watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một ngày và một đời-Chương 5 - tác giả Lê văn thảo Lê văn thảo

Lê văn thảo

Chương 5

Tác giả: Lê văn thảo

Đêm thức khuya gõ máy chữ đến hơn bảy giờ Hương vẫn còn ngủ say. Có tiếng gõ cửa. Hương thức dậy ngồi lên rồi lại nằm xuống. Chắc đám bạn gái ở tòa soạn hoặc anh chàng Việt kiều. Cô bạn Minh Thu "Hột Mít" ở chung phòng đã đi mất rồi, ngày nào cũng vậy tuy rằng cô ta không bao giờ ăn sáng (sợ mập) hoặc có anh bồ nào hẹn gặp. Căn phòng hiện lên cảnh bừa bộn không thể tả được, như thường thấy ở những cô gái chưa chồng, khắp nơi vương vải nào sách báo, chén dĩa dơ chưa rửa, chăn màn, cặp tóc, quần áo lót và rất nhiều những băng cát-xét tài liệu của giới nhà báo. Hương ngồi dậy ưỡn người ngáp dài, nói vọng ra: "Đợi chút!", rồi thò đôi chân trần xuống sàn tìm đôi dép đi vào nhà tắm. Phòng nhỏ xíu nhưng có toa lét riêng, cũng đỡ khổ cho đôi bạn gái. Hương tắm rửa rất lâu, chải tóc coi kiếng coi có sợi tóc bạc nào không. Không hiểu sao Hương nghĩ mình có sợi tóc bạc nào đó cô không nhìn thấy được. Nhưng chẳng có sợi tóc bạc nào cả. Cô gái thở dài tỏ vẻ thất vọng, mặc quần áo vào đi ra tìm chìa khóa mở cửa.
Lan, cô gái nhỏ trong băng út Mặt Mâm. Thật đáng ngạc nhiên.
- Sao em biết chị ở đây? - Hương cau mặt hỏi, nhưng cũng thấy vui mừng - Em tìm chị có việc gì không? Em vô đi!
Lan bước vào phòng đưa mắt e dè nhìn quanh nói:
- Phòng chị đẹp quá! Chị ở một mình hả? Ôi phải chi em có được căn phòng như vầy!
- Phòng vầy mà đẹp cái gì - Hương nói kéo ghế cho Lan ngồi - Em ngồi đây đi. Em tìm chị có việc gì, nói đi!
- Chị cho em thở một chút - Lan nói, bắt đầu thở phập phồng, như nãy giờ cô không được thở - Em leo sáu tầng lầu mệt muốn chết. Sao chị ở cao quá vầy nè? Nhưng ở đây mát quá! Chị ở nhà lầu sướng thật!
- Em đúng là con gái nhà quê - Hương cười nói - ở chung cư như vầy là thuộc dân nghèo thành phố đó em ơi. Chị quen nhiều nhà giàu lắm, để bữa nào chị dẫn em đi coi. Thôi có chuyện gì em nói đi, chị bận lắm.
- Chuyện gì?
- Vậy em tới đây làm chi?
- à đúng rồi, có chuyện... Nhưng chị có thư ai đây nè?
- Của cô bạn cùng phòng với chị đó mà.
- Cùng phòng mà cũng viết thư hả?
- Dân phóng viên tụi chị nhiều chữ nghĩa lắm. Em đọc dùm chị coi.
- Em không biết chữ.
- Ôi khổ thân em gái tôi - Hương lấy thư mở ra đọc, vừa đọc và bình luận - Tao đi đằng này một chút, có việc quan trọng. Không quan trọng gì đâu. Sẽ kể cho mày nghe sau. Dĩ nhiên rồi. Chiều tao về mày đợi cơm ta. Không đợi được đâu. à quên báo mày chuyện này. Lại quên. Hôm qua anh chàng Việt kiều đến đợi mày suốt buổi, bảo mày gọi lại số... Không mắc mớ gì phải gọi.
Hương vò lá thư ngó dáo dác không biết ném vào đâu - Bây giờ em chịu nói chuyện với chị chưa?
- Anh út Mặt Mâm vào làm bảo vệ trong khu tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi chị biết chưa?
- Chưa.
- Anh ấy nói có quen ông Sáu Hải nào đó trong đó. Anh ấy nói trong đó thế nào cũng có xương Mỹ, anh ấy vào trong đó để lục tìm.
- Chi vậy?
- Để bán. Anh ấy nói xương Mỹ bán được giá lắm. Có dịch vụ như thế. Có không chị?
- Chị không biết. Em biết làm chi những chuyện đó?
- Em nghe anh út Mặt Mâm nói vậy thôi. Anh út không dấu em chuyện gì đâu, anh ấy thương em lắm. Nhưng em cũng thương chị, em nghe chị hỏi chuyện mẹ chị nên em mới tới đây báo cho chị biết.
Hương đứng dậy sửa soạn đồ đạc, mang túi xách vào kéo Lan ra ngoài cửa khóa lại nói:
- Thôi chuyện đó tính sau, giờ em đi ăn sáng với chị cái đã. Chị đói lắm rồi. Em ốm quá, con gái mười bảy mà nhỏ xíu như vầy. Em coi chị ăn nhiều mới cao lớn được như vầy nè. Em đốn mía làm sao lá mía cắt mặt em đến nông nổi như vậy? Chị kêu em tên Lan thôi nghe, không có Sầu Muộn gì hết. Tên gì nghe kỳ cục quá, như trong tiểu thuyết nhiều kỳ của báo chị vậy. Phải chị giàu một chút chị sẽ nuôi em. Em ở chi với út Mặt Mâm, em có là vợ anh ta đâu mà ngồi tò tò dưới chân như vậy?
- Anh út nói chừng bán được xương Mỹ anh ấy sẽ cho em đi học may.
- Em bỏ chuyện đó đi. Em ăn hủ tíu hay phở?
Họ xuống lầu đi ra đường dọc theo hè đường có hàng me râm mát. Lá me khô rơi lăn tăn trên đầu họ. Hương đi sát vào Lan, thỉnh thoảng liếc nhìn sang cô gái nhỏ. Lan chỉ cao tới vai Hương, hơi gầy nhưng rắn chắc, bộ ngực tròn trịa thật đẹp, tay chân thon thả, nếu không có nước da đen đúa và bộ mặt đầy vết cắt hẳn đó là một cô gái đẹp. Họ dừng lại ở một trạm điện thoại công cộng và Hương vào quay số gọi. Không có ai nhấc máy cả, như đó là một địa chỉ vô danh vậy. Hương dẫn Lan đi tiếp, vào một tiệm phở, khách ồn ào Hương kêu hai tô lớn, hai cô gái ăn một loáng là hết. Rồi Lan đòi uống cà phê.
- Ô hay, con nhỏ này! - Hương kêu lên.
- Em còn uống rượu, hút thuốc nữa đó chị ơi! - Lan thản nhiên nói.
- Không được rồi, em phải về ở với chị thôi.
- Nhưng chị sắp lấy chồng rồi mà?
- Lấy ai?
- Thì ông Việt kiều nào đó... để làm chi?
- Thì để đó thôi.
Họ đến quán cà phê và Lan bỗng nói:
- Em muốn lấy chồng quá chị ơi!
- Ôi con nhỏ quỉ này - Hương nhăn mặt kêu lên - Em còn nhỏ xíu mà?
- Không phải em ham chuyện đó đâu - Lan buồn rầu nói - Cũng tại... Nhưng có ai tìm chị kìa!
Một thanh niên cao lớn trắng trẻo, chừng ba mươi tuổi bước vào quán ngó dáo dác rồi đi thẳng lại bàn hai người tự nhiên kéo ghế ngồi xuống tươi cười nói:
- Chào em! - Anh thanh niên nói với Hương - Anh đến nhà không gặp biết là em ở đây. Cô bạn nào đây? - Anh quay sang Lan - Chào cô! Tôi phải gọi như thế nào đây?
Hương cau mặt:
- Không biết thì đừng gọi.
Anh thanh niên thôi cười:
- Em giận anh chuyện gì?
- Anh cho số điện thoại ở chỗ nào vậy?
- Em có gọi hả?
- Em nghe nó reo như bị nghẹn họng vậy.
- Chắc lúc đó tụi anh đang nghe nhạc.
- Có nhạc nghe rồi còn cần điện thoại làm gì?
- Anh xin lỗi, anh mong gặp em mà. Anh có chuyện muốn nói với em.
- Anh nói đi, em Lan nghe chuyện mình cũng được. Em muốn nghe chuyện Việt kiều không hả Lan?
- Phải, tôi là Việt kiều đây cô Lan à. Tôi tên Tân, gốc người Sài Gòn, cả mấy đời đều ở Sài Gòn, giờ tôi là người khách của quê hương mình. Tôi về đây làm ăn buôn bán rồi phải trở về Mỹ. Anh phải trở về Mỹ một thời gian Hương à.
- Anh về đi.
- Rồi anh sẽ trở qua. Do công việc làm ăn, mọi việc đã được tính trước hết rồi. Anh đâu ngờ được gặp em. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, thời buổi bây giờ ở xa mấy chỉ vù một cái là tới. Điều anh mong muốn là chúng mình phải có gì gắn bó với nhau.
- Là cái gì vậy?
- Đó là điều anh muốn hỏi em. Em chưa nói gì với anh cả.
Hương cúi đầu mỉm cười, ngẫm nghĩ một lúc rồi quay sang Lan.
- Anh Tân là nhà doanh nghiệp ngành xây cất đó Lan à, nhưng anh ấy không xây tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi.
Tân cau mặt:
- Tòa nhà đó có cái gì mà nghe em nói hoài vậy?
Hương không nghe Tân hỏi, tiếp tục với Lan:
-Anh Tân về nước cưới vợ đó em à. Dạo này Việt kiều về nước cưới vợ nhiều lắm.
- Anh không hề nghĩ đến chuyện về đây cưới vợ - Tân nói, như chuẩn bị kể một câu chuyện dài - ở bên Mỹ anh cũng không hề gắn bó với một cô gái nào khác. Không phải do bận làm ăn. Cũng không phải do thiếu tình yêu. Nhưng do cái gì khác thì anh không biết. Anh kể em nghe chuyện này. Có một lần vào dịp nghỉ cuối tuần anh cùng đám bạn đi chơi trong rừng, mùa đông tuyết phủ trắng xóa cả, khu rừng bạch dương thật yên tĩnh, có những chỗ tuyết tan nước chảy thành những con suối nhỏ. Tụi anh gom cành khô đốt một đống lửa lớn trải chăn nằm cạnh bên bày đồ ăn ra ăn uống, vặn máy nhạc nhảy nhót cười đùa, cảnh như thiên đường. Nhưng rồi cuộc vui cũng tàn ai nấy ngủ cả nhưng anh mãi không ngủ được. Anh thấy mình có tất cả nhưng lại không có gì. Anh vùi đầu vào trong chăn mong giấc ngủ đến, cho đến gần sáng anh mới chợp mắt được một chút. Và lạ sao trong cơn mơ màng anh thấy có dòng sông nước chảy, gió thổi trên đồng lúa, mùi khói đốt đồng và tiếng sáo diều văng vẳng trên tầng cao. Làm sao anh thấy được những cái đó? Anh ở thành phố rồi đi Mỹ, giòng họ mấy đời cũng ở đây, hay anh có được những cái đó là do được truyền lại từ bao kiếp trước?
- ở bên Mỹ anh ở chợ hay ở quê?
- ở giữa hai chỗ ấy. Nhưng mỗi năm anh lại dời ra xa một chút, về hướng nông thôn. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi. Một lần ra ngồi giữa đồng buồn không biết làm gì anh đưa tay bứt một nắm cỏ đưa lên ngửi thấy cỏ cũng không phải là cỏ của xứ mình. Nhưng dù thế nào bọn thanh niên tụi anh cũng có thể sống được. Những người già mới thật thảm thương. ở bên đó không có lệ cha mẹ sống chung với con cái, hai ông bà già của tụi anh phải sống riêng, tuy cùng chung một chung cư thôi nhưng cha mẹ con cái chỉ có thể gặp nhau trong thang máy. Có khi gần cả năm anh không gặp ông bà già anh. Là do bận mần ăn mà. Thấy vậy tụi anh bèn bàn với nhau hùn tiền mua cho ông bà già căn nhà ở ngoại ô, nghĩ ông bà già sống với vườn tược cây trái có khi đỡ nhớ nhà hơn. Nhưng rồi tình cảnh lại càng trầm trọng hơn. Hôm người ta đốn hàng cây anh đào để lấy chỗ xây cất, hai ông bà già như người mất hồn đi tha thẩn lượm những trái anh đào chín đem đi phơi, tưởng như đó là cây trái của quê xứ mình vậy.
- Sao hai ông bà già không về đây ở?
- ở bên này còn ai đâu? Nhà cửa cũng không còn nữa rồi. Đã đi rồi không dễ về. Bao nhiêu năm rồi bên này cũng đã thay đổi, biết ông bà già có tìm lại được nếp sống cũ của mình không?
- Em nghe không hiểu gì hết phải không Lan?
- Đúng là chuyện vô vị phải không? - Tân đưa tay vuốt mặt cười nói, như vừa qua một giấc mơ - Thôi trưa rồi, hôm nay cho phép anh đãi cơm em Lan một bữa. Xe em đâu hả Hương?
- Tụi em đi bộ.
- Được, vậy hôm nay ta đi chơi suốt ngày. Em rảnh không? Em muốn ăn cơm gì hả Lan?
Họ đi đến một quán cơm gần đó. Trên đường đi rồi lúc ngồi vào quán Tân bỗng lên tiếng phàn nàn về những phiền phức trong những ngày sống ở quê nhà. Những thủ tục giấy tờ rườm rà, dân ăn xin đầy đường, con nít bán vé số, hàng quán chỗ nào cũng có, ngồi trong xe có thể thò tay ra ngoài mua hàng được. Khách sạn vũ trường sang trọng không thua gì bên Mỹ còn trường học bệnh viện thì nguyên xi như thời Tây để lại. Nhưng ngại nhất vẫn là công an, sao mà họ dữ dằn vậy, anh về quê mà họ hoạnh họe như anh làm gián điệp hoặc phạm tội hình sự. Không khí bữa cơm trở nên nặng nề buồn tẻ nhưng Tân không kềm được vẫn say sưa với cơn cáu gắt của mình.
Cuối cùng rồi bữa cơm cũng xong và Hương đứng dậy thở phào nói:
- Anh trả tiền đi! Anh nói anh đãi phải không?
Tân như sực tỉnh cười ngượng nghịu nói:
- Phải phải... Nhưng mình đi chơi đâu nữa?
- Đi đâu cũng được - Hương nói - Nhưng có phiền lắm không?
- Phiền gì?
- Có thể tránh dân ăn xin, nhưng làm sao tránh công an?
Tân quay sang Lan cười đánh trống lãng:
- Công an ai không sợ! Em có sợ công an không hả Lan?
Lan bỗng nói:
- Hay ta đi chơi chùa đi.
Tân reo lên:
- ừ ta đi chùa đi, về đây anh chưa đi chùa lần nào. Sao tôi quên chuyện này cà?
- Em muốn lạy má em mấy lạy - Lan nói tiếp - Má em chết em không biết mặt cũng không biết ở đâu em đành phải vô chùa cúng lạy vậy.
Tân bấm điện thoại di động gọi tắc xi, chút sao chiếc tắc xi vàng đậu xịch trước cửa quán bóp còi nhè nhẹ một cách lịch sự. Họ ngồi vào xe. Lan ngồi phía trước ưỡn người ta như sợ đụng nhằm máy móc phía trước. Nhưng rồi chỉ lát sau Lan đã thích thú ngắm nhìn phố xá hai bên, reo lên khi xe họ vượt qua một xe khác. Hương ngồi phía sau với Tân, nép sát sang một bên như nhường chỗ cho một người nào nữa. Xe lên miệt Thủ Đức. Tân bảo người tài xế cho xe rời đường xa lộ đi theo con đường cũ, nói đó là con đường ngày xưa anh thường đi. Một con rạch cặp theo bên đường lá dừa nước mọc um tùm. Lan thò đầu ra ngoài khen một con bò đẹp rồi lại chê một thửa ruộng lúa lên thưa thớt. Tân cũng hớn hở, như quên mất vừa than phiền những chuyện rầy rà trong những ngày về quê. Anh nói là anh sung sướng lắm, nhất là anh gặp lại được người vú nuôi của anh.
- Anh nhớ hồi xưa vú còn trẻ lắm - Tân nói - Vậy mà bây giờ đã là một bà già rồi. Vú thương anh hơn cả mẹ anh.
- Vú ở đâu? - Hương hỏi.
- Mười Tám Thôn Vườn Trầu. Xứ cách mạng đó. Bản thân vú cũng làm cách mạng. Nhưng hồi đó nhà anh hoàn toàn không biết. Anh cũng vậy. Anh chỉ biết vú hết lòng chăm sóc thương yêu anh thôi. Một lần anh đi Thủ Đức chơi, cũng con đường này nè, vú chuẩn bị cho anh đủ thứ đồ ăn thức uống, vậy rồi anh bỏ quên lại đâu đó, thế là anh bị đói bị ướt tối mịt mới về tới nhà, anh đứng lại ở hàng hiên nghe tiếng vú khóc rưng rức bên trong, còn mẹ anh thì la lối: "Cô khóc cái gì? Nó đi chơi vui thú quên mất cả về còn cô thì khóc hả?". Bây giờ vú ở một mình không con cái - Tân kể tiếp - Trong một căn nhà như cái chòi giữ dưa, nhưng anh cho tiền vú thì vú la lên: "Vú lấy tiền làm gì? Cất để dành để cho con cưới vợ à?".
Chiếc xe chạy bon bon cùng với câu chuyện kể của Tân. Hương ngồi yên nhìn con đường cuộn trôi phía trước. Đường cứ hẹp dần, nhà cửa tràn ra đường, con nít chạy giỡn và trâu bò đi đủng đỉnh.
Bỗng Lan quay ra sau nói nhỏ với Hương:
- à em quên chuyện này nữa: anh út Mặt Mâm nói chị có thể tìm một người để hỏi chuyện mẹ chị.
- Ai vậy? - Hương vội hỏi.
- Một ông cảnh sát công lộ nào đó của chế độ cũ. Anh út có ghi địa chỉ cho chị đây nè.
- Em còn quên chuyện gì nữa không?
- Để em nhớ coi.
Tân nói:
- Lại chuyện tòa nhà phải không? Anh biết trước được không hả Hương? Hay phải mua báo đọc?
- Anh đọc báo cũng không biết được đâu.
Xe rẽ vào một con đường đất chạy quanh co một lúc rồi dừng lại trước một ngôi chùa lớn. Chùa mới quét vôi, trông mới tinh nên không giống chùa chút nào. Người viếng chùa tấp nập, không khí mù mịt khói nhang, nồng nặc hơi người, mùi bông bị giập héo. Lan biến mất vào trong phút sau đã thấy hiện ra trong đám cưới người quì lạy phía trước. Tân đủng đỉnh đi vào với nụ cười ngượng nghịu. Hương đứng lại bên ngoài ngắm cảnh chùa. Ngôi chùa thật lớn, đẹp nhưng hơi diêm dúa, chắp vá nhiều cảnh trí của ba miền Trung Nam Bắc.
Một con bé bán nhang cứ lẳng nhẳng đi theo Hương:
- Cô mua dùm cháu bó nhang!
Hương cười:
- Cô có cúng ai đâu?
- Cô mua làm phước cũng được.
- Vậy được - Hương nói - Nhưng em vào trong kia kêu cái cô đen đen đang quì lạy kia ra cho cô thì cô mua. - Con bé định chạy đi Hương đổi ý nói - Khoan đã, đợi chị một chút. Em cầm lá thư này đưa cho ông mập trắng như Tây kia kìa, ông ấy sẽ mua hết nhang cho em.
Hương lấy giấy viết vội cho Tân mấy chữ:
"Anh mua hết nhang cho nhỏ này dùm em. Rồi anh cũng về đi, neo tắc xi làm chỉ cho tốn tiền. Em với nhỏ Lan đi công chuyện một chút. Mai mốt em sẽ mời anh về Long Xuyên quê em chơi mấy ngày, dạo này đang mùa nước nổi anh chịu khó lội nước sẽ chụp được nhiều hình đẹp đem về Mỹ khoe với bạn bè".
Con bé bán nhang cầm thư chạy biến đi, lát sau Lan ra tới thở hào hển cười vui nói:
- Anh Tân lạy đúng kiểu quá chị ơi, anh ấy học lạy ở đâu vậy? Em cũng lạy vong hồn má em năm lạy, nhưng không biết khấn gì cả. Em có biết mặt mũi má em đâu mà khấn?
- Thôi mình đi đi - Hương nói.
- Đi đâu?
- Đi chơi. Cho rơi anh chàng Việt kiều đi. Chị biết có cái nghĩa trang gần đây đẹp lắm, ta vô đó chơi đi.
- Chị thích nghĩa trang lắm hả?
- Mình đi chơi thôi mà, có phải của mình đâu mà thích với không thích.
Họ rời chùa đi theo con đường đất đỏ đi vào một xóm nhỏ hai bên hai dãy nhà lá nằm im lìm trong những vườn cây trái sum suê. Rồi nhà cửa không còn thấy đâu nữa, cây cối cũng hoang tàn xơ xác, cỏ mọc đầy vướng cả lối đi. Lan kêu lên:
- Nghĩa trang đâu?
- Gần tới rồi - Hương nói, cố đi rướn tới - Em không thấy có hơi lành lạnh đó sao?
Cuối cùng rồi một nghĩa trang cũng hiện ra, bờ tường sụp đổ cả, các ngôi mả cũng đã cũ lún xuống đất, cỏ mọc ngập tràn. Như là một nghĩa trang vô chủ vậy. Họ vạch cỏ đi vào, Lan leo lên một ngôi mả lớn bằng đá ong ngồi vắt vẻo trên một đầu trụ thòng chân đung đưa xỏa tóc cho bay trong gió. Hương cũng leo lên, nói:
- Xuống đi Lan à, con gái ngồi kỳ vậy.
Lan cười nói:
- Mình hên rồi! Người ta nói gặp nghĩa địa là hên phải không chị? Hồi ở dưới quê em hay ngủ ngoài nghĩa địa lắm. Em nằm chơi một chút gió thổi mát thế là em ngủ luôn. Nghĩa địa là nhà của người hết. Người ta nói người chết hớp hồn người sống phải không?
- Chẳng lẽ mẹ em hớp hồn em à?
- Anh út Mặt Mâm không sợ gì hết, lục soạn trong nghĩa địa như lục đồ trong tủ. Có lần em đi theo anh ấy. Sợ lắm! Có một cái đầu lâu nhe răng như thế này nè. Anh út thọc tay vào trong miệng chiếc đầu lâu khấn vái liên hồi: "Bà cố bà sơ sống khôn thác thiêng phù hộ cho con cháu mần ăn khấm khá. Bà đem vàng theo làm gì? Dưới đó đời sống có đắt đỏ đâu? Chỉ có con cháu trên này lâm cảnh thắt ngặt mới đi moi móc như thế này. Con cháu xin hứa sau này mần ăn phát đạt sẽ xây lại ngôi mả cẩn vàng mạ bạc như lăng tẩm của vua chúa vậy".
- Tay út Mặt Mâm vẫn chưa thôi nghề đào xới nghĩa địa à?
- Anh ấy đào mồ lấy tiền cho em học may.
- Bỏ chuyện tay út Mặt Mâm đi, em kể chuyện em còn hơn.
- Chuyện gì?
- Em nói có chuyện gì kể với chị đó.
- Chuyện em bị hiếp phải không?
- Ôi trời ơi, thôi đi!
- Chị phải nghe, chị hỏi em mà. Cũng vì chuyện đó mà em bỏ trốn lên đây. Hồi đó em mới mười lăm tuổi, có bọn con trai trạc tuổi em cùng làm chung lò đường với em, thường ngày chúng hiền lắm nhưng không biết ai xúi giục chúng sa vào chơi bời hút xách, một bữa hút "bồ đề" bị "phê" hay sao đâm hung dữ, em đang ngủ ngoài nghĩa địa chúng liền xông ra... Em nghĩ bụng thôi chết rồi, chúng đông quá thà bị một thằng còn hơn nhiều thằng, thế là em lựa một thằng lớn con hơn cả bám lấy nó để nó đánh giạt mấy thằng kia ra...
- Thôi em đừng kể nữa.
- Còn chút xíu nữa thôi. Thằng đó sau đó rồi đâm thương em thật, cứ đeo theo em hoài, em đi đâu cũng gặp nó, em chửi nó như tát nước vô mặt nhưng nó cứ năn nỉ ỉ ôi nói rằng nó đã ăn nằm với em rồi quen hơi béng tiếng rồi, phải gắn bó với em và có trách nhiệm nữa. Không làm sao thoát khỏi nó được em phải trốn lên đây, nhưng em biết nó bám theo em lẩn quẩn đâu trong thành phố này.
- Em tưởng tượng ra vậy thôi.
- Em theo anh út Mặt Mâm là vì vậy, chỉ có anh út Mặt Mâm mới trị nổi thằng đó. Hay em lấy quách anh út Mặt Mâm hả chị?
- Nghĩa địa này có ma ám em rồi, mình về đi. Em đưa tờ địa chỉ ông cảnh sát công lộ đây cho chị.



Đêm thức khuya gõ máy chữ đến hơn bảy giờ Hương vẫn còn ngủ say. Có tiếng gõ cửa. Hương thức dậy ngồi lên rồi lại nằm xuống. Chắc đám bạn gái ở tòa soạn hoặc anh chàng Việt kiều. Cô bạn Minh Thu "Hột Mít" ở chung phòng đã đi mất rồi, ngày nào cũng vậy tuy rằng cô ta không bao giờ ăn sáng (sợ mập) hoặc có anh bồ nào hẹn gặp. Căn phòng hiện lên cảnh bừa bộn không thể tả được, như thường thấy ở những cô gái chưa chồng, khắp nơi vương vải nào sách báo, chén dĩa dơ chưa rửa, chăn màn, cặp tóc, quần áo lót và rất nhiều những băng cát-xét tài liệu của giới nhà báo. Hương ngồi dậy ưỡn người ngáp dài, nói vọng ra: "Đợi chút!", rồi thò đôi chân trần xuống sàn tìm đôi dép đi vào nhà tắm. Phòng nhỏ xíu nhưng có toa lét riêng, cũng đỡ khổ cho đôi bạn gái. Hương tắm rửa rất lâu, chải tóc coi kiếng coi có sợi tóc bạc nào không. Không hiểu sao Hương nghĩ mình có sợi tóc bạc nào đó cô không nhìn thấy được. Nhưng chẳng có sợi tóc bạc nào cả. Cô gái thở dài tỏ vẻ thất vọng, mặc quần áo vào đi ra tìm chìa khóa mở cửa.

Lan, cô gái nhỏ trong băng út Mặt Mâm. Thật đáng ngạc nhiên.

- Sao em biết chị ở đây? - Hương cau mặt hỏi, nhưng cũng thấy vui mừng - Em tìm chị có việc gì không? Em vô đi!

Lan bước vào phòng đưa mắt e dè nhìn quanh nói:

- Phòng chị đẹp quá! Chị ở một mình hả? Ôi phải chi em có được căn phòng như vầy!

- Phòng vầy mà đẹp cái gì - Hương nói kéo ghế cho Lan ngồi - Em ngồi đây đi. Em tìm chị có việc gì, nói đi!

- Chị cho em thở một chút - Lan nói, bắt đầu thở phập phồng, như nãy giờ cô không được thở - Em leo sáu tầng lầu mệt muốn chết. Sao chị ở cao quá vầy nè? Nhưng ở đây mát quá! Chị ở nhà lầu sướng thật!

- Em đúng là con gái nhà quê - Hương cười nói - ở chung cư như vầy là thuộc dân nghèo thành phố đó em ơi. Chị quen nhiều nhà giàu lắm, để bữa nào chị dẫn em đi coi. Thôi có chuyện gì em nói đi, chị bận lắm.

- Chuyện gì?

- Vậy em tới đây làm chi?

- à đúng rồi, có chuyện... Nhưng chị có thư ai đây nè?

- Của cô bạn cùng phòng với chị đó mà.

- Cùng phòng mà cũng viết thư hả?

- Dân phóng viên tụi chị nhiều chữ nghĩa lắm. Em đọc dùm chị coi.

- Em không biết chữ.

- Ôi khổ thân em gái tôi - Hương lấy thư mở ra đọc, vừa đọc và bình luận - Tao đi đằng này một chút, có việc quan trọng. Không quan trọng gì đâu. Sẽ kể cho mày nghe sau. Dĩ nhiên rồi. Chiều tao về mày đợi cơm ta. Không đợi được đâu. à quên báo mày chuyện này. Lại quên. Hôm qua anh chàng Việt kiều đến đợi mày suốt buổi, bảo mày gọi lại số... Không mắc mớ gì phải gọi.

Hương vò lá thư ngó dáo dác không biết ném vào đâu - Bây giờ em chịu nói chuyện với chị chưa?

- Anh út Mặt Mâm vào làm bảo vệ trong khu tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi chị biết chưa?

- Chưa.

- Anh ấy nói có quen ông Sáu Hải nào đó trong đó. Anh ấy nói trong đó thế nào cũng có xương Mỹ, anh ấy vào trong đó để lục tìm.

- Chi vậy?

- Để bán. Anh ấy nói xương Mỹ bán được giá lắm. Có dịch vụ như thế. Có không chị?

- Chị không biết. Em biết làm chi những chuyện đó?

- Em nghe anh út Mặt Mâm nói vậy thôi. Anh út không dấu em chuyện gì đâu, anh ấy thương em lắm. Nhưng em cũng thương chị, em nghe chị hỏi chuyện mẹ chị nên em mới tới đây báo cho chị biết.

Hương đứng dậy sửa soạn đồ đạc, mang túi xách vào kéo Lan ra ngoài cửa khóa lại nói:

- Thôi chuyện đó tính sau, giờ em đi ăn sáng với chị cái đã. Chị đói lắm rồi. Em ốm quá, con gái mười bảy mà nhỏ xíu như vầy. Em coi chị ăn nhiều mới cao lớn được như vầy nè. Em đốn mía làm sao lá mía cắt mặt em đến nông nổi như vậy? Chị kêu em tên Lan thôi nghe, không có Sầu Muộn gì hết. Tên gì nghe kỳ cục quá, như trong tiểu thuyết nhiều kỳ của báo chị vậy. Phải chị giàu một chút chị sẽ nuôi em. Em ở chi với út Mặt Mâm, em có là vợ anh ta đâu mà ngồi tò tò dưới chân như vậy?

- Anh út nói chừng bán được xương Mỹ anh ấy sẽ cho em đi học may.

- Em bỏ chuyện đó đi. Em ăn hủ tíu hay phở?

Họ xuống lầu đi ra đường dọc theo hè đường có hàng me râm mát. Lá me khô rơi lăn tăn trên đầu họ. Hương đi sát vào Lan, thỉnh thoảng liếc nhìn sang cô gái nhỏ. Lan chỉ cao tới vai Hương, hơi gầy nhưng rắn chắc, bộ ngực tròn trịa thật đẹp, tay chân thon thả, nếu không có nước da đen đúa và bộ mặt đầy vết cắt hẳn đó là một cô gái đẹp. Họ dừng lại ở một trạm điện thoại công cộng và Hương vào quay số gọi. Không có ai nhấc máy cả, như đó là một địa chỉ vô danh vậy. Hương dẫn Lan đi tiếp, vào một tiệm phở, khách ồn ào Hương kêu hai tô lớn, hai cô gái ăn một loáng là hết. Rồi Lan đòi uống cà phê.

- Ô hay, con nhỏ này! - Hương kêu lên.

- Em còn uống rượu, hút thuốc nữa đó chị ơi! - Lan thản nhiên nói.

- Không được rồi, em phải về ở với chị thôi.

- Nhưng chị sắp lấy chồng rồi mà?

- Lấy ai?

- Thì ông Việt kiều nào đó... để làm chi?

- Thì để đó thôi.

Họ đến quán cà phê và Lan bỗng nói:

- Em muốn lấy chồng quá chị ơi!

- Ôi con nhỏ quỉ này - Hương nhăn mặt kêu lên - Em còn nhỏ xíu mà?

- Không phải em ham chuyện đó đâu - Lan buồn rầu nói - Cũng tại... Nhưng có ai tìm chị kìa!

Một thanh niên cao lớn trắng trẻo, chừng ba mươi tuổi bước vào quán ngó dáo dác rồi đi thẳng lại bàn hai người tự nhiên kéo ghế ngồi xuống tươi cười nói:

- Chào em! - Anh thanh niên nói với Hương - Anh đến nhà không gặp biết là em ở đây. Cô bạn nào đây? - Anh quay sang Lan - Chào cô! Tôi phải gọi như thế nào đây?

Hương cau mặt:

- Không biết thì đừng gọi.

Anh thanh niên thôi cười:

- Em giận anh chuyện gì?

- Anh cho số điện thoại ở chỗ nào vậy?

- Em có gọi hả?

- Em nghe nó reo như bị nghẹn họng vậy.

- Chắc lúc đó tụi anh đang nghe nhạc.

- Có nhạc nghe rồi còn cần điện thoại làm gì?

- Anh xin lỗi, anh mong gặp em mà. Anh có chuyện muốn nói với em.

- Anh nói đi, em Lan nghe chuyện mình cũng được. Em muốn nghe chuyện Việt kiều không hả Lan?

- Phải, tôi là Việt kiều đây cô Lan à. Tôi tên Tân, gốc người Sài Gòn, cả mấy đời đều ở Sài Gòn, giờ tôi là người khách của quê hương mình. Tôi về đây làm ăn buôn bán rồi phải trở về Mỹ. Anh phải trở về Mỹ một thời gian Hương à.

- Anh về đi.

- Rồi anh sẽ trở qua. Do công việc làm ăn, mọi việc đã được tính trước hết rồi. Anh đâu ngờ được gặp em. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, thời buổi bây giờ ở xa mấy chỉ vù một cái là tới. Điều anh mong muốn là chúng mình phải có gì gắn bó với nhau.

- Là cái gì vậy?

- Đó là điều anh muốn hỏi em. Em chưa nói gì với anh cả.

Hương cúi đầu mỉm cười, ngẫm nghĩ một lúc rồi quay sang Lan.

- Anh Tân là nhà doanh nghiệp ngành xây cất đó Lan à, nhưng anh ấy không xây tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi.

Tân cau mặt:

- Tòa nhà đó có cái gì mà nghe em nói hoài vậy?

Hương không nghe Tân hỏi, tiếp tục với Lan:

-Anh Tân về nước cưới vợ đó em à. Dạo này Việt kiều về nước cưới vợ nhiều lắm.

- Anh không hề nghĩ đến chuyện về đây cưới vợ - Tân nói, như chuẩn bị kể một câu chuyện dài - ở bên Mỹ anh cũng không hề gắn bó với một cô gái nào khác. Không phải do bận làm ăn. Cũng không phải do thiếu tình yêu. Nhưng do cái gì khác thì anh không biết. Anh kể em nghe chuyện này. Có một lần vào dịp nghỉ cuối tuần anh cùng đám bạn đi chơi trong rừng, mùa đông tuyết phủ trắng xóa cả, khu rừng bạch dương thật yên tĩnh, có những chỗ tuyết tan nước chảy thành những con suối nhỏ. Tụi anh gom cành khô đốt một đống lửa lớn trải chăn nằm cạnh bên bày đồ ăn ra ăn uống, vặn máy nhạc nhảy nhót cười đùa, cảnh như thiên đường. Nhưng rồi cuộc vui cũng tàn ai nấy ngủ cả nhưng anh mãi không ngủ được. Anh thấy mình có tất cả nhưng lại không có gì. Anh vùi đầu vào trong chăn mong giấc ngủ đến, cho đến gần sáng anh mới chợp mắt được một chút. Và lạ sao trong cơn mơ màng anh thấy có dòng sông nước chảy, gió thổi trên đồng lúa, mùi khói đốt đồng và tiếng sáo diều văng vẳng trên tầng cao. Làm sao anh thấy được những cái đó? Anh ở thành phố rồi đi Mỹ, giòng họ mấy đời cũng ở đây, hay anh có được những cái đó là do được truyền lại từ bao kiếp trước?

- ở bên Mỹ anh ở chợ hay ở quê?

- ở giữa hai chỗ ấy. Nhưng mỗi năm anh lại dời ra xa một chút, về hướng nông thôn. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi. Một lần ra ngồi giữa đồng buồn không biết làm gì anh đưa tay bứt một nắm cỏ đưa lên ngửi thấy cỏ cũng không phải là cỏ của xứ mình. Nhưng dù thế nào bọn thanh niên tụi anh cũng có thể sống được. Những người già mới thật thảm thương. ở bên đó không có lệ cha mẹ sống chung với con cái, hai ông bà già của tụi anh phải sống riêng, tuy cùng chung một chung cư thôi nhưng cha mẹ con cái chỉ có thể gặp nhau trong thang máy. Có khi gần cả năm anh không gặp ông bà già anh. Là do bận mần ăn mà. Thấy vậy tụi anh bèn bàn với nhau hùn tiền mua cho ông bà già căn nhà ở ngoại ô, nghĩ ông bà già sống với vườn tược cây trái có khi đỡ nhớ nhà hơn. Nhưng rồi tình cảnh lại càng trầm trọng hơn. Hôm người ta đốn hàng cây anh đào để lấy chỗ xây cất, hai ông bà già như người mất hồn đi tha thẩn lượm những trái anh đào chín đem đi phơi, tưởng như đó là cây trái của quê xứ mình vậy.

- Sao hai ông bà già không về đây ở?

- ở bên này còn ai đâu? Nhà cửa cũng không còn nữa rồi. Đã đi rồi không dễ về. Bao nhiêu năm rồi bên này cũng đã thay đổi, biết ông bà già có tìm lại được nếp sống cũ của mình không?

- Em nghe không hiểu gì hết phải không Lan?

- Đúng là chuyện vô vị phải không? - Tân đưa tay vuốt mặt cười nói, như vừa qua một giấc mơ - Thôi trưa rồi, hôm nay cho phép anh đãi cơm em Lan một bữa. Xe em đâu hả Hương?

- Tụi em đi bộ.

- Được, vậy hôm nay ta đi chơi suốt ngày. Em rảnh không? Em muốn ăn cơm gì hả Lan?

Họ đi đến một quán cơm gần đó. Trên đường đi rồi lúc ngồi vào quán Tân bỗng lên tiếng phàn nàn về những phiền phức trong những ngày sống ở quê nhà. Những thủ tục giấy tờ rườm rà, dân ăn xin đầy đường, con nít bán vé số, hàng quán chỗ nào cũng có, ngồi trong xe có thể thò tay ra ngoài mua hàng được. Khách sạn vũ trường sang trọng không thua gì bên Mỹ còn trường học bệnh viện thì nguyên xi như thời Tây để lại. Nhưng ngại nhất vẫn là công an, sao mà họ dữ dằn vậy, anh về quê mà họ hoạnh họe như anh làm gián điệp hoặc phạm tội hình sự. Không khí bữa cơm trở nên nặng nề buồn tẻ nhưng Tân không kềm được vẫn say sưa với cơn cáu gắt của mình.

Cuối cùng rồi bữa cơm cũng xong và Hương đứng dậy thở phào nói:

- Anh trả tiền đi! Anh nói anh đãi phải không?

Tân như sực tỉnh cười ngượng nghịu nói:

- Phải phải... Nhưng mình đi chơi đâu nữa?

- Đi đâu cũng được - Hương nói - Nhưng có phiền lắm không?

- Phiền gì?

- Có thể tránh dân ăn xin, nhưng làm sao tránh công an?

Tân quay sang Lan cười đánh trống lãng:

- Công an ai không sợ! Em có sợ công an không hả Lan?

Lan bỗng nói:

- Hay ta đi chơi chùa đi.

Tân reo lên:

- ừ ta đi chùa đi, về đây anh chưa đi chùa lần nào. Sao tôi quên chuyện này cà?

- Em muốn lạy má em mấy lạy - Lan nói tiếp - Má em chết em không biết mặt cũng không biết ở đâu em đành phải vô chùa cúng lạy vậy.

Tân bấm điện thoại di động gọi tắc xi, chút sao chiếc tắc xi vàng đậu xịch trước cửa quán bóp còi nhè nhẹ một cách lịch sự. Họ ngồi vào xe. Lan ngồi phía trước ưỡn người ta như sợ đụng nhằm máy móc phía trước. Nhưng rồi chỉ lát sau Lan đã thích thú ngắm nhìn phố xá hai bên, reo lên khi xe họ vượt qua một xe khác. Hương ngồi phía sau với Tân, nép sát sang một bên như nhường chỗ cho một người nào nữa. Xe lên miệt Thủ Đức. Tân bảo người tài xế cho xe rời đường xa lộ đi theo con đường cũ, nói đó là con đường ngày xưa anh thường đi. Một con rạch cặp theo bên đường lá dừa nước mọc um tùm. Lan thò đầu ra ngoài khen một con bò đẹp rồi lại chê một thửa ruộng lúa lên thưa thớt. Tân cũng hớn hở, như quên mất vừa than phiền những chuyện rầy rà trong những ngày về quê. Anh nói là anh sung sướng lắm, nhất là anh gặp lại được người vú nuôi của anh.

- Anh nhớ hồi xưa vú còn trẻ lắm - Tân nói - Vậy mà bây giờ đã là một bà già rồi. Vú thương anh hơn cả mẹ anh.

- Vú ở đâu? - Hương hỏi.

- Mười Tám Thôn Vườn Trầu. Xứ cách mạng đó. Bản thân vú cũng làm cách mạng. Nhưng hồi đó nhà anh hoàn toàn không biết. Anh cũng vậy. Anh chỉ biết vú hết lòng chăm sóc thương yêu anh thôi. Một lần anh đi Thủ Đức chơi, cũng con đường này nè, vú chuẩn bị cho anh đủ thứ đồ ăn thức uống, vậy rồi anh bỏ quên lại đâu đó, thế là anh bị đói bị ướt tối mịt mới về tới nhà, anh đứng lại ở hàng hiên nghe tiếng vú khóc rưng rức bên trong, còn mẹ anh thì la lối: "Cô khóc cái gì? Nó đi chơi vui thú quên mất cả về còn cô thì khóc hả?". Bây giờ vú ở một mình không con cái - Tân kể tiếp - Trong một căn nhà như cái chòi giữ dưa, nhưng anh cho tiền vú thì vú la lên: "Vú lấy tiền làm gì? Cất để dành để cho con cưới vợ à?".

Chiếc xe chạy bon bon cùng với câu chuyện kể của Tân. Hương ngồi yên nhìn con đường cuộn trôi phía trước. Đường cứ hẹp dần, nhà cửa tràn ra đường, con nít chạy giỡn và trâu bò đi đủng đỉnh.

Bỗng Lan quay ra sau nói nhỏ với Hương:

- à em quên chuyện này nữa: anh út Mặt Mâm nói chị có thể tìm một người để hỏi chuyện mẹ chị.

- Ai vậy? - Hương vội hỏi.

- Một ông cảnh sát công lộ nào đó của chế độ cũ. Anh út có ghi địa chỉ cho chị đây nè.

- Em còn quên chuyện gì nữa không?

- Để em nhớ coi.

Tân nói:

- Lại chuyện tòa nhà phải không? Anh biết trước được không hả Hương? Hay phải mua báo đọc?

- Anh đọc báo cũng không biết được đâu.

Xe rẽ vào một con đường đất chạy quanh co một lúc rồi dừng lại trước một ngôi chùa lớn. Chùa mới quét vôi, trông mới tinh nên không giống chùa chút nào. Người viếng chùa tấp nập, không khí mù mịt khói nhang, nồng nặc hơi người, mùi bông bị giập héo. Lan biến mất vào trong phút sau đã thấy hiện ra trong đám cưới người quì lạy phía trước. Tân đủng đỉnh đi vào với nụ cười ngượng nghịu. Hương đứng lại bên ngoài ngắm cảnh chùa. Ngôi chùa thật lớn, đẹp nhưng hơi diêm dúa, chắp vá nhiều cảnh trí của ba miền Trung Nam Bắc.

Một con bé bán nhang cứ lẳng nhẳng đi theo Hương:

- Cô mua dùm cháu bó nhang!

Hương cười:

- Cô có cúng ai đâu?

- Cô mua làm phước cũng được.

- Vậy được - Hương nói - Nhưng em vào trong kia kêu cái cô đen đen đang quì lạy kia ra cho cô thì cô mua. - Con bé định chạy đi Hương đổi ý nói - Khoan đã, đợi chị một chút. Em cầm lá thư này đưa cho ông mập trắng như Tây kia kìa, ông ấy sẽ mua hết nhang cho em.

Hương lấy giấy viết vội cho Tân mấy chữ:

"Anh mua hết nhang cho nhỏ này dùm em. Rồi anh cũng về đi, neo tắc xi làm chỉ cho tốn tiền. Em với nhỏ Lan đi công chuyện một chút. Mai mốt em sẽ mời anh về Long Xuyên quê em chơi mấy ngày, dạo này đang mùa nước nổi anh chịu khó lội nước sẽ chụp được nhiều hình đẹp đem về Mỹ khoe với bạn bè".

Con bé bán nhang cầm thư chạy biến đi, lát sau Lan ra tới thở hào hển cười vui nói:

- Anh Tân lạy đúng kiểu quá chị ơi, anh ấy học lạy ở đâu vậy? Em cũng lạy vong hồn má em năm lạy, nhưng không biết khấn gì cả. Em có biết mặt mũi má em đâu mà khấn?

- Thôi mình đi đi - Hương nói.

- Đi đâu?

- Đi chơi. Cho rơi anh chàng Việt kiều đi. Chị biết có cái nghĩa trang gần đây đẹp lắm, ta vô đó chơi đi.

- Chị thích nghĩa trang lắm hả?

- Mình đi chơi thôi mà, có phải của mình đâu mà thích với không thích.

Họ rời chùa đi theo con đường đất đỏ đi vào một xóm nhỏ hai bên hai dãy nhà lá nằm im lìm trong những vườn cây trái sum suê. Rồi nhà cửa không còn thấy đâu nữa, cây cối cũng hoang tàn xơ xác, cỏ mọc đầy vướng cả lối đi. Lan kêu lên:

- Nghĩa trang đâu?

- Gần tới rồi - Hương nói, cố đi rướn tới - Em không thấy có hơi lành lạnh đó sao?

Cuối cùng rồi một nghĩa trang cũng hiện ra, bờ tường sụp đổ cả, các ngôi mả cũng đã cũ lún xuống đất, cỏ mọc ngập tràn. Như là một nghĩa trang vô chủ vậy. Họ vạch cỏ đi vào, Lan leo lên một ngôi mả lớn bằng đá ong ngồi vắt vẻo trên một đầu trụ thòng chân đung đưa xỏa tóc cho bay trong gió. Hương cũng leo lên, nói:

- Xuống đi Lan à, con gái ngồi kỳ vậy.

Lan cười nói:

- Mình hên rồi! Người ta nói gặp nghĩa địa là hên phải không chị? Hồi ở dưới quê em hay ngủ ngoài nghĩa địa lắm. Em nằm chơi một chút gió thổi mát thế là em ngủ luôn. Nghĩa địa là nhà của người hết. Người ta nói người chết hớp hồn người sống phải không?

- Chẳng lẽ mẹ em hớp hồn em à?

- Anh út Mặt Mâm không sợ gì hết, lục soạn trong nghĩa địa như lục đồ trong tủ. Có lần em đi theo anh ấy. Sợ lắm! Có một cái đầu lâu nhe răng như thế này nè. Anh út thọc tay vào trong miệng chiếc đầu lâu khấn vái liên hồi: "Bà cố bà sơ sống khôn thác thiêng phù hộ cho con cháu mần ăn khấm khá. Bà đem vàng theo làm gì? Dưới đó đời sống có đắt đỏ đâu? Chỉ có con cháu trên này lâm cảnh thắt ngặt mới đi moi móc như thế này. Con cháu xin hứa sau này mần ăn phát đạt sẽ xây lại ngôi mả cẩn vàng mạ bạc như lăng tẩm của vua chúa vậy".

- Tay út Mặt Mâm vẫn chưa thôi nghề đào xới nghĩa địa à?

- Anh ấy đào mồ lấy tiền cho em học may.

- Bỏ chuyện tay út Mặt Mâm đi, em kể chuyện em còn hơn.

- Chuyện gì?

- Em nói có chuyện gì kể với chị đó.

- Chuyện em bị hiếp phải không?

- Ôi trời ơi, thôi đi!

- Chị phải nghe, chị hỏi em mà. Cũng vì chuyện đó mà em bỏ trốn lên đây. Hồi đó em mới mười lăm tuổi, có bọn con trai trạc tuổi em cùng làm chung lò đường với em, thường ngày chúng hiền lắm nhưng không biết ai xúi giục chúng sa vào chơi bời hút xách, một bữa hút "bồ đề" bị "phê" hay sao đâm hung dữ, em đang ngủ ngoài nghĩa địa chúng liền xông ra... Em nghĩ bụng thôi chết rồi, chúng đông quá thà bị một thằng còn hơn nhiều thằng, thế là em lựa một thằng lớn con hơn cả bám lấy nó để nó đánh giạt mấy thằng kia ra...

- Thôi em đừng kể nữa.

- Còn chút xíu nữa thôi. Thằng đó sau đó rồi đâm thương em thật, cứ đeo theo em hoài, em đi đâu cũng gặp nó, em chửi nó như tát nước vô mặt nhưng nó cứ năn nỉ ỉ ôi nói rằng nó đã ăn nằm với em rồi quen hơi béng tiếng rồi, phải gắn bó với em và có trách nhiệm nữa. Không làm sao thoát khỏi nó được em phải trốn lên đây, nhưng em biết nó bám theo em lẩn quẩn đâu trong thành phố này.

- Em tưởng tượng ra vậy thôi.

- Em theo anh út Mặt Mâm là vì vậy, chỉ có anh út Mặt Mâm mới trị nổi thằng đó. Hay em lấy quách anh út Mặt Mâm hả chị?

- Nghĩa địa này có ma ám em rồi, mình về đi. Em đưa tờ địa chỉ ông cảnh sát công lộ đây cho chị.
Một ngày và một đời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết