. Mẹ mình bảo:
- Tao biết mày với cái Tính vẫn bìu díu với nhau. Người ta bảo: Thương nhau từ thủa mười ba, khó dứt được dải áo ra mà về. Nhưng bố mày lại khác. Bố mày ngồi chung chiếu uống rượu với ông Hương Mộc bên thôn Hạ đã ba năm nayrồi. Nhất là từ độ ông bà Hương cũng mở lò ấp trứng mang tiền sang đây đặt vốn chung. Ðầu năm, nhân đám giỗ ông cụ Bái, ông Hương Mộc với bố mày hẹn hò gả bán con cái, làm thông gia cho thêm gần gũi. Tao ngăn chẳng được. Tính tình bố mày, ai còn lạ ?... Trái ý là cầm chày đập vỡ bát vỡ đĩa, châm lửa đốt bếp được ngay.
Tớ đứng lên:
- Cho bố đốt cả nhà đi cũng thế thôi.
Rồi tớ phăm phăm bước ra ngõ. Tớ đi một mạch tới thôn Hạ. Ðến trước cửa nhà ông Hương Mộc tớ gọi thật to:
- Cô Thuận có nhà không?
Một giọng léo nhéo bên trong đáp:
- Có nhà... Ai đấy, vào đây đã...
Nghe giọng nói cũng đủ điên tiết rồi. Tớ sẵng giọng đáp:
- Tôi không vào. Cô ra đây có chuyện cần phải nói.
Hình như cô ả thì thào gì đó vói bà mẹ trong nhà ngang, rồi nát sau, mới dò dò bước ra ngõ, vừa đi vùa bứt lá dâm bụt vo:
- Anh...
Cô ả chưa kịp mở miệng chào, tớ đã nói luôn:
- Cô là cô Thuận phải không ?
Cô ả bẽn lẽn cúi đầu:
- Vâng ạ.
Kỳ thực tớ lạ đếch gì cô làng. Ngày tết, mồng hai tháng chín nào, tối biểu diễn văn nghệ hoặc chiếu bóng nào trai gái hai thôn chẳng chạm mặt nhau. Hồi đó, tớ đã bảo lũ bạn trai: con bé Thuận đã cong môi lại cạn thị, mắt lúc náo cũng gườm gườm như lườm trời, mặt lại gãy thế kia thì đứa nào rước đi cho... Không ngờ, con bé đó lại rơi vào đúng tay mình. Nghĩ tới đoạn ấy, tớ cáu kỉnh nói:
- Ông cụ nhà cô hứa gả cô cho tôi có phải không?
Cô ả ngước đôi mắt cận thị, hấp háy nhìn mình. Tuồng như cô nàng vừa sợ lại vừa xấu hổ:
- Em thấy bác sang đây...
Tớ hỏi dồn:
- Thầy tôi sang nhà cô làm gì?
Con bé bắt đầu run, tay dứt lá lia lịa:
- Hình như sang hỏi, hỏi...
Tới đó, cô ả tắc tị không nói được nữa. Tớ đâm thương hại nàng. Tớ dịu giọng nói:
- Tôi chẳng thù ghét gì cô cả. Nhưng tôi với cô không thương yêu nhau, không thành vợ thành chồng được. Tôi sang nói trước với cô để cô trả lời ông cụ. Chúng ta đều là đoàn viên thanh niên, nênthẳng thắn... Thôi, chào cô tôi về...
Không chờ cô ả đáp lại , tớ cút thẳng.
Ðám tân binh ngồi nghe chuyện xì xào:
- Khiếp qúa, thẳng như mực Tàu thế thì ai chịu được... Ðỏ hùng hổ đáp:
- Thẳng như mực Tàu thế còn chưa ăn thua. Huống hồ quanh quéo thì chết với ông cụ. Ông cụ cứ mang trấu cau sang ăn hỏi, cứ cho cưới thật to. Ông cụ nói vói họ hàng: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Cưới vợ cho nó đã rồi nó sẽ phải yêu vợ, đẻ con... Tao đã hứa một lời vói ông Hươnh Mộc trước thiên hạ thì nó có sáu mắt, mười hai tay cũng không chống được. Cha cha cha... Ông cụ cho ngả lợn, gĩa giò, quế chả, gói nem... Làm đủ hai mươi mâm cỗ ba tầng. pháo đốt ba tràng, xàc rải đầy ngõ. Nhưng tớ cứ lang thang hết nhà nọ tới nhà kia. Lúc ở làng, lúc bên nhà trọ ngoài tỉnh. Lúc nào đói qúa ra đồng bới khoai nướng. Còn khi nào ông cụ giao lò ấp cho bà cụ trông tớ lẻn đến luộc một chục qủa liền... Cứ như thế nửa năm, ông cụ phải chịu thua. Cô ả Thuận cắp gói áo quần về nhà bố mẹ. Còn ông cụ phải ngả lợn lần thứ hai cưới Tính cho tớ. Ðể đỡ thẹn, ông cụ đành nói vói hàng xóm, láng giềng: thôi đất chẳng chịu trời thì trời chịu đất. Cái lý của thời mình hóa hỏng mất rồi.
Một cậu lém tán theo:
- Chính là anh hỏng chứ không phải cái lý của ông gìa hỏng. Ðã mất công cưới, tội gì không làm chồng vài bữa chơi.
Ðỏ đáp lại:
- Cậu là đểu nhé. Cậu lưu manh nhé... Phải cái đứa con gái không biết sĩ diện nó mới chịu cưới ép như vậy. Mình lại ấm ớ thì còn ra sao nữa ?... Mà thú vị gì cơ chứ ?...Tớ đã chẳng yêu, cứ gọi là trát thêm vàng tớ cũng chịu...
- Ha ha ha...
Ðám tân binh cười rộ lên. Rồi anh chàng tiểu đội trưởng của Ðỏ nói:
- Thằng này trông vậy mà cũng gan cóc tía đấy. Thế nào mà cô vợ mê như ăn phải bùa.
Ðỏ cười:
- Cả hai đứa cùng mê nhau thì mới quyết tâm được chứ...
Vũ Sinh lắng nghe tiếng cười giòn gĩa của đám tân binh. Nhưng anh không cười. Câu chuyện giản dị của Ðỏ đã thức tỉnh trong anh một điều giản dị mà gần chục năm trời, anh không thể nào bước qua được cái ranh giới mỏng manh của sự phân vân.
Nói đúng hơn, sự thức tỉnh đó được báo hiệu bởi cảnh sống ấm áp của cặp vợ chồng thợ rèn gần bến đò ngày kháng Pháp,và đã kết thúc bởi câu chuyện chân thực của cậu tân binh Ðỏ. Vũ Sinh được gỡ khỏi lớp sương mù của sự mệt mề lười nhác vàbuồn nản. Anh biết rằng mình cần hiểu tói cội nguồn cuộc sống của mình và chịu trách nhiệm vói chính nó. Từ ngày đó, hầu như rất tự nhiên, anh ly thân với vợ. Cảm giác tự ý thức tràn ngập. Nó khiến anh trở nên mạnh mẽ hơn, khao khát sống hơn bên dưới cái vỏ lặng lẽ,ưu tư thường ngày...
Khi cầm cốc nước chè nóng bỏng do một tân binh đưa cho, anh chợt nhìn những đám cỏ cứng sáng chói lọi trước sân, nhìn mảnh trờ xanh có đôi sơn ca vừa vút baylên vừa cất tiếng hót kêu gọi chào mừng. Anh thấy trái tim mình cũng cât cánh bay như đôi chim ấy, nó cũng cất tiếng hót chờ đợi, mời mọc tình yêu. nó cũng rực rỡ như những ngọn cỏ xanh đẫm sương và nắng... Anh mới hai tám tuổi. Cuộc đời còn dằnh chỗ cho anh. Giống như khoảng trời kia còn dành chỗ cho những rạng đông, những làn mây và những tia chớp lóa.
- Thủ trưởng cười gì thế ạ ?...
Hạ sỉ Ðỏ cất tiếng hỏi.
- Không, không...
Vũ Sinh trả lời vội vã. Anh nhận ra mình đã mỉm cười khi theo đuổi những ý nghĩ riêng và đám tân binh ngạc nhiên, tò mò trước nụ cười đó.
- Chè của các cậu ngon thật. Uống nước chè, ăn thử bánh chè lam xem sao ? Bà cụ nhà tôi đặt làm tại nhà một người quen đấy... Anh nói lảng sang chuyện khác.
Hạnh phúc giống như con súc sắc trong trò chơi. Khi ta cầu mãi một con lục, thì nó không tới. Và khi ta chưa kịp cầu nguyện, nó đã tới ngay, đỏ chót sáu cái chấm tròn trên mặt xương trắng mài nhẵn. Vũ Sinh về trường huấn luyện được nửa năm, bỗng có tin đoàn văn công quân khu về tỉnh biểu diễn. Ban giám hiệu trường cử anh lên tỉnh đội, mời đoàn về trường:
- Chúng ta ở xa thị xã qúa.Suốt năm anh emchỉ được xem mấy bộ phim cũ bạc cả màu. Ðồng chí chịu khó thuyết phục đoàn về phụ vụ tại trường cho học viên phấn khởi. Hiệu trưởng nói vói Vũ Sinh như vậy.
Anh nhận nhiệm vụ lấy chiếc mô-tô ba bánh của trường phóng lên thị xã. Tỉnh đội trưởng tiếp anh trong phòng riêng một căn buồng nhỏ ở tầng hai trụ sở của Tỉnh đội. ở đó, anh nhìn được toàn bộ các khu doanh trại ở ba phía, mảnh hồ ven chân thành, bãi cỏ rộng mênh mông nằm giữa các khu doanh trại và trụ sở. Một góc bãi cỏ về phía tây sân khấu đã dựng lên.
Mấy người đàn ông làm hậu đài đang lom khom móc day điện dẫn từ bộ máy phóng thanh đến các loa treo lửng lơ trên không trung và hai chiếc mi-crô có chân đứng. Tấm màn nhung đỏ được túm lại hai bên, còn những chiếc cánh gà bằng lụa thì gió thổi căng phồng như những lá buồm. Phía trước sân khấu, dàn nhạc đang ngồi thử lại dây, chuẩn bị biểu diễn. Người kéo phong cầm chốc chốc lại nhấn phím đàn lấy âm thanh chuẩn cho tốp nhạc dây. Hai nhạc công thổi kèn Cor và Cla-ti-nét đứng riêng một góc, hoà tấu một bản nhạc êm ái nghe như tiếng gió thênh thang trên đồng đội. Các nữ diễn viên đi lại, vẽ thong dong. Những tấm thân mảnh mai của họ, với những màu áo trẻ trung khiến khung trời đã tắt nắng và cả ngôi nhà trụ sở Tỉnh đội cũ kỹ cũng như tươi sáng lên.
Vũ Sinh nhìn tất cả những hình ảnh đó, lòng nao nao vì một lý do khó nhận biết. Trước đây hồi trai trẻ, hoạt động trong đoàn thanh niên anh đã từng gẩy ghi-ta và hát mê say những bài hát thời kháng pháp:
Ðoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Ðã ra đi trong lòng không nề
Ra đi, ra đi báo thù sông núi...
Từ ngày gặp cô Thái trắng trên Tây Bắc, trái tim trống trải của anh ấp ủ hình bóng xa xôi đó và những giai điệu mơ màng của bài ca. Nụ cười sơn cước:
Tôi nhớ mãi một mùa xuân chia phôi, mây mờ buông kín núi đồi... Nàng ơi, sau dãy núi xang lơ, tình tôi chưa phai mờ, hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trắng, một chiếc vòng sáng long lanh, và nụ cười nàng qúa xinh...
, thời gian trôi như dòng nước... Thời gian không quay trở lại. Bây giờ, người ta hát những bài hát khắc xưa. Nhưng dẫu vậy, tiếng hát êm dịu tiếng kèn nao niết ngoài sâm kia vẫn cứ gợi lên trong đại đội trưởng Vũ Sinh điều gì đó, giống như một câu hỏi chưa có tiếng trả lời, một cơn khát chư tìm được nguồn nước thỏa thuê mong ước.
Tỉnh đội trưởng nhìn vẻ thẫn thờ thoáng qua gương mặt Vũ Sinh:
- Nghĩ ngợi gì thế ? Hút thuốc đi...
Ông rút bao Thủ- đô bọc giấy bạc chìa cho anh.
- Tôi biết ở trường các anh không thiếu thuốc ngon, nhưng cứ mời tạm một điếu... Sao, chương trình huấn luyện có gì khó khăn không? Tôi chắc anh lên đây chẳng phải vì việc đó chứ?
- Vâng. Báo cáo đồng chí, anh em dưới trường muốn...
- Tôi biết, tôi biết rồi. Muốn văn công quân khu về phục vụ một tối, phải không?...
Tỉnh đội trưởng cắt ngang lời Vũ Sinh với vẻ cảm thông nhạy bén:
- Tôi đã làm việc với ban lãnh đạo đoàn rồi. Lịch phân phối cho các đơn vị như sau: hôm nay, ngày mai, ở lại đây. Ngày kia, ngược lên chỗ đoàn pháo binh Sao Ðỏ. Ngày kìa, xuống trường các anh. Liệu về lo đón tiếp, nơi ăn chốn ở cho chu đáo. Hễ có điều gì sơ suất là lần sau các anh nhịn suông đấy... Nào mọi chuyện rõ chưa ?
- Báo cáo đồng chí, rõ! Vũ Sinh trả lời.
- Tôi phải về nhà bây giờ đây... Tỉnh đội trưởng vừa nói vừa đứng lên: Về cho bà vợ với mấy đứa con đi xem kẻo muộn. Lỡ bữa cơm không sao chứ mất tối văn công là cả vợ lẫn con kỳ kèo hàng nửa năm liền.
Ông cầm mũ.