watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một ngày và một đời-Chương 9 - tác giả Lê văn thảo Lê văn thảo

Lê văn thảo

Chương 9

Tác giả: Lê văn thảo

Hương vẫn không thể nào thức sớm được. Đã bảy giờ rưỡi sáng. Hương hé mắt coi đồng hồ rồi nhắm mắt trở lại, lim dim nửa thức nửa ngủ, đầu óc lơ mơ trong một khoái cảm lười biếng ngọt ngào. Không thể tưởng tượng được sau này Hương sống chung với ai đó không phải là người bạn dễ tính như cô bạn Hột Mít này. Nhưng không thể ngủ lại được nữa Hương đành ngồi dậy, ưỡn thẳng người, mắt mở lớn nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ, nơi vừa tầm với tàng cây xanh mướt bên ngoài. Rồi nhìn quanh phòng. Lại thấy có thư trên bàn. Không việc gì phải đọc vội, Hương đủng đỉnh đi vào nhà tắm nhẩn nha hát một câu hát không biết từ bài hát nào. Rồi trở ra ngồi thừ trên giường. Giờ thì đọc thư cô bạn cùng phòng đây. Hóa ra không phải thư của cô ta mà cô ta chuyển thư lại của người khác, nhưng cũng tranh thủ viết thêm mấy chữ: "Tao ở nhà suốt ngày để tiếp khách của mày. Nàng Sầu Muộn đến thăm. Rồi anh chàng Việt kiều. Có ông Sáu Hải nào đó nói cần gặp mày gấp. Thư của hai người đó đây. Ông chú giám đốc của mày có điện lại cơ quan tao hỏi thăm mày, hỏi mày đi đâu, có lên Tây Nguyên làm dâu một ông tù trưởng nào đó không...".
Hương không lên Tây Nguyên. Từ Long Xuyên về Hương đi lên một tỉnh ở miền Đông theo yêu cầu của tòa soạn viết bài về một em bé mới hai tuổi đã biết đọc biết hát, biết ca ngợi hết lời tuy trong thâm tâm Hương thấy không cần thiết gì cả, đọc sớm hát sớm để làm gì. Tối hôm qua về tới Hương ngủ vùi, cô nàng Hột Mít có đủ tế nhị không đánh thức Hương dậy để trao thư.
Thư Tân viết:
"Hãng đã gởi vé máy bay cho anh kêu về Mỹ, vào ngày giờ... Báo cho em biết vậy thôi chớ điều đó không quan trọng gì. Cám ơn em về chuyến đi Long Xuyên. Giờ thì về Mỹ anh đã có cái để nhớ lại. Về cánh đồng nước, về ngôi mả của mẹ em. Giờ anh không đòi hỏi gì ở em nữa. Anh không muốn em hứa điều gì. Anh cũng vậy thôi, rồi chuyện gì đến sẽ đến. Chỉ có chuyện này anh mong ở em: em đừng viết gì về anh nữa. Anh không có vai trò gì trong chuyện tìm về quá khứ của em. Anh không đáng được như vậy. Hay em muốn anh cũng tìm về quá khứ của anh?...".
Hương không đọc hết lá thư. Thư Sáu Hải chỉ vẻn vẹn mấy chữ:
"Tôi có chuyện muốn nói với cô. Tôi đợi ở quán cà phê trước cửa tòa nhà lúc 11 giờ. Rất mong được gặp".
Lúc ra đi khóa cửa Hương còn bắt gặp một lá thư của Minh Thu dán ở cửa:
"Tao có thử đi ngang tòa nhà của mày nhưng chẳng thấy gì trong đó cả. Chỉ là một tòa nhà vậy thôi. Vậy mà mày tán đủ chuyện hết, chuyện tình ái hình sự giờ tới chuyện ma quái nữa. Tao cũng chịu khó đi vào trong rảo quanh một vòng, gặp vài người, có một tay đào mộ cổ nào đó rất có cá tính nhưng cũng lưu manh hết cỡ, ngôn ngữ có đủ thứ rác rưỡi trong đó. Nhưng tao rất thích, tao sẽ gặp lại tay ấy và nếu được mày nhường lại cho tao, tao sẽ dùng cho một thiên phóng sự nào đó phần nói về bến xe và vỉa hè...".
Hương e rằng sẽ có một bức thư nữa dán dưới gốc cây trước cửa chung cư. Cô nàng Hột Mít là một phóng viên năng nổ, viết được nhiều, nhưng chữ nghĩa rơi rớt như thế này còn nhiều hơn.
Mới chín giờ! Phải gặp Sáu Hải, nhưng từ giờ tới đó làm gì? Đi ăn cái đã! Nói tới ăn Hương liền thấy đói cồn cào, vào quán ăn một tô phở lớn ăn thêm chiếc bánh giò nữa. Một nửa tiền lương của Hương là để dành cho ăn. Lại nhẩn nha uống cà phê đá bỏ thật nhiều đường. Hương không thể bắt chước mẹ uống cà phê đắng được. Vẫn còn tiếng rưỡi. Không lẽ chạy rông ngoài đường. ở thành phố người đi chen chân này lại không dễ gì tìm người để nói chuyện. Không thể đến tòa soạn báo nhà được. Ông tổng biên tập có được đức tính quí báu là bất cứ gặp được người phóng viên nào cũng nghĩ ngay được một công việc để giao. Đành phải đến tòa soạn báo nàng Minh Thu. Nhưng không có cô ta ở đó cũng không có ma nào khác, phòng biên tập vắng tanh chỉ có chiếc quạt máy quay vù vù với mớ giấy báo bay lả tả. Hương ngồi xuống tẩn mẩn cầm lấy mái điện thoại quay một số quen thuộc. Tiếng Ba Hoàng vang lên:
"Hương đó hả? Lại đi biệt phải không? Về Long Xuyên à? Bà Ngoại có khỏe không? Đi với chàng k��© Việt kiều phải không? Có mả mẹ cháu dưới đó à? Cháu chuyển sang viết chuyện hư cấu hả? Thôi chú hiểu rồi, có dịp nào chú sẽ về thăm... Chú lại hứa phải không? Chú đang bận mà. Chú đang ký những chữ ký không phải tên chú. Cũng không còn bao lâu nữa cháu à, chú đâu có mong gì nữa, chỉ mong được nhìn thấy cháu lấy chồng, đẻ con, một đứa con gái giống hệt như cháu. Thằng Sáu Hải muốn gặp cháu à? Chú không biết, cháu muốn nói gì thì nói, chú tin cháu sẽ biết cách định liệu. Chú cũng tin những điều cháu sẽ viết ra. Nhưng sao cháu không đến thăm chú mà điện thoại như thế này? Hãy thương chú cháu à, thương lấy ông già này...".
Còn một tiếng. Không còn chỗ nào để đi nữa Hương đành đến quán ngồi đợi. Hương đi vào quán với vẻ nghiêm trang đỉnh đạc, có cảm giác khách trong quán đang quay lại nhìn mình. Có một chiếc bàn đằng góc khuất ở xa, về phía ngoài đường, từ đó có thể quan sát hai đầu đường cùng mọi người trong quán. Hương đến ngồi ở đó, như chuẩn bị tiến công qua tòa nhà vậy. Cô chủ quán mập mập trắng trẻo tươi cười với Hương. "Cà phê đen", Hương gọi lớn, nghe như tiếng mẹ mình vang lên ngày xưa.
Mặt đường bên ngoài rực nắng, có thể nhìn sang bên kia tòa nhà với những giàn giáo, những đống gạch đá cùng mặt sân bị đào xới lổ chổ, ngổn ngang những cây gỗ.
Cô chủ quán bưng cà phê đến và Hương bắt chuyện:
- Hồi xưa có một trận đánh ở tòa nhà bên kia phải không?
- Hồi nào?
- Hồi Tết Mậu Thân năm 68.
- Tôi không biết, hồi đó tôi còn nhỏ xíu mà. Chắc má tôi biết.
- Má chị đâu rồi?
- Má tôi chết rồi.
Hương không biết hỏi gì nữa. Nhưng cô chủ quán đã nhanh nhẩu nói tiếp:
- Hồi đó tôi còn nhỏ nhưng cũng nhớ được chút đỉnh. Lộn xộn dữ lắm. Lính tráng đầy đường uống rượu say vào quán quậy phá tùm lum. Tôi phụ má tôi bưng bàn cũng bị chúng kéo tay giựt tóc. Rồi chúng đánh lộn nhau, tụi quân cảnh kéo tới thế là quán như cái sân tập võ. Đó là đám lính trận chúng nói chúng sắp chết nên không còn sợ gì nữa. Có lần chúng qua gây sự với đám lính gác bên kia tòa nhà. Má tôi kể lại rằng có một cô gái xinh đẹp dễ thương không hiểu sao lại dính líu với một thằng Mỹ bên đó, bị nó lường gạt sao đó cứ bám theo nó đòi trả thù. Rồi có một thằng lính trận nào đó cũng mê mồi xông vào tiếp cô gái, thế là rùm beng lên hết...
- Rồi sao nữa?
- Tôi không biết, hồi đó tôi còn nhỏ mà, tôi chỉ nghe má tôi kể lại thôi. Rồi Tết đến súng nổ đều trời, cô gái lại đến cùng với thằng cảnh sát gác đường, có chiếc xe tải nhỏ chở đám thanh niên nhậu say ghé lại phía bên kia, cô gái chạy vào trong đám thanh niên nhậu say cũng chạy vào rồi không thấy gì nữa hết...
- Không thấy gì hết hả?
- Không thấy gì, tòa nhà dày bịt mà. Nhưng tôi biết làm chi chuyện bên đó, tôi lo thân tôi còn chưa xong. Tôi ghét đám lính lắm, ghét cay ghét đắng và rồi trời lại hại tôi: tôi lại lấy phải chồng lính. Những năm đó tôi không lấy lính thì lấy ai? Tôi lấy chồng được có mấy năm, đẻ được hai đứa con gái rồi chồng tôi biệt tích luôn, chắc đã chết mất xác rồi, giờ nhà này chỉ toàn đàn bà con gái...
Sáu Hải tới. Đúng mười một giờ, như ông ta chờ sẵn trước cửa quán để bước vào vậy. Đó là một người đàn ông chừng bốn mươi lăm tuổi, không cao không thấp nét mặt lạnh lùng khô khan không có gì đặc biệt. Hương nhớ có gặp ông ta vài lần rồi, dĩ nhiên ở chỗ Ba Hoàng, gặp gỡ thoáng qua không để lại ấn tượng gì. Vậy ra đây là người ngày xưa Hương đã ném trả trái quít đó sao.
- Cô đợi lâu không? - Sáu Hải đi thẳng đến chỗ Hương kéo ghế ngồi xuống vẻ vui vẻ tự nhiên một cách thừa thải - Vậy là cô đã bắt đầu thiên phóng sự của cô rồi. Tôi đọc rất kỹ, mang kiếng rà từng chữ, coi từng bài viết của cô như từng trái bom nổ vậy. Sau hai mươi năm một trận đánh nữa đã xảy ra bên kia tòa nhà. Không đúng như vậy sao? Cô coi kìa cả một công trình mấy trăm con người ta rần rần rộ rộ giờ vắng tanh vắng ngắt, cây cối ngổn ngang trông như một bãi hoang tàn. Cũng do những bài báo của cô đó. Nhưng thôi đó là chuyện tất nhiên ta không bàn tới nó nữa. Vừa rồi cô về dưới Long Xuyên aà?
- Cháu về thăm bà ngoại - Khó khăn lắm Hương mới mở miệng được - Bà ngoại cháu gởi lời thăm chú.
- Cả nhà cô chỉ có bà ngoại cô là thương tôi. Tôi cũng rất thương bà. Những bữa cơm tôi ăn được lúc về dưới Long Xuyên thăm cô hồi xưa là những bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Cô về dưới có tìm hiểu thêm được chuyện gì về mẹ cô không?
- Chú đọc báo rồi sẽ biết.
- Tôi sẽ đọc. Tôi đọc mà trong lòng cứ thấp thỏm: "Cô ta bươi móc chuyện gì nữa đây, sẽ giáng cho mình đòn gì nữa đây?".
- Cháu bày ra chuyện này hay sao?
- Không ai bày ra cả, tự nó xảy ra thôi. Một sự tình cờ chết người. Như xương cốt từ dưới đất trồi lên vậy.
- Không phải xương cốt đồng đội chú hay sao?
- Mình tưởng sao nó ra vậy cô à. Người chết không nói được gì mọi chuyện do người sống nghĩ ra thôi. Và như cái vòng lẩn quẩn: mẹ cô ngày xưa hướng dẫn tôi đi làm cách mạng, tôi thường xuyên về dưới Long Xuyên thăm cô, giờ cô lại là người canh giữ, phán xét tôi.
- Cháu không canh giữ phán xét gì cả. Cháu chỉ viết về mẹ cháu thôi. Đâu phải mẹ cháu muốn chết ngay tại tòa nhà này.
- Cô nghĩ tôi muốn à?
- Vậy chú cứ xây nhà đi.
- Anh Ba Hoàng bắt tôi phải ngưng. Tôi luôn chấp hành lịnh của anh Ba Hoàng, hồi xưa cũng như bây giờ. Anh Ba Hoàng đã đâm đơn xin về hưu rồi cô biết chưa?
- Về hưu trong lúc này à?
- Tôi không biết, đó là chuyện của anh Ba Hoàng. Tôi không đánh giá gì về anh Ba Hoàng cả, xưa nay tôi không hề chê trách anh ấy điều gì. Anh ấy có nhiều khuyết điểm, nhưng cũng có nhiều ưu điểm. Còn hơn những người không có gì cả.
- Chú có tin gì cho cháu nữa không?
- Có đấy. Nhưng hôm nay tôi chỉ muốn nói chuyện riêng với cô thôi. Nếu cô ngưng các bài báo, cô đòi hỏi gì ở tôi?
- Một kiểu trả giá à?
- Cô hiểu thế nào cũng được. Công việc của tôi bây giờ là kinh doanh, mọi việc đều có giá cả hết thôi. Nhưng cô đừng lo, tôi chỉ làm những gì luật pháp cho phép.
- Chú dám cho cháu một phòng trong khách sạn đó lắm.
- Tôi có thể làm nếu tôi tính toán được. Những nhà doanh nghiệp khác làm khác tôi hay sao?
- Nhưng chú làm giàu kịp không, chú cũng lớn tuổi rồi?
- Tôi không hy vọng trở thành người giàu có nhưng tôi rất sợ phải sống nghèo khổ. Mười năm trong trại mồ côi đủ cho tôi rồi. Mười năm làm cách mạng tôi cũng đã cống hiến tất cả. Giờ còn mười năm tôi lo cho nhà nước phần nào, phần còn lại tôi phải lo cho tôi, cho vợ chồng tôi có được khoản tiền tiết kiệm sống lúc tuổi già và đám con tôi học hành tới nơi tới chốn. Đời tôi như vậy thật là cân phân cô còn trách tôi điều gì?
- Đã nói chú cứ xây nhà đi mà.
- Tôi xây làm sao được trong lúc các bài báo của cô cứ như bom nổ từng tràng như thế này? Không biết cô nghĩ về tôi như thế nào. Cô biết không, hôm trước ngày làm lễ động thổ xây dựng tòa nhà tôi và anh Ba Hoàng có đến đây, ngồi ngay tại quán cà phê này nhìn sang tòa nhà nhắc lại chuyện cũ, chúng tôi ngồi suốt buổi nhắc lại không sót chuyện gì và rồi cuối cùng anh Ba Hoàng nói: "Phải chi trận ấy tôi trẻ hơn một chút, và cậu lớn hơn một chút, hai chúng ta đều đã dự trận ấy". Vậy chúng tôi không dự trận đánh ấy đâu phải lỗi ở chúng tôi.
- Chú à, cháu không hề nói chuyện lỗi phải gì trong các bài báo của cháu cả, không có một chữ nào nói về điều đó. Cháu chỉ viết về mẹ cháu, vậy thôi. Và cháu đã yên tâm rồi. Hôm rồi về dưới Long Xuyên cháu thấy có ngôi mả mẹ cháu dưới đó, không có gì trong đó cả và chỉ do một người dân thường đắp lên thôi, nhưng cháu nghĩ như vậy hương hồn của mẹ cháu cũng được yên ấm rồi.
- Vậy sao cô vẫn viết, những bài báo vẫn cứ được đăng?
- Cháu không dừng được, câu chuyện tự nó tiếp nối chớ không phải do cháu. Cháu có viết về tòa nhà nữa đâu?
- Cô không nói nhưng rẫn thấy có xương cốt trong đó, các hương hồn do vậy cứ lảng vảng và chúng tôi như những người chết chưa được chôn. Tiện đây tôi cũng xin báo cô một tin: thợ đào móng vừa tìm được xương nữa, nhưng không phải xương người của ta.
- Của Mỹ à?
- Tôi thấy rõ cô không tin tôi.
- Chú lại bày chuyện gì nữa phải không?
- Cô cứ qua bên kia hỏi đám thợ, có tay út Mặt Mâm quen cô mới vào làm đó. Vậy câu chuyện của cô đã gần khép kín rồi đó.
- Cháu không hiểu tại sao lại có xương Mỹ trong đó. Sau trận đánh bọn Mỹ không chôn người của chúng à?
- Tôi không biết, tôi không phải là người Mỹ. Nhưng tay út Mặt Mâm của cô nói rằng anh ta có biết trận đánh đó, lúc xảy ra trận đánh anh ta có vào coi và nói rằng không có xương cốt nào của người của ta cả, đã cháy thành tro bụi hết, chỉ còn lại xương của tụi Mỹ thôi. Rồi sau trận đánh tụi Mỹ thối chí và cũng muốn che dấu cho đánh sập tòa nhà, làm mồ chôn tất cả xác người của chúng.
- Vậy sao mấy hôm rồi đào được xương người của ta?
- Tay út Mặt Mâm nói chính anh ta đem từ ngoài nghĩa địa vào để tráo lấy xương Mỹ đem ra.
- Chi vậy?
- Để đem bán. Xương Mỹ đang được giá mà. Anh ta nói sẵn sàng viết lời khai như thế. Cô dám viết chuyện đó vào các bài báo của cô không, hay để tôi nhờ báo khác?
- Chú trả giá tay út Mặt Mâm như thế nào?
- Tôi không có gì phải khai với cô cả, cô cứ qua bên kia hỏi chuyện, cô có thẻ nhà báo mà. Thôi buổi nói chuyện của chúng ta hôm nay coi như chấm dứt. Xin chào cô!



Hương vẫn không thể nào thức sớm được. Đã bảy giờ rưỡi sáng. Hương hé mắt coi đồng hồ rồi nhắm mắt trở lại, lim dim nửa thức nửa ngủ, đầu óc lơ mơ trong một khoái cảm lười biếng ngọt ngào. Không thể tưởng tượng được sau này Hương sống chung với ai đó không phải là người bạn dễ tính như cô bạn Hột Mít này. Nhưng không thể ngủ lại được nữa Hương đành ngồi dậy, ưỡn thẳng người, mắt mở lớn nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ, nơi vừa tầm với tàng cây xanh mướt bên ngoài. Rồi nhìn quanh phòng. Lại thấy có thư trên bàn. Không việc gì phải đọc vội, Hương đủng đỉnh đi vào nhà tắm nhẩn nha hát một câu hát không biết từ bài hát nào. Rồi trở ra ngồi thừ trên giường. Giờ thì đọc thư cô bạn cùng phòng đây. Hóa ra không phải thư của cô ta mà cô ta chuyển thư lại của người khác, nhưng cũng tranh thủ viết thêm mấy chữ: "Tao ở nhà suốt ngày để tiếp khách của mày. Nàng Sầu Muộn đến thăm. Rồi anh chàng Việt kiều. Có ông Sáu Hải nào đó nói cần gặp mày gấp. Thư của hai người đó đây. Ông chú giám đốc của mày có điện lại cơ quan tao hỏi thăm mày, hỏi mày đi đâu, có lên Tây Nguyên làm dâu một ông tù trưởng nào đó không...".

Hương không lên Tây Nguyên. Từ Long Xuyên về Hương đi lên một tỉnh ở miền Đông theo yêu cầu của tòa soạn viết bài về một em bé mới hai tuổi đã biết đọc biết hát, biết ca ngợi hết lời tuy trong thâm tâm Hương thấy không cần thiết gì cả, đọc sớm hát sớm để làm gì. Tối hôm qua về tới Hương ngủ vùi, cô nàng Hột Mít có đủ tế nhị không đánh thức Hương dậy để trao thư.

Thư Tân viết:

"Hãng đã gởi vé máy bay cho anh kêu về Mỹ, vào ngày giờ... Báo cho em biết vậy thôi chớ điều đó không quan trọng gì. Cám ơn em về chuyến đi Long Xuyên. Giờ thì về Mỹ anh đã có cái để nhớ lại. Về cánh đồng nước, về ngôi mả của mẹ em. Giờ anh không đòi hỏi gì ở em nữa. Anh không muốn em hứa điều gì. Anh cũng vậy thôi, rồi chuyện gì đến sẽ đến. Chỉ có chuyện này anh mong ở em: em đừng viết gì về anh nữa. Anh không có vai trò gì trong chuyện tìm về quá khứ của em. Anh không đáng được như vậy. Hay em muốn anh cũng tìm về quá khứ của anh?...".

Hương không đọc hết lá thư. Thư Sáu Hải chỉ vẻn vẹn mấy chữ:

"Tôi có chuyện muốn nói với cô. Tôi đợi ở quán cà phê trước cửa tòa nhà lúc 11 giờ. Rất mong được gặp".

Lúc ra đi khóa cửa Hương còn bắt gặp một lá thư của Minh Thu dán ở cửa:

"Tao có thử đi ngang tòa nhà của mày nhưng chẳng thấy gì trong đó cả. Chỉ là một tòa nhà vậy thôi. Vậy mà mày tán đủ chuyện hết, chuyện tình ái hình sự giờ tới chuyện ma quái nữa. Tao cũng chịu khó đi vào trong rảo quanh một vòng, gặp vài người, có một tay đào mộ cổ nào đó rất có cá tính nhưng cũng lưu manh hết cỡ, ngôn ngữ có đủ thứ rác rưỡi trong đó. Nhưng tao rất thích, tao sẽ gặp lại tay ấy và nếu được mày nhường lại cho tao, tao sẽ dùng cho một thiên phóng sự nào đó phần nói về bến xe và vỉa hè...".

Hương e rằng sẽ có một bức thư nữa dán dưới gốc cây trước cửa chung cư. Cô nàng Hột Mít là một phóng viên năng nổ, viết được nhiều, nhưng chữ nghĩa rơi rớt như thế này còn nhiều hơn.

Mới chín giờ! Phải gặp Sáu Hải, nhưng từ giờ tới đó làm gì? Đi ăn cái đã! Nói tới ăn Hương liền thấy đói cồn cào, vào quán ăn một tô phở lớn ăn thêm chiếc bánh giò nữa. Một nửa tiền lương của Hương là để dành cho ăn. Lại nhẩn nha uống cà phê đá bỏ thật nhiều đường. Hương không thể bắt chước mẹ uống cà phê đắng được. Vẫn còn tiếng rưỡi. Không lẽ chạy rông ngoài đường. ở thành phố người đi chen chân này lại không dễ gì tìm người để nói chuyện. Không thể đến tòa soạn báo nhà được. Ông tổng biên tập có được đức tính quí báu là bất cứ gặp được người phóng viên nào cũng nghĩ ngay được một công việc để giao. Đành phải đến tòa soạn báo nàng Minh Thu. Nhưng không có cô ta ở đó cũng không có ma nào khác, phòng biên tập vắng tanh chỉ có chiếc quạt máy quay vù vù với mớ giấy báo bay lả tả. Hương ngồi xuống tẩn mẩn cầm lấy mái điện thoại quay một số quen thuộc. Tiếng Ba Hoàng vang lên:

"Hương đó hả? Lại đi biệt phải không? Về Long Xuyên à? Bà Ngoại có khỏe không? Đi với chàng k��© Việt kiều phải không? Có mả mẹ cháu dưới đó à? Cháu chuyển sang viết chuyện hư cấu hả? Thôi chú hiểu rồi, có dịp nào chú sẽ về thăm... Chú lại hứa phải không? Chú đang bận mà. Chú đang ký những chữ ký không phải tên chú. Cũng không còn bao lâu nữa cháu à, chú đâu có mong gì nữa, chỉ mong được nhìn thấy cháu lấy chồng, đẻ con, một đứa con gái giống hệt như cháu. Thằng Sáu Hải muốn gặp cháu à? Chú không biết, cháu muốn nói gì thì nói, chú tin cháu sẽ biết cách định liệu. Chú cũng tin những điều cháu sẽ viết ra. Nhưng sao cháu không đến thăm chú mà điện thoại như thế này? Hãy thương chú cháu à, thương lấy ông già này...".

Còn một tiếng. Không còn chỗ nào để đi nữa Hương đành đến quán ngồi đợi. Hương đi vào quán với vẻ nghiêm trang đỉnh đạc, có cảm giác khách trong quán đang quay lại nhìn mình. Có một chiếc bàn đằng góc khuất ở xa, về phía ngoài đường, từ đó có thể quan sát hai đầu đường cùng mọi người trong quán. Hương đến ngồi ở đó, như chuẩn bị tiến công qua tòa nhà vậy. Cô chủ quán mập mập trắng trẻo tươi cười với Hương. "Cà phê đen", Hương gọi lớn, nghe như tiếng mẹ mình vang lên ngày xưa.

Mặt đường bên ngoài rực nắng, có thể nhìn sang bên kia tòa nhà với những giàn giáo, những đống gạch đá cùng mặt sân bị đào xới lổ chổ, ngổn ngang những cây gỗ.

Cô chủ quán bưng cà phê đến và Hương bắt chuyện:

- Hồi xưa có một trận đánh ở tòa nhà bên kia phải không?

- Hồi nào?

- Hồi Tết Mậu Thân năm 68.

- Tôi không biết, hồi đó tôi còn nhỏ xíu mà. Chắc má tôi biết.

- Má chị đâu rồi?

- Má tôi chết rồi.

Hương không biết hỏi gì nữa. Nhưng cô chủ quán đã nhanh nhẩu nói tiếp:

- Hồi đó tôi còn nhỏ nhưng cũng nhớ được chút đỉnh. Lộn xộn dữ lắm. Lính tráng đầy đường uống rượu say vào quán quậy phá tùm lum. Tôi phụ má tôi bưng bàn cũng bị chúng kéo tay giựt tóc. Rồi chúng đánh lộn nhau, tụi quân cảnh kéo tới thế là quán như cái sân tập võ. Đó là đám lính trận chúng nói chúng sắp chết nên không còn sợ gì nữa. Có lần chúng qua gây sự với đám lính gác bên kia tòa nhà. Má tôi kể lại rằng có một cô gái xinh đẹp dễ thương không hiểu sao lại dính líu với một thằng Mỹ bên đó, bị nó lường gạt sao đó cứ bám theo nó đòi trả thù. Rồi có một thằng lính trận nào đó cũng mê mồi xông vào tiếp cô gái, thế là rùm beng lên hết...

- Rồi sao nữa?

- Tôi không biết, hồi đó tôi còn nhỏ mà, tôi chỉ nghe má tôi kể lại thôi. Rồi Tết đến súng nổ đều trời, cô gái lại đến cùng với thằng cảnh sát gác đường, có chiếc xe tải nhỏ chở đám thanh niên nhậu say ghé lại phía bên kia, cô gái chạy vào trong đám thanh niên nhậu say cũng chạy vào rồi không thấy gì nữa hết...

- Không thấy gì hết hả?

- Không thấy gì, tòa nhà dày bịt mà. Nhưng tôi biết làm chi chuyện bên đó, tôi lo thân tôi còn chưa xong. Tôi ghét đám lính lắm, ghét cay ghét đắng và rồi trời lại hại tôi: tôi lại lấy phải chồng lính. Những năm đó tôi không lấy lính thì lấy ai? Tôi lấy chồng được có mấy năm, đẻ được hai đứa con gái rồi chồng tôi biệt tích luôn, chắc đã chết mất xác rồi, giờ nhà này chỉ toàn đàn bà con gái...

Sáu Hải tới. Đúng mười một giờ, như ông ta chờ sẵn trước cửa quán để bước vào vậy. Đó là một người đàn ông chừng bốn mươi lăm tuổi, không cao không thấp nét mặt lạnh lùng khô khan không có gì đặc biệt. Hương nhớ có gặp ông ta vài lần rồi, dĩ nhiên ở chỗ Ba Hoàng, gặp gỡ thoáng qua không để lại ấn tượng gì. Vậy ra đây là người ngày xưa Hương đã ném trả trái quít đó sao.

- Cô đợi lâu không? - Sáu Hải đi thẳng đến chỗ Hương kéo ghế ngồi xuống vẻ vui vẻ tự nhiên một cách thừa thải - Vậy là cô đã bắt đầu thiên phóng sự của cô rồi. Tôi đọc rất kỹ, mang kiếng rà từng chữ, coi từng bài viết của cô như từng trái bom nổ vậy. Sau hai mươi năm một trận đánh nữa đã xảy ra bên kia tòa nhà. Không đúng như vậy sao? Cô coi kìa cả một công trình mấy trăm con người ta rần rần rộ rộ giờ vắng tanh vắng ngắt, cây cối ngổn ngang trông như một bãi hoang tàn. Cũng do những bài báo của cô đó. Nhưng thôi đó là chuyện tất nhiên ta không bàn tới nó nữa. Vừa rồi cô về dưới Long Xuyên aà?

- Cháu về thăm bà ngoại - Khó khăn lắm Hương mới mở miệng được - Bà ngoại cháu gởi lời thăm chú.

- Cả nhà cô chỉ có bà ngoại cô là thương tôi. Tôi cũng rất thương bà. Những bữa cơm tôi ăn được lúc về dưới Long Xuyên thăm cô hồi xưa là những bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Cô về dưới có tìm hiểu thêm được chuyện gì về mẹ cô không?

- Chú đọc báo rồi sẽ biết.

- Tôi sẽ đọc. Tôi đọc mà trong lòng cứ thấp thỏm: "Cô ta bươi móc chuyện gì nữa đây, sẽ giáng cho mình đòn gì nữa đây?".

- Cháu bày ra chuyện này hay sao?

- Không ai bày ra cả, tự nó xảy ra thôi. Một sự tình cờ chết người. Như xương cốt từ dưới đất trồi lên vậy.

- Không phải xương cốt đồng đội chú hay sao?

- Mình tưởng sao nó ra vậy cô à. Người chết không nói được gì mọi chuyện do người sống nghĩ ra thôi. Và như cái vòng lẩn quẩn: mẹ cô ngày xưa hướng dẫn tôi đi làm cách mạng, tôi thường xuyên về dưới Long Xuyên thăm cô, giờ cô lại là người canh giữ, phán xét tôi.

- Cháu không canh giữ phán xét gì cả. Cháu chỉ viết về mẹ cháu thôi. Đâu phải mẹ cháu muốn chết ngay tại tòa nhà này.

- Cô nghĩ tôi muốn à?

- Vậy chú cứ xây nhà đi.

- Anh Ba Hoàng bắt tôi phải ngưng. Tôi luôn chấp hành lịnh của anh Ba Hoàng, hồi xưa cũng như bây giờ. Anh Ba Hoàng đã đâm đơn xin về hưu rồi cô biết chưa?

- Về hưu trong lúc này à?

- Tôi không biết, đó là chuyện của anh Ba Hoàng. Tôi không đánh giá gì về anh Ba Hoàng cả, xưa nay tôi không hề chê trách anh ấy điều gì. Anh ấy có nhiều khuyết điểm, nhưng cũng có nhiều ưu điểm. Còn hơn những người không có gì cả.

- Chú có tin gì cho cháu nữa không?

- Có đấy. Nhưng hôm nay tôi chỉ muốn nói chuyện riêng với cô thôi. Nếu cô ngưng các bài báo, cô đòi hỏi gì ở tôi?

- Một kiểu trả giá à?

- Cô hiểu thế nào cũng được. Công việc của tôi bây giờ là kinh doanh, mọi việc đều có giá cả hết thôi. Nhưng cô đừng lo, tôi chỉ làm những gì luật pháp cho phép.

- Chú dám cho cháu một phòng trong khách sạn đó lắm.

- Tôi có thể làm nếu tôi tính toán được. Những nhà doanh nghiệp khác làm khác tôi hay sao?

- Nhưng chú làm giàu kịp không, chú cũng lớn tuổi rồi?

- Tôi không hy vọng trở thành người giàu có nhưng tôi rất sợ phải sống nghèo khổ. Mười năm trong trại mồ côi đủ cho tôi rồi. Mười năm làm cách mạng tôi cũng đã cống hiến tất cả. Giờ còn mười năm tôi lo cho nhà nước phần nào, phần còn lại tôi phải lo cho tôi, cho vợ chồng tôi có được khoản tiền tiết kiệm sống lúc tuổi già và đám con tôi học hành tới nơi tới chốn. Đời tôi như vậy thật là cân phân cô còn trách tôi điều gì?

- Đã nói chú cứ xây nhà đi mà.

- Tôi xây làm sao được trong lúc các bài báo của cô cứ như bom nổ từng tràng như thế này? Không biết cô nghĩ về tôi như thế nào. Cô biết không, hôm trước ngày làm lễ động thổ xây dựng tòa nhà tôi và anh Ba Hoàng có đến đây, ngồi ngay tại quán cà phê này nhìn sang tòa nhà nhắc lại chuyện cũ, chúng tôi ngồi suốt buổi nhắc lại không sót chuyện gì và rồi cuối cùng anh Ba Hoàng nói: "Phải chi trận ấy tôi trẻ hơn một chút, và cậu lớn hơn một chút, hai chúng ta đều đã dự trận ấy". Vậy chúng tôi không dự trận đánh ấy đâu phải lỗi ở chúng tôi.

- Chú à, cháu không hề nói chuyện lỗi phải gì trong các bài báo của cháu cả, không có một chữ nào nói về điều đó. Cháu chỉ viết về mẹ cháu, vậy thôi. Và cháu đã yên tâm rồi. Hôm rồi về dưới Long Xuyên cháu thấy có ngôi mả mẹ cháu dưới đó, không có gì trong đó cả và chỉ do một người dân thường đắp lên thôi, nhưng cháu nghĩ như vậy hương hồn của mẹ cháu cũng được yên ấm rồi.

- Vậy sao cô vẫn viết, những bài báo vẫn cứ được đăng?

- Cháu không dừng được, câu chuyện tự nó tiếp nối chớ không phải do cháu. Cháu có viết về tòa nhà nữa đâu?

- Cô không nói nhưng rẫn thấy có xương cốt trong đó, các hương hồn do vậy cứ lảng vảng và chúng tôi như những người chết chưa được chôn. Tiện đây tôi cũng xin báo cô một tin: thợ đào móng vừa tìm được xương nữa, nhưng không phải xương người của ta.

- Của Mỹ à?

- Tôi thấy rõ cô không tin tôi.

- Chú lại bày chuyện gì nữa phải không?

- Cô cứ qua bên kia hỏi đám thợ, có tay út Mặt Mâm quen cô mới vào làm đó. Vậy câu chuyện của cô đã gần khép kín rồi đó.

- Cháu không hiểu tại sao lại có xương Mỹ trong đó. Sau trận đánh bọn Mỹ không chôn người của chúng à?

- Tôi không biết, tôi không phải là người Mỹ. Nhưng tay út Mặt Mâm của cô nói rằng anh ta có biết trận đánh đó, lúc xảy ra trận đánh anh ta có vào coi và nói rằng không có xương cốt nào của người của ta cả, đã cháy thành tro bụi hết, chỉ còn lại xương của tụi Mỹ thôi. Rồi sau trận đánh tụi Mỹ thối chí và cũng muốn che dấu cho đánh sập tòa nhà, làm mồ chôn tất cả xác người của chúng.

- Vậy sao mấy hôm rồi đào được xương người của ta?

- Tay út Mặt Mâm nói chính anh ta đem từ ngoài nghĩa địa vào để tráo lấy xương Mỹ đem ra.

- Chi vậy?

- Để đem bán. Xương Mỹ đang được giá mà. Anh ta nói sẵn sàng viết lời khai như thế. Cô dám viết chuyện đó vào các bài báo của cô không, hay để tôi nhờ báo khác?

- Chú trả giá tay út Mặt Mâm như thế nào?

- Tôi không có gì phải khai với cô cả, cô cứ qua bên kia hỏi chuyện, cô có thẻ nhà báo mà. Thôi buổi nói chuyện của chúng ta hôm nay coi như chấm dứt. Xin chào cô!
Một ngày và một đời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết