watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một ngày và một đời-Chương 10 - tác giả Lê văn thảo Lê văn thảo

Lê văn thảo

Chương 10

Tác giả: Lê văn thảo

út Mặt Mâm cười hề hề nói:
- Tôi biết thế nào cô cũng qua đây. Tôi nhìn thấy cô nói chuyện với lão Sáu Hải bên kia. Tôi cũng biết hai người nói chuyện gì. Tôi có tài nhìn thấu ruột gan người khác. Cô ngồi xuống đi, ngồi trên đống gạch này nè. Cô coi tôi ngon không: trưởng ban bảo vệ. Nhưng không có thằng lính nào cả. Từ giờ có thằng trộm nào vô đây sẽ biết tay tôi. Không dễ ăn với lão Sáu Hải đâu: mất một cục gạch lão cũng bắt đền đó. Lão Sáu Hải kể hết chuyện cho cô nghe rồi chớ gì? Đúng, tôi có nhân nhượng lão chút đỉnh, đổi lại xóm Năm Từng có điện xài.
- Ông Sáu Hải hứa như vậy à? - Hương phủi mấy viên gạch lấy chỗ ngồi xuống.
- Lão hứa và sẽ làm, dân làm ăn người ta sòng phẳng lắm - út Mặt Mâm ngọ ngoạy trên đống gạch như bị kiến cắn - Luồn sợi dây điện bằng ngón tay vào trong xóm Năm Từng ăn thua gì với lão. Lão còn làm nhiều chuyện động trời hơn. Chưa thấy dân cách mạng nào giỏi được như lão. Nhà người ta lão vào ở rồi từ lúc nào biến thành nhà lão, không thấy chủ nhà kiện cáo gì ráo, êm ru như chó chun hàng rào. Lão không hút thuốc, không uống rượu, trà cũng không, tiền làm được gởi vào ngân hàng cho nó sinh sôi nảy nở như ếch nhái dưới đầm lầy. Lão khôn ranh ma mãnh lắm, nhưng bù lại lão làm ăn giỏi, bây giờ người ta cần những người như vậy.
- Anh rành ông Sáu Hải quá hả?
- Cũng biết vậy thôi. Nhưng lão không thể qua mắt được tôi chuyện gì. Do vậy muốn giữ rắn trong lồng lão cho tôi vào làm ở đây. Tôi mang ơn lão, nhưng có ngày tôi sẽ mổ lão một cái.
- Chuyện luồn điện vào trong xóm Năm Từng là như thế nào?
- Đại khái như mua bán vậy thôi. Tôi mang tiếng một chút ăn thua gì, lão Sáu Hải cũng đâu có rút tiền trong hầu bao của lão ra đâu. Gẫm sự đời đều là mua bán trả giá cả.
- Anh dám viết lời khai hả?
- Thì cứ viết, chữ của tôi chẳng ai đọc được đâu. Mà có đọc được cũng vậy thôi, tôi tội lỗi lút đầu rồi còn sợ gì nữa.
Hương đưa mắt nhìn quanh. Chỗ họ ngồi gần sát cổng, có lẽ là chỗ bót gác ngày xưa, giờ chỉ còn là đống gạch vụn. Trận đánh đã bắt đầu từ đây hoặc trước đó một chút, từ hè đường chỗ chiếc xe chết máy kia. Hương nhìn chăm chú nhưng không thể tìm thấy dấu vết gì, và cũng không thấy có chút xao xuyến trong lòng.
Hương hỏi sang chuyện khác:
- Nhỏ Lan cũng làm ở đây phải không?
út Mặt Mâm sa sầm nét mặt:
- Cô ấy nấu cơm cho tụi tôi. Tụi tôi chỉ còn có cô ấy cô muống giành giựt với tụi tôi hả?
- Gần tới giờ Lan đem cơm vô chưa?
- Cô ấy tới kìa!
Lan đi vào hai tay xách khệ nệ hai chiếc giỏ nặng mặt nghiêm nghị không nhìn ai cả. út Mặt Mâm đứng dậy gõ leng keng vào một thanh sắt treo lên đầu, thế là một đám đàn ông con trai mình trần dính đầy bùn đất từ trong các hang hốc nào chun ra, đi đầu là một ông già ốm nhom mặt rổ chằng môi mỏng mắt láo liêng tay ôm khư khư một bình trà bằng sắt. Đám thợ tụ lại ngồi vòng quanh, Lan bày bữa ăn ra cơm đựng trong nồi, thức ăn đựng trong các ngăn gà-mèn, chén đũa đưa thẳng cho từng người, Lan vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị không nhìn ai cả.
Chị không ăn cơm đâu hả? - Lan nói và không nhìn Hương - Đâu có phần của chị, phải không?
Đám thợ lặng lẽ ăn cơm, từng người bước đến chỗ Lan gắp thức ăn rồi trở về chỗ của mình, riêng út Mặt Mâm bới cơm và lấy thức ăn vào nguyên một chiếc thau nhỏ ngồi ăn đằng xa, ra vẻ người gác cổng không quên nhiệm vụ. Người thợ già ăn chậm rãi, vừa ăn vừa uống nước trong chiếc bình sắt của mình. Mọi người ăn xong ngồi lại hút thuốc một chút, bỗng có ai đó lên tiếng kể chuyện một vụ sụp hầm nào đó ở đường Lý Chính Thắng. Một tốp thợ đào đường ống đặt cáp điện thoại bị sụp hầm chết hai người hay ba người gì đó. Chiếc hầm cạn sợt mà cũng chết người được. Người thợ già lắng nghe, mắt láo liêng, uống nước sì sụp rồi cất tiếng than vãn:
- Con người ta chết dễ lắm, như con sâu con kiến thôi.
Đám thợ tản đi tìm chỗ ngủ trưa. út Mặt Mâm vẫn ngồi ngay ngắn ở chỗ chòi gác tưởng tượng của mình. Người thợ già mặt rổ sửa sang lại chỗ ngồi, nhìn hai ống chân đen đúa của mình rồi ngước nhìn Hương nói:
- Cô là nhà báo hả? Cô đến đây viết bài gì? Chuyện tham nhũng phải không? Nhưng tham nhũng trên giấy tờ chớ đâu trong đống gạch đá này?
Hương đưa mắt nhìn quanh:
- Người ta đào móng gặp hài cốt ở đâu?
Người thợ già cũng đưa mắt nhìn quanh. Làm sao biết chỗ nào là chỗ nào trong đống đào xới lung tung như thế này. Cả tòa nhà phía trong cũng bị đập phá hầu hết, chỉ con hình dáng lờ mờ của cái khung với những giàn giáo chung quanh.
Có một chiếc ống khói trắng toát cao vút phía sau là vẫn còn nguyên.
Người thợ già mặt rổ vẫn dai dẳng:
- Chắc cô viết bài truyền thống. Nhưng cô viết như thế nào mà công trình bị dừng lại, mấy ông lớn rảnh rang đi uống bia còn tụi này làm cầm chừng chỉ được lãnh nửa lương như thế này?
Hương nhìn xuống một chiếc hố đất mới đào lên còn đỏ au, bên dưới thấy lô nhô những chiếc cọc tràm nhọn hoắc. Có phải xương cốt của mẹ cô được đào lên từ dưới đó không?
Hương hỏi:
- Sao lãnh nửa lương? Còn nửa kia đâu?
- Có làm có ăn làm nửa ăn nửa, theo đúng chế độ xã hội chủ nghĩa mà - Ông già mặt rổ nói - Ông Sáu Hải mần ăn sòng phẳng lắm.
- Riêng tôi phải lãnh đủ - Lan bỗng chen vào nói - Tôi nấu cơm cho mấy người đủ ngày hai bữa, tôi đâu có nấu cơm cho ông Sáu Hải. Tôi xách cơm từ trong xóm Năm Từng ra đây xệ cả hai tay. Bà Tư tiếp tôi nấu cơm nhưng tôi phải đi chợ, lặt rau, chẻ củi. Mấy người đừng có lường công con này.
- Đừng có chanh chua quá vậy con à - Người thợ già nói, hớp một ngụm nước rồi rít thuốc phả khói mù mịt - Giận đời làm gì. Con còn nhỏ chỉ mới bước vào đời giận nhiều đâm mau già đi. Đừng trách ai cả, hãy tự trách mình. Còn chuyện mặt con bị lá mía cắt ấy là do phần số của đời con. Cứ cam chịu sống rồi cũng qua được hết thôi. Nhưng qua đây nè cả đời qua chuyên đào hầm khoét cống rảnh, gục mặt xuống đất mà sống qua cũng không thèm trách trời đất làm gì.
út Mặt Mâm nói vọng lại, cười cợt:
- Vậy ông lải nhải chuyện gì đó, chuyện trên trần thế hay chuyện dưới âm phủ?
- Sống ở đâu có chuyện ở đó thằng mặt mâm à - Ông già mặt rổ vẫn điềm nhiên nói - Mày là thằng moi xác ngoài nghĩa địa chỉ có hì hục một chỗ còn tao là thợ đào cống đi khắp thành phố này, người ta đi bên trên tao đi bên dưới. Mày có đi xuống đường cống bao giờ chưa? Cứ đi lom khom, gió thổi thông thống lạnh ngắt, đi cả ngày không hết một đường sẽ gặp đủ thứ dưới đó, nào quần áo dao gâm, súng đạn, xe nôi, búp bê con nít chơi, giày dép nón mũ đủ kiểu, có lần tao bắt gặp một chiếc áo cưới nữa...
- Ông cưới vợ dưới đó hả?
- Đừng đùa giỡn với chuyện đất đai con à. Đó tuy là nơi tăm tối nhưng cũng là chỗ cứu người. Mày biết không năm 68 Tết Mậu Thân cũng nhờ đường cống mà anh em mình thoát được ra ngoài.
- Ông thấy hả?
- Tao không thấy mà tao biết. Mày tưởng anh em mình chết hết hả? Những người mất tích, đi lạc, bị thương họ đi đâu? Những ngày Tết năm ấy tao nghe súng nổ đều trời, rồi lặng thinh, rồi súng nổ nữa, tao biết anh em mình đi rầm rập bên dưới...
Lan lại chen vào:
- Ai đưa tiền tôi ngày mai đi chợ đây? Tiền công của tôi tháng này nữa, trả luôn đi. Trả đủ không thiếu một đồng!
Người thợ già rên rỉ:
- Được rồi tụi này sẽ đưa, ôi con nhỏ nặng lòng chi với tiền bạc quá vậy? Có tiền bao nhiêu rồi cũng già cũng chết con à!
- Ông già thì ông chết - Lan bỗng nổi cơn đanh đá - Còn ông coi thân tôi nè mới mười sáu tuổi một thân một mình trên thành phố như vầy nhà cửa không có người thân cũng không, không đồng bạc dính túi, tôi chết để cho ông sống hả?
- Ôi con nhỏ du côn mày ở với thằng đào mồ thành ra như vậy đó.
út Mặt Mâm nói:
- Anh lo cho em mà em gái sầu muộn của anh, rồi em sẽ có nhà sẽ được học may. Nhưng em phải ở với anh, em rời anh ra thằng du côn lò đường Đồng Tháp sẽ xơi tái em.
- Anh gặp nó hả? - Lan ngẩng lên hỏi - Nó theo em lên trên này phải không?
- Anh không thèm gặp thằng du côn vườn đó - út Mặt Mâm nói - Em cũng đừng quan tâm tới nó làm chi. Hay em thương nó?
- Tôi không thương ai hết - Lan mím môi nói - Anh cũng vậy nữa. Tôi chỉ thương thân tôi thôi. Nhưng anh có gặp nó không?
út Mặt Mâm thở dài nói:
- Em thương nó thật rồi. Quen hơi béng tiếng rồi còn gì! Thôi đừng hỏi gì anh nữa, anh không biết gì đâu. Giờ anh là thằng gác cổng ngồi canh giữ tòa nhà như bộ xương khô này, xương cốt của anh rồi đến rã ra ở đây thôi.
- Anh chết đi - Lan như điên tiết lên - Anh và thằng du côn lò đường bọn anh chỉ muốn dày vò thân xác này thôi.
Người thợ già rên rỉ:
- Ôi trời ơi là trời!
Lan mặt hầm hầm thu dọn đồ đạc trong giỏ xách đi ra cổng không quay nhìn lại. Hương cũng đứng dậy đưa mắt nhìn quanh. Có thể hình dung chỗ Hương đang đứng đến thềm tòa nhà, khoảng đường mẹ Hương chạy băng vào ngày xưa. Nhưng khoảng đường bây giờ đầy hầm hố, không dễ đi chút nào. Vẫn chiếc hố trước mặt với những thỏi đất mới đào lên còn đỏ au. Những thỏi đất đó nếu không có cuộc đào xới này sẽ nằm yên dưới đó mãi mãi, hàng trăm năm, xương cốt của mẹ Hương cũng vậy.
Hương vẫn đứng yên, người mướt mồ hôi, cố hồi tưởng lại nhưng không một hình ảnh nào đến với Hương hết.
Người thợ già ngủ gà ngủ gật. út Mặt Mâm ngồi khoanh chân trên đống gạch, im thin thít. Hương đi ra cổng sang nghĩa trang. Cổng nghĩa trang vắng tanh, không có ai gác cả cũng không có người thăm viếng. Chỉ có bà bán bông ngồi im như tượng. Hương mua một bó bông thật lớn đi thẳng vào, như định sẵn một ngôi mả nào đó sẽ đến viếng. Chẳng có ngôi mả nào cặp bờ tường có tàng cây bông giấy cả, khắp nghĩa trang cũng không. Hương chọn một ngôi mả vu vơ nào đó đặt bó bông xuống, rồi cũng ngồi xuống theo. Nghĩa trang râm mát, gió thổi lao xao trên ngọn cây cao. Hương ngồi duỗi dài hai chân thật thoải mái, dựa lưng vào thành ngôi mộ nhắm mắt cố tìm một hình ảnh nào đó. Nhưng rồi Hương chìm vào giấc ngủ hồi nào không hay.
Hương ngủ lâu lắm, cho đến lúc cảm thấy có người đứng trước mặt.
- Chị trốn qua đây làm gì vậy? - Lan đang đứng nhìn xuống Hương nói. Cô gái nhỏ đã trở lại vẻ ngoan ngoãn hiền dịu - Chị không đói bụng hả?
- Mấy giờ rồi? - Hương ngồi dậy hỏi.
- Mười hai giờ. Em mua bánh mì thịt cho chị nè.
- Chị mệt quá! Nhưng chị hết buồn ngủ rồi. Bánh mì đâu?
- Đây nè! Chị ăn nhiều nhưng chị cũng nhịn giỏi hả?
- Tại chị quên. Mười hai giờ à? Vậy cũng đúng giờ này...
- Giờ gì? Chị còn mê ngủ hả?
- Giờ mẹ chị nằm chờ ở đây để đột nhập qua bên kia tòa nhà, đặt trái rồi vào gỡ đem trở ra. Đó là trận đánh một mình mẹ chị phải làm tất cả.
Hương cầm ổ bánh mì ăn bằng cả hai tay, Lan ngồi nhìn Hương ăn với vẻ thương hại:
- Chị dễ ăn dễ ngủ như con nít vậy.
- Em tìm chị có chuyện gì không?
- Em sợ chị bị đói.
- Em dễ thương lắm. Sao hồi nãy em dữ quá vậy?
- Em cũng không biết nữa. Em khùng lắm chị ơi. Hồi làm ở lò đường dưới quê có lần em lấy nước đường đang sôi tạt vào mặt một thằng làm chung.
- Thôi đừng kể chuyện đó nữa.
- Không phải thằng đó đâu, nhưng thằng nào em cũng quên rồi. Ôi ở đây mát quá em cũng muốn ngủ một chút. ở nhà anh út Mặt Mâm rùm beng quá em không ngủ được.
- Em ở với tay út Mặt Mâm kỳ quá, phải tìm chỗ ở khác thôi.
- Chị tìm dùm cho em đi. Chị lo cho em hơn đi viết bài chuyện từ đời thuở nào. Chị viết cả chuyện mặt em bị lá mía cắt làm sao em lấy chồng được?
- Em có đọc báo hả?
- Anh út Mặt Mâm đọc cho em nghe. Anh ấy bắt em ngồi dưới chân đánh vần từng chữ từ sáng tới chiều mới hết bài báo. Anh ấy nói chị viết dỡ ẹt nhưng vì chuyện của mẹ chị nên anh ấy mới đọc.
- Em phải học một nghề nào đó Lan à, có như vậy mới sống độc lập được.
- Học may như mẹ chị vậy hả?
- Không có nghề gì rồi em cũng đến ngồi dưới chân tay út Mặt Mâm hoài thôi.
- Chị nói năng như bà già vậy.
- Chị cũng lớn rồi, lớn hơn chút nữa chị đã đẻ được em. Để chị nghĩ coi có cách gì lo chỗ ở cho em.
- Chị giàu không? Em không biết chị như thế nào. Coi chị cũng sang trọng nhưng không khi nào thấy chị có nhiều tiền trong túi.
- Chị không giàu cũng không nghèo. Lương chị ít thôi nhưng chị có thêm tiền nhuận bút. Chị cũng không phải nuôi ai. Chị có bà ngoại dưới quê nhưng bà ngoại chị không biết xài tiền. Chị không đủ sức nuôi em nhưng chị có ông chú giàu lắm, chú chị hứa sẽ lo cho chị giờ chị sang phần đó lại cho em. Ta đi đi!
- Đi liền hả?
- Em còn đợi đến chừng nào nữa? Em muốn ngồi dưới chân tay út Mặt Mâm đến bao giờ? Em lớn tồng ngồng như vầy mà đến chữ cũng không đọc được. Em có chịu đứng lên không?
Lan uể oải đứng dậy. Có vẻ như cô gái nhỏ lo sợ cho tương lai sắp tới. Họ đi ngang cổng tòa nhà vẫn thấy út Mặt Mâm ngồi đó với vẻ cau có lầm lỳ. Hương có một chiếc xe gắn máy loại thật cũ ít khi dùng đến, gởi ở nhà một người quen, Hương thường đi bộ hoặc quá giang bạn bè. Hương có ý định dành tiền mua một chiếc xe tốt hơn, không trên cơ sở nào cả, tiền lương của Hương chỉ xài được trong tuần, tiền nhuận bút có khá hơn nhưng Hương cũng ăn nhiều nên chẳng tháng nào Hương có tiền dành qua tháng sau cả.
Hương lấy xe gắn máy chở Lan đến chỗ Ba Hoàng nhưng không lên gặp ông mà chỉ nói chuyện qua điện thoại ở phòng trực:
- Cháu có chuyện muốn nhờ chú đây...
Tiếng Ba Hoàng vang lên vui vẻ:
- Cháu không bao giờ đến nhà chú chỉ đến cơ quan, giờ lại nói chuyện với chú qua điện thoại ở phòng trực nữa. Nhờ tìm việc cho một cô em à? Cháu có em nào vậy? Được rồi cháu cứ lấy giấy viết ra ghi tên địa chỉ người này đi, khỏi cần giấy giới thiệu chú sẽ phôn trước lại đó. Thôi chuyện coi như xong giờ chú cháu ta nói chuyện đi. Cháu nhất định không lên đây à? Chú đang bận nhưng cũng có thể tiếp cháu chừng nửa tiếng. Vẫn không được à? Cháu muốn dẫn cô em đi coi khuôn viên công ty à? Có gì đâu mà xem? Được thôi cháu cứ nói với cô gác phòng trực. Nhưng cháu khoan gác máy để chú nói hết chuyện cái đã. Đây là lần đầu tiên cháu nhờ vả chú phải không? Và lại nhờ giùm cho người khác phải không? Cháu bao giờ cũng làm những chuyện kỳ cục, y hệt như mẹ cháu ngày xưa. Hôm qua anh chàng Việt kiều của cháu có đến thăm chú, hai chú cháu nói chuyện với nhau rất vui. Đó là một thanh niên tốt, chú nghĩ như vậy, rất có tâm huyết, nhất là tình cảm gắn bó với quê hương. Nhưng đó chỉ là cảm giác ban đầu thôi, và chú cũng không có khả năng nhận xét xa hơn như thế. Nhưng theo chú cũng không thể đòi hỏi một người phải có tất cả. Cậu ấy nói chuyện muốn cưới cháu làm vợ, và chú đáp rằng chuyện đó chú không có ý kiến gì cả, tùy cháu thôi, cháu lớn rồi và cháu là người con gái có đủ sức quyết định mọi việc cho tương lai của mình...
Ba Hoàng nói lâu hơn thời gian ông định dành để tiếp Hương. Hương gác máy, đứng im mỉm cười một lúc rồi mới ngỏ lời với người đàn bà gác phòng trực về việc đi thăm khuôn viên công ty. Đó là một người đàn bà đã đứng tuổi, chừng bốn mươi hoặc hơn, trông quê mùa chất phác, như người ở vùng quê hẻo lánh nào đó mới về đây, gặp cảnh neo đơn thắt ngặt đến nương nhờ người bà con quen biết trong công ty. Chị đã biết mặt Hương rồi, không nói gì lẳng lặng xách xâu chìa khóa to tướng dẫn Hương và Lan đi khắp cả, hồ bơi sân tennis, vườn kiểng, phòng hội trường, phòng trưng bày động vật biển, chỗ nào Lan cũng trầm trồ khen ngợi còn chị người gác phòng trực thì cứ càu nhàu:
- Có gì đâu mà coi! Ông Ba Hoàng cho xây tất cả những thứ này không biết để làm gì, không thấy ai léo hánh tới, hồ bơi chỉ thấy có chuột xuống tắm thôi. Ai nấy đều bận mần ăn mà. Nhưng mần ăn có tiền xây nhà bỏ không như vầy thì mần ăn làm gì?
Lan bỗng thấy chán, đòi về. Hương gắt:
- Về đâu? Em có nhà để về hả?
- Em mỏi chân lắm.
- Không coi nữa thì ta đi lo công việc đi.
- Việc gì?
- Em không muốn học may hả?
Hương chở Lan một mạch ra tới ngoại thành, đến một công ty may lớn của thành phố. Ba Hoàng đã điện tới trước rồi nên Hương vào một cách dễ dàng, nhưng người Hương được giới thiệu tự xưng là trưởng phòng nghiệp vụ lại cau có gắt gỏng không thể tưởng tượng được:
- Thằng cha Ba Hoàng là cha của thiên hạ, cứ ngồi một chỗ rung đùi hưởng lợi còn chuyện cực khổ thì đổ lên đầu người khác. Cô không phải bà con của ông ấy chớ? Tôi được phép nói thẳng ý của tôi chớ? Cô coi nè máy điện thoại của tôi suốt ngày chỉ réo chuông của thằng cha Ba Hoàng để nhờ vả chuyện này chuyện nọ, còn tôi không gọi lại được gì cả. Cứ như điện thoại một chiều vậy. Lại thêm thằng cha Sáu Hải ở kế bên nữa, như con lươn có thể luồn lách bất cứ chỗ nào. Hôm rồi tụi này có nghe mấy cha xây một tòa nhà khách sạn, có ngõ lời xin một phần hùn mấy cha cứ làm thinh như không biết nghe tiếng Việt vậy, vậy rồi lúc nãy bỗng nghe điện thoại réo cười cười nói nói như anh suôi nói với chị suôi...
- Vậy là không được hả chú? - Hương cắt ngang hỏi.
- Sao lại không được? - Người trưởng phòng nhăn mặt nói, tay ôm má như bị đau răng - Tôi không nhận lời tôi sa địa ngục với thằng cha Ba Hoàng. Nhưng tôi cũng cầu trời tòa nhà khách sạn có âm hồn báo oán xây tới đâu sập tới đó cho thằng cha Ba Hoàng xuống âm phủ luôn cho rồi.
- Vậy tụi cháu phải làm giấy tờ ở đâu?
- ở đây. Một mình tôi làm hết, số kiếp tôi như vậy mà. Cô chỉ cần để tên và địa chỉ lại đó thôi. Cả số điện thoại nữa. Và nói với thằng cha Ba Hoàng mọi chuyện coi như xong rồi. Và chừng nào tòa nhà khách sạn sập báo tin cho tôi biết để tôi chia vui.
Mọi chuyện hóa ra dễ dàng. Nhưng Lan lại sa sầm nét mặt. Cuộc sống mới mở ra trước mắt khiến cô gái nhỏ bồn chồn lo lắng. Hương đưa Lan về trong xóm Năm Từng rồi về nhà nhận được một bức thư Hương không thể ngờ tới được.



út Mặt Mâm cười hề hề nói:

- Tôi biết thế nào cô cũng qua đây. Tôi nhìn thấy cô nói chuyện với lão Sáu Hải bên kia. Tôi cũng biết hai người nói chuyện gì. Tôi có tài nhìn thấu ruột gan người khác. Cô ngồi xuống đi, ngồi trên đống gạch này nè. Cô coi tôi ngon không: trưởng ban bảo vệ. Nhưng không có thằng lính nào cả. Từ giờ có thằng trộm nào vô đây sẽ biết tay tôi. Không dễ ăn với lão Sáu Hải đâu: mất một cục gạch lão cũng bắt đền đó. Lão Sáu Hải kể hết chuyện cho cô nghe rồi chớ gì? Đúng, tôi có nhân nhượng lão chút đỉnh, đổi lại xóm Năm Từng có điện xài.

- Ông Sáu Hải hứa như vậy à? - Hương phủi mấy viên gạch lấy chỗ ngồi xuống.

- Lão hứa và sẽ làm, dân làm ăn người ta sòng phẳng lắm - út Mặt Mâm ngọ ngoạy trên đống gạch như bị kiến cắn - Luồn sợi dây điện bằng ngón tay vào trong xóm Năm Từng ăn thua gì với lão. Lão còn làm nhiều chuyện động trời hơn. Chưa thấy dân cách mạng nào giỏi được như lão. Nhà người ta lão vào ở rồi từ lúc nào biến thành nhà lão, không thấy chủ nhà kiện cáo gì ráo, êm ru như chó chun hàng rào. Lão không hút thuốc, không uống rượu, trà cũng không, tiền làm được gởi vào ngân hàng cho nó sinh sôi nảy nở như ếch nhái dưới đầm lầy. Lão khôn ranh ma mãnh lắm, nhưng bù lại lão làm ăn giỏi, bây giờ người ta cần những người như vậy.

- Anh rành ông Sáu Hải quá hả?

- Cũng biết vậy thôi. Nhưng lão không thể qua mắt được tôi chuyện gì. Do vậy muốn giữ rắn trong lồng lão cho tôi vào làm ở đây. Tôi mang ơn lão, nhưng có ngày tôi sẽ mổ lão một cái.

- Chuyện luồn điện vào trong xóm Năm Từng là như thế nào?

- Đại khái như mua bán vậy thôi. Tôi mang tiếng một chút ăn thua gì, lão Sáu Hải cũng đâu có rút tiền trong hầu bao của lão ra đâu. Gẫm sự đời đều là mua bán trả giá cả.

- Anh dám viết lời khai hả?

- Thì cứ viết, chữ của tôi chẳng ai đọc được đâu. Mà có đọc được cũng vậy thôi, tôi tội lỗi lút đầu rồi còn sợ gì nữa.

Hương đưa mắt nhìn quanh. Chỗ họ ngồi gần sát cổng, có lẽ là chỗ bót gác ngày xưa, giờ chỉ còn là đống gạch vụn. Trận đánh đã bắt đầu từ đây hoặc trước đó một chút, từ hè đường chỗ chiếc xe chết máy kia. Hương nhìn chăm chú nhưng không thể tìm thấy dấu vết gì, và cũng không thấy có chút xao xuyến trong lòng.

Hương hỏi sang chuyện khác:

- Nhỏ Lan cũng làm ở đây phải không?

út Mặt Mâm sa sầm nét mặt:

- Cô ấy nấu cơm cho tụi tôi. Tụi tôi chỉ còn có cô ấy cô muống giành giựt với tụi tôi hả?

- Gần tới giờ Lan đem cơm vô chưa?

- Cô ấy tới kìa!

Lan đi vào hai tay xách khệ nệ hai chiếc giỏ nặng mặt nghiêm nghị không nhìn ai cả. út Mặt Mâm đứng dậy gõ leng keng vào một thanh sắt treo lên đầu, thế là một đám đàn ông con trai mình trần dính đầy bùn đất từ trong các hang hốc nào chun ra, đi đầu là một ông già ốm nhom mặt rổ chằng môi mỏng mắt láo liêng tay ôm khư khư một bình trà bằng sắt. Đám thợ tụ lại ngồi vòng quanh, Lan bày bữa ăn ra cơm đựng trong nồi, thức ăn đựng trong các ngăn gà-mèn, chén đũa đưa thẳng cho từng người, Lan vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị không nhìn ai cả.

Chị không ăn cơm đâu hả? - Lan nói và không nhìn Hương - Đâu có phần của chị, phải không?

Đám thợ lặng lẽ ăn cơm, từng người bước đến chỗ Lan gắp thức ăn rồi trở về chỗ của mình, riêng út Mặt Mâm bới cơm và lấy thức ăn vào nguyên một chiếc thau nhỏ ngồi ăn đằng xa, ra vẻ người gác cổng không quên nhiệm vụ. Người thợ già ăn chậm rãi, vừa ăn vừa uống nước trong chiếc bình sắt của mình. Mọi người ăn xong ngồi lại hút thuốc một chút, bỗng có ai đó lên tiếng kể chuyện một vụ sụp hầm nào đó ở đường Lý Chính Thắng. Một tốp thợ đào đường ống đặt cáp điện thoại bị sụp hầm chết hai người hay ba người gì đó. Chiếc hầm cạn sợt mà cũng chết người được. Người thợ già lắng nghe, mắt láo liêng, uống nước sì sụp rồi cất tiếng than vãn:

- Con người ta chết dễ lắm, như con sâu con kiến thôi.

Đám thợ tản đi tìm chỗ ngủ trưa. út Mặt Mâm vẫn ngồi ngay ngắn ở chỗ chòi gác tưởng tượng của mình. Người thợ già mặt rổ sửa sang lại chỗ ngồi, nhìn hai ống chân đen đúa của mình rồi ngước nhìn Hương nói:

- Cô là nhà báo hả? Cô đến đây viết bài gì? Chuyện tham nhũng phải không? Nhưng tham nhũng trên giấy tờ chớ đâu trong đống gạch đá này?

Hương đưa mắt nhìn quanh:

- Người ta đào móng gặp hài cốt ở đâu?

Người thợ già cũng đưa mắt nhìn quanh. Làm sao biết chỗ nào là chỗ nào trong đống đào xới lung tung như thế này. Cả tòa nhà phía trong cũng bị đập phá hầu hết, chỉ con hình dáng lờ mờ của cái khung với những giàn giáo chung quanh.

Có một chiếc ống khói trắng toát cao vút phía sau là vẫn còn nguyên.

Người thợ già mặt rổ vẫn dai dẳng:

- Chắc cô viết bài truyền thống. Nhưng cô viết như thế nào mà công trình bị dừng lại, mấy ông lớn rảnh rang đi uống bia còn tụi này làm cầm chừng chỉ được lãnh nửa lương như thế này?

Hương nhìn xuống một chiếc hố đất mới đào lên còn đỏ au, bên dưới thấy lô nhô những chiếc cọc tràm nhọn hoắc. Có phải xương cốt của mẹ cô được đào lên từ dưới đó không?

Hương hỏi:

- Sao lãnh nửa lương? Còn nửa kia đâu?

- Có làm có ăn làm nửa ăn nửa, theo đúng chế độ xã hội chủ nghĩa mà - Ông già mặt rổ nói - Ông Sáu Hải mần ăn sòng phẳng lắm.

- Riêng tôi phải lãnh đủ - Lan bỗng chen vào nói - Tôi nấu cơm cho mấy người đủ ngày hai bữa, tôi đâu có nấu cơm cho ông Sáu Hải. Tôi xách cơm từ trong xóm Năm Từng ra đây xệ cả hai tay. Bà Tư tiếp tôi nấu cơm nhưng tôi phải đi chợ, lặt rau, chẻ củi. Mấy người đừng có lường công con này.

- Đừng có chanh chua quá vậy con à - Người thợ già nói, hớp một ngụm nước rồi rít thuốc phả khói mù mịt - Giận đời làm gì. Con còn nhỏ chỉ mới bước vào đời giận nhiều đâm mau già đi. Đừng trách ai cả, hãy tự trách mình. Còn chuyện mặt con bị lá mía cắt ấy là do phần số của đời con. Cứ cam chịu sống rồi cũng qua được hết thôi. Nhưng qua đây nè cả đời qua chuyên đào hầm khoét cống rảnh, gục mặt xuống đất mà sống qua cũng không thèm trách trời đất làm gì.

út Mặt Mâm nói vọng lại, cười cợt:

- Vậy ông lải nhải chuyện gì đó, chuyện trên trần thế hay chuyện dưới âm phủ?

- Sống ở đâu có chuyện ở đó thằng mặt mâm à - Ông già mặt rổ vẫn điềm nhiên nói - Mày là thằng moi xác ngoài nghĩa địa chỉ có hì hục một chỗ còn tao là thợ đào cống đi khắp thành phố này, người ta đi bên trên tao đi bên dưới. Mày có đi xuống đường cống bao giờ chưa? Cứ đi lom khom, gió thổi thông thống lạnh ngắt, đi cả ngày không hết một đường sẽ gặp đủ thứ dưới đó, nào quần áo dao gâm, súng đạn, xe nôi, búp bê con nít chơi, giày dép nón mũ đủ kiểu, có lần tao bắt gặp một chiếc áo cưới nữa...

- Ông cưới vợ dưới đó hả?

- Đừng đùa giỡn với chuyện đất đai con à. Đó tuy là nơi tăm tối nhưng cũng là chỗ cứu người. Mày biết không năm 68 Tết Mậu Thân cũng nhờ đường cống mà anh em mình thoát được ra ngoài.

- Ông thấy hả?

- Tao không thấy mà tao biết. Mày tưởng anh em mình chết hết hả? Những người mất tích, đi lạc, bị thương họ đi đâu? Những ngày Tết năm ấy tao nghe súng nổ đều trời, rồi lặng thinh, rồi súng nổ nữa, tao biết anh em mình đi rầm rập bên dưới...

Lan lại chen vào:

- Ai đưa tiền tôi ngày mai đi chợ đây? Tiền công của tôi tháng này nữa, trả luôn đi. Trả đủ không thiếu một đồng!

Người thợ già rên rỉ:

- Được rồi tụi này sẽ đưa, ôi con nhỏ nặng lòng chi với tiền bạc quá vậy? Có tiền bao nhiêu rồi cũng già cũng chết con à!

- Ông già thì ông chết - Lan bỗng nổi cơn đanh đá - Còn ông coi thân tôi nè mới mười sáu tuổi một thân một mình trên thành phố như vầy nhà cửa không có người thân cũng không, không đồng bạc dính túi, tôi chết để cho ông sống hả?

- Ôi con nhỏ du côn mày ở với thằng đào mồ thành ra như vậy đó.

út Mặt Mâm nói:

- Anh lo cho em mà em gái sầu muộn của anh, rồi em sẽ có nhà sẽ được học may. Nhưng em phải ở với anh, em rời anh ra thằng du côn lò đường Đồng Tháp sẽ xơi tái em.

- Anh gặp nó hả? - Lan ngẩng lên hỏi - Nó theo em lên trên này phải không?

- Anh không thèm gặp thằng du côn vườn đó - út Mặt Mâm nói - Em cũng đừng quan tâm tới nó làm chi. Hay em thương nó?

- Tôi không thương ai hết - Lan mím môi nói - Anh cũng vậy nữa. Tôi chỉ thương thân tôi thôi. Nhưng anh có gặp nó không?

út Mặt Mâm thở dài nói:

- Em thương nó thật rồi. Quen hơi béng tiếng rồi còn gì! Thôi đừng hỏi gì anh nữa, anh không biết gì đâu. Giờ anh là thằng gác cổng ngồi canh giữ tòa nhà như bộ xương khô này, xương cốt của anh rồi đến rã ra ở đây thôi.

- Anh chết đi - Lan như điên tiết lên - Anh và thằng du côn lò đường bọn anh chỉ muốn dày vò thân xác này thôi.

Người thợ già rên rỉ:

- Ôi trời ơi là trời!

Lan mặt hầm hầm thu dọn đồ đạc trong giỏ xách đi ra cổng không quay nhìn lại. Hương cũng đứng dậy đưa mắt nhìn quanh. Có thể hình dung chỗ Hương đang đứng đến thềm tòa nhà, khoảng đường mẹ Hương chạy băng vào ngày xưa. Nhưng khoảng đường bây giờ đầy hầm hố, không dễ đi chút nào. Vẫn chiếc hố trước mặt với những thỏi đất mới đào lên còn đỏ au. Những thỏi đất đó nếu không có cuộc đào xới này sẽ nằm yên dưới đó mãi mãi, hàng trăm năm, xương cốt của mẹ Hương cũng vậy.

Hương vẫn đứng yên, người mướt mồ hôi, cố hồi tưởng lại nhưng không một hình ảnh nào đến với Hương hết.

Người thợ già ngủ gà ngủ gật. út Mặt Mâm ngồi khoanh chân trên đống gạch, im thin thít. Hương đi ra cổng sang nghĩa trang. Cổng nghĩa trang vắng tanh, không có ai gác cả cũng không có người thăm viếng. Chỉ có bà bán bông ngồi im như tượng. Hương mua một bó bông thật lớn đi thẳng vào, như định sẵn một ngôi mả nào đó sẽ đến viếng. Chẳng có ngôi mả nào cặp bờ tường có tàng cây bông giấy cả, khắp nghĩa trang cũng không. Hương chọn một ngôi mả vu vơ nào đó đặt bó bông xuống, rồi cũng ngồi xuống theo. Nghĩa trang râm mát, gió thổi lao xao trên ngọn cây cao. Hương ngồi duỗi dài hai chân thật thoải mái, dựa lưng vào thành ngôi mộ nhắm mắt cố tìm một hình ảnh nào đó. Nhưng rồi Hương chìm vào giấc ngủ hồi nào không hay.

Hương ngủ lâu lắm, cho đến lúc cảm thấy có người đứng trước mặt.

- Chị trốn qua đây làm gì vậy? - Lan đang đứng nhìn xuống Hương nói. Cô gái nhỏ đã trở lại vẻ ngoan ngoãn hiền dịu - Chị không đói bụng hả?

- Mấy giờ rồi? - Hương ngồi dậy hỏi.

- Mười hai giờ. Em mua bánh mì thịt cho chị nè.

- Chị mệt quá! Nhưng chị hết buồn ngủ rồi. Bánh mì đâu?

- Đây nè! Chị ăn nhiều nhưng chị cũng nhịn giỏi hả?

- Tại chị quên. Mười hai giờ à? Vậy cũng đúng giờ này...

- Giờ gì? Chị còn mê ngủ hả?

- Giờ mẹ chị nằm chờ ở đây để đột nhập qua bên kia tòa nhà, đặt trái rồi vào gỡ đem trở ra. Đó là trận đánh một mình mẹ chị phải làm tất cả.

Hương cầm ổ bánh mì ăn bằng cả hai tay, Lan ngồi nhìn Hương ăn với vẻ thương hại:

- Chị dễ ăn dễ ngủ như con nít vậy.

- Em tìm chị có chuyện gì không?

- Em sợ chị bị đói.

- Em dễ thương lắm. Sao hồi nãy em dữ quá vậy?

- Em cũng không biết nữa. Em khùng lắm chị ơi. Hồi làm ở lò đường dưới quê có lần em lấy nước đường đang sôi tạt vào mặt một thằng làm chung.

- Thôi đừng kể chuyện đó nữa.

- Không phải thằng đó đâu, nhưng thằng nào em cũng quên rồi. Ôi ở đây mát quá em cũng muốn ngủ một chút. ở nhà anh út Mặt Mâm rùm beng quá em không ngủ được.

- Em ở với tay út Mặt Mâm kỳ quá, phải tìm chỗ ở khác thôi.

- Chị tìm dùm cho em đi. Chị lo cho em hơn đi viết bài chuyện từ đời thuở nào. Chị viết cả chuyện mặt em bị lá mía cắt làm sao em lấy chồng được?

- Em có đọc báo hả?

- Anh út Mặt Mâm đọc cho em nghe. Anh ấy bắt em ngồi dưới chân đánh vần từng chữ từ sáng tới chiều mới hết bài báo. Anh ấy nói chị viết dỡ ẹt nhưng vì chuyện của mẹ chị nên anh ấy mới đọc.

- Em phải học một nghề nào đó Lan à, có như vậy mới sống độc lập được.

- Học may như mẹ chị vậy hả?

- Không có nghề gì rồi em cũng đến ngồi dưới chân tay út Mặt Mâm hoài thôi.

- Chị nói năng như bà già vậy.

- Chị cũng lớn rồi, lớn hơn chút nữa chị đã đẻ được em. Để chị nghĩ coi có cách gì lo chỗ ở cho em.

- Chị giàu không? Em không biết chị như thế nào. Coi chị cũng sang trọng nhưng không khi nào thấy chị có nhiều tiền trong túi.

- Chị không giàu cũng không nghèo. Lương chị ít thôi nhưng chị có thêm tiền nhuận bút. Chị cũng không phải nuôi ai. Chị có bà ngoại dưới quê nhưng bà ngoại chị không biết xài tiền. Chị không đủ sức nuôi em nhưng chị có ông chú giàu lắm, chú chị hứa sẽ lo cho chị giờ chị sang phần đó lại cho em. Ta đi đi!

- Đi liền hả?

- Em còn đợi đến chừng nào nữa? Em muốn ngồi dưới chân tay út Mặt Mâm đến bao giờ? Em lớn tồng ngồng như vầy mà đến chữ cũng không đọc được. Em có chịu đứng lên không?

Lan uể oải đứng dậy. Có vẻ như cô gái nhỏ lo sợ cho tương lai sắp tới. Họ đi ngang cổng tòa nhà vẫn thấy út Mặt Mâm ngồi đó với vẻ cau có lầm lỳ. Hương có một chiếc xe gắn máy loại thật cũ ít khi dùng đến, gởi ở nhà một người quen, Hương thường đi bộ hoặc quá giang bạn bè. Hương có ý định dành tiền mua một chiếc xe tốt hơn, không trên cơ sở nào cả, tiền lương của Hương chỉ xài được trong tuần, tiền nhuận bút có khá hơn nhưng Hương cũng ăn nhiều nên chẳng tháng nào Hương có tiền dành qua tháng sau cả.

Hương lấy xe gắn máy chở Lan đến chỗ Ba Hoàng nhưng không lên gặp ông mà chỉ nói chuyện qua điện thoại ở phòng trực:

- Cháu có chuyện muốn nhờ chú đây...

Tiếng Ba Hoàng vang lên vui vẻ:

- Cháu không bao giờ đến nhà chú chỉ đến cơ quan, giờ lại nói chuyện với chú qua điện thoại ở phòng trực nữa. Nhờ tìm việc cho một cô em à? Cháu có em nào vậy? Được rồi cháu cứ lấy giấy viết ra ghi tên địa chỉ người này đi, khỏi cần giấy giới thiệu chú sẽ phôn trước lại đó. Thôi chuyện coi như xong giờ chú cháu ta nói chuyện đi. Cháu nhất định không lên đây à? Chú đang bận nhưng cũng có thể tiếp cháu chừng nửa tiếng. Vẫn không được à? Cháu muốn dẫn cô em đi coi khuôn viên công ty à? Có gì đâu mà xem? Được thôi cháu cứ nói với cô gác phòng trực. Nhưng cháu khoan gác máy để chú nói hết chuyện cái đã. Đây là lần đầu tiên cháu nhờ vả chú phải không? Và lại nhờ giùm cho người khác phải không? Cháu bao giờ cũng làm những chuyện kỳ cục, y hệt như mẹ cháu ngày xưa. Hôm qua anh chàng Việt kiều của cháu có đến thăm chú, hai chú cháu nói chuyện với nhau rất vui. Đó là một thanh niên tốt, chú nghĩ như vậy, rất có tâm huyết, nhất là tình cảm gắn bó với quê hương. Nhưng đó chỉ là cảm giác ban đầu thôi, và chú cũng không có khả năng nhận xét xa hơn như thế. Nhưng theo chú cũng không thể đòi hỏi một người phải có tất cả. Cậu ấy nói chuyện muốn cưới cháu làm vợ, và chú đáp rằng chuyện đó chú không có ý kiến gì cả, tùy cháu thôi, cháu lớn rồi và cháu là người con gái có đủ sức quyết định mọi việc cho tương lai của mình...

Ba Hoàng nói lâu hơn thời gian ông định dành để tiếp Hương. Hương gác máy, đứng im mỉm cười một lúc rồi mới ngỏ lời với người đàn bà gác phòng trực về việc đi thăm khuôn viên công ty. Đó là một người đàn bà đã đứng tuổi, chừng bốn mươi hoặc hơn, trông quê mùa chất phác, như người ở vùng quê hẻo lánh nào đó mới về đây, gặp cảnh neo đơn thắt ngặt đến nương nhờ người bà con quen biết trong công ty. Chị đã biết mặt Hương rồi, không nói gì lẳng lặng xách xâu chìa khóa to tướng dẫn Hương và Lan đi khắp cả, hồ bơi sân tennis, vườn kiểng, phòng hội trường, phòng trưng bày động vật biển, chỗ nào Lan cũng trầm trồ khen ngợi còn chị người gác phòng trực thì cứ càu nhàu:

- Có gì đâu mà coi! Ông Ba Hoàng cho xây tất cả những thứ này không biết để làm gì, không thấy ai léo hánh tới, hồ bơi chỉ thấy có chuột xuống tắm thôi. Ai nấy đều bận mần ăn mà. Nhưng mần ăn có tiền xây nhà bỏ không như vầy thì mần ăn làm gì?

Lan bỗng thấy chán, đòi về. Hương gắt:

- Về đâu? Em có nhà để về hả?

- Em mỏi chân lắm.

- Không coi nữa thì ta đi lo công việc đi.

- Việc gì?

- Em không muốn học may hả?

Hương chở Lan một mạch ra tới ngoại thành, đến một công ty may lớn của thành phố. Ba Hoàng đã điện tới trước rồi nên Hương vào một cách dễ dàng, nhưng người Hương được giới thiệu tự xưng là trưởng phòng nghiệp vụ lại cau có gắt gỏng không thể tưởng tượng được:

- Thằng cha Ba Hoàng là cha của thiên hạ, cứ ngồi một chỗ rung đùi hưởng lợi còn chuyện cực khổ thì đổ lên đầu người khác. Cô không phải bà con của ông ấy chớ? Tôi được phép nói thẳng ý của tôi chớ? Cô coi nè máy điện thoại của tôi suốt ngày chỉ réo chuông của thằng cha Ba Hoàng để nhờ vả chuyện này chuyện nọ, còn tôi không gọi lại được gì cả. Cứ như điện thoại một chiều vậy. Lại thêm thằng cha Sáu Hải ở kế bên nữa, như con lươn có thể luồn lách bất cứ chỗ nào. Hôm rồi tụi này có nghe mấy cha xây một tòa nhà khách sạn, có ngõ lời xin một phần hùn mấy cha cứ làm thinh như không biết nghe tiếng Việt vậy, vậy rồi lúc nãy bỗng nghe điện thoại réo cười cười nói nói như anh suôi nói với chị suôi...

- Vậy là không được hả chú? - Hương cắt ngang hỏi.

- Sao lại không được? - Người trưởng phòng nhăn mặt nói, tay ôm má như bị đau răng - Tôi không nhận lời tôi sa địa ngục với thằng cha Ba Hoàng. Nhưng tôi cũng cầu trời tòa nhà khách sạn có âm hồn báo oán xây tới đâu sập tới đó cho thằng cha Ba Hoàng xuống âm phủ luôn cho rồi.

- Vậy tụi cháu phải làm giấy tờ ở đâu?

- ở đây. Một mình tôi làm hết, số kiếp tôi như vậy mà. Cô chỉ cần để tên và địa chỉ lại đó thôi. Cả số điện thoại nữa. Và nói với thằng cha Ba Hoàng mọi chuyện coi như xong rồi. Và chừng nào tòa nhà khách sạn sập báo tin cho tôi biết để tôi chia vui.

Mọi chuyện hóa ra dễ dàng. Nhưng Lan lại sa sầm nét mặt. Cuộc sống mới mở ra trước mắt khiến cô gái nhỏ bồn chồn lo lắng. Hương đưa Lan về trong xóm Năm Từng rồi về nhà nhận được một bức thư Hương không thể ngờ tới được.
Một ngày và một đời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết