Hồi thứ mười một
Tác giả: Khuyết Danh
Tiết Đinh San kéo quân tới gần thành Tỏa Dương, nghe tiếng pháo dồn dập thì biết tình hình trong thành đang nguy cấp, hạ trại xong lập tức thăng trướng tụ hội chư tướng lại phân ra như sau:
- Đậu Nhất Hổ và tướng Vương Tâm Khuê thống lĩnh hai muôn quân cầm cờ trắng đến phía tây thành Tỏa Dương.
- Trình Thiên Trung và Lục Thành thống lĩnh hai muôn quân đến cửa nam, cầm cờ hồng làm hiệu lệnh.
- Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân thống lĩnh hai muôn quân qua cửa bắc, cầm cờ đen làm hiệu lệnh.
Tất cả nghe tiếng pháo nổ thì đồng xông vào đánh phá một lượt. Phân phó xong, Tiết Đinh San cùng Tiết Kim Liên và Trình Giảo Kim kéo hết số quân còn lại đến cửa đông bày trận. Khi ấy Tô Bảo Đồng đã nghe tiếng quân tiếp viện chiếm ba ải thì không khỏi kinh sợ, lại nghe chính nhị lộ nguyên soái kéo binh tới thì không dám khinh thường, lập tức nai nịt điểm quân kéo ra, gọi tên Trình Giảo Kim mà mắng.
Trình Giảo Kim tức quá thúc ngựa xông lên mắng lại:
- Khi ấy ta nói thật là đi tìm viện binh, ngươi kiêu ngạo cho ta đi qua, nay còn trách cái gì nữa? Sao không câm miệng mà chịu chết.
Tô Bảo Đồng nổi giận múa đao xông lại định chém Trình Giảo Kim nhưng Tiết Đinh San kịp thời thúc ngựa ra đón đỡ, cùng Tô Bảo Đồng giao chiến long trời lở đất. Thấy nguyên soái không thắng nổi địch thủ, hai tướng Liêu là Phi Long tướng quân Triệu Lương Sinh và Mạnh Hổ tướng quân là Kim Võ Thần xông ra tiếp trợ. Tiết Kim Liên và Đậu Tiên Đồng thấy vậy cũng tiến ra, ngăn hai tướng Liêu lại, biến cuộc giao đấu trở thành hỗn chiến mù mịt trời đất, hơn ba chục hiệp mà chưa bên nào chiếm được thắng thế.
Khi ấy ở cửa nam, Trình Thiên Trung và Lục Thành nghe tiếng pháo lệnh thì hô quân tiến vào đánh giết. Chợt có hai tướng Liêu từ trại cưỡi ngựa xông ra quát lớn:
- Chúng ta là bộ tướng của Tô nguyên soái tên Lôi Tôn Đức và Từ Nhân. Các ngươi danh tính là gì mà dám đến đây chịu chết?
Trình Thiên Trung và Lục Thành không thèm đáp, múa võ khí xông lại đánh luôn.
Cũng khi ấy ở cửa tây, Đậu Nhất Hổ và Vương Tâm Khuê đang giao chiên với hai tướng Liêu là Hùng Hổ đại tướng quân Các Thiên Định và đại tướng quân Dương Phương. Bốn tướng quần thảo nhau rất kịch kiệt nhưng vẫn cầm đồng, không sao phân được thắng bại.
Ở cửa Bắc, Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân cũng bị hai tướng Liêu là Triệu Nguyên và Lý Tiên chặn đánh, hai người quyết phá vòng vây kẻ quyết ngăn chặn nên cuộc chiến chưa sao kết liễu được.
Nghe bốn phía đều có quân reo hò, chiêng trống dồn dập, vua tôi nhà Đường biết là có quân giải cứu đến nơi nên hết sức mừng rỡ, hội tại bảo trướng bàn việc xuất quân tiếp tay. Từ Mậu Công sai Uất Trì Hiệu Hoài và Tần Mộng Ngọc dẫn quân ra cửa đông tiếp ứng, cố bắt giết cho bằng được Tô Bảo Đồng. Còn Tiết Hiền Đồ và Chu Thanh ra cửa nam, Khương Hưng Cụ và Lý Khánh Tiên kéo quân ra cửa tây, Chu Văn và Chu Võ kéo quân ra cửa bắc đồng tiếp ứng với quân triều đình, làm thế trong đánh ra ngoài đánh vào.
Chư tướng đã bị vây hãm lâu ngày nên nghe có quân đến cứu thì tinh thần phấn chấn hẳn lên, rầm rộ theo lệnh xuất binh ra bốn cửa. Chu Văn và Chu Võ xông ra cửa Tây, thấy hai tướng Liêu đánh nhầu với Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân thì liền chạy lại tiếp tay. Triệu Nguyên bị bất ngờ thì không sao tránh kịp, bị Chu Thanh đâm trúng một giáo vào lưng, nhào xuống ngựa chết tốt.
Tướng Liêu còn lại là Lý Tiên thấy vậy thất kinh hồn vía, đường đao hơi chậm liền bị Uất Trì Thanh Sơn quất trúng một roi vào ngực, tắt thở tức thì. Ở phía tây, hai tướng Liêu thấy Khương Hưng Cụ và Lý Khánh Tiên kéo quân xông ra, tướng Liêu chưa kịp quát hỏi thì đã bị Khương Hưng Cụ xuất kỳ bất ý đâm cho một giáo, nhào xuống đất chết tươi. Một mình Vương Phương đánh với bốn tướng Đường lúc thì cũng bị Đậu Nhất Hổ ban cho một giản chết tốt.
Cùng khi ấy ở cửa nam, hai tướng Liêu là Lôi Tôn Đức và Từ Nhân thấy trong thành có quân xông ra trợ tiếp thì kinh hoảng vô cùng, chưa kịp quay ngựa bỏ chạy thì bị Chu Thanh và Tiết Hiền Đồ hợp cùng Trình Thiên Trung, Lục Thành vây chặt vào giữa, chẳng bao lâu đều thiệt mạng. Các tướng Đường thừa cơ thúc quân xông lên đánh giết tơi bời, phá tan vòng vây ở ba cửa thành.
Riêng cửa đông do chính Tô Bảo Đồng trấn giữ nên cuộc chiến ác liệt hơn. Tô Bảo Đồng thấy đã khá lâu mà không thắng nổi Tiết Đinh San thì liền lừa thế lấy phi đao ra quăng lên. Chẳng ngờ kim khôi của Tiết Đinh San là vật báu của nhà tiên nên tức thì hóa ra một luồng hào quang chiếu vào khiến phi đao biến mất tăm. Tô Bảo Đồng hết sức tức giận, liên tiếp quăng tám ngọn phi đao còn lại nhưng rốt cuộc cũng bị kim khôi phá bằng hết. Tô Bảo Đồng túng thế đành lấy phi phiêu ra quăng lên.
Tiết Đinh San đã đề phòng từ trước vội lấy Xuyên Vân tiễn ra nhắm phi phiêu bắn liền. Phi phiêu bị trúng tên phát ra một tiếng nổ long trời, tan thành tro bụi tức thì. Tô Bảo Đồng thấy vậy hồn vía bay mất, vội vàng quay ngựa định bỏ chạy. Tiết Đinh San mau tay lấy Hoàng Võ tiên ra quất một cái, tuy không trúng Tô Bảo Đồng nhưng ánh hào quang của cây roi cũng đủ làm cho Tô Bảo Đồng hộc máu tươi nằm trên lưng ngựa mà chạy trốn. Đậu Tiên Đồng đang đánh với Kim Võ Thần, thấy Tô Bảo Đồng trốn chạy liền lui ra tung Khổn Tiên thằng lên bắt trói. Tô Bảo Đồng biết đây là vật báu, dù có phép thần thông cũng phải bó tay nên kinh sợ vô cùng, đành hóa ra một luồng hào quang ngũ sắc bay mất. Tiết Đinh San và Trình Giảo Kim đều giật mình, trong lòng tự biết Tô Bảo Đồng không phải phàm nhân nên truyền lệnh nổi chiêng thâu binh.
Quân tướng đang chém giết thỏa tay, chợt nghe tiếng thâu binh đều rất kinh ngạc, tuy tuân lệnh nhưng không khỏi thắc mắc hỏi nguyên nhân. Trình Giảo Kim liền giải thích:
- Thánh thượng bị vây hãm đã lâu, nay chẳng nên kéo dài làm gì. Khi nào triều bái xong, chấn chỉnh quân mã đâu đấy rồi tiến đánh Tây Liêu cho tận tuyệt một lần cũng chưa muộn.
Các tướng nghe vậy mới vui vẻ hạ lệnh cho quân sĩ tập họp thành hàng ngũ, theo bốn cửa thành mà vào. Thái Tông vô cùng hoan hỉ, lập tức thiết triều, truyền cho chư tướng vào báo công. Thái Tông nhìn thấy Tiết Đinh San còn trẻ tuổi thì hết sức kinh ngạc, vội hỏi Trình Giảo Kim, xem gốc gác ở đâu. Trình Giảo Kim cúi đầu tâu:
- Bệ hạ ban chỉ không được lấy tướng trong triều nên hạ thần đành phải treo bảng cầu hiền. Chưa tới một ngày đã có Tiết Đinh San là con của Tiết nguyên soái và là đệ tử của Vương Ngao lão tổ ra mặt xin cứu giá. Lý điện hạ phong cho Tiết Đinh San làm Nhị lộ nguyên soái, tuy còn nhỏ tuổi nhưng tài năng chẳng kém bọn lão thần chúng tôi.
Thái Tông mừng rỡ hỏi đến các tướng khác. Trình Giảo Kim liền quỳ xuống xin tội trước rồi mới dám giới thiệu Tiết Kim Liên, Đậu Tiên Đồng và Đậu Nhất Hổ, tâu rõ việc nhân duyên của Tiết Đinh San. Thái Tông nghe xong cả cười, phán:
- Trình vương huynh lần này làm mai là có công lớn chứ đâu phải có tội? Triều đình được thêm mấy tướng tài giỏi như vậy đều do vương huynh mà ra vậy.
Khi ấy Trình Giảo Kim mới yên tâm, tâu đến việc La Thông bị Vương Bất Siêu đâm chết ở ải Giới Bài. Thấy Thái Tông khóc ngất, Từ Mậu Công liền an ủi:
- Xin bệ hạ đừng thương tâm, tất cả đều ở tự mình gây ra mà thôi.
Thái Tông kinh ngạc gạt nước mắt hỏi lại thì Từ Mậu Công giải thích:
- Khi tảo bắc, La Thông đã có thề với Lư Đồ công chúa là nếu phụ nhau sẽ bị lão già chín mươi tuổi đâm thủng ruột mà chết. Nay lời nguyền ứng nghiệm chứ không phải La Thông vắn số.
Thái Tông nghe vậy mới bớt sầu não, truyền Trình Giảo Kim đưa anh em họ Tiết và Liễu phu nhân về soái phủ thăm phụ thân. Khi ấy Tiết Nhơn Quý cũng đã nghe các tướng thuật chuyện con mình được làm nhị lộ nguyên soái nhưng không tin cho lắm, đến khi tận mắt thấy vợ và con gái thì mới chắc chắn, hỏi ngày vì sao Tiết Đinh San được cứu sống. Khi biết con mình được Vương Ngao lão tổ cứu về truyền thụ võ nghệ và pháp thuật, Tiết Nhơn Quý cả mừng hỏi:
- Con theo lão tổ đã lâu năm, vậy có biết thuốc gì chữa khỏi được vết thương của phi phiêu không?
Tiết Đinh San quỳ xuống thưa:
- Lão sư phụ đã biết trước việc này nên ban cho một số linh đan. Phụ thân chỉ uống một viên là khỏi ngay.
Tiết Nhơn Quý cả mừng, truyền quân mang nước đến, hòa linh đan vào rồi một nửa uống một nửa thoa vết thương. Quả là tiên dược, chỉ trong giây phút Tiết Nhơn Quý chẳng còn thấy đau đớn gì nữa, vết thương cũng lành miệng rất mau. Khi đã tỉnh táo, Tiết Nhơn Quý mới thấy ngoài phu nhân và con gái còn một nữ tướng khác nên hỏi ngay:
- Còn vị nữ tướng này là ai vậy?
Liễu Kim Hoa liền gọi Đậu Tiên Đồng đến ra mắt gia gia. Nhơn Quý càng thêm kinh ngạc hỏi tiếp:
- Sao lại gọi ta bằng gia gia?
Liễu Kim Hoa bèn thuật lại việc ở Kỳ Bàn Sơn, vì việc cứu giá khẩn cấp nên rốt cuộc phải nhờ tới Trình Giảo Kim đứng ra mai mối kết hợp. Nhơn Quý nghe xong liền đổi sắc mặt, giận dữ quát mắng:
- Nghịch tử chịu như thế làm mất cả gia phong của họ Tiết ta rồi. Với danh phận nhị lộ nguyên soái thì phải liệu mình đền ơn nước chứ sao cúi đầu đi nhận thảo khấu làm vợ? Tội bất trung bất hiếu này không thể tha thứ được.
Quát xong, Tiết Nhơn Quý xuống lệnh mang Tiết Đinh San ra pháp trường xử trảm làm gương.
Tiết Đinh San kéo quân tới gần thành Tỏa Dương, nghe tiếng pháo dồn dập thì biết tình hình trong thành đang nguy cấp, hạ trại xong lập tức thăng trướng tụ hội chư tướng lại phân ra như sau:
- Đậu Nhất Hổ và tướng Vương Tâm Khuê thống lĩnh hai muôn quân cầm cờ trắng đến phía tây thành Tỏa Dương.
- Trình Thiên Trung và Lục Thành thống lĩnh hai muôn quân đến cửa nam, cầm cờ hồng làm hiệu lệnh.
- Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân thống lĩnh hai muôn quân qua cửa bắc, cầm cờ đen làm hiệu lệnh.
Tất cả nghe tiếng pháo nổ thì đồng xông vào đánh phá một lượt. Phân phó xong, Tiết Đinh San cùng Tiết Kim Liên và Trình Giảo Kim kéo hết số quân còn lại đến cửa đông bày trận. Khi ấy Tô Bảo Đồng đã nghe tiếng quân tiếp viện chiếm ba ải thì không khỏi kinh sợ, lại nghe chính nhị lộ nguyên soái kéo binh tới thì không dám khinh thường, lập tức nai nịt điểm quân kéo ra, gọi tên Trình Giảo Kim mà mắng.
Trình Giảo Kim tức quá thúc ngựa xông lên mắng lại:
- Khi ấy ta nói thật là đi tìm viện binh, ngươi kiêu ngạo cho ta đi qua, nay còn trách cái gì nữa? Sao không câm miệng mà chịu chết.
Tô Bảo Đồng nổi giận múa đao xông lại định chém Trình Giảo Kim nhưng Tiết Đinh San kịp thời thúc ngựa ra đón đỡ, cùng Tô Bảo Đồng giao chiến long trời lở đất. Thấy nguyên soái không thắng nổi địch thủ, hai tướng Liêu là Phi Long tướng quân Triệu Lương Sinh và Mạnh Hổ tướng quân là Kim Võ Thần xông ra tiếp trợ. Tiết Kim Liên và Đậu Tiên Đồng thấy vậy cũng tiến ra, ngăn hai tướng Liêu lại, biến cuộc giao đấu trở thành hỗn chiến mù mịt trời đất, hơn ba chục hiệp mà chưa bên nào chiếm được thắng thế.
Khi ấy ở cửa nam, Trình Thiên Trung và Lục Thành nghe tiếng pháo lệnh thì hô quân tiến vào đánh giết. Chợt có hai tướng Liêu từ trại cưỡi ngựa xông ra quát lớn:
- Chúng ta là bộ tướng của Tô nguyên soái tên Lôi Tôn Đức và Từ Nhân. Các ngươi danh tính là gì mà dám đến đây chịu chết?
Trình Thiên Trung và Lục Thành không thèm đáp, múa võ khí xông lại đánh luôn.
Cũng khi ấy ở cửa tây, Đậu Nhất Hổ và Vương Tâm Khuê đang giao chiên với hai tướng Liêu là Hùng Hổ đại tướng quân Các Thiên Định và đại tướng quân Dương Phương. Bốn tướng quần thảo nhau rất kịch kiệt nhưng vẫn cầm đồng, không sao phân được thắng bại.
Ở cửa Bắc, Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân cũng bị hai tướng Liêu là Triệu Nguyên và Lý Tiên chặn đánh, hai người quyết phá vòng vây kẻ quyết ngăn chặn nên cuộc chiến chưa sao kết liễu được.
Nghe bốn phía đều có quân reo hò, chiêng trống dồn dập, vua tôi nhà Đường biết là có quân giải cứu đến nơi nên hết sức mừng rỡ, hội tại bảo trướng bàn việc xuất quân tiếp tay. Từ Mậu Công sai Uất Trì Hiệu Hoài và Tần Mộng Ngọc dẫn quân ra cửa đông tiếp ứng, cố bắt giết cho bằng được Tô Bảo Đồng. Còn Tiết Hiền Đồ và Chu Thanh ra cửa nam, Khương Hưng Cụ và Lý Khánh Tiên kéo quân ra cửa tây, Chu Văn và Chu Võ kéo quân ra cửa bắc đồng tiếp ứng với quân triều đình, làm thế trong đánh ra ngoài đánh vào.
Chư tướng đã bị vây hãm lâu ngày nên nghe có quân đến cứu thì tinh thần phấn chấn hẳn lên, rầm rộ theo lệnh xuất binh ra bốn cửa. Chu Văn và Chu Võ xông ra cửa Tây, thấy hai tướng Liêu đánh nhầu với Uất Trì Thanh Sơn và Vương Dân thì liền chạy lại tiếp tay. Triệu Nguyên bị bất ngờ thì không sao tránh kịp, bị Chu Thanh đâm trúng một giáo vào lưng, nhào xuống ngựa chết tốt.
Tướng Liêu còn lại là Lý Tiên thấy vậy thất kinh hồn vía, đường đao hơi chậm liền bị Uất Trì Thanh Sơn quất trúng một roi vào ngực, tắt thở tức thì. Ở phía tây, hai tướng Liêu thấy Khương Hưng Cụ và Lý Khánh Tiên kéo quân xông ra, tướng Liêu chưa kịp quát hỏi thì đã bị Khương Hưng Cụ xuất kỳ bất ý đâm cho một giáo, nhào xuống đất chết tươi. Một mình Vương Phương đánh với bốn tướng Đường lúc thì cũng bị Đậu Nhất Hổ ban cho một giản chết tốt.
Cùng khi ấy ở cửa nam, hai tướng Liêu là Lôi Tôn Đức và Từ Nhân thấy trong thành có quân xông ra trợ tiếp thì kinh hoảng vô cùng, chưa kịp quay ngựa bỏ chạy thì bị Chu Thanh và Tiết Hiền Đồ hợp cùng Trình Thiên Trung, Lục Thành vây chặt vào giữa, chẳng bao lâu đều thiệt mạng. Các tướng Đường thừa cơ thúc quân xông lên đánh giết tơi bời, phá tan vòng vây ở ba cửa thành.
Riêng cửa đông do chính Tô Bảo Đồng trấn giữ nên cuộc chiến ác liệt hơn. Tô Bảo Đồng thấy đã khá lâu mà không thắng nổi Tiết Đinh San thì liền lừa thế lấy phi đao ra quăng lên. Chẳng ngờ kim khôi của Tiết Đinh San là vật báu của nhà tiên nên tức thì hóa ra một luồng hào quang chiếu vào khiến phi đao biến mất tăm. Tô Bảo Đồng hết sức tức giận, liên tiếp quăng tám ngọn phi đao còn lại nhưng rốt cuộc cũng bị kim khôi phá bằng hết. Tô Bảo Đồng túng thế đành lấy phi phiêu ra quăng lên.
Tiết Đinh San đã đề phòng từ trước vội lấy Xuyên Vân tiễn ra nhắm phi phiêu bắn liền. Phi phiêu bị trúng tên phát ra một tiếng nổ long trời, tan thành tro bụi tức thì. Tô Bảo Đồng thấy vậy hồn vía bay mất, vội vàng quay ngựa định bỏ chạy. Tiết Đinh San mau tay lấy Hoàng Võ tiên ra quất một cái, tuy không trúng Tô Bảo Đồng nhưng ánh hào quang của cây roi cũng đủ làm cho Tô Bảo Đồng hộc máu tươi nằm trên lưng ngựa mà chạy trốn. Đậu Tiên Đồng đang đánh với Kim Võ Thần, thấy Tô Bảo Đồng trốn chạy liền lui ra tung Khổn Tiên thằng lên bắt trói. Tô Bảo Đồng biết đây là vật báu, dù có phép thần thông cũng phải bó tay nên kinh sợ vô cùng, đành hóa ra một luồng hào quang ngũ sắc bay mất. Tiết Đinh San và Trình Giảo Kim đều giật mình, trong lòng tự biết Tô Bảo Đồng không phải phàm nhân nên truyền lệnh nổi chiêng thâu binh.
Quân tướng đang chém giết thỏa tay, chợt nghe tiếng thâu binh đều rất kinh ngạc, tuy tuân lệnh nhưng không khỏi thắc mắc hỏi nguyên nhân. Trình Giảo Kim liền giải thích:
- Thánh thượng bị vây hãm đã lâu, nay chẳng nên kéo dài làm gì. Khi nào triều bái xong, chấn chỉnh quân mã đâu đấy rồi tiến đánh Tây Liêu cho tận tuyệt một lần cũng chưa muộn.
Các tướng nghe vậy mới vui vẻ hạ lệnh cho quân sĩ tập họp thành hàng ngũ, theo bốn cửa thành mà vào. Thái Tông vô cùng hoan hỉ, lập tức thiết triều, truyền cho chư tướng vào báo công. Thái Tông nhìn thấy Tiết Đinh San còn trẻ tuổi thì hết sức kinh ngạc, vội hỏi Trình Giảo Kim, xem gốc gác ở đâu. Trình Giảo Kim cúi đầu tâu:
- Bệ hạ ban chỉ không được lấy tướng trong triều nên hạ thần đành phải treo bảng cầu hiền. Chưa tới một ngày đã có Tiết Đinh San là con của Tiết nguyên soái và là đệ tử của Vương Ngao lão tổ ra mặt xin cứu giá. Lý điện hạ phong cho Tiết Đinh San làm Nhị lộ nguyên soái, tuy còn nhỏ tuổi nhưng tài năng chẳng kém bọn lão thần chúng tôi.
Thái Tông mừng rỡ hỏi đến các tướng khác. Trình Giảo Kim liền quỳ xuống xin tội trước rồi mới dám giới thiệu Tiết Kim Liên, Đậu Tiên Đồng và Đậu Nhất Hổ, tâu rõ việc nhân duyên của Tiết Đinh San. Thái Tông nghe xong cả cười, phán:
- Trình vương huynh lần này làm mai là có công lớn chứ đâu phải có tội? Triều đình được thêm mấy tướng tài giỏi như vậy đều do vương huynh mà ra vậy.
Khi ấy Trình Giảo Kim mới yên tâm, tâu đến việc La Thông bị Vương Bất Siêu đâm chết ở ải Giới Bài. Thấy Thái Tông khóc ngất, Từ Mậu Công liền an ủi:
- Xin bệ hạ đừng thương tâm, tất cả đều ở tự mình gây ra mà thôi.
Thái Tông kinh ngạc gạt nước mắt hỏi lại thì Từ Mậu Công giải thích:
- Khi tảo bắc, La Thông đã có thề với Lư Đồ công chúa là nếu phụ nhau sẽ bị lão già chín mươi tuổi đâm thủng ruột mà chết. Nay lời nguyền ứng nghiệm chứ không phải La Thông vắn số.
Thái Tông nghe vậy mới bớt sầu não, truyền Trình Giảo Kim đưa anh em họ Tiết và Liễu phu nhân về soái phủ thăm phụ thân. Khi ấy Tiết Nhơn Quý cũng đã nghe các tướng thuật chuyện con mình được làm nhị lộ nguyên soái nhưng không tin cho lắm, đến khi tận mắt thấy vợ và con gái thì mới chắc chắn, hỏi ngày vì sao Tiết Đinh San được cứu sống. Khi biết con mình được Vương Ngao lão tổ cứu về truyền thụ võ nghệ và pháp thuật, Tiết Nhơn Quý cả mừng hỏi:
- Con theo lão tổ đã lâu năm, vậy có biết thuốc gì chữa khỏi được vết thương của phi phiêu không?
Tiết Đinh San quỳ xuống thưa:
- Lão sư phụ đã biết trước việc này nên ban cho một số linh đan. Phụ thân chỉ uống một viên là khỏi ngay.
Tiết Nhơn Quý cả mừng, truyền quân mang nước đến, hòa linh đan vào rồi một nửa uống một nửa thoa vết thương. Quả là tiên dược, chỉ trong giây phút Tiết Nhơn Quý chẳng còn thấy đau đớn gì nữa, vết thương cũng lành miệng rất mau. Khi đã tỉnh táo, Tiết Nhơn Quý mới thấy ngoài phu nhân và con gái còn một nữ tướng khác nên hỏi ngay:
- Còn vị nữ tướng này là ai vậy?
Liễu Kim Hoa liền gọi Đậu Tiên Đồng đến ra mắt gia gia. Nhơn Quý càng thêm kinh ngạc hỏi tiếp:
- Sao lại gọi ta bằng gia gia?
Liễu Kim Hoa bèn thuật lại việc ở Kỳ Bàn Sơn, vì việc cứu giá khẩn cấp nên rốt cuộc phải nhờ tới Trình Giảo Kim đứng ra mai mối kết hợp. Nhơn Quý nghe xong liền đổi sắc mặt, giận dữ quát mắng:
- Nghịch tử chịu như thế làm mất cả gia phong của họ Tiết ta rồi. Với danh phận nhị lộ nguyên soái thì phải liệu mình đền ơn nước chứ sao cúi đầu đi nhận thảo khấu làm vợ? Tội bất trung bất hiếu này không thể tha thứ được.
Quát xong, Tiết Nhơn Quý xuống lệnh mang Tiết Đinh San ra pháp trường xử trảm làm gương.