watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dặm đường vàng-Chương 20 - tác giả John Sherlock John Sherlock

John Sherlock

Chương 20

Tác giả: John Sherlock

Lê chân trên đường đến gần sáng, Genevieve nhìn thấy các xe vệ sinh đã bắt đầu quét và hót rác trên các phố. Cô vội vã rảo chân. Mùi thức ăn thiu thối và mùi cà phê xộc vào mũi, nhưng cô không bụng dạ đâu để ý đến những thứ đó. Mỗi bước chân làm cô đau đớn khắp phần dưới cơ thể và đặc biệt hai đùi. Nỗi đau mỗi lúc một tăng. Tuy không có xu nào trong túi, cô vẫn liều vẫy một taxi và chui vào, nằm vật xuống nệm ghế phía sau.
- Bà đi đâu?- Tài xế taxi hỏi, mắt nhìn nhũng vết rớm máu trên mặt và hai bắp tay của khách.
Genevieve đáp:
- Khu phố Latin. Đến đó tôi sẽ chỉ đường cho ông.
Việc cô chọn địa điểm kia là do một động lực mang tính bản năng hơn là do lý trí suy xét. Đến lúc ngả người trở lại ghế sau của xe, cô chợt băn khoăn, không biết Hank Owens sẽ phản ứng ra sao khi mở cửa, thấy “tiểu thư Fleury” đứng trên bậc thềm nhà ông ta vào giờ này và hình dạng thảm hại như thế kia?
Genevieve tự hỏi, tại sao mình không về nhà mà lại đến chỗ Hank? Cô tự thanh minh rằng không có chìa khóa cổng, cô sẽ phải bấm chuông đánh thức người gác dậy và bác ta sẽ nhìn thấy những thương tích trên người cô, điều mà cô hoàn toàn không muốn.
Nhưng thâm tâm Genevieve thừa biết đấy chỉ là một cách tự biện bạch, thật ra lúc này cô rất muốn được gặp con người duy nhất đối xử tốt với cô mà không kèm theo một điều kiện nào hết.
- Đỗ lại chỗ góc phố kia - Genevieve ra lệnh cho tài xế.
Cô đã đến thăm căn phòng nhỏ của Hank nhiều lần và tuy không biết đích xác số nhà nhưng cô cũng nhớ là bên cạnh hiệu bán thịt.
- Bà không nhớ lầm đấy chứ? - người tài xế nói, mắt nhìn về phía những thanh gỗ ngoài cửa hiệu bán thịt.
Genevieve đáp:
- Không. Bác chịu khó đợi cho một phút để tôi vào lấy tiền.
Người tài xế chưa kịp phản đối, Genevieve đã chui ra khỏi xe taxi và ấn chuông nhà Hank. Tiếng chuông rung chuyển cả ngôi nhà và tiếng chó sủa ầm ĩ. Lát sau cửa mở, Hank hiện ra mặc quần jean đã bị cắt ngắn.
- Ôi! Sao thế này?
Genevieve hỏi luôn:
- Ông có thể trả tiền xe taxi được không?
Hank móc túi sau lấy tiền chạy ra đưa tài xế, trong khi Genevieve bám vào thành cầu thang gác leo lên, vào phòng anh ta, ngồi xuống giường. Gian phòng nhỏ bừa bãi đủ thứ đồ đạc linh tinh.
Hank bước vào, nói:
- Trông tiểu thư thật kinh khủng.
Nước mắt tủi hờn bị ghìm lại nay được dịp trào ra như suối.
Hank dịu dàng nói:
- Tôi không định nói là..
Genevieve thổn thức:
- Không phải tại ông. Không phải tại anh đâu, Hank! Tôi bị người ta đánh.
- Cô không phải kể gì hết.
- Tôi bị mất ví tiền, cả chìa khóa cổng.
Hank dịu dàng nói:
- Không sao. Tôi sẽ săn sóc cho cô.
Genevieve khoan khoái nằm ngã lưng lên gối, lúc này hãy còn ấm hơi người của Hank. Cô ngửi thấy mùi thân thể anh phảng phất đâu đây. Lau nước mắt, cô nhìn Hank mở tủ, lấy ra chiếc xắc Gladstone và mở sắc lấy ra mấy lọ nhỏ.
Anh nói:
- Quà của chú Sam đấy!
Genevieve nhớ là Hank đã kể cho cô nghe anh đã từng phục vụ trong quân y quân đoàn số Năm của Hoa Kỳ.
Hank nói thêm:
- Hơi đau đấy cô chịu khó.
Đột nhiên cô dướn người lên vì đau. Cồn lốt bôi vào làm cô xót như da thịt bị đốt cháy. Cô rên rỉ nhưng không kêu to và khi Hank bảo cô cởi quần áo để anh bôi thuốc lên da bụng, cô cởi hết, không để một mảnh vảI nào còn lại trên người.
Hank bội mỡ kháng sinh lên tất cả những chỗ nào có thể nhiễm trùng, rồi phủ lên một lớp cao bạc hà làm cô cảm thấy các thương tích dịu đau, tuy vẫn còn nhức.
Hank nói:
- Tôi tiêm cho cô một mũi, sẽ làm cô hết đau và ngủ được một giấc.
Genevieve hỏi:
- Tiêm gì?
- Morphine.
Anh lấy xơ ranh hút thuốc trong một ống thuốc tiêm nhỏ rồi cắm mũi kim vào cách tay cô. Lát sau nỗi đau đớn hành hạ thân thể cô dịu hẳn đi và Genevieve thấy một cảm giác khoan khoái kỳ lạ.
Cô rên rỉ:
- Tuyệt quá!
Hank đáp:
- Cô ngủ đi một giấc.
Genevieve nhắm mắt và chìm vào trạng thái nửa ngủ nửa thức. Khi tỉnh lại, cô thấy nắng ban trưa đã lọt vào phòng. Cô thấy người nhẹ hẳn đi vì ngủ được một giấc. Và tuy chỗ thắt lưng vẫn còn nhức nhưng so với lúc đêm, đã giảm đi rất nhiều.
Cô thả hai chân xuống đất, nhìn thấy những vết máu trên thành giường đã được chùi sạch.
Cô không mặc lại bộ quần áo sang trọng của hiệu thời trang Schiaparelli lúc sáng sớm cởi ra bởi nó đã rách bươm và dây đầy máu. Cô lấy quần jean bạc phếch của Hank và áo phông của anh in dòng chữ “Tài sản quân đoàn số Năm Hoa Kỳ” mặc vào người. Cô lấy tấm khăn lụa vuông mầu xanh nước biển phủ trên ngọn đèn bàn của Hank buộc lại tóc rồi xỏ chân vào đôi dép cũ rích lò dò sang gian bếp.
Hank đang loay hoay bên bếp ga. Quan sát xung quanh cô thấy rõ Hank ăn uống rất đạm bạc. Không biết Genevieve đứng sau lưng, Hank vụng về lật miếng thịt rán trong chảo, làm nó trượt ra ngoài rơi xuống sàn bếp đúng ngay dưới chân cô gái Pháp.
Anh nói giọng hiền lành:
- Đấy cũng là cách đập mềm miếng bít tết.
Cô bật cười, đỡ chiếc bàn xẻng trong tay anh, lấy miếng thịt dưới sàn lên, cho lại vào chảo:
- Thì cứ nói thẳng là vụng về, làm rơi thì đã sao?
Hank hỏi:
- Cô đập thêm quả trứng lên đó không?
- Bít tết mà lại đập trứng vào ạ?
- Đấy là kiểu ăn của người Mỹ.
- Bây giờ tôi mới hiểu tại sao người ta bảo anh hâm.
- Cô yên tâm, tôi sẽ giảng cho cô cách ăn pho mát với bánh táo.
Họ ngồi ăn bên chiếc bàn nhỏ ở phòng bên cạnh.
- Tôi định sẽ ở với anh lâu đấy- Genevieve nói, lúc họ nhấp cà phê.
- Thật chứ?
Genevieve nhún vai:
- Hình dạng như thế này tôi không muốn ra ngoài đường phố Paris để ai nhìn thấy.
Hank nói:
- Cô không muốn ở đây lâu bao nhiêu cũng được và tôi chỉ vui thôi.
- Nhưng tôi còn muốn rời khỏi Paris ít lâu. Anh sẽ đi với tôi.
Hank đáp:
- Thú đấy, chỉ phải cái tôi cạn túi rồi.
Cô nói:
- Không sao. Tôi sẽ đi lấy tiền.
Mụ công tước mở hai tài khoản riêng rẽ tại chi nhánh Ngân hàng Tín dụng Thụy Sĩ trên quảng trường Champs Elysées và mặc dù tiền của Genevieve chỉ là khoản để cô mua sắm riêng nhưng lãi suất cô được hưởng hoàn toàn. Ngoài ra còn những khoản tiền khách thưởng thêm, cô cũng gửi cả vào đó nên đến nay tài khoản của cô đã khá lớn.
- Thế còn bà cô của cô thì sao?
Genevieve ngơ ngác, nhưng liền đó sực nhớ ra rằng mụ công tước nói với mọi người cô là cháu gọi mụ bằng cô.
- Tôi sẽ gọi điện cho bà ấy. Bà ấy sẽ không nói sao đâu. Vả lại tôi không thể gặp bà ấy trong tình trạng như thế này được.
Hank gật đầu:
- Cô định đi đâu?
- Đâu cũng được. Anh thích đi đâu?
- Thụy Sĩ! Đấy là nơi tôi thích nhất trong các nước châu Âu. Đặc biệt là khu vực xung quanh thành phố Geneve.
- Vậy thì ta sang đó.
- Bao giờ đi?
- Cô nói đùa!
Genevieve nói:
- Chưa bao giờ tôi nói nghiêm chỉnh như lúc này!
Trưa hôm ấy, cô gọi điện cho mụ công tước, thoái thác một cuộc giáp mặt với mụ, chỉ kể sơ qua kế hoạch của cô rồi gác máy luôn, không để mụ kịp phản đối. Gần tối, cô đến chi nhánh Ngân hàng Thụy Sĩ rút một số tiền mặt trong tài khoản, mua một đôi giầy đi đường, cùng vài chiếc quần, vài chiếc áo loại thể thao cùng một áo len dài tay cao cổ khá rộng, đủ để che lấp những vết thương trên cánh tay và cổ.
Tàu chạy từ Paris đến Geneve mất bảy tiếng đồng hồ. Genevieve mua vé cả một phòng trên tàu để hai người dùng. Nhưng cô vẫn không sao ngủ được. Nằm trên chiếc giường hẹp, cô lắng nghe tiếng bánh xe lăn trên đường ray đều đều và thấy người lại nhức rần rật. Cơn đau tăng lên đến mức cô không chịu nổi. Cô với tay bật ngọn đèn đọc sách và cố quên đi cơn đau bằng cách đọc cuốn tiểu thuyết rẻ tiền cô mua lúc sắp lên tàu ở Paris.
- Khó chịu lắm à?
Genevieve ngước mắt nhìn lên, thấy Hank nằm trên, đang ngó đầu xuống.
Cô đáp:
- Nhức quá!
Hank leo thang xuống, mở xắc Gladstone:
- Để tôi tiêm cho cô một mũi Morphine nữa.
Anh lấy xơ ranh hút thuốc ở ống thuốc, nói tiếp:
- Nhưng tôi chỉ tiêm cho cô mũi này là mũi cuối cùng thôi đấy. Thứ này dễ nghiện lắm. Tôi đã thấy nhiều cậu trong đơn vị tôi bị mắc rồi. Chẳng hay ho gì đâu.
Hank tháo thắt lưng buộc chặt bắp tay Genevieve để tìm tĩnh mạch. Khi thuốc vào, cô cảm thấy hơi ấm tràn vào cơ thể và vài phút sau mọi đau đớn biến mất. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray đều đều như tiếng dụng cụ đập nhịp cho nhạc công, lúc nãy nhấn thêm nỗi đau thì bây giờ ru ngủ. Cảm giác khoan khoái kỳ lạ tràn ngập cơ thể cô.
Hank lại leo lên giường trên và lát sau cô nghe thấy tiếng thở đều đều của anh. Khác với lần trước Morphine làm cô thiếp ngủ ngay, lần này cô vẫn thức, nhưng trong một trạng thái thanh thoát kỳ diệu. Cô nằm ngửa, nhìn lên giường trên và khoái cảm từ bụng dưới lan tỏa ra khắp cơ thể y hệt như lúc lên tới đỉnh điểm khoái cảm trong giao hợp .
Genevieve vẫn trong trạng thái đó cho tới gần sáng, khi đoàn tàu đỗ lại trên biên giới Pháp- Thụy Sĩ để nhân viên biên phòng lên kiểm tra hộ chiếu. Lúc này cơn thăng hoa ban đầu đã tan và Genevieve rơi vào trạng thái suy sụp.
Cơn suy sụp không trầm trọng và nỗi đau nhức không trở lại nhưng cô thấy bồn chồn kiểu rất lạ, như thể bất cứ thứ gì cũng làm cô cáu kỉnh. Thủ tục kiểm tra hộ chiếu diễn ra bình thường nhưng nhân viên an ninh biên phòng rất ngạc nhiên thấy bà khách giận dữ. Chắc Hank biết nguyên nhân, bởi anh khéo léo và mềm mỏng xoa dịu nỗi bực tức của nhân viên biên phòng trong lúc ông ta khó chịu ấn con dấu vào trang giấy trong cuốn hộ chiếu của hai hành khách cho phép họ đi tiếp đến Geneve.
Genevieve đã đặt sẵn phòng khách sạn từ lúc còn ở ga xe lửa tại Paris. Cô cùng hank nghỉ tại một khách sạn nhỏ ngay gần Tia Nước một tia nước phun nhân tạo lấy nước từ trên hồ Geneve khiến nó phun cao hàng chục mét.
Phòng của họ có một bao lơn trồng đầy hoa và đứng đó có thể nhìn thấy từng đàn nhện nước chạy ngang dọc trên mặt nước hồ trước cửa Trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Hank bứt một bông hoa đưa Genevive:
- Chúc mừng cô đã tới thành phố Geneve. Cô định làm gì bây giờ?
Genevieve đáp:
- Ngủ. Tôi thấy buồn ngủ rồi.
Hank nói:
- Tác dụng của morphine đấy. Lúc lên thì rất khoái nhưng lúc xuống thì rất mệt. Trong khi cô ngủ, tôi chạy tìm lại vài nơi quen thuộc nhé!
Anh hôn nhẹ lên má cô rồi lấy chiếc máy ảnh cũ kỹ trong xắc, bước ra khỏi phòng. Cô đứng ngoài bao lơn, nhìn theo cho đến lúc Hank khuất sau góc khách sạn. Anh ngoái đầu lại, vẫy tay chào rồi khuất hẳn.
Genevieve nhận thấy anh mới trẻ trung làm sao trong ánh nắng sớm mai. Cô nhìn thấy anh lại hiện ra, bước qua đường rợp bóng cây đi về phía bờ hồ. Sau đấy cô quay vào phòng, lên giường ngủ.
Mãi đến xế chiều Genevieve mới thức dậy và cô biết Hank đã về vì thấy tiếng mở vòi hoa sen trong buồng tắm. Cô thấy người dễ chịu sau một giấc ngủ đẫy và nỗi suy sụp ban đêm đã tan biến đâu hết. Trên người vẫn chưa có mảnh vải nào, cô mở cửa buồng tắm, bước vào, đứng sau lưng Hank, dưới vòi hoa sen đang xả nước ấm xuống. Hank quay lưng lại nên không biết cô đứng phía sau, mãi tới khi cô quàng hai tay ôm người anh.
Anh nói:
- Lạy Chúa! Cô làm gì thế?
- Anh không muốn em làm thế này à, Hank?- Genevieve nũng nịu nói.
Không trả lời, Hank đưa đầu hứng nước để tan bọt xà phòng trên mái tóc. Genevieve bèn lấy bánh xà phòng chà lên ngực anh. Hank có cặp mông rắn chắc, háng hẹp, bụng phẳng. Vừa sát xà phòng cho anh, Genevieve vừa đưa dần bàn tay xuống thấp rồi xoa lên đầu dương vật. Dương vật Hank cương lên. Nhưng cô ngạc nhiên thấy anh e thẹn lảng ra, mượn cớ nhặt chiếc khăn bông rơi xuống sàn.
- Tắm lâu quá da tôi săn cả lại đây này- anh nói và bước ra khỏi vòi hoa sen, quàng tấm khăn bông to che kín người.
Sửng sốt trước thái độ kỳ lạ ấy, Genevieve vẫn tiếp tục đứng dưới vòi nước ấm thầm nghĩ, tại sao Hank lại tránh cô như vậy? Hay anh không hề tỏ thái độ gì có vẻ muốn cô cả. Trước đây chính cô giữ một khoảng cách với anh, cho nên Hank có thái độ như vậy là thích hợp, nhưng hôm nay cô chủ động mời anh kia mà. Vậy là anh không muốn yêu cô!
Bước ra khỏi vòi hoa sen, Genevieve lau người thật khô rồi mặc tấm áo choàng trong nhà của khách sạn để sẵn cho mỗi khách. Phun nước hoa lên người xong, cô bước sang phòng bên cạnh thấy Hank đang nằm hút thuốc lá. Cô giật điếu thuốc trên miệng anh, giụi vào gạt tàn, rồi cưỡi lên người anh. Phanh tấm áo choàng, cô ấn núm vú lên cổ rồi ngực anh, đưa dần hai đầu vú xuống thấp, chạm vào đầu dương vật nhưng lần này không thấy dương vật anh cương lên như lúc trong buồng tắm.
Hank nhẹ nhàng luồn dưới háng cô đứng lên, nói:
- Genevieve, tôi không thích làm chuyện đó với cô đâu.
- Tại sao? Hay em xấu? Hay anh nhìn thấy những vết sẹo này?
- Lạy Chúa! Không phải thế.
- Vậy tại sao?
Hank ngập ngừng một lúc rồi nói:
- Hồi còn nhỏ, tôi thường chơi trò thầy thuốc khám bệnh với một cô bé cũng trạc tuổi tôi. Trò chơi này thật ra chỉ là để hai đứa xem bộ phận sinh dục của nhau. Nhưng một lần cô bạn nhỏ ấy kể với bố mẹ cô ấy và thế là tôi bị cha tôi đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Tôi không hiểu tại sao, chỉ thấy cha tôi bảo làm thế là hư.
Hank ngừng lại rồi nói tiếp:
- Lớn lên tôi vào học đại học Princeton và khi còn là sinh viên năm thứ nhất, một số sinh viên chuốc cho tôi uống rượu say. Họ biết tôi chưa ngủ với phụ nữ cho nên bắt tôi phải “phá trinh”. Trong trường có một phụ nữ làm chân cấp dưỡng, ban ngày làm việc đó nhưng ban đêm đem bán thứ kia.
- Bán thứ gì?
- Bán dâm, chị ta ngủ với bất cứ đàn ông nào để lấy tiền. Đám sinh viên cùng trường dẫn chị ta đến để làm tình với tôi. Nhưng chị ta làm đủ mọi cách tôi vẫn không cương lên được. Cô là phụ nữ đầu tiên làm được tôi cương lúc nãy đấy..
- Hay anh làm tình đồng giới?
Hank đưa mắt đi, lảng tránh.
- Chuyện đó không có gì xấu hết!- Genevieve nói và ôm chặt Hank. Cô thấy nước mắt anh trào ra ướt má cô. Rồi anh gỡ ra và chạy vội sang buồng tắm. Lúc anh quay vào, mắt anh đã khô nhưng vẫn còn đỏ và anh đã trấn tĩnh.
Anh nói:
- Ta ra ngoài chơi và đi ăn đi. Thành phố Geneve có rất nhiều hiệu ăn lớn. Cô thích ăn gì nào?
Genevieve nhún vai:
- Tôi ăn thứ gì cũng thấy ngon hết.
- Nếu vậy cô mặc quần áo đi, tôi sẽ dẫn cô đến hiệu ăn tôi thích nhất
Hank đưa Genevieve đến một tiệm giải khát nhỏ gần ga xe lửa, chuyên có những món đặc sản địa phương. Chủ tiệm nhận ra Hank và sau khi chào anh, đem ra một chai bia Grolsch.
- Được không? -Hank hỏi.
- Rất ngon! -Genevieve đáp.
Anh cười to:
- Đây là quán ăn duy nhất mà chủ tiệm nhớ mặt tôi. Hồi chiến tranh mới kết thúc, tôi đã chi khá nhiều tiền ở tiệm này.
Gnevieve định mở bản thực đơn, nhưng Hank đỡ lấy.
Anh nói:
- Để tôi lựa cho.
Genevieve nhớ lại, hôm cô đến chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ tại Paris, ở đấy người ta có khuyên không nên mang theo nhiều tiền mặt trong người khi đI xa, mà cô có thể rút tiền trong tài khoản của cô tại cơ sở chính tại Geneve.
Cô nói:
- Sáng mai việc đầu tiên của tôi là đến ngân hàng. Lát nữa, ăn xong anh nhắc tôi nhé.
- Được. Mà tôi có thể đi cùng với cô..
- Không cần. Bây giờ thì tôi mới là người cần tách ra.
Họ nhấm nháp cà phê và cô nhắc rồi cầm tay nhau đi dạo trên con đường ven hồ, thỉnh thoảng dừng lại ngắm những ánh sáng ngũ sắc trên vòi nước phun cao. Đêm hôm đó họ ôm nhau ngủ nhưng không làm tình. Genevieve có cảm giác là lạ, vì lần đầu tiên cô nằm cùng với một người đàn ông mà không làm tình. Nhưng cô nghĩ, đây cũng là một sự khởi đầu đáng quý.
Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong, trong khi Hank đến văn phòng du lịch đặt trước phòng khách sạn ở những nơi anh định sẽ dẫn Genevieve đến thăm, cô lên taxi đến ngân hàng Thụy Sĩ trên quảng trường Bel- Air.
Ngân hàng đóng trụ sở tại một tòa nhà rất lớn nhưng bên trong lặng lẽ như nhà thờ. Khách bàn chuyện rất khẽ với những nhân viên của ngân hàng đang lắng nghe họ. Genevieve đứng xếp hàng và bỗng có một cảm giác khó chịu hệt như cô đang đứng trong nhà thờ đợi đến lượt xưng tội với cha linh mục, chứ không phải để rút tiền.
Nỗi hồi hộp càng tăng khi cô sực nhớ rằng mình đang đứng trong đúng cái ngân hàng, nơi cô cùng các bạn lẽ ra phải đem đến gửi cả một kho châu báu của ban lãnh đạo tổ chức kháng chiến trong khu tập trung Do Thái ở thủ đô Vacsava. Nhưng số châu báu đó đã bị chôn vùi cùng với Halevi dưới hầm của nông trại tại áo. Hoặc ít nhất thì cô cũng chỉ biết tới đó. Khả năng Halevi thoát chết và số châu báu đó không bị mất là hết sức mỏng manh. Bởi anh vừa chui xuống đó vài giây đồng hồ thì quân Đức đã nã đạn lửa vào và thiêu cháy cả tòa nhà. Sau lúc quân Đức kéo đi và đám cháy tàn, chính các cô đã sục sạo tìm anh ta mà có thấy gì đâu. Nhưng lỡ anh ta thoát chết? Biết đâu đấy, do một ngẫu nhiên nào đó kỳ diệu Halevi thoát ra được? Ý nghĩa ấy trước đây đã đôi lần nảy ra trong óc Genevieve, nhưng lần này không hiểu sao nó lại ám ảnh cô nhiều đến thế. Và nếu Halevi thoát chết, chắc chắn anh ta đã đem số châu báu ấy đến gửi ở ngân hàng này. Họ tên người chủ Ngân hàng Thụy Sĩ đã in sâu trong óc cô khiến không bao giờ cô quên. Tên ông là Pierre Chambord, bạn của Josef Kandalman.
Người nhân viên hỏi:
- Thưa bà, chúng tôi có thể giúp bà được gì?
- Tôi có câu chuyện quan trọng cần nói với ông Pierre Chambord- cô nói.
Người nhân viên ngân hàng gọi một thư ký:
- Bà khách này hỏi ông Chambord. Theo tôi, vấn đề này cần báo ông giám đốc biết.
Genevieve theo nhân viên thư ký vào một gian phòng xung quanh lợp kính ở phía sau tòa nhà chính của ngân hàng. Một người đàn ông tóc đen đang ngồi ở bàn giấy.
Thấy cô, ông ta đứng dậy bước ra đón và chìa tay tự giới thiệu:
- Tôi là Jacques Borchgrave. Tôi có thể giúp bà được gì ?
Genevieve nói:
- Tôi cần gặp ông Pierre Chambord.
- Tôi e ông Chambord không còn làm việc với ngân hàng chúng tôi nữa. Bà có thể nói với tôi được không?
- Chuyện này xảy ra cách đây nhiều năm rồi..
- Trước khi đi, ông Chambord có bàn giao lại toàn bộ các giấy tờ hồ sơ.
Genevieve nói:
- Tôi tin trong số khách hàng của ông Pierre Chambord có một người là Josef Kandalman.
- Bà làm ơn cho tôi xem giấy tờ của bà.
Genevieve đưa ông ta hộ chiếu. Ông ta xem rất kỹ rồi đưa mắt về phía tập hồ sơ bọc bìa cứng nhãn Rolodex. Ông ta giở đến vần K, gài vào chỗ đó một tấm kim loại mỏng để đánh dấu rồi lấy ra một hồ sơ mỏng. Sau khi lật từng trang xem xét, ông ta ngẩng đầu nhìn Genevieve, nói:
- Bà hiểu cho, tại Thụy Sĩ có những luật lệ khắt khe về hoạt động ngân hàng. Giá như trường hợp bình thường, tôi không được phép để lộ thông tin về khách hàng của chúng tôi. Tuy nhiên, trong hồ sơ này có một lá thư viết tay đề tháng 5 năm 1943, trong có kẻ danh sách những người ông Josef Kandalman ủy nhiệm gửi tiền ở đây thay mặt ông. Trong danh sách này có tên bà. Phải chăng chính vì vậy mà bà đến tìm chúng tôi?
Genevieve đáp:
- Không phải nguyên nhân đó. Tôi chỉ muốn biết có ai trong số bốn người kia đã đem thứ gì đến gửi ở ngân hàng các ông không?
- Bà làm ơn cho biết tên của bốn người kia- viên giám đốc lịch thiệp hỏi.
- Anna Maxell, Janet Taylor, Pan Halevi và Keja. Chị này chỉ là họ, không có tên.
Lộ vẻ yên tâm là đã không tiết lộ bí mật của khách hàng, viên giám đốc nói:
- Trong hồ sơ không lưu lại một giấy tờ gì chứng tỏ một trong những người bà nêu tên đã chuyển khoản món tiền nào tại đây. Ngoài ra bà còn cần gì nữa không, thưa bà?
- Tôi còn việc rút một số tiền trong tài khoản của tôi.
- Ông nhân viên sẽ làm công việc đó cho bà.
Viên giám đốc gọi thư ký, bảo đưa Genevieve ra phòng ngoài. Ông ta nói:
- Rất hân hạnh được gặp bà. Nếu sau này bà cần điều gì xin bà cứ liên hệ trực tiếp với tôi.
Họ bắt tay nhau và Genevieve trở ra phòng thu phát tiền, nhận số tiền cô rút ra trong tài khoản của cô tại ngân hàng này. Bước ra khỏi tòa nhà ngân hàng, Genevieve nghĩ đến Halevi. Vậy là anh ta đã chết và nghĩ đến kho châu báu bị chôn vùi ở dưới hầm nông trại bên áo, mà cũng có thể một chủ trại nào đó may mắn phát hiện ra căn hầm kia và thế là y kiếm được một gia tài vượt xa mọi giấc mơ táo bạo nhất của y. Dù sao thì đấy cũng là sự đánh dấu một quãng đời đã khép lại của cô.
Lúc Genevieve về đến khách sạn, Hank đã đang chờ cô ở đó. Anh bầy lên giường cả một tá sách và hớn hở kể lại đã liên hệ xong vụ đưa cô đi thăm những nơi tuyệt vời của đất nước Thụy Sĩ.
Hank phấn khởi nói:
- Cô sẽ thấy yêu đất nước này. Bao nhiêu thứ ở đây đáng cho cô xem. Vậy bao giờ cô định lên đường, Genevieve?
- Càng sớm càng tốt.
Hank đưa hai bàn tay ôm chặt cô bạn, nói:
- Cô thật là tuyệt vời!
Genevieve mỉm cười, hôn nhẹ lên má Hank rồi quay sang xem những cuốn sách.
Hank đã thuê một chiếc xe nhãn Volkswagen, đưa Genevieve đi ngao du khắp nơi trên đất Thụy Sĩ trong ba tuần lễ tiếp theo. Khi họ đến phía Nam dãy núi Alps Thụy Sĩ thì trời chuyển sang tiết thu. Nông trại họ đến thăm hiện ra như một con tàu giữa đại dương lá vàng.
***
Genevieve nhận thấy tình cảm giữa cô và Hank đã tàn, và cô chưa biết sau khi trở về Geneve cô sẽ làm gì. Suốt ba tuần lễ, họ đều nằm chung giường, ôm nhau ngủ nhưng không lần nào làm tình. Genevieve bắt đầu chú ý đến hiện tượng, đến đâu, Hank cũng thân ngay được với một vài cậu trai trẻ, nhiều khi chỉ ở tuổi thiếu niên. Cô không bực mình và càng thấy lần Hank cương lên trong buồng tắm hôm đó chỉ là trường hợp hãn hữu và duy nhất với một người đàn bà.
Số tiền trong tài khoản của Genevieve đã gần cạn và sớm muộn họ sẽ phải trở về Paris.
Chỉ vài tháng nữa, Genevieve đã tròn ba mươi tuổi và thời gian để cô hành nghề gái điếm cao cấp chẳng còn bao lâu nữa. Cô có thể làm nghề đó thêm hai năm hoặc ba năm là cùng, sau đấy nếu có buộc phải làm, cô cũng không thể đòi khách trả những khoản tiền lớn như trước được nữa. Đàn ông giàu có thích ngủ với phụ nữ trẻ và trong lĩnh vực hoạt động này liên tục có lực lượng mới thay thế những phụ nữ đã già, bán khoái cảm tình dục cho khách làng chơi.
Nghĩ đến điều đó quả là đáng buồn, bởi Genevieve không còn chút hào hứng nào đi vẩn vơ ngoài đường phố mời chào loại khách rẻ tiền. Đổi nghề thì cô biết làm nghề gì? Cô chỉ có độc một nghề là bán dâm, nghề do mụ công tước đã dẫn cô tới. Cô không có tài cán gì khác ngoài cái tài đóng vai một nữ quý tộc đài các, sang trọng, giỏi về các thực đơn, các thứ rượu và tài tiếp chuyện khách về đủ loại đề tài, văn học cũng như nghệ thuật..
Trước khi chia tay, Genevieve dạo chơi với Hank ngày cuối cùng. Họ ăn một bữa ngoài trời trên sườn núi gần thành phố Bern, ngắm những tia nắng chiếu trên ngọn Jungfrau. Trưa hôm đó họ lại về ở đúng khách sạn họ nghỉ lần đầu tiên khi mới đến đất Thụy Sĩ.
Đến nơi, Hank lập tức đi tắm rồi đánh bộ quần áo mới sạch sẽ, báo cô bạn biết anh đi dạo một lát để từ biệt đất Thụy Sĩ. Genevieve thừa biết anh đã hẹn với một cậu sinh viên gặp dưới phòng tiếp tân, lúc họ mới bước vào khách sạn này.
Lúc Hank đi, Genevieve ra bao lơn nhìn theo thì đúng như vậy, anh đang sóng đôi với cậu sinh viên ấy trên con đường ven hồ.
Một mình suốt cả buổi chiều nay cũng buồn, Genevieve quyết định cũng đi chơi. Cô thuê xe chở giờ để đến Montreux, rồi xuống đi bộ một mình trên con đường nhỏ dẫn tới bờ nước.
Genevieve ngồi xuống bãi cỏ ngắm lâu đài Chillon. Hank đã kể cô nghe về lâu đài này, nghe đồn chính lâu đài Chillon đã gợi cảm hứng cho thi sĩ vĩ đại Byron viết nên tác phẩm bất hủ “Người tù ở Chillon”. Trong suốt những ngày họ mới đến đất Thụy Sĩ, Hank đã đọc thuộc lòng cho cô bạn Pháp nghe toàn bộ bản trường ca này.
Ngắm tòa lâu đài cổ kính, Genevieve bỗng tự đặt mình vào vị trí người tù trong tác phẩm kia. Anh ta đã phải nhìn qua tấm song sắt suốt ngày lên những đỉnh núi nhọn hoắt, quanh năm tuyết phủ kia. Genevieve cảm thấy mình chẳng khác người tù là bao. Người tù kia là tù của đối thủ, còn cô là tù nhân của quá khứ chính bản thân cô. Và giống như người tù kia, Genevieve cũng thấy không có cách gì thoát khỏi tấm song sắt của quá khứ.
Cô nghĩ đến Anna và Janet, không biết số phận cuộc đời hai bạn gái ấy lúc này ra sao. Sau khi ra khỏi trại tập trung Tây Ban Nha cô đã viết thư cho cả hai, nhưng chỉ nhận được thư trả lời của Anna ở New York. Anna kể chuyện nàng đã lấy Mark Hunter và anh đã thôi không làm ở Bộ ngoại giao nữa mà mở một phòng bán tác phẩm hội họa ở Đại lộ số Năm, chuyên về hội họa Âu châu thế kỷ XVII. Bé Janna học mẫu giáo. Buổi sáng bé đến trường thì Anna nghiên cứu các kiểu nữ trang và dự định sẽ mở cửa hàng nữ trang, coi là một chi nhánh phòng tranh của chồng.
Theo như Anna kể trong thư thì cuộc sống của nàng với Mark hạnh phúc hơn so với nàng mường tượng. Genevieve biết rằng khi lấy Mark Hunter, Anna chưa yêu ông ta, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi. Tính tình dịu dàng, tốt bụng và trìu mến, Mark đã chinh phục được tình cảm của vợ. Nàng viết trong thư:
-Mark đã đem lại cho tôi sự thanh thản và an toàn, thứ tôi rất cần thiết để trở lại chính mình. Tôi rất biết ơn Mark về điều đó.
Trong lúc ngắm làn nước lăn tăn trên mặt hồ Geneve, Genevieve cố suy nghĩ xem thế nào là cuộc sống thanh thản và an toàn. Khái niệm quá xa lạ khiến cô không sao hiểu nổi. Mụ công tước đã tạo ra một cách sống ba chìm bảy nổi cho Genevieve và cô luôn cảm thấy cuộc sống bấp bênh. Cô đã quá quen với cách sống như vậy.
Genevieve đứng dậy bước đi lững thững, chìm đắm trong suy tưởng. Mãi khi lối mòn dẫn cô đến bờ nước, cô mới giật mình nhìn lên bức tường thành bao quanh tòa lâu đài cổ kính.
Lâu đài được xây trên cao, dựa lưng ra phía hồ. Trông hình dạng, cô đoán ngày xưa tòa lâu đài này chắc phải đẹp lắm, nhưng bây giờ trông đổ nát và hoang phế. Chỉ có một ông già đang sửa lại hàng rào ngay gần chỗ Genevieve đứng. Ánh nắng buổi hoàng hôn chiếu xuống, trông hệt như một bức sơn dầu của danh họa Vermeer.
- Chưa bao giờ mình thấy một nơi phong cảnh tuyệt diệu như thế này!
Genevieve buột miệng nói lên thành tiếng. Ông già ngừng tay quay lại nhìn cô gái Pháp.
Ông lấy cùi tay gạt mồ hôi trên trán:
- Ngày trước thì nơi đây đúng là như thế, nhưng ngày nay chỉ còn toàn mục nát.
Genevieve hỏi:
- Ai là chủ nhân của tòa lâu đài này, thưa ông?
Ông già nhún vai:
- Ngày trước vẫn là một bà phu nhân người Italia sống trong đó, nhưng bà ấy chết rồi và vì chiến tranh nên cũng chẳng ai chịu đi tìm xem những người thừa kế của bà hiện ở đâu để báo cho họ biết.
Genevieve vẫn đăm đăm nhìn kên tòa lâu đài, sau khi ông già do những luật sư của bà phu nhân Italia quá cố thuê để trông nom nó đã xong việc, thu dọn đồ đạc, ra về trên chiếc xe đạp.
Trong óc cô tưởng tượng nếu sửa sang lại thì tòa lâu đài này trông sẽ ra sao? Nhũng bức tương lở kia sẽ được đắp lại và quét vôi, những khu vườn kia được chăm sóc và những bãi cỏ sẽ được sửa sang và trồng lại, cắt xén phẳng phiu, chạy xuống tận bờ nước. Tòa lâu đài này sẽ là nơi ở tuyệt vời cho một người chủ giàu có nào đủ tiền sang sửa, phục hồi. Mà cũng có thể là một trường học nội trú loại đặc biệt.
Đột nhiên óc Genevieve loé lên. Giá như lập tại đây một trường cao đẳng nữ học tu nghiệp dành cho con gái những gia đình giàu có đến học những môn tỷ như phép thanh lịch, cử chỉ duyên dáng, kiến thức về nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, học cách nấu nướng, trình bày và ăn những món ăn đặc biệt quý, rồi nghệ thuật tiếp chuyện, tóm lại tất cả những gì mụ công tước đã bỏ vốn ra để đào tạo cô thành một mệnh phụ trẻ, đẹp và duyên dáng, cao sang. Genevieve đã học được ngần ấy thứ do những thầy cực giỏi huấn luyện.
Ý nghĩ đó loé lên khiến Genevieve cảm thấy như một tấm màn che phủ trước mắt đột nhiên mở ra. Cuộc sống của cô chứa đựng bao nhiêu tiềm năng lý thú. Cô biết rằng thực hiện được ý đồ ấy hết sức khó khăn, có nghĩa trước mắt sẽ phải quay về tiếp tục làm làm cho mụ công tước đông thời tích lũy đến bao giờ có được một số vốn không nhỏ, đủ để bắt tay vào việc thực hiện nó.
Bây giờ đã có mục tiêu rõ ràng, việc trở về Paris đối với Genevieve không còn đáng sợ nữa. Cô tự nhủ sẵn sàng chịu đựng mọi cay đắng nhục nhã để một ngày nào đó được sống thực sự là mình, được can đảm thấy mình thực sự là con người hữu ích. Thậm chí nếu trường hợp có tích lũy đủ vốn liếng, lâu dài này có chủ, cũng không quan trọng, bởi vì chỉ cần tiền chứ còn địa điểm tốt thì hoàn toàn không có.
Suy nghĩ đó làm Genevieve đầy hào hứng. Cô nhất quyết sẽ phải đạt bằng được hai điều cô mơ tưởng và đã đinh ninh không bao giờ vươn tới nổi trong kiếp này: niềm thanh thản và cảm giác về danh dự. Genevieve tràn trề hy vọng đến ngày cô bước sang một giai đoạn mới trong cuộc đời và tất cả những gì đã qua sẽ tan biến hoàn toàn, cả trong ký ức cô cũng như ký ức mọi người.
Ngồi trên xe trở về thành phố Geneve, Genevie suy tính trước xem sẽ nói thế nào với Hank, nhưng đến lúc bước vào cửa khách sạn rồi lên đến phòng, cô vẫn chưa nghĩ ra được lời lé nào cho thật thích hợp. Lúc tra chìa khóa vào cửa, Genevieve vẫn còn nghĩ, nói cách nào về việc cô quyết định trở về Paris. Cô hoàn toàn không muốn gây cho anh một nỗi băn khoăn nào, bởi anh đối xử với cô rất tốt, đã giúp đỡ cô trong lúc khó khăn nhất. Nhưng đã đến lúc cô phải trở về với cuộc sống, và tình cảm mềm yếu trở thành trở ngại lớn lao, thậm chí nguy hiểm.
Bước vào phòng, Genevieve thấy tiếng nước chảy trong buồng tắm. Cô ló đầu vào. Buồng tắm mù mịt hơi nước nóng và Genevieve lờ mờ nhìn thấy hai bóng đàn ông trần truồng đứng dưới vòi hoa sen đang làm tình với nhau.
Lúc thanh toán tiền phòng dưới quầy, Genevieve trả tiền trước hai tuần để Hank có thể sống thêm ít ngày ở đây trước khi trở về Paris. Cô ngồi xuống ghế định viết mấy chữ từ biệt, loay hoay mãi, hết viết lại xé, đến hơn chục tờ mà vẫn chưa tìm được lời nào cho thích hợp.
Đột nhiên cô nhớ lại một câu Hank đã giảng cho cô khi anh mới bắt đầu dạy cô học. Đó là câu của Fray Luis de Leon: “Điều quan trọng nhất là mỗi người hành động theo đúng bản chất của mình”. Genevieve liền viết luôn câu đó lên giấy rồi ký tên: “Người bạn yêu quý anh. G”.



Lê chân trên đường đến gần sáng, Genevieve nhìn thấy các xe vệ sinh đã bắt đầu quét và hót rác trên các phố. Cô vội vã rảo chân. Mùi thức ăn thiu thối và mùi cà phê xộc vào mũi, nhưng cô không bụng dạ đâu để ý đến những thứ đó. Mỗi bước chân làm cô đau đớn khắp phần dưới cơ thể và đặc biệt hai đùi. Nỗi đau mỗi lúc một tăng. Tuy không có xu nào trong túi, cô vẫn liều vẫy một taxi và chui vào, nằm vật xuống nệm ghế phía sau.

- Bà đi đâu?- Tài xế taxi hỏi, mắt nhìn nhũng vết rớm máu trên mặt và hai bắp tay của khách.

Genevieve đáp:

- Khu phố Latin. Đến đó tôi sẽ chỉ đường cho ông.

Việc cô chọn địa điểm kia là do một động lực mang tính bản năng hơn là do lý trí suy xét. Đến lúc ngả người trở lại ghế sau của xe, cô chợt băn khoăn, không biết Hank Owens sẽ phản ứng ra sao khi mở cửa, thấy “tiểu thư Fleury” đứng trên bậc thềm nhà ông ta vào giờ này và hình dạng thảm hại như thế kia?
Genevieve tự hỏi, tại sao mình không về nhà mà lại đến chỗ Hank? Cô tự thanh minh rằng không có chìa khóa cổng, cô sẽ phải bấm chuông đánh thức người gác dậy và bác ta sẽ nhìn thấy những thương tích trên người cô, điều mà cô hoàn toàn không muốn.

Nhưng thâm tâm Genevieve thừa biết đấy chỉ là một cách tự biện bạch, thật ra lúc này cô rất muốn được gặp con người duy nhất đối xử tốt với cô mà không kèm theo một điều kiện nào hết.

- Đỗ lại chỗ góc phố kia - Genevieve ra lệnh cho tài xế.

Cô đã đến thăm căn phòng nhỏ của Hank nhiều lần và tuy không biết đích xác số nhà nhưng cô cũng nhớ là bên cạnh hiệu bán thịt.

- Bà không nhớ lầm đấy chứ? - người tài xế nói, mắt nhìn về phía những thanh gỗ ngoài cửa hiệu bán thịt.

Genevieve đáp:

- Không. Bác chịu khó đợi cho một phút để tôi vào lấy tiền.

Người tài xế chưa kịp phản đối, Genevieve đã chui ra khỏi xe taxi và ấn chuông nhà Hank. Tiếng chuông rung chuyển cả ngôi nhà và tiếng chó sủa ầm ĩ. Lát sau cửa mở, Hank hiện ra mặc quần jean đã bị cắt ngắn.

- Ôi! Sao thế này?

Genevieve hỏi luôn:

- Ông có thể trả tiền xe taxi được không?

Hank móc túi sau lấy tiền chạy ra đưa tài xế, trong khi Genevieve bám vào thành cầu thang gác leo lên, vào phòng anh ta, ngồi xuống giường. Gian phòng nhỏ bừa bãi đủ thứ đồ đạc linh tinh.

Hank bước vào, nói:

- Trông tiểu thư thật kinh khủng.

Nước mắt tủi hờn bị ghìm lại nay được dịp trào ra như suối.

Hank dịu dàng nói:

- Tôi không định nói là..

Genevieve thổn thức:

- Không phải tại ông. Không phải tại anh đâu, Hank! Tôi bị người ta đánh.

- Cô không phải kể gì hết.

- Tôi bị mất ví tiền, cả chìa khóa cổng.

Hank dịu dàng nói:

- Không sao. Tôi sẽ săn sóc cho cô.

Genevieve khoan khoái nằm ngã lưng lên gối, lúc này hãy còn ấm hơi người của Hank. Cô ngửi thấy mùi thân thể anh phảng phất đâu đây. Lau nước mắt, cô nhìn Hank mở tủ, lấy ra chiếc xắc Gladstone và mở sắc lấy ra mấy lọ nhỏ.

Anh nói:

- Quà của chú Sam đấy!

Genevieve nhớ là Hank đã kể cho cô nghe anh đã từng phục vụ trong quân y quân đoàn số Năm của Hoa Kỳ.

Hank nói thêm:

- Hơi đau đấy cô chịu khó.

Đột nhiên cô dướn người lên vì đau. Cồn lốt bôi vào làm cô xót như da thịt bị đốt cháy. Cô rên rỉ nhưng không kêu to và khi Hank bảo cô cởi quần áo để anh bôi thuốc lên da bụng, cô cởi hết, không để một mảnh vảI nào còn lại trên người.

Hank bội mỡ kháng sinh lên tất cả những chỗ nào có thể nhiễm trùng, rồi phủ lên một lớp cao bạc hà làm cô cảm thấy các thương tích dịu đau, tuy vẫn còn nhức.

Hank nói:

- Tôi tiêm cho cô một mũi, sẽ làm cô hết đau và ngủ được một giấc.

Genevieve hỏi:

- Tiêm gì?

- Morphine.

Anh lấy xơ ranh hút thuốc trong một ống thuốc tiêm nhỏ rồi cắm mũi kim vào cách tay cô. Lát sau nỗi đau đớn hành hạ thân thể cô dịu hẳn đi và Genevieve thấy một cảm giác khoan khoái kỳ lạ.

Cô rên rỉ:

- Tuyệt quá!

Hank đáp:

- Cô ngủ đi một giấc.

Genevieve nhắm mắt và chìm vào trạng thái nửa ngủ nửa thức. Khi tỉnh lại, cô thấy nắng ban trưa đã lọt vào phòng. Cô thấy người nhẹ hẳn đi vì ngủ được một giấc. Và tuy chỗ thắt lưng vẫn còn nhức nhưng so với lúc đêm, đã giảm đi rất nhiều.

Cô thả hai chân xuống đất, nhìn thấy những vết máu trên thành giường đã được chùi sạch.

Cô không mặc lại bộ quần áo sang trọng của hiệu thời trang Schiaparelli lúc sáng sớm cởi ra bởi nó đã rách bươm và dây đầy máu. Cô lấy quần jean bạc phếch của Hank và áo phông của anh in dòng chữ “Tài sản quân đoàn số Năm Hoa Kỳ” mặc vào người. Cô lấy tấm khăn lụa vuông mầu xanh nước biển phủ trên ngọn đèn bàn của Hank buộc lại tóc rồi xỏ chân vào đôi dép cũ rích lò dò sang gian bếp.

Hank đang loay hoay bên bếp ga. Quan sát xung quanh cô thấy rõ Hank ăn uống rất đạm bạc. Không biết Genevieve đứng sau lưng, Hank vụng về lật miếng thịt rán trong chảo, làm nó trượt ra ngoài rơi xuống sàn bếp đúng ngay dưới chân cô gái Pháp.

Anh nói giọng hiền lành:

- Đấy cũng là cách đập mềm miếng bít tết.

Cô bật cười, đỡ chiếc bàn xẻng trong tay anh, lấy miếng thịt dưới sàn lên, cho lại vào chảo:

- Thì cứ nói thẳng là vụng về, làm rơi thì đã sao?

Hank hỏi:

- Cô đập thêm quả trứng lên đó không?

- Bít tết mà lại đập trứng vào ạ?

- Đấy là kiểu ăn của người Mỹ.

- Bây giờ tôi mới hiểu tại sao người ta bảo anh hâm.

- Cô yên tâm, tôi sẽ giảng cho cô cách ăn pho mát với bánh táo.

Họ ngồi ăn bên chiếc bàn nhỏ ở phòng bên cạnh.

- Tôi định sẽ ở với anh lâu đấy- Genevieve nói, lúc họ nhấp cà phê.

- Thật chứ?

Genevieve nhún vai:

- Hình dạng như thế này tôi không muốn ra ngoài đường phố Paris để ai nhìn thấy.

Hank nói:

- Cô không muốn ở đây lâu bao nhiêu cũng được và tôi chỉ vui thôi.

- Nhưng tôi còn muốn rời khỏi Paris ít lâu. Anh sẽ đi với tôi.

Hank đáp:

- Thú đấy, chỉ phải cái tôi cạn túi rồi.

Cô nói:

- Không sao. Tôi sẽ đi lấy tiền.

Mụ công tước mở hai tài khoản riêng rẽ tại chi nhánh Ngân hàng Tín dụng Thụy Sĩ trên quảng trường Champs Elysées và mặc dù tiền của Genevieve chỉ là khoản để cô mua sắm riêng nhưng lãi suất cô được hưởng hoàn toàn. Ngoài ra còn những khoản tiền khách thưởng thêm, cô cũng gửi cả vào đó nên đến nay tài khoản của cô đã khá lớn.

- Thế còn bà cô của cô thì sao?

Genevieve ngơ ngác, nhưng liền đó sực nhớ ra rằng mụ công tước nói với mọi người cô là cháu gọi mụ bằng cô.

- Tôi sẽ gọi điện cho bà ấy. Bà ấy sẽ không nói sao đâu. Vả lại tôi không thể gặp bà ấy trong tình trạng như thế này được.

Hank gật đầu:

- Cô định đi đâu?

- Đâu cũng được. Anh thích đi đâu?

- Thụy Sĩ! Đấy là nơi tôi thích nhất trong các nước châu Âu. Đặc biệt là khu vực xung quanh thành phố Geneve.

- Vậy thì ta sang đó.

- Bao giờ đi?

- Cô nói đùa!

Genevieve nói:

- Chưa bao giờ tôi nói nghiêm chỉnh như lúc này!

Trưa hôm ấy, cô gọi điện cho mụ công tước, thoái thác một cuộc giáp mặt với mụ, chỉ kể sơ qua kế hoạch của cô rồi gác máy luôn, không để mụ kịp phản đối. Gần tối, cô đến chi nhánh Ngân hàng Thụy Sĩ rút một số tiền mặt trong tài khoản, mua một đôi giầy đi đường, cùng vài chiếc quần, vài chiếc áo loại thể thao cùng một áo len dài tay cao cổ khá rộng, đủ để che lấp những vết thương trên cánh tay và cổ.

Tàu chạy từ Paris đến Geneve mất bảy tiếng đồng hồ. Genevieve mua vé cả một phòng trên tàu để hai người dùng. Nhưng cô vẫn không sao ngủ được. Nằm trên chiếc giường hẹp, cô lắng nghe tiếng bánh xe lăn trên đường ray đều đều và thấy người lại nhức rần rật. Cơn đau tăng lên đến mức cô không chịu nổi. Cô với tay bật ngọn đèn đọc sách và cố quên đi cơn đau bằng cách đọc cuốn tiểu thuyết rẻ tiền cô mua lúc sắp lên tàu ở Paris.

- Khó chịu lắm à?

Genevieve ngước mắt nhìn lên, thấy Hank nằm trên, đang ngó đầu xuống.

Cô đáp:

- Nhức quá!

Hank leo thang xuống, mở xắc Gladstone:

- Để tôi tiêm cho cô một mũi Morphine nữa.

Anh lấy xơ ranh hút thuốc ở ống thuốc, nói tiếp:

- Nhưng tôi chỉ tiêm cho cô mũi này là mũi cuối cùng thôi đấy. Thứ này dễ nghiện lắm. Tôi đã thấy nhiều cậu trong đơn vị tôi bị mắc rồi. Chẳng hay ho gì đâu.

Hank tháo thắt lưng buộc chặt bắp tay Genevieve để tìm tĩnh mạch. Khi thuốc vào, cô cảm thấy hơi ấm tràn vào cơ thể và vài phút sau mọi đau đớn biến mất. Tiếng bánh xe lăn trên đường ray đều đều như tiếng dụng cụ đập nhịp cho nhạc công, lúc nãy nhấn thêm nỗi đau thì bây giờ ru ngủ. Cảm giác khoan khoái kỳ lạ tràn ngập cơ thể cô.

Hank lại leo lên giường trên và lát sau cô nghe thấy tiếng thở đều đều của anh. Khác với lần trước Morphine làm cô thiếp ngủ ngay, lần này cô vẫn thức, nhưng trong một trạng thái thanh thoát kỳ diệu. Cô nằm ngửa, nhìn lên giường trên và khoái cảm từ bụng dưới lan tỏa ra khắp cơ thể y hệt như lúc lên tới đỉnh điểm khoái cảm trong giao hợp .

Genevieve vẫn trong trạng thái đó cho tới gần sáng, khi đoàn tàu đỗ lại trên biên giới Pháp- Thụy Sĩ để nhân viên biên phòng lên kiểm tra hộ chiếu. Lúc này cơn thăng hoa ban đầu đã tan và Genevieve rơi vào trạng thái suy sụp.

Cơn suy sụp không trầm trọng và nỗi đau nhức không trở lại nhưng cô thấy bồn chồn kiểu rất lạ, như thể bất cứ thứ gì cũng làm cô cáu kỉnh. Thủ tục kiểm tra hộ chiếu diễn ra bình thường nhưng nhân viên an ninh biên phòng rất ngạc nhiên thấy bà khách giận dữ. Chắc Hank biết nguyên nhân, bởi anh khéo léo và mềm mỏng xoa dịu nỗi bực tức của nhân viên biên phòng trong lúc ông ta khó chịu ấn con dấu vào trang giấy trong cuốn hộ chiếu của hai hành khách cho phép họ đi tiếp đến Geneve.

Genevieve đã đặt sẵn phòng khách sạn từ lúc còn ở ga xe lửa tại Paris. Cô cùng hank nghỉ tại một khách sạn nhỏ ngay gần Tia Nước một tia nước phun nhân tạo lấy nước từ trên hồ Geneve khiến nó phun cao hàng chục mét.

Phòng của họ có một bao lơn trồng đầy hoa và đứng đó có thể nhìn thấy từng đàn nhện nước chạy ngang dọc trên mặt nước hồ trước cửa Trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Hank bứt một bông hoa đưa Genevive:

- Chúc mừng cô đã tới thành phố Geneve. Cô định làm gì bây giờ?

Genevieve đáp:

- Ngủ. Tôi thấy buồn ngủ rồi.

Hank nói:

- Tác dụng của morphine đấy. Lúc lên thì rất khoái nhưng lúc xuống thì rất mệt. Trong khi cô ngủ, tôi chạy tìm lại vài nơi quen thuộc nhé!

Anh hôn nhẹ lên má cô rồi lấy chiếc máy ảnh cũ kỹ trong xắc, bước ra khỏi phòng. Cô đứng ngoài bao lơn, nhìn theo cho đến lúc Hank khuất sau góc khách sạn. Anh ngoái đầu lại, vẫy tay chào rồi khuất hẳn.

Genevieve nhận thấy anh mới trẻ trung làm sao trong ánh nắng sớm mai. Cô nhìn thấy anh lại hiện ra, bước qua đường rợp bóng cây đi về phía bờ hồ. Sau đấy cô quay vào phòng, lên giường ngủ.

Mãi đến xế chiều Genevieve mới thức dậy và cô biết Hank đã về vì thấy tiếng mở vòi hoa sen trong buồng tắm. Cô thấy người dễ chịu sau một giấc ngủ đẫy và nỗi suy sụp ban đêm đã tan biến đâu hết. Trên người vẫn chưa có mảnh vải nào, cô mở cửa buồng tắm, bước vào, đứng sau lưng Hank, dưới vòi hoa sen đang xả nước ấm xuống. Hank quay lưng lại nên không biết cô đứng phía sau, mãi tới khi cô quàng hai tay ôm người anh.

Anh nói:

- Lạy Chúa! Cô làm gì thế?

- Anh không muốn em làm thế này à, Hank?- Genevieve nũng nịu nói.

Không trả lời, Hank đưa đầu hứng nước để tan bọt xà phòng trên mái tóc. Genevieve bèn lấy bánh xà phòng chà lên ngực anh. Hank có cặp mông rắn chắc, háng hẹp, bụng phẳng. Vừa sát xà phòng cho anh, Genevieve vừa đưa dần bàn tay xuống thấp rồi xoa lên đầu dương vật. Dương vật Hank cương lên. Nhưng cô ngạc nhiên thấy anh e thẹn lảng ra, mượn cớ nhặt chiếc khăn bông rơi xuống sàn.

- Tắm lâu quá da tôi săn cả lại đây này- anh nói và bước ra khỏi vòi hoa sen, quàng tấm khăn bông to che kín người.

Sửng sốt trước thái độ kỳ lạ ấy, Genevieve vẫn tiếp tục đứng dưới vòi nước ấm thầm nghĩ, tại sao Hank lại tránh cô như vậy? Hay anh không hề tỏ thái độ gì có vẻ muốn cô cả. Trước đây chính cô giữ một khoảng cách với anh, cho nên Hank có thái độ như vậy là thích hợp, nhưng hôm nay cô chủ động mời anh kia mà. Vậy là anh không muốn yêu cô!

Bước ra khỏi vòi hoa sen, Genevieve lau người thật khô rồi mặc tấm áo choàng trong nhà của khách sạn để sẵn cho mỗi khách. Phun nước hoa lên người xong, cô bước sang phòng bên cạnh thấy Hank đang nằm hút thuốc lá. Cô giật điếu thuốc trên miệng anh, giụi vào gạt tàn, rồi cưỡi lên người anh. Phanh tấm áo choàng, cô ấn núm vú lên cổ rồi ngực anh, đưa dần hai đầu vú xuống thấp, chạm vào đầu dương vật nhưng lần này không thấy dương vật anh cương lên như lúc trong buồng tắm.

Hank nhẹ nhàng luồn dưới háng cô đứng lên, nói:

- Genevieve, tôi không thích làm chuyện đó với cô đâu.

- Tại sao? Hay em xấu? Hay anh nhìn thấy những vết sẹo này?

- Lạy Chúa! Không phải thế.

- Vậy tại sao?

Hank ngập ngừng một lúc rồi nói:

- Hồi còn nhỏ, tôi thường chơi trò thầy thuốc khám bệnh với một cô bé cũng trạc tuổi tôi. Trò chơi này thật ra chỉ là để hai đứa xem bộ phận sinh dục của nhau. Nhưng một lần cô bạn nhỏ ấy kể với bố mẹ cô ấy và thế là tôi bị cha tôi đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Tôi không hiểu tại sao, chỉ thấy cha tôi bảo làm thế là hư.

Hank ngừng lại rồi nói tiếp:

- Lớn lên tôi vào học đại học Princeton và khi còn là sinh viên năm thứ nhất, một số sinh viên chuốc cho tôi uống rượu say. Họ biết tôi chưa ngủ với phụ nữ cho nên bắt tôi phải “phá trinh”. Trong trường có một phụ nữ làm chân cấp dưỡng, ban ngày làm việc đó nhưng ban đêm đem bán thứ kia.

- Bán thứ gì?

- Bán dâm, chị ta ngủ với bất cứ đàn ông nào để lấy tiền. Đám sinh viên cùng trường dẫn chị ta đến để làm tình với tôi. Nhưng chị ta làm đủ mọi cách tôi vẫn không cương lên được. Cô là phụ nữ đầu tiên làm được tôi cương lúc nãy đấy..

- Hay anh làm tình đồng giới?

Hank đưa mắt đi, lảng tránh.

- Chuyện đó không có gì xấu hết!- Genevieve nói và ôm chặt Hank. Cô thấy nước mắt anh trào ra ướt má cô. Rồi anh gỡ ra và chạy vội sang buồng tắm. Lúc anh quay vào, mắt anh đã khô nhưng vẫn còn đỏ và anh đã trấn tĩnh.

Anh nói:

- Ta ra ngoài chơi và đi ăn đi. Thành phố Geneve có rất nhiều hiệu ăn lớn. Cô thích ăn gì nào?

Genevieve nhún vai:

- Tôi ăn thứ gì cũng thấy ngon hết.

- Nếu vậy cô mặc quần áo đi, tôi sẽ dẫn cô đến hiệu ăn tôi thích nhất

Hank đưa Genevieve đến một tiệm giải khát nhỏ gần ga xe lửa, chuyên có những món đặc sản địa phương. Chủ tiệm nhận ra Hank và sau khi chào anh, đem ra một chai bia Grolsch.

- Được không? -Hank hỏi.

- Rất ngon! -Genevieve đáp.

Anh cười to:

- Đây là quán ăn duy nhất mà chủ tiệm nhớ mặt tôi. Hồi chiến tranh mới kết thúc, tôi đã chi khá nhiều tiền ở tiệm này.

Gnevieve định mở bản thực đơn, nhưng Hank đỡ lấy.

Anh nói:

- Để tôi lựa cho.

Genevieve nhớ lại, hôm cô đến chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ tại Paris, ở đấy người ta có khuyên không nên mang theo nhiều tiền mặt trong người khi đI xa, mà cô có thể rút tiền trong tài khoản của cô tại cơ sở chính tại Geneve.

Cô nói:

- Sáng mai việc đầu tiên của tôi là đến ngân hàng. Lát nữa, ăn xong anh nhắc tôi nhé.

- Được. Mà tôi có thể đi cùng với cô..

- Không cần. Bây giờ thì tôi mới là người cần tách ra.

Họ nhấm nháp cà phê và cô nhắc rồi cầm tay nhau đi dạo trên con đường ven hồ, thỉnh thoảng dừng lại ngắm những ánh sáng ngũ sắc trên vòi nước phun cao. Đêm hôm đó họ ôm nhau ngủ nhưng không làm tình. Genevieve có cảm giác là lạ, vì lần đầu tiên cô nằm cùng với một người đàn ông mà không làm tình. Nhưng cô nghĩ, đây cũng là một sự khởi đầu đáng quý.
Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong, trong khi Hank đến văn phòng du lịch đặt trước phòng khách sạn ở những nơi anh định sẽ dẫn Genevieve đến thăm, cô lên taxi đến ngân hàng Thụy Sĩ trên quảng trường Bel- Air.

Ngân hàng đóng trụ sở tại một tòa nhà rất lớn nhưng bên trong lặng lẽ như nhà thờ. Khách bàn chuyện rất khẽ với những nhân viên của ngân hàng đang lắng nghe họ. Genevieve đứng xếp hàng và bỗng có một cảm giác khó chịu hệt như cô đang đứng trong nhà thờ đợi đến lượt xưng tội với cha linh mục, chứ không phải để rút tiền.

Nỗi hồi hộp càng tăng khi cô sực nhớ rằng mình đang đứng trong đúng cái ngân hàng, nơi cô cùng các bạn lẽ ra phải đem đến gửi cả một kho châu báu của ban lãnh đạo tổ chức kháng chiến trong khu tập trung Do Thái ở thủ đô Vacsava. Nhưng số châu báu đó đã bị chôn vùi cùng với Halevi dưới hầm của nông trại tại áo. Hoặc ít nhất thì cô cũng chỉ biết tới đó. Khả năng Halevi thoát chết và số châu báu đó không bị mất là hết sức mỏng manh. Bởi anh vừa chui xuống đó vài giây đồng hồ thì quân Đức đã nã đạn lửa vào và thiêu cháy cả tòa nhà. Sau lúc quân Đức kéo đi và đám cháy tàn, chính các cô đã sục sạo tìm anh ta mà có thấy gì đâu. Nhưng lỡ anh ta thoát chết? Biết đâu đấy, do một ngẫu nhiên nào đó kỳ diệu Halevi thoát ra được? Ý nghĩa ấy trước đây đã đôi lần nảy ra trong óc Genevieve, nhưng lần này không hiểu sao nó lại ám ảnh cô nhiều đến thế. Và nếu Halevi thoát chết, chắc chắn anh ta đã đem số châu báu ấy đến gửi ở ngân hàng này. Họ tên người chủ Ngân hàng Thụy Sĩ đã in sâu trong óc cô khiến không bao giờ cô quên. Tên ông là Pierre Chambord, bạn của Josef Kandalman.

Người nhân viên hỏi:

- Thưa bà, chúng tôi có thể giúp bà được gì?

- Tôi có câu chuyện quan trọng cần nói với ông Pierre Chambord- cô nói.

Người nhân viên ngân hàng gọi một thư ký:

- Bà khách này hỏi ông Chambord. Theo tôi, vấn đề này cần báo ông giám đốc biết.

Genevieve theo nhân viên thư ký vào một gian phòng xung quanh lợp kính ở phía sau tòa nhà chính của ngân hàng. Một người đàn ông tóc đen đang ngồi ở bàn giấy.

Thấy cô, ông ta đứng dậy bước ra đón và chìa tay tự giới thiệu:

- Tôi là Jacques Borchgrave. Tôi có thể giúp bà được gì ?

Genevieve nói:

- Tôi cần gặp ông Pierre Chambord.

- Tôi e ông Chambord không còn làm việc với ngân hàng chúng tôi nữa. Bà có thể nói với tôi được không?

- Chuyện này xảy ra cách đây nhiều năm rồi..

- Trước khi đi, ông Chambord có bàn giao lại toàn bộ các giấy tờ hồ sơ.

Genevieve nói:

- Tôi tin trong số khách hàng của ông Pierre Chambord có một người là Josef Kandalman.

- Bà làm ơn cho tôi xem giấy tờ của bà.

Genevieve đưa ông ta hộ chiếu. Ông ta xem rất kỹ rồi đưa mắt về phía tập hồ sơ bọc bìa cứng nhãn Rolodex. Ông ta giở đến vần K, gài vào chỗ đó một tấm kim loại mỏng để đánh dấu rồi lấy ra một hồ sơ mỏng. Sau khi lật từng trang xem xét, ông ta ngẩng đầu nhìn Genevieve, nói:

- Bà hiểu cho, tại Thụy Sĩ có những luật lệ khắt khe về hoạt động ngân hàng. Giá như trường hợp bình thường, tôi không được phép để lộ thông tin về khách hàng của chúng tôi. Tuy nhiên, trong hồ sơ này có một lá thư viết tay đề tháng 5 năm 1943, trong có kẻ danh sách những người ông Josef Kandalman ủy nhiệm gửi tiền ở đây thay mặt ông. Trong danh sách này có tên bà. Phải chăng chính vì vậy mà bà đến tìm chúng tôi?

Genevieve đáp:

- Không phải nguyên nhân đó. Tôi chỉ muốn biết có ai trong số bốn người kia đã đem thứ gì đến gửi ở ngân hàng các ông không?

- Bà làm ơn cho biết tên của bốn người kia- viên giám đốc lịch thiệp hỏi.

- Anna Maxell, Janet Taylor, Pan Halevi và Keja. Chị này chỉ là họ, không có tên.

Lộ vẻ yên tâm là đã không tiết lộ bí mật của khách hàng, viên giám đốc nói:

- Trong hồ sơ không lưu lại một giấy tờ gì chứng tỏ một trong những người bà nêu tên đã chuyển khoản món tiền nào tại đây. Ngoài ra bà còn cần gì nữa không, thưa bà?

- Tôi còn việc rút một số tiền trong tài khoản của tôi.

- Ông nhân viên sẽ làm công việc đó cho bà.

Viên giám đốc gọi thư ký, bảo đưa Genevieve ra phòng ngoài. Ông ta nói:

- Rất hân hạnh được gặp bà. Nếu sau này bà cần điều gì xin bà cứ liên hệ trực tiếp với tôi.

Họ bắt tay nhau và Genevieve trở ra phòng thu phát tiền, nhận số tiền cô rút ra trong tài khoản của cô tại ngân hàng này. Bước ra khỏi tòa nhà ngân hàng, Genevieve nghĩ đến Halevi. Vậy là anh ta đã chết và nghĩ đến kho châu báu bị chôn vùi ở dưới hầm nông trại bên áo, mà cũng có thể một chủ trại nào đó may mắn phát hiện ra căn hầm kia và thế là y kiếm được một gia tài vượt xa mọi giấc mơ táo bạo nhất của y. Dù sao thì đấy cũng là sự đánh dấu một quãng đời đã khép lại của cô.

Lúc Genevieve về đến khách sạn, Hank đã đang chờ cô ở đó. Anh bầy lên giường cả một tá sách và hớn hở kể lại đã liên hệ xong vụ đưa cô đi thăm những nơi tuyệt vời của đất nước Thụy Sĩ.

Hank phấn khởi nói:

- Cô sẽ thấy yêu đất nước này. Bao nhiêu thứ ở đây đáng cho cô xem. Vậy bao giờ cô định lên đường, Genevieve?

- Càng sớm càng tốt.

Hank đưa hai bàn tay ôm chặt cô bạn, nói:

- Cô thật là tuyệt vời!

Genevieve mỉm cười, hôn nhẹ lên má Hank rồi quay sang xem những cuốn sách.

Hank đã thuê một chiếc xe nhãn Volkswagen, đưa Genevieve đi ngao du khắp nơi trên đất Thụy Sĩ trong ba tuần lễ tiếp theo. Khi họ đến phía Nam dãy núi Alps Thụy Sĩ thì trời chuyển sang tiết thu. Nông trại họ đến thăm hiện ra như một con tàu giữa đại dương lá vàng.

***

Genevieve nhận thấy tình cảm giữa cô và Hank đã tàn, và cô chưa biết sau khi trở về Geneve cô sẽ làm gì. Suốt ba tuần lễ, họ đều nằm chung giường, ôm nhau ngủ nhưng không lần nào làm tình. Genevieve bắt đầu chú ý đến hiện tượng, đến đâu, Hank cũng thân ngay được với một vài cậu trai trẻ, nhiều khi chỉ ở tuổi thiếu niên. Cô không bực mình và càng thấy lần Hank cương lên trong buồng tắm hôm đó chỉ là trường hợp hãn hữu và duy nhất với một người đàn bà.

Số tiền trong tài khoản của Genevieve đã gần cạn và sớm muộn họ sẽ phải trở về Paris.

Chỉ vài tháng nữa, Genevieve đã tròn ba mươi tuổi và thời gian để cô hành nghề gái điếm cao cấp chẳng còn bao lâu nữa. Cô có thể làm nghề đó thêm hai năm hoặc ba năm là cùng, sau đấy nếu có buộc phải làm, cô cũng không thể đòi khách trả những khoản tiền lớn như trước được nữa. Đàn ông giàu có thích ngủ với phụ nữ trẻ và trong lĩnh vực hoạt động này liên tục có lực lượng mới thay thế những phụ nữ đã già, bán khoái cảm tình dục cho khách làng chơi.

Nghĩ đến điều đó quả là đáng buồn, bởi Genevieve không còn chút hào hứng nào đi vẩn vơ ngoài đường phố mời chào loại khách rẻ tiền. Đổi nghề thì cô biết làm nghề gì? Cô chỉ có độc một nghề là bán dâm, nghề do mụ công tước đã dẫn cô tới. Cô không có tài cán gì khác ngoài cái tài đóng vai một nữ quý tộc đài các, sang trọng, giỏi về các thực đơn, các thứ rượu và tài tiếp chuyện khách về đủ loại đề tài, văn học cũng như nghệ thuật..

Trước khi chia tay, Genevieve dạo chơi với Hank ngày cuối cùng. Họ ăn một bữa ngoài trời trên sườn núi gần thành phố Bern, ngắm những tia nắng chiếu trên ngọn Jungfrau. Trưa hôm đó họ lại về ở đúng khách sạn họ nghỉ lần đầu tiên khi mới đến đất Thụy Sĩ.

Đến nơi, Hank lập tức đi tắm rồi đánh bộ quần áo mới sạch sẽ, báo cô bạn biết anh đi dạo một lát để từ biệt đất Thụy Sĩ. Genevieve thừa biết anh đã hẹn với một cậu sinh viên gặp dưới phòng tiếp tân, lúc họ mới bước vào khách sạn này.

Lúc Hank đi, Genevieve ra bao lơn nhìn theo thì đúng như vậy, anh đang sóng đôi với cậu sinh viên ấy trên con đường ven hồ.

Một mình suốt cả buổi chiều nay cũng buồn, Genevieve quyết định cũng đi chơi. Cô thuê xe chở giờ để đến Montreux, rồi xuống đi bộ một mình trên con đường nhỏ dẫn tới bờ nước.

Genevieve ngồi xuống bãi cỏ ngắm lâu đài Chillon. Hank đã kể cô nghe về lâu đài này, nghe đồn chính lâu đài Chillon đã gợi cảm hứng cho thi sĩ vĩ đại Byron viết nên tác phẩm bất hủ “Người tù ở Chillon”. Trong suốt những ngày họ mới đến đất Thụy Sĩ, Hank đã đọc thuộc lòng cho cô bạn Pháp nghe toàn bộ bản trường ca này.

Ngắm tòa lâu đài cổ kính, Genevieve bỗng tự đặt mình vào vị trí người tù trong tác phẩm kia. Anh ta đã phải nhìn qua tấm song sắt suốt ngày lên những đỉnh núi nhọn hoắt, quanh năm tuyết phủ kia. Genevieve cảm thấy mình chẳng khác người tù là bao. Người tù kia là tù của đối thủ, còn cô là tù nhân của quá khứ chính bản thân cô. Và giống như người tù kia, Genevieve cũng thấy không có cách gì thoát khỏi tấm song sắt của quá khứ.

Cô nghĩ đến Anna và Janet, không biết số phận cuộc đời hai bạn gái ấy lúc này ra sao. Sau khi ra khỏi trại tập trung Tây Ban Nha cô đã viết thư cho cả hai, nhưng chỉ nhận được thư trả lời của Anna ở New York. Anna kể chuyện nàng đã lấy Mark Hunter và anh đã thôi không làm ở Bộ ngoại giao nữa mà mở một phòng bán tác phẩm hội họa ở Đại lộ số Năm, chuyên về hội họa Âu châu thế kỷ XVII. Bé Janna học mẫu giáo. Buổi sáng bé đến trường thì Anna nghiên cứu các kiểu nữ trang và dự định sẽ mở cửa hàng nữ trang, coi là một chi nhánh phòng tranh của chồng.

Theo như Anna kể trong thư thì cuộc sống của nàng với Mark hạnh phúc hơn so với nàng mường tượng. Genevieve biết rằng khi lấy Mark Hunter, Anna chưa yêu ông ta, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi. Tính tình dịu dàng, tốt bụng và trìu mến, Mark đã chinh phục được tình cảm của vợ. Nàng viết trong thư:

-Mark đã đem lại cho tôi sự thanh thản và an toàn, thứ tôi rất cần thiết để trở lại chính mình. Tôi rất biết ơn Mark về điều đó.

Trong lúc ngắm làn nước lăn tăn trên mặt hồ Geneve, Genevieve cố suy nghĩ xem thế nào là cuộc sống thanh thản và an toàn. Khái niệm quá xa lạ khiến cô không sao hiểu nổi. Mụ công tước đã tạo ra một cách sống ba chìm bảy nổi cho Genevieve và cô luôn cảm thấy cuộc sống bấp bênh. Cô đã quá quen với cách sống như vậy.

Genevieve đứng dậy bước đi lững thững, chìm đắm trong suy tưởng. Mãi khi lối mòn dẫn cô đến bờ nước, cô mới giật mình nhìn lên bức tường thành bao quanh tòa lâu đài cổ kính.

Lâu đài được xây trên cao, dựa lưng ra phía hồ. Trông hình dạng, cô đoán ngày xưa tòa lâu đài này chắc phải đẹp lắm, nhưng bây giờ trông đổ nát và hoang phế. Chỉ có một ông già đang sửa lại hàng rào ngay gần chỗ Genevieve đứng. Ánh nắng buổi hoàng hôn chiếu xuống, trông hệt như một bức sơn dầu của danh họa Vermeer.

- Chưa bao giờ mình thấy một nơi phong cảnh tuyệt diệu như thế này!

Genevieve buột miệng nói lên thành tiếng. Ông già ngừng tay quay lại nhìn cô gái Pháp.

Ông lấy cùi tay gạt mồ hôi trên trán:

- Ngày trước thì nơi đây đúng là như thế, nhưng ngày nay chỉ còn toàn mục nát.

Genevieve hỏi:

- Ai là chủ nhân của tòa lâu đài này, thưa ông?

Ông già nhún vai:

- Ngày trước vẫn là một bà phu nhân người Italia sống trong đó, nhưng bà ấy chết rồi và vì chiến tranh nên cũng chẳng ai chịu đi tìm xem những người thừa kế của bà hiện ở đâu để báo cho họ biết.

Genevieve vẫn đăm đăm nhìn kên tòa lâu đài, sau khi ông già do những luật sư của bà phu nhân Italia quá cố thuê để trông nom nó đã xong việc, thu dọn đồ đạc, ra về trên chiếc xe đạp.

Trong óc cô tưởng tượng nếu sửa sang lại thì tòa lâu đài này trông sẽ ra sao? Nhũng bức tương lở kia sẽ được đắp lại và quét vôi, những khu vườn kia được chăm sóc và những bãi cỏ sẽ được sửa sang và trồng lại, cắt xén phẳng phiu, chạy xuống tận bờ nước. Tòa lâu đài này sẽ là nơi ở tuyệt vời cho một người chủ giàu có nào đủ tiền sang sửa, phục hồi. Mà cũng có thể là một trường học nội trú loại đặc biệt.

Đột nhiên óc Genevieve loé lên. Giá như lập tại đây một trường cao đẳng nữ học tu nghiệp dành cho con gái những gia đình giàu có đến học những môn tỷ như phép thanh lịch, cử chỉ duyên dáng, kiến thức về nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, học cách nấu nướng, trình bày và ăn những món ăn đặc biệt quý, rồi nghệ thuật tiếp chuyện, tóm lại tất cả những gì mụ công tước đã bỏ vốn ra để đào tạo cô thành một mệnh phụ trẻ, đẹp và duyên dáng, cao sang. Genevieve đã học được ngần ấy thứ do những thầy cực giỏi huấn luyện.

Ý nghĩ đó loé lên khiến Genevieve cảm thấy như một tấm màn che phủ trước mắt đột nhiên mở ra. Cuộc sống của cô chứa đựng bao nhiêu tiềm năng lý thú. Cô biết rằng thực hiện được ý đồ ấy hết sức khó khăn, có nghĩa trước mắt sẽ phải quay về tiếp tục làm làm cho mụ công tước đông thời tích lũy đến bao giờ có được một số vốn không nhỏ, đủ để bắt tay vào việc thực hiện nó.

Bây giờ đã có mục tiêu rõ ràng, việc trở về Paris đối với Genevieve không còn đáng sợ nữa. Cô tự nhủ sẵn sàng chịu đựng mọi cay đắng nhục nhã để một ngày nào đó được sống thực sự là mình, được can đảm thấy mình thực sự là con người hữu ích. Thậm chí nếu trường hợp có tích lũy đủ vốn liếng, lâu dài này có chủ, cũng không quan trọng, bởi vì chỉ cần tiền chứ còn địa điểm tốt thì hoàn toàn không có.

Suy nghĩ đó làm Genevieve đầy hào hứng. Cô nhất quyết sẽ phải đạt bằng được hai điều cô mơ tưởng và đã đinh ninh không bao giờ vươn tới nổi trong kiếp này: niềm thanh thản và cảm giác về danh dự. Genevieve tràn trề hy vọng đến ngày cô bước sang một giai đoạn mới trong cuộc đời và tất cả những gì đã qua sẽ tan biến hoàn toàn, cả trong ký ức cô cũng như ký ức mọi người.

Ngồi trên xe trở về thành phố Geneve, Genevie suy tính trước xem sẽ nói thế nào với Hank, nhưng đến lúc bước vào cửa khách sạn rồi lên đến phòng, cô vẫn chưa nghĩ ra được lời lé nào cho thật thích hợp. Lúc tra chìa khóa vào cửa, Genevieve vẫn còn nghĩ, nói cách nào về việc cô quyết định trở về Paris. Cô hoàn toàn không muốn gây cho anh một nỗi băn khoăn nào, bởi anh đối xử với cô rất tốt, đã giúp đỡ cô trong lúc khó khăn nhất. Nhưng đã đến lúc cô phải trở về với cuộc sống, và tình cảm mềm yếu trở thành trở ngại lớn lao, thậm chí nguy hiểm.

Bước vào phòng, Genevieve thấy tiếng nước chảy trong buồng tắm. Cô ló đầu vào. Buồng tắm mù mịt hơi nước nóng và Genevieve lờ mờ nhìn thấy hai bóng đàn ông trần truồng đứng dưới vòi hoa sen đang làm tình với nhau.

Lúc thanh toán tiền phòng dưới quầy, Genevieve trả tiền trước hai tuần để Hank có thể sống thêm ít ngày ở đây trước khi trở về Paris. Cô ngồi xuống ghế định viết mấy chữ từ biệt, loay hoay mãi, hết viết lại xé, đến hơn chục tờ mà vẫn chưa tìm được lời nào cho thích hợp.

Đột nhiên cô nhớ lại một câu Hank đã giảng cho cô khi anh mới bắt đầu dạy cô học. Đó là câu của Fray Luis de Leon: “Điều quan trọng nhất là mỗi người hành động theo đúng bản chất của mình”. Genevieve liền viết luôn câu đó lên giấy rồi ký tên: “Người bạn yêu quý anh. G”.
Dặm đường vàng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương Kết