watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiết Đinh San chinh Tây-Hồi thứ mười bảy - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ mười bảy

Tác giả: Khuyết Danh

Trình Giảo Kim tuân lệnh, cấp tốc chạy về Hàn Giang quan đưa thư cho Phàn Lê Huê. Đọc thư xong, Phàn Lê Huê biết Tiết Đinh San bị nạn thì phân vân không biết phải xử sự ra sao, không đi thì trái ý cha chồng mà đi thì không đúng với đạo lí của người xuất gia. Trình Giảo Kim chợt nhận ra Phàn Lê Huê đang mặc quần áo nhà tu, tay cầm phất trần thì biết ngay nguyên do, hết lời giải thích rồi năn nỉ, mãi sau mới làm cho Phàn Lê Huê xiêu lòng, nhận lời đi phá trận giải cứu Đinh San.
Phàn Lê Huê theo Trình Giảo Kim đến Thanh Long quan, vào ra mắt Nhơn Quý chỉ xá một cái chứ không lạy, cho biết:
- Từ khi thế tử phụ rẫy thì tôi đã quyết lòng xuất gia, vì thế theo không theo thói tục nữa, xin nguyên soái miễn chấp.
Nhơn Quý và Liễu phu nhân nghe vậy hết sức đau lòng, ứa nước mắt mà khuyên giải Phàn Lê Huê cứu Đinh San một lần rồi sau này muốn giữ đạo hạnh cũng không dám ép buộc nữa. Bất đắc dĩ Phàn Lê Huê phải nhận lời, lên ngựa đi một vòng quan sát trận thế. Khi trở về, Phàn Lê Huê nói với mọi người:
- Đây là một trận dữ nhất trong mười trận đời nhà Chu, bất cứ ai bị hãm vào trong trận thì đều bi đốt cháy thành tro bụi. May sao thế tử có bảo bối của Vương Ngao lão tổ nên chưa hề hấn gì. Tuy nhiên muốn phá được trận này thì phải thỉnh các vị tiên xuống cầm soái ấn điều khiển mới phá nổi.
Trong khi Phàn Lê Huê đang nói chuyện thì Chu Đỉnh tiên đã nghe biết có người đến quan sát trận, lập tức dẫn quân tới khiêu chiến. Phàn Lê Huê nghe vậy cũng lên ngựa tiến ra. Thấy mặt Chu Đỉnh tiên, Phàn Lê Huê biết tên này rất độc ác nên chẳng do dự, rút luôn Tru Tiên kiếm ra đánh. Chu Đỉnh tiên vừa thấy Tru Tiên kiếm thì thất kinh hồn vía, quay ngựa chạy thẳng chẳng dám nhìn lại. Phàn Lê Huê không muốn sát sinh nên thong thả trở về trại thương nghị việc thỉnh các tiên. Nhơn Quý liền nhường ấn soái cho Phàn Lê Huê tuỳ nghi sử dụng, miễn sao phá được trận cứu Đinh San về là hài lòng lắm rồi.
Ngày hôm sau, Phàn Lê Huê không hề nai nịt như trước, thăng trướng truyền các tướng đến hội, nghiêm mặt nói:
- Tôi tạm thay quyền nguyên soái điều khiển phá trận, vậy chư tướng nhất nhất phải tuân lệnh, bất cứ ai không nghe thì đều theo quân pháp xử phạt chẳng tha.
Các tướng đều cúi đầu xin nghe theo. Phàn Lê Huê liền phân công:
- Tần tướng quân có phép thăng thiên thì cầm theo một đạo Ngũ Lôi phù, chưởng quản thiên môn. Đậu tướng quân dùng phép địa hành, cầm một đạo linh phù chưởng quản dưới đất, hai người hễ thấy Chu Đỉnh tiên chạy lên chạy xuống đều được phép giết chết. Còn lại Đậu Tiên Đồng giữ Thanh Long kỳ trấn giữ phía đông; Tiết Kim Liên giữ Hồn Vân kỳ trấn phía nam; Kim Định giữ Bạch Hổ kỳ trấn phía tây; La Chương giữ Hắc Tinh kỳ trấn phía bắc; Tất cả đồng một lòng thì mới phá trận được.
Khi các tướng tuân lệnh dẫn các quân sĩ ra đi, Phàn Lê Huê liền cầm Hoàng Long kỳ kéo quân thẳng tới trung quân, vừa mới xông vào thì bốn bề chợt có lửa dậy phừng phừng, chẳng sao tiến nổi. Phàn Lê Huê chợt nhớ tới trước khi xuống núi sư phụ có ban cho một cái kim bài để thỉnh các tiên, lập tức sai quân bày bàn hương án, đặt kim bài lên bàn khấn vái.
Trong chốc lát có một vị tiên trưởng đằng vân bay xuống. Phàn Lê Huê nhìn thấy vị tiên trưởng này tiên phong đạo cốt, râu năm chòm xanh mướt như người còn trẻ thì vội cúi đầu làm lễ hỏi danh tính. Tiên trưởng đáp:
- Ta là Tạ Ánh Đăng, tu luyện nơi Bồng Lai đảo. Nay thấy ngươi cầu khẩn nên đến giúp phá trận.
Phàn Lê Huê cả mừng, xin Tạ Ánh Đăng dùng thần thông dập tắt ngọn lửa để mình tiến binh vào. Tạ Ánh Đăng gật đầu, lấy một cái hồ lô ra thả bốn con rồng trắng bay vút lên trời. Trong chốc lát trời đất kéo mây đen mịt mùng, mưa như trút nước khiến cho bao nhiêu lửa trong trận đều tắt ngúm. Chu Đỉnh tiên thấy tự nhiên phép bị phá thì tức lắm, hùng hổ xông ra, nhưng khi nhìn thấy Tạ Ánh Đăng thì khiếp vía kinh hồn, biến ra hai cánh bay về phía đông mà trốn.
Lúc đó Đậu Tiên Đồng đang dùng Thanh Long kỳ trấn giữ phía đông, thấy vậy lập tức ngăn lại. Trên cờ có dán linh phù nên Chu Đỉnh tiên không sao thoát nổi, đành phải vỗ cánh bay về hướng tây. Nơi đây đã có Kim Định dùng cờ Bạch Hổ chặn lại, Chu Đỉnh tiên hoảng sợ bay về hướng Bắc nhưng cũng không sao thoát khỏi Hắc kỳ tinh của La Chương.
Lúc này Chu Đỉnh tiên đã mất hết tinh thần, quýnh quáng bay về phương nam, rốt cuộc vẫn không thoát được Hồng Vân kỳ của Tiết Kim Liên. Túng thế, Chu Đỉnh tiên độn thổ trốn chạy, mới bị Đậu Nhất Hổ quát một tiếng đã bay hồn mất vía vội vụt thẳng lên mây. Tần Hán chờ đợi đã lâu, vừa thấy Chu Đỉnh tiên bay lên liền dùng Ngũ Lôi phù đánh xuống.
Mọi người nghe một tiếng sét vang động, Chu Đỉnh tiên nhào luôn xuống đất nằm thẳng cẳng. Tần Hán toan bay xuống cắt lấy thủ cấp thì chợt có vị tiên trưởng bay lại ngăn trở, cho biết:
- Đây là con vật cưỡi của Nam Cực tiên ông xuống trần phá quấy, tiểu tôn không nên giết nó làm gì.
Tần Hán nghe vậy trợn mắt đáp lại:
- Thầy chùa kia, ta muốn giết thì giết, ngươi lấy quyền gì mà ngăn cản ta được?
Khi ấy Phàn Lê Huê cùng ba nữ tướng chạy lại, quát lớn rồi giới thiệu cho biết đó là Tạ Ánh Đăng tiên trưởng ngoài hải đảo đến giúp phá trận. Tần Hán nghe xong hổ thẹn cúi đầu nói:
- Tôi không biết tiên trưởng nên mới mạo phạm. Tuy nhiên cũng tại tiên trưởng gọi tôi bằng tiểu tôn nên mới tức giận như thế.
Tạ Ánh Đăng cười ngất nói:
- Ta với Tần Thúc Bảo, ông nội của ngươi là bạn chí thiết, chẳng lẽ không gọi như thế được sao?
Tần Hán vội vàng quỳ xuống tạ lỗi. Tạ Ánh Đăng không chấp, chỉ Chu Đỉnh tiên quát lớn:
- Nghiệt súc! Ngươi còn chưa hiện nguyên hình hay sao?
Chu Đỉnh tiên rùng mình một cái, hiện nguyên hình biến thành con hạc trắng. Tạ Ánh Đăng liền lên lưng hạc, bay thẳng về chỗ Nam Cực tiên ông, trả cho chủ nhân. Thấy trận đã phá xong, chư tướng đồng kéo vào một lượt, đi đến đâu đập phá tan tành tới đó. Vào đến trung ương, mọi người thấy Tiết Đinh San đang đứng ngơ ngác như người mất hồn thì vội lấy thuốc ra chữa chạy.
Chẳng bao lâu, Đinh San tỉnh lại, tuy biết Phàn Lê Huê cứu mạng mình nhưng không thèm nói lời nào, cúi đầu lên ngựa chạy thẳng về trại. Phàn Lê Huê thấy vậy buồn bã thu binh về, báo cho Nhơn Quý biết để điều động quân mã tiến chiếm ải Thanh Long. Quân Liêu không có chủ tướng nên chẳng hề chống cự chút nào, lớp đầu hàng lớp bỏ trốn bằng hết.
Nhơn Quý kéo binh vào ải kiểm điểm đâu đó, dựng cờ Đại Đường xong liền gọi Tiết Đinh San vào nói:
- Nhờ có Phàn Lê Huê mạng ngươi mới sống sót, vì thế hãy bỏ qua những chuyện cũ, hoà hợp với nhau cho trọn tình phu thê.
Chẳng ngờ Đinh San vẫn bướng bỉnh, đáp:
- Phàn Lê Huê là nữ tướng triều đình thì đương nhiên phải ra sức, cần gì phải cảm ơn? Dù sao đi nữa con cũng không thể sống chung với một người bất trung bất hiếu được.
Nhơn Quý nghe vậy hết sức tức giận, xuống lệnh đánh Đinh San ba mươi roi. Các Tướng vội vàng xúm lại, người thì can gián nguyên soái, người thì khuyên nhủ Đinh San nhưng cả hai đều nhất định như thế, chẳng ai nói nổi. Phàn Lê Huê nghe tin Đinh San bị đánh roi, máu tơi thịt nát thì vào trướng cúi lạy, rưng rưng nước mắt nói:
- Xin nguyên soái bớt giận. Tôi về Toả Dương thành ẩn tu là chẳng còn chuyện gì xảy ra nữa cả.
Liễu phu nhân cùng Đậu Tiên Đồng, Tiết Kim Liên và Kim Định đồng xúm lại mỗi người khuyên giải một câu càng làm cho Phàn Lê Huê khóc lớn hơn, nghẹn ngào nói:
- Mọi người có lòng thương tưởng thì tôi xin ghi nhớ nhưng duyên số đã bạc bẽo như vậy thì còn níu kéo làm gì cho thêm khổ tâm. Từ nay trở đi tôi chuyên tâm chăm lo mẹ già, bao giờ đến lúc trăm tuổi thì sẽ về núi tu hành, không còn quyến luyến gì trần gian nữa.
Nhơn Quý hết sức xúc động, biết không cầm giữ được nên đành phải truyền quân sửa soạn xe ngựa đưa về. Sau khi cho quân nghỉ ngơi ba ngày, Nhơn Quý giao cho Khương Hưng Cụ trấn giữ Thanh Long quan, còn bao nhiêu quân mã thì nhắm hướng Chu Tước quan tấn phát. Mấy ngày sau đến nơi, Nhơn Quý truyền hạ trại rồi triệu lão tướng Trần Vân lại hỏi về tình hình ở ải Chu Tước. Trần Vân liền thưa:
- Ải Chu Tước này do một tướng Liêu tên là Thiện Thái Lai trấn giữ. Thiện Thái Lai vốn sức mạnh hơn người, võ nghệ cao cường lại được dị nhân truyền phép Tang Mộc lôi pháp, luyện thành một cái bảo tháp bằng gỗ có bảy tầng, mỗi tầng có hai con hoả long, phun lửa cực kì lợi hại. Ngài cẩn thận lắm mới được.
La Chương nghe vậy không bằng lòng, cho là Liệt Diệm trận lợi hại như vậy còn phá được, huống gì Tang Mộc lôi pháp, xin Nhơn Quý cho mình ra trận. Nhơn Quý bằng lòng nhưng dặn dò rất cẩn thận, nếu thấy nguy hiểm thì cứ chạy về, không bị bắt tội thất trận. La Chương bái tạ xong lập tức điểm quân rầm rộ kéo đến trước ải lớn tiếng thách chiến.
Chẳng bao lâu trong ải có tiếng pháo lệnh nổ vang rồi có một tướng mặt đỏ râu xanh hùng nổ dẫn quân xông ra, thấy La Chương còn nhỏ tuổi thì rất khinh thường chẳng thèm hỏi tên tuổi vung búa chém luôn. La Chương lấy thương hất một cái làm cây búa văng ngược trở lại. Thiện Thái Lai không ngờ sức của La Chương mạnh đến thế, kinh hoảng quay ngựa bỏ chạy.
Thấy La Chuơng đuổi theo ráo riết, Thiện Thái Lai liền lấy bảo tháp quăng lên, lập tức mười bốn con hoả long từ bảy tầng tháp bay ra phun lửa mù mịt, đốt chết toàn bộ quân sĩ nhà Đường. Riêng La Chương chạy trước nên chưa bị lửa táp trúng nhưng mù mịt chẳng thấy đường chạy về. Nhơn Quý đứng lược trận, liền cho Đậu Nhất Hổ và Tần Hán đuổi theo giúp một tay. Nhờ vậy La Chương chạy thoát về thành còn Đậu Nhất Hổ và Tần Hán cũng không ham đánh, độn thổ chạy luôn.
Nhơn Quý kiểm điểm lại binh mã, cộng với quân chết trong trận Liệt Diểm thành ra một số lớn thì hết sức buồn bã, đứng ngồi chẳng yên. Trình Giảo Kim biết ý, đứng ra xin bảo lãnh cho Tiết Đinh San, cam kết thể nào cũng phá được ải. Bất đác dĩ Nhơn Quý phải bằng lòng, cho người về Chu Tước quan gọi Tiết Đinh San đến. Vừa gặp mặt con, Nhơn Quý đã mắng luôn:
-Nghịch tử! Đáng ra ta phải giết chết ngươi rồi nhưng vì còn đang chinh chiến nên tạm tha cho. Nay Liêu tướng ở ải này sử dụng mộc tháp rất lợi hại, ngươi hãy trừ diệt hắn mà lấy công chuộc tội.
Đinh San tuân theo, dẫn binh mã đến trước cửa ải kêu lớn:
- Tên Phiên tướng hay khoe khoang đâu, có ta là thế tử Tiết Đinh San đến đây, hãy ra chịu chết cho mau.
Thiện Thái Lai nghe vậy rất giận, lập tức nai nịt dẫn quân tiến ra, cùng Tiết Đinh San đánh nhầu một trận. Được mấy chục hiệp, Thái Lai tự biết khó chống nổi với Tiết Đinh San nên thừa cơ lấy bảo tháp ra quăng lên. Tiết Đinh San đã đề phòng sẵn, mau lẹ lấy Xuyên Vân tiễn nhắm mộc tháp bắn một phát. Hai bảo bối chạm nhau nổ vang trời đất, mộc tháp liền tan thành tro bụi ngay tức thì.
Thái Lai còn đang ngẩn người kinh hoàng, Tiết Đinh San liền thừa cơ hội đâm cho một kích, nhào luôn xuống ngựa chết tốt. Tiết Đinh San chạy lại cắt lấy thủ cấp của Thiện Thái Lai, vừa toan xua binh chiếm ải thì chợt trên không có tiếng nói vọng xuống:
- Tiết Đinh San, ngươi là đệ tử của tiên gia mà sao dám ra tay giết đệ tử của ta. Ngươi giỏi thì chịu một roi xem thử.
Đinh San ngước mắt nhìn lên, thấy một đạo nhân diện mạo hung ác chẳng khác lão long tinh, mỏ nhọn râu dài đang từ trên giơ roi định đánh xuống thì vội vàng đón đỡ, cùng đạo nhân giao chiến hơn ba mươi hiệp. Thấy không thắng nổi địch thủ, đạo nhân liền quăng roi lên trời hoá thành hai con giao long bay xuống giương nanh vuốt hết sức ghê gớm. Đinh San cả sợ, vội giục ngựa chạy thẳng về trại.



Trình Giảo Kim tuân lệnh, cấp tốc chạy về Hàn Giang quan đưa thư cho Phàn Lê Huê. Đọc thư xong, Phàn Lê Huê biết Tiết Đinh San bị nạn thì phân vân không biết phải xử sự ra sao, không đi thì trái ý cha chồng mà đi thì không đúng với đạo lí của người xuất gia. Trình Giảo Kim chợt nhận ra Phàn Lê Huê đang mặc quần áo nhà tu, tay cầm phất trần thì biết ngay nguyên do, hết lời giải thích rồi năn nỉ, mãi sau mới làm cho Phàn Lê Huê xiêu lòng, nhận lời đi phá trận giải cứu Đinh San.
Phàn Lê Huê theo Trình Giảo Kim đến Thanh Long quan, vào ra mắt Nhơn Quý chỉ xá một cái chứ không lạy, cho biết:
- Từ khi thế tử phụ rẫy thì tôi đã quyết lòng xuất gia, vì thế theo không theo thói tục nữa, xin nguyên soái miễn chấp.
Nhơn Quý và Liễu phu nhân nghe vậy hết sức đau lòng, ứa nước mắt mà khuyên giải Phàn Lê Huê cứu Đinh San một lần rồi sau này muốn giữ đạo hạnh cũng không dám ép buộc nữa. Bất đắc dĩ Phàn Lê Huê phải nhận lời, lên ngựa đi một vòng quan sát trận thế. Khi trở về, Phàn Lê Huê nói với mọi người:
- Đây là một trận dữ nhất trong mười trận đời nhà Chu, bất cứ ai bị hãm vào trong trận thì đều bi đốt cháy thành tro bụi. May sao thế tử có bảo bối của Vương Ngao lão tổ nên chưa hề hấn gì. Tuy nhiên muốn phá được trận này thì phải thỉnh các vị tiên xuống cầm soái ấn điều khiển mới phá nổi.
Trong khi Phàn Lê Huê đang nói chuyện thì Chu Đỉnh tiên đã nghe biết có người đến quan sát trận, lập tức dẫn quân tới khiêu chiến. Phàn Lê Huê nghe vậy cũng lên ngựa tiến ra. Thấy mặt Chu Đỉnh tiên, Phàn Lê Huê biết tên này rất độc ác nên chẳng do dự, rút luôn Tru Tiên kiếm ra đánh. Chu Đỉnh tiên vừa thấy Tru Tiên kiếm thì thất kinh hồn vía, quay ngựa chạy thẳng chẳng dám nhìn lại. Phàn Lê Huê không muốn sát sinh nên thong thả trở về trại thương nghị việc thỉnh các tiên. Nhơn Quý liền nhường ấn soái cho Phàn Lê Huê tuỳ nghi sử dụng, miễn sao phá được trận cứu Đinh San về là hài lòng lắm rồi.
Ngày hôm sau, Phàn Lê Huê không hề nai nịt như trước, thăng trướng truyền các tướng đến hội, nghiêm mặt nói:
- Tôi tạm thay quyền nguyên soái điều khiển phá trận, vậy chư tướng nhất nhất phải tuân lệnh, bất cứ ai không nghe thì đều theo quân pháp xử phạt chẳng tha.
Các tướng đều cúi đầu xin nghe theo. Phàn Lê Huê liền phân công:
- Tần tướng quân có phép thăng thiên thì cầm theo một đạo Ngũ Lôi phù, chưởng quản thiên môn. Đậu tướng quân dùng phép địa hành, cầm một đạo linh phù chưởng quản dưới đất, hai người hễ thấy Chu Đỉnh tiên chạy lên chạy xuống đều được phép giết chết. Còn lại Đậu Tiên Đồng giữ Thanh Long kỳ trấn giữ phía đông; Tiết Kim Liên giữ Hồn Vân kỳ trấn phía nam; Kim Định giữ Bạch Hổ kỳ trấn phía tây; La Chương giữ Hắc Tinh kỳ trấn phía bắc; Tất cả đồng một lòng thì mới phá trận được.
Khi các tướng tuân lệnh dẫn các quân sĩ ra đi, Phàn Lê Huê liền cầm Hoàng Long kỳ kéo quân thẳng tới trung quân, vừa mới xông vào thì bốn bề chợt có lửa dậy phừng phừng, chẳng sao tiến nổi. Phàn Lê Huê chợt nhớ tới trước khi xuống núi sư phụ có ban cho một cái kim bài để thỉnh các tiên, lập tức sai quân bày bàn hương án, đặt kim bài lên bàn khấn vái.
Trong chốc lát có một vị tiên trưởng đằng vân bay xuống. Phàn Lê Huê nhìn thấy vị tiên trưởng này tiên phong đạo cốt, râu năm chòm xanh mướt như người còn trẻ thì vội cúi đầu làm lễ hỏi danh tính. Tiên trưởng đáp:
- Ta là Tạ Ánh Đăng, tu luyện nơi Bồng Lai đảo. Nay thấy ngươi cầu khẩn nên đến giúp phá trận.
Phàn Lê Huê cả mừng, xin Tạ Ánh Đăng dùng thần thông dập tắt ngọn lửa để mình tiến binh vào. Tạ Ánh Đăng gật đầu, lấy một cái hồ lô ra thả bốn con rồng trắng bay vút lên trời. Trong chốc lát trời đất kéo mây đen mịt mùng, mưa như trút nước khiến cho bao nhiêu lửa trong trận đều tắt ngúm. Chu Đỉnh tiên thấy tự nhiên phép bị phá thì tức lắm, hùng hổ xông ra, nhưng khi nhìn thấy Tạ Ánh Đăng thì khiếp vía kinh hồn, biến ra hai cánh bay về phía đông mà trốn.
Lúc đó Đậu Tiên Đồng đang dùng Thanh Long kỳ trấn giữ phía đông, thấy vậy lập tức ngăn lại. Trên cờ có dán linh phù nên Chu Đỉnh tiên không sao thoát nổi, đành phải vỗ cánh bay về hướng tây. Nơi đây đã có Kim Định dùng cờ Bạch Hổ chặn lại, Chu Đỉnh tiên hoảng sợ bay về hướng Bắc nhưng cũng không sao thoát khỏi Hắc kỳ tinh của La Chương.
Lúc này Chu Đỉnh tiên đã mất hết tinh thần, quýnh quáng bay về phương nam, rốt cuộc vẫn không thoát được Hồng Vân kỳ của Tiết Kim Liên. Túng thế, Chu Đỉnh tiên độn thổ trốn chạy, mới bị Đậu Nhất Hổ quát một tiếng đã bay hồn mất vía vội vụt thẳng lên mây. Tần Hán chờ đợi đã lâu, vừa thấy Chu Đỉnh tiên bay lên liền dùng Ngũ Lôi phù đánh xuống.
Mọi người nghe một tiếng sét vang động, Chu Đỉnh tiên nhào luôn xuống đất nằm thẳng cẳng. Tần Hán toan bay xuống cắt lấy thủ cấp thì chợt có vị tiên trưởng bay lại ngăn trở, cho biết:
- Đây là con vật cưỡi của Nam Cực tiên ông xuống trần phá quấy, tiểu tôn không nên giết nó làm gì.
Tần Hán nghe vậy trợn mắt đáp lại:
- Thầy chùa kia, ta muốn giết thì giết, ngươi lấy quyền gì mà ngăn cản ta được?
Khi ấy Phàn Lê Huê cùng ba nữ tướng chạy lại, quát lớn rồi giới thiệu cho biết đó là Tạ Ánh Đăng tiên trưởng ngoài hải đảo đến giúp phá trận. Tần Hán nghe xong hổ thẹn cúi đầu nói:
- Tôi không biết tiên trưởng nên mới mạo phạm. Tuy nhiên cũng tại tiên trưởng gọi tôi bằng tiểu tôn nên mới tức giận như thế.
Tạ Ánh Đăng cười ngất nói:
- Ta với Tần Thúc Bảo, ông nội của ngươi là bạn chí thiết, chẳng lẽ không gọi như thế được sao?
Tần Hán vội vàng quỳ xuống tạ lỗi. Tạ Ánh Đăng không chấp, chỉ Chu Đỉnh tiên quát lớn:
- Nghiệt súc! Ngươi còn chưa hiện nguyên hình hay sao?
Chu Đỉnh tiên rùng mình một cái, hiện nguyên hình biến thành con hạc trắng. Tạ Ánh Đăng liền lên lưng hạc, bay thẳng về chỗ Nam Cực tiên ông, trả cho chủ nhân. Thấy trận đã phá xong, chư tướng đồng kéo vào một lượt, đi đến đâu đập phá tan tành tới đó. Vào đến trung ương, mọi người thấy Tiết Đinh San đang đứng ngơ ngác như người mất hồn thì vội lấy thuốc ra chữa chạy.
Chẳng bao lâu, Đinh San tỉnh lại, tuy biết Phàn Lê Huê cứu mạng mình nhưng không thèm nói lời nào, cúi đầu lên ngựa chạy thẳng về trại. Phàn Lê Huê thấy vậy buồn bã thu binh về, báo cho Nhơn Quý biết để điều động quân mã tiến chiếm ải Thanh Long. Quân Liêu không có chủ tướng nên chẳng hề chống cự chút nào, lớp đầu hàng lớp bỏ trốn bằng hết.
Nhơn Quý kéo binh vào ải kiểm điểm đâu đó, dựng cờ Đại Đường xong liền gọi Tiết Đinh San vào nói:
- Nhờ có Phàn Lê Huê mạng ngươi mới sống sót, vì thế hãy bỏ qua những chuyện cũ, hoà hợp với nhau cho trọn tình phu thê.
Chẳng ngờ Đinh San vẫn bướng bỉnh, đáp:
- Phàn Lê Huê là nữ tướng triều đình thì đương nhiên phải ra sức, cần gì phải cảm ơn? Dù sao đi nữa con cũng không thể sống chung với một người bất trung bất hiếu được.
Nhơn Quý nghe vậy hết sức tức giận, xuống lệnh đánh Đinh San ba mươi roi. Các Tướng vội vàng xúm lại, người thì can gián nguyên soái, người thì khuyên nhủ Đinh San nhưng cả hai đều nhất định như thế, chẳng ai nói nổi. Phàn Lê Huê nghe tin Đinh San bị đánh roi, máu tơi thịt nát thì vào trướng cúi lạy, rưng rưng nước mắt nói:
- Xin nguyên soái bớt giận. Tôi về Toả Dương thành ẩn tu là chẳng còn chuyện gì xảy ra nữa cả.
Liễu phu nhân cùng Đậu Tiên Đồng, Tiết Kim Liên và Kim Định đồng xúm lại mỗi người khuyên giải một câu càng làm cho Phàn Lê Huê khóc lớn hơn, nghẹn ngào nói:
- Mọi người có lòng thương tưởng thì tôi xin ghi nhớ nhưng duyên số đã bạc bẽo như vậy thì còn níu kéo làm gì cho thêm khổ tâm. Từ nay trở đi tôi chuyên tâm chăm lo mẹ già, bao giờ đến lúc trăm tuổi thì sẽ về núi tu hành, không còn quyến luyến gì trần gian nữa.
Nhơn Quý hết sức xúc động, biết không cầm giữ được nên đành phải truyền quân sửa soạn xe ngựa đưa về. Sau khi cho quân nghỉ ngơi ba ngày, Nhơn Quý giao cho Khương Hưng Cụ trấn giữ Thanh Long quan, còn bao nhiêu quân mã thì nhắm hướng Chu Tước quan tấn phát. Mấy ngày sau đến nơi, Nhơn Quý truyền hạ trại rồi triệu lão tướng Trần Vân lại hỏi về tình hình ở ải Chu Tước. Trần Vân liền thưa:
- Ải Chu Tước này do một tướng Liêu tên là Thiện Thái Lai trấn giữ. Thiện Thái Lai vốn sức mạnh hơn người, võ nghệ cao cường lại được dị nhân truyền phép Tang Mộc lôi pháp, luyện thành một cái bảo tháp bằng gỗ có bảy tầng, mỗi tầng có hai con hoả long, phun lửa cực kì lợi hại. Ngài cẩn thận lắm mới được.
La Chương nghe vậy không bằng lòng, cho là Liệt Diệm trận lợi hại như vậy còn phá được, huống gì Tang Mộc lôi pháp, xin Nhơn Quý cho mình ra trận. Nhơn Quý bằng lòng nhưng dặn dò rất cẩn thận, nếu thấy nguy hiểm thì cứ chạy về, không bị bắt tội thất trận. La Chương bái tạ xong lập tức điểm quân rầm rộ kéo đến trước ải lớn tiếng thách chiến.
Chẳng bao lâu trong ải có tiếng pháo lệnh nổ vang rồi có một tướng mặt đỏ râu xanh hùng nổ dẫn quân xông ra, thấy La Chương còn nhỏ tuổi thì rất khinh thường chẳng thèm hỏi tên tuổi vung búa chém luôn. La Chương lấy thương hất một cái làm cây búa văng ngược trở lại. Thiện Thái Lai không ngờ sức của La Chương mạnh đến thế, kinh hoảng quay ngựa bỏ chạy.
Thấy La Chuơng đuổi theo ráo riết, Thiện Thái Lai liền lấy bảo tháp quăng lên, lập tức mười bốn con hoả long từ bảy tầng tháp bay ra phun lửa mù mịt, đốt chết toàn bộ quân sĩ nhà Đường. Riêng La Chương chạy trước nên chưa bị lửa táp trúng nhưng mù mịt chẳng thấy đường chạy về. Nhơn Quý đứng lược trận, liền cho Đậu Nhất Hổ và Tần Hán đuổi theo giúp một tay. Nhờ vậy La Chương chạy thoát về thành còn Đậu Nhất Hổ và Tần Hán cũng không ham đánh, độn thổ chạy luôn.
Nhơn Quý kiểm điểm lại binh mã, cộng với quân chết trong trận Liệt Diểm thành ra một số lớn thì hết sức buồn bã, đứng ngồi chẳng yên. Trình Giảo Kim biết ý, đứng ra xin bảo lãnh cho Tiết Đinh San, cam kết thể nào cũng phá được ải. Bất đác dĩ Nhơn Quý phải bằng lòng, cho người về Chu Tước quan gọi Tiết Đinh San đến. Vừa gặp mặt con, Nhơn Quý đã mắng luôn:
-Nghịch tử! Đáng ra ta phải giết chết ngươi rồi nhưng vì còn đang chinh chiến nên tạm tha cho. Nay Liêu tướng ở ải này sử dụng mộc tháp rất lợi hại, ngươi hãy trừ diệt hắn mà lấy công chuộc tội.
Đinh San tuân theo, dẫn binh mã đến trước cửa ải kêu lớn:
- Tên Phiên tướng hay khoe khoang đâu, có ta là thế tử Tiết Đinh San đến đây, hãy ra chịu chết cho mau.
Thiện Thái Lai nghe vậy rất giận, lập tức nai nịt dẫn quân tiến ra, cùng Tiết Đinh San đánh nhầu một trận. Được mấy chục hiệp, Thái Lai tự biết khó chống nổi với Tiết Đinh San nên thừa cơ lấy bảo tháp ra quăng lên. Tiết Đinh San đã đề phòng sẵn, mau lẹ lấy Xuyên Vân tiễn nhắm mộc tháp bắn một phát. Hai bảo bối chạm nhau nổ vang trời đất, mộc tháp liền tan thành tro bụi ngay tức thì.
Thái Lai còn đang ngẩn người kinh hoàng, Tiết Đinh San liền thừa cơ hội đâm cho một kích, nhào luôn xuống ngựa chết tốt. Tiết Đinh San chạy lại cắt lấy thủ cấp của Thiện Thái Lai, vừa toan xua binh chiếm ải thì chợt trên không có tiếng nói vọng xuống:
- Tiết Đinh San, ngươi là đệ tử của tiên gia mà sao dám ra tay giết đệ tử của ta. Ngươi giỏi thì chịu một roi xem thử.
Đinh San ngước mắt nhìn lên, thấy một đạo nhân diện mạo hung ác chẳng khác lão long tinh, mỏ nhọn râu dài đang từ trên giơ roi định đánh xuống thì vội vàng đón đỡ, cùng đạo nhân giao chiến hơn ba mươi hiệp. Thấy không thắng nổi địch thủ, đạo nhân liền quăng roi lên trời hoá thành hai con giao long bay xuống giương nanh vuốt hết sức ghê gớm. Đinh San cả sợ, vội giục ngựa chạy thẳng về trại.
Tiết Đinh San chinh Tây
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bảy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
Hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm