Chương 13
Tác giả: John Sherlock
Chiếc xe bò chậm như rùa trên con đường ngoằn ngoèo từ làng Irati xuống đến chân dãy núi Pyrénées, tới thành phố cổ Pamplona.
Hai tên dân vệ ngồi cạnh lái xe trong buồng lái ấm áp. Không còn chỗ ở đó cho hai tên kia. Hai tên này đành ngồi ghé băng trong thùng xe cùng với mấy nữ tù nhân. Chúng chống lại cái rét kinh người bằng cách thu mình trong tấm áo choàng rộng thùng thình.
Không thể ngủ nổi. Gió bên ngoài thổi mạnh, lọt vào lạnh giá, cộng thêm với chiếc xe hết ngoặt bên này lại ngoặt bên kia. Chỉ riêng đứa trẻ đỏ hỏn là vẫn ngủ được tì tì trong lòng ấm áp của Janet. Cô bé Janna này hầu như suốt ngày chỉ ngủ, trừ mỗi khi đói là khóc toáng lên, nhưng được ăn no là lại nhắm mắt ngủ liền.
Janet cho đứa trẻ ăn bằng cách nhét một mảnh khăn bông vào miệng chai đựng đầy sữa. Cách này cô học được ở một người lính. Y chỉ cho cô cách làm đó lúc xe dừng lại một trang trại bên đường để lấy thêm nước đổ vào máy. Ông cụ chủ trại giận dữ lúc bị đánh thức giữa ban đêm, nhưng thấy lính của lực lượng Dân Vệ, ông ta hoảng sợ vội vã tuân lệnh khi chúng bảo không chỉ lấy nước mà lấy cả sữa cùng chai và khăn bông. Chúng lấy mà không cần trả tiền gì hết.
Sau khi thoát khỏi chặng đường dốc, xuống đến chân núi, anh lính tốt bụng vóc người to béo, tuổi chừng ngoài ba mươi, rầm rì trò chuyện với Janet bằng tiếng Tây Ban Nha, kể cô nghe về gia đình anh ta cùng đứa con trai vợ anh mới đẻ.
Thái độ thân tình của anh lính làm cô gái Anh rất đỗi ngạc nhiên, nhất là sau khi thấy họ bắt các cô với thái độ cực kỳ thô bạo. Nhưng sau mấy tiếng đồng hồ ngồi trong xe, Janet bắt đầu hiểu ra rằng mặc dù mặc bộ quân phục với tấm áo choàng phường tuồng kia và chiếc mũ ba góc bằng vải sơn mầu đen cứng nhắc, anh vẫn là một con người bình thường đang làm thuê thứ việc mà anh ta chẳng thích thú gì.
Anh lính nói:
- Chiến tranh đã thu hút bao nhiêu dân chạy loạn vượt qua dãy núi Pyrénées cao nhất và dân các bản làng vùng biên giới đâm quen thói bắt chẹt khách. Thoạt đầu họ làm ra vẻ hào hiệp giúp đỡ, nhưng sau đấy ăn chặn tiền và cuối cùng báo cho chúng tôi bắt để xí xóa tội lỗi. Chúng tôi đành phải bắt vì đúng các người xâm nhập vào đây bất hợp pháp. Nhưng chúng tôi cũng thấy làm thế này không tốt, nhất là khi lại có đứa trẻ sơ sinh như thế này. Con chị đấy phải không?
Janet lắc đầu:
- Mẹ nó chết lúc sinh nó.
Người lính làm dấu thánh rồi nói:
- Chà, các chị sẽ vất vả trong thời gian tới đấy!
Janet thấy đúng là như thế. Nhà tù ở Phamplona, nơi họ bị đưa đến chiều hôm sau đã chạt ních tù nhân, cả đàn ông, đàn bà lẫn trẻ con. Họ sống thoi thóp trong những phòng giam chật cứng đến mức không đủ cả chỗ để nằm. Chỗ đại tiểu tiện chỉ là một hố đào dưới sàn, mỗi phòng giam một hố, bốc mùi hôi hám nồng nặc.
Mấy cô gái cố bám chặt nhau để được ở gần nhau, nhưng vì họ đến nhà tù lúc ấy đã muộn, nên họ buộc phải mua bánh mì và sữa cho bé Janna của những cai tù bằng giá cắt cổ. May mà họ còn số peseta nhận được của lão chủ chi nhánh nhà băng Ortega.
Dọc đường từ trên núi xuống, cô gái người Anh được người lính cô bắt thân cho biết lão Ortega đã lừa cô. Đó là trò lão thường thực hiện đối với dân chạy loạn bất hợp pháp từ Pháp sang bằng đường núi.
Lời nói của người lính thật ra chỉ khẳng định thêm điều cô đã nghi từ trước. Khi biết Janet dù chỉ còn một ít tiền peseta, mấy tên cai ngục vẫn muốn chiếm đoạt nốt. Chúng nhận bán hộ từ cây bút đến vòng đeo tay, rồi cho thuê chăn gối. Chỉ cốt để nhận vài đồng peseta vụn vặt, bọn chúng cũng tàn bạo đẩy những tù nhân ép vào góc phòng giam, nhường chỗ cho những tù nhân mới đến có được chỗ để nằm trên sàn nhà. Hành động ấy của chúng làm các tù nhân khác ngấm ngầm căm ghét ba cô bạn này.
Nỗi khổ đầu tiên trong nhà tù là rận rệp lúc nhúc trong những chiếc nệm nhồi rơm. Nệm của Janet nhiều những con bọ quái ác ấy hơn cả nên cô đành chuyển bé Janna cho Anna giữ hộ. Và ba người thay nhau trông nom bé. Một giờ sau , lúc bé Janna thức giấc, khóc đòi thay tã, Anna phải xé một mảnh váy của nàng ra để làm tã thay cho bé.
- Tôi thích cái cách của cô đấy- nàng nghe một giọng ai nói bằng tiếng Anh.
Anna quay lại, và thấy một chàng trai chừng ngoài hai mươi tuổi, tóc vàng, cao dong dỏng, để râu cằm trông có vẻ đa cảm. Nét đặc biệt trên khuôn mặt anh ta là đôi mắt xanh biếc. Cặp má hóp càng gầy thêm do hai gò má cao. Nụ cười dễ dãi nhưng vẫn che giấu một vẻ gì nghiệt ngã mà anh ta giấu kín bên trong.
Anna đáp:
- Kẻ ăn mày thì không có quyền lựa chọn gì hết.
Anh ta nhe răng ra cười:
- Vẫn lựa chọn được nếu như biết khôn khéo một chút.
Anna nói sau khi quấn xong tã cho bé Janna :
- Nhưng đứa bé này thì chưa biết khôn khéo.
- Cứ chịu khó chờ cho đến khi nó lớn!.
- Mới được mấy ngày mà đã phải chịu cuộc sống cực khổ thế này thì sống sót là may rồi.
- Chị nói vạy chắc là lần đầu tiên phải nếm mùi giam cầm?
- Và tôi hi vọng là lần cuối cùng.
Anh ta phá lên cười:
- Tòa nhà này có thể sánh với cung điện Mirande De Ebro đấy!
Anna ngơ ngác không hiểu.
Anh ta giải thích:
- Đây là trại tập trung của chính quyền Tây Ban Nha dành cho người ngoại quốc.
- Hình như ông biết đủ mọi thứ?
- Nhờ tám tháng nằm trong tòa nhà này rồi.
Nàng hỏi:
- Tại sao ông lại bị đưa vào đây?
- Tôi đảo ngũ.- Chàng trai đứng lên chìa tay- Tôi là Derek Southworth, sĩ quan lái máy bay thuộc không lực Hoàng gia Anh. Máy bay của tôi bị bắn rơi trên địa phận nước Pháp năm bốn mươi hai.
- Tôi là Anna Maxell.
- Chị là người Anh?
Anna ngập ngừng rồi nói:
- Tôi học tiếng Anh ở trường.
Derek lách đến chỗ Janet và Genevieve đang ngủ say sưa trên tấm nệm rơm, hỏi :
- Hai phụ nữ này là bạn của chị, Anna?
Anna gật đầu:
- Chúng tôi vượt dãy Pyrénées cùng với nhau. Dân vệ bắt chúng tôi tại một làng trên vùng núi.
- Nhập cảnh bất hợp pháp chứ gì?
- Đúng thế.
- Giống như hầu hết những người nằm ở đây.
- Số phận chúng tôi ròi sẽ ra sao?- nàng hỏi.
- Họ sẽ đưa các chị ra tòa, sẽ xét xử qua loa rồi đưa các chị đến Miranda De Ebro.
- Nghe anh nói thật khủng khiếp.
- Đấy là địa ngục.
Rồi thấy mặt Anna tái nhợt, anh ta dọa thêm:
- Nhưng rồi chị sẽ thấy dễ chịu, sau khi đã quen với tục lệ nơi đó.
Bé Janna khóc oe oe nhưng mắt vẫn nhắm.
- Nó đang mơ đấy- Derek nói.
Cầm bàn tay nhỏ xíu của đứa trẻ, Anna nói:
- Chắc là một cơn ác mộng.
Derek đứng nhìn đứa trẻ ngủ, rồi quay về tấm nệm rơm của anh ta, gối đầu lên tay và thiếp ngủ luôn. Việc anh ta đột nhiên bỏ đi làm Anna cảm thấy như bị hụt hẫng, như thể nàng bị ai bỏ rơi.
Một giờ sau, Genevieve đổi gác cho nàng, bọc bé Janna vào trong lần áo len để Anna ngủ. Cả ba cô gái đều chứ có kinh nghiệm làm mẹ và cô gái Pháp rõ ràng là rất lo lắng mỗi khi đến lượt mình trông bé Janna.
Trời sáng được một lúc thì phòng giam nhốn nháo. Cai tù vào dựng Derek Southworth dậy, khóa tay anh, lôi ra ngoài. Nhận thấy cô gái Pháp nhìn, anh ta nhếch cười y như chào trước khi bị lôi đi.
Sau đó một lúc, đám cai tù vào gọi ba nữ tù nhân mới bị giam cùng đứa bé đi theo chúng ra đứng đợi ngoài sân nhà tù, rồi chở họ tới một ngôi nhà gạch cổ kính ở trung tâm thành phố Pamplona, nơi ba quan tòa áo đen xử án. Janet bế bé Anna trong tay lúc cô tiến lên ngồi vào ghế băng trước mặt quan tòa. Khi thấy cô là tù nhân duy nhất biết tiếng Tay Ban Nha, các quan tòa nói thẳng với cô không cần qua phiên dịch.
Viên quan tòa cao tuổi nhất hỏi:
- Chị bị buộc tội là vào đất Tây Ban Nha bất hợp pháp. Chị thừa nhận không?
Janet đáp bình thản:
- Tôi là người Anh. Hai người bạn của tôi là người Pháp, một là Mỹ. Người ta từ chối đề nghị của chúng tôi được liên hệ với các sứ quán của nước chúng tôi.
Quan tòa phán:
- Đấy là công việc của mõ tòa. Bác ta sẽ lấy chi tiết và liên lạc với chính quyền. Nào, bây giờ chị nói đi, Chị có thừa nhận các chị vào đất nước Tây Ban Nha bất hợp pháp không?
- Quả là chúng tôi không có giấy tờ gì hết nhưng..
- Tôi không còn sự lựa chọn nào khác là đành phải đưa các chị đến giam ở Miranda De Ebro, cho đến khi nào nhận được trả lời của sứ quán các chị- Viên quan tòa kết luận.
Ông ta hất đầu cho hai dân vệ dẫn ba nữ tù nhân sang gian xép ngay nách tòa án. Tại đó một người đàn ông đứng tuổi, y phục nghiêm chỉnh, xưng là mõ tòa, ghi chép tỉ mỉ nhận dạng và lời khai của các tù nhân rồi nhắc đi nhắc lại rằng ông ta sẽ báo tin này cho ba sứ quán của họ. Nhưng khi đến lượt bé Janna, ông ta trợn mắt, nói:
- Chị khai rằng đứa bé này sinh trên đất Tây Ban Nha?
Janet đáp:
- Tại làng Irati.
Viên mõ tòa nhìn Anna, lúc này đang bế đứa trẻ.
- Chị kia là mẹ đưa bé à?
Janet không trả lời ngay. Cô biết rằng nếu cô nói đứa trẻ là con một người Digan, sẽ rất phiền cho nó sau này, giữa châu Âu đang bị xé nhỏ vì chiến tranh. Anna không biết tiếng Tây Ban Nha nên không hiểu viên mõ tòa hỏi gì.
Janet đáp:
- Vâng, chị ấy là mẹ cháu. Tên cháu là Janna Maxell. Mẹ nó quốc tịch Mỹ và tôi yêu cầu báo cho sứ quán Mỹ biết chuyện này.
Viên mõ tòa lại nhìn Anna và đứa trẻ, rồi cúi xuống ghi tiếp những dòng chữ nắn nót điều Janet vừa khai.
Từ văn phòng mõ tòa, người ta dẫn ba nữ tù nhân đi bộ qua phố xá Pamplona đến ga xe lửa, cho ba cô lên đoàn tàu. Trong toa chật ních những nông dân mang thúng, bao tải đựng nông phẩm và những con gà bị buộc chân. Hai lính dân vệ tháo còng nhưng xích cổ tay ba tù nhân lại rồi ngồi trên ghế băng cứng bằng gỗ, kéo mũ ba cạnh xuống che mắt, lúc đoàn tàu rú còi rời ga.
***
Trại tập trung bao quanh bằng hàng rào dây thép gai và cách một quãng lại có một tốp lính canh gác, đeo súng máy trên vai. Hai lính dân vệ giải ba nữ tù nhân qua cổng chính. Vào đến tòa nhà ban chỉ huy trại, chúng mới tháo xích ở cổ tay các cô gái.
Chỉ huy trại là một người cao, rất gầy, trạc ngoài năm mươi tuổi, mái tóc bạch kim chải cẩn thận, cặp mắt mầu nâu rất sắc. Lão nói được cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp và thích thú trổ tài đó trước mấy tân tù nhân.
Hai tên lính giải tù đưa lão chỉ huy trại một phong bì đựng giấy tờ từ thành phố Pamplona gửi đến. Lão lấy ra bản sao bằng giấy than những điều ghi lại của viên mõ tòa rồi hỏi bằng tiếng Anh hơi nặng:
- Ai là Janet Taylor?
- Tôi - Janet đáp và tiến lên một bước.
- Chị là công dân Anh?
- Vâng- Cô đáp- Và tôi yêu cầu báo cho ba sứ quán của ba chúng tôi..
- Đấy là việc của tòa án Pamplona- lão hách dịch ngắt lời- Hiện thời các chị vẫn bị giam ở Miranda De Ebro.
Lão lại cúi xem những điều ghi trong giấy:
- Ai là Genevieve Fleury?
Cô gái Pháp giơ tay:
- Chị nói được tiếng Anh không?- lão hỏi.
Genevieve gật đầu.
- Nếu vậy tôi sẽ dùng tiếng Anh để nói chuyện với cả ba chị.
- Tùy ông - Genevieve nhún vai. Tiếng Anh của cô còn nặng hơn cả của lão chỉ huy trại tập trung.
- Còn chị chắc hẳn phải là Anna Maxell- lão nói quay về phía Anna lúc này vẫn còn đang bế bé Janna- Con chị đấy à?
- Vâng- Janet đáp ngay, trước khi Anna kịp mở miệng. Nàng ngạc nhiên nhìn bạn nhưng không nói gì.
- Chị khai là đứa trẻ này sinh trên lãnh thổ Tây Ban Nha?
Janet đáp:
- Tại làng Irati. Bác sĩ Dominquez có xác minh điều đó.
- Có lẽ.- Lão chỉ huy trại đáp.- Nhưng chuyện ấy cũng chẳng ảnh hưởng mấy nếu các chi không chứng minh được bố đứa bé là quốc tịch Tây Ban Nha.
- Bố nó không phải người Tây Ban Nha- cô gái Anh đáp
- Nếu vậy đứa trẻ không có quyền lợi pháp lý nào tại đây.
Thấy Janet im lặng, lão chỉ huy nói thêm:
- Bố đứa bé hiện nay đang ở đâu?
Câu hỏi hướng về phía Anna. Nàng liếc nhìn Janet rồi mới trả lời:
- Anh ấy chết rồi.
- ở đâu?
- Trong trại tập trung Do thái ở Vacsava.
Viên chỉ huy trợn mắt :
- Chị là người Do thái?
- Đúng thế.
- Nhưng trong giấy này ghi chị là người Mỹ?
- Nhưng có thể là công dân Mỹ gốc Do thái.
- Thế bố đứa trẻ?
Anna đáp:
- Anh ấy cũng thế.
Janet nói thêm:
- Chính vì vậy mà đại sứ quán tại Madrid cần phải biết thông tin này.
Lão chỉ huy đấm mạnh xuống mặt bàn giấy và giận dữ ra lệnh cho tên lính dân vệ giải ba cô gái này đến ngôi nhà nhỏ có mái tôn han rỉ. Đến đó một tên cai tù đưa họ ca thìa để ăn và tấm chăn mỏng trước khi dẫn họ đến lán tù.
Ba cô gái nhận thấy đang đứng ở một bãi đất rộng có từng dãy lán gỗ hình hộp, mỗi “hộp” chứa ba người.
Tù nhân được giao làm chân “trại trưởng”, biệt dang Cabo, là một phụ nữ to béo, mái tóc vàng lú nào cũng rối bù. Mụ ta mặc bộ y phục chẳng ra quần áo gì hết, gần như một tấm khăn trải giường khâu lại qua loa mà thôi, đi đôi ủng nam giới không thắt dây.
- Tôi lãnh đạo nơi này- mụ ta tuyên bố, lúc đầu bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng khi thấy Janet dịch lại cho các bạn, mụ liền chuyển sang một thứ tiếng Anh giọng mũi- Tôi ra lệnh gì là mọi người phải nhất nhất tuân theo.
Ba cô gái gật đầu.
- Nếu các chị có tiền thì muốn gì ở đây cũng có.
- Tôi chỉ cần chỗ nằm và một ít sữa cho cháu thôi.- Anna nói.
Mụ đàn bà béo phệ, tù nhân ở đây đặt cho biệt danh là “ Nữ công tước Cabo”, do mụ có dáng bệ vệ quyền quý, vê hai ngón tay cái và ngón trỏ, ý đòi tiền. Janet đưa mụ mấy tờ peseta còn lại và mụ ta khệnh khạng bước chân trên những lối đi giữa khói củi bốc lên mù mịt, đến một hộp có ba nữ tù nhân đang ở trong đó. Vén mảnh khăn trái bàn dùng thay cửa, mụ ra lệnh bằng tiếng Hungary và ba nữ tù nhân kia lập tức thu dọn đồ đạc kéo ra ngoài.
Anna, nếu bình thường thấy chuyện đuổi người thô bạo này sẽ phản ứng ngay, nhưng lúc này nàng quá mệt. Nàng trao bé Janna cho Janet, nằm ngay xuống một tấm nệm nhồi rơm mà ba nữ tù nhân kia để lại. Tay bế Janna nhưng Janet cũng ngồi xuống tấm nệm bên cạnh. Nhưng Genevieve định bước vào thì Nữ công tước ngăn lại.
- Mỗi hộp chỉ ba thôi- mụ nói.
- Nhưng mới có hai- cô gái Pháp cãi.
- Hai người lớn và một trẻ con là ba.- mụ to béo đáp- Tôi sẽ xếp cho chị ngủ trong hộp của tôi.
Genevieve thầm đoán mụ trại trưởng quan tâm đến mặt tình dục trên thân thể cô, nhưng chỉ do dự một chút, cô thấy không nên quan tâm đến chuyện này nhiều. Trước đây cô đã từng làm tình với bạn đồng giới và bây giờ nếu mụ ta cần cô làm tình với mụ thì cũng được, vấn đề là làm sao giúp cho hai người bạn và đứa con mồ côi của Keja. Nếu như cô là nhân tình của người nắm quyền lực trong trại thì chỉ là điều tốt mà thôi.
Genevieve theo chân mụ công tước đến cuối chân nhà gỗ, tới hộp cuối cùng. Vì là “Cabo”, trại trưởng, mụ được quyền có lán riêng cho mụ.
Trong lán có hai tấm đệm để ngủ và Genevieve ngờ không phải là người đầu tiên mà mụ công tước kéo đến ngủ cùng phòng để mụ làm tình. Điều làm Genevieve ngạc nhiên là vẻ sang trong của căn lán: tường được phủ bằng những mảnh lụa bạc màu, ba chiếc cốc pha lê để uống rượu được đặt trên chiếc bàn nhỏ, những bản in sao của những bức họa của nhiều danh họa treo trên hai tấm nệm nhồi rơm. Lại còn cả những ảnh lồng trong khung kính, nhiều bức đã ố vàng và đều có hình cùng một người nhưng được chụp trong nhiều thời gian và không khác nhau.
Mụ công tước thấy Genevieve quan tâm đến những tấm ảnh đó bèn lấy một khung kính lồng vài bức đem khoe. Mụ trỏ hình mụ hồi còn là thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung, mặc quần áo tắm ngồi bên bậc của một cỗ xe lưu động đỗ trên bãi sỏi tại một bãi biển nghỉ mát nào đó.
Mụ beo phị nói:
- ảnh này chụp vào mùa hè năm 1923 tại thành phố Sevastopol.- Mụ thở dài nói tiếp- Tôi mê tắm biển ở Hắc hải kinh khủng!
Genevieve lật khung ảnh và để đánh lảng, cô quay sang ngắm nghía chiếc cốc phale.
Mụ trưởng trại nói giọng luyến tiếc:
- Đây là những gì còn giữ lại được trong tòa biệt thự đẹp nhất nước Nga. Biệt thự đã bị phá hủy trong thời gian cách mạng và cả gia đình tôi cũng bị giết.
Mụ liếc nhìn những thạch bản phiên lại của những bức họa quý:
- Ngày đó những bản gốc của chúng đều là sở hữu của cha tôi.
- Đẹp thật đấy và rất đáng yêu- Genevieve lẩm bẩm thán phục.
- Cô cũng đẹp và đáng yêu như thế đấy, cưng ạ.- mụ công tước nói.
Cô gái Pháp đang sẵn sàng đợi mụ đòi thỏa mãn tình dục với cô nhưng lại thấy mụ vớ được một chiếc chai rỗng và ra hiệu cho cô đi theo.
Hai người đến một lán tù được mệnh danh là “lán phi công” vì giam ở đay chủ yếu là những phi công Đồng minh bay sang oanh tạc châu Âu phát xít và bị bắn rơi. Họ nhảy dù xuống đất và lén lút tìm sang đất Tây Ban Nha theo cách bất hợp pháp.
Đứng đầu khu nhà lán này là một gã trai người Anh mặc y phục phi công của Không lực hoàng gia Anh đã bạc màu, có cả huy hiệu đơn vị. Căn cứ tấm quân hàm trên cầu vai y thì y là sĩ quan. Genevieve lập tức nhận ra y chính là gã trai tại trạm giam cùng phòng với cô ở thành phố Pamplona và lúc bị bọn cai ngục lôi đi đã nháy mắt với cô. Derek cũng đã nhận ra cô bởi y nhe răng ra cười bảo:
- Cô gái xinh đẹp thế này thì chẳng cần có tiền trong túi thì cũng kinh doanh được. Tôi với cô có thể làm ăn chung đấy.
Mụ trại trưởng đứng đợi cho Derek múc sữa ở một thùng sắt tráng kẽm, rót vào đầy chai của Genevieve mang đến. Sau đấy mụ trả tiền và thúc cô đi ra ngoài ngay.
Lúc hai người bước trên lối đi lát gỗ giữa các lán tù, mụ công tước nhắc:
- Cô phải rất coi chừng hắn ta đấy.
Cô gái Pháp đáp:
- Tôi thấy anh ta dễ thương đấy chứ?
Mụ béo giận dữ:
- Vỏ ngoài dễ đánh lừa lắm. Hắn ta là kẻ cực kỳ nguy hiểm. Cô phải tránh xa hắn.
Giọng giận dữ vẫn còn ở mụ khi mụ kể về thứ “trật tự” thứ bậc đã hình thành trong đám tù nhân ở đây. Nhóm được gọi là vong quốc nắm quyền hành gần như chỉ huy toàn trại và kiểm soát mọi công việc ít nhiều quan trọng.
Chúng đứng ra phân bố quyền lợi cho những tù nhân nào chịu trả tiền cho chúng. Hầu hết bọn chúng đều là những người đã tham gia Nội chiến Tây Ban Nha và đến nay vẫn còn uất hận về cách đối xử tàn bạo của bọn Quốc xã Tây Ban Nha.
Rồi mụ béo nhắc:
- Chúng không ưa người ngoài đâu .
Mụ công tước kể về một nhân vật nam giới được mệnh danh là “Ông trùm” chỉ huy đám vong quốc kia. Y có một tên tù nhân tay sai, tên lóng gọi là Comadreja, nổi tiếng hung bạo.
Mụ béo nói:
- Chúng ghê gớm lắm. Chúng coi trại tập trung này như nhà của chúng và chúng muốn làm gì cũng được. Thằng cha Derek kia không công nhận quyền hành của bọn “vong quốc” và tự thiết lập riêng một mạng lưới buôn bán chợ đen. Nghe đồn hắn trốn trại cách đây mấy tuần vì sợ bị tên Comadreja giết .. Bây giờ lại thấy mặt hắn ở đây, nên mọi người tin rằng chẳng bao lâu nữa sẽ nổ ra cuộc thanh toán khủng khiếp lẫn nhau giữa hai bọn đó.
Mụ công tước không giả thích tại sao mụ lại tìm đến “ lán phi công” để mua sữa, trong khi ngoài hàng rào dây thép gai đầy những người rao bán và có thể dễ dàng mua bất cứ lúc nào và bao nhiêu cũng có, chỉ cần luồn tay qua hàng rào là đủ .
Nhưng Genevieve không hỏi . Cô đem sữa đến lán tù của các bạn, thấy Anna và Janet đang dỗ bé Jana. Đứa trẻ khóc thét đòi ăn . Cô gái Anh rót sữa vào cái chai có vú cao su. Vú cao su này một chị nông dân cùng ngồi trên tầu hỏa đã cho họ vì thấy có trẻ nhỏ cần bú sữa. Lát sau no nê, bé Janna nhắm mắt ngủ luôn .
Anna nói:
- Chưa biết bữa ăn sau sẽ kiếm ở đâu? Chúng ta hết tiền peseta rồi.
- Ta sẽ bán nốt viên này- Janet nói .
Cô lấy ra viên hồng ngọc cô đã giấu không đưa cho lão chủ chi nhánh ngân hàng ở Irati.
- Làm thế này chỉ khiến mọi người chú ý đến chúng ta thôi.
Genevieve an ủi các bạn :
- Yên tâm . Tôi xin bảo đảm không ai trong chúng ta phải chịu đói cả.
Nhìn bé Janna ngủ ngon lành một lúc, cô gái Pháp quay ra và bước nhanh trên lối đi về phía lán mụ Công tước. Mụ đã cởi hết quần áo và chui vào trong chăn , trên tấm nệm nhồi rơm. Đưa ly rượu cô nhắc cho Genevieve, mụ nói :
- Hai chúng ta sẽ có một tương lai thú vị tại đây!
- Tôi chỉ cần sống sót là may rồi - Geneviene cụng ly với mụ rồi đưa lên miệng nhấm nháp thứ rượu mạnh .
Mụ công tước nhìn cô gái Pháp cởi quần áo, ngắm nghía cặp vú rắn chắc, cái bung thon, cặp giò dài, cặp mông gọn và túm lông dầy mầu thẫm ở mu của cô. Genevieve biết mụ đang ngắn thân thể mình nên cô quay người lại trình diễn thêm cho mụ, chờ mụ khơi mào trước. Nhưng mụ công tước chỉ nói đơn giản:
- Cô có tấm thân làm giầu cho cả hai chúng ta đấy !”
Rồi mụ nốc hết rượu và thổi tắt ngọn nến.
Chiếc xe bò chậm như rùa trên con đường ngoằn ngoèo từ làng Irati xuống đến chân dãy núi Pyrénées, tới thành phố cổ Pamplona.
Hai tên dân vệ ngồi cạnh lái xe trong buồng lái ấm áp. Không còn chỗ ở đó cho hai tên kia. Hai tên này đành ngồi ghé băng trong thùng xe cùng với mấy nữ tù nhân. Chúng chống lại cái rét kinh người bằng cách thu mình trong tấm áo choàng rộng thùng thình.
Không thể ngủ nổi. Gió bên ngoài thổi mạnh, lọt vào lạnh giá, cộng thêm với chiếc xe hết ngoặt bên này lại ngoặt bên kia. Chỉ riêng đứa trẻ đỏ hỏn là vẫn ngủ được tì tì trong lòng ấm áp của Janet. Cô bé Janna này hầu như suốt ngày chỉ ngủ, trừ mỗi khi đói là khóc toáng lên, nhưng được ăn no là lại nhắm mắt ngủ liền.
Janet cho đứa trẻ ăn bằng cách nhét một mảnh khăn bông vào miệng chai đựng đầy sữa. Cách này cô học được ở một người lính. Y chỉ cho cô cách làm đó lúc xe dừng lại một trang trại bên đường để lấy thêm nước đổ vào máy. Ông cụ chủ trại giận dữ lúc bị đánh thức giữa ban đêm, nhưng thấy lính của lực lượng Dân Vệ, ông ta hoảng sợ vội vã tuân lệnh khi chúng bảo không chỉ lấy nước mà lấy cả sữa cùng chai và khăn bông. Chúng lấy mà không cần trả tiền gì hết.
Sau khi thoát khỏi chặng đường dốc, xuống đến chân núi, anh lính tốt bụng vóc người to béo, tuổi chừng ngoài ba mươi, rầm rì trò chuyện với Janet bằng tiếng Tây Ban Nha, kể cô nghe về gia đình anh ta cùng đứa con trai vợ anh mới đẻ.
Thái độ thân tình của anh lính làm cô gái Anh rất đỗi ngạc nhiên, nhất là sau khi thấy họ bắt các cô với thái độ cực kỳ thô bạo. Nhưng sau mấy tiếng đồng hồ ngồi trong xe, Janet bắt đầu hiểu ra rằng mặc dù mặc bộ quân phục với tấm áo choàng phường tuồng kia và chiếc mũ ba góc bằng vải sơn mầu đen cứng nhắc, anh vẫn là một con người bình thường đang làm thuê thứ việc mà anh ta chẳng thích thú gì.
Anh lính nói:
- Chiến tranh đã thu hút bao nhiêu dân chạy loạn vượt qua dãy núi Pyrénées cao nhất và dân các bản làng vùng biên giới đâm quen thói bắt chẹt khách. Thoạt đầu họ làm ra vẻ hào hiệp giúp đỡ, nhưng sau đấy ăn chặn tiền và cuối cùng báo cho chúng tôi bắt để xí xóa tội lỗi. Chúng tôi đành phải bắt vì đúng các người xâm nhập vào đây bất hợp pháp. Nhưng chúng tôi cũng thấy làm thế này không tốt, nhất là khi lại có đứa trẻ sơ sinh như thế này. Con chị đấy phải không?
Janet lắc đầu:
- Mẹ nó chết lúc sinh nó.
Người lính làm dấu thánh rồi nói:
- Chà, các chị sẽ vất vả trong thời gian tới đấy!
Janet thấy đúng là như thế. Nhà tù ở Phamplona, nơi họ bị đưa đến chiều hôm sau đã chạt ních tù nhân, cả đàn ông, đàn bà lẫn trẻ con. Họ sống thoi thóp trong những phòng giam chật cứng đến mức không đủ cả chỗ để nằm. Chỗ đại tiểu tiện chỉ là một hố đào dưới sàn, mỗi phòng giam một hố, bốc mùi hôi hám nồng nặc.
Mấy cô gái cố bám chặt nhau để được ở gần nhau, nhưng vì họ đến nhà tù lúc ấy đã muộn, nên họ buộc phải mua bánh mì và sữa cho bé Janna của những cai tù bằng giá cắt cổ. May mà họ còn số peseta nhận được của lão chủ chi nhánh nhà băng Ortega.
Dọc đường từ trên núi xuống, cô gái người Anh được người lính cô bắt thân cho biết lão Ortega đã lừa cô. Đó là trò lão thường thực hiện đối với dân chạy loạn bất hợp pháp từ Pháp sang bằng đường núi.
Lời nói của người lính thật ra chỉ khẳng định thêm điều cô đã nghi từ trước. Khi biết Janet dù chỉ còn một ít tiền peseta, mấy tên cai ngục vẫn muốn chiếm đoạt nốt. Chúng nhận bán hộ từ cây bút đến vòng đeo tay, rồi cho thuê chăn gối. Chỉ cốt để nhận vài đồng peseta vụn vặt, bọn chúng cũng tàn bạo đẩy những tù nhân ép vào góc phòng giam, nhường chỗ cho những tù nhân mới đến có được chỗ để nằm trên sàn nhà. Hành động ấy của chúng làm các tù nhân khác ngấm ngầm căm ghét ba cô bạn này.
Nỗi khổ đầu tiên trong nhà tù là rận rệp lúc nhúc trong những chiếc nệm nhồi rơm. Nệm của Janet nhiều những con bọ quái ác ấy hơn cả nên cô đành chuyển bé Janna cho Anna giữ hộ. Và ba người thay nhau trông nom bé. Một giờ sau , lúc bé Janna thức giấc, khóc đòi thay tã, Anna phải xé một mảnh váy của nàng ra để làm tã thay cho bé.
- Tôi thích cái cách của cô đấy- nàng nghe một giọng ai nói bằng tiếng Anh.
Anna quay lại, và thấy một chàng trai chừng ngoài hai mươi tuổi, tóc vàng, cao dong dỏng, để râu cằm trông có vẻ đa cảm. Nét đặc biệt trên khuôn mặt anh ta là đôi mắt xanh biếc. Cặp má hóp càng gầy thêm do hai gò má cao. Nụ cười dễ dãi nhưng vẫn che giấu một vẻ gì nghiệt ngã mà anh ta giấu kín bên trong.
Anna đáp:
- Kẻ ăn mày thì không có quyền lựa chọn gì hết.
Anh ta nhe răng ra cười:
- Vẫn lựa chọn được nếu như biết khôn khéo một chút.
Anna nói sau khi quấn xong tã cho bé Janna :
- Nhưng đứa bé này thì chưa biết khôn khéo.
- Cứ chịu khó chờ cho đến khi nó lớn!.
- Mới được mấy ngày mà đã phải chịu cuộc sống cực khổ thế này thì sống sót là may rồi.
- Chị nói vạy chắc là lần đầu tiên phải nếm mùi giam cầm?
- Và tôi hi vọng là lần cuối cùng.
Anh ta phá lên cười:
- Tòa nhà này có thể sánh với cung điện Mirande De Ebro đấy!
Anna ngơ ngác không hiểu.
Anh ta giải thích:
- Đây là trại tập trung của chính quyền Tây Ban Nha dành cho người ngoại quốc.
- Hình như ông biết đủ mọi thứ?
- Nhờ tám tháng nằm trong tòa nhà này rồi.
Nàng hỏi:
- Tại sao ông lại bị đưa vào đây?
- Tôi đảo ngũ.- Chàng trai đứng lên chìa tay- Tôi là Derek Southworth, sĩ quan lái máy bay thuộc không lực Hoàng gia Anh. Máy bay của tôi bị bắn rơi trên địa phận nước Pháp năm bốn mươi hai.
- Tôi là Anna Maxell.
- Chị là người Anh?
Anna ngập ngừng rồi nói:
- Tôi học tiếng Anh ở trường.
Derek lách đến chỗ Janet và Genevieve đang ngủ say sưa trên tấm nệm rơm, hỏi :
- Hai phụ nữ này là bạn của chị, Anna?
Anna gật đầu:
- Chúng tôi vượt dãy Pyrénées cùng với nhau. Dân vệ bắt chúng tôi tại một làng trên vùng núi.
- Nhập cảnh bất hợp pháp chứ gì?
- Đúng thế.
- Giống như hầu hết những người nằm ở đây.
- Số phận chúng tôi ròi sẽ ra sao?- nàng hỏi.
- Họ sẽ đưa các chị ra tòa, sẽ xét xử qua loa rồi đưa các chị đến Miranda De Ebro.
- Nghe anh nói thật khủng khiếp.
- Đấy là địa ngục.
Rồi thấy mặt Anna tái nhợt, anh ta dọa thêm:
- Nhưng rồi chị sẽ thấy dễ chịu, sau khi đã quen với tục lệ nơi đó.
Bé Janna khóc oe oe nhưng mắt vẫn nhắm.
- Nó đang mơ đấy- Derek nói.
Cầm bàn tay nhỏ xíu của đứa trẻ, Anna nói:
- Chắc là một cơn ác mộng.
Derek đứng nhìn đứa trẻ ngủ, rồi quay về tấm nệm rơm của anh ta, gối đầu lên tay và thiếp ngủ luôn. Việc anh ta đột nhiên bỏ đi làm Anna cảm thấy như bị hụt hẫng, như thể nàng bị ai bỏ rơi.
Một giờ sau, Genevieve đổi gác cho nàng, bọc bé Janna vào trong lần áo len để Anna ngủ. Cả ba cô gái đều chứ có kinh nghiệm làm mẹ và cô gái Pháp rõ ràng là rất lo lắng mỗi khi đến lượt mình trông bé Janna.
Trời sáng được một lúc thì phòng giam nhốn nháo. Cai tù vào dựng Derek Southworth dậy, khóa tay anh, lôi ra ngoài. Nhận thấy cô gái Pháp nhìn, anh ta nhếch cười y như chào trước khi bị lôi đi.
Sau đó một lúc, đám cai tù vào gọi ba nữ tù nhân mới bị giam cùng đứa bé đi theo chúng ra đứng đợi ngoài sân nhà tù, rồi chở họ tới một ngôi nhà gạch cổ kính ở trung tâm thành phố Pamplona, nơi ba quan tòa áo đen xử án. Janet bế bé Anna trong tay lúc cô tiến lên ngồi vào ghế băng trước mặt quan tòa. Khi thấy cô là tù nhân duy nhất biết tiếng Tay Ban Nha, các quan tòa nói thẳng với cô không cần qua phiên dịch.
Viên quan tòa cao tuổi nhất hỏi:
- Chị bị buộc tội là vào đất Tây Ban Nha bất hợp pháp. Chị thừa nhận không?
Janet đáp bình thản:
- Tôi là người Anh. Hai người bạn của tôi là người Pháp, một là Mỹ. Người ta từ chối đề nghị của chúng tôi được liên hệ với các sứ quán của nước chúng tôi.
Quan tòa phán:
- Đấy là công việc của mõ tòa. Bác ta sẽ lấy chi tiết và liên lạc với chính quyền. Nào, bây giờ chị nói đi, Chị có thừa nhận các chị vào đất nước Tây Ban Nha bất hợp pháp không?
- Quả là chúng tôi không có giấy tờ gì hết nhưng..
- Tôi không còn sự lựa chọn nào khác là đành phải đưa các chị đến giam ở Miranda De Ebro, cho đến khi nào nhận được trả lời của sứ quán các chị- Viên quan tòa kết luận.
Ông ta hất đầu cho hai dân vệ dẫn ba nữ tù nhân sang gian xép ngay nách tòa án. Tại đó một người đàn ông đứng tuổi, y phục nghiêm chỉnh, xưng là mõ tòa, ghi chép tỉ mỉ nhận dạng và lời khai của các tù nhân rồi nhắc đi nhắc lại rằng ông ta sẽ báo tin này cho ba sứ quán của họ. Nhưng khi đến lượt bé Janna, ông ta trợn mắt, nói:
- Chị khai rằng đứa bé này sinh trên đất Tây Ban Nha?
Janet đáp:
- Tại làng Irati.
Viên mõ tòa nhìn Anna, lúc này đang bế đứa trẻ.
- Chị kia là mẹ đưa bé à?
Janet không trả lời ngay. Cô biết rằng nếu cô nói đứa trẻ là con một người Digan, sẽ rất phiền cho nó sau này, giữa châu Âu đang bị xé nhỏ vì chiến tranh. Anna không biết tiếng Tây Ban Nha nên không hiểu viên mõ tòa hỏi gì.
Janet đáp:
- Vâng, chị ấy là mẹ cháu. Tên cháu là Janna Maxell. Mẹ nó quốc tịch Mỹ và tôi yêu cầu báo cho sứ quán Mỹ biết chuyện này.
Viên mõ tòa lại nhìn Anna và đứa trẻ, rồi cúi xuống ghi tiếp những dòng chữ nắn nót điều Janet vừa khai.
Từ văn phòng mõ tòa, người ta dẫn ba nữ tù nhân đi bộ qua phố xá Pamplona đến ga xe lửa, cho ba cô lên đoàn tàu. Trong toa chật ních những nông dân mang thúng, bao tải đựng nông phẩm và những con gà bị buộc chân. Hai lính dân vệ tháo còng nhưng xích cổ tay ba tù nhân lại rồi ngồi trên ghế băng cứng bằng gỗ, kéo mũ ba cạnh xuống che mắt, lúc đoàn tàu rú còi rời ga.
***
Trại tập trung bao quanh bằng hàng rào dây thép gai và cách một quãng lại có một tốp lính canh gác, đeo súng máy trên vai. Hai lính dân vệ giải ba nữ tù nhân qua cổng chính. Vào đến tòa nhà ban chỉ huy trại, chúng mới tháo xích ở cổ tay các cô gái.
Chỉ huy trại là một người cao, rất gầy, trạc ngoài năm mươi tuổi, mái tóc bạch kim chải cẩn thận, cặp mắt mầu nâu rất sắc. Lão nói được cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp và thích thú trổ tài đó trước mấy tân tù nhân.
Hai tên lính giải tù đưa lão chỉ huy trại một phong bì đựng giấy tờ từ thành phố Pamplona gửi đến. Lão lấy ra bản sao bằng giấy than những điều ghi lại của viên mõ tòa rồi hỏi bằng tiếng Anh hơi nặng:
- Ai là Janet Taylor?
- Tôi - Janet đáp và tiến lên một bước.
- Chị là công dân Anh?
- Vâng- Cô đáp- Và tôi yêu cầu báo cho ba sứ quán của ba chúng tôi..
- Đấy là việc của tòa án Pamplona- lão hách dịch ngắt lời- Hiện thời các chị vẫn bị giam ở Miranda De Ebro.
Lão lại cúi xem những điều ghi trong giấy:
- Ai là Genevieve Fleury?
Cô gái Pháp giơ tay:
- Chị nói được tiếng Anh không?- lão hỏi.
Genevieve gật đầu.
- Nếu vậy tôi sẽ dùng tiếng Anh để nói chuyện với cả ba chị.
- Tùy ông - Genevieve nhún vai. Tiếng Anh của cô còn nặng hơn cả của lão chỉ huy trại tập trung.
- Còn chị chắc hẳn phải là Anna Maxell- lão nói quay về phía Anna lúc này vẫn còn đang bế bé Janna- Con chị đấy à?
- Vâng- Janet đáp ngay, trước khi Anna kịp mở miệng. Nàng ngạc nhiên nhìn bạn nhưng không nói gì.
- Chị khai là đứa trẻ này sinh trên lãnh thổ Tây Ban Nha?
Janet đáp:
- Tại làng Irati. Bác sĩ Dominquez có xác minh điều đó.
- Có lẽ.- Lão chỉ huy trại đáp.- Nhưng chuyện ấy cũng chẳng ảnh hưởng mấy nếu các chi không chứng minh được bố đứa bé là quốc tịch Tây Ban Nha.
- Bố nó không phải người Tây Ban Nha- cô gái Anh đáp
- Nếu vậy đứa trẻ không có quyền lợi pháp lý nào tại đây.
Thấy Janet im lặng, lão chỉ huy nói thêm:
- Bố đứa bé hiện nay đang ở đâu?
Câu hỏi hướng về phía Anna. Nàng liếc nhìn Janet rồi mới trả lời:
- Anh ấy chết rồi.
- ở đâu?
- Trong trại tập trung Do thái ở Vacsava.
Viên chỉ huy trợn mắt :
- Chị là người Do thái?
- Đúng thế.
- Nhưng trong giấy này ghi chị là người Mỹ?
- Nhưng có thể là công dân Mỹ gốc Do thái.
- Thế bố đứa trẻ?
Anna đáp:
- Anh ấy cũng thế.
Janet nói thêm:
- Chính vì vậy mà đại sứ quán tại Madrid cần phải biết thông tin này.
Lão chỉ huy đấm mạnh xuống mặt bàn giấy và giận dữ ra lệnh cho tên lính dân vệ giải ba cô gái này đến ngôi nhà nhỏ có mái tôn han rỉ. Đến đó một tên cai tù đưa họ ca thìa để ăn và tấm chăn mỏng trước khi dẫn họ đến lán tù.
Ba cô gái nhận thấy đang đứng ở một bãi đất rộng có từng dãy lán gỗ hình hộp, mỗi “hộp” chứa ba người.
Tù nhân được giao làm chân “trại trưởng”, biệt dang Cabo, là một phụ nữ to béo, mái tóc vàng lú nào cũng rối bù. Mụ ta mặc bộ y phục chẳng ra quần áo gì hết, gần như một tấm khăn trải giường khâu lại qua loa mà thôi, đi đôi ủng nam giới không thắt dây.
- Tôi lãnh đạo nơi này- mụ ta tuyên bố, lúc đầu bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng khi thấy Janet dịch lại cho các bạn, mụ liền chuyển sang một thứ tiếng Anh giọng mũi- Tôi ra lệnh gì là mọi người phải nhất nhất tuân theo.
Ba cô gái gật đầu.
- Nếu các chị có tiền thì muốn gì ở đây cũng có.
- Tôi chỉ cần chỗ nằm và một ít sữa cho cháu thôi.- Anna nói.
Mụ đàn bà béo phệ, tù nhân ở đây đặt cho biệt danh là “ Nữ công tước Cabo”, do mụ có dáng bệ vệ quyền quý, vê hai ngón tay cái và ngón trỏ, ý đòi tiền. Janet đưa mụ mấy tờ peseta còn lại và mụ ta khệnh khạng bước chân trên những lối đi giữa khói củi bốc lên mù mịt, đến một hộp có ba nữ tù nhân đang ở trong đó. Vén mảnh khăn trái bàn dùng thay cửa, mụ ra lệnh bằng tiếng Hungary và ba nữ tù nhân kia lập tức thu dọn đồ đạc kéo ra ngoài.
Anna, nếu bình thường thấy chuyện đuổi người thô bạo này sẽ phản ứng ngay, nhưng lúc này nàng quá mệt. Nàng trao bé Janna cho Janet, nằm ngay xuống một tấm nệm nhồi rơm mà ba nữ tù nhân kia để lại. Tay bế Janna nhưng Janet cũng ngồi xuống tấm nệm bên cạnh. Nhưng Genevieve định bước vào thì Nữ công tước ngăn lại.
- Mỗi hộp chỉ ba thôi- mụ nói.
- Nhưng mới có hai- cô gái Pháp cãi.
- Hai người lớn và một trẻ con là ba.- mụ to béo đáp- Tôi sẽ xếp cho chị ngủ trong hộp của tôi.
Genevieve thầm đoán mụ trại trưởng quan tâm đến mặt tình dục trên thân thể cô, nhưng chỉ do dự một chút, cô thấy không nên quan tâm đến chuyện này nhiều. Trước đây cô đã từng làm tình với bạn đồng giới và bây giờ nếu mụ ta cần cô làm tình với mụ thì cũng được, vấn đề là làm sao giúp cho hai người bạn và đứa con mồ côi của Keja. Nếu như cô là nhân tình của người nắm quyền lực trong trại thì chỉ là điều tốt mà thôi.
Genevieve theo chân mụ công tước đến cuối chân nhà gỗ, tới hộp cuối cùng. Vì là “Cabo”, trại trưởng, mụ được quyền có lán riêng cho mụ.
Trong lán có hai tấm đệm để ngủ và Genevieve ngờ không phải là người đầu tiên mà mụ công tước kéo đến ngủ cùng phòng để mụ làm tình. Điều làm Genevieve ngạc nhiên là vẻ sang trong của căn lán: tường được phủ bằng những mảnh lụa bạc màu, ba chiếc cốc pha lê để uống rượu được đặt trên chiếc bàn nhỏ, những bản in sao của những bức họa của nhiều danh họa treo trên hai tấm nệm nhồi rơm. Lại còn cả những ảnh lồng trong khung kính, nhiều bức đã ố vàng và đều có hình cùng một người nhưng được chụp trong nhiều thời gian và không khác nhau.
Mụ công tước thấy Genevieve quan tâm đến những tấm ảnh đó bèn lấy một khung kính lồng vài bức đem khoe. Mụ trỏ hình mụ hồi còn là thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung, mặc quần áo tắm ngồi bên bậc của một cỗ xe lưu động đỗ trên bãi sỏi tại một bãi biển nghỉ mát nào đó.
Mụ beo phị nói:
- ảnh này chụp vào mùa hè năm 1923 tại thành phố Sevastopol.- Mụ thở dài nói tiếp- Tôi mê tắm biển ở Hắc hải kinh khủng!
Genevieve lật khung ảnh và để đánh lảng, cô quay sang ngắm nghía chiếc cốc phale.
Mụ trưởng trại nói giọng luyến tiếc:
- Đây là những gì còn giữ lại được trong tòa biệt thự đẹp nhất nước Nga. Biệt thự đã bị phá hủy trong thời gian cách mạng và cả gia đình tôi cũng bị giết.
Mụ liếc nhìn những thạch bản phiên lại của những bức họa quý:
- Ngày đó những bản gốc của chúng đều là sở hữu của cha tôi.
- Đẹp thật đấy và rất đáng yêu- Genevieve lẩm bẩm thán phục.
- Cô cũng đẹp và đáng yêu như thế đấy, cưng ạ.- mụ công tước nói.
Cô gái Pháp đang sẵn sàng đợi mụ đòi thỏa mãn tình dục với cô nhưng lại thấy mụ vớ được một chiếc chai rỗng và ra hiệu cho cô đi theo.
Hai người đến một lán tù được mệnh danh là “lán phi công” vì giam ở đay chủ yếu là những phi công Đồng minh bay sang oanh tạc châu Âu phát xít và bị bắn rơi. Họ nhảy dù xuống đất và lén lút tìm sang đất Tây Ban Nha theo cách bất hợp pháp.
Đứng đầu khu nhà lán này là một gã trai người Anh mặc y phục phi công của Không lực hoàng gia Anh đã bạc màu, có cả huy hiệu đơn vị. Căn cứ tấm quân hàm trên cầu vai y thì y là sĩ quan. Genevieve lập tức nhận ra y chính là gã trai tại trạm giam cùng phòng với cô ở thành phố Pamplona và lúc bị bọn cai ngục lôi đi đã nháy mắt với cô. Derek cũng đã nhận ra cô bởi y nhe răng ra cười bảo:
- Cô gái xinh đẹp thế này thì chẳng cần có tiền trong túi thì cũng kinh doanh được. Tôi với cô có thể làm ăn chung đấy.
Mụ trại trưởng đứng đợi cho Derek múc sữa ở một thùng sắt tráng kẽm, rót vào đầy chai của Genevieve mang đến. Sau đấy mụ trả tiền và thúc cô đi ra ngoài ngay.
Lúc hai người bước trên lối đi lát gỗ giữa các lán tù, mụ công tước nhắc:
- Cô phải rất coi chừng hắn ta đấy.
Cô gái Pháp đáp:
- Tôi thấy anh ta dễ thương đấy chứ?
Mụ béo giận dữ:
- Vỏ ngoài dễ đánh lừa lắm. Hắn ta là kẻ cực kỳ nguy hiểm. Cô phải tránh xa hắn.
Giọng giận dữ vẫn còn ở mụ khi mụ kể về thứ “trật tự” thứ bậc đã hình thành trong đám tù nhân ở đây. Nhóm được gọi là vong quốc nắm quyền hành gần như chỉ huy toàn trại và kiểm soát mọi công việc ít nhiều quan trọng.
Chúng đứng ra phân bố quyền lợi cho những tù nhân nào chịu trả tiền cho chúng. Hầu hết bọn chúng đều là những người đã tham gia Nội chiến Tây Ban Nha và đến nay vẫn còn uất hận về cách đối xử tàn bạo của bọn Quốc xã Tây Ban Nha.
Rồi mụ béo nhắc:
- Chúng không ưa người ngoài đâu .
Mụ công tước kể về một nhân vật nam giới được mệnh danh là “Ông trùm” chỉ huy đám vong quốc kia. Y có một tên tù nhân tay sai, tên lóng gọi là Comadreja, nổi tiếng hung bạo.
Mụ béo nói:
- Chúng ghê gớm lắm. Chúng coi trại tập trung này như nhà của chúng và chúng muốn làm gì cũng được. Thằng cha Derek kia không công nhận quyền hành của bọn “vong quốc” và tự thiết lập riêng một mạng lưới buôn bán chợ đen. Nghe đồn hắn trốn trại cách đây mấy tuần vì sợ bị tên Comadreja giết .. Bây giờ lại thấy mặt hắn ở đây, nên mọi người tin rằng chẳng bao lâu nữa sẽ nổ ra cuộc thanh toán khủng khiếp lẫn nhau giữa hai bọn đó.
Mụ công tước không giả thích tại sao mụ lại tìm đến “ lán phi công” để mua sữa, trong khi ngoài hàng rào dây thép gai đầy những người rao bán và có thể dễ dàng mua bất cứ lúc nào và bao nhiêu cũng có, chỉ cần luồn tay qua hàng rào là đủ .
Nhưng Genevieve không hỏi . Cô đem sữa đến lán tù của các bạn, thấy Anna và Janet đang dỗ bé Jana. Đứa trẻ khóc thét đòi ăn . Cô gái Anh rót sữa vào cái chai có vú cao su. Vú cao su này một chị nông dân cùng ngồi trên tầu hỏa đã cho họ vì thấy có trẻ nhỏ cần bú sữa. Lát sau no nê, bé Janna nhắm mắt ngủ luôn .
Anna nói:
- Chưa biết bữa ăn sau sẽ kiếm ở đâu? Chúng ta hết tiền peseta rồi.
- Ta sẽ bán nốt viên này- Janet nói .
Cô lấy ra viên hồng ngọc cô đã giấu không đưa cho lão chủ chi nhánh ngân hàng ở Irati.
- Làm thế này chỉ khiến mọi người chú ý đến chúng ta thôi.
Genevieve an ủi các bạn :
- Yên tâm . Tôi xin bảo đảm không ai trong chúng ta phải chịu đói cả.
Nhìn bé Janna ngủ ngon lành một lúc, cô gái Pháp quay ra và bước nhanh trên lối đi về phía lán mụ Công tước. Mụ đã cởi hết quần áo và chui vào trong chăn , trên tấm nệm nhồi rơm. Đưa ly rượu cô nhắc cho Genevieve, mụ nói :
- Hai chúng ta sẽ có một tương lai thú vị tại đây!
- Tôi chỉ cần sống sót là may rồi - Geneviene cụng ly với mụ rồi đưa lên miệng nhấm nháp thứ rượu mạnh .
Mụ công tước nhìn cô gái Pháp cởi quần áo, ngắm nghía cặp vú rắn chắc, cái bung thon, cặp giò dài, cặp mông gọn và túm lông dầy mầu thẫm ở mu của cô. Genevieve biết mụ đang ngắn thân thể mình nên cô quay người lại trình diễn thêm cho mụ, chờ mụ khơi mào trước. Nhưng mụ công tước chỉ nói đơn giản:
- Cô có tấm thân làm giầu cho cả hai chúng ta đấy !”
Rồi mụ nốc hết rượu và thổi tắt ngọn nến.