watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hai Mưa Nắng - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Hai Mưa Nắng

Tác giả: Khuyết Danh

Người ta gọi ông Hai Tường với cái tên là Hai Mưa Nắng, không phải vì tánh tình ông dễ dàng thay đổi... sáng nắng chiều mưa mà do ông có biệt tài xem thiên văn để đoán thời tiết.

Mười bốn tuổi, mồ côi cha mẹ, Hai Tường rời làng quê Tân Trụ tha phương cầu thực tận đất Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ở đây, Hai Tường vào làm công cho một lò gốm. Công việc của Hai Tường là nhào đất mang sản phẩm ra phơi hoặc đem vào lò nung. Công việc tuy có phần nặng nhọc nhưng Hai Tường không hề than van, vì có cơm ngày hai buổi đã là điều đáng mừng.

Lò gốm Thiên Sanh, nơi Hai Tường làm, ngoài lao động phổ thông còn có thợ đốt lò, thợ vẽ gốm và đặc biệt là cái nghề nhìn trời để đoán nắng mưa. Thời đó, đâu có đài khí tượng thủy sản thông báo nắng mưa cho người dân biết nên đối với một lò gốm thì ông thầy đoán nắng mưa luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, ông thầy chỉ suốt ngày uống trà, thỉnh thoảng chắp tay sau lưng ra sân ngước mặt nhìn trời rồi nói như phán truyền:

- Lát nữa sẽ có mưa, bảo mọi người mau đem đồ gốm vào!

Nếu không nghe lời ông thầy, khi mưa không kịp dọn những món đang phơi vào, kể như bao nhiêu công lao nhào nắn sẽ trở thành đất nhão. Ông thầy mưa nắng của lò gốm Thiên Sanh gốc người ở đảo Hải Nam bên Tàu. Ông thầy nói tiếng Việt khá rành nhưng giọng còn trọ trẹ. Thấy Hai Tường là một thiếu niên hiền lành và chịu khó, ông thầy có lòng thương. Một buổi chiều, cơm nước, tắm rửa xong xuôi, ông thầy nói với Hai Tường:

- Ta không vợ không con, nghề nghiệp rồi đây chắc sẽ thất truyền. Nếu con bằng lòng, ta sẽ truyền nghề cho.

Mừng còn hơn lượm được vàng bạc, Hai Tường lính quýnh quỳ xuống lạy ông Tàu già ba lạy, tôn làm sư phụ. Những lúc Hai Tường rỗi rảnh, ông Tàu già thường kéo anh ra gốc khế sau nhà để truyền nghề. Có lần ông nói:

-Nghề bói nắng mưa, ngoài con mắt nhìn trời còn phải biết tận dụng hết tất cả các giác quan. Lỗ tai phải nghe gió thổi, mũi hít mùi không khí, da nghe ấm lạnh. Tóm lại, phải biết hòa nhập tinh thần và thể chất vào thiên nhiên. Tự thân với thiên nhiên là một, vũ trụ với ta là một để hiểu sự biến đổi của đất trời.

Hai Tường ngồi nghe sư phụ giảng như vịt nghe sấm, ngơ ngác chẳng hiểu gì. Ông thầy không nói lý thuyết nữa mà chuyển qua thực hành. Ông chỉ cho Hai Tường nhìn mây cao, mây thấp, mây xuất hiện ở phương hướng nào. Thế nào là gió “rao rao” và gió “hiu hiu” lẫn gió “tạt mặt”. Mùi vị của không khí “khét”, “nồng”, “chua” hay “thơm”. Nhiệt độ qua da người mát lạnh, nóng hay nực, mỗi thứ cộng lại phân tích sẽ biết khi nào nắng, khi nào mưa; mưa bao lâu và nắng kéo dài nhiều hay ít.

Thoạt đầu ông thầy cho Hai Tường đoán thử, tất nhiên Hai Tường thường đoán sai. Ông chỉ cho Hai Tường chỗ nào sai, tận tâm như tình phụ tử. Một buổi tối, ông Tàu già nói với Hai Tường:

-Bây giờ con đã nắm vững bí quyết của nghề, lại là người có căn cơ nên về sau con sẽ vượt trội hơn ta, ta tin chắc như vậy!

Trong một lần thân mật, Hai Tường hỏi sư phụ tại sao lại bỏ quê hương qua Việt Nam sinh sống. Ông Tàu già trầm ngâm một lúc rồi nói:

-Ta tên thật là Triệu Bá Hoằng. Dòng họ ta nổi tiếng nhiều đời về nghề xem thiên văn. Năm bằng tuổi con, ta yêu con gái một chủ lò gốm và nàng cũng yêu ta, nhưng ông chủ lò gốm lại muốn gả nàng cho chàng trai họ Phù. Họ Phù cũng là một dòng họ nổi tiếng về tài bói mưa nắng của đảo Hải Nam. Cuối cùng, để cưới được con gái chủ lò, ta phải chấp nhận tranh tài cùng người con trai ấy.

Ngừng lại một chút, ông Tàu già thở dài, kể tiếp:

-Cuộc tranh tài ngoài chuyện tình yêu còn có một chuyện tối quan trọng khác đó là danh dự của hai dòng họ Phù và Triệu. Gần đến ngày tranh tài, ta phải chay tịnh cả tháng, tắm gội nước thơm, sưởi hương trầm. Đối với những người sống với nghề bói nắng, mưa thì việc đoán ngày giờ nào mưa là việc dễ dàng, mưa kéo dài trong bao lâu cũng là điều không khó. Nhưng để đoán lượng mưa nhiều hay ít thì quả là việc không dễ chút nào. Đúng ngày giờ tranh tài, sau khi nhìn trời, ngắm mây, ngửi gió... để đoán giờ sẽ mưa, ta và người thanh niên họ Phù phải vạch một vạch sơn vào trong lòng một cái tô kiểu rồi đem cái tô đó đặt giữa trời. Nếu lượng nước mưa ngập đến vạch sơn của người nào, thì người đó sẽ thắng. Ta vạch mức ở giữa thành tô, còn người thanh niên họ Phù vạch trên ta một đốt ngón tay, có nghĩa là lượng mưa sẽ nhiều hơn ta đoán.

Trời chuyển dông, mưa bắt đầu rớt hột. Cái tô kiểu đặt giữa trời nước càng lúc càng dâng lên. Đến chừng lượng nước mưa lên đến vạch sơn ở giữa thì trời dứt hột. Như vậy là ta thắng. Giữa lúc ta khấp khởi vui mừng thì đột nhiên gió đổi hướng, một cụm mây nhỏ từ phương Bắc bỗng nhiên bay tới với tốc độ không ngờ, cụm mây lớn dần ở nơi tranh tài và bắt đầu rớt hột. Một lúc sau, mưa tạnh hẳn, nước trong tô dâng lên đúng vạch sơn của chàng thanh niên họ Phù.

Vậy là ta đã thua! Ta đau đớn vì người mình yêu đã về tay người khác. Nhưng càng đau đớn nhất là danh dự dòng họ Triệu từ nay đã mất vì một đứa con bất tài như ta. Buồn rầu và xấu hổ, ta từ bỏ quê hương, từ bỏ đảo Hải Nam vượt biển qua đây, trôi nổi về sống ở đất Bình Dương này.

Ba ngày sau, từ lúc kể câu chuyện đời mình, trước khi mất, ông Tàu già nói với Hai Tường:

-Ta mong con hãy xem ta như người cha thứ hai. Ngoài họ Nguyễn, con còn có thêm họ Triệu. Nếu thương ta, vì ta, con hãy hứa!

Hai Tường nức nở gật đầu, khe khẽ kêu lên “tía ơi!”. Vậy là ông Tàu già qua đời. Lạ một điều là khi mất, một con mắt của ông nhắm và một con mắt mở trừng trừng. Người hiểu chuyện cho rằng, con mắt nhắm vì từ nay ông đã có người kế nghiệp, riêng một con mắt mở trừng trừng vì món nợ danh dự với giòng họ Phù, ông chưa có dịp trả xong.

Thắm thoát thời gian, Hai Mưa Nắng khá già. Ông trở về quê, sống ở xóm Xẻo Bần thuộc huyện Tân Trụ, truyền nghề bói nắng mưa cho con trai là Ba Đảm. Rồi Ba Đảm truyền cho con trai là Út Thân.

Khi Út Thân bắt đầu hành nghề bói nắng mưa thì nghề đó không còn được các lò gốm ưa chuộng nữa, không phải vì đài khí tượng thủy văn báo chính xác mà vì máy móc kỹ thuật hiện đại khiến các sản phẩm mộc của gốm không còn phải đem ra sân phơi, chỉ cần đem sấy là xong.

Thất nghiệp, Út Thân cháu nội của ông Hai Mưa Nắng trôi dạt về vùng Xóm Củi. Ngày ngày, vào mùa mưa, Út Thân ra đứng trên cầu Nhị Thiên Đường bắc ngang kinh Tàu Hủ nhìn trời cá độ nắng mưa. Nhờ vốn gia truyền, Út Thân đánh đâu thắng đó, túi tiền luôn luôn rủng rỉnh.

Biết thằng cháu nội đem nghề tổ truyền ra đánh bạc, ông Hai Mưa Nắng buồn lắm, ông nhắn Út Thân về khuyên răn:

- Cháu à! Nghề bói nắng mưa là nghề giúp đời làm ra vật dụng cần thiết cho cuộc sống, không thể đem nghề tổ truyền ra đánh đố với đỏ đen!

Thằng cháu nội nhe răng cười, bỏ đi không nói tiếng nào, nó tiếp tục ngửa mặt nhìn trời nơi cầu Nhị Thiên Đường để kiếm tiền.

Một hôm, Út Thân về gặp ông nội với khuôn mặt thất thần:

-Nhất định ông nội phải giúp con, ông nội à! Mấy tháng nay con thua liểng xiểng, cá đâu thua đó!

Ông Hai Mưa Nắng lắc đầu:

-Đáng đời! Ai biểu đem tổ nghiệp vào vòng cá độ?

Út Thân nhăn nhó:

-Mấy năm nay con không có đối thủ. Lần này gặp phải đối thủ quá dữ, nó từ bên Tàu sang đây!

Nghe nói từ bên Tàu, ông Hai Tường vội hỏi:

-Bên Tàu, mà ở tỉnh nào?

- Không phải tỉnh mà là đảo. Đảo Hải Nam!

Giật nẩy người, ông Hai Tường hấp tấp hỏi:

- Mầy biết thằng đó họ gì không?

Út Thân không trả lời, nói qua chuyện khác:

- Ông giúp con giấu mặt chỉ huy đi ông nội. Của cải, nhà cửa của con sau những ngày đoán mưa nắng, lớp cầm, lớp bán hết rồi!

Ông Hai Tường không quan tâm lời nó, nhắc lại:

-Tao hỏi mầy... thằng đó họ gì ?

Nhìn vẻ mặt khẩn trương của ông nội, Út Thân nói như phản xạ:

-Da, họ Phù... Phù Khắc Hồng!

Ông Hai Tường ngồi im lặng như pho tượng, lát sau nói nhỏ nhưng rành rọt:

-Được rồi! Mầy thách đấu lần nữa đi! Tao giấu mặt chỉ huy. Nhưng mầy phải hứa với tao là sẽ không bao giờ cá độ nắng mưa nữa, phải kiếm việc làm ăn chân chính như người ta.

Mừng quá, Út Thân đáp ngay:

- Cám ơn ông! Con hứa!

Đến ngày giờ cá độ, một cái tô được đem ra đặt ở sân một quán cà phê ở gần cầu Nhị Thiên Đường. Dân cá mưa ngồi gần như chật kín cả quán, hồi hộp theo dõi. Út Thân đưa mắt nhìn ông nội. Ông Hai kín đáo đưa sống bàn tay lên ngang bụng. Nhận được ám hiệu Út Thân bước ra sân lấy sơn đỏ vạch khoảng giữa cái tô. Tới lượt Phù Khắc Hồng, gã vênh váo nhìn trời rồi vạch cao hơn dấu sơn của Út Thân một ngón tay.

Trời vần vũ và đổ mưa, nước trong tô lên cao dần, sắp đến vạch sơn của Út Thân mà trời chưa có dấu hiệu gì sắp dứt mưa. Thua là cái chắc, Út Thân lo lắng liếc mắt nhìn ông nội nhưng ông Hai Tường vẫn thản nhiên như không.

Giữa lúc không khí đang căng thẳng thì bỗng dưng trời trở gió. Một luồng gió từ phương Nam thổi tới như cơn bão. Đám mây đen trên đầu bị thổi dạt qua phương Bắc, thoáng chốc mưa tạnh hẳn. Mực nước trong tô xấp xỉ mức vạch của Út Thân. Út Thân nhảy cuống lên như một thằng điên. Ông Hai Tường đứng dậy, không nói không rằng chụp cái nón nỉ lên mái tóc bạc phơ, rồi chậm rãi bước ra khỏi quán.

Ba ngày sau của lần đoán mưa kể trên, ông Hai Tường qua đời. Hai con mắt của ông cũng vẫn một con nhắm, một con mở. Người hiểu chuyện cho rằng con mắt nhắm vì mối thù xưa của thầy ông đã trả, còn con mắt mở vì thằng cháu nội đích tôn vẫn còn đem nghề nghiệp tổ vào cuộc đỏ đen.

Các tác phẩm khác của Khuyết Danh

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo

Tế Điên Hòa Thượng

TAM TẠNG SA MÔN PHẬT ĐÀ BA LY

Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ Tát

Huyền Thoại Mạn Đà La

Yên-tử cư-sĩ -Trần Đại-Sỹ

Tô Hiến Thành

Tiểu Thu

Những phụ nữ nổi tiếng đứng đầu các nhà nước trong lịch sử thế giới

Nguyễn Du (1766-1820)

Hồng Khắc Kim Mai Nữ Sĩ

Vai diễn cuối cùng

Trái tim hoàn hảo

Tôi không thể

Tôi đã bắt đầu biết... nói dối

Tình yêu

Tình thương không lời

Thông Điệp

Tha thứ mãi mãi

Quy luật hạt giống

Phần quan trọng nhất

Những hòn đá cuội

Ngôn ngữ tình yêu

Nếu và thì...

Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy ánh sáng là năm bạn 16 tuổi

Một cuộc đua tài

Một Chuyện Tình

Một câu chuyện cảm động

Mẹ lạnh lắm phải không?

Hạnh phúc vô biên

Giá trị thật của cuộc sống

Giá trị

Gánh xiếc

Gai của hoa hồng

Đừng chần chừ

Đưa những con sao biển về nhà

Điều tôi muốn biết

Điều đó rồi cũng qua đi

CON GÁI, CON TRAI VÀ CON NGỰA TRẮNG

Chuyện người thương binh

Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ

Chiếc băng gạc cho trái tim vỡ

Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng

Câu chuyện bát mì

Cà phê muối

Búp bê khoai tây

Bức tranh đẹp nhất

Bãi đậu xe ngày Tết

Ba chúc con đủ

Anh có giúp tôi?

Tên trộm

Một vụ bắt cóc

Cảm hứng của bác thợ cạo

Trường Sinh Bất Tử

Trường Học Toàn Là Ma

Tình Oan Nghiệp Báo

Sự Báo Thù Của Các Sinh Vật Lửa

Đẹp duyên cầm sắc

Canh Bạc

Bóng ma trên tầng cao

Bùa Ngãi Ở San Jose

Bánh Cốm

Tìm hiểu TCP/IP

Giáo trình C++

Truyện Xiển Bột

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Trạng Quỳnh

Trạng Lợn

Short - Sweet - Science - Secret

Năm Khỉ(2004) và tổng thống Bush

Con.... gì thật là rắc rối ??...

Chuyện Không Tưởng

Bố mất tích trước ngày khai giảng của con

Bí quyết !

Ba Giai - Tú Xuất

Vạn Huê Lầu diễn nghĩa

Tục Tái Sanh Duyên

Triệu Phi Yến trong cung nhà Hán

Tiết Đinh San chinh Tây

Tam Hạ Nam Đường

Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Mưu trí thời Tùy Đường

Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

Vũ trụ thuở sơ khai

Tú Uyên

Từ Đạo Hạnh

Truyền thuyết về Hoa Hồng

Tìm mẹ

Thần Đình Lập

Thần ái tình và nàng Tâm Linh

Sự tích sông Tô Lịch

Sự tích Ngũ Hành Sơn

Sự tích hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn

Sự tích hoa phượng

Sự tích hoa Phong Lan

Sự tích hoa Mộc Lan

Sự tích hoa Hướng Dương

Sự tích Hoa hồng

Sự tích hoa Hải Đường

Sự Tích Giáng Sinh

Sự tích đèo Phật tử

Sự tích con sư tử

Sự tích cây huyết dụ trước

Sự Tích các nữ thần Việt nam

Những truyện cổ tích Thế Giới

Nhân sâm

Nguồn gốc sinh tử

Người Tiều Phu Hóa Nai

Một đồng tiền vàng

Lọ Nước Thần

Lâm Sanh Xuân Nương

Hoa Trinh Nữ

Hoa Thủy Tiên

Hà Ô Lôi

Đôi Ngỗng

Đoàn Thượng

Cường Bạo Ðánh Thiên Lôi

Công Chúa Thủy Cung

Công Chúa Hoa Hồng

Con Chó Biết Nói

Con Chim Gõ Kiến

Cô Đào Giết Giặc

Cố Bu

Chử Đồng Tử

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Chồng xấu, chồng đẹp

Chiếc cầu phúc đức

Chiếc áo tàng hình

Cây tre trăm mắt

Cây Chổi Yêu Tinh

Bốn Bà Vợ Của Nhà Vua

Bạch Diện Thư Sinh

Bà Đế

Ba Bà Hoàng Hậu

Ăn Trộm Dạy Con

Câu chuyện chia muỗm

Việt Kiều hồi hương

LÀM SAO TÔI BIẾT KINH THÁNH LÀ CHÂN LÝ?

Biện chứng của tự do

Al Capone

Vận rủi, vận may

Túi gạo của Mẹ

Tôi là ai

Tiếng cười trong đêm khuya

Thằng bé cu li

Sự tích cái chổi

Sợi dây

Pinôkiô

Nhất quỉ nhì ma

Nhà Ma

Nhà họ Đường đả hổ

Người mẹ kế

Người hùng bất hạnh

Người học trò cũ của thầy Thân

Người bắt rắn cuối cùng

Mối tình trên Net

Mẹ Tôi

Ma nhập

Lời nói muộn màng

LỠ MỐI TÌNH ĐẦU

Lấy Chồng Thi Sĩ

Hồn trinh nữ

Hóa Thân Hiện Hồn

Đánh cá ngựa

Đấng cứu thế

Con Chim Sẻ

Cô lái xe xinh đẹp

Cô gái và bông hồng

Chùa Một Cột

Cây, Lá và Gió

Vạn Lưu Quy Tông

TÀN CHI TUYỆT THỦ

NHƯ LAI THẦN CHƯỞNG

Hoạt Sát

Chân Kinh Cửu Cửu

Căn nhà ngài thẩm phán

Bụi Vàng

Bốn anh tài

Ba thằng xích lô

Bá Nha, Tử Kỳ

Truyện Thơ Quan Âm Thị Kính

Buổi Tàn Thu

5 Truyện thật ngắn