watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thằng bé cu li - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Thằng bé cu li

Tác giả: Khuyết Danh

Dạo hoa phượng còn rực đỏ trên cành, thằng bé bắt đầu bằng một nghề nhàn hạ một cách chân chính: bán trà đá. Mẹ nó sắm cho nó đủ bộ đồ nghề: một thùng càrem bằng mốp cũ kỹ, sang lại của ông già Năm. Một cái ấm nhôm hi cũ, nhưng được mẹ nó kỳ cọ bằng tro, chà đánh bằng xơ mướp nên sáng loáng lên, coi cũng vệ sinh lắm. Và hai cái ly thuỷ tinh.
Mỗi sáng, trước khi quảy gánh ve chai ra đi, mẹ nó nấu một nồi nước sôi, pha trà, đổ vô ấm nhôm. Nó mua ở tủ lạnh nhà bác Ba một chục đá cục bỏ vô thùng càrem, chèn bao nilông thật kỹ trước khi đậy nắp thật kín. Nó quàng dây qua vai gầy, đeo thùng càrem ngang hông, thân hình bé nhỏ hi vẹo đi một tí. Một tay xách ấm nước, một tay cầm hai cái ly, nó đi bộ hai cây số từ nhà đến bến xe Ký Thủ Ôn.
Bán trà đá tưởng như là một nghề chơi chơi: mình chỉ việc xách ấm và ly đi đến một người khách và mời: "Trà đá, chú!" hay "Trà đá, dì!". Khách có thể hỏi: "Bao nhiêu một ly?". Trả lời: "Một trăm đồng". Khách gật đầu: "Cho một ly". Mình chỉ việc bỏ cục đá vào ly, rót đầy nước trà vào. Đá tan làm ly nước rịn mồ hôi. Nước trà màu mâu hổ phách trong veo, thong mùi thơm lá dứa. Khách cầm ly uống ừng ực, nước trà chảy qua cổ họng đang khát khô, tới bao tử, làm mát cả ruột gan. Khách đã khát, mặt mày tươi tỉnh lại, vui vẻ móc túi trả tiền. Thế là được một trăm đồng. Khoẻ re. Vì vậy, già trẻ bé lớn gì cũng có thể bán trà đá.
Nhưng bến xe Ký Thủ Ôn là một bến xe nhỏ, chỉ có mấy chiếc xe đò cà tàng, mỗi ngày vài chuyến, chạy đến những xứ sở buồn hiu như Cần Giuộc, Chợ Trạm, Cần Đước, Gò Công. Người về xứ đò không nhiều, bến xe lưa thưa hành khách. Mỗi lượt tài mới có năm bảy khách mà đã tới cả chục người bán hàng rong vây quanh, ồn ào chào mời nhặng xị: "Bánh tráng phồng đây", "Cốm ngò đây", "Kẹo dừa", "Trà đá đây", "Trà đá, hông?" "Trà đá, chú"...
Thằng bé cũng lăn xả vô. Nhưng hoặc là nó không cạnh tranh lại đám trà đá "chuyên nghiệp" hơn, hoặc nếu hôm nào tranh được mối thì sẽ bị tụi kia kiếm chuyện quần cho một trận cho "biết điều" hơn.
Cuối cùng thằng bé lủi thủi xách ấm nước và đeo thùng đá cục đi lang thang xuống phố. Xe cộ đông đúc làm sao, người ta sang trọng làm sao. Họ phóng xe vù vù rồi ngồi quán có nhạc đêm, dù che, uống nước cam tươi hay la hán quả. Nó đi mỏi rục giò mà chỉ bán được một ly trà đá cho chú xích lô, một ly cho chị bán riêu, một ly nữa cho ông già bán vé số. Hôm nào may mắn lắm cũng có thể bán được chục ly, có hôm mưa gió eo xèo, chẳng ai thèm uống trà đá. Mấy cục đá buổi sáng bự hơn nắm tay, đến chiều teo lại bằng ngón chân cái, đến tối thì tan biến luôn, lỗ vốn!
Một hôm, nó đang đi lững thững thì có người kêu trà đá. Ôi, trúng mánh! Hàng chục người đang làm việc ở một bãi dất ngổn ngang gạch đá, vôi vữa, tôn thép... Hẳn là họ làm việc nặng nhọc lắm, người nào người nấy mồ hôi mồ kê đầm đìa như tắm. Một người kêu trà đá, lập tức mấy người kia kêu theo. Chưa từng có bao giờ trà đá đắt như vậy. Thằng bé lăng xăng lít xít, tay chân lanh lẹ đập đá, rót trà, bưng ly, chạy lui chạy tới như một tay trà đá chuyên nghiệp. Mấy người thấy thằng bé có vẻ tháo vát , tỏ ra thân mật và trêu chọc nó. Nó không thật sự hiểu hết những lời đùa cợt, nhưng vẫn toe toét cười, miệng rộng tới mang tai.
Vèo một cái, ấm trà hết veo. Túi nó rủng rỉnh ngàn bạc. Mặt mày nó phấn chấn, người nó thi thới, lòng nó rộn ràng. Môi nó chỉ chực nở thành nụ cười và tai nó cũng vểnh lên để đón nghe mọi điều người ta nói. Một hồi, nó tự thấy đã quen với mấy người lúc nãy là khách hàng của nó. Nó bạo dạn hỏi chuyện:
- Mấy anh làm gì ở chỗ này?
Họ cười:
- Làm cu li chứ làm gì hở nhỏ?
- Là làm cái gì?
- Là đào đất, xúc xà bần, khiêng gạch, vác xi măng, là làm đủ thứ chuyện mà người ta sai biểu. Cu li là làm cực khổ như trâu bò mà mỗi ngày công được có năm ngàn bạc.
Thằng bé tròn mắt kêu lên:
- Năm sáu ngàn lận?
Thật là một con số vĩ đại. Từ ngày đeo thùng đá và xách ấm trà đi bán dạo, nó đã biết đồng bạc khó kiếm như thế nào, cả ngày trời lang thang dầm mưa, dãi nắng, có khi nó chỉ kiếm được vài trăm. Hôm nào trúng mánh như hôm nay cũng chỉ hơn ngàn bạc. Nó lẩm nhẩm cộng tất cả tiền dành dụm từ hồi đi bán trà đá tới giờ vẫn chưa bằng được cái con số năm, sáu ngàn đó. Mà đó chỉ là tiền công mỗi ngày mà thôi. Nó ngước nhìn những công nhân xây dựng một cách ngưỡng mộ và thật thà nói lên ước vọng của nó:
- Phải chi em được làm cu li!
Mọi người phá ra cười:
- Không chuyên môn gì mới phi làm cu li. Cực chết mẹ chứ chi à?
Họ chỉ một người ăn mặc lịch sự, đang coi một bản vẽ, nói:
- Có ước mơ thì thành kỹ sư như ông đó, vừa khoẻ vừa có tiền. Nhưng mà phải học thiệt giỏi mới hòng! Mày có đi học không?
- Có, em học hết lớp năm rồi. Tựu trường này em lên lớp sáu. Mẹ nói lên cấp hai, muốn đi học tốn nhiều tiền lắm. Đồng phục, sách vở, tiền bảo trợ, tiền sửa chữa trường, đủ thứ hết. Mẹ sợ không đủ tiền đóng nên biểu em nghỉ hè đừng đi chơi, đi bán trà để dành tiền mai mốt phụ với má đóng tiền học.
Mọi người nhìn thằng bé đen củi còm nhom. Có thể nhận thấy qua ánh mắt vẻ mặt họ một niềm thương cảm. Nhưng chẳng ai nói gì cả. Mấy người lớn tuổi chắc cũng có con cái lớn cỡ nó, chắc họ cũng đang lo nghĩ về tiền học, tiền sách vở, áo quần...
Với lại, cũng hết giờ giải lao rồi. Họ lại làm việc quần quật, không hở tay, hở miệng, hở mắt để mà ngó tới nữa.
Nhưng thằng bé vẫn đứng đó nhìn người ta làm việc. Nó thấy đẩy xe cút kít chở xà bần đi đổ không khó gì. Tưới nước cho ướt gạch, rồi tiếp gạch cho thợ xây thì nó nhắm nó cũng làm được. Ngay cả chuyện trộn hồ, nó đứng coi một hồi thì kết luận nó cũng... làm được, nếu nó cao và to hơn chút nữa.
Tất nhiên là công việc đòi hỏi nhiều sức lực. Nhưng mà thằng bé cho rằng nó cũng dẻo dai lắm. Quả là cực nhọc thật. Nhưng đi bộ suốt ngày với thùng đá đeo bên hông và ấm nước gần bốn lít trong tay cũng không phải là việc nhẹ nhàng gì. Nó đâu có sợ cực. Vả lại, nó thấy người ta làm việc rất vui. Không khí lao động tất bật làm nó đứng coi mà cũng thấy hăng hái và táy máy tay chân.
ấm trà đã hết rồi. Như mọi khi nó có thể đi lượm trái dầu quăng lên không trung để ngó chúng riưi xuống, xoáy tít thật vui mắt. Nhưng bây giờ thằng bé không màng gì đến trò chi đó. Nó lảng vảng ở công trường xây cất coi người ta làm, rồi động tay động chân phụ một người đang đẩy xe cút kít, gặp phi mô đất cao, xe lên không nổi. Thấy không ai kêu rằng mình vướng tay vướng chân họ, thằng bé bạo dạn hơn. Khi chú thợ xây kêu: "Gạch!", nó lập tức ba chân bốn cẳng phóng lại đống gạch, ôm một mớ chạy lại tiếp ngay. Rồi cứ chạy đi chạy lại tiếp gạch, tiếp hồ suốt buổi đó.
Hôm sau, mới hưng hửng sáng thằng bé đã có mặt ở công trường, với thùng đá và ấm trà. Nhưng hôm đó ai cũng bận tối mặt. Cứ nghe cai với đội trưởng hò hét công nhân mà hãi hùng. Nào là xi măng tới phải dọn kho chất vô; nào là gạch về, cát về, sân bãi đâu mà đổ. Bọn vật tư chết tiệt, khi cần thì không có, khi chưa cần thì đổ tới ào ào, không nhận thì mai mốt không có dùng, nhân bây giờ thì nhét vô đâu. Mấy thằng kia ra dọn hết đống xà bần này coi! Thằng này nữa, vô xếp xi măng lại coi rộng được chỗ nào không? Còn thằng nào ra trộn hồ nè! Còn thằng nào nữa... Hết thằng rồi! Ai cũng bù đầu tối mặt, mà công việc thì cứ việc này đẻ ra việc kia.
Ông đội trưởng gào thét để chỉ huy một hồi khản cả tiếng. Bỗng ông thấy thằng bé. Hôm qua ông cũng thấy có lăng xăng ôm gạch tiếp thợ hồ, ông chỉ mặt nó, quát:
- Thằng này phụ hồ được không?
- Dạ được.
Nó gật đầu lia lịa. Ông đội trưởng phất tay, bố trí nó "công tác" chung với một ông thợ gì. Thằng bé xông vô làm như chiến sĩ xông pha trận mạc.
Buổi chiều, nó bắt đầu thấy oi. Mặc dù người ta đã giao nó toàn việc "nhẹ nhàng" so với những cu li khác. Nó vẫn bở hơi tai, thè cả lưỡi ra.
Khi nó đeo thùng đá và xách ấm về, ông đội trưởng xoa đầu nó, nói:
- Còn bao nhiêu trà coi như tao uống hết. Chiều thứ bảy trả công luôn.
Bữa nay mới thứ năm. Thằng bé về nhà, thân thể ê ẩm suốt đêm, lòng thì hoang mang không biết mình có thể được lĩnh bao nhiêu tiền công, và liệu ông đội trưởng có quỵt mình không? Chú thợ già mà nó phụ hồ lúc trưa có nói nó nhỏ quá, làm toàn việc vặt, chắc được nửa tiền công thôi. Ba ngàn đối với nó cũng lớn lắm rồi. Nhưng nó siêng năng chịu khó như vậy, có thể được bốn ngàn. Ôi!, bốn ngàn! Nó quên được phần nào sự mệt mỏi của thân xác và ngủ thiếp đi.
Hôm nay nữa mới chỉ là ngày thứ sáu. Thằng bé đến công trưởng, đánh bạo hỏi anh bảo vệ:
- Bữa nay em có được làm nữa không?
- Mày ấy hả? Công trường không bóc lột sức lao động của trẻ em. Hôm qua tại kẹt quá, chứ bữa nay thì miễn.
Thằng bé khẩn khoản nói là nó thích làm cu li lắm và biết đâu bữa nay công trường cũng kẹt nữa. Anh bảo vệ nhún vai:
- Chờ ông đội trưởng tới coi! Mướn mày mang tiếng chớ ích gì?
Nó phập phồng chờ ông đội trưởng. Chờ hoài sao ổng lâu tới vậy. Cai đã thúc thợ bắt tay làm. Không ai kêu thằng bé làm gì cả. Nhưng nó không đợi kêu. Vừa thấy chú thợ già hôm qua chuẩn bị đồ nghề, nó lập tức đi ôm gạch lại chỗ ông, nhúng nước cho ướt gạch, xúc hồ vào xô, xách tới để cạnh ông, rồi chăm chỉ tiếp gạch. Tuy nó nhỏ xíu, chưa thạo việc lắm, nhưng tháo vát và dễ bảo nên ông thợ già chịu cho nó phụ. Cuối ngày hôm dó, ông đã khoái nó tới mức hứa hẹn sẽ truyền nghề cho nó nếu nó muốn.
Sáng thứ bảy, nó đang làm thì ông đội trưởng xuất hiện. Ông chỉ mặt nó:
- Thằng này làm nổi không?
Nó vội vã gật đầu:
- Dạ nổi chứ! Con làm từ hôm kia, hôm qua mà!
Ông không nói gì thêm, bỏ đi:
Chiều thứ bảy. Thật là một buổi chiều trọng đại. Thầy thợ làm xong việc, thong thả rửa mặt mũi tai chân, ngồi hút thuôc là, nói chuyện tầm phào chờ ông đội trưởng. Ông đã đi lên công ty lãnh tiễn tạm ứng để trả lương công nhân. Mọi người tuy không tỏ ra sốt ruột nhưng cũng ngong ngóng bóng hình ông đội trưởng. Cũng có khi công ty đang kẹt tiền, hay bản chiết tính của đội có trục trặc gì đó, thì sẽ không có tiền. Ông đội trưởng sẽ đến rất trễ để những công nhân không kiên nhẫn bỏ về bớt, và ông đeo một bộ mặt bí xị khất nợ với những kẻ kiên trì đến thứ hai, thứ ba...
Nghe tới tình huống này, tim thằng bé thắt lại. Chẳng lẽ nào? Bao nhiêu đợi chờ, bao nhiêu lo lắng của nó, suốt ba ngfy nay. Liệu nó có được trả lương không? Trả bao nhiêu? Trả mấy ngày công? Hôm thứ sáu ông đội trưởng không có mặt ở công trường, đâu có thấy nó làm việc. Hôm nay ông cũng không nói rõ ràng là ông chấm công nó. Tất cả lo lắng đó, nó chỉ còn cách nhẫn nại chờ ông đội trưởng tới phút phát lưng mới biết. Nếu mà... Tim thằng bé suýt vỡ ra. Nó như ngồi trên lửa bỏng vạc dầu, nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra đường:
- A! Ông đội trưởng về!
Thằng bé hét to lên, mừng vui đến nỗi những người khác phi phì cười. Ông đội trưởng dựng xe, ôm cái túi da căng phồng vào lán bảo vệ. Ông giở sổ chấm công ra, dò theo danh sách, đếm ngày công của từng người, đếm tiền rồi trao cho họ. Ông cứ theo thứ tự trong sổ chấm công mà phát. Cuối cùng, hết danh sách. Thằng bé không có tên trong sổ chấm công! Nó đứng thập thò nhìn ông đội trưởng, mặt tái đi, tay chân lạnh ngắt. Chờ cho người cu li cuối cùng ra về, ông mới làm như chợt thấy thằng bé:
- Thằng kia, lại biểu!
Nó lật đật chạy lại, ngước đôi mắt trẻ th đầy lo âu nhìn ông đội trưởng. Ông cầm một cọc tiền giấy một ngàn, hỏi:
- Mày làm mấy ngày?
- Dạ ba ngày: thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
Ông đếm tiền, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, by, tám, chín. Ông ngừng lại, hỏi:
- Ba mày làm gì?
- Dạ, ba con chết hồi năm ngoái rồi.
Ông nhìn nó một chút, đếm tiếp mười, mười một, mười hai.
- Má mày làm gì?
- Dạ, má con mua bán ve chai.
- Mày có đi học không?
- Dạ có.
- Vậy ráng mà học. Chứ làm cu li biết cực chưa?
- Dạ, con chịu cực được mà.
Ông đếm tiếp: mười ba, mười bốn, mười lăm.
Ông toan đếm nữa nhưng đắn đo một chút, hỏi:
- Má mày có đánh đề, đánh bài không?
- Dạ, không.
Ông đếm nốt: mười sáu, mười bảy, mười tám. Ông đưa tiền cho thằng bé:
- Đem về đưa má mày cất, đừng chơi điện tử hết nghe!
Xong ông đứng dậy, đi về.
Thằng bé cầm mười tám tờ giấy bạc mà ngón tay run bần bật. Nó chưa từng cầm trong tay một số tiền lớn như vậy. Mà lại là tiền chính nó làm ra, bằng ba ngày quần quật ngoài trời nắng, bằng sự cố gắng vượt quá sức trẻ em. Má nó cũng xúc động đến rơi nước mắt khi nó đưa tiền cho bà. Bà đếm đi đếm lại, lộn tới lộn lui, nó phải cầm từng tờ đếm cho má nó coi. Bà gói vào một tờ giấy dầu, đem dấu sau ảnh thờ của ba nó:
- Má cất ở đây cho con, để tựu trường có mà đi học với con người ta.
Đêm đó thằng bé ngủ vùi trong tay má. Má nó bồi hồi thao thức mãi, thỉnh thong bà lại vuốt mái tóc khét nắng của con.
Có thể nửa thế kỷ sau, có một tỉ phú hay một nhà bác học để lại tiểu sử như vầy: Mười hai tuổi, tôi đi làm cu li để có tiền ăn học... Nhưng hiện giờ, dưới một mái tranh ở vùng ven, có một đứa bé gầy gò, đen thui vì nắng gió, trong giấc ngủ say nhọc nhằn đang mơ rằng ngày khai trường, em sẽ đến lớp với đồng phục tươm tất như mọi học sinh, và không ngay ngáy lo lắng cô chủ nhiệm sẽ phiền trách vì không đóng nổi các thứ tiền tập vở, tiền thuê sách, tiền bo trợ, tiền sửa trưởng ốc, tiền hội phụ huynh và đủ thứ tiền gì gì nữa..../.

Các tác phẩm khác của Khuyết Danh

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo

Tế Điên Hòa Thượng

TAM TẠNG SA MÔN PHẬT ĐÀ BA LY

Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ Tát

Huyền Thoại Mạn Đà La

Yên-tử cư-sĩ -Trần Đại-Sỹ

Tô Hiến Thành

Tiểu Thu

Những phụ nữ nổi tiếng đứng đầu các nhà nước trong lịch sử thế giới

Nguyễn Du (1766-1820)

Hồng Khắc Kim Mai Nữ Sĩ

Vai diễn cuối cùng

Trái tim hoàn hảo

Tôi không thể

Tôi đã bắt đầu biết... nói dối

Tình yêu

Tình thương không lời

Thông Điệp

Tha thứ mãi mãi

Quy luật hạt giống

Phần quan trọng nhất

Những hòn đá cuội

Ngôn ngữ tình yêu

Nếu và thì...

Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy ánh sáng là năm bạn 16 tuổi

Một cuộc đua tài

Một Chuyện Tình

Một câu chuyện cảm động

Mẹ lạnh lắm phải không?

Hạnh phúc vô biên

Giá trị thật của cuộc sống

Giá trị

Gánh xiếc

Gai của hoa hồng

Đừng chần chừ

Đưa những con sao biển về nhà

Điều tôi muốn biết

Điều đó rồi cũng qua đi

CON GÁI, CON TRAI VÀ CON NGỰA TRẮNG

Chuyện người thương binh

Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ

Chiếc băng gạc cho trái tim vỡ

Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng

Câu chuyện bát mì

Cà phê muối

Búp bê khoai tây

Bức tranh đẹp nhất

Bãi đậu xe ngày Tết

Ba chúc con đủ

Anh có giúp tôi?

Tên trộm

Một vụ bắt cóc

Cảm hứng của bác thợ cạo

Trường Sinh Bất Tử

Trường Học Toàn Là Ma

Tình Oan Nghiệp Báo

Sự Báo Thù Của Các Sinh Vật Lửa

Đẹp duyên cầm sắc

Canh Bạc

Bóng ma trên tầng cao

Bùa Ngãi Ở San Jose

Bánh Cốm

Tìm hiểu TCP/IP

Giáo trình C++

Truyện Xiển Bột

Truyện Cười Dân Gian Việt Nam

Trạng Quỳnh

Trạng Lợn

Short - Sweet - Science - Secret

Năm Khỉ(2004) và tổng thống Bush

Con.... gì thật là rắc rối ??...

Chuyện Không Tưởng

Bố mất tích trước ngày khai giảng của con

Bí quyết !

Ba Giai - Tú Xuất

Vạn Huê Lầu diễn nghĩa

Tục Tái Sanh Duyên

Triệu Phi Yến trong cung nhà Hán

Tiết Đinh San chinh Tây

Tam Hạ Nam Đường

Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Mưu trí thời Tùy Đường

Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

Vũ trụ thuở sơ khai

Tú Uyên

Từ Đạo Hạnh

Truyền thuyết về Hoa Hồng

Tìm mẹ

Thần Đình Lập

Thần ái tình và nàng Tâm Linh

Sự tích sông Tô Lịch

Sự tích Ngũ Hành Sơn

Sự tích hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn

Sự tích hoa phượng

Sự tích hoa Phong Lan

Sự tích hoa Mộc Lan

Sự tích hoa Hướng Dương

Sự tích Hoa hồng

Sự tích hoa Hải Đường

Sự Tích Giáng Sinh

Sự tích đèo Phật tử

Sự tích con sư tử

Sự tích cây huyết dụ trước

Sự Tích các nữ thần Việt nam

Những truyện cổ tích Thế Giới

Nhân sâm

Nguồn gốc sinh tử

Người Tiều Phu Hóa Nai

Một đồng tiền vàng

Lọ Nước Thần

Lâm Sanh Xuân Nương

Hoa Trinh Nữ

Hoa Thủy Tiên

Hà Ô Lôi

Đôi Ngỗng

Đoàn Thượng

Cường Bạo Ðánh Thiên Lôi

Công Chúa Thủy Cung

Công Chúa Hoa Hồng

Con Chó Biết Nói

Con Chim Gõ Kiến

Cô Đào Giết Giặc

Cố Bu

Chử Đồng Tử

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Chồng xấu, chồng đẹp

Chiếc cầu phúc đức

Chiếc áo tàng hình

Cây tre trăm mắt

Cây Chổi Yêu Tinh

Bốn Bà Vợ Của Nhà Vua

Bạch Diện Thư Sinh

Bà Đế

Ba Bà Hoàng Hậu

Ăn Trộm Dạy Con

Câu chuyện chia muỗm

Việt Kiều hồi hương

LÀM SAO TÔI BIẾT KINH THÁNH LÀ CHÂN LÝ?

Biện chứng của tự do

Al Capone

Vận rủi, vận may

Túi gạo của Mẹ

Tôi là ai

Tiếng cười trong đêm khuya

Sự tích cái chổi

Sợi dây

Pinôkiô

Nhất quỉ nhì ma

Nhà Ma

Nhà họ Đường đả hổ

Người mẹ kế

Người hùng bất hạnh

Người học trò cũ của thầy Thân

Người bắt rắn cuối cùng

Mối tình trên Net

Mẹ Tôi

Ma nhập

Lời nói muộn màng

LỠ MỐI TÌNH ĐẦU

Lấy Chồng Thi Sĩ

Hồn trinh nữ

Hóa Thân Hiện Hồn

Hai Mưa Nắng

Đánh cá ngựa

Đấng cứu thế

Con Chim Sẻ

Cô lái xe xinh đẹp

Cô gái và bông hồng

Chùa Một Cột

Cây, Lá và Gió

Vạn Lưu Quy Tông

TÀN CHI TUYỆT THỦ

NHƯ LAI THẦN CHƯỞNG

Hoạt Sát

Chân Kinh Cửu Cửu

Căn nhà ngài thẩm phán

Bụi Vàng

Bốn anh tài

Ba thằng xích lô

Bá Nha, Tử Kỳ

Truyện Thơ Quan Âm Thị Kính

Buổi Tàn Thu

5 Truyện thật ngắn