Pinôkiô
Tác giả: Khuyết Danh
Bạn bè tôi thường gọi tôi là Pinôkiô, mặc dù bản thân tôi chẳng giống chút nào chú bé gỗ đáng yêu ấy, ngoại trừ một điểm duy nhất, có lẽ tôi cũng cần một con dế lương tâm luôn đi cùng để bảo ban điều hay lẽ fải. Bởi tôi luôn luôn nhầm lẫn giữa những việc nên làm và ko nên làm.
Vậy thì ai sẽ là con dế lương tâm của tôi? Anh chăng? Hơi vô lý. Nhưng có lẽ đúng! Anh thuộc về một kiểu người kỳ lạ - những người luôn đúng. Mọi nguyên tắc dường như đều đứng về fía họ, những nguyên tắc tuy ko fải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng ai cũng chấp nhận, hay buộc fải chấp nhận vì ko muốn đối lập mình với một số đông áp đảo, hình như là áp đảo.
Và anh để ý đến tôi, chẳng fải vì tôi duyên dáng hay xinh xắn gì, mà chỉ như một thầy giáo quan tâm đến đứa học sinh cá biệt, ngỗ ngược trong đám học sinh ngoan ngoãn của mình, và dồn hết công sức để nó trở nên giống mọi đứa khác trong lớp.
Anh chỉ cho tôi thấy cái tương lai cô độc đáng sợ, bởi cái tính ko giống ai gây nên, khiến tôi, hay đúng hơn là cái tuổi 18 của tôi run lên bần bật và răm rắp nghe theo anh. Tôi thực lòng muốn mình biến thành một giọt nước khác và tan lẫn vào biển cả mênh mông.
Nhưng có bao giờ chú Pinôkiô-người nhớ tiếc cái mũi gỗ của chú ko? Câu chuyện về Pinôkiô đã kết thúc từ khi cậu bé búp bê gỗ biến thành người. Và có lẽ rồi câu chuyện về tôi cũng sẽ fải kết thúc.
*
Ông tôi mủm mỉm cười, ánh mắt vui vui. Đứa cháu gái sống ở Hà Nội hỏi xin một cái quạt cọ nhà quê cho anh bạn nó, cũng là người Hà Nội chính gốc.
Ông tôi dậy từ sáng sớm, vác dao đi chặt lá cọ tận bên kia thung lũng. Xế trưa ông tôi mới trở về vác trên vai một cành cọ cao ngất. Chưa bao giờ tôi thấy một cái lá cọ lớn đến thế. Mặt lá rộng mênh mông, tuyền một màu xanh óng ả mượt mà, với những tia lá chĩa ra tua tủa. Cái lá cọ khổng lồ này đẹp một vẻ đẹp hoang dã, sơ khai, như hiển hiện về từ thời hồng thuỷ. Một vẻ đẹp làm người ta choáng ngợp và hơi sợ hãi. Mặt trời xanh của vùng trung du! Vậy mà người ta hạ nó xuống chỉ để làm một cái quạt.
- Đừng tiếc cháu ạ! Cái lá này quý thật, biết bao năm nưa mới lại có được một cái như thế này. Nhưng cái tình người còn quý hơn, mà lại là một người ở rất xa xôi, thừa quạt máy, lại thèm một cái quạt cọ quê mình! Thôi nào, vần cái cối đá lại đay cho ông. Ta sẽ ép cho thật fẳng, rồi ông sẽ xén bớt cho gọn, đi tàu đi xe cho đỡ vướng, về dưới xuôi ba mày khéo tay tinh mắt, sửa cho nó thành hình trái tim. Sẽ là một cái quạt đẹp đây.
*
Chuyến đi lần ấy ko thuận buồm xuôi gió lắm. Mấy ông lái xe tranh khách nói dối dẻo quẹo. Tôi định về Kim Mã thì lên nhầm phải xe Gia Lâm. Thành ra tới Gia Lâm fải lên xe buýt vào nội thành, rồi từ nội thành lại đổi xe ra ngoại thành. Sau đó thì đi bộ về nhà.
Mẹ đón tôi, bật cười:
- Trông Bình cứ như Tôn Ngộ Không vác quạt ba tiêu ấy!
Tôi cũng cười, cười cả vì nhớ lại lúc tôi bị mấy đứa con trai xin đểu cái quạt vì thấy nó hay hay. Tôi hộc tốc chạy theo, hét toáng lên:
- Giả đây, quạt đám ma đấy, chúng mày mà lấy thì người chết về vật cổ chúng mày.
Chúng nó hoảng quá, quẳng trả ngay cái quạt. Tôi nhặt quạt lên vừa mừng vừa lo. Mừng vì cái quạt đây rồi, lại lo vì vừa rồi rõ ràng là mình nói năng rất gở. Rồi lại bất giác nhăn mặt, chợt nhớ là mình mắc liền hai tội: ăn nói thiếu suy nghĩ và mê tín dị đoan, mà cả hai thứ anh đều ra sức nhắc nhở tôi sửa đổi.
*
Tối hôm ấy, lúc cả nhà quây quần xem ba tôi sửa cái lá cọ thành hình một chiếc quạt trái tim xinh xắn, tôi kể lại chuyện ấy, cả chuyện dọc đường người ta hỏi tôi:
- Quạt bán thế nào đấy, mày?
Cả nhà lại cười một trận nổ trời nữa, ba tôi vừa cười vừa bảo:
- Chắc con Bình có duyên bán hàng.
*
Vâng, tôi có duyên bán hàng, tôi bán cái quạt ấy lấy nụ cười của anh.
- Cái quạt đẹp quá, cảm ơn em!
"Cảm ơn em!"
Chú bé Pinôkiô mang hình hài con gái cười sung sướng một mình trên đường trở về nhà.
"Cảm ơn em!"
*
Trong khi anh đang ngồi tẩn mẩn bên bản vẽ mới, thì tôi bới tung những chồng bản vẽ cũ, xem xét, ngắm nghía, bĩu môi với cái này, lắc đầu với cái kia, đóng vai một vị giáo sư già khó tính trước những bản luận án tốt nghiệp.
- Xoạt, xoạt...
Và dưới gầm bàn tôi thấy cái gì? Tôi thấy cái quạt của tôi: Mặt trời màu xanh vùng trung du, nằm bẹp dưới gầm bàn trên một căn gác Hà Nội vốn thừa quạt máy.
Tôi lôi nó ra thổi bụi:
- Em mang cái quạt của em về! - Tôi thản nhiên nói, đội mũ, đeo bị, tay cầm cây quạt, lê dép loẹt quẹt, cái thói quen mà anh đã sửa được ở tôi từ lâu, nay bỗng xuất hiện trở lại, lừ lừ đi ra cửa.
Anh xô ghế bật dậy:
- Bình, Bình, em làm cái gì thế? Quạt của anh cơ mà! Sao em lại mang về?
- Em thấy nó dưới gầm bàn.
Hôm sau anh đích thân đến gặp tôi:
- Em treo nó lên tường, để luôn luôn nhớ rằng, đừng bao giờ tặng quà lung tung nữa.
- Em ngồi xuống đây, và nghe anh nói! Cái quạt đơn giản là bị rớt xuống. Hôm ấy bọn bạn anh đến chơi, mất điện. Tụi nó đem ra quạt rồi bỏ lẫn vào chống giấy.
- Bị bỏ lẫn vào chồng giấy, rồi chui tít xuống gầm bàn...
- Nhưng em nghĩ xem, cái quạt ấy là em đã cho anh, nó là của anh, vậy thì em ko có quyền tự tiện lấy đi như thế!
- Em thấy nó dưới gầm bàn.
- Em bảo thủ quá đấy, Bình ạ.
- Em bảo thủ, công nhận.
- Nhưng em phải hiểu rằng đấy chỉ là vô tình. Hoàn toàn có thể tha thứ được. Người ko biết thì ko có tội.
- Thôi được, anh nói đúng, em lấy cái quạt về là ko nên, vậy thì em xin lỗi. Anh ko biết, được, em tha thứ. Em sẽ tha thứ cả khi người ta nói ko biết cũng là một tội, Nhưng em nói thật, dù nói như vậy sẽ chẳng tế nhị lắm, sau chuyện này, em ko muốn nhìn mặt anh nữa.
*
Đến bây giờ bạn bè vẫn gọi tôi là Pinôkiô - chú bé gỗ. Nhưng có một điểm rất khác. Tôi ko thể như chú bé gỗ ấy biến thành một con người như con người khác.
Tôi có những nguyên tắc của tôi.