watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiết Đinh San chinh Tây-Hồi thứ nhất - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ nhất

Tác giả: Khuyết Danh

Để đền ơn Tiết Nhơn Quý đã xả thân giúp việc chinh Đông đại thắng, Đường Thái Tông sai Trình Giảo Kim đến huyện Long Môn, phủ Giáng Châu đốc thúc việc xây dựng vương phủ cho xứng đáng với tước Bình Liêu vương. Khi mọi việc đã xong, Trình Giảo Kim vào triều phụng mệnh cho Thái Tông rồi về phủ, hớn hở nói với vợ là Bùi phu nhân:
- Chuyến này tính ra lời được ba muôn bạc trắng. Phải chi có hoài như vậy thì đỡ biết mấy.
Trình Thiết Ngưu nghe tin phụ thân về thì liền ra lạy mừng, dẫn cả đứa con mới lên mười ba tuổi là Trình Tống ra chào ông. Hôm sau nữa đến lượt Tần Hoài Ngọc, La Thông, Đoàn Lâm đồng thời đến hỏi thăm. Riêng Từ Mậu Công bận đi phát chẩn cho dân ở Hán Dương, còn Uất Trì Cung thì theo lệnh đến Chân Định lên đồng cầu Phật, vì thế không đến được.
Mấy ngày sau, Chu Thanh cùng bảy anh em kết nghĩa với Tiết Nhơn Quý đến chúc mừng, nhân tiện hỏi thăm về gia thất của đại ca. Tiết Nhơn Quý đã cùng người xưa sum họp vui vẻ. Chu Thanh liền xin Trình Giảo Kim tâu giúp cho các anh em đồng được đến Sơn Tây trấn thủ, hằng ngày gần gũi nghĩa huynh cho thỏa tình. Trình Giảo Kim bằng lòng ngay, hôm sau vào triều tâu với Thái Tông.
Nhà vua vốn biết mấy anh em của Nhơn Quý tình sâu nghĩa nặng nên chuẩn tấu, hạ chỉ cho tám tổng binh cùng đến Sơn Tây trấn nhậm, dưới quyền điều động của Bình Liêu vương Tiết Nhơn Quý. Kể từ đó không những phủ Giáng Châu mà cả một vùng Sơn Tây đều được thái bình, dân chúng an lạc, trộm cướp gần như biến hẳn.
Trong khi ấy vợ của Lý Đạo Tông là con gái của Trương Sĩ Quý, sắc đẹp tuyệt trần nên được Lý Đạo Tông hết sức yêu chiều, gọi bằng Trương mỹ nhân. Vốn oán hận Tiết Nhơn Quý về việc tố cáo tội lỗi làm cả nhà bị hành hình, nay lại thấy Thái Tông ân sủng phong chức tước cao trọng, ban thưởng trọng hậu, Trương mỹ nhân càng tức tối ra sức xúi bẩy chồng tìm cách báo thù cho mình.
Lý Đạo Tông chiều vợ đẹp, cố ý truy tìm sơ hở nhưng thấy Tiết Nhơn Quý được triều thần mến mộ, lại chẳng có lỗi gì nên không sao thi hành được. Bị Trương mỹ nhân hối thúc quá, Lý Đạo Tông bất đắc dĩ phải bàn với vợ:
- Ta đã hết sức mà không sao tìm được lỗi lầm gì của Nhơn Quý, vì thế bây giờ chỉ còn mỗi cách là dùng “Mỹ nhân kế” mà thôi. Hiện nay Lý Loan Phụng mười bảy tuổi, hoa nhường nguyệt thẹn thì có thể đưa ra làm mồi nhử Nhơn Quý vào tròng.
Vì Lý Loan Phụng là con riêng của Lý Đạo Tông nên Trương mỹ nhân bằng lòng ngay, gọi một tên gia nhân tâm phúc là Trương Nhân đến bàn bạc. Trương Nhân vốn có họ với Trương mỹ nhân, là con người hiểm độc xưa nay, tâm tính giảo hoạt, chuyên bày mưu kế hãm hại người khác nên rất được vợ chồng Lý Đạo Tông tin dùng.
Nghe Trương mỹ nhân muốn đưa tiểu thư Lý Loan Phụng ra làm “Mỹ nhân kế”, Trương Nhân suy nghĩ một hồi rồi ghé tai chủ nhân thưa rõ nên hãm hại như thế nào cho chắc chắn. Trương mỹ nhân nghe Trương Nhân nói xong thì mừng ra mặt, khen là diệu kế, ngay đem hôm ấy nhân tiệc rượu thì cho Trương Nhân ra mắt Lý Đạo Tông thưa cặn kẽ những điều vừa bàn với mình lúc sáng. Trương Nhân liền bàn:
- Nhơn Quý đã có Liễu vương phi và Phàn vương phi đẹp như tiên nữ, lại có nghĩa tào khang từ khi còn khổ cực thì khó có thể dùng sắc đẹp mà lay động được hắn. Chi bằng đại vương giả chiếu của thiên tử gạt Nhơn Quý đến Trường An rồi nửa đường đón vào vương phủ phục rượu. Khi nào Nhơn Qúy quá say, đại vương ép phải từ bỏ vợ con, lấy tiểu thư làm vương phi. Nhơn Quý thuận lòng thì đó là bước đầu để hắn mang tiếng với thiên hạ. Nếu nghịch ý thì bắt trói nghiến lại rồi tâu với thiên tử là Nhơn Quý ỷ công lao, vào vương phủ làm loạn. Chẳng lẽ thánh thượng không nể mặt đại vương mà lại đi bênh vực cho Nhơn Quý hay sao.
Lý Đạo Tông nghe xong gật đầu khen phải:
- Kế ấy được lắm, thuận cũng chết, mà nghịch cũng chết.
Nói xong, đêm hôm ấy Lý Đạo Tông viết giả một tờ chiếu thư, sai Trương Nhân đóng vai sứ giả triều đình đem đến Giáng Châu.
Nhơn Quý trị nhậm ở Sơn Tây rất nhàn nhã, nghe có thánh chỉ đến liền lập bàn hương án nghênh tiếp. Thấy chiếu chỉ cho biết Thái Tông đang bất an, muốn triệu về triều gấp để bàn việc cơ mật, Nhơn Quý vội vàng thu xếp theo Trương Nhân đi ngay.
Nhơn Quý rất tận tâm với việc nước nên cắm cúi đi rất mau, mấy ngày sau đã đến địa phận Trường An. Trương Nhân dẫn Nhơn Quý theo con đường ngang qua phủ Quang Thiên của Thành Thanh vương Lý Đạo Tông, khi ấy đã có bọn gia tướng chờ sẵn, mời vào trà nước rồi hãy vào triều. Nhơn Quý ngay tình, lại nể Lý Đạo Tông là thúc phụ của Thái Tông nên vội xuống ngựa vào ra mắt. Lý Đạo Tông giả vờ thân thiết, cười nói:
- Bình Liêu vương từ trước tới nay lập công lao cho nhà Đường rất nhiều nên không những thế tử nhớ nhung mà triều thần cũng mong đợi. Tôi cũng chẳng khác, nên hôm nay có chút tiệc mặn, xin Bình Liêu vương ăn uống một chút rồi hãy vào chầu.
Nhơn Quý nhất quyết từ chối, cho rằng trước khi triều kiến mà ăn uống say sưa thì không phải phép, nhưng Lý Đạo Tông rồi Trương Nhân thay phiên nhau thuyết phục kéo dài thời gian. Trương Nhân thấy trời sụp tối liền nói:
- Thành Thanh vương có tình với ngài thì từ chối mãi sao được. Vả lại bây giờ trời tối rồi, nếu vào chầu thì e có điều dị nghị, xin Bình Liêu vương ở lại một đêm cho phỉ tình rồi ngày mai vào chầu cũng không muộn.
Nghe vậy bất đắc dĩ Nhơn Quý phải nhận lời. Lý Đạo Tông cả mừng, mời Nhơn Quý và Trương Nhân ngồi vào bàn tiệc, truyền kỹ nữ ca múa, rót rượu dâng lên liên miên. Nhơn Quý vì nể mặt Lý Đạo Tông và sứ giả triều đình nên cứ uống tràn. Thật ra Nhơn Quý tự biết tửu lượng của mình nên chẳng nghĩ đến say nhưng không ngờ Trương mỹ nhân nóng ruột muốn trả thù nên ngầm bỏ luôn việc ép gả con, lén bỏ thuốc mê vào rượu. Tiết Nhơn Quý uống đến canh hai thì mê man, say vùi như người chết rồi. Lý Đạo Tông thấy vậy định sai quân trói Nhơn Quý lại để ngày mai vào triều vu cáo, Trương mỹ nhân liền ngăn lại, nói:
- Vương gia làm như vậy tất lòi đuôi ra. Trước mặt thánh thượng, lỡ Nhơn Quý khai là theo chiếu chỉ thì tội giả mạo chẳng nhỏ, trong triều lại có Lỗ quốc công hết lòng che chở cho hắn thì vu cáo không dễ dàng đâu.
Trương Nhân nghe vậy cũng kinh hồ bởi vì mình ngu dại đóng giả làm thiên sứ triều đình, vội ghé tai Lý Đạo Tông bàn phải làm như vậy như vậy... Thật ra đó không phải là kế sách vẹn toàn nhưng Lý Đạo Tông túng đường đành phải nghe theo, truyền quân sĩ khiêng Tiết Nhơn Quý bỏ vào phòng tiểu thư. Lý Loan Phụng vừa thẹn vừa tức, rơi nước mắt than rằng:
- Phụ thân ta nghe lời tên khốn họ Trương làm nhơ danh phận gái, có sống cũng chẳng còn mặt mũi nào nhìn ai nữa.
Nói xong, Lý Loan Phụng khóc ngất một hồi, đập đầu vào tường mà chết. Khi nghe a hoàn báo tin dữ, Lý Đạo Tông chết cứng cả người, còn Trương mỹ nhân thì mừng thầm bởi vì Lý Loan Phụng chẳng phải là con ruột của mình, có chết thì càng dễ vu oan giá hoạ cho Tiết Nhơn Quý, không ai còn làm chứng được nữa.
Một lúc sau Lý Đạo Tông hoàn hồn, nghiến răng sai giải Tiết Nhơn Quý đến đình uý, truyền lệnh tra khảo tàn khốc, một mặt viết biểu để ngày mai dâng Thái Tông. Đình uý vâng lệnh Thành Thanh vương, mặc cho Tiết Nhơn Quý đang mê man bất tỉnh vẫn cứ dùng mọi thứ hình cụ tra khảo, đến đổ cả nước sôi vào mũi mà Tiết Nhơn Quý vẫn chưa lai tỉnh.
Tần Hoài Ngọc biết tin ấy thất kinh hồn vía, than lớn:
- Thành Thanh vương là bậc thân vương mà sao làm loạn triều cương như vậy? Dù bất cứ ai có tội gì đi nữa cũng phải đưa ra trước triều đình phân xử, lẽ nào được quyền tra khảo?
Than xong, Tần Hoài Ngọc lập lức cho thị vệ đến đình uý ra lệnh cho việc ngừng tra tấn Bình Liêu vương. Đình uý sợ oai Thành Thanh vương nhưng cũng nể mặt phò mã cho nên nghe lời nghe, sai quân y lệnh, nhờ vậy Tiết Nhơn Quý không đến nỗi táng mạng. Sáng hôm sau, Thái Tông thiết triều, hoàng thúc Lý Đạo Tông đã cầm sẵn sớ tâu dâng lên nhà vua kiện tụng việc Nhơn Quý uống rượu quá chén, xông lên lầu Tuý Vân ép uổng con gái mình, không được thỏa mãn thì liền lấy nghiên mực đập đầu cho đến chết, tử thi chưa quàn để còn làm chứng. Thái Tông đọc sớ tấu không sao nhịn được tức giận quát lớn:
- Tiết Lễ cậy công làm điều càn rỡ, đánh chết ngự muội thì không thể tha thứ được. Chiếu theo luật Tiêu Hà để lại, phải chém đầu răn chúng.
Nói xong, Thái Tông lập tức xuống lệnh mang Nhơn Quý ra pháp trường. Tần Hoài Ngọc. La Thông và Uất Trì Bảo Khánh thấy nhà vua nổi cơn lôi đình thì chỉ biết nhìn nhau, không dám bước ra bảo tấu. Trình Giảo Kim vội đuổi theo quan chỉ huy ngăn lại rồi vào điện quỳ xuống tâu hỏi:
- Vì tội gì bệ hạ định chém đầu Bình Liêu vương?
Thái Tông liền lấy sớ tấu ra cho bá quan cùng xem, sau đó cười gằn, hỏi Trình Giảo Kim:
- Như vậy có đáng chém đầu hay chưa? Các vương công đại thần chưa cho là xứng đáng thì cứ ra hỏi xem Tiết Lễ vì cớ gì đánh chết lệnh muội của trẫm?
Nghe vậy, Tần Hoài Ngọc và các tiểu vương cả mừng vội kéo nhau ra ngoài kêu gọi. Ngờ đâu Nhơn Quý bị thuốc mê quá mạnh nên vẫn gục đầu như chết rồi, chẳng nghe hay trả lời gì được. Trình Giảo Kim thấy vậy nghĩ thầm:
- “Hiện giờ người bị tra tấn quá sức nên chẳng còn nói được. Chi bằng ta tìm kế tâu thánh thượng giam vào ngục, sau đó sẽ tính toán việc cứu sau.”
Nghĩ vậy nên Trình Giảo Kim vào triều tâu xin Thái Tông:
- Khi chinh Đông, Nhơn Quý cứu giá nơi Việt Hổ, ba tháng mười ngày lại về Trường An giúp thái tử thì công lao ấy chẳng thể quên được. Xin bệ hạ dung thứ một trăm ngày để trả nghĩa, sau đó chém đầu sau cũng chưa muộn.
Thái Tông qua cơn giận dữ cũng bớt nóng, phán:
- Nhơn Quý có công rất lớn, nhưng trẫm đã trả ân bằng sắc phong Bình Liêu vương, như vậy đã là công bằng rồi. Nay Nhơn Quý giết ngự muội thì không thể tha chết được, tuy nhiên nể lời Trình vương huynh, trẫm sẽ giam lại ba tháng mười ngày, không ai nói gì thêm nữa.
Phán xong, Thái Tông lập tức bãi triều, phất tay áo đi vào trong. Khi nghe chồng kể lại mọi việc, Trương mỹ nhân lo lắng nói:
- Thiếp tưởng là thù nhà đã trả, dè đâu tướng quân chẳng làm gì nên chuyện. Trong một trăm ngày ấy thế nào bọn chúng không tìm cách cứu Nhơn Quý thoát tội?
Lý Đạo Tông đang bận lo việc mai táng cho Lý Loan Phụng nên không cãi lời vợ, toan tính trong vài ngày nữa sẽ nhắc lại việc này cho Thái Tông quyết định.
Tiết Đinh San chinh Tây
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bảy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
Hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm