- 12 -
Tác giả: Hans Speidel
Tân tư lệnh mặt trận miền Tây và binh đoàn B, thống chế Model đã bắt đầu binh nghiệp của ông trong hàng ngũ bộ binh và đã làm việc tại bộ tham mưu rất sớm. Ttrong thời kỳ đệ II thế chiến, ông ta trước hết là tham mưu trưởng lộ quân XVI ở miền Tây, rồi ông ta đã tạo được danh tiếng vang lừng tại miền Đôngtrong các trận đánh đẫm máu vào mùa đông 1941 – 1942 khi nắm quyền tư lệnh lộ quân Ĩ, và ông ta được nổi tiếng nhờ vào sự kiên trì và tài ứng biến nhanh nhẹn thiên phú. Năm 1944 ông được bổ nhiệm làm tư lệnh binh đoàn trung uơng cho đến lúc được gọi qua phía Tây. Ông là một người vạm vỡ không có nét gì đặc biệt, nhưng có khả năng sinh động kỳ lạ về mặt trí thức và thể xác. Ông rất ít ngủ, không biết sợ hãi trước kẻ địch là gì. Nhưng nếu ông có một cái nhìn chiến thuật sáng suốt thì ông lại thiếu óc phán đoán ý nghĩa của điều có thể làm được. Ông tự cao tự đại, rất xung động và không có một cảm giác nào về kích thước. Ông ta có khuynh hướng tìm cách hòa hòa mình vào binh sĩ hơn là với các sĩ quan. Ông ta trước hết là một quân nhân, không hề có tí kiểu cách nào cả, rất đặc biệt qua tác phong và cách nói chuyện: một người đam mê. Ông thường viện dẫn số phận: ông tin tưởng vào kinh nghiệm ứng biến lâu năm, và sự may mắn của ông để gặp được thành công trong nhiệm vụ tại miền Tây này. Với một bản chất ít quân bình, thường trái ngược với điều hiển nhiên, ông chịu khuất phục trước ý thức hệ của Hitler.
Đúng như Von Kluge đã làm ngày 5 tháng 7 ông ta cũng bắt tay vào việc khởi đầu bằng thành kiến và sự trachs cứ các tân công tác viên và các tư lệnh lộ quân thuộc quyền. Ông ta bứt đầu bừng cách ra lệnh tử thủ vùng phía nam ông Seine, nghĩa là ông khởi đi từ nguyên tắc điên rò là giữ lấy từng tấc đất mà không được xin tiếp viện và cũng không có cả hy vọng thành công. Mãi đến ngày mà nguyên tắc này không còn có thể áp dụng được nữa, người ta mới lập phòng tuyến Somme – Marne và giữ chặt “trong bất cứ trường hợp nào”. Nhưng trên phòng tuyến này người ta chẳng xác định mà cũng chửng tu bổ vị trí cũng như công sự phòng thủ gì cả.
Diễn biến của tình hình mang sắc thái của mọt đợt tuyết băng không có gì cưỡng lại nổi. Băt buộc phải có các quyết định chiến lược: theo gương và theo chỉ thị của tổng tư lệnh quân lực, Model không muốn quyết định gì cả.
Sau một cái nhìn tổng quát về tình hình, ông yêu cầu được tăng biện bằng giấy tờ, 30 sư đoàn và 200.000 người. Nhưng ông bị bắt buộc phải hiểu rằng không thể nào có thể thỏa mãn đòi hỏi ngây ngô ấy, thật vậy khi ông ta còn là tư lệnh binh đoàn trung ương, bị thử thách rất gay go sau ngày 20 tháng 6, và sau cuộc hội kiến với Hitler, ông ta đã được biết số lượng và tình trạng của lực lượng tổng trù bị.
Ngày 18 tháng 8, bản doanh của Binh đoàn B tại La Roche- Guyon bắt buộc phải di tản dưới cơn mưa bom và đạn pháo của đệ I lộ quân Hoa kỳ, và được chuyển về bản doanh của Fuhbrer tại Margival phía bắc Soissons.
Chính ngày hôm đó, quá chậm chễ theo thông lệ, Hitler chấp nhận cho rút binh đoàn G lui về sau phòng tuyến Marne – Saone – biên giới Thụy sĩ, trong khi Marseile va Toulon được tăng cường thêm người và tiếp liệu phải được phòng thủ như các “pháo đài”. Bộ tổng tư lệnh LXIV đóng dọc theovinhj Gascogne phải băng qua suốt miền trung nước Pháp để đến gặp binh đoàn G. Với tình trạng thiếu cơ động tính của cá đạo binh Đức, điều đó là cả một trò chơi cho các cánh quân Hoa Kỹ, không những chỉ đánh sâu vào chính diện mà còn đẩy lên phía bắc bừng cách vượt qua và bằng cách cắt đứt chúng ra từng đoạn.
Trong thời gian đó, “Túi Falaise” càng ngày càng bị thu hẹp thêm, áp lực của các lực lượng Hoa kỳ từ phía tây, nam và đông nam đổ đến đã vượt xa áp lực quân Anh.
Hai bộ tổng tư lệnh lộ quân, bôn tổng chỉ huy, 9 sư đoàn bộ binh và chừng 5 sư đoàn thiết giáp bị dồn ép trong một khoảng rộng từ 10 đến 15 cây số trong khu vực giữa Falaise và Argentan, ngay dưới hỏa lực tập trung của pháo binh đủ cỡ và là mục tiêu của các cuộc không tập liên tục ngày đêm. Việc chuyển quân tăng cường và nhất là việc tiếp tế nhiên liệu trở nên vô phương thực hiện vì hoạt động quá dữ dội của không quân địch. Bộ tư lệnh địa phương tuy vậy vẫn bình tĩnh và theo sát các chỉ thị mật của thống chế Von Kluge, từ ngày 19 đến 20 tháng 8 đã thành công trong việc mở đường máu về phía đông bắc nhờ quân đoàn II thiết giáp SS che chở một cách can đảm và hậu vệ cho cuộc rút lui.
Quả thật là một phép lạ khi thấy bằng cách nào mà với sự hy sinh đẫm máu, với sự bỏ lại đa số các vật liệu chiến tranh nặng, các mảnh nhỏ của đơn vị ấy lại còn có thể thành công trong việc nới lỏng chiếc kìm thép để tiến về phía Rouen và làm cho đối phương phải nể phục.
Trong thời gian đó, lộ quân thứ I Hoa kỳ bắt đầu bao vêu một cuộc rộng lớn giữa Dreux và ba lê và bắt đầu vượt qua sông Seine giữa Vernon và Mantes. May they bộ tổng tư lệnh tối cao Hoa kỳ không khai thác chiến quả này. Một đợt tiến quân dọc theo sông Seine hướng về phía bắc, chắc chắn có thể cho phép Mỹ cô lập hóa toàn diện binh đoàn B và tiêu diệt nó. Chính do sự sai lầm này mà quân Đức thoát nguy được. Với muôn vàn khó khăn không thể tả được và với các tổn thất nặng nề gây ra bởi hàng ngàn quả không lôi của địch, lộ quân thứ V thành công trong việc vượt qua bên kia bờ con sông gần Rouen. Mặc dầu phần lớn vật liệu chiến tran hạng nặng và vô số xuồng đổ bộ rơi vào tay quân địch, cuộc vượt sông này trước một kẻ thù tập trung tấn công và dưới cơn bão lửa của hỏa lực dưới đất và trên không, phải được coi là một thành tích quân sự lẫy lừng. Tương tự như thế, cuộc đón tiếp các lực lượng này bên bờ bắc bởi các lực lượng ứng biến đã đòi hỏi một sự kiên gan to tát. Những sự hy sinh tinh thần và thể xác đòi hỏi nơi các binh sĩ thật là phi thường, nhưng tác phong của họ vẫn rất đáng thán phục. Nhưng phòng tuyến sông Seine không giữ được lâu hơn nữa, mặc dầu lệnh ban đầu của Hitler.
Ý định của Tư lệnh tối cao quân lực Đức là tập trung cá đơn vị thiết giáp vào vùng Beauvais Compiegne, "trang bị" chúng lại và sau đó tung ra đòn đánh quyết định vào mạn sườn địch quân đang tiến sâu về bên kia sông Seine. Đấy là các nguyện vọng không bao giờ được mong ước, nhất là trong số sáu sư đoàn thiết giáp chỉ có gần 100 chiếc trở về. Tương tự như vậy quả là một ảo tưởng khi dự định di chuyển các đơn vị thiết giáp vào trong vùng giữa sông Marne và Seine rồi tung ra đợt xung kích về phía đông nam cùng nhằm mục đích che chở cho cuộc rút lui của binh đoàn G của trung tướng Blaskowitz. Cả hai cuộc hành quân ấy đều giả địn rằng phòng tuyến sông Seine được phòng vệ vững chắc: chiến lược và tình trạng quân đội đã khiến công cuộc phòng vệ ấy không thể nào thực hiện được.
Ba lê rơi vào tay đồng minh.
Trươc khi lộ quân thứ I có thể giữ vững tạm thời và các cơ sở hậu trạm chỉ được hậu thuẫn như là lực lượng chiến đấu, bởi sư đoàn 48, bởi các mảnh vụn của sư đoàn 338 và bởi tiểu đoàn xung kích lộ quân thứ I, Paton đã tấn công vào sông Seine giữa khoảng Melun và ontainebleau và các thiết giáp tiền thám của ông đã tiến đến tận Troyes.
Phía hạ lưu Ba lê, đối phương đẩy mạnh các lực lượng khắp nơi tại Mantes trên bờ bắc sông Seine và các hướng mũi tấn công về phía Beauvais.
Binh đoàn G vẫn còn kẹt tại phía bắc Orange, bị vướng víu trong các trận đánh để di tản.
Ngay tại Ba lê cũng không có một lực lượng chiến đấu nào mà chỉ có các bộ phận thám báo, các đơn vị tiếp vận và hành chính. Trong các khu vực nới xa về phía Tây và phía Nam thành phố có một lữ đoàn mới được vội vã tập trung đồn trú mà không có vũ khí hạng nặng nào: lực lượng chỉ có thể đảm trách vai trò thám báo và đảm bảo an ninh cho khu vực trách nhiệm. Ngày 23 tháng 8 binh đoàn B nhận được lệnh của Hitler là phải phá huỷ các cây cầu và các mục tiêu quan trọng khác tại Ba lê "ngay cả trong trường hợp cần thiết phải tiêu huỷ hoàn toàn các khu vực và các công trình nghệ thuật". Tham mưu trưởng của binh đoàn B không chuyển lại mệnh lệnh này. Viên tư lệnh "đại Ba lê" tướng Von Cholitz cũng đã nhận trực tiếp mệnh lệnh đó của tư lệnh tối cao quân lục mà không qua bộ tư lệnh mặt trận miền Tây. Tướng Choltitz gọi điện thoại hỏi các chỉ thị để thi hành mệnh lệnh Fuhrer. Tham mưu trưởng binh đoàn B vố đề phòng cá sự kiểm thính trả loiwif rằng Choltitz phải lượng định tình hình tại chỗ mà làm việc và rằng binh đoàn B đã không chuyển lại mệnh lệnh thuỷ diệt, phần còn lại của cuộc điện đàm ông ta chuyển qua các cuộc thảo nghị trước. Tướng VOn Choltitz không cho thi hành các cuộc phá nổ và như vậy là cứu được sự tiêu huỷ các di tích không thể thay thế của thành phố tuyệt vời này.
Ngày 24 tháng 8 sư đoàn 2 thiết giáp của tướng Leclerc từ phía nam đã tiến vào Ba lê. Sự chống cự tại một vài điểm tựa vốn đã rất yếu ớt không kéo dài được lâu. Tướng Von Choltitz đầu hàng và bị bắt làm tù binh. Có lẽ ông ra sẽ tở ra đứng đắn hơn về phương diện chiến lược nếu di tản chiến thuật sớm ra khỏi thành phố và rút lui về phía bắc tất cả các đơn vị đồn trú trong đó. Nhưng trong thời kỳ ấy giải pháp ấy có thể đua viên tướng tư lệnh ra pháp trường. Ngay khi thủ đo Pháo bị mất, Model không chần chừ mở một phiên toà lên án khiếm diện tướng Von Choltitz về tội đào nhiệm.
Ngay khi tin Ba lê thất thủ được đưa về bộ tổng tư lệnh quân đội Đức, Adolf Hitler ra lệnh dùng pháo binh tầm xa, vũ khí V và tất cả các phi đội còn có thể điều động được tiêu huỷ Ba lê, điều mà lúc đó vẫn còn có thể làm được . Thật ra mệnh lệnh này, trong tư tưởng Hitler chỉ là "một phương tiện chiến tranh tinh thần". Sự thi hành mệnh lệnh ấy sẽ phải là cho hàng ngàn người mất mạng và tiêu huỷ bao nhiêu là kho tàng nghệ thuật không thể nào thay thế được.
Về phương diện chiến lược, một mệnh lệnh như thế không thể nào biện minh được, ngay cả trường hợp đứng ngoài mọi sự chỉ trích. Cuộc phòng vệ thành phố vốn không có một giá trị quân sự nào, không thể đứng vững cả về mặt chiến thuật lẫn về mặt chiến lược vì vùng hạ lưu cũng như thượng lưu sông Seine trong phạm vi Ba lê đã bị các lực lượng quá mạnh của đối phương vượt qua. Sau khi thủ đo rơi vào tay đồng minh khu vực ở giữa của cong sông không còn một chút quan trọng nào về mặt chiến thuật nữa.
Tham mưu trưởng binh đoàn B đã làm trái với ý muốn của Hitler bằng cách không chuyền và thi hành mệnh lệnh phá huỷ ấy, nhờ vậy mà Ba lê đã được cứu oats vào phút chót.
Các biến cố trong tuần lễ sau cùng của tháng 8 đã dồn dập xẩy đến như thác lũ mà người ta không còn có thể nào ngăn được lại nữa. Lộ quân XV trấn giữ khu vực phía tây giữa bờ biển à Amienes, sau khi tập hợp các đơn vị tan tác ở phía bắc sông Seine, với sư đoàn bộ binh 275 bộ binh trích ra từ lộ quân XV, lộ quân VII toan tính lặp một tuyến phòng ngự giữa sông Somme và sông Oise. Lộ quân V thiết kỵ che chở cho cuộc rút lui giữa sông Seine và sông Somme.
Sư đoàn I thiết lỵ của phòng vệ Anh thành công trong việc chọc thủng phòng tuyến Đức tại Amienes: ngày 30 tháng 8 tại Saleux. Tư lệnh lộ quân VII tướng thiết giáp Eberdach đúng vào lúc bàn giao quyền tư lệnh cho viên tư lệnh lộ quân V thiết kuj thì bị bắt làm tù binh. Vừa đúng lúc trong một cuộc trốn chạy đầy mạo hiểm, viên tư lệnh lộ quân V thiết kỵ , Obergruppenduhrer SS Sepp Dietrich cũng như tham mưu trưởng lộ quân VII đại tá Von Gersdorft chạy thoaats kịp thời, vài ngày sau tướng bộ binh Brandenberger nắm quyền tư lệnh lộ quân VII.
Đợt huyết băng tiếp tục đổ và kéo theo tất cả. Trong vùng Compiegne - Soisson các mảnh vụn của binh đoàn vẫn còn trấn giữ trong một cuộc phòng thủ dầy can đảm. Nhưng đây cũng thế đối phương lại tấn công thành tựu. Ngày 28 tháng 8 bản doanh của binh đoàn phải di chuyển đến lâu đài Havrincourt phía tây Cambrai dưới cơn mưa và pháo binh địch.
Đối phương đã đến sông Somme, sông Aisne và sông Marne tại Chalaus các "pháo đài" dọc theo bờ biển lần lượt bị bao vây.
Bộ tham mưu của binh đoàn B sau khi đến bản doanh mới, nhận được lệnh của bộ tổng tư lệnh tối cao quân lực là phải tiếp tục chiến đấu. Rốt cuộc Berlin đã phải bỏ nguyên tắc giữ từng tấc đấc, bộ tổng tư lệnh ra chỉ thị đừng tiếp tục kháng cự cho đến lúc bị bao vây và phải bảo tồn sức mạnh tấn công. Các đơn vị phải "vừa đánh vừa lùi", chính vì vậy, chỉ do áp lực của quân địch các đơn vị đã kéo về đến phòng tuyến vùng đầu cầu sông Escault gần Breskens - Anvers - Kinh Albert - Haselt, về phía tây, Macstricht - sông Mếu - ven phía tây Argonne - cao nguyên Langres - (nơi sẽ gặp binh đoàn G) - Chalon Sur - Saone - biên giới Thuỵ sĩ. Phòng tuyến này phải được giữ "trong tất cả mọi trạng huống".
Nhưng một cuộc rút lui có trật tự đã không thể nào tổ chức được nữa. Các lực lượng cơ giới địch đã bao vây hàng sư đoàn quân Đức không còn cở động tính và bị mệt lả. Chúng tách rời mỗi đơn vị Đức khỏi thành phần chiến đấu của nó và tiêu diệt tuần tự. Như thế gần Mons nhiều đơn vị Đức đang phải rút lui phải dồn cục lại và phần lớn bị tiêu diệt bởi các chiến xa đồng minh đã vượt khỏi họ. Chỉ có các mảnh vụn yếu ớt của lộ quân V và lộ quân VII là có thể về đên sông Meuse ngày 5 tháng 9. Khoảng 100 chiến xa và đại bác xung kích tất cả những gì còn lại của các đon vị thiết giáp vượt sông. Nếu người ta còn muốn tổ chức một vài cuộc chống cự, cần phải ban cập tư cách xứng đáng cho các đơn vị và cho nghị lực của cá bộ tham mưu mà binh đoàn còn duy trì sát cận địch quân, và bằng tất cả mọi phương tiện bất ngờ có thể sử dụng được, đã bắt đối phương đôi khi phải ngừng lại, dầu chỉ trong thời gian ngắn.
Lộ quân XV với tập thể các đơn vị rút lui vượt qua sông Escaut và bảo toàn được đa phần vũ khĩ nặng. Quả thật đó là nhờ không bị tấn cống và áp lực của địch như các lộ quân khác.
Không thể nào giữ phòng tuyến sông Mếu lâu hơn nữa, vì Namur đã bị thất thủ ngày 6 tháng 9 và Liege ngày 8. Sự thiếu hụt quân số đã làm trở ngại cuộc phòng thủ các "pháo đài" xưa cũ ấy.
Trong các chỉ thị mới, tổng tư lệnh quân lực Đức đòi hỏi phải tranh thủ gấp thời gian để có thể chỉnh lại "Bức tường phía tây" để tiếp tục chiến đấu. Phòng tuyến này là phòng tuyến ngăn chặn, phải giữ vững cho đến người cuối cùng: bờ biển Hà lan với cửa sông Escaut tường phía tây kéo dài đến Lục xâm bão, toàn bộ trang 210 không gõ
vì nguyên cớ nào. Ngày 7 tháng chin ông ta bị bắt do lệnh của Himler và bị đưa về gia tại căn hầm của trụ sở trung ương của cơ quan an ninh quốc gia, đường Albrechtstrasse ở Bá linh.
Trong thời gian cộng tác ngắn ngủi với thống chế Model, ông ta nhiều lần có cơ hội phát biểu ý kiến về toàn bộ tình hình và về các hậu quả cần thiết đối với ông ta, sẽ chắc chắn nẩy sinh ra về mặt chính trị và quân sự. Model trông thấy rõ ràng rằng không thể nào thoát ra được nữa, nhất là vì các biến cố chính trị đối ngoại đặc biệt trầm trọng đã can thiệp vào lúc đó tại phía đông và phía đông nam âu châu, Thổ nhĩ kỳ đã đi qua hàng ngũ đối phương, Lỗ Ma Ni Bảo Gia Lợi và Phần lan đã bắt tay với đồng minh.
Nhưng Model từ chối mọi sự can thiệp với Hitler: "đấy không phải là phạm vi của ông ta, ông ta nói" Ông cũng không muốn biết gì nữa cả trong việc lấy một quyết định chiến lược tại miền tây, mặc dù các tư lệnh lộ quân và các đơn vị mọi cấp đã nhiều lần đòi hỏi. Trong khi trả lời họ, ông ta nhắc lại vụ án vang động tiếp theo sau biến cố ngày 20 tháng 7.
Tất cả các lời kêu gọi cá nhân, lại ra trách nhiệm tinh thần lớn lao của ông trước dân tộc Đức và trước lịch sử cũng như lương tâm của một quân nhân đều vô ích. Tình hình quân sự càng suy sụp, Model càng tìm hậu thuẫn nơi giới lãnh đạo chính trị.
Vụ bổ nhiệm cấp tốc cạnh ông "một lãnh tụ quóc xã" của phòng hành quân mà cho đến lúc đó binh đoàn B vẫn cố tránh được và vụ bổ nhiệm một sĩ quan tham mưu thuộc SS đã làm sáng tỏ rõ ràng thái độ của ông. Vậy cho nên, dưới thời ông làm tư lệnh, không làm sao có thể chờ đợi nơi ông các quyết định về nguyên tắc, cũng như về phương diện chính trị lẫn quân sự. Ông ta tự mãn với "trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh". Tất cả "mọi sự nổi dậy của lương tâm" đều xa lạ với ông ta.