watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiết Đinh San chinh Tây-Hồi thứ mười bốn - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ mười bốn

Tác giả: Khuyết Danh

Khi Tô Bảo Đồng đi rồi, Tô Cẩm Liên liền hạ lệnh cho quân tướng cấp tốc kéo đến Toả Dương thành, dàn quân ra vây bọc như trước. Nhơn Quý chưa kịp khao thưởng ba quân, chợt nghe báo có quân Liêu do Tô hoàng hậu kéo đến thì cả giận, mắng lớn:
- Bọn Phiên tặc thật chẳng biết sợ trời sợ đất, nếu không giết hết chắc chẳng yên với chúng. Phải thừa lúc địch chưa yên chỗ đánh một trận cho biết tay.
Mắng xong, Nhơn Quý liền sai Chu Thanh cùng các vị tổng binh dẫn quân ra đánh. Tuy chưa an dinh xong, nhưng nghe tiếng pháo nổ Tô hoàng hậu biết ngay là quân Đường định tiến đánh bất ngờ, vội vàng cho quân bài trận đối phó. Tám vị tổng binh nhìn thấy Tô hoàng hậu môi son mắt phụng, đầu đội Kim quan, mặc Ngư Lân giáp lóng lánh trông tựa như Chiêu Quân trước kia thì đều khen thầm. Tô Cẩm Liên thấy các tướng cứ nhìn mình chăm chú liền thúc ngựa tiến ra phía trước lớn tiếng nói:
- Hôm nay ta quyết báo thù cho em ta, các ngươi chưa chịu xuống ngựa đầu hàng hay sao?
Chu Thanh nghe vậy cười nhạt, hô các anh em đồng xông ra một lượt. Tô Cẩm Liên tuy võ nghệ cao cường nhưng không chống nổi tám tướng, vội quay ngựa bỏ chạy. Thấy địch nhân vẫn đuổi theo ráo riết, Tô Cẩm Liên liền thò tay lấy Hoả hồ lô ra, miệng niệm chú lâm râm. tức thì từ trong hồ lô bay ra một đàn quạ lửa, nhắm các tổng binh nhào xuống. Các vị tổng binh hết sức kinh sợ, tuy đều chạy được vào thành nhưng người nào cũng bị cháy đầu sém trán trông rất thảm bại.
Thấy phụ thân cau mặt lo lắng không biết cách nào đối phó với bầy quạ lửa, Tiết Đinh San liền xin ra trận thử xem tà pháp ấy lợi hại đến đâu. Nhơn Quý biết con có bảo bối nhưng vẫn không yên tâm, sai cả Đậu Nhất Hổ và Tần Hán theo hộ trận.
Tô Cẩm Liên chợt thấy một tướng trẻ tuổi tiến ra, diện mạo thanh tú, phong độ uy nghi thì động lòng, nhìn không chớp mắt. Tiết Đinh San cũng biết vậy nên quát lớn một tiếng rồi mới phóng kích đâm tới để cho Tô Cẩm Liên không kịp đón đỡ. Hai người giao chiến với nhau được hơn mười hiệp thì Tô Cẩm Liên quay ngựa bỏ chạy, cũng dùng quạ lửa như trước.
Tiết Đinh San đã đề phòng sẵn, bỏ kích lấy cung bắn luôn một phát Xuyên Vân tiễn, bao nhiêu quạ lửa đều rơi rụng bằng hết. chẳng ngờ Tô Cẩm Liên nhân cơ hội ấy rút Đả Thần tiên ra quất một nhát, Đinh San đang cầm cung nên không sao đón đỡ được, đành phải nghiêng lưng hứng chịu, hộc máu chạy dài.
Tô Cẩm Liên quyết bắt cho được Tiết Đinh San nên chẳng chần chờ, thúc ngựa ruổi theo gấp rút. Đinh San hết sức kinh hãi, chợt thấy có một thiếu nữ đang đè một con cọp mà đánh thì liền lớn tiếng kêu cứu. Thiếu nữ dừng lại, nhìn Đinh San rồi hỏi:
- Tướng quân là ai, bị người nào đánh đuổi mà phải kêu tôi cứu giúp?
Khi biết Đinh San đang bị Tô hoàng hậu đuổi theo, thiếu nữ này cười ngất, nói:
- Được rồi. Tướng quân vào rừng mà trốn, tôi sẽ cho mụ ấy một chuỳ là xong.
Đinh San nghe theo, vừa kịp ẩn vào bụi cây thì Tô Cẩm Liên đuổi tới. Nhìn quanh không thấy Đinh San đâu, Tô Cẩm Liên liền hỏi thăm thiếu nữ xem có thấy một vị tướng quân nào chạy qua không. Thiếu nữ đáp ngay:
- Có thấy, hắn đang trốn trong bụi cây kia.
Tô Cẩm Liên cả mừng, vừa quay lưng định chạy vào rừng thì bị thiếu nữ dùng xác con cọp đập cho một nhát vào đầu. Đinh San thấy Tô Cẩm Liên nhào xuống ngựa thì liền phóng ngựa ra cắt thủ cấp. Xong xuôi, Tiết Đinh San xuống ngựa bái tạ thiếu nữ, hỏi thăm quê quán. Thiếu nữ chẳng hổ thẹn chút nào, đáp ngay:
- Tôi tên là Trần Kim Định, phụ thân là Trần Vân trước kia làm tổng binh cho triều Tuỳ. Phụ thân tuân lệnh đi mượn binh nhưng lạc đường thành ra phải ở lại Ô Long sơn này đốn củi kiếm sống.
Nói xong, Kim Định mời khách về nhà mình dùng cơm nhưng Đinh San sợ trái với quân lệnh nên từ chối, hẹn ngày sau sẽ cho người đến đền ơn. Kim Định gật đầu, có vẻ bịn rịn nói:
- Tôi sẽ chờ tin tướng quân, xin chớ thất tín.
Đinh San hứa lần nữa rồi cầm thủ cấp của Tô Cẩm Liên chạy về ra mắt phụ thân kể lại mọi việc. Nhơn Quý nghe xong liền nói:
- Như vậy con phải giữ lời hứa và hậu tạ ân nhân cho đúng đạo lý. Nếu Trần Vân là tổng binh của Tuỳ triều thì chắc Trình thiên tuế biết mặt, xin nhờ một phen vậy.
Trình Giảo Kim bằng lòng, hôm sau cùng Đinh San mang một số vàng bạc gấm lụa tìm đường đến núi Ô Long. Trần Vân vội ra đón vào nhà trà nước, cho biết:
- Tôi lưu lạc nơi đất Liêu này đã lâu, trong lòng vẫn muốn tìm cơ hội đê về quê hương. Nay cơ duyên kỳ ngộ này thì muốn dâng con gái cho Tiết tướng quân, còn tôi sẽ mặc giáp lên yên phò giúp nguyên soái báo đền công ơn. Nếu thiên tuế bằng lòng thì lễ vật này, nói giúp cho tôi một tiếng.
Trình Giảo Kim vốn rất thích làm mai mối, nghe vậy nhận lời ngay, cầm lễ vật về thuật lại với Nhơn Quý. Tiết Đinh San thấy nhan sắc Kim Định không được mặn mà thì tỏ ý phân vân muốn từ chối nhưng Nhơn Quý sầm mặt ngay, nói:
- Ngươi đáng lẽ đã chết rồi, nay được người cứu sống thì phải ghi nhớ ơn huệ ấy, sao từ chối được. Kim Định tuy chẳng xinh đẹp nhưng là đệ tử của Võ Dương thánh mẫu thì mai sau giúp cho ngươi một tay rất đắc lực. Vì thế ngươi không được phân vân, ngay ngày mai phải mang xe ngựa đến đón cha con Trần Vân về đây.
Đinh San bất đắc dĩ phải tuân lệnh phụ thân. Liễu Kim Hoa được thêm con dâu rất mừng, cùng Đậu Tiên Đồng hối thúc Đinh San sửa soạn lễ vật đón rước Kim Định cho đúng phép. Ô Long sơn không cách xa thành bao nhiêu nên chỉ nội một ngày việc đón rước đã hoàn tất, Nhơn Quý liền đứng chủ hôn, tác hợp cho Đinh San và Kim Định thành thân.
Kim Định hết lòng kính trọng Đậu Tiên Đồng, còn Đậu Tiên Đồng nghĩ ơn của Kim Định cứu chồng thì cũng chẳng phân lớn nhỏ, đối xử như chị em một nhà hoà thuận.
Về phần quân tướng Liêu thấy chủ tướng chết thì tự động bỏ chạy tán loạn, kêu khóc vang trời. Nhờ vậy từ đó Toả Dương thành được bình yên vô sự. Nhơn Quý thấy không còn gì đáng ngại mới viết tiệp về triều tâu báo, sai Tiết Hiền Đồ trấn giữ ải Giới Bài; Chu Văn trấn giữ ải Kim Hà; Chu Võ trấn giữ Tiếp Thiên quan, cùng nhau cai quản một giải đất rộng tiếp giáp với Trung Nguyên.
Một thời gian sau, chấn chỉnh quân mã xong, Nhơn Quý tính đến việc tiến qua Hàn Giang quan nên hội các tướng lại nghị sự. Trần Vân vốn quen thuộc đường lối, bước ra thưa:
- Hàn Giang tuy cách đây không xa chỉ chừng bốn trăm dặm nhưng phải qua một con sông lớn mới tới được quan ải nên rất khó tiến binh. Thêm nữa quan ải này do cha con Phàn Hồng trấn giữ, cả hai đều túc trí đa mưu, làm tới tước Định Quốc vương thì không thể khinh thường được. Trước tiên nguyên soái nên cho đóng thật nhiều bè để qua sông rồi tính sau.
Nhơn Quý khen phải, xuống lệnh cho bốn tướng là Trình Thiết Ngưu, Uất Trì Hiệu Hoài, Ngũ Quân Nhất và Khương Hưng Cụ dẫn quân lên rừng đốn gỗ làm bè, hạn trong một tháng phải xong. Bốn tướng tuân lệnh thi hành nên chẳng mấy chốc đã hoàn tất, về thành phục mệnh.
Nhơn Quý cả mừng, lập tức đến giáo trường điểm ba mươi muôn binh, phong cho La Chương làm tiên phong, Tần Mộng làm hậu tập, Uất Trì Thanh Sơn lo lương thảo, Trình Thiên Trung đốc lương, Chu Thanh đi khắp nơi thu góp lương thực, để Vương Tâm Khuê và Vương Tâm Hạt ở lại giữ thành. Phân phó xong xuôi, Nhơn Quý nhờ Trần Vân làm hướng đạo, rầm rộ kéo đi, chẳng mấy chốc đã đến bên bờ Hàn Giang.
Nhìn sông nước mênh mông, sóng bủa ầm ầm, Nhơn Quý cũng hơi nghi ngại, gọi hết các tướng lại dặn dò phải qua sông cho mau. Quả nhiên Nhơn Quý lo lắng không lầm, khi ấy ở Hàn Giang quan, Phàn Hồng nghe quân thám mã báo tin thì liền gọi hai con lại nói:
- Nhân lúc quân Đường chưa qua sông kịp, hai ngươi hãy dẫn thuỷ binh đánh chặn ngang hông, ta sẽ dẫn bộ binh tiếp ứng trên bờ.
Phàn Long và Phàn Hổ vâng lệnh, lập tức điểm binh kéo đi. Vì thế quân mã nhà Đường còn đang ở nửa sông thì chợt nghe có tiếng pháo nổ vang trời, từ hai bên vô số chiến thuyền xông ra. Thấy khí thế của địch quân quá mạnh, quân sĩ toan dạt ra hai bên tránh né nhưng Nhơn Quý ra lệnh:
- Thuỷ chiến chẳng phải như bộ chiến mà có thể chạy đâu cũng được. Nếu ai không tiến lên thì sẽ tuân theo quân pháp trừng trị.
Nghe lệnh này các tướng đành vừa đánh vừa hối thúc quân sĩ chèo lên cho mau. Tần Mộng đánh với Phàn Long, La Chương giao chiến với Phàn Hổ, còn Đậu Nhất Hổ thì lo chặn các chiến thuyền địch, không cho áp sát. Được một lúc, Phàn Long và Phàn Hổ đều bị La Chương và Tần Mộng đánh bị thương nên kinh hãi quay thuyền bỏ chạy, bỏ thuyền lên bờ, cùng với cha cố thủ quan ải.
Nhơn Quý thừa thế cho quân trống vang lừng, tiến thẳng đến trước ải nhưng vì địa thế chỉ có một con đường độc đạo, hai bên toàn là vách núi sừng sững nên rốt cuộc phải lui ra sau mấy dặm an dinh hạ trại. Phàn phu nhân nghe tin hai con bị thương thì rất nóng lòng sốt ruột, ra nói với chồng:
- Con gái chúng ta vừa mới được Lê Sơn thánh mẫu cho hạ sơn, sao tướng công không cho nó ra trận? Trước là thử tài, sau báo thù cho hai anh!
Nói xong, Phàn phu nhân gọi tiểu thư là Phàn Lê Huê ra cho phụ thân hỏi han. Khi nghe biết sự tình, Phàn Lê Huê nghĩ thầm:
- “Khi xuống núi, sư phụ cho ta biết có lương duyên với Tiết Đinh San. Nay quân Đường đã tới thì ra trận xem thử dung mạo hắn ra sao rồi định liệu sau.”
Nghĩ vậy nên Phàn Lê Huê cúi đầu xin phụ thân ngày mai cho mình ra đối chiến. Được Phàn Hồng bằng lòng, Phàn Lê Huê liền vào nhà sau lấy linh dược ra chữa trị cho hai anh. Tuy đã quyết trong lòng nhưng đêm ấy Phàn Lê Huê không sao ngủ được, trong lòng trăn trở bao nhiêu ý nghĩ:
- “Trước kia cha mẹ có hứa gả ta cho Dương Phàm nhưng theo lời đồn thì tên này tướng mạo xấu xí, tính tình hung ác, chẳng lẽ lại đem thân ngọc của ta dâng cho hắn. Vả lại sư phụ có nói lương duyên của ta ở nhà họ Tiết, vì thế nhất định ngày mai phải gọi Đinh San ra đấu chiến rồi mới quyết định được.”
Vì vậy hôm sau trời chưa sáng hẳn, Phàn Lê Huê đã nai nịt xong, điểm quân kéo đến trước trại Đường khiêu chiến, có Phàn Long và Phàn Hổ đi theo lược trận. Nhơn Quý nghe nói đó là con gái của Phàn Hồng thì rất coi thường nhưng quân thám thính cho biết:
- Phàn Lê Huê tuy là nữ nhi nhưng tài phép và võ nghệ rất cao cường. Chẳng biết tại sao nữ tướng cứ đòi thế tử ra đánh, hăm dọa sẽ phá trại quân ta thành bình địa.
Nhơn Quý nghe vậy cả giận, không cho Đinh San ra trận mà hỏi lại các tướng. Đậu Nhất Hổ vốn là người hiếu sắc, nghe vậy liền bước ra xin đi ngay. La Chương cũng muốn ra trận xem thử Phàn Lê Huê tài sắc ra sao nên Nhơn Quý bằng lòng, cho theo lược trận.



Khi Tô Bảo Đồng đi rồi, Tô Cẩm Liên liền hạ lệnh cho quân tướng cấp tốc kéo đến Toả Dương thành, dàn quân ra vây bọc như trước. Nhơn Quý chưa kịp khao thưởng ba quân, chợt nghe báo có quân Liêu do Tô hoàng hậu kéo đến thì cả giận, mắng lớn:
- Bọn Phiên tặc thật chẳng biết sợ trời sợ đất, nếu không giết hết chắc chẳng yên với chúng. Phải thừa lúc địch chưa yên chỗ đánh một trận cho biết tay.
Mắng xong, Nhơn Quý liền sai Chu Thanh cùng các vị tổng binh dẫn quân ra đánh. Tuy chưa an dinh xong, nhưng nghe tiếng pháo nổ Tô hoàng hậu biết ngay là quân Đường định tiến đánh bất ngờ, vội vàng cho quân bài trận đối phó. Tám vị tổng binh nhìn thấy Tô hoàng hậu môi son mắt phụng, đầu đội Kim quan, mặc Ngư Lân giáp lóng lánh trông tựa như Chiêu Quân trước kia thì đều khen thầm. Tô Cẩm Liên thấy các tướng cứ nhìn mình chăm chú liền thúc ngựa tiến ra phía trước lớn tiếng nói:
- Hôm nay ta quyết báo thù cho em ta, các ngươi chưa chịu xuống ngựa đầu hàng hay sao?
Chu Thanh nghe vậy cười nhạt, hô các anh em đồng xông ra một lượt. Tô Cẩm Liên tuy võ nghệ cao cường nhưng không chống nổi tám tướng, vội quay ngựa bỏ chạy. Thấy địch nhân vẫn đuổi theo ráo riết, Tô Cẩm Liên liền thò tay lấy Hoả hồ lô ra, miệng niệm chú lâm râm. tức thì từ trong hồ lô bay ra một đàn quạ lửa, nhắm các tổng binh nhào xuống. Các vị tổng binh hết sức kinh sợ, tuy đều chạy được vào thành nhưng người nào cũng bị cháy đầu sém trán trông rất thảm bại.
Thấy phụ thân cau mặt lo lắng không biết cách nào đối phó với bầy quạ lửa, Tiết Đinh San liền xin ra trận thử xem tà pháp ấy lợi hại đến đâu. Nhơn Quý biết con có bảo bối nhưng vẫn không yên tâm, sai cả Đậu Nhất Hổ và Tần Hán theo hộ trận.
Tô Cẩm Liên chợt thấy một tướng trẻ tuổi tiến ra, diện mạo thanh tú, phong độ uy nghi thì động lòng, nhìn không chớp mắt. Tiết Đinh San cũng biết vậy nên quát lớn một tiếng rồi mới phóng kích đâm tới để cho Tô Cẩm Liên không kịp đón đỡ. Hai người giao chiến với nhau được hơn mười hiệp thì Tô Cẩm Liên quay ngựa bỏ chạy, cũng dùng quạ lửa như trước.
Tiết Đinh San đã đề phòng sẵn, bỏ kích lấy cung bắn luôn một phát Xuyên Vân tiễn, bao nhiêu quạ lửa đều rơi rụng bằng hết. chẳng ngờ Tô Cẩm Liên nhân cơ hội ấy rút Đả Thần tiên ra quất một nhát, Đinh San đang cầm cung nên không sao đón đỡ được, đành phải nghiêng lưng hứng chịu, hộc máu chạy dài.
Tô Cẩm Liên quyết bắt cho được Tiết Đinh San nên chẳng chần chờ, thúc ngựa ruổi theo gấp rút. Đinh San hết sức kinh hãi, chợt thấy có một thiếu nữ đang đè một con cọp mà đánh thì liền lớn tiếng kêu cứu. Thiếu nữ dừng lại, nhìn Đinh San rồi hỏi:
- Tướng quân là ai, bị người nào đánh đuổi mà phải kêu tôi cứu giúp?
Khi biết Đinh San đang bị Tô hoàng hậu đuổi theo, thiếu nữ này cười ngất, nói:
- Được rồi. Tướng quân vào rừng mà trốn, tôi sẽ cho mụ ấy một chuỳ là xong.
Đinh San nghe theo, vừa kịp ẩn vào bụi cây thì Tô Cẩm Liên đuổi tới. Nhìn quanh không thấy Đinh San đâu, Tô Cẩm Liên liền hỏi thăm thiếu nữ xem có thấy một vị tướng quân nào chạy qua không. Thiếu nữ đáp ngay:
- Có thấy, hắn đang trốn trong bụi cây kia.
Tô Cẩm Liên cả mừng, vừa quay lưng định chạy vào rừng thì bị thiếu nữ dùng xác con cọp đập cho một nhát vào đầu. Đinh San thấy Tô Cẩm Liên nhào xuống ngựa thì liền phóng ngựa ra cắt thủ cấp. Xong xuôi, Tiết Đinh San xuống ngựa bái tạ thiếu nữ, hỏi thăm quê quán. Thiếu nữ chẳng hổ thẹn chút nào, đáp ngay:
- Tôi tên là Trần Kim Định, phụ thân là Trần Vân trước kia làm tổng binh cho triều Tuỳ. Phụ thân tuân lệnh đi mượn binh nhưng lạc đường thành ra phải ở lại Ô Long sơn này đốn củi kiếm sống.
Nói xong, Kim Định mời khách về nhà mình dùng cơm nhưng Đinh San sợ trái với quân lệnh nên từ chối, hẹn ngày sau sẽ cho người đến đền ơn. Kim Định gật đầu, có vẻ bịn rịn nói:
- Tôi sẽ chờ tin tướng quân, xin chớ thất tín.
Đinh San hứa lần nữa rồi cầm thủ cấp của Tô Cẩm Liên chạy về ra mắt phụ thân kể lại mọi việc. Nhơn Quý nghe xong liền nói:
- Như vậy con phải giữ lời hứa và hậu tạ ân nhân cho đúng đạo lý. Nếu Trần Vân là tổng binh của Tuỳ triều thì chắc Trình thiên tuế biết mặt, xin nhờ một phen vậy.
Trình Giảo Kim bằng lòng, hôm sau cùng Đinh San mang một số vàng bạc gấm lụa tìm đường đến núi Ô Long. Trần Vân vội ra đón vào nhà trà nước, cho biết:
- Tôi lưu lạc nơi đất Liêu này đã lâu, trong lòng vẫn muốn tìm cơ hội đê về quê hương. Nay cơ duyên kỳ ngộ này thì muốn dâng con gái cho Tiết tướng quân, còn tôi sẽ mặc giáp lên yên phò giúp nguyên soái báo đền công ơn. Nếu thiên tuế bằng lòng thì lễ vật này, nói giúp cho tôi một tiếng.
Trình Giảo Kim vốn rất thích làm mai mối, nghe vậy nhận lời ngay, cầm lễ vật về thuật lại với Nhơn Quý. Tiết Đinh San thấy nhan sắc Kim Định không được mặn mà thì tỏ ý phân vân muốn từ chối nhưng Nhơn Quý sầm mặt ngay, nói:
- Ngươi đáng lẽ đã chết rồi, nay được người cứu sống thì phải ghi nhớ ơn huệ ấy, sao từ chối được. Kim Định tuy chẳng xinh đẹp nhưng là đệ tử của Võ Dương thánh mẫu thì mai sau giúp cho ngươi một tay rất đắc lực. Vì thế ngươi không được phân vân, ngay ngày mai phải mang xe ngựa đến đón cha con Trần Vân về đây.
Đinh San bất đắc dĩ phải tuân lệnh phụ thân. Liễu Kim Hoa được thêm con dâu rất mừng, cùng Đậu Tiên Đồng hối thúc Đinh San sửa soạn lễ vật đón rước Kim Định cho đúng phép. Ô Long sơn không cách xa thành bao nhiêu nên chỉ nội một ngày việc đón rước đã hoàn tất, Nhơn Quý liền đứng chủ hôn, tác hợp cho Đinh San và Kim Định thành thân.
Kim Định hết lòng kính trọng Đậu Tiên Đồng, còn Đậu Tiên Đồng nghĩ ơn của Kim Định cứu chồng thì cũng chẳng phân lớn nhỏ, đối xử như chị em một nhà hoà thuận.
Về phần quân tướng Liêu thấy chủ tướng chết thì tự động bỏ chạy tán loạn, kêu khóc vang trời. Nhờ vậy từ đó Toả Dương thành được bình yên vô sự. Nhơn Quý thấy không còn gì đáng ngại mới viết tiệp về triều tâu báo, sai Tiết Hiền Đồ trấn giữ ải Giới Bài; Chu Văn trấn giữ ải Kim Hà; Chu Võ trấn giữ Tiếp Thiên quan, cùng nhau cai quản một giải đất rộng tiếp giáp với Trung Nguyên.
Một thời gian sau, chấn chỉnh quân mã xong, Nhơn Quý tính đến việc tiến qua Hàn Giang quan nên hội các tướng lại nghị sự. Trần Vân vốn quen thuộc đường lối, bước ra thưa:
- Hàn Giang tuy cách đây không xa chỉ chừng bốn trăm dặm nhưng phải qua một con sông lớn mới tới được quan ải nên rất khó tiến binh. Thêm nữa quan ải này do cha con Phàn Hồng trấn giữ, cả hai đều túc trí đa mưu, làm tới tước Định Quốc vương thì không thể khinh thường được. Trước tiên nguyên soái nên cho đóng thật nhiều bè để qua sông rồi tính sau.
Nhơn Quý khen phải, xuống lệnh cho bốn tướng là Trình Thiết Ngưu, Uất Trì Hiệu Hoài, Ngũ Quân Nhất và Khương Hưng Cụ dẫn quân lên rừng đốn gỗ làm bè, hạn trong một tháng phải xong. Bốn tướng tuân lệnh thi hành nên chẳng mấy chốc đã hoàn tất, về thành phục mệnh.
Nhơn Quý cả mừng, lập tức đến giáo trường điểm ba mươi muôn binh, phong cho La Chương làm tiên phong, Tần Mộng làm hậu tập, Uất Trì Thanh Sơn lo lương thảo, Trình Thiên Trung đốc lương, Chu Thanh đi khắp nơi thu góp lương thực, để Vương Tâm Khuê và Vương Tâm Hạt ở lại giữ thành. Phân phó xong xuôi, Nhơn Quý nhờ Trần Vân làm hướng đạo, rầm rộ kéo đi, chẳng mấy chốc đã đến bên bờ Hàn Giang.
Nhìn sông nước mênh mông, sóng bủa ầm ầm, Nhơn Quý cũng hơi nghi ngại, gọi hết các tướng lại dặn dò phải qua sông cho mau. Quả nhiên Nhơn Quý lo lắng không lầm, khi ấy ở Hàn Giang quan, Phàn Hồng nghe quân thám mã báo tin thì liền gọi hai con lại nói:
- Nhân lúc quân Đường chưa qua sông kịp, hai ngươi hãy dẫn thuỷ binh đánh chặn ngang hông, ta sẽ dẫn bộ binh tiếp ứng trên bờ.
Phàn Long và Phàn Hổ vâng lệnh, lập tức điểm binh kéo đi. Vì thế quân mã nhà Đường còn đang ở nửa sông thì chợt nghe có tiếng pháo nổ vang trời, từ hai bên vô số chiến thuyền xông ra. Thấy khí thế của địch quân quá mạnh, quân sĩ toan dạt ra hai bên tránh né nhưng Nhơn Quý ra lệnh:
- Thuỷ chiến chẳng phải như bộ chiến mà có thể chạy đâu cũng được. Nếu ai không tiến lên thì sẽ tuân theo quân pháp trừng trị.
Nghe lệnh này các tướng đành vừa đánh vừa hối thúc quân sĩ chèo lên cho mau. Tần Mộng đánh với Phàn Long, La Chương giao chiến với Phàn Hổ, còn Đậu Nhất Hổ thì lo chặn các chiến thuyền địch, không cho áp sát. Được một lúc, Phàn Long và Phàn Hổ đều bị La Chương và Tần Mộng đánh bị thương nên kinh hãi quay thuyền bỏ chạy, bỏ thuyền lên bờ, cùng với cha cố thủ quan ải.
Nhơn Quý thừa thế cho quân trống vang lừng, tiến thẳng đến trước ải nhưng vì địa thế chỉ có một con đường độc đạo, hai bên toàn là vách núi sừng sững nên rốt cuộc phải lui ra sau mấy dặm an dinh hạ trại. Phàn phu nhân nghe tin hai con bị thương thì rất nóng lòng sốt ruột, ra nói với chồng:
- Con gái chúng ta vừa mới được Lê Sơn thánh mẫu cho hạ sơn, sao tướng công không cho nó ra trận? Trước là thử tài, sau báo thù cho hai anh!
Nói xong, Phàn phu nhân gọi tiểu thư là Phàn Lê Huê ra cho phụ thân hỏi han. Khi nghe biết sự tình, Phàn Lê Huê nghĩ thầm:
- “Khi xuống núi, sư phụ cho ta biết có lương duyên với Tiết Đinh San. Nay quân Đường đã tới thì ra trận xem thử dung mạo hắn ra sao rồi định liệu sau.”
Nghĩ vậy nên Phàn Lê Huê cúi đầu xin phụ thân ngày mai cho mình ra đối chiến. Được Phàn Hồng bằng lòng, Phàn Lê Huê liền vào nhà sau lấy linh dược ra chữa trị cho hai anh. Tuy đã quyết trong lòng nhưng đêm ấy Phàn Lê Huê không sao ngủ được, trong lòng trăn trở bao nhiêu ý nghĩ:
- “Trước kia cha mẹ có hứa gả ta cho Dương Phàm nhưng theo lời đồn thì tên này tướng mạo xấu xí, tính tình hung ác, chẳng lẽ lại đem thân ngọc của ta dâng cho hắn. Vả lại sư phụ có nói lương duyên của ta ở nhà họ Tiết, vì thế nhất định ngày mai phải gọi Đinh San ra đấu chiến rồi mới quyết định được.”
Vì vậy hôm sau trời chưa sáng hẳn, Phàn Lê Huê đã nai nịt xong, điểm quân kéo đến trước trại Đường khiêu chiến, có Phàn Long và Phàn Hổ đi theo lược trận. Nhơn Quý nghe nói đó là con gái của Phàn Hồng thì rất coi thường nhưng quân thám thính cho biết:
- Phàn Lê Huê tuy là nữ nhi nhưng tài phép và võ nghệ rất cao cường. Chẳng biết tại sao nữ tướng cứ đòi thế tử ra đánh, hăm dọa sẽ phá trại quân ta thành bình địa.
Nhơn Quý nghe vậy cả giận, không cho Đinh San ra trận mà hỏi lại các tướng. Đậu Nhất Hổ vốn là người hiếu sắc, nghe vậy liền bước ra xin đi ngay. La Chương cũng muốn ra trận xem thử Phàn Lê Huê tài sắc ra sao nên Nhơn Quý bằng lòng, cho theo lược trận.
Tiết Đinh San chinh Tây
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bảy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
Hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm