Hai mươi ba
Tác giả: J.M. COETZEE
- Nó không thể ăn cắp – Marijana nói – Không. Không thể nào.
Ông không thể đồng ý hơn. Đây là điều không thể. Người bị bắt gặp lấy một sợi dây bạc dù không phải bạc thật, một sợi dây có thể mua ở chợ Tàu với giá một đô la rưỡi, và xảy ra sự gì? được hoàn lại sáu trăm đô la đồ phụ tùng. Công bằng ở chỗ nào? drago sẽ nói gì khi biết việc này?
Blanka là con chiên ghẻ trong đàn. Drago là ánh sáng rực rỡ, là thiên thần cầm kiếm bảo vệ danh dự cho gia đình. Drago Jokić, chỉ huy Hải quân Hoàng gia Australia.
- Cất các thứ này vào tủ áo – ông nói với Marijana. Ông đang phấn chấn. Ông và chị lại gọi điện cho nhau như những người bạn cũ, những chuyện tầm phào cũ – Đây là việc tôi định làm. Lấy ra từng cái một để khuyến khích nếu nó đồng ý đến trường và cứ thế. Nhưng chị phải làm nhanh lên, kẻo trong khoảng một tháng mọi thứ sẽ lỗi mốt mất.
Marijana không đáp. Ông không thể nhớ chị có đáp lại những câu đùa dí dỏm của ông không. Nhỡ ông quá phù phiếm so với thị hiếu của chị thì sao? Nhỡ chị thấy ông quá bộp chộp, thầm thường, hay đùa quá thì sao? Hay chỉ vì trình độ tiếng Anh của chị không đủ để bàn tán? Đây chỉ là một trò chơi, ông sẽ nói với chị. chỉ đùa bỡn trong khoảng mươi phút. Chị nên tham gia. Không khó chơi đâu, và nó không đòi hỏi thảy đổi tâm hồn.
Tâm hồn của Marijana: vững vàng, thực tế. Miroslav hạn hẹp hơn. Miroslav đã bỏ một năm trời để lắp ghép con vịt máy bằng các vẩu và lò xo, đã xuất hiện trên tivi Croatia với con vật cưng, nhất định phải có cảm giác hài hước. Drago cũng vậy, với nụ cười gượng gạo, bối rối của cậu. Drago tròng trành giữa cha và mẹ. Một cầu thủ tennis cừ khôi, Marijana nói thế. Từ người này sang người kia. Ba kiểu Balkan. Ba tâm hồn Balkan. Nhưng vì ông hiểu rõ sự nhanh nhẹn hay về người Balkan? "Nhiều người Croatia sẽ phủ nhận Croatia thuộc Balkan. Croatia là một bộ phận của công giáo phương Tây, họ sẽ nói thế" – các dân tộc ở Balkan viết như vậy.
- Lúc nào cũng đấu tranh.
- Đấu tranh? Ai đấu tranh?
- Drago và bố nó. Drago nói muốn ở trong phòng kho của ông.
- Phòng kho của tôi?
- Tôi bảo là không, tôi nói ông Rayment là người tốt, ông ấy đã gặp đủ thứ răc rối của nhà Jokić rồi.
- Ông Rayment không phải là người tốt, ông ấy chỉ cố gắng giúp đỡ thôi. Drago không thể ở trong phòng kho của tôi hay của bất cứ ai khác, vì như thế vô lý lắm. Nhưng nếu quan hệ giữa cháu nó và bố cháu căng thẳng, và nếu nó được chị cầu phúc, nó có thể trở lại và ở lại đây vài ngày. Cháu nó thích ăn gì vào bữa tối? Pizza nhé? Bảo nó là tối nào tôi cũng sẽ bảo họ mang một chiếc pizza to tướng cho nó. Hai cái thật to, nếu nó thích. Nó là một chàng trai đang lớn mà.
Câu chuyện diễn ra như thế. Chỉ trong nháy mắt, trong chớp mắt. Nếu có chút gì u ám cũng tan ngay.
- Chúng là các ảnh in âm bản, chúng tôi gọi là ảnh albumin – ông kể với Drago – Giấy tráng một lớp lòng trắng trứng pha loãng với tinh thể clorua bạc để hãm. Rồi đem phơi sáng dưới kính âm bản. Sau đó cố định bằng hoá chất. Đây là cách in ảnh được sáng chế từ hồi Fauchery. Nhìn này, đây là một bức ảnh tiền-albumin, so với in trên giấy ngâm trong dung dịch muối bạc để tráng. Cậu có thấy nó đủ và rõ hơn không? vì có một lớp albumin bao phủ. Dày chưa đến một milimét, nhưng cái milimet ấy làm mọi thứ khác hẳn. Hãy xem qua kính hiển vi.
Ông muốn truyền sự say sưa của mình cho Drago, được coi là một tiêu biểu thông minh của kỷ nguyên sắp đến, nhưng không dễ gì. Ông đã trưng ra những gì? một cái xe đạp gãy. Một chi bị cắt cụt, chắc hẳn gây cảm giác khó chịu hơn là hấp dẫn. Một cái tỉ đầy những bức ảnh cũ kỹ. Tóm lại, chẳng có gì nhiều. Chẳng nhiều để thu hút một cậu thanh niên ông ngầm coi là con đỡ đầu.
Nhưng Drago, cậu con trai ưu tú của một người mẹ xuất sắc, và biết đâu của một người cha ưu tú nữa chứ, lại chẳng thích thú gì ngoài lễ phép. Cậu ngoan ngoãn nhìn vào kính hiển vi, chú ý đến milimet trứng gà khô được khẳng định là làm cho mọi thứ khác hẳn.
- Ông là nhà nhiếp ảnh phải không, ông Rayment?
- Ừ. Ta điều hành một studio ở Unley. Có thời ta mở lớp dạy chụp ảnh buổi tối. Nhưng ta chưa bao giờ - biết nói thế nào nhỉ? – là một nghệ sĩ của máy ảnh. Ta chỉ hơn một kỹ thuật viên ít nhiều.
Có vẻ như ông tạ lỗi vì không phải là một nhà nghệ sĩ? Sao ông lại phải xin lỗi kia chứ? vì sao Drago lại muốn ông là một nghệ sĩ, cậu thanh niên Drago mà mục tiêu cuộc đời là trở thành một kỹ thuật viên chiến tranh?
- Fauchery cũng không phải là một nghệ sĩ – ông nói – ít ra là thế, cho đến khi ông ta đến Australịa Fauchery rời Paris trong những năm 1850, khi người ta đổ xô đi tìm vàng. Là người đào vàng nghiệp dư ở Victoria, nhưng chụp ảnh lại trở thành thú vui chính của ông – ông chỉ vào tốp phụ nữ bên cửa ngôi nhà mái tranh, phên liếp – Đấy là lúc Fauchery phát hiện rra khả năng của mình. Kỹ thuật của ông thật hoàn hảo. Quá nhiều đơn đặt hàng qua trung gian của ông .vì bất cứ nhà nhiếp ảnh tài ba nào cũng cần phải thế.
- Mẹ cháu muốn cháu trở về Croatia, thành một hoạ sĩ.
- Thực sao!
- Vâng. Mẹ cháu đã từng học trường Mỹ thuật. Sau đó mẹ cháu làm nghề phục chế, phục chế các bức bích hoạ cổ và những thứ tương tự.
- Thú vị thật! Ta không biết mẹ cậu như thế. Phục chế là một nghề cần đến kỹ năng. Cậu có thể gọi nghề đó là một nghệ thuật mới đúng, trừ khi nó không làm đúng nguyên bản. Nguyên tắc đầu tiên của phục chế là theo đúng ý đồ của hoạ sĩ. Không bao giờ được cải tiến. Mẹ cậu chắc phải khó khăn lắm mới phải từ bỏ nghề phục chế để chuyển sang làm điều dưỡng. Mẹ cậu còn vẽ không?
- hiện giờ mẹ cháu vẫn còn đủ thứ: bút lông và rất nhiều thứ khác, ông biết không. Nhưng mẹ cháu chẳng còn thời gian làm gì nữa.
- Ừ, ta biết chắc mẹ cậu chẳng có thời gian. Mẹ cậu là một điều dưỡng viên hạng nhất. Bà ấy mang lại vinh quang cho nghề này. Ta hy vọng cậu biết điều đó.
Drago gật đầu:
- Ông lấy đâu ra những bức ảnh này, ông Rayment?
- Ta sưu tầm trong nhiều năm.ta đến các cửa hàng đồ cổ, các cuộc bán đấu giá, mua các album cũ, mua các thùng đầy những ảnh cũ, phần lớn là đồ bỏ đi, nhưng thỉnh thoảng cũng vớt vát được vài thứ có giá trị. Khi một bức ảnh bị hỏng, ta tự phục hồi lấy. Không đến nỗi khó như phục chế các bức bích hoạ, nhưng dù sao cũng là một công việc đặc biệt. Đấy là sở thích của tôi trong nhiều năm. Tôi đã dùng thời gian rảnh rỗi như thế. Tôi tự nhủ, nếu thời gian của bạn không nhiều, ít nhất bạn cũng có thể sử dụng cho hữu ích. Lúc chết, tôi sẽ quyên tặng bộ sưu tập. Nó sẽ thành tài sản công cộng. Là một phần dữ liệu lịch sử của chúng ta – ông giơ hai tay lên trong một cử chỉ kỳ quặc, không tính trước . Kinh ngạc, ông suýt phát khóc. Sao vậy? vì ông dám nói đến cái chết với cậu thanh niên này, nguyên mẫu đầu tiên của thế hệ sẽ tiếp quản thế giới của ông và giày xéo nó? Có lẽ. Nhưng đúng hơn là vì từ của chúng ta. Dữ liệu của chúng ta, của cậu và của tôi. Vì có thể bức anh trước mặt họ, sự sắp xếp các phần tử bạc để cảm nhận ánh sáng từ một ngày nào đó năm 1855 trên mặt hai người phụ nữ Ireland chết từ rất lâu, bức ảnh do ông, chàng thanh niên ở Lourdes làm, không còn sự quyến rũ bí ẩn tác động đến Drago, đứa con của Dubrovnik nữa – tôi đã ở đây, tôi đã sống, tôi đã đau khổ - có sức mạnh kéo họ lại với nhau – Nếu cậu chán và không bận gì nữa, cậu cứ thoải mái xem các bức ảnh còn lại. Chỉ đừng lấy chúng ra khỏi bao. Nhớ xếp lại theo thứ tự.
Một giờ sau, lúc ông sắp đi ngủ, Drago thò đầu vào cửa:
- Ông có máy tính không, ông Rayment?
- Có, cậu tìm trên sàn, dưới gầm bàn. Tôi không hay dùng lắm.
Ngay sau đó, Drago quay lại:
- Không tìm được cái kết nối, ông Rayment ạ. Moderm ấy mà.
- Xin lỗi, tôi không hiểu.
- Thiết bị kết nối. Ông có dây ở đâu đó nối mạng không?
- Không, tôi không dùng máy tính nối mạng. Tôi chỉ thỉnh thoảng dùng máy để viết thư thôi. Cậu định làm gì thế? Cậu cần gì.
Drago cười hoài nghi:
- Làm mọi thứ chứ. Ông mua máy khi nào?
- Tôi không nhớ. Từ nhiều năm nay. Hình như năm 1980. Nó lạc hậu rồi. Nếu cậu cần thứ tân tiến hơn, tôi không giúp được cậu.
Drago không chịu để yên đề tài đó. Tối hôm sau, họ ăn tối trong bếp. Ông không gọi pizza như ông nói. Thay vào đó, ông nấu món risotto rất ngon, với nấm và rượu vang Xôtec.
- Ông ghét các thứ mới lắm à, ông Rayment? – Drago hỏi đột ngột.
- Không. Sao cậu lại hỏi thế?
- Cháu không trách ông đâu. Đấy chỉ là tác phong, tác phong làm việc thôi – cậu vẫy tay một cách thất thường lúc nói "làm việc" – không sao đâu. Cháu hỏi thế thôi. Ông có bất cứ thứ gì mới không?
Căn hộ ở Conston Terrace là một phần của khối nhà trước chiến tranh được tân trang. Trần cao và rộng rãi nhưng không quá lớn. Ông mua sau khi ly hôn, nó đúng là thứ mà một người lại sống cảnh độc thân như ông muốn có. Ông ở đó từ bấy đến nay.
Một phần trong thoả thuận khi mua căn hộ là ông tiếp quản luôn đồ đạc của người chủ cũ. Đồ gỗ nặng nề, ảm đạm, và không đúng với sở thích của ông. Ông luôn có ý thay, nhưng chưa bao giờ đủ hăng hái. Thế là suốt nhiều năm qua, ông điều chỉnh các đồ xung quanh, mỗi ngày ông đi lại khó nhọc hơn một chút, u sầu hơn một chút.
- Tôi trả lời cậu thẳng thắn này, Drago, nhưng cậu đừng cười. Tôi đã bị thời gian và lịch sử vượt qua. Căn hộ này và mọi thứ trong đó đều đã quá thời. Bị thời gian vượt qua chẳng có gì lạ. Nó xảy đến bất ngờ nếu bạn sống đủ dài. Bây giờ cậu hãy cho tôi biết, thực ra chuyện này là sao? Về cái máy tính không tương thích với tiêu chuẩn của cậu?
Drago nhìn ông chằm chằm, hoang mang, sửng sốt. Cậu thực sự ngạc nhiên. Vì sao lại có những lời gay gắt thế? Chàng trai tội nghiệp đã làm gì mà bị thế? Ông ghét các thứ mới lắm à? Câu hỏi đủ xuôi tai cho một ông già. Có gì đáng phật lòng nhỉ?
- Mọi thứ này đã có thời là mới – ông nói, vẫy bàn tay đúng y như cử chỉ của Drago – mọi thứ trên đời đều có thời là mới. Cả tôi cũng thế. Vào thời khắc sinh ra, tôi là người mới nhất trên mặt đất. Rồi thời gian tác động đến tôi. Thời gian rồi cũng sẽ tác động đến cậu, Drago. Ngày nào đó cậu sẽ ngồi trong ngôi nhà mới đẹp đẽ với người vợ mới, xinh đẹp, con trai cậu sẽ quay sang hai người và nói Sao bố mẹ cổ lỗ thế? Khi ngày ấy đến, tôi hy vọng cậu sẽ nhớ lại câu chuyện này.
Drago ăn một đĩa đầy risotto cuối cùng, một đĩa đầy salad cuối cùng.
- Giáng sinh năm ngoái, gia đình cháu đến Croatia – cậu nói – Cháu, mẹ cháu vvcác em gái cháu. Đến Zadar. Ông bà ngoại cháu ở đấy. Bây giờ ông bà cháu đã khá già. Họ cũng bị thời gian vượt qua như ông nói. Mẹ cháu mua biếu ông bà cháu một cái máy tính, và mẹ con cháu hướng dẫn họ sử dụng. Thế là hiện giờ ông bà cháu có thể mua hàng qua mạng, có thể gởi e-mail, mẹ con cháu có thể gửi ảnh cho họ. Ông bà cháu thích lắm. Mà họ cũng khá già rồi.
- Vậy sao?
- Ông có thể làm thế - Drago nói – Cháu chỉ định nói thế thôi.