watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dặm đường vàng-Chương 3 - tác giả John Sherlock John Sherlock

John Sherlock

Chương 3

Tác giả: John Sherlock

Janet nhìn theo cho đến khi bạn khuất sau góc phố mới bước vào ngôi nhà, nơi đã có sáu chiến sỹ của ZOB vừa đang lắp đạn vào súng vừa đang nói chuyện khe khẽ.
Họ chào nhau và một người trong số họ bảo Janet:
- Chị theo dõi góc phố kia nhé.
Janet cầm súng, ra đứng bên cửa sổ trông xuống đường phố. Trời đã sáng hẳn và nắng đẹp đã bắt đầu hiện ra trên các nóc nhà cao. Quang cảnh thanh bình trái ngược với đường phố vắng vẻ một cách đáng lo ngại. Janet đột nhiên nghĩ, không biết Anna có yên ổn đi tới bệnh xá không. Cô hơi tiếc giá lúc nãy có thời giờ trò chuyện thêm được với bạn một chút nữa.
Câu cô nói ban nãy có thể khiến Anna đánh giá là cô nhẫn tâm vì bênh thái độ tàn bạo của Kandalman. Bản thân làm nghề y tá, Janet rất thương người nhưng cô vẫn hiểu được thái độ cứng rắn và cương quyết của Kandalman.
Janet lắp đạn vào súng một cách khá thành thạo. Thật ra từ nhỏ, Janet đã được tiếp cận với vũ khí. Chính cha cô đã từng dạy con gái cách áp báng súng vai, cách ngắm và bóp cò ngay từ khi Jante mới lên sáu. Tuy cô chưa bắn súng bao giờ nhưng cảm giác báng súng ép chặt vào vai và vẻ lành lạnh của nòng súng đã quen thuộc với cô từ thủa ấu thơ.
Janet sinh trưởng trong một làng nhỏ trên bờ biển phía đông của nước Anh. Năm lên mười cô đã chứng kiến không khí điêu tàn của cuộc khủng hoảng kinh tế và cha cô đã tham gia vào tổ chức công nhân. Do đó, sau này Janet có cảm tình với những người cộng sản. Năm cô theo học trường đại học Oxford, cô đã quen một sinh viên Ba lan tên là Leon Rojek. Tình bạn biến thành tình yêu. Nhưng cha mẹ cô không thể chấp nhận một anh chàng ngoại quốc gầy gò và cao lêu khêu. Khốn nỗi Janet đã thực sự yêu anh, và họ tự động làm lễ hứa hôn. Tháng sáu năm 1939, Leon quyết định về nước, định thuyết phục bố mẹ anh, đều là người Do thái, rời Ba lan sang Anh. Leon bảo Janet ở lại London rồi anh sẽ lại sang. Nhưng cô không chịu. Và họ đến Vacsava thì cha mẹ Leon đã bị bắt. Anh tham gia nhóm kháng chiến rồi cũng bị bắt và bị treo cổ.
Janet bơ vơ, ben xin vào làm y tá dưới quyền bác sỹ Maxell. Gần đây, Kandalman nhận thấy Janet có khuôn mặt của người Tây Âu, ít bị bọn Đức quốc xã nghi ngờ, anh bèn mời cô và Janet bằng lòng tham gia làm chân liên lạc cho tổ chức ZOB. Cô lại là đảng viên của Đảng công nhân Ba lan nên càng thuận lợi. Đảng này quan hệ chặt chẽ với ZOB và cung cấp vũ khí cho họ. Thật ra Janet hướng theo chủ nghĩa cộng sản vì lý tưởng cao cả của nó hơn là vì những giáo lý cụ thể.
Tiếng hàng loạt đại bác nổ ầm làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Janet. Cô nhìn ra và thấy lính quốc xã đang bám sau những chiếc xe tăng đã kéo vào khu tập trung Do thái. Đến góc phố trước mặt cô, chúng tản ra thành nhiều tốp nhỏ bắt đầu cuộc tàn sát.



Janet nhìn theo cho đến khi bạn khuất sau góc phố mới bước vào ngôi nhà, nơi đã có sáu chiến sỹ của ZOB vừa đang lắp đạn vào súng vừa đang nói chuyện khe khẽ.

Họ chào nhau và một người trong số họ bảo Janet:

- Chị theo dõi góc phố kia nhé.

Janet cầm súng, ra đứng bên cửa sổ trông xuống đường phố. Trời đã sáng hẳn và nắng đẹp đã bắt đầu hiện ra trên các nóc nhà cao. Quang cảnh thanh bình trái ngược với đường phố vắng vẻ một cách đáng lo ngại. Janet đột nhiên nghĩ, không biết Anna có yên ổn đi tới bệnh xá không. Cô hơi tiếc giá lúc nãy có thời giờ trò chuyện thêm được với bạn một chút nữa.

Câu cô nói ban nãy có thể khiến Anna đánh giá là cô nhẫn tâm vì bênh thái độ tàn bạo của Kandalman. Bản thân làm nghề y tá, Janet rất thương người nhưng cô vẫn hiểu được thái độ cứng rắn và cương quyết của Kandalman.

Janet lắp đạn vào súng một cách khá thành thạo. Thật ra từ nhỏ, Janet đã được tiếp cận với vũ khí. Chính cha cô đã từng dạy con gái cách áp báng súng vai, cách ngắm và bóp cò ngay từ khi Jante mới lên sáu. Tuy cô chưa bắn súng bao giờ nhưng cảm giác báng súng ép chặt vào vai và vẻ lành lạnh của nòng súng đã quen thuộc với cô từ thủa ấu thơ.

Janet sinh trưởng trong một làng nhỏ trên bờ biển phía đông của nước Anh. Năm lên mười cô đã chứng kiến không khí điêu tàn của cuộc khủng hoảng kinh tế và cha cô đã tham gia vào tổ chức công nhân. Do đó, sau này Janet có cảm tình với những người cộng sản. Năm cô theo học trường đại học Oxford, cô đã quen một sinh viên Ba lan tên là Leon Rojek. Tình bạn biến thành tình yêu. Nhưng cha mẹ cô không thể chấp nhận một anh chàng ngoại quốc gầy gò và cao lêu khêu. Khốn nỗi Janet đã thực sự yêu anh, và họ tự động làm lễ hứa hôn. Tháng sáu năm 1939, Leon quyết định về nước, định thuyết phục bố mẹ anh, đều là người Do thái, rời Ba lan sang Anh. Leon bảo Janet ở lại London rồi anh sẽ lại sang. Nhưng cô không chịu. Và họ đến Vacsava thì cha mẹ Leon đã bị bắt. Anh tham gia nhóm kháng chiến rồi cũng bị bắt và bị treo cổ.

Janet bơ vơ, ben xin vào làm y tá dưới quyền bác sỹ Maxell. Gần đây, Kandalman nhận thấy Janet có khuôn mặt của người Tây Âu, ít bị bọn Đức quốc xã nghi ngờ, anh bèn mời cô và Janet bằng lòng tham gia làm chân liên lạc cho tổ chức ZOB. Cô lại là đảng viên của Đảng công nhân Ba lan nên càng thuận lợi. Đảng này quan hệ chặt chẽ với ZOB và cung cấp vũ khí cho họ. Thật ra Janet hướng theo chủ nghĩa cộng sản vì lý tưởng cao cả của nó hơn là vì những giáo lý cụ thể.

Tiếng hàng loạt đại bác nổ ầm làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Janet. Cô nhìn ra và thấy lính quốc xã đang bám sau những chiếc xe tăng đã kéo vào khu tập trung Do thái. Đến góc phố trước mặt cô, chúng tản ra thành nhiều tốp nhỏ bắt đầu cuộc tàn sát.
Dặm đường vàng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương Kết