Hồi thứ mười sáu
Tác giả: Khuyết Danh
Khi Phàn Lê Huê rút quân về ải, Phàn Hồng hỏi ngay việc chiến trận ra sao. Phàn Hồng biết con gái thắng luôn mấy trận thì mừng lắm, nói:
- Nếu con có pháp thuật cao cường như vậy thì ngày mai giúp cha giết hết bọn quân tướng nhà Đường cho xong.
Phàn Lê Huê vội quỳ xuống thưa:
- Lúc hạ sơn, sư phụ có dặn dò sau này con sẽ có túc thế lương duyên với Tiết Đinh San. Hôm nay ra trận con thấy người ấy không những phong mạo hơn người mà còn làm thế tử của Bình Liêu vương thì đã ưng thuận tha cho về thành. Ngày mai chắc có người mai mối đến, xin cha vì con mà quy thuận triều Đường, cùng nhau chung hưởng vinh hoa phú quý, còn hơn là cứ mãi chôn vùi tên tuổi nơi đây.
Phàn Hồng nghe nổi giận xung thiên, trợn mắt mắng Phàn Lê Huê một chập rồi chưa đã giận, rút gươm định chém chết con gái. Phàn Lê Huê sợ quá bỏ chạy nhưng Phàn Hồng quyết đuổi theo đến cùng. Phàn Lê Huê bất đắc dĩ phải rút song đao đỡ gạt. Thấy vậy Phàn Hồng càng thêm giận, gầm lên như sấm:
- Súc sinh! Ngươi dám đánh lại tiên phong hay sao?
Phàn Hồng nổi giận đến run người lên, vì thế khi xông tới trượt chân một cái, vô tình đưa cổ đúng ngay vào lưỡi đao Phàn Lê Huê đang cầm, nhào xuống chết tươi. Phàn Lê Huê hồn vía lên mấy, ôm xác cha khóc ngất. Khi ấy Phàn Long và Phàn Hổ chạy tới, tuy nghe em gái hết lời thanh minh, nhưng không tin được, chỉ mặt mắng lớn:
- Tiện tì! Ngươi vì một tên nam nhân mà cả gan giết tiên phong thì trời đất nào dung thứ nổi mà còn khóc lóc?
Vừa mắng hai người vừa rút kiếm xông tới định chém chết Phàn Lê Huê. Cực chẳng đã, Phàn Lê Huê phải múa song đao chống cự. Được hơn ba chục hiệp, Phàn Long vì nóng nảy nên trở bộ không kịp, bị đường đao của Phàn Lê Huê chém ngang một nhát, nhào xuống đất chết tốt. Phàn Hổ hết sức kinh sợ nhưng vì muốn báo thù cho cha, anh nên nghiến răng xông tới đánh kịch liệt, rốt cuộc vì quá sơ hở nên bị Phàn Lê Huê chém chết tại chỗ. Thật ra là vô tâm thí phụ, hữu ý tru huynh.
Phàn phu nhân nghe tiếng binh khí vang động thì liền chạy lên nhưng đã trễ rồi, chỉ biết ôm xác chồng khóc ngất. Khi ấy Phàn Lê Huê cũng như người trong mộng, bàng hoàng một lúc mới tỉnh trí lại được, khuyên giải mẫu thân rồi sai quân cấp tốc tẩm liệm ba người, sợ rằng ngày mai Tiết Đinh San đến thì sẽ lỡ mất việc chung thân.
Ngày hôm sau Phàn Lê Huê thăng trướng nói với các tướng:
- Phụ thân cùng huynh trưởng ta gặp rủi ro nên đồng mất mạng một lượt. Đến nước này không thể nào chống cự được nữa, vì vậy ta muốn tất cả cùng về đầu nhà Đường. Các tướng nên theo lời, treo cờ hàng cho sớm.
Các tướng tuân lệnh, lập tức cho quân sĩ treo cờ hàng lên cửa ải. Khi ấy Trình Giảo Kim vừa tơí, thấy vậy rất mừng, lớn tiếng báo cho quân sĩ biết họ tên. Mẹ con Phàn Lê Huê ra tiếp đón rất niềm nở nhưng Trình Giảo Kim không thấy Phàn Hồng và hai con trai đâu thì hỏi ngay. Phàn Lê Huê sợ mẹ nói lộ chuyện thì hỏng hết việc kết thân nên rước lời:
- Chẳng dám giấu thiên tuế, hiện giờ phụ thân và các huynh trưởng đang bị bệnh ngặt nghèo, không thể ra tiếp đón được, xin được miễn chấp. Xin thiên tuế nghĩ tới việc chinh Tây mà nói với Tiết nguyên soái chọn ngày cho mau để cùng nhau hợp sức mà tiến binh.
Trình Giảo Kim thấy có Phàn phu nhân ở đó thì không nghi ngờ gì, nhận lời rồi từ biệt về thành báo tin cho Nhơn Quý biết. Đinh San chẳng muốn chút nào nhưng vì phụ thân đã bằng lòng nên không dám trái, đành phải nghe theo. Ngày hôm sau, Nhơn Quý cho quân mã tiến vào ải, cùng Phàn Lê Huê và Phàn phu nhân tương kiến. Liễu Kim Hoa thấy Phàn Lê Huê xinh đẹp như tiên nữ thì rất hài lòng, nói với Trình Giảo Kim:
- Hôm nay là ngày hoàng đạo, vì thế xin thiên tuế đứng ra thu xếp việc thành thân cho xong.
Trình Giảo Kim hớn hở gật đầu, vì đã quá quen hôn lễ nên xếp đặt đâu vào đó, đến tối thì cho hai người hiệp cẩn thành thân. Đinh San cũng hơi thắc mắc vì ngày vui của con gái không có cha và anh nên sau khi động phòng xong liền hỏi kĩ nguyên do. Thoạt đầu Phàn Lê Huê nối dối là có bệnh nhưng bị Đinh San gạn hỏi mãi nên tự nghĩ:
- “Ta và chàng đã thành thân thì cần gì phải giấu giếm nữa, chắc nói ra cũng chẳng có gì.”
Vì thế Phàn Lê Huê thuật hết mọi việc. Chẳng ngờ Đinh San nổi giận đùng đùng, chỉ mặt mắng lớn:
- Tiện tì! Ngươi thật là nghiệt súc mới dám làm chuyện vô phụ vô quân, bất trung bất hiếu đến vậy. Ngươi đã dám giết cha, anh thì mạng ta có kể ra gì. Chi bằng ta ra tay giết chết ngươi trước để tránh hậu hoạ sau này.
Mắng xong, Tiết Đinh San chạy lại rút thanh kiếm treo ở trên vách nhắm Phàn Lê Huê chém luôn. Bất đắc dĩ Phàn Lê Huê cũng phải rút đao ra chống cự, lấy tình vợ chồng ra hết lời năn nỉ. Đinh San không thèm trả lời, cứ nghiến răng chém hoài khiến Phàn Lê Huê cũng nổi giận múa đao đánh lại kịch liệt.
Bọn a hoàn nghe trong phòng có tiếng binh khí vang động thì thất kinh hồn vía, vội chạy đi báo cho nguyên soái biết. Nhơn Quý chưa biết nguyên do tại sao, cũng không tiện vào phòng con dâu nên sai Đậu Tiên Đồng và Kim Định đến can gián. Hai người chia nhau ra, một giữ lấy Phàn Lê Huê, một nắm áo Đinh San kéo ra ngoài, đồng thanh khuyên nhủ:
- Vợ chồng ăn ở với nhau cốt ở sự nhường nhịn kính nể, bất cứ việc gì cũng phải suy xét chứ không nên nóng nảy đánh giết nhau như kẻ thù được. Nếu chỉ có chút giận hờn mà ra tay như thế thì còn ăn đời ở kiếp sao được.
Phàn Lê Huê vẫn còn giận, hậm hực nói:
- Tôi đâu có gây chuyện. Càng nhịn thì hắn càng làm dữ, nằng nặc đòi giết báo thù cho cha anh tôi là lẽ làm sao?
Khi ấy Kim Định đã kéo Đinh San đến soái phủ. Nghe phụ thân mắng như tát nước, Đinh San bướng bỉnh cãi lại:
- Con tuân lệnh cha kết hôn với nó nhưng khi biết tiện tì dám xuống tay giết cả cha lẫn anh thì không sao nhịn được, muốn trừ khử loài lang sói ấy đi cho rồi. Lần này con xin được trái lệnh cha chứ không ưng chịu làm vợ chồng với đứa bất nhân bất hiếu ấy đâu.
Nhơn Quý cả giận, truyền quân đánh Đinh San ba mươi roi rồi lại giam lại một chỗ. Khi ấy Trình Giảo Kim có mặt nên Nhơn Quý quay lại nhờ vả:
- Thiên tuế chịu vất vả đi khuyên giải Phàn Lê Huê một phen, khi nào tên súc sinh ấy biết lỗi thì sẽ ăn ở với nhau như cũ.
Trình Giảo Kim tuân lệnh, tìm Phàn Lê Huê tỏ hết sự tình và khuyên nên nể mặt nguyên soái mà bỏ qua mọi việc. Phàn Lê Huê nghe nói Tiết Đinh San bị đánh ba mươi roi và bị giam thì bật khóc một hồi, nói:
- Xin thiên tuế thưa giùm với nguyên soái là tôi đã quyết một lòng với nhà họ Tiết. Dù cho Đinh San có tệ bạc với mấy tôi cũng không thay lòng đổi dạ.
Trình Giảo Kim nghe vậy mới yên tâm ra về báo cho Tiết Nhơn Quý biết. Khi Trình Giảo Kim đi rồi, Phàn Lê Huê nói với mẫu thân:
- Con không hiểu tại sao nhân duyên tan vỡ như thế, vì vậy phải về núi cầu hỏi sư phụ xem nguyên nhân tại đâu. Xin mẹ đừng lo lắng, chỉ chừng tám chín ngày là con về tới.
Nói xong, Phàn Lê Huê bái biệt, dùng thần thông bay về núi Lê Sơn ra mắt thánh mẫu mà hỏi. Lê Sơn thánh mẫu cho biết:
- Lúc trước sư phụ quên kể cho con nghe cội nguồn. Nguyên ngày trước Ngọc Hoàng thượng đế có mở hội bàn đào, mời đủ mặt tiên, Phật, thần thánh. Trong khi đang vui vẻ, Tiên Đồng, Ngọc Nữ cười đùa với nhau làm vỡ một cái Quỳnh điêu và một Mạch hoa cảnh. Ngọc đế cả giận, toan bắt tội nặng cả hai người nhưng Nam Cực tiên ông đứng ra xin giùm, cho rằng đó là vì lòng trần chưa dứt mà gây ra tội. Ngọc đế nghe theo, truyền lệnh cho hai người xuống phàm trần kết làm vợ chồng cho tiêu hết nghiệt duyên ấy đi. Chẳng ngờ Ngọc Nữ ra khỏi điện Linh Tiêu, chợt thấy Ngũ Quỷ tinh tướng mạo xấu xí thì tự nhiên bật cười. Ngũ Quỷ tinh lại tưởng Ngọc Nữ cười là vì có tình với mình nên trốn xuống trần đầu thai thành Dương Phàm nơi Bạch Hổ quan, cho người đi hỏi cưới con lúc trước. Còn Kim Đồng thấy Ngọc Nữ cười với Ngũ Quỷ tinh thì giận lắm mắng là người lẳng lơ. Vì thế Ngọc Nữ cùng Kim Đồng cãi nhau một hồi mới chịu xuống trần đầu thai. Kim Đồng chính là Tiết Đinh San, còn Ngọc Nữ là con. Vì thế khởi đầu duyên tình có trở ngại đôi chút nhưng về sau sẽ được êm ấm lâu dài.
Phàn Lê Huê nghe vậy cả mừng, bái tạ sư phụ xong liền về Toả Dương thành thuật lại chuyện cho mẹ. Từ đó hai mẹ con yên tâm sống trong soái phủ, riêng Phàn Lê Huê đã có ý muốn xuất gia tu hành xa lánh cõi trần ô trọc.
Riêng phần Nhơn Quý sau khi chiếm được Hàn Giang quan thì cho Lý Khánh Hồng ở lại trấn giữ, bao nhiêu quân mã kéo hết qua Thanh Long quan hạ trại. Tổng binh trấn thủ ải này là Triệu Đại Bàng vốn là người có nhiều mưu trí, dụng binh rất tài nên chẳng hề sợ hãi, nghe tin quân báo liền hội chư tướng lại bàn bạc:
- Quân nhà Đường thắng trận liên tiếp thì rất coi thường. Nay chúng ta thừa cơ hội bọn chúng chưa kịp an trại xong tiến đánh một trận xem trở tay có kịp hay không?
Các tướng tuân theo, truyền quân sĩ ăn cơm sớm, đến canh ba lẳng lặng kéo đến trại quân Đường phát pháo tấn công. Quả nhiên quân tướng nhà Đường không hề có phòng bị gì cả, thình lình nghe tiếng pháo vang trời thì mới trở dậy nhốn nháo nai nịt chạy đi tìm võ khí.
Chính ngay Nhơn Quý cũng không ngờ Triệu Đại Bàng cả gan tấn công trước như vậy, nai nịt xong thì bốn bề đều có lửa cháy ngùn ngụt, quân sĩ kêu khóc vang trời. Triệu Đại Bàng thừa cơ đánh giết một trận tơi bời, tiến thẳng đến trung quân. Khi ấy các tướng đã nai nịt xong, đồng xông ra đánh chặn lại nên Triệu Đại Bàng không dám tiến thêm, lấy một bảo bối gọi là Hoá Huyết kim chung quăng lên.
Trong số các tướng Đường, người nào hết số mệnh thì đều bị Hoá Huyết kim chung đánh chết hết. Vừa lúc đó Đậu Nhất Hổ chạy đến thấy vậy liền múa côn đánh luôn. Triệu Đại Bàng dùng kim chung nhắm Đậu Nhất Hổ úp xuống, tưởng đâu bắt giết được dể dàng. May nhờ Đậu Nhất Hổ có phép địa hành nên chui xuống đất kịp thời.
Tần Hán xông tới định cứu thì bị Triệu Đại Bàng dùng kim chung đánh tiếp, đành phải độn thổ trốn theo. Hai bên giao tranh đến đó thì trời gần sáng, Triệu Đại Bàng liền ra lệnh rút quân về ải ăn mừng đại thắng.
Nhơn Quý kiểm điểm lại thấy hao tổn rất nhiều quân sĩ, tướng nhỏ chết hơn mười viên thì rất buồn bã. Chợt Đậu Nhất Hổ và Tần Hán chạy về thuật lại sự lợi hại của kim chung thì Nhơn Quý lại càng lo lắng hơn nữa. Nhơn Quý chưa kịp chỉnh đốn lại doanh trại thì Triệu Đại Bàng lại dẫn quân đến khiêu chiến, đành phải tạm cho Đậu Tiên Đồng và Kim Định là hai tướng có phép thuật ra đối chiến thử xem.
Triệu Đại Bàng thấy hai nữ tướng thì cười ngất cho rằng đêm qua chắc đã giết hết tướng tài nên quân Đường mới dùng tới nữ tướng. Đậu Tiên Đồng thấy Triệu Đại Bàng diện mạo hung ác, lại còn chê cười mình thì nổi giận, quát lớn:
- Phiên tặc! Ngươi cười cái gì, hãy xem đao của ta đây!
Vừa nói Đậu Tiên Đồng vừa múa đao xông vào, Kim Định cũng tiếp tay cùng đánh khiến Triệu Đại Bàng không sao chống lại nổi, luống cuống cả tay chân. Thấy thế nguy, Triệu Đại Bàng liền thừa cơ lấy kim chung quăng lên. Hai nữ tướng biết kim chung lợi hại, vội vàng quay ngựa bại tẩu về trại. Thấy Triệu Đại Bàng cứ tiếp tục khiêu chiến mà chẳng có tướng nào dám ra trận, Nhơn Quý vô cùng buồn bực, gọi Trình Giảo Kim đến thương nghị. Trình Giảo Kim liền thưa:
- Theo lão thì không có Tiết thế tử không xong.
Nhơn Quý nghe vậy bất đắc dĩ phải cho treo miễn chiến bài, đồng thời bí mật sai người về Hàn Giang quan tha Tiết Đinh San ra. Đinh San vừa đến trại ở Thanh Long quan thì vừa đúng lúc Triệu Đại Bàng khiêu chiến, lập tức nai nịt dẫn quân xông ra liền. Tiết Đinh San chỉ mặt Triệu Đại Bàng mắng lớn:
- Ta là Tiết Đinh San, thế tử của Bình Liêu vương nguyên soái. Ngươi có phải là Triệu Đại Bàng hay không, sao không xuống ngựa chịu trói cho mau?
Đại Bàng cả giận, múa đao xông tới chém một nhát. Đinh San dùng kích đỡ khiến lưỡi đao bật văng ra ngoài, suýt nữa thì rơi khỏi tay, khiến Triệu Đại Bàng thất kinh kêu lớn:
- Tiểu tử quả là có sức mạnh!
Nói như vậy nhưng Đại Bàng vẫn chưa hết hung hăng, vận sức chém một đao nữa. Lần này Tiết Đinh San cùng dùng hết sức hất mạnh nên lưỡi đao bật lại gần trúng vào mặt chủ nhân. Triệu Đại Bàng kinh hãi vô cùng, biết giao đấu bằng võ khí sẽ thất bại dưới tay Tiết Đinh San nên vội vàng lấy kim chung quăng lên.
Đinh San đội kim khôi là báu vật của lão tổ, thấy kim chung bay đến thì liền phát ra một luồng hào quang sáng chói, chạm vào kim chung khiến nó vỡ ra thành trăm mảnh. Triệu Đại Bàng hoảng sợ vô cùng, toan quay ngựa bỏ chạy nhưng Đinh San nhanh tay hơn, đâm một kích trúng bụng khiến địch thủ nhào luôn xuống ngựa chết tốt.
Ngay khi ấy Chu Đỉnh tiên là sư phụ của Triệu Đại Bàng đằng vân đi ngang, thấy đệ tử chết mà không cứu kịp thì tức giận vô cùng, niệm chú nổi một trận cuồng phong đá bay cát chạy mù mịt trời đất, định nhờ đó bay xuống đánh chết Đinh San báo thù. Cũng may Đinh San vừa thấy cuồng phong nổi lên là biết ngay có tay lợi hại, lập tức cho rút binh về kịp.
Chu Đỉnh tiên không sao phát tiết hết nỗi giận, ngay đêm ấy lập một trận dữ gọi là Liệt Diệm ở bên ngoài ải, chờ đến sáng dẫn quân đến khiêu chiến, gọi đích danh Đinh San mà mắng.
Đinh San nghe báo thì không sao nhịn được, xin với phụ thân cho mình ra đối chiến. Vừa thấy mặt Chu Đỉnh tiên, Đinh San biết ngay là bọn bàng môn tả đạo nên nghĩ thầm:
- “Bọn này có nhiều tà pháp, nếu ta không ra tay trước thì rất khó đối phó.”
Nghĩ xong, Tiết Đinh San múa kích vùn vụt, thúc ngựa xông lại đánh luôn chẳng cần hỏi họ tên. Chu Đỉnh tiên cố chống đỡ mấy hiệp thì bủn rủn cả tay chân, vội vàng thúc ngựa chạy vào trận. Thấy Đinh San đuổi theo, Nhơn Quý liền cho Tần Hán, Đậu Nhất Hổ và mười viên phó tướng đi theo hộ trận.
Chu Đỉnh tiên chạy vào trung ương, thấy quân Đường đã vào trận hết thì liền lấy Hoả hồ lô ra quăng lên trời, tạo thành một biển lửa ngùn ngụt. Chỉ trong phút chốc ba ngàn quân sĩ và mười viên phó tướng đều bị chết cháy. Riêng Đinh San có Chu tước bào nên không hề hấn gì tuy nhiên cũng không sao tìm được đường ra. Đậu Nhất Hổ và Tần Hán nhờ biết độn thổ nên chạy thoát, chạy về trại báo cho Nhơn Quý biết. Liễu phu nhân và Tiết Kim Liên nghe tin Đinh San bị hãm trong trận thì đều khóc ngất, đồng xin Nhơn Quý tìm cách cứu giúp Đinh San.
Đậu Tiên Đồng và Kim Định nghe tin này không hề khóc lóc, nai nịt xong xuôi liền đến soái dinh xin vào trận cứu Đinh San ra. Nhơn Quý lắc đầu nói:
- Liệt Diệm trận hết sức lợi hại, nếu không có nhiều thần thông thì chẳng khác gì đưa thân cho bọn chúng đốt. Nay phải nhờ Trình thiên tuế về Hàn Giang quan gọi Phàn Lê Huê đến đây thì may ra mới phá được.
Liễu phu nhân cả mừng, hối thúc chồng sai người đi cho mau.
Khi Phàn Lê Huê rút quân về ải, Phàn Hồng hỏi ngay việc chiến trận ra sao. Phàn Hồng biết con gái thắng luôn mấy trận thì mừng lắm, nói:
- Nếu con có pháp thuật cao cường như vậy thì ngày mai giúp cha giết hết bọn quân tướng nhà Đường cho xong.
Phàn Lê Huê vội quỳ xuống thưa:
- Lúc hạ sơn, sư phụ có dặn dò sau này con sẽ có túc thế lương duyên với Tiết Đinh San. Hôm nay ra trận con thấy người ấy không những phong mạo hơn người mà còn làm thế tử của Bình Liêu vương thì đã ưng thuận tha cho về thành. Ngày mai chắc có người mai mối đến, xin cha vì con mà quy thuận triều Đường, cùng nhau chung hưởng vinh hoa phú quý, còn hơn là cứ mãi chôn vùi tên tuổi nơi đây.
Phàn Hồng nghe nổi giận xung thiên, trợn mắt mắng Phàn Lê Huê một chập rồi chưa đã giận, rút gươm định chém chết con gái. Phàn Lê Huê sợ quá bỏ chạy nhưng Phàn Hồng quyết đuổi theo đến cùng. Phàn Lê Huê bất đắc dĩ phải rút song đao đỡ gạt. Thấy vậy Phàn Hồng càng thêm giận, gầm lên như sấm:
- Súc sinh! Ngươi dám đánh lại tiên phong hay sao?
Phàn Hồng nổi giận đến run người lên, vì thế khi xông tới trượt chân một cái, vô tình đưa cổ đúng ngay vào lưỡi đao Phàn Lê Huê đang cầm, nhào xuống chết tươi. Phàn Lê Huê hồn vía lên mấy, ôm xác cha khóc ngất. Khi ấy Phàn Long và Phàn Hổ chạy tới, tuy nghe em gái hết lời thanh minh, nhưng không tin được, chỉ mặt mắng lớn:
- Tiện tì! Ngươi vì một tên nam nhân mà cả gan giết tiên phong thì trời đất nào dung thứ nổi mà còn khóc lóc?
Vừa mắng hai người vừa rút kiếm xông tới định chém chết Phàn Lê Huê. Cực chẳng đã, Phàn Lê Huê phải múa song đao chống cự. Được hơn ba chục hiệp, Phàn Long vì nóng nảy nên trở bộ không kịp, bị đường đao của Phàn Lê Huê chém ngang một nhát, nhào xuống đất chết tốt. Phàn Hổ hết sức kinh sợ nhưng vì muốn báo thù cho cha, anh nên nghiến răng xông tới đánh kịch liệt, rốt cuộc vì quá sơ hở nên bị Phàn Lê Huê chém chết tại chỗ. Thật ra là vô tâm thí phụ, hữu ý tru huynh.
Phàn phu nhân nghe tiếng binh khí vang động thì liền chạy lên nhưng đã trễ rồi, chỉ biết ôm xác chồng khóc ngất. Khi ấy Phàn Lê Huê cũng như người trong mộng, bàng hoàng một lúc mới tỉnh trí lại được, khuyên giải mẫu thân rồi sai quân cấp tốc tẩm liệm ba người, sợ rằng ngày mai Tiết Đinh San đến thì sẽ lỡ mất việc chung thân.
Ngày hôm sau Phàn Lê Huê thăng trướng nói với các tướng:
- Phụ thân cùng huynh trưởng ta gặp rủi ro nên đồng mất mạng một lượt. Đến nước này không thể nào chống cự được nữa, vì vậy ta muốn tất cả cùng về đầu nhà Đường. Các tướng nên theo lời, treo cờ hàng cho sớm.
Các tướng tuân lệnh, lập tức cho quân sĩ treo cờ hàng lên cửa ải. Khi ấy Trình Giảo Kim vừa tơí, thấy vậy rất mừng, lớn tiếng báo cho quân sĩ biết họ tên. Mẹ con Phàn Lê Huê ra tiếp đón rất niềm nở nhưng Trình Giảo Kim không thấy Phàn Hồng và hai con trai đâu thì hỏi ngay. Phàn Lê Huê sợ mẹ nói lộ chuyện thì hỏng hết việc kết thân nên rước lời:
- Chẳng dám giấu thiên tuế, hiện giờ phụ thân và các huynh trưởng đang bị bệnh ngặt nghèo, không thể ra tiếp đón được, xin được miễn chấp. Xin thiên tuế nghĩ tới việc chinh Tây mà nói với Tiết nguyên soái chọn ngày cho mau để cùng nhau hợp sức mà tiến binh.
Trình Giảo Kim thấy có Phàn phu nhân ở đó thì không nghi ngờ gì, nhận lời rồi từ biệt về thành báo tin cho Nhơn Quý biết. Đinh San chẳng muốn chút nào nhưng vì phụ thân đã bằng lòng nên không dám trái, đành phải nghe theo. Ngày hôm sau, Nhơn Quý cho quân mã tiến vào ải, cùng Phàn Lê Huê và Phàn phu nhân tương kiến. Liễu Kim Hoa thấy Phàn Lê Huê xinh đẹp như tiên nữ thì rất hài lòng, nói với Trình Giảo Kim:
- Hôm nay là ngày hoàng đạo, vì thế xin thiên tuế đứng ra thu xếp việc thành thân cho xong.
Trình Giảo Kim hớn hở gật đầu, vì đã quá quen hôn lễ nên xếp đặt đâu vào đó, đến tối thì cho hai người hiệp cẩn thành thân. Đinh San cũng hơi thắc mắc vì ngày vui của con gái không có cha và anh nên sau khi động phòng xong liền hỏi kĩ nguyên do. Thoạt đầu Phàn Lê Huê nối dối là có bệnh nhưng bị Đinh San gạn hỏi mãi nên tự nghĩ:
- “Ta và chàng đã thành thân thì cần gì phải giấu giếm nữa, chắc nói ra cũng chẳng có gì.”
Vì thế Phàn Lê Huê thuật hết mọi việc. Chẳng ngờ Đinh San nổi giận đùng đùng, chỉ mặt mắng lớn:
- Tiện tì! Ngươi thật là nghiệt súc mới dám làm chuyện vô phụ vô quân, bất trung bất hiếu đến vậy. Ngươi đã dám giết cha, anh thì mạng ta có kể ra gì. Chi bằng ta ra tay giết chết ngươi trước để tránh hậu hoạ sau này.
Mắng xong, Tiết Đinh San chạy lại rút thanh kiếm treo ở trên vách nhắm Phàn Lê Huê chém luôn. Bất đắc dĩ Phàn Lê Huê cũng phải rút đao ra chống cự, lấy tình vợ chồng ra hết lời năn nỉ. Đinh San không thèm trả lời, cứ nghiến răng chém hoài khiến Phàn Lê Huê cũng nổi giận múa đao đánh lại kịch liệt.
Bọn a hoàn nghe trong phòng có tiếng binh khí vang động thì thất kinh hồn vía, vội chạy đi báo cho nguyên soái biết. Nhơn Quý chưa biết nguyên do tại sao, cũng không tiện vào phòng con dâu nên sai Đậu Tiên Đồng và Kim Định đến can gián. Hai người chia nhau ra, một giữ lấy Phàn Lê Huê, một nắm áo Đinh San kéo ra ngoài, đồng thanh khuyên nhủ:
- Vợ chồng ăn ở với nhau cốt ở sự nhường nhịn kính nể, bất cứ việc gì cũng phải suy xét chứ không nên nóng nảy đánh giết nhau như kẻ thù được. Nếu chỉ có chút giận hờn mà ra tay như thế thì còn ăn đời ở kiếp sao được.
Phàn Lê Huê vẫn còn giận, hậm hực nói:
- Tôi đâu có gây chuyện. Càng nhịn thì hắn càng làm dữ, nằng nặc đòi giết báo thù cho cha anh tôi là lẽ làm sao?
Khi ấy Kim Định đã kéo Đinh San đến soái phủ. Nghe phụ thân mắng như tát nước, Đinh San bướng bỉnh cãi lại:
- Con tuân lệnh cha kết hôn với nó nhưng khi biết tiện tì dám xuống tay giết cả cha lẫn anh thì không sao nhịn được, muốn trừ khử loài lang sói ấy đi cho rồi. Lần này con xin được trái lệnh cha chứ không ưng chịu làm vợ chồng với đứa bất nhân bất hiếu ấy đâu.
Nhơn Quý cả giận, truyền quân đánh Đinh San ba mươi roi rồi lại giam lại một chỗ. Khi ấy Trình Giảo Kim có mặt nên Nhơn Quý quay lại nhờ vả:
- Thiên tuế chịu vất vả đi khuyên giải Phàn Lê Huê một phen, khi nào tên súc sinh ấy biết lỗi thì sẽ ăn ở với nhau như cũ.
Trình Giảo Kim tuân lệnh, tìm Phàn Lê Huê tỏ hết sự tình và khuyên nên nể mặt nguyên soái mà bỏ qua mọi việc. Phàn Lê Huê nghe nói Tiết Đinh San bị đánh ba mươi roi và bị giam thì bật khóc một hồi, nói:
- Xin thiên tuế thưa giùm với nguyên soái là tôi đã quyết một lòng với nhà họ Tiết. Dù cho Đinh San có tệ bạc với mấy tôi cũng không thay lòng đổi dạ.
Trình Giảo Kim nghe vậy mới yên tâm ra về báo cho Tiết Nhơn Quý biết. Khi Trình Giảo Kim đi rồi, Phàn Lê Huê nói với mẫu thân:
- Con không hiểu tại sao nhân duyên tan vỡ như thế, vì vậy phải về núi cầu hỏi sư phụ xem nguyên nhân tại đâu. Xin mẹ đừng lo lắng, chỉ chừng tám chín ngày là con về tới.
Nói xong, Phàn Lê Huê bái biệt, dùng thần thông bay về núi Lê Sơn ra mắt thánh mẫu mà hỏi. Lê Sơn thánh mẫu cho biết:
- Lúc trước sư phụ quên kể cho con nghe cội nguồn. Nguyên ngày trước Ngọc Hoàng thượng đế có mở hội bàn đào, mời đủ mặt tiên, Phật, thần thánh. Trong khi đang vui vẻ, Tiên Đồng, Ngọc Nữ cười đùa với nhau làm vỡ một cái Quỳnh điêu và một Mạch hoa cảnh. Ngọc đế cả giận, toan bắt tội nặng cả hai người nhưng Nam Cực tiên ông đứng ra xin giùm, cho rằng đó là vì lòng trần chưa dứt mà gây ra tội. Ngọc đế nghe theo, truyền lệnh cho hai người xuống phàm trần kết làm vợ chồng cho tiêu hết nghiệt duyên ấy đi. Chẳng ngờ Ngọc Nữ ra khỏi điện Linh Tiêu, chợt thấy Ngũ Quỷ tinh tướng mạo xấu xí thì tự nhiên bật cười. Ngũ Quỷ tinh lại tưởng Ngọc Nữ cười là vì có tình với mình nên trốn xuống trần đầu thai thành Dương Phàm nơi Bạch Hổ quan, cho người đi hỏi cưới con lúc trước. Còn Kim Đồng thấy Ngọc Nữ cười với Ngũ Quỷ tinh thì giận lắm mắng là người lẳng lơ. Vì thế Ngọc Nữ cùng Kim Đồng cãi nhau một hồi mới chịu xuống trần đầu thai. Kim Đồng chính là Tiết Đinh San, còn Ngọc Nữ là con. Vì thế khởi đầu duyên tình có trở ngại đôi chút nhưng về sau sẽ được êm ấm lâu dài.
Phàn Lê Huê nghe vậy cả mừng, bái tạ sư phụ xong liền về Toả Dương thành thuật lại chuyện cho mẹ. Từ đó hai mẹ con yên tâm sống trong soái phủ, riêng Phàn Lê Huê đã có ý muốn xuất gia tu hành xa lánh cõi trần ô trọc.
Riêng phần Nhơn Quý sau khi chiếm được Hàn Giang quan thì cho Lý Khánh Hồng ở lại trấn giữ, bao nhiêu quân mã kéo hết qua Thanh Long quan hạ trại. Tổng binh trấn thủ ải này là Triệu Đại Bàng vốn là người có nhiều mưu trí, dụng binh rất tài nên chẳng hề sợ hãi, nghe tin quân báo liền hội chư tướng lại bàn bạc:
- Quân nhà Đường thắng trận liên tiếp thì rất coi thường. Nay chúng ta thừa cơ hội bọn chúng chưa kịp an trại xong tiến đánh một trận xem trở tay có kịp hay không?
Các tướng tuân theo, truyền quân sĩ ăn cơm sớm, đến canh ba lẳng lặng kéo đến trại quân Đường phát pháo tấn công. Quả nhiên quân tướng nhà Đường không hề có phòng bị gì cả, thình lình nghe tiếng pháo vang trời thì mới trở dậy nhốn nháo nai nịt chạy đi tìm võ khí.
Chính ngay Nhơn Quý cũng không ngờ Triệu Đại Bàng cả gan tấn công trước như vậy, nai nịt xong thì bốn bề đều có lửa cháy ngùn ngụt, quân sĩ kêu khóc vang trời. Triệu Đại Bàng thừa cơ đánh giết một trận tơi bời, tiến thẳng đến trung quân. Khi ấy các tướng đã nai nịt xong, đồng xông ra đánh chặn lại nên Triệu Đại Bàng không dám tiến thêm, lấy một bảo bối gọi là Hoá Huyết kim chung quăng lên.
Trong số các tướng Đường, người nào hết số mệnh thì đều bị Hoá Huyết kim chung đánh chết hết. Vừa lúc đó Đậu Nhất Hổ chạy đến thấy vậy liền múa côn đánh luôn. Triệu Đại Bàng dùng kim chung nhắm Đậu Nhất Hổ úp xuống, tưởng đâu bắt giết được dể dàng. May nhờ Đậu Nhất Hổ có phép địa hành nên chui xuống đất kịp thời.
Tần Hán xông tới định cứu thì bị Triệu Đại Bàng dùng kim chung đánh tiếp, đành phải độn thổ trốn theo. Hai bên giao tranh đến đó thì trời gần sáng, Triệu Đại Bàng liền ra lệnh rút quân về ải ăn mừng đại thắng.
Nhơn Quý kiểm điểm lại thấy hao tổn rất nhiều quân sĩ, tướng nhỏ chết hơn mười viên thì rất buồn bã. Chợt Đậu Nhất Hổ và Tần Hán chạy về thuật lại sự lợi hại của kim chung thì Nhơn Quý lại càng lo lắng hơn nữa. Nhơn Quý chưa kịp chỉnh đốn lại doanh trại thì Triệu Đại Bàng lại dẫn quân đến khiêu chiến, đành phải tạm cho Đậu Tiên Đồng và Kim Định là hai tướng có phép thuật ra đối chiến thử xem.
Triệu Đại Bàng thấy hai nữ tướng thì cười ngất cho rằng đêm qua chắc đã giết hết tướng tài nên quân Đường mới dùng tới nữ tướng. Đậu Tiên Đồng thấy Triệu Đại Bàng diện mạo hung ác, lại còn chê cười mình thì nổi giận, quát lớn:
- Phiên tặc! Ngươi cười cái gì, hãy xem đao của ta đây!
Vừa nói Đậu Tiên Đồng vừa múa đao xông vào, Kim Định cũng tiếp tay cùng đánh khiến Triệu Đại Bàng không sao chống lại nổi, luống cuống cả tay chân. Thấy thế nguy, Triệu Đại Bàng liền thừa cơ lấy kim chung quăng lên. Hai nữ tướng biết kim chung lợi hại, vội vàng quay ngựa bại tẩu về trại. Thấy Triệu Đại Bàng cứ tiếp tục khiêu chiến mà chẳng có tướng nào dám ra trận, Nhơn Quý vô cùng buồn bực, gọi Trình Giảo Kim đến thương nghị. Trình Giảo Kim liền thưa:
- Theo lão thì không có Tiết thế tử không xong.
Nhơn Quý nghe vậy bất đắc dĩ phải cho treo miễn chiến bài, đồng thời bí mật sai người về Hàn Giang quan tha Tiết Đinh San ra. Đinh San vừa đến trại ở Thanh Long quan thì vừa đúng lúc Triệu Đại Bàng khiêu chiến, lập tức nai nịt dẫn quân xông ra liền. Tiết Đinh San chỉ mặt Triệu Đại Bàng mắng lớn:
- Ta là Tiết Đinh San, thế tử của Bình Liêu vương nguyên soái. Ngươi có phải là Triệu Đại Bàng hay không, sao không xuống ngựa chịu trói cho mau?
Đại Bàng cả giận, múa đao xông tới chém một nhát. Đinh San dùng kích đỡ khiến lưỡi đao bật văng ra ngoài, suýt nữa thì rơi khỏi tay, khiến Triệu Đại Bàng thất kinh kêu lớn:
- Tiểu tử quả là có sức mạnh!
Nói như vậy nhưng Đại Bàng vẫn chưa hết hung hăng, vận sức chém một đao nữa. Lần này Tiết Đinh San cùng dùng hết sức hất mạnh nên lưỡi đao bật lại gần trúng vào mặt chủ nhân. Triệu Đại Bàng kinh hãi vô cùng, biết giao đấu bằng võ khí sẽ thất bại dưới tay Tiết Đinh San nên vội vàng lấy kim chung quăng lên.
Đinh San đội kim khôi là báu vật của lão tổ, thấy kim chung bay đến thì liền phát ra một luồng hào quang sáng chói, chạm vào kim chung khiến nó vỡ ra thành trăm mảnh. Triệu Đại Bàng hoảng sợ vô cùng, toan quay ngựa bỏ chạy nhưng Đinh San nhanh tay hơn, đâm một kích trúng bụng khiến địch thủ nhào luôn xuống ngựa chết tốt.
Ngay khi ấy Chu Đỉnh tiên là sư phụ của Triệu Đại Bàng đằng vân đi ngang, thấy đệ tử chết mà không cứu kịp thì tức giận vô cùng, niệm chú nổi một trận cuồng phong đá bay cát chạy mù mịt trời đất, định nhờ đó bay xuống đánh chết Đinh San báo thù. Cũng may Đinh San vừa thấy cuồng phong nổi lên là biết ngay có tay lợi hại, lập tức cho rút binh về kịp.
Chu Đỉnh tiên không sao phát tiết hết nỗi giận, ngay đêm ấy lập một trận dữ gọi là Liệt Diệm ở bên ngoài ải, chờ đến sáng dẫn quân đến khiêu chiến, gọi đích danh Đinh San mà mắng.
Đinh San nghe báo thì không sao nhịn được, xin với phụ thân cho mình ra đối chiến. Vừa thấy mặt Chu Đỉnh tiên, Đinh San biết ngay là bọn bàng môn tả đạo nên nghĩ thầm:
- “Bọn này có nhiều tà pháp, nếu ta không ra tay trước thì rất khó đối phó.”
Nghĩ xong, Tiết Đinh San múa kích vùn vụt, thúc ngựa xông lại đánh luôn chẳng cần hỏi họ tên. Chu Đỉnh tiên cố chống đỡ mấy hiệp thì bủn rủn cả tay chân, vội vàng thúc ngựa chạy vào trận. Thấy Đinh San đuổi theo, Nhơn Quý liền cho Tần Hán, Đậu Nhất Hổ và mười viên phó tướng đi theo hộ trận.
Chu Đỉnh tiên chạy vào trung ương, thấy quân Đường đã vào trận hết thì liền lấy Hoả hồ lô ra quăng lên trời, tạo thành một biển lửa ngùn ngụt. Chỉ trong phút chốc ba ngàn quân sĩ và mười viên phó tướng đều bị chết cháy. Riêng Đinh San có Chu tước bào nên không hề hấn gì tuy nhiên cũng không sao tìm được đường ra. Đậu Nhất Hổ và Tần Hán nhờ biết độn thổ nên chạy thoát, chạy về trại báo cho Nhơn Quý biết. Liễu phu nhân và Tiết Kim Liên nghe tin Đinh San bị hãm trong trận thì đều khóc ngất, đồng xin Nhơn Quý tìm cách cứu giúp Đinh San.
Đậu Tiên Đồng và Kim Định nghe tin này không hề khóc lóc, nai nịt xong xuôi liền đến soái dinh xin vào trận cứu Đinh San ra. Nhơn Quý lắc đầu nói:
- Liệt Diệm trận hết sức lợi hại, nếu không có nhiều thần thông thì chẳng khác gì đưa thân cho bọn chúng đốt. Nay phải nhờ Trình thiên tuế về Hàn Giang quan gọi Phàn Lê Huê đến đây thì may ra mới phá được.
Liễu phu nhân cả mừng, hối thúc chồng sai người đi cho mau.