Chương Kết
Tác giả: John Sherlock
Bà Anna ngồi một mình trong phòng thư viện của toà nhà Wellington, mắt chăm chú nhìn vào vết vạch hình chữ thập ngoặc trên tường vẫn còn mờ mờ sau khi tốp công nhân sơn quét đã phủ lên một lớp vôi đặc. Bà đã yêu cầu quét vôi lại, thậm chí sơn cả gian phòng này để xoá không còn vết tích hình vẽ được dùng làm huy hiệu cho chủ nghĩa phát xít Hítle. Hình ảnh này đã in quá đậm trong trí óc bà cùng với bao hình ảnh rùng rợn khác mà bà đã chứng kiến trong thời gian đại chiến.
Bà kể cho trung uý Dawson nghe rất tỷ mỷ và anh đã lắng nghe không hề ngắt lời bà thế nào. Mãi khi bà kể hết anh mới hỏi thêm vài câu, xin bà nói rõ hơn. Sau đấy anh về đội bảo vệ Metro, nơi anh làm việc, trong trung tâm thành phố Los Angeles.
Anna nhìn chàng trung uý cảnh sát, cố đoán xem những điều bà kể có giúp anh ta lần ra tung tích của kẻ đã hai lần ám hại con gái bà không. Nhưng bà không đoán được gì hết. Bà chỉ thấy anh ghi đặc gần chục trang trong cuốn sổ tay.
Chiếc phong bì bằng giấy dầy trong đựng những tư liệu Trung tâm Wiesenthal thu thập được theo yêu cầu của bà đang nằm trên bàn, trước mặt bà. Bà đặt tay lên phong bì dầy cộm, nhớ lại cái ngày bà đứng trong bệnh viện nhìn qua cửa sổ ra ngoài thấy lính Đức giải hàng ngàn người Do Thái đem vào khu tập trung. Đã trên bốn chục năm trôi qua mà bà vẫn như nghe thấy văng vẳng bên tai tiếng chó săn của chúng sủa và tiếng kêu khóc của đám người bị giặc chia cắt ra khỏi những người thân.
Chuông điện thoại reo đã kéo Anna ra khỏi dòng suy nghĩ triền miên hồi tưởng lại quá khứ. Bà nhấc máy. Tiếng cô gái trực tổng đài dưới tầng một nói:
- Thưa bà, bệnh viện County xin nói chuyện với bà vì có ca cấp cứu..
Ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong óc người phụ nữ ốm yếu và đã cao tuổi này là phải chăng Janna gặp nạn? Bà vội vã nói:
- Nối điện để họ nói chuyện với tôi.
Tiếng “tích” rất khẽ: Cô trực máy đã cắm vào phích. Tiếng phụ nữ ở đầu dây bên kia:
- Chào bà Maxell- Hunter..
Anna vội sốt ruột, đáp ngay:
- Vâng , tôi đây..
- Tôi là y tá ở bệnh viện khu. Chúng tôi vừa nhận một bệnh nhân cấp cứu. Ông ta khai có người quen ở thành phố này là bà Maxell-Hunter. Ông Levy..
Anna thở phào, thì ra không phải con gái bà bị nạn mà là một người đàn ông. Tên ông ta là Levy.
- Levy à? Tôi không quen ai có cái tên như vậy, hình như thế..
- Lúc nhập viện, đến chỗ phải ghi tên người thân của bệnh nhân để khi cần thì báo tin, ông ta nêu tên bà. Theo như bác sĩ của chúng tôi đoán thì hình như ông Levy này quen bà đã từ lâu, có thể từ hồi ở Vacsava. Tôi cũng không rõ bác sĩ làm sao lại đoán như thế. Hay bệnh nhân nói gì thêm với ông, tôi không rõ.
Anna cố nhớ lại hồi ở Vacsava, bà quen ai có cái tên như thế không nhỉ? Trong số bệnh nhân ở bệnh viện của cha mẹ bà? Nhưng bà không nghĩ ra. Mà cũng có thể ông ta là người quen của cha mẹ bà, nay cha mẹ bà đã mất, ông ta nhờ cậy đến bà chăng?
Nửa giờ sau Anna đã bước chậm chạp và vất vả trên hành lang dẫn tới nhà để xe trên tầng của bà.Thang máy khổng lồ đưa cả chiếc xe cùng với bà và tài xế xuống tầng một .
Trong lúc xe chạy dọc theo đại lộ Đồi Lincoln, Anna vẫn cố moi trong trí nhớ xem có ai bà quen tên là Levy không. Chẳng lẽ một người bà hoàn toàn không quen biết lại viết tên bà ra? Để làm gì?
Nhân viên bệnh viện tiếp bà, đưa bà vào thang máy lên đến tầng sáu.Bà ta kể:
- Ông Levy này bị đâm nhiều vết dao và mất rất nhiều máu.
Bà Anna nói:
- Bị đâm trong trường hợp nào?
Người nữ nhân viên bệnh viện nhún vai:
- Cảnh sát tìm thấy ông ta nằm bất tỉnh ở một lối đi nhỏ ngoại thành. Đấy là nơi thương xuyên xảy ra các vụ đâm chém. Bọn lưu manh thường đem nhau ra đấy để diệt nhau, thanh toán những tranh chấp giữa chúng với nhau.
Bà ta đưa Anna đến một phòng bệnh, nói:
-Lẽ ra chúng tôi không cho người ngoài vào, nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Bệnh nhân có thể không sống nổi. Hiện ông ta đang mê man và rất có thể ông ta không đủ sức để nhận ra bà. Xin mời bà vào.
Nói xong bà ta quay trở lại phía thang máy, để mặc Anna đứng trước cánh cửa sơn trắng.
Anna ngập ngừng rồi đẩy nhẹ cánh cửa. Phòng chỉ có một bệnh nhân băng bó đầy người và một y tá đứng theo dõi việc truyền máu cho ông ta. Ông ta to lớn, có cái đầu đồ sộ và cái mũi hơi vẹo, đúng là của một người đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu.
- Chào cô Anna !
Ông ta nói bằng tiếng Ba Lan.
- Lâu quá rồi!
Anna vẫn chưa nhận ra là ai, nhưng giọng nói trầm và khá đặc biệt của ông ta là cảm thấy hơi quen. Bà cố lục trong ký ức ra giọng nói ấy bà đã nghe thấy ở đâu và của ai. Đã hơn bốn chục năm rồi còn gì. Ông ta gọi bà là “cô”, có nghĩa hồi ấy bà còn rất trẻ. Mà phải rồi, hồi ở khu tập trung Do Thái tại Vacsava, Anna mới chỉ hai mươi tuổi.. Đột nhiên óc bà loé lên: đúng rồi, giọng ấy là của Halevi-Pan Halevi. Halevi chứ không phải Levy!
*************
Janna cảm thấy hơi hơi thót tim lại khi ngăn thang máy khổng lồ bứt khỏi mặt đất nâng dần lên trong toà nhà Wellington. Đã mấy năm sống trong toà nhà này mà nàng vẫn không sao quen được với cái cảm giác giật mình ấy, khi ngồi trong xe Mercedes 380-SL đặt trong ngăn hộp của loại thang máy quá cỡ này.
Sau vụ thoát chết ở mũi biển Lobos, nàng đã dọn về đây. Trước khi quyết định, nàng có hỏi ý kiến Anna và bà đồng ý. Cả Ervin cũng khuyên nàng nên dọn về ở đây. Cho đến đêm hôm qua, khi kẻ gian đột nhập vào được và giết con Sếp, đồng thời vạch chữ thập ngoặc lên tường phòng thư viện, nàng mới nhận ra rằng Ervin đã lầm. Toà nhà Wellington này đâu phải an toàn tuyệt đối.
Sáng nay lúc đến văn phòng của Công ty công nghiệp Ngôi sao, Janna đã gọi điện ngay đến trang trại ở Santa Ynez của Ervin, kể ông ta nghe chuyện bất thường xảy ra lúc ban đêm.
Ervin kêu lên:
- Ôi, thật là hú vía! Nhưng cũng thật may cho tôi, bởi nếu cô làm sao thì đúng là tôi không thể tự tha thứ cho mình được ..
Janna đáp:
- Nhưng nếu toà nhà của chúng ta không an toàn tuyệt đối thì sẽ không ai bỏ khoản tiền lớn ra để mua một tầng trong đó. Hãng điện tử nhận thiết kế và thực hiện hệ thống an toàn đã bảo đảm với tôi rằng không kẻ gian nào có thể đột nhập được vào toà nhà. Vì vậy họ sẽ phải đền bù cho tôi nếu như điều họ cam kết đã không được thực hiện. Các luật sư của tôi sẽ làm việc với hãng ấy..
Thang máy đã đưa xe đến tầng của nàng. Janna nhìn đồng hồ: hai giờ 47 chiều. Nàng hẹn Ervin đến đây đúng ba giờ. Ông ta là người không bao giờ sai hẹn, dù chỉ một giây. Nàng ra khỏi thang máy, bước qua một đoạn hành lang, đến trước cửa vào tầng hộ của nàng. Nàng nhét thẻ từ tính vào. Cửa tự động mở. Trong nhà vắng vẻ một cách khác thường khiến nàng hơi hồi hộp. Có lẽ tại không có con Sếp chạy ra đón chủ như mọi khi chăng? Tuy nhiên một giác quan thứ sáu nào đó khiến nàng linh cảm thấy tình hình không bình thường.
- Con đây ạ!
Nàng nói, đinh ninh bà Anna đang ở bên trong. Nhưng không thấy tiếng trả lời.
Nàng vội sờ lên tấm bùa hộ mệnh: Chiếc lắc bằng vàng nàng đeo trên cổ, của mẹ Keja ngày xưa trao lại cho Janet Taylor và Janet đã trao tận tay nàng trước khi bà bị giết ở Singapore. Nàng gọi to hơn:
- Mẹ có nhà không đấy?
Tiếng gọi đập vào tường, vọng trở lại, nhưng không thấy ai trả lời. Nàng nghĩ có thể bà Anna ngủ say, nàng chạy vào phòng ngủ của bà, ròi ra bao lơn, phòng khách, cuối cùng là phòng thư viện. Đến đây Janna nhìn thấy hồ sơ tài liệu trong phong bì to màu xám trên bàn nhưng không thấy Anna đâu.
Mở tập hồ sơ, Janna xem nội dung chứa trong đó. Những bản sao chụp các tài liệu Trung tâm Weisenthal thu thập được. ảnh những người Do Thái bị hành hình trong khu tập trung tại Vascava. Nàng nhìn kỹ những hình Anna, Geneviene, và Janet bấy giờ mới chỉ trên dưới hai mươi tuổi. Nàng nghĩ đến số phận gian truân khổ ải của những người đàn bà kia và sực nhớ hôm nay là ngày họp mặt hàng năm của những người Do Thái sống sót sau thảm hoạ phát xít.
Đoán mẹ nàng ra đó, nàng bèn tìm mụ Sarah để mụ chuẩn bị ít thức ăn và thức uống nhẹ để tiếp Ervin . Nàng chạy vào bếp và kinh hoàng nhìn thấy mụ Sarah nằm sóng soài trên sân. Khuôn mặt da đen to bè của mụ lật ngửa, hai mắt trợn, nhìn trừng trừng lên chiếc đèn ống của nhà bếp. Máu vẫn còn rỉ ra ở cổ họng bị đâm toác một vết rộng. Xung quanh mụ máu chảy thành vũng và bắt đầu se lại.
- Lạy chúa!
Janna kinh hoàng hét lên. Nàng bước tới cầm tay mụ xem mạch. Nhưng mạch đã không còn. Cố trấn tĩnh, nàng bước nhanh đến điện thoại bên cạnh tủ lạnh, nhưng khi áp vào tai, nàng không nghe thấy gì hết. Vậy là điện thoại đã bị cắt. Nàng chạy ra ngoài, nhấc máy điện thoại khác, nhưng không máy nào hoạt động. Nàng ấn nút báo động, cũng không thấy gì. Hoảng hốt đến cực độ nàng lao ra cửa ngoài, nhét tấm thẻ từ tính vào, nhưng không mở!
Nỗi sợ làm Janna như tê liệt toàn thân. Nàng cố trấn tĩnh để khỏi phát điên. Vậy là mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Cửa ra bị khoá. Nút chuông báo động không làm việc. Thậm chí có ai trong đơn vị bảo vệ dưới nhà biết tình trạng nguy cấp này của nàng cũng không thể làm gì nổi. Họ không thể lên được đây, và nếu lên cũng không mở cửa để vào nhà được.
Nàng đang căng đầu óc tìm cách nào thoát ra thì bỗng nhiên tất cả màn hình xung quanh đều bật sáng và trên đó hiện lên các cảnh tượng khủng khiếp: những đám lửa cháy trong khu tập trung Do Thái, xác người nằm ngổn ngang, thây người lủng lẳng trên giá treo cổ, một chiến sĩ kháng chiến Do Thái bị một tên Đức đang dùng lưỡi lê thiến bộ phận sinh dục. Tám đàn ông trần truồng khiêng một cây đàn piano. Một cô gải trẻ đang bị một con chó săn Đức hiếp trước mặt lũ lính phát xít vừa xem vừa nhe răng cười khoái trá. Đấy là hiệu quả của hệ thống màn hình liên hoàn tối tân được bố trí trong mỗi tầng nhà .
Janna chạy từ phòng này sang phòng nọ, tắt các máy thu hình. Nhưng nhiều máy nàng không tắt được, bèn dùng gạt tàn bằng pha lê đập vỡ mặt kính.
Đột nhiên mọi âm thanh ngừng lại và Janna nghe thấy tiếng thì thào trong phòng ngủ của bà Anna đưa ra. Nàng kinh ngạc. Trong đó có ai đâu? Nhưng rõ ràng tiếng người lầm rầm nói chuyện từ trong đó vẳng ra. Nàng chạy đên mở cửa nhìn vào thì không thấy ai hết. Tiếp đó tiếng cười to dần rồi lan sang các phòng khác làm Janna càng hoảng hốt. Nàng chạy hết phòng nọ đến phòng kia mà không thấy gì. Nhưng tiếng người nói cười, trò chuyện, gào thét vẫn vang lên khắp bốn xung quanh.
Lúc Janna chạy ra phòng khách định nghỉ ngơi đôi chút thì đèn tắt, cả tầng nhà tối om. Và trong bóng đêm, một giọng ồm ồm đe doạ vang lên từ đâu đó:
- Alle Juden herunter! – Giết hết bọn Do Thái.
Câu nói đó được lặp lại tiếp tục bằng đủ thứ giọng, khi to khi nhỏ và Janna không chịu nổi, thét lên:
- I-i-im !
Mọi âm thanh ngừng lại nhưng chỉ lát sau lại nổi lên vang ầm và những tiếng la hét:
- Juden, raus! Juden, raus!..
Janna chưa kịp gào lên thì khoảng nửa tá những tia sáng dọi qua bóng đêm, chiếu lên tường những cảnh tượng hãi hùng, kèm theo những âm thanh chói tai và đầy đe doạ. Ai đó đã mở hệ thống chiếu hình và thanh âm đặc biệt tồi tàn này?
Nàng thấy mình đang đứng giữa những ngôi nhà bốc cháy, những xe tăng Đức chạy ầm ầm, những đứa trẻ hoảng hốt chạy và bị lính Đức bắn ngã dần, những con chó săn sủa vang và những tên lính Đức cầm súng gài lưỡi lê đâm vào những người dân lành. Tiếng kêu đau đớn, hãi hùng vang động khắp bốn xung quanh nàng..
Rồi tiếng súng máy, tiếng bọn lính Đức thét lớn:
- Juden haben Waff ens!
Tiếng phụ nữ khóc, tiếng trẻ đòi ăn và tiếng một cô gái hát giọng du dương một bài ca Do Thái..
Âm thanh to đến mức chói tai làm toàn thân Janna run rẩy. Nàng phải bước tới vịn tay vào tường để khỏi ngã sụp. Những tia la de vẫn xuyên qua bóng đêm giống như những đường đạn và một mùi khó ngửi kiểu như mùi hôi hám của người, súc vật cộng với mùi nước cống bốc ra, tràn ngập cả tầng nhà.
Lát sau tất cả những hình ảnh khủng khiếp và những âm thanh nhức nhối kia tan đi, chỉ còn lại một hình người tuổi chừng ngoài sáu mươi đang tiến về phía nàng. Thoạt đầu Janna tưởng đấy cũng là một hình ảnh trong hệ thống màn hình của toà nhà nhưng không phải. Khi ông ta đến gần, khuôn mặt hơi ló ra ánh sáng, nàng nhận ra đó là người bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Nàng kinh hoàng nhận ra chính là Ervin. Ông ta đi ủng lấm đầy bùn, áo đầy vết máu, quần rách toạc, đeo khẩu súng ngắn Mauser và hai quả lựu đạn ở thắt lưng. Đầu ông ta quấn băng nên thoạt đầu nàng không nhận ra. Đúng Ervin rồi! Janna hét lên kinh hoàng.
***********
Trong phòng cấp cứu của bệnh viện khu đặt trên tầng sáu, Anna chăm chú nhìn Halevi, và bà cố trấn tĩnh cơn choáng váng đang muốn làm bà té xỉu.
Halevi nói giọng thều thào:
- Cô tưởng tôi đã chết chứ gì ?
Anna gật đầu.
Halevi nói giọng như hết hơi. Y đã yếu lắm rồi:
- Bác sĩ nói đúng, lần này thì tôi không thoát được. Chính vì vậy tôi khai tên cô để mời cô đến đây..
Bằng giọng thều thào, nhiều lúc chỉ là tiếng thở phì phò và luôn luôn phải dừng lại để nghỉ. Halevi kể Anna nghe đầu đuôi câu chuyện. Sau lúc họ lạc ở nông trại bên Áo, khác với điều các cô gái tưởng, Halevi đã kịp trốn thoát. Y ra ngoài hầm từ trước lúc bọn Đức nã đại bác vàp toà nhà của nông trại. Y đã ôm cả bốn ba lô vàng bạc đá quý chạy đi vì không tin vào các cô gái. Lúc vượt qua hồ gần thị trấn Oberriet giữa Áo và Thuỵ Sĩ, tảng băng dưới chân y bị vỡ. Y ngã xuống làn nước lạnh buốt và buộc phải vứt mấy ba lô báu vật để nhoi lên cứu lấy mạng sống. Thế là toàn bộ kho báu nằm dưới đáy hồ. Halevi sang Thuỵ Sĩ lẩn tránh cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Y nói tiếp:
- Sau khi phát xít Đức đầu hàng, Kandalman may mắn sống sót cùng với một số rất ít người Do Thái trong trại tập trung Vacsava và trại Dachau, tìm ra được tôi và hỏi số kho báu đã được giao cho ngân hàng Thuỵ Sĩ chưa..
Giọng Halevi lúc này đã phều phào khiến bà Anna phải cúi sát mới nghe được.
- Tôi sợ lắm, không dám nói sự thật, đành đổ cho các cô đã chiếm đoạt kho báu ấy. Hắn tin lời tôi, thề sẽ dành những năm còn lại của cuộc đời hắn trừng phạt các cô và giao cho tôi giết dần từng cô..
Nạn nhân đầu tiên là Geneviene Fleury, tiếp đến Janet Taylor ở Singapore, cuối cùng là Anna, mà y định đẩy xuống dưới đường tầu trong ga xe điện ngầm ở New york.
- Nhưng tại sao Kandalman lại muốn giết cả Janna?
Anna hỏi. Bà kinh ngạc nghe những lời kể của Halevi.
- Vì mẹ cô ấy đã phản bội hắn.
Halevi thều thào. Sức y đã tàn và y sắp chết.
- Nhưng Janna có phải là con tôi đẻ ra đâu?
Halevi mấp máy môi:
- Kandalman là nhân tình của Keja. Hắn ngủ với cô ấy, trong hầm cố thủ của hắn ở Vacsava. Cái lắc ấy là của Keja tặng hắn để làm bùa hộ mệnh..
- Hẳn nào hai mặt đều có chữ K
- Đúng thế. Keja và Kandalman. Cái lắc ấy là bùa đấy..
- Janet đã gỡ cái lắc ấy lúc hắn bị thương do axit..
Halevi lấy hết chút tàn lực mấp máy cặp môi tái nhợt:
- Cái sẹo đó vẫn còn. Hắn lợi dụng sẹo ở mặt để thay đổi hình dạng..
- Hắn biết Keja có thai không?
Halevi gật đầu vất vả.
- Chính vì vậy hắn thúc Keja phải hộ tống kho báu để cô ta được sinh con ở nơi an toàn.
- Đó là con hắn!
Anna hét lên.
- Hắn biết..
- Vậy mà hắn vẫn ra lệnh cho anh giết Janna
- Hắn tưởng Keja phản bội hắn..
- Nhưng Janna có tội gì đâu?
- Cha mẹ gây tội ác thì con cái phải đền tội.
Không khí trong phòng lắng hẳn đi. Mùi thối của vết thương mưng mủ trào vào mũi Anna.
- Nhưng tôi chưa hiểu anh kể với tôi chuyện ấy để làm gì?
Bà hỏi chủ yếu để đánh tan không khí quá nặng nề.
- Tôi có chủ ý. Kandalman cho rằng tôi sắp phản bội hắn nên hắt quyết thủ tiêu tôi. Vụ đâm chém tôi đêm qua chính là do hắn. Tôi chỉ còn một cách cuối cùng trả thù hắn là kể với cô..
- Anh bị chúng đâm lúc nào?
- Hơn mười giờ tối..
- Vậy không phải anh đã lọt vào toà nhà Wellington..
- Hắn đấy. Kandalman tham gia thiết kế toà nhà đó nên hắn đã bố trí sẵn để hắn có thể đột nhập..
- Toà nhà là ý đồ của Ervin kia mà?
- Kandalman và Ervin chỉ là một. Hắn tưởng hắn đã phụ lòng tin của hàng triệu người Do Thái.. Hắn luôn thấy hắn có tội với họ và nếu không trừng trị kẻ chiếm đoạt kho báu của họ, hắn không sống nổi.. Hắn đã tự dằn vặt hắn bốn chục năm trời và hắn đã thành kẻ mất trí..
Halevi nhắm mắt lại và nghẹo đầu sang bên cạnh gối. Chút tàn lực y đã dùng hết vào việc kể lại câu chuyện cho Anna nghe. Và bây giờ sinh lực trong người y đã cạn hoàn toàn.
Anna không đợi cho đến lúc y tắt thở. Bà lao ra cửa, vấp phải nữ y tá theo dõi trên hệ thống truyền hình nội bộ biết tình trạng bệnh nhân nên đã gọi bác sĩ và bản thân cũng chạy vào. Anna lao ra thang máy, xuống đến dưới nhà. Bà tìm một tủ điện thoại công cộng, mở ví lấy đồng xu bỏ vào rồi quay số.
- Cho tôi Sở cảnh sát ..
- Phòng nào?
- Phòng an ninh Metro..
Lát sau, đầu dây bên kia có tiếng nói:
- Metro đây, cần gặp ai?
Anna đáp là gặp trung uý Joe Dawson. Lát sau tiếng anh vang lên:
- Dawson đây. Ai đấy?
Anna xưng tên rồi kể tóm tắt câu chuyện của Halevi.
Dawson hỏi:
- Bà đã kể cho cô Janna nghe chưa?
Anna đáp:
- Chưa. Tôi nghĩ cần báo anh trước.
Dawson nói:
- Tôi vừa gọi điện cho cô ấy xong. Văn phòng trả lời là cô ấy về Wellington để gặp Ervin tại đó!
*******************
Trực thăng của cảnh sát rời khỏi nóc trụ sở ở trung tâm thành phố Los Angeles. Dawson mặc bộ đồng phục dã chiến của đơn vị cảnh sát võ trang, đeo lon trung uý, cầm máy bộ đàm liên lạc với các đội viên:
- Mục tiêu là toà nhà Wellington trên đại lộ Wilshire giữa Beverly Hills và khu rừng phía Tây. Một con tin đang bị giữ trong đó. Tôi biết rõ toà nhà đó và biết chỉ có một lối vào duy nhất là từ trên nóc xuống. Nóc có sân đậu trực thăng. Ta sẽ đổ bộ xuống đấy. Ai hỏi gì không?
Trung sĩ Escove, một người tóc đen, không râu ria hỏi:
- Bên đó có bao nhiêu tên, thưa trung uý?
Dawson đáp:
- Một tên.
Thiếu uý Warren hỏi:
- Vũ khí kẻ địch?
Dawson lúng túng. Anh không nghĩ rằng Ervin biết sử dụng vũ khí. Bởi xưa nay hắn có vẻ ngoài rất dân sự, một nhà tài phiệt, chỉ biết tính toán tiền nong. Sau khi nghe Anna báo tin, anh đã gọi ngay về toà nhà Wellington, định báo Janna để phòng trước khi Ervin đến nhưng không kịp.
Nhân viên đội bảo vệ của toà nhà nhìn thấy một chiếc xe Mercedes vào thang máy đặc biệt lúc gần ba giờ chiều. Ngoài lối thang máy khổng lồ chở xe hơi chỉ còn một thang máy riêng nữa nhưng muốn vào, phải dùng thẻ từ tính đặc biệt.
Sau khi trao đổi với Kershaw chỉ huy đọi bảo vệ, Dawson được biết chỉ còn một cách duy nhất vào nhà nữa là từ nóc xuống. Nhưng cửa xuống lại khoá bằng hệ thống điện tử và muốn mở phải dùng mã số. Dùng điện thoại liên lạc không được, Dawson nghĩ chỉ còn cách dùng trực thăng. Và anh rất sốt ruột mong đến sớm để cứu người con gái anh yêu tha thiết.
Dawson đáp viên thiếu uý:
- Tôi chưa rõ. Nhưng tôi biết thằng cha ấy bị bệnh tâm thần cho nên ta phải đến càng nhanh càng tốt!
Ba người cùng làm việc với nhau trong nhiều năm ở cơ quan cảnh sát và họ rất hiểu rằng phải hoàn toàn tin cậy nhau mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng ngàn giờ rèn tập, họ đã biến thành những cái máy được bôi trơn dầu mỡ và phản ứng nhanh nhạy tuyệt đối với mọi tình huống có thể xảy ra.
Trung sĩ Escove và thiếu uý Warren chỉ coi đây là một trong những nhiệm vụ họ phải hoàn thành. Nhưng đối với trung uý Dawson, đây là chuyện cả cuộc đời. Hạnh phúc cuộc đời anh nằm trong chiến dịch này.
Trong lúc trực thăng đang bay tới Wellington, anh ôn lại những vụ giải thoát con tin anh từng tham gia, nhiều vụ đã tổn thất nặng nề, kể cả cái chết. Kinh nghiệm dạy anh rằng những chiến dịch như thế này thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ sớm hay muộn một tích tắc là đủ chuyển bại thành thắng hay ngược lại. Anh nhìn hai đồng đội. Họ đều mặc quần áo chống đạn, chống cháy và đều đeo súng ngắn cỡ đạn 45. Cả hai đều rất thành thạo trong chiến đấu và đều rất dũng cảm.
Viên phi công kêu lên :
- Có kẻ đã đậu trên nóc mất rồi!
Dawson nhìn qua lỗ tròn đưới đáy trực thăng, thấy đã có một trực thăng đậu trên nóc toà nhà Wellington. Anh liền bảo phi công gọi điện về phòng tư liệu xem chiếc trực thăng mang số hiệu kia là của ai.
Viên phi công gật đầu và lát sau nói:
- Đăng ký tên chủ nhân là Felix Ervin. Và hắn còn ở đó thì trực thăng chúng ta không thể đỗ xuống đựơc. Nóc chỉ xây dành cho một trực thăng.
- Tôi xuống bằng dây cáp!, Dawson nói.
- Không được, Phi công nói:
- Gió mạnh lắm, tôi không thể giữ được trực thăng đứng yên một chỗ đâu!
Dawson không buồn nghe viên phi công nói, vẫn buộc nút vào sợi dây thừng và quàng qua vai.
Trung sĩ Escove nói:
- Tôi cũng sẽ xuống theo trung uý.
Dawson nói:
- Nhưng sợi dây rút lên thì mất quá nhiều thời gian. Xuống đến nóc là tôi phải bò ra bao lơn để xuống nhà ngay.
Không đợi Escove trả lời. Dawson đã bước ra cửa và giao một đầu dây cho thiếu uý Warren. Anh bắt đầu tụt xuống
Dawson lủng lẳng ở đầu sợi dây thừng. Anh hét vào máy bộ đàm:
- Giữ trực thăng cho yên.
Khi leo xuống được chừng bốn năm chục bộ, một làn gió nóng bốc ngay trực thăng lên cao thêm.
Trung sĩ Escove nằm sấp xuống sàn buồng lái theo dõi, thấy Dawson ở đầu sợi dây cứ quăng đi quăng lại mãi trên nóc của toà nhà Wellington. Anh ta lẩm bẩm:
- Chưa bao giờ tôi thấy ai lủng lẳng nhiều như thế kia.
Bỗng trực thăng rơi vào một bong bóng không khí và tụt xuống một chút, đồng thời chao đi khá xa.
Dawson hét vào bộ máy bộ đàm:
- Thả cáp thấp nữa!
Thiếu uý Warren đáp:
- Hết rồi!
Dawson ngẩng đầu lên và thấy khuôn mặt đầy lo âu của trung sĩ Escove. Anh biết rằng không những viên trung sĩ mà cả phi công và viên thiếu uý đều rất lo cho anh, đồng thời không tin anh sẽ xuống được nóc nhà.
Dawson ra lệnh:
- Cho trực thăng thấp xuống chút nữa!
Viên phi công tuân lệnh. Dawson đã rời được xuống nóc nhà nhưng bị kéo đi và đập mạnh vào lan can.
Anh thấy vai tê buốt, khéo đã bị gãy xương cổ. Nếu đúng như vậy thì anh sẽ không thể nào tụt từ trên nóc xuống bao lơn được.
Viên phi công hỏi qua máy bộ đàm:
- Anh thế nào, Dawson? Yên ổn chứ?
Dawson đáp:
- Yên ổn! Nhưng tôi thay đổi ý kiến. Đừng thả tôi xuống nóc nhà mà thả tôi xuống bao lơn.
- Điên à?
Viên phi công phản đối.
- Nguy hiểm lắm!
- Tôi không hỏi ý kiến anh mà ra lệnh!
Dawson hét lên!
- Thi hành đi!
******************
Trong toà nhà Wellington, Janna đang run lẩy bẩy, nép mình trong một góc phòng khách chăm chú nhìn cặp mắt điên dại của Ervin, như thể chút ít tỉnh táo trong óc hắn đã bị rối loạn nốt. Tay hắn run run cầm khẩu súng ngắn và những cơ trên mặt hắn đang co rút. Khi hắn nói, giọng hắn nghiến chặt rất khó nghe.
- Đứng lên!
Ervin ra lệnh, vẫn chĩa súng sát đầu Janna .
Janna cảm thấy cổ họng khô khốc và lưỡi đắng ngắt. Nàng nuốt khan. Janna cố trấn tĩnh và giữ cho giọng bình thản:
- Nhẹ tay chứ, ông Ervin !
Ervin với tay giật chiếc lắc vàng đeo ở đầu sợi dây chuyền ở cổ nàng. Rồi hắn thò tay xé toạc ngực áo hắn, áp chiếc lắc vào đúng chỗ vết sẹo. Chiếc lắc vừa vặn khớp vào mảng da lành giữa vết sẹo lớn. Janna nhớ Janet Taylor có kể rằng bà đã gỡ cái lắc này trên ngực Kandalman để khỏi vướng vết thương do axit, hôm trong khu tập trung Do Thái tại Vacsava. Và nàng cũng nghe kể rằng Kandalman chính là chủ đã thuê Keja, mẹ đẻ nàng vào làm việc cho ông ta. Nhưng Janet lại kể với nàng rằng Kandalman đã chết trong trại tập trung..
- Thấy chưa?
Y ngước lên nhìn Janna.
- Thứ này là của tôi.
- Của Keja đầu tiên..
Câu nàng nói hình như làm Ervin ngạc nhiên. Cặp mắt điên dại của hắn đột nhiên trống vắng.
- Cô ta tin rằng chiếc lắc này sẽ hộ mệnh cho tôi.
- Ông là người tình của bà Keja phải không?
Janna hỏi, vì nàng biết rằng lúc này cần phải kéo dài thời gian.
Ervin cười chua chát:
- Chỉ mỗi một người trả lời được câu đó là Halevi thì y đã chết rồi. Đến lúc này thì y đã chết..
- Có phải bà Keja có thai với ông không, ông Ervin ?
Janna hỏi và ngạc nhiên tim nàng đập rất mạnh.
Ervin gật đầu, vẫn chăm chú nhìn Janna:
- Cô là con của tôi!
Mặc dù đã biết điều đó từ trước, câu trả lời vẫn làm Janna sửng sốt. Một luồng điện lướt qua trong người nàng. Và lạ chưa, nàng không hề mừng rỡ mà chỉ căm uất:
- Vậy tại sao ông không nói cho tôi biết từ trước?
- Mẹ cô đã phản bội tôi.. Ta tin tưởng cô ấy .. Nhưng cô ấy không hơn gì mấy đứa con gái khốn kiếp kia!.. Mẹ cô đã cùng với chúng ăn cắp kho báu của những người Do Thái trong trại tập trung.. Chính vì thế mà ta ra lệnh cho Halevi giết Geneviene và Janet.. Bổn phận của ta là phải trừng trị những kẻ đã làm ta thành có tội với hàng triệu con người..
- Trừng trị một cái tội mà họ không hề phạm.
- Kho báu kia đã không được bọn chúng giao cho ngân hàng, theo lệnh của ta..
- Bởi vì những vàng bạc châu báu ấy đã bị chôn vùi dưới hầm trong đống gạch ngói của toà nhà bên áo..
Điều Janna nói làm Ervin choáng váng. Hắn lẩm bẩm:
- Vậy là.. Vậy là Halevi đã lấy cắp?..
Janna đáp:
- Hắn đã nói dối! Hắn đã đổ vấy tội cho người khác .. Geneviene, Janet. Keja và Anna đã thi hành đúng lệnh của ông. Nếu không, làm sao tôi ra đời và sống được cho đến ngày hôm nay?.. Chính mấy người đó đã ban cho tôi tình cha mẹ đối với con, thứ mà ông khước từ! Bây giờ thì ông hạ súng xuống!
Cặp mắt điên cuồng của Ervin bỗng thoáng chút hoài nghi. Toàn thân hắn run lẩy bẩy, khiến khẩu súng hắn cầm trên tay cũng đảo lên đảo xuống. Hắn thều thào:
- Nhưng Halevi nói dối để làm gì?
- Để giấu tội! Hắn cướp kho báu để nếu sống sót hắn sẽ làm giầu. Có trời biết hắn đã làm gì với số châu báu ấy. Nhưng chúng ta chỉ nói chuyện được khi nào ông buông khẩu súng kia.
Ervin vẫn đứng bất động. Nhưng rồi lát sau y buông tay và khẩu súng rơi xuống sàn nhà.
- Đứng yên!
Tiếng ra lệnh từ phía sau vang lên.
Không tuân lệnh mà Ervin quàng tay ôm cổ Janna, kéo sát lại hắn rồi quay người để đưa nàng ra trước mặt Dawson. Lúc này anh đứng sau tấm màn nhung chạy từ cửa vào phòng đến cửa ra bao lơn. Dawson cầm khẩu Uzi tự động, chĩa về phía Ervin, nhưng anh ta cũng hiểu rằng không thể bắn hắn mà không trúng phải Janna.
- Buông cô ấy ra để cô ấy đi và tôi sẽ không bắn.
Nhưng Ervin không buông và Janna cảm thấy hắn ôm cổ nàng chặt thêm.
- Anh lui ra ngoài đi. Dawson!
Janna thét lên.
Dawson ngập ngừng một chút rồi buông lỏng tay cầm khẩu Uzi, nhưng vẫn giữ ta thế chuẩn bị đối phó.
- Quăng súng xuống sàn!
Ervin ra lệnh.
Khi thấy Dawson chưa thi hành ngay, Ervin giơ bàn tay trái, một quả lựu đạn nằm trong đó, đã được tháo chốt an toàn. Hiểu rằng hắn chỉ cần buông ngón tay, nút an toàn bật ra và lựu đạn sẽ nổ lìên, Dawson dành thận trọng đặt khẩu Uzi tự động lên mặt kính trên bàn xa lông rồi lùi lại.
- Đồng ý
Anh nói.
- Bây giờ ông buông Janna ra.
- Câm! Ta mới là người ra lệnh ở đây!, Ervin quát.
- Cũng được, Dawson chịu lún.
- Lùi lại.
Dawson đi giật lùi cho đến lúc chạm vào tấm màn.
- Kéo màn cho mở ra!
Ervin tiếp tục ra lệnh.
Dawson vén màn lên để cho Ervin đi ngang qua trước mặt, một tay quàng cổ Janna, tay kia cầm lựu đạn đã mở chốt. Hắn ghì chặt đến mức Janna phải cố gắng lắm mới thở từng hơi một được. Máu dồn lên mặt khiến nàng choáng váng. Ervin vẫn kéo nàng ra đến thành bao lơn bằng đá.
- Nhẹ tay thôi..
Dawson nói, như thể trìu mến, thân tình.
Janna thấy Ervin run rẩy và các ngón tay hắn như sắp buông quả lựu đạn. Cặp môi hắn sát tai nàng khiến khi hắn thì thào, nàng thấy môi hắn đụng vào dái tai nàng:
- Quân phản bội! Tất cả chúng nó đều là quân phản bội!
Cảm thấy tính mạng treo trên đầu sợi tóc, Janna quay ngoắt hai vai và chạy nhưng bị vấp và ngã sóng soài trên mặt sàn. Ervin bị bất ngờ, bất giác buông tay và quả lựu đạn bật nút an toàn, rơi xuống đất, lăn về phía Janna.
Nàng nhìn quả lựu đạn đang lăn về phía mình, nghĩ rằng Dawson sẽ lao tới nhặt lên quăng đi. Nhưng Dawson đứng cách đấy quá xa, có chạy đến cũng không kịp. Khi quả lựu đạn chỉ còn cách Janna vài đốt ngón tay, Ervin bỗng lao tới, nhặt lên, ôm quả lựu đạn vào bụng rồi nhảy vọt ra bên ngoài bao lơn.
Dawson chạy tới, đỡ Janna đứng dậy và kéo nàng ra chỗ Ervin vừa nhảy xuống. Nhưng họ chưa tới bao lơn thì đã nghe một tiếng nổ lớn. Họ ngó đầu ra ngoài nhìn xuống, thấy khói mù mịt ở khoảng lưng chừng, giữa bao lơn tầng gác cao và mặt đất bên dưới.
- Lạy chúa!
Janna gào lên, toàn thân rung chuyển.
- Thế là đúng
Dawson thì thầm, quàng tay ôm chặt, giữ cho nàng khỏi run rẩy.
- Mọi thứ như thế là xong.
Họ đứng trong tư thế ôm chặt nhau như vậy một lúc lâu. Một xe cảnh sát chạy trên khúc đường phố mệnh danh “Dặm Đường Vàng” rú còi inh ỏi. Tiếng còi vang động, đập vào những bức tường các tòa nhà cao tầng trong khu vực rồi vọng ra xa, xa mãi.
Dawson cầm tay Janna, dắt nàng vào trong nhà.
Hết
Bà Anna ngồi một mình trong phòng thư viện của toà nhà Wellington, mắt chăm chú nhìn vào vết vạch hình chữ thập ngoặc trên tường vẫn còn mờ mờ sau khi tốp công nhân sơn quét đã phủ lên một lớp vôi đặc. Bà đã yêu cầu quét vôi lại, thậm chí sơn cả gian phòng này để xoá không còn vết tích hình vẽ được dùng làm huy hiệu cho chủ nghĩa phát xít Hítle. Hình ảnh này đã in quá đậm trong trí óc bà cùng với bao hình ảnh rùng rợn khác mà bà đã chứng kiến trong thời gian đại chiến.
Bà kể cho trung uý Dawson nghe rất tỷ mỷ và anh đã lắng nghe không hề ngắt lời bà thế nào. Mãi khi bà kể hết anh mới hỏi thêm vài câu, xin bà nói rõ hơn. Sau đấy anh về đội bảo vệ Metro, nơi anh làm việc, trong trung tâm thành phố Los Angeles.
Anna nhìn chàng trung uý cảnh sát, cố đoán xem những điều bà kể có giúp anh ta lần ra tung tích của kẻ đã hai lần ám hại con gái bà không. Nhưng bà không đoán được gì hết. Bà chỉ thấy anh ghi đặc gần chục trang trong cuốn sổ tay.
Chiếc phong bì bằng giấy dầy trong đựng những tư liệu Trung tâm Wiesenthal thu thập được theo yêu cầu của bà đang nằm trên bàn, trước mặt bà. Bà đặt tay lên phong bì dầy cộm, nhớ lại cái ngày bà đứng trong bệnh viện nhìn qua cửa sổ ra ngoài thấy lính Đức giải hàng ngàn người Do Thái đem vào khu tập trung. Đã trên bốn chục năm trôi qua mà bà vẫn như nghe thấy văng vẳng bên tai tiếng chó săn của chúng sủa và tiếng kêu khóc của đám người bị giặc chia cắt ra khỏi những người thân.
Chuông điện thoại reo đã kéo Anna ra khỏi dòng suy nghĩ triền miên hồi tưởng lại quá khứ. Bà nhấc máy. Tiếng cô gái trực tổng đài dưới tầng một nói:
- Thưa bà, bệnh viện County xin nói chuyện với bà vì có ca cấp cứu..
Ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong óc người phụ nữ ốm yếu và đã cao tuổi này là phải chăng Janna gặp nạn? Bà vội vã nói:
- Nối điện để họ nói chuyện với tôi.
Tiếng “tích” rất khẽ: Cô trực máy đã cắm vào phích. Tiếng phụ nữ ở đầu dây bên kia:
- Chào bà Maxell- Hunter..
Anna vội sốt ruột, đáp ngay:
- Vâng , tôi đây..
- Tôi là y tá ở bệnh viện khu. Chúng tôi vừa nhận một bệnh nhân cấp cứu. Ông ta khai có người quen ở thành phố này là bà Maxell-Hunter. Ông Levy..
Anna thở phào, thì ra không phải con gái bà bị nạn mà là một người đàn ông. Tên ông ta là Levy.
- Levy à? Tôi không quen ai có cái tên như vậy, hình như thế..
- Lúc nhập viện, đến chỗ phải ghi tên người thân của bệnh nhân để khi cần thì báo tin, ông ta nêu tên bà. Theo như bác sĩ của chúng tôi đoán thì hình như ông Levy này quen bà đã từ lâu, có thể từ hồi ở Vacsava. Tôi cũng không rõ bác sĩ làm sao lại đoán như thế. Hay bệnh nhân nói gì thêm với ông, tôi không rõ.
Anna cố nhớ lại hồi ở Vacsava, bà quen ai có cái tên như thế không nhỉ? Trong số bệnh nhân ở bệnh viện của cha mẹ bà? Nhưng bà không nghĩ ra. Mà cũng có thể ông ta là người quen của cha mẹ bà, nay cha mẹ bà đã mất, ông ta nhờ cậy đến bà chăng?
Nửa giờ sau Anna đã bước chậm chạp và vất vả trên hành lang dẫn tới nhà để xe trên tầng của bà.Thang máy khổng lồ đưa cả chiếc xe cùng với bà và tài xế xuống tầng một .
Trong lúc xe chạy dọc theo đại lộ Đồi Lincoln, Anna vẫn cố moi trong trí nhớ xem có ai bà quen tên là Levy không. Chẳng lẽ một người bà hoàn toàn không quen biết lại viết tên bà ra? Để làm gì?
Nhân viên bệnh viện tiếp bà, đưa bà vào thang máy lên đến tầng sáu.Bà ta kể:
- Ông Levy này bị đâm nhiều vết dao và mất rất nhiều máu.
Bà Anna nói:
- Bị đâm trong trường hợp nào?
Người nữ nhân viên bệnh viện nhún vai:
- Cảnh sát tìm thấy ông ta nằm bất tỉnh ở một lối đi nhỏ ngoại thành. Đấy là nơi thương xuyên xảy ra các vụ đâm chém. Bọn lưu manh thường đem nhau ra đấy để diệt nhau, thanh toán những tranh chấp giữa chúng với nhau.
Bà ta đưa Anna đến một phòng bệnh, nói:
-Lẽ ra chúng tôi không cho người ngoài vào, nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Bệnh nhân có thể không sống nổi. Hiện ông ta đang mê man và rất có thể ông ta không đủ sức để nhận ra bà. Xin mời bà vào.
Nói xong bà ta quay trở lại phía thang máy, để mặc Anna đứng trước cánh cửa sơn trắng.
Anna ngập ngừng rồi đẩy nhẹ cánh cửa. Phòng chỉ có một bệnh nhân băng bó đầy người và một y tá đứng theo dõi việc truyền máu cho ông ta. Ông ta to lớn, có cái đầu đồ sộ và cái mũi hơi vẹo, đúng là của một người đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu.
- Chào cô Anna !
Ông ta nói bằng tiếng Ba Lan.
- Lâu quá rồi!
Anna vẫn chưa nhận ra là ai, nhưng giọng nói trầm và khá đặc biệt của ông ta là cảm thấy hơi quen. Bà cố lục trong ký ức ra giọng nói ấy bà đã nghe thấy ở đâu và của ai. Đã hơn bốn chục năm rồi còn gì. Ông ta gọi bà là “cô”, có nghĩa hồi ấy bà còn rất trẻ. Mà phải rồi, hồi ở khu tập trung Do Thái tại Vacsava, Anna mới chỉ hai mươi tuổi.. Đột nhiên óc bà loé lên: đúng rồi, giọng ấy là của Halevi-Pan Halevi. Halevi chứ không phải Levy!
*************
Janna cảm thấy hơi hơi thót tim lại khi ngăn thang máy khổng lồ bứt khỏi mặt đất nâng dần lên trong toà nhà Wellington. Đã mấy năm sống trong toà nhà này mà nàng vẫn không sao quen được với cái cảm giác giật mình ấy, khi ngồi trong xe Mercedes 380-SL đặt trong ngăn hộp của loại thang máy quá cỡ này.
Sau vụ thoát chết ở mũi biển Lobos, nàng đã dọn về đây. Trước khi quyết định, nàng có hỏi ý kiến Anna và bà đồng ý. Cả Ervin cũng khuyên nàng nên dọn về ở đây. Cho đến đêm hôm qua, khi kẻ gian đột nhập vào được và giết con Sếp, đồng thời vạch chữ thập ngoặc lên tường phòng thư viện, nàng mới nhận ra rằng Ervin đã lầm. Toà nhà Wellington này đâu phải an toàn tuyệt đối.
Sáng nay lúc đến văn phòng của Công ty công nghiệp Ngôi sao, Janna đã gọi điện ngay đến trang trại ở Santa Ynez của Ervin, kể ông ta nghe chuyện bất thường xảy ra lúc ban đêm.
Ervin kêu lên:
- Ôi, thật là hú vía! Nhưng cũng thật may cho tôi, bởi nếu cô làm sao thì đúng là tôi không thể tự tha thứ cho mình được ..
Janna đáp:
- Nhưng nếu toà nhà của chúng ta không an toàn tuyệt đối thì sẽ không ai bỏ khoản tiền lớn ra để mua một tầng trong đó. Hãng điện tử nhận thiết kế và thực hiện hệ thống an toàn đã bảo đảm với tôi rằng không kẻ gian nào có thể đột nhập được vào toà nhà. Vì vậy họ sẽ phải đền bù cho tôi nếu như điều họ cam kết đã không được thực hiện. Các luật sư của tôi sẽ làm việc với hãng ấy..
Thang máy đã đưa xe đến tầng của nàng. Janna nhìn đồng hồ: hai giờ 47 chiều. Nàng hẹn Ervin đến đây đúng ba giờ. Ông ta là người không bao giờ sai hẹn, dù chỉ một giây. Nàng ra khỏi thang máy, bước qua một đoạn hành lang, đến trước cửa vào tầng hộ của nàng. Nàng nhét thẻ từ tính vào. Cửa tự động mở. Trong nhà vắng vẻ một cách khác thường khiến nàng hơi hồi hộp. Có lẽ tại không có con Sếp chạy ra đón chủ như mọi khi chăng? Tuy nhiên một giác quan thứ sáu nào đó khiến nàng linh cảm thấy tình hình không bình thường.
- Con đây ạ!
Nàng nói, đinh ninh bà Anna đang ở bên trong. Nhưng không thấy tiếng trả lời.
Nàng vội sờ lên tấm bùa hộ mệnh: Chiếc lắc bằng vàng nàng đeo trên cổ, của mẹ Keja ngày xưa trao lại cho Janet Taylor và Janet đã trao tận tay nàng trước khi bà bị giết ở Singapore. Nàng gọi to hơn:
- Mẹ có nhà không đấy?
Tiếng gọi đập vào tường, vọng trở lại, nhưng không thấy ai trả lời. Nàng nghĩ có thể bà Anna ngủ say, nàng chạy vào phòng ngủ của bà, ròi ra bao lơn, phòng khách, cuối cùng là phòng thư viện. Đến đây Janna nhìn thấy hồ sơ tài liệu trong phong bì to màu xám trên bàn nhưng không thấy Anna đâu.
Mở tập hồ sơ, Janna xem nội dung chứa trong đó. Những bản sao chụp các tài liệu Trung tâm Weisenthal thu thập được. ảnh những người Do Thái bị hành hình trong khu tập trung tại Vascava. Nàng nhìn kỹ những hình Anna, Geneviene, và Janet bấy giờ mới chỉ trên dưới hai mươi tuổi. Nàng nghĩ đến số phận gian truân khổ ải của những người đàn bà kia và sực nhớ hôm nay là ngày họp mặt hàng năm của những người Do Thái sống sót sau thảm hoạ phát xít.
Đoán mẹ nàng ra đó, nàng bèn tìm mụ Sarah để mụ chuẩn bị ít thức ăn và thức uống nhẹ để tiếp Ervin . Nàng chạy vào bếp và kinh hoàng nhìn thấy mụ Sarah nằm sóng soài trên sân. Khuôn mặt da đen to bè của mụ lật ngửa, hai mắt trợn, nhìn trừng trừng lên chiếc đèn ống của nhà bếp. Máu vẫn còn rỉ ra ở cổ họng bị đâm toác một vết rộng. Xung quanh mụ máu chảy thành vũng và bắt đầu se lại.
- Lạy chúa!
Janna kinh hoàng hét lên. Nàng bước tới cầm tay mụ xem mạch. Nhưng mạch đã không còn. Cố trấn tĩnh, nàng bước nhanh đến điện thoại bên cạnh tủ lạnh, nhưng khi áp vào tai, nàng không nghe thấy gì hết. Vậy là điện thoại đã bị cắt. Nàng chạy ra ngoài, nhấc máy điện thoại khác, nhưng không máy nào hoạt động. Nàng ấn nút báo động, cũng không thấy gì. Hoảng hốt đến cực độ nàng lao ra cửa ngoài, nhét tấm thẻ từ tính vào, nhưng không mở!
Nỗi sợ làm Janna như tê liệt toàn thân. Nàng cố trấn tĩnh để khỏi phát điên. Vậy là mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Cửa ra bị khoá. Nút chuông báo động không làm việc. Thậm chí có ai trong đơn vị bảo vệ dưới nhà biết tình trạng nguy cấp này của nàng cũng không thể làm gì nổi. Họ không thể lên được đây, và nếu lên cũng không mở cửa để vào nhà được.
Nàng đang căng đầu óc tìm cách nào thoát ra thì bỗng nhiên tất cả màn hình xung quanh đều bật sáng và trên đó hiện lên các cảnh tượng khủng khiếp: những đám lửa cháy trong khu tập trung Do Thái, xác người nằm ngổn ngang, thây người lủng lẳng trên giá treo cổ, một chiến sĩ kháng chiến Do Thái bị một tên Đức đang dùng lưỡi lê thiến bộ phận sinh dục. Tám đàn ông trần truồng khiêng một cây đàn piano. Một cô gải trẻ đang bị một con chó săn Đức hiếp trước mặt lũ lính phát xít vừa xem vừa nhe răng cười khoái trá. Đấy là hiệu quả của hệ thống màn hình liên hoàn tối tân được bố trí trong mỗi tầng nhà .
Janna chạy từ phòng này sang phòng nọ, tắt các máy thu hình. Nhưng nhiều máy nàng không tắt được, bèn dùng gạt tàn bằng pha lê đập vỡ mặt kính.
Đột nhiên mọi âm thanh ngừng lại và Janna nghe thấy tiếng thì thào trong phòng ngủ của bà Anna đưa ra. Nàng kinh ngạc. Trong đó có ai đâu? Nhưng rõ ràng tiếng người lầm rầm nói chuyện từ trong đó vẳng ra. Nàng chạy đên mở cửa nhìn vào thì không thấy ai hết. Tiếp đó tiếng cười to dần rồi lan sang các phòng khác làm Janna càng hoảng hốt. Nàng chạy hết phòng nọ đến phòng kia mà không thấy gì. Nhưng tiếng người nói cười, trò chuyện, gào thét vẫn vang lên khắp bốn xung quanh.
Lúc Janna chạy ra phòng khách định nghỉ ngơi đôi chút thì đèn tắt, cả tầng nhà tối om. Và trong bóng đêm, một giọng ồm ồm đe doạ vang lên từ đâu đó:
- Alle Juden herunter! – Giết hết bọn Do Thái.
Câu nói đó được lặp lại tiếp tục bằng đủ thứ giọng, khi to khi nhỏ và Janna không chịu nổi, thét lên:
- I-i-im !
Mọi âm thanh ngừng lại nhưng chỉ lát sau lại nổi lên vang ầm và những tiếng la hét:
- Juden, raus! Juden, raus!..
Janna chưa kịp gào lên thì khoảng nửa tá những tia sáng dọi qua bóng đêm, chiếu lên tường những cảnh tượng hãi hùng, kèm theo những âm thanh chói tai và đầy đe doạ. Ai đó đã mở hệ thống chiếu hình và thanh âm đặc biệt tồi tàn này?
Nàng thấy mình đang đứng giữa những ngôi nhà bốc cháy, những xe tăng Đức chạy ầm ầm, những đứa trẻ hoảng hốt chạy và bị lính Đức bắn ngã dần, những con chó săn sủa vang và những tên lính Đức cầm súng gài lưỡi lê đâm vào những người dân lành. Tiếng kêu đau đớn, hãi hùng vang động khắp bốn xung quanh nàng..
Rồi tiếng súng máy, tiếng bọn lính Đức thét lớn:
- Juden haben Waff ens!
Tiếng phụ nữ khóc, tiếng trẻ đòi ăn và tiếng một cô gái hát giọng du dương một bài ca Do Thái..
Âm thanh to đến mức chói tai làm toàn thân Janna run rẩy. Nàng phải bước tới vịn tay vào tường để khỏi ngã sụp. Những tia la de vẫn xuyên qua bóng đêm giống như những đường đạn và một mùi khó ngửi kiểu như mùi hôi hám của người, súc vật cộng với mùi nước cống bốc ra, tràn ngập cả tầng nhà.
Lát sau tất cả những hình ảnh khủng khiếp và những âm thanh nhức nhối kia tan đi, chỉ còn lại một hình người tuổi chừng ngoài sáu mươi đang tiến về phía nàng. Thoạt đầu Janna tưởng đấy cũng là một hình ảnh trong hệ thống màn hình của toà nhà nhưng không phải. Khi ông ta đến gần, khuôn mặt hơi ló ra ánh sáng, nàng nhận ra đó là người bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Nàng kinh hoàng nhận ra chính là Ervin. Ông ta đi ủng lấm đầy bùn, áo đầy vết máu, quần rách toạc, đeo khẩu súng ngắn Mauser và hai quả lựu đạn ở thắt lưng. Đầu ông ta quấn băng nên thoạt đầu nàng không nhận ra. Đúng Ervin rồi! Janna hét lên kinh hoàng.
***********
Trong phòng cấp cứu của bệnh viện khu đặt trên tầng sáu, Anna chăm chú nhìn Halevi, và bà cố trấn tĩnh cơn choáng váng đang muốn làm bà té xỉu.
Halevi nói giọng thều thào:
- Cô tưởng tôi đã chết chứ gì ?
Anna gật đầu.
Halevi nói giọng như hết hơi. Y đã yếu lắm rồi:
- Bác sĩ nói đúng, lần này thì tôi không thoát được. Chính vì vậy tôi khai tên cô để mời cô đến đây..
Bằng giọng thều thào, nhiều lúc chỉ là tiếng thở phì phò và luôn luôn phải dừng lại để nghỉ. Halevi kể Anna nghe đầu đuôi câu chuyện. Sau lúc họ lạc ở nông trại bên Áo, khác với điều các cô gái tưởng, Halevi đã kịp trốn thoát. Y ra ngoài hầm từ trước lúc bọn Đức nã đại bác vàp toà nhà của nông trại. Y đã ôm cả bốn ba lô vàng bạc đá quý chạy đi vì không tin vào các cô gái. Lúc vượt qua hồ gần thị trấn Oberriet giữa Áo và Thuỵ Sĩ, tảng băng dưới chân y bị vỡ. Y ngã xuống làn nước lạnh buốt và buộc phải vứt mấy ba lô báu vật để nhoi lên cứu lấy mạng sống. Thế là toàn bộ kho báu nằm dưới đáy hồ. Halevi sang Thuỵ Sĩ lẩn tránh cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Y nói tiếp:
- Sau khi phát xít Đức đầu hàng, Kandalman may mắn sống sót cùng với một số rất ít người Do Thái trong trại tập trung Vacsava và trại Dachau, tìm ra được tôi và hỏi số kho báu đã được giao cho ngân hàng Thuỵ Sĩ chưa..
Giọng Halevi lúc này đã phều phào khiến bà Anna phải cúi sát mới nghe được.
- Tôi sợ lắm, không dám nói sự thật, đành đổ cho các cô đã chiếm đoạt kho báu ấy. Hắn tin lời tôi, thề sẽ dành những năm còn lại của cuộc đời hắn trừng phạt các cô và giao cho tôi giết dần từng cô..
Nạn nhân đầu tiên là Geneviene Fleury, tiếp đến Janet Taylor ở Singapore, cuối cùng là Anna, mà y định đẩy xuống dưới đường tầu trong ga xe điện ngầm ở New york.
- Nhưng tại sao Kandalman lại muốn giết cả Janna?
Anna hỏi. Bà kinh ngạc nghe những lời kể của Halevi.
- Vì mẹ cô ấy đã phản bội hắn.
Halevi thều thào. Sức y đã tàn và y sắp chết.
- Nhưng Janna có phải là con tôi đẻ ra đâu?
Halevi mấp máy môi:
- Kandalman là nhân tình của Keja. Hắn ngủ với cô ấy, trong hầm cố thủ của hắn ở Vacsava. Cái lắc ấy là của Keja tặng hắn để làm bùa hộ mệnh..
- Hẳn nào hai mặt đều có chữ K
- Đúng thế. Keja và Kandalman. Cái lắc ấy là bùa đấy..
- Janet đã gỡ cái lắc ấy lúc hắn bị thương do axit..
Halevi lấy hết chút tàn lực mấp máy cặp môi tái nhợt:
- Cái sẹo đó vẫn còn. Hắn lợi dụng sẹo ở mặt để thay đổi hình dạng..
- Hắn biết Keja có thai không?
Halevi gật đầu vất vả.
- Chính vì vậy hắn thúc Keja phải hộ tống kho báu để cô ta được sinh con ở nơi an toàn.
- Đó là con hắn!
Anna hét lên.
- Hắn biết..
- Vậy mà hắn vẫn ra lệnh cho anh giết Janna
- Hắn tưởng Keja phản bội hắn..
- Nhưng Janna có tội gì đâu?
- Cha mẹ gây tội ác thì con cái phải đền tội.
Không khí trong phòng lắng hẳn đi. Mùi thối của vết thương mưng mủ trào vào mũi Anna.
- Nhưng tôi chưa hiểu anh kể với tôi chuyện ấy để làm gì?
Bà hỏi chủ yếu để đánh tan không khí quá nặng nề.
- Tôi có chủ ý. Kandalman cho rằng tôi sắp phản bội hắn nên hắt quyết thủ tiêu tôi. Vụ đâm chém tôi đêm qua chính là do hắn. Tôi chỉ còn một cách cuối cùng trả thù hắn là kể với cô..
- Anh bị chúng đâm lúc nào?
- Hơn mười giờ tối..
- Vậy không phải anh đã lọt vào toà nhà Wellington..
- Hắn đấy. Kandalman tham gia thiết kế toà nhà đó nên hắn đã bố trí sẵn để hắn có thể đột nhập..
- Toà nhà là ý đồ của Ervin kia mà?
- Kandalman và Ervin chỉ là một. Hắn tưởng hắn đã phụ lòng tin của hàng triệu người Do Thái.. Hắn luôn thấy hắn có tội với họ và nếu không trừng trị kẻ chiếm đoạt kho báu của họ, hắn không sống nổi.. Hắn đã tự dằn vặt hắn bốn chục năm trời và hắn đã thành kẻ mất trí..
Halevi nhắm mắt lại và nghẹo đầu sang bên cạnh gối. Chút tàn lực y đã dùng hết vào việc kể lại câu chuyện cho Anna nghe. Và bây giờ sinh lực trong người y đã cạn hoàn toàn.
Anna không đợi cho đến lúc y tắt thở. Bà lao ra cửa, vấp phải nữ y tá theo dõi trên hệ thống truyền hình nội bộ biết tình trạng bệnh nhân nên đã gọi bác sĩ và bản thân cũng chạy vào. Anna lao ra thang máy, xuống đến dưới nhà. Bà tìm một tủ điện thoại công cộng, mở ví lấy đồng xu bỏ vào rồi quay số.
- Cho tôi Sở cảnh sát ..
- Phòng nào?
- Phòng an ninh Metro..
Lát sau, đầu dây bên kia có tiếng nói:
- Metro đây, cần gặp ai?
Anna đáp là gặp trung uý Joe Dawson. Lát sau tiếng anh vang lên:
- Dawson đây. Ai đấy?
Anna xưng tên rồi kể tóm tắt câu chuyện của Halevi.
Dawson hỏi:
- Bà đã kể cho cô Janna nghe chưa?
Anna đáp:
- Chưa. Tôi nghĩ cần báo anh trước.
Dawson nói:
- Tôi vừa gọi điện cho cô ấy xong. Văn phòng trả lời là cô ấy về Wellington để gặp Ervin tại đó!
*******************
Trực thăng của cảnh sát rời khỏi nóc trụ sở ở trung tâm thành phố Los Angeles. Dawson mặc bộ đồng phục dã chiến của đơn vị cảnh sát võ trang, đeo lon trung uý, cầm máy bộ đàm liên lạc với các đội viên:
- Mục tiêu là toà nhà Wellington trên đại lộ Wilshire giữa Beverly Hills và khu rừng phía Tây. Một con tin đang bị giữ trong đó. Tôi biết rõ toà nhà đó và biết chỉ có một lối vào duy nhất là từ trên nóc xuống. Nóc có sân đậu trực thăng. Ta sẽ đổ bộ xuống đấy. Ai hỏi gì không?
Trung sĩ Escove, một người tóc đen, không râu ria hỏi:
- Bên đó có bao nhiêu tên, thưa trung uý?
Dawson đáp:
- Một tên.
Thiếu uý Warren hỏi:
- Vũ khí kẻ địch?
Dawson lúng túng. Anh không nghĩ rằng Ervin biết sử dụng vũ khí. Bởi xưa nay hắn có vẻ ngoài rất dân sự, một nhà tài phiệt, chỉ biết tính toán tiền nong. Sau khi nghe Anna báo tin, anh đã gọi ngay về toà nhà Wellington, định báo Janna để phòng trước khi Ervin đến nhưng không kịp.
Nhân viên đội bảo vệ của toà nhà nhìn thấy một chiếc xe Mercedes vào thang máy đặc biệt lúc gần ba giờ chiều. Ngoài lối thang máy khổng lồ chở xe hơi chỉ còn một thang máy riêng nữa nhưng muốn vào, phải dùng thẻ từ tính đặc biệt.
Sau khi trao đổi với Kershaw chỉ huy đọi bảo vệ, Dawson được biết chỉ còn một cách duy nhất vào nhà nữa là từ nóc xuống. Nhưng cửa xuống lại khoá bằng hệ thống điện tử và muốn mở phải dùng mã số. Dùng điện thoại liên lạc không được, Dawson nghĩ chỉ còn cách dùng trực thăng. Và anh rất sốt ruột mong đến sớm để cứu người con gái anh yêu tha thiết.
Dawson đáp viên thiếu uý:
- Tôi chưa rõ. Nhưng tôi biết thằng cha ấy bị bệnh tâm thần cho nên ta phải đến càng nhanh càng tốt!
Ba người cùng làm việc với nhau trong nhiều năm ở cơ quan cảnh sát và họ rất hiểu rằng phải hoàn toàn tin cậy nhau mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng ngàn giờ rèn tập, họ đã biến thành những cái máy được bôi trơn dầu mỡ và phản ứng nhanh nhạy tuyệt đối với mọi tình huống có thể xảy ra.
Trung sĩ Escove và thiếu uý Warren chỉ coi đây là một trong những nhiệm vụ họ phải hoàn thành. Nhưng đối với trung uý Dawson, đây là chuyện cả cuộc đời. Hạnh phúc cuộc đời anh nằm trong chiến dịch này.
Trong lúc trực thăng đang bay tới Wellington, anh ôn lại những vụ giải thoát con tin anh từng tham gia, nhiều vụ đã tổn thất nặng nề, kể cả cái chết. Kinh nghiệm dạy anh rằng những chiến dịch như thế này thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ sớm hay muộn một tích tắc là đủ chuyển bại thành thắng hay ngược lại. Anh nhìn hai đồng đội. Họ đều mặc quần áo chống đạn, chống cháy và đều đeo súng ngắn cỡ đạn 45. Cả hai đều rất thành thạo trong chiến đấu và đều rất dũng cảm.
Viên phi công kêu lên :
- Có kẻ đã đậu trên nóc mất rồi!
Dawson nhìn qua lỗ tròn đưới đáy trực thăng, thấy đã có một trực thăng đậu trên nóc toà nhà Wellington. Anh liền bảo phi công gọi điện về phòng tư liệu xem chiếc trực thăng mang số hiệu kia là của ai.
Viên phi công gật đầu và lát sau nói:
- Đăng ký tên chủ nhân là Felix Ervin. Và hắn còn ở đó thì trực thăng chúng ta không thể đỗ xuống đựơc. Nóc chỉ xây dành cho một trực thăng.
- Tôi xuống bằng dây cáp!, Dawson nói.
- Không được, Phi công nói:
- Gió mạnh lắm, tôi không thể giữ được trực thăng đứng yên một chỗ đâu!
Dawson không buồn nghe viên phi công nói, vẫn buộc nút vào sợi dây thừng và quàng qua vai.
Trung sĩ Escove nói:
- Tôi cũng sẽ xuống theo trung uý.
Dawson nói:
- Nhưng sợi dây rút lên thì mất quá nhiều thời gian. Xuống đến nóc là tôi phải bò ra bao lơn để xuống nhà ngay.
Không đợi Escove trả lời. Dawson đã bước ra cửa và giao một đầu dây cho thiếu uý Warren. Anh bắt đầu tụt xuống
Dawson lủng lẳng ở đầu sợi dây thừng. Anh hét vào máy bộ đàm:
- Giữ trực thăng cho yên.
Khi leo xuống được chừng bốn năm chục bộ, một làn gió nóng bốc ngay trực thăng lên cao thêm.
Trung sĩ Escove nằm sấp xuống sàn buồng lái theo dõi, thấy Dawson ở đầu sợi dây cứ quăng đi quăng lại mãi trên nóc của toà nhà Wellington. Anh ta lẩm bẩm:
- Chưa bao giờ tôi thấy ai lủng lẳng nhiều như thế kia.
Bỗng trực thăng rơi vào một bong bóng không khí và tụt xuống một chút, đồng thời chao đi khá xa.
Dawson hét vào bộ máy bộ đàm:
- Thả cáp thấp nữa!
Thiếu uý Warren đáp:
- Hết rồi!
Dawson ngẩng đầu lên và thấy khuôn mặt đầy lo âu của trung sĩ Escove. Anh biết rằng không những viên trung sĩ mà cả phi công và viên thiếu uý đều rất lo cho anh, đồng thời không tin anh sẽ xuống được nóc nhà.
Dawson ra lệnh:
- Cho trực thăng thấp xuống chút nữa!
Viên phi công tuân lệnh. Dawson đã rời được xuống nóc nhà nhưng bị kéo đi và đập mạnh vào lan can.
Anh thấy vai tê buốt, khéo đã bị gãy xương cổ. Nếu đúng như vậy thì anh sẽ không thể nào tụt từ trên nóc xuống bao lơn được.
Viên phi công hỏi qua máy bộ đàm:
- Anh thế nào, Dawson? Yên ổn chứ?
Dawson đáp:
- Yên ổn! Nhưng tôi thay đổi ý kiến. Đừng thả tôi xuống nóc nhà mà thả tôi xuống bao lơn.
- Điên à?
Viên phi công phản đối.
- Nguy hiểm lắm!
- Tôi không hỏi ý kiến anh mà ra lệnh!
Dawson hét lên!
- Thi hành đi!
******************
Trong toà nhà Wellington, Janna đang run lẩy bẩy, nép mình trong một góc phòng khách chăm chú nhìn cặp mắt điên dại của Ervin, như thể chút ít tỉnh táo trong óc hắn đã bị rối loạn nốt. Tay hắn run run cầm khẩu súng ngắn và những cơ trên mặt hắn đang co rút. Khi hắn nói, giọng hắn nghiến chặt rất khó nghe.
- Đứng lên!
Ervin ra lệnh, vẫn chĩa súng sát đầu Janna .
Janna cảm thấy cổ họng khô khốc và lưỡi đắng ngắt. Nàng nuốt khan. Janna cố trấn tĩnh và giữ cho giọng bình thản:
- Nhẹ tay chứ, ông Ervin !
Ervin với tay giật chiếc lắc vàng đeo ở đầu sợi dây chuyền ở cổ nàng. Rồi hắn thò tay xé toạc ngực áo hắn, áp chiếc lắc vào đúng chỗ vết sẹo. Chiếc lắc vừa vặn khớp vào mảng da lành giữa vết sẹo lớn. Janna nhớ Janet Taylor có kể rằng bà đã gỡ cái lắc này trên ngực Kandalman để khỏi vướng vết thương do axit, hôm trong khu tập trung Do Thái tại Vacsava. Và nàng cũng nghe kể rằng Kandalman chính là chủ đã thuê Keja, mẹ đẻ nàng vào làm việc cho ông ta. Nhưng Janet lại kể với nàng rằng Kandalman đã chết trong trại tập trung..
- Thấy chưa?
Y ngước lên nhìn Janna.
- Thứ này là của tôi.
- Của Keja đầu tiên..
Câu nàng nói hình như làm Ervin ngạc nhiên. Cặp mắt điên dại của hắn đột nhiên trống vắng.
- Cô ta tin rằng chiếc lắc này sẽ hộ mệnh cho tôi.
- Ông là người tình của bà Keja phải không?
Janna hỏi, vì nàng biết rằng lúc này cần phải kéo dài thời gian.
Ervin cười chua chát:
- Chỉ mỗi một người trả lời được câu đó là Halevi thì y đã chết rồi. Đến lúc này thì y đã chết..
- Có phải bà Keja có thai với ông không, ông Ervin ?
Janna hỏi và ngạc nhiên tim nàng đập rất mạnh.
Ervin gật đầu, vẫn chăm chú nhìn Janna:
- Cô là con của tôi!
Mặc dù đã biết điều đó từ trước, câu trả lời vẫn làm Janna sửng sốt. Một luồng điện lướt qua trong người nàng. Và lạ chưa, nàng không hề mừng rỡ mà chỉ căm uất:
- Vậy tại sao ông không nói cho tôi biết từ trước?
- Mẹ cô đã phản bội tôi.. Ta tin tưởng cô ấy .. Nhưng cô ấy không hơn gì mấy đứa con gái khốn kiếp kia!.. Mẹ cô đã cùng với chúng ăn cắp kho báu của những người Do Thái trong trại tập trung.. Chính vì thế mà ta ra lệnh cho Halevi giết Geneviene và Janet.. Bổn phận của ta là phải trừng trị những kẻ đã làm ta thành có tội với hàng triệu con người..
- Trừng trị một cái tội mà họ không hề phạm.
- Kho báu kia đã không được bọn chúng giao cho ngân hàng, theo lệnh của ta..
- Bởi vì những vàng bạc châu báu ấy đã bị chôn vùi dưới hầm trong đống gạch ngói của toà nhà bên áo..
Điều Janna nói làm Ervin choáng váng. Hắn lẩm bẩm:
- Vậy là.. Vậy là Halevi đã lấy cắp?..
Janna đáp:
- Hắn đã nói dối! Hắn đã đổ vấy tội cho người khác .. Geneviene, Janet. Keja và Anna đã thi hành đúng lệnh của ông. Nếu không, làm sao tôi ra đời và sống được cho đến ngày hôm nay?.. Chính mấy người đó đã ban cho tôi tình cha mẹ đối với con, thứ mà ông khước từ! Bây giờ thì ông hạ súng xuống!
Cặp mắt điên cuồng của Ervin bỗng thoáng chút hoài nghi. Toàn thân hắn run lẩy bẩy, khiến khẩu súng hắn cầm trên tay cũng đảo lên đảo xuống. Hắn thều thào:
- Nhưng Halevi nói dối để làm gì?
- Để giấu tội! Hắn cướp kho báu để nếu sống sót hắn sẽ làm giầu. Có trời biết hắn đã làm gì với số châu báu ấy. Nhưng chúng ta chỉ nói chuyện được khi nào ông buông khẩu súng kia.
Ervin vẫn đứng bất động. Nhưng rồi lát sau y buông tay và khẩu súng rơi xuống sàn nhà.
- Đứng yên!
Tiếng ra lệnh từ phía sau vang lên.
Không tuân lệnh mà Ervin quàng tay ôm cổ Janna, kéo sát lại hắn rồi quay người để đưa nàng ra trước mặt Dawson. Lúc này anh đứng sau tấm màn nhung chạy từ cửa vào phòng đến cửa ra bao lơn. Dawson cầm khẩu Uzi tự động, chĩa về phía Ervin, nhưng anh ta cũng hiểu rằng không thể bắn hắn mà không trúng phải Janna.
- Buông cô ấy ra để cô ấy đi và tôi sẽ không bắn.
Nhưng Ervin không buông và Janna cảm thấy hắn ôm cổ nàng chặt thêm.
- Anh lui ra ngoài đi. Dawson!
Janna thét lên.
Dawson ngập ngừng một chút rồi buông lỏng tay cầm khẩu Uzi, nhưng vẫn giữ ta thế chuẩn bị đối phó.
- Quăng súng xuống sàn!
Ervin ra lệnh.
Khi thấy Dawson chưa thi hành ngay, Ervin giơ bàn tay trái, một quả lựu đạn nằm trong đó, đã được tháo chốt an toàn. Hiểu rằng hắn chỉ cần buông ngón tay, nút an toàn bật ra và lựu đạn sẽ nổ lìên, Dawson dành thận trọng đặt khẩu Uzi tự động lên mặt kính trên bàn xa lông rồi lùi lại.
- Đồng ý
Anh nói.
- Bây giờ ông buông Janna ra.
- Câm! Ta mới là người ra lệnh ở đây!, Ervin quát.
- Cũng được, Dawson chịu lún.
- Lùi lại.
Dawson đi giật lùi cho đến lúc chạm vào tấm màn.
- Kéo màn cho mở ra!
Ervin tiếp tục ra lệnh.
Dawson vén màn lên để cho Ervin đi ngang qua trước mặt, một tay quàng cổ Janna, tay kia cầm lựu đạn đã mở chốt. Hắn ghì chặt đến mức Janna phải cố gắng lắm mới thở từng hơi một được. Máu dồn lên mặt khiến nàng choáng váng. Ervin vẫn kéo nàng ra đến thành bao lơn bằng đá.
- Nhẹ tay thôi..
Dawson nói, như thể trìu mến, thân tình.
Janna thấy Ervin run rẩy và các ngón tay hắn như sắp buông quả lựu đạn. Cặp môi hắn sát tai nàng khiến khi hắn thì thào, nàng thấy môi hắn đụng vào dái tai nàng:
- Quân phản bội! Tất cả chúng nó đều là quân phản bội!
Cảm thấy tính mạng treo trên đầu sợi tóc, Janna quay ngoắt hai vai và chạy nhưng bị vấp và ngã sóng soài trên mặt sàn. Ervin bị bất ngờ, bất giác buông tay và quả lựu đạn bật nút an toàn, rơi xuống đất, lăn về phía Janna.
Nàng nhìn quả lựu đạn đang lăn về phía mình, nghĩ rằng Dawson sẽ lao tới nhặt lên quăng đi. Nhưng Dawson đứng cách đấy quá xa, có chạy đến cũng không kịp. Khi quả lựu đạn chỉ còn cách Janna vài đốt ngón tay, Ervin bỗng lao tới, nhặt lên, ôm quả lựu đạn vào bụng rồi nhảy vọt ra bên ngoài bao lơn.
Dawson chạy tới, đỡ Janna đứng dậy và kéo nàng ra chỗ Ervin vừa nhảy xuống. Nhưng họ chưa tới bao lơn thì đã nghe một tiếng nổ lớn. Họ ngó đầu ra ngoài nhìn xuống, thấy khói mù mịt ở khoảng lưng chừng, giữa bao lơn tầng gác cao và mặt đất bên dưới.
- Lạy chúa!
Janna gào lên, toàn thân rung chuyển.
- Thế là đúng
Dawson thì thầm, quàng tay ôm chặt, giữ cho nàng khỏi run rẩy.
- Mọi thứ như thế là xong.
Họ đứng trong tư thế ôm chặt nhau như vậy một lúc lâu. Một xe cảnh sát chạy trên khúc đường phố mệnh danh “Dặm Đường Vàng” rú còi inh ỏi. Tiếng còi vang động, đập vào những bức tường các tòa nhà cao tầng trong khu vực rồi vọng ra xa, xa mãi.
Dawson cầm tay Janna, dắt nàng vào trong nhà.
Hết