watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Chậm-Hai mươi sáu - tác giả J.M. COETZEE J.M. COETZEE

J.M. COETZEE

Hai mươi sáu

Tác giả: J.M. COETZEE

Trên bàn phòng đợi, có một bức thư nguệch ngoạc "Tạm biệt ông Rayment. Cháu để lại một thứ, mai cháu đến lấy. Cảm ơn ông vì mọi thứ, Drago.

TB Các bức ảnh đã xếp đâu vào đấy".


"Một thứ" của Drago hoá ra là một cái túi đựng rác đầy quần áo, ông nhét thêm một đôi quần lót ông tìm thấy giữa các tấm trải giường. Nói cách khác, không thể theo vết nhà Jokić, cả mẹ hoặc con trai. Họ đến, họ đi, chẳng hề giải thích, tốt hơn hết là ông phải quen.


Ông lại được một mình, nhẹ nhõm biết bao! Một lần sống cùng với một người đàn bà, lần khác ở cùng nhà với một thanh niên bừa bộn và thiếu ý tứ. Lúc nào cũng căng thẳng, lúc nào cũng bực bội khi hai người đàn ông cùng chiếm một lãnh thổ.


Ông mất cả buổi chiều dọn dẹp phòng làm việc, xếp đặt các thứ vào chỗ quen thuộc, rồi đi tắm. Trong lúc tắm, bất ngờ ông đánh rơi chai dầu gội đầu. Lúc cúi xuống nhặt, cái khung Zimmer ông thường mang theo trượt sang một bên. Ông mất thăng bằng và ngã, đập mạnh đầu vào tường.


Lạy trời xin đừng gãy gì! Đấy là lời cầu nguyện đầu tiên của ông. Mắc trong cái khung, ông thử ngọ nguậy chân tay. Cảm giác đau thấm thía chạy từ lưng xuống cái chân lành. Ông hít một hơi chầm chậm và sâu. Hãy bình tĩnh, ông tự nhủ, một cú trượt chân trong buồng tắm, chẳng có gì đáng lo, nó xảy ra với nhiều người, tất cả vẫn bình yên đấy thôi. Còn nhiều thời gian để suy nghĩ, nhiều thời gian để sắp xếp mọi việc cho ổn thoả.


Sắp xếp mọi việc cho ổn thoả (ông cố bình tĩnh và sáng suốt) có nghĩa là, một, thoát khỏi cái khung, hai, chuyển động ra khỏi buồng tắm, rồi đến ba là xem lưng có bị sao không, bốn là tiếp tục làm mọi việc sau đó.


Phiền phức nhất là giữa mục một và hai. Ông không thể thoát khỏi cái khung Zimmer nếu không đứng dậy, và không thể đứng dậy mà không thở hổn hển vì đau.


Chẳng ai buồn nói cho ông biết, và ông cũng chưa nghĩ đến việc hỏi xem Zimmer là cái thằng cha nào mà lại đóng vai trò như thế này trong đời ông. Ông hình dung Zimmer là một người đàn ông mặt mỏng, môi mím chặt mặc áo dựng cao cổ và đi bít tất của những năm 1830. Johann August Zimmer, con trai những người nông dân Áo, quyết thoát khỏi cuộc sống cực nhọc của một gia đình nông phu, đã cặm cụi đọc nhiều quyển sách giải phẫu người dưới ánh nến trong chuồng bò sau nhà, trong tiếng rên của con bò sữa đang ngủ. Sau những kỳ thi sướt da trầy vẩy (anh không phải là một sinh viên tài năng), anh kiếm được một chân phẫu thuật trong quân đội. Trải qua hai mươi năm khâu vá vết thương và cắt chỉ, Zimmer được tôn vinh là Đức Ngài Carl Joseph Ausgust, biệt hiệu Cừ khôi. Ông xin nghỉ hưu sau mấy lần miễn cưỡng đến Bad Schwanensee, một trong các suối nước khoáng ở Bohemia, kê đơn chữa bệnh viêm khớp cho các quý bà. ở đó Zimmer bất chợt nảy ra ý lắp thêm một dụng cụ tạm thời cho các bệnh nhân của ông, phỏng theo một loại ở Carinthia dùng dạy trẻ con tập đi từ nhiều thế kỷ nay, và đã giành được danh tiếng để đời.


Lúc này ông đang ở trên sàn gạch, trần truồng bất động, phát minh của Zimmer đè lên người, chặn cửa buồng tắm, trong khi nước vẫn xối xuống làm bọt dầu gội đầu dâng lên khắp nơi và đoạn chân cụt bị giáng xuống bắt đầu run vì cơn đau lạ thường. Thật be bét ông nghĩ. Ơn Chúa Drago không chứng kiến cảnh này! Và ơn Chúa mụ Costello không ở đây mà cợt nhạo!


Tuy nhiên, không có Drago, bà Costello hoặc bất cứ ai khác trong tầm gọi thật bất tiện. Nước nóng đã hết, ông thấy lạnh run vì nước lạnh cứ xối xả. Cái cần gạt ở ngoài tầm tay với. Ông sẽ thoải mái nằm đây cả đêm nếu không bị cười nhạo, nhưng đến bình minh ắt ông đã chết vì đông cứng lại rồi.


Mất đến ba mươi phút ông mới thoát khỏi nhà tù ông đã tạo ra cho mình. Không thể nhấc nổi người , không thể đẩy cái khung Zimmer sang một bên, cuối cùng ông nghiến răng và phá cửa sau của buồng tắm, cho đến khi bản lề gãy tách.


Lúc này sự ngượng ngùng tan biến, ông bò qua sàn đến chỗ điện thoại, bấm số của Marijana, một giọng trẻ con trả lời.
- Làm ơn gọi hộ bà Jokić – ông nói, răng đánh lập cập, sau đó là – Marijana, tôi gặp tai nạn. Tôi ổn nhưng chị có thể đến ngay được không?
- Tai nạn gì thế?
- Tôi bị ngã. Lưng tôi bị sao đó. Tôi không thể cử động được.
- Tôi đến ngay.


Ông kéo những tấm trải giường xuống và rúc xuống dưới, nhưng không ấm lên. Không chỉ chân tay ông, mà cả đầu ông, bụng và tim ông thắt lại vì lạnh, cơn co thắt lan khắp người trong lúc ông quá cứng không thể run được nữa. Ông ngáp ngáp cho đến lúc mê đi. Máu già, máu lạnh, những từ ấy đập thình thịch trong não ông. Mạch máu không đủ ấm.


Ông như mơ thấy mình bị treo ngược cổ chân lên trong một căn phòng giá lạnh, giữa một rừng xác chết đông cứng. Không phải bằng lửa mà bằng đá.


Ông thiu thỉu ngủ. Rồi bỗng nhiên Marijana cúi xuống ông. Ông cố nhếch đôi môi đông cứng thành một nụ cười, thành lời.
- Lưng tôi – ông thì thào – cẩn thận – Ơn Chúa, không cần giải thích đã xảy ra chuyện gì. Nó hiển hiện quá rõ ràng từ buồng tắm bừa bộn, từ tiếng vòi nước lạnh xì xì.


Nhà không còn trà, nhưng Marijana pha cà phê, đặt một viên thuốc vào giữa môi ông, giúp ông uống rồi bằng sức khoẻ không ngờ, chị nhấc ông khỏi sàn và đặt lên giường.
- Ông sợ lắm hả? – chị nói – Bây giờ ông thôi tắm một mình đi nhé.


Ông ngoan ngoãn gật đầu và nhắm mắt lại. Dưới sự chăm sóc của người đàn bà tuyệt vời và cô điều dưỡng hạng nhất này, ông cảm thấy băng giá trong ông bắt đầu tan. Xương không bị gãy, không bị bà Putts khiển trách, không bị bà Costello cười nhạo. Thay vào đó,sự có mặt dịu dàng của một thiên thần đã gạt mọi người khác đến giúp sang một bên.


Không còn nghi ngờ gì nữa, tương lai của một người què đang già đi chỉ là rủi ro hơn, suy sụp hơn, những cú gọi cầu cứu mất thể diện hơn. Vào lúc này ông cần gì cái viễn cảnh chán nản, làm nhụt hết nhuệ khí kia, ngoài sự có mặt của người phụ nữ nhẹ nhàng, giỏi an ủi và tuyệt vời này. Nào nào, hãy bình tĩnh, mọi sự qua rồi, đúng là những lời ông muốn nghe. Cũng như: tôi sẽ ở cạnh ông trong lúc ông ngủ.


Khi Marijana đứng dậy, nhanh nhẹn mặc áo khoác và cầm lấy chìa khoá, ông có cảm giác buồn phiền như trẻ con.
- Chị không thể ở lại lâu hơn à? – ông nói – Chị không thể ở lại suốt đêm sao?
Chị lại ngồi xuống mép giường.
- Tôi hút thuốc được không ? – chị nói – Chỉ một lần thôi? – Chị châm thuốc, thở phù phù, thổi khói khỏi ông – Chúng ta nói chuyện nhé, ông Rayment, xác định mọi thứ đi. Ông muốn gì tôi? Ông muốn tôi làm nghề của tôi, trở lại, làm điều dưỡng cho ông? Khi đó ông không nói những lời như … - chị vẩy điếu thuốc – ông hiểu ý tôi rồi.
- Tôi không được nói về tình cảm của tôi với chị.
- Ông đã trải qua một thời gian tệ hại, ông mất một chân và đủ thứ, tôi hiểu. Ông có những tình cảm của đàn ông. Tôi hiểu là tốt.
Dù đỡ đau nhưng ông vẫn không thể ngồi dậy được.
- Đúng, tôi có tình cảm – ông nói, nằm bẹp gí.
- Ông cần tình cảm và ông nói là tự nhiên. Nhưng…
- Không bền. Đấy là từ chị đang tìm. Theo thị hiếu của chị, tôi là người quá ư không ổn định. Quá nhiều lòng nhân từ trong tình cảm mà chị nhờ cậy. Tôi cởi mở nỗi lòng quá thẳng thắn. Tôi nói quá nhiều.
- Nhân từ. Lòng nhân từ trong tình cảm là gì?
- Chị đừng bận tâm. Tôi tin là tôi hiểu chị. Tôi gặp tai nạn và bị lung lay đến tận gốc rễ. Tinh thần tôi lúc lên lúc xuống, tôi không còn kiểm soát được nữa. Hậu quả là tôi gắn bó với người đàn bà đầu tiên bước vào đời tôi, người đàn bà đầu tiên thông cảm với tôi. Tôi rơi vào tình yêu với người đó – xin lỗi vì tôi dùng từ này, tôi cũng yêu các con cô ấy, theo một cách khác. Tôi vốn không con cái, nay đột nhiên muốn có con của riêng mình. Từ đó nảy sinh xích mích hiện nay giữa chúng ta, giữa chị và tôi. Có thể truy nguyên mọi chuyện do cuộc chạm trán chớp nhoáng với Thần Chết trên đường Magill. Đường Magill làm tôi bàng hoàng nhiều đến mức ngày nay tôi để tình cảm của mình tuôn trào mà không tính đến hậu quả. Đấy không phải là điều chị muốn nói với tôi sao?


Chị nhún vai nhưng không cãi lại. Thay vào đó, hết hít vào lại thở khói ra mù mịt, chị để ông nói tiếp . Lần đầu tiên ông nhìn thấy sự thích thú xác thịt trong việc hút thuốc.
- Chị đã lầm, Marijana. Mọi chuyện không như thế đâu. Tôi không bị lú lẫn. Có thể tôi không kiên định, nhưng người không kiên định không có nghĩa là loạn trí. Tất cả chúng ta nên linh hoạt hơn. Đấy là quan điểm mới, đã duyệt lại của tôi. Chúng ta nên thức tỉnh mình thường xuyên hơn. Chúng ta nên gắng hết sức mình và liếc nhìn vào gương, cho dù không thích hình ảnh nhìn thấy. Tôi không viện đến những tàn phá của thời gian. Tôi muốn nói đến con người ở đàng sau gương đang nhìn ta chằm chằm, bình thường chúng ta hay thận trọng tránh đi. Hãy nhìn con người này, ăn cùng ta, đêm đêm ngủ cùng ta, nói "tôi" nhân danh ta! Nếu chị thấy tôi không kiên định, Marijana, chỉ vì tôi đã phải chịu một cú choáng váng. Chỉ vì thỉnh thoảng cái người lại kia nói "tôi" xuyên qua tấm gương và nói trong tôi. Thông qua tôi. Nói ban đêm. Nói bây giờ. Nói yêu.


Ông ngừng lại. Dòng lời lẽ tuôn trào, chảy xiết biết bao! Chẳng giống ông chút nào! Marijana ắt phải ngạc nhiên. Thực ra trong khoảnh khắc ấy, người lạ kia đang nói qua một tấm gương, nói bằng giọng của ông (nhưng gương nào nhỉ?), hoặc sự thổ lộ dạt dào này chỉ là một cơn không kiên định nữa, dư chấn của tai nạn vừa rồi, - đầu bị đập mạnh, lưng bị kéo căng, cái chân cụt đau nhức, tắm nước lạnh giá, vân vân – cứ dâng lên trong cổ đắng ngắt, như sắp nôn? Thực ra, có khi chỉ là tác dụng của viên thuốc Marijana cho ông uống (thuốc gì nhỉ?) hay do cà phê? Lẽ ra ông không nên uống cà phê. Ông không quen uống cà phê vào buổi tối.


Nói yêu. Ông không biết chắc vì không đeo kính, nhưng một thoáng ửng hồng hình như lan từ cổ Marijana. Marijana nói chị muốn ông kìm lại, nhưng điều đó là vô lý, chị không thể có ý ấy thực sự. Có người đàn bà nào lại không muốn thỉnh thoảng được một dòng lời lẽ yêu thương tràn dâng ào ạt, dù nguồn gốc của chúng đáng ngờ đến đâu? Marijana đang đỏ mặt, vì một lý do đơn giản là chị quá dễ đổ. Cho nên? Sự gì tiếp theo đây? Cho nên, thực ra nó làm mọi sự dính kết vào nhau! Cho nên đàng sau mớ hỗn độn của vẻ ngoài, một logic thiêng liêng thực ra đang hoạt động . Wayne Blight không biết từ chỗ quái nào lao ra, đâm chân ông thành một đống nát bét, cho nên nhiều tháng sau ông ngã sụp trong lúc tắm, cho nên cảnh này mới có thể diễn ra: một người đàn ông sáu mươi tuổi phần nào cứng ngắc trên giường, run từng cơn, hùng hồn nói những lời triết lý, oang oang về tình yêu với cô điều dưỡng của mình. Đáp lại, máu trong người cô ta chảy rần rật!


Hả hê, ông với tay (phớt lờ đau đớn, ai mà quan tâm đến đau kia chứ!) và đặt bàn tay to (ông nhận thấy) xanh xám, không mấy hấp dẫn lên bàn tay nhỏ nhắn hơn, ấm áp hơn, ngón tay thon thon của Marijana, theo lời bà ngoại ông ở Toulouse thì đầy khí chất nhục cảm.


Marijana để yên bàn tay chị trong tay ông giây lát. Rồi chị rút tay ra, dập tắt điếu thuốc lá, đứng dậy và cài lại khuy áo khoác.
- Marijana – ông nói – Tôi không đòi hỏi gì, dù là bây giờ hay sau này.
- Thế ư? – chị ngẩng đầu, nhìn ông hơi trêu chọc – không đòi hỏi? ông tưởng tôi không hiểu gì đàn ông chắc? Đàn ông lúc nào chẳng đòi hỏi. Tôi muốn, tôi muốn, tôi muốn. Còn tôi, tôi muốn làm nghề của tôi, đấy là đòi hỏi của tôi. Nghề của tôi ở Australia này là điều dưỡng.
Chị ngừng lời. Trước đó chị chưa bao giờ nói với ông mạnh mẽ như thế, giận dữ điên cuồng như thế (ông thấy có vẻ vậy).
- Ông gọi điện, cũng tốt là ông gọi điện. Tôi không nói ông không được gọi. Tình trạng khẩn cấp, ông gọi, OK, nhưng – chị phẩy tay – cái kiểu tắm này không phải là tình trạng khẩn cấp, không phải là cấp cứu. Ông ngã trong buồng tắm, ông gọi bạn bè "Tôi sợ lắm, đến ngay nhé" ông nói thế - Chị rút điếu thuốc nữa, rồi đổi ý, để lại vào bao. "Elizabeth" – chị nói – Ông gọi Elizabeth, hoặc gọi bà bạn nào đấy, tôi không biết các bạn ông "Tôi sợ lắm, hãy đến nắm lấy tay tôi. Không phải là cấp cứu, nhưng hãy đến nắm lấy tay tôi".
- Tôi không chỉ sợ. Tôi bị thương. Tôi không thể cử động. Chị thấy rồi đấy.
- Co thắt. Đây là cơn co thắt. Co thắt lưng không phải là cấp cứu – chị ngừng – Hay là ông muốn thứ gì đó cửa không chỉ cầm tay, ông muốn như ông nói, một thứ thực sự, ông hãy tham gia câu lạc bộ dànhcho những trái tim cô đơn. Nếu như ông có một trái tim cô đơn.
Chị hít một hơi, nhìn ông nghi ngờ.
- Ông tưởng ông hiểu nghề điều dưỡng ư, ông Rayment? Hàng ngày tôi phải chăm sóc các bà già, các ông già, tắm rửa cho họ, rửa ráy sạch sẽ cho họ, thay quần áo , chăn gối cho họ. Lúc nào cũng nghe Làm cái này, làm cái nọ, lấy cái này, lấy cái kia, cảm thấy mệt, đưa thuốc đây, đưa nước đây, đưa trà, mang chăn, lột chăn, mở cửa sổ, đóng cửa sổ, không thích cái này, không thích cái kia. Về đến nhà, tôi mệt đứ đừ, điện thoại reo bất cứ lúc nào, sáng, tối, cấp cứu, cô có thể đến…


Nhiều phút trước chị đỏ mặt. Bây giờ ông là người đỏ mặt. Cấp cứu…chị có thể đến đây không? Lẽ tất nhiên, theo ngôn ngữ của nghề thì đây không phải là trường hợp cấp cứu. Người ta không chết vì lạnh trong căn hộ có điều hoà nhiệt độ ở Coniston Terrace, Bắc Adelaide. Ngay khi bấm số gọi nhà Jokić, ông đã biết điều đó. Vậy mà ông vẫn gọi. Hãy đến đây, cứu tôi với! Ông gọi qua không gian Nam Australia.
- Chị là người đầu tiên tôi nghĩ đến – ông nói – tên chị đến với tôi đầu tiên . Tên chị, gương mặt chị. Người đầu tiên, chị không thể thấy là đáng kể ư?


Chị nhún vai. Một lát im lặng. Đương nhiên đây là một từ quan trọng, một từ độc đoán lật nhào mọi thứ ngay lập tức: đầu tiên. Nhưng đấy không phải từ làm ông ngừng lại. Tên chị. Tên chị đến với tôi. Chị đến với tôi. Lời lẽ cứ dâng lên trong ông, đến với ông không cần suy nghĩ. Lời nói cứ đến khi con người không kiên định sao?
- Tôi thường cho rằng – ông nhấn mạnh – điều dưỡng là một thiên hướng. Tôi nghĩ đấy là một nghề dành riêng, đã được chứng minh bằng nhiều giờ làm việc dài, lương còm cõi, lại còn bị vô ơn và xúc phạm, như những người chị nhắc tới: chị đến vì một cuộc gọi. Vậy đấy, khi bị gọi, là một điều dưỡng chân chính sẽ không hỏi han, và đến ngay. Dẫu cho đây không phải là cấp cứu thực sự. Dẫu chỉ là tình trạng kiệt sức, khốn quẫn của con người, như chị gọi là sợ hãi – trước kia ông không diễn thuyết với Marijana, nhưng có lẽ trong một đêm đặc biệt như thế này, bài diễn thuyết là một cách chọn lựa đúng đắn để thổ lộ - Dẫu chỉ vì tình yêu.


Tình yêu: lời quan trọng nhất trong các lời. Dù sao chăng nữa, từ ấy của ông vẫn làm chị sửng sốt.


Lần này chị bình tĩnh nhận cú choáng váng ấy, không hề chớp mắt. Lúc này khuy áo chị đã cài xong, từ dưới lên trên.
- Chỉ vì tình yêu – ông nhắc lại với một vẻ cay đắng.
- Đến lúc tôi phải đi rồi – chị nói – Về Munne Para xa lắm. Chào ông.
Ông ráng sức nén một cơn run mới.
- Đừng đi, Marijana – ông nói – Năm phút nữa thôi. Ba phút. Xin chị. Chúng ta hãy uống với nhau một ly, xin chị bớt giận và trở lại bình thường. Tôi không muốn cảm thấy sẽ không bao giờ dám gọi chị lần nữa vì xấu hổ. Được không?
- OK. Ba phút thôi. Nhưng tôi không uống đâu. Tôi phải lái xe, và ông cũng đừng uống, rượu và thuốc sẽ không hay đâu.
Chị ngồi xuống, có một cái gì đó cứng nhắc. Một trong ba phút trôi qua.
- Chính xác thì chồng chị biết những gì? – ông hỏi, đột ngột.
Chị đứng dậy.
- Giờ tôi phải đi – chị nói.


Kiệt sức, ăn năn, đau đớn, khó chịu, ông nằm thao thức suốt đêm. Không nhìn thấy viên thuốc Marijana nói để lại.
Bình minh đến. Muốn đi vệ sinh, ông cố thận trọng hết sức, rón rén bò khỏi giường. Đến nửa đường ra cửa, cơn đau ập đến làm ông không di chuyển được. Đau lưng không phải là cấp cứu, Marijana nói thế, chị là người ông thuê để cứu ông khỏi sự suy biến kiểu này. Người không kiềm chế được quả thận thi có gọi là cấp cứu không? Không, rõ ràng là không. Đây chỉ là một phần của cuộc sống, một phần của sự lão suy. Ông chịu thua một cách khốn khổ và tiểu ngay ra sàn.


Drago thấy ông trong tư thế ấy – lẽ ra cậu ta phải đi học, nhưng vì lý do gì đó cậu không đến trường – khi cậu đến lấy cái túi căng phồng đồ của cậu, ông nửa trên giường, nửa ra ngoài, chân ông mắc trong tấm trải vặn xoắn, vướng víu, cứng nhắc.


Nếu ông không có gì che giấu Marijana vì ông đã từng không còn gì khốn khổ hơn trước mặt chị, song với Drago lại là chuyện khác. Vì thế ông đã cố hết sức để không trở thành lố lăng trước mắt Drago. Giờ ông ở đây, một ông già bơ vơ trong bộ pyjama đẫm nước tiểu, kéo lê đoạn chân cụt hồng hồng bẩn thỉu theo sau, những dải băng sũng nước đang tuột ra. Nếu không lạnh đến thế, ông sẽ đỏ bừng mặt mũi.


Drago không hề nao núng! Đấy là việc bình thường trong nhà, cái việc thực tế này về thân thể? vì mẹ Drago đã giúp ông lên giường, lúc này cậu giúp ông xuống giường, khi ông cố giải thích, xin lỗi vì tình trạng yếu ớt của mình, Drago suỵt ông.
- Ông đừng lo, ông Rayment, ông thư giãn đi, chúng ta sẽ thu xếp ổn thoả ngay bây giờ mà – rồi cậu lột khăn trải giường, lật nệm và trải khăn mới (dù sao cũng vụng về, cậu là con trai mà), chinh Drago tìm ra bộ pyjamas sạch sẽ và kiên nhẫn giúp ông mặc, ngoảnh nhìn đi đúng phép lịch sự đòi hỏi.
- Cảm ơn con trai, cảm ơn con – cuối cùng, ông nói. Ông còn muốn nói nhiều nữa, như thể: Mẹ cậu đã bỏ tôi, bà Costello, cái bà nói năng huyên thuyên ấy, lúc nào cĩng nói giúp đỡ, nhưng lúc cần giúp lại chẳng thấy đâu, bà ta cũng bỏ tôi; mọi người đều bỏ tôi, kể cả đứa con trai tôi chưa hề có; đúng lúc ấy cậu đến! Nhưng ông nín lặng.
Ông khóc, cái sự khóc lóc của một ông già chẳng có nghĩa gì vì quá dễ dàng, nên ông giấu mặt sau hai bàn tay, ông biết nó sẽ làm cho cả hai lúng túng.
Drago gọi điện rồi quay lại:
- Mẹ cháu bảo cháu mua cho ông mấy viên thuốc giảm đau. Cháu ghi tên đây. Mẹ cháu nói đã định để lại mấy viên nhưng rồi quên mất. Cháu xuống hiệu thuốc đây, nhưng…
- Tiền trong ví, để trong ngăn kéo bàn tôi.
- cảm ơn. Ông để giẻ lau sàn ở đâu?
- Sau cửa bếp. Nhưng cậu đừng…
- Không sao đâu, ông Rayment. Nhoáng cái là xong mà.
Những viên thuốc kỳ diệu té ra là Ibuprofen.
- Mẹ cháu dặn cứ bốn tiếng ông uống một viên. Ông nên ăn trước đã. Cháu lấy chút gì trong bếp cho ông nhé?
-Lây giùm tôi quả táo hay chuối nếu có. Drago này?
- Dạ?
- Giờ tôi ổn rồi. Cậu không phải ở lại nữa. Cảm ơn cậu vì mọi việc.
- Thế thì tốt.


Lẽ ra Drago nên nói: thế thì tốt, ông cũng sẽ làm y như cháu thôi. Mà đúng là thế! Nếu có tai hoạ ập xuống đầu Drago, nếu có người lạ đâm vào xe cậu, làm cậu ngã nhào thì ông, Paul Rayment sẽ khuấy đảo trời đất, dùng đến từng xu ông có để cứu cậu. Ông sẽ được một bài học về việc trông nom đứa con trai yêu quý ra sao. Ông sẽ vừa làm cha vừa làm mẹ với cậu. Ông sẽ trông chừng cậu mọi ngày, mọi đêm bên giường. Nếu như!


Ra đến cửa, Drago quay lại, vẫy tay và chiếu lên ông một trong những nụ cười thiên thần của cậu, ắt phải làm các cô gái bất tỉnh.
- Hẹn gặp ông sau nhé!
Người Chậm
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười
Mười một
Mười hai
Mười ba
Mười bốn
Mười năm
Mười sáu
Mười bảy
Mười tám
Mười chín
Hai mươi
Hai mươi mốt
Hai mươi hai
Hai mươi ba
Hai mươi bốn
Hai mươi năm
Hai mươi sáu
Hai mươi bảy
Hai mươi tám
Hai mươi chín
Ba mươi