watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một ngày và một đời-Chương 1 - tác giả Lê văn thảo Lê văn thảo

Lê văn thảo

Chương 1

Tác giả: Lê văn thảo

Cô gái đi hối hả, dáng người cao hơi nghiêng nghiêng, chiếc túi xách to nặng lủng lẳng bên hông, mái tóc cắt ngắn nhún nhảy theo nhịp đi. Khoảng sân rộng trước tòa nhà cao lớn của một công ty xuất nhập khẩu như kéo dài ra mãi. Trời nắng như đổ lửa. Cô gái đi mãi đi mãi cuối cùng rồi cũng đến được cổng tòa nhà. Cô đứng lại đưa tay lau mồ hôi trên mặt và ngước nhìn mặt tiền nhà lắp toàn cửa kiếng sáng loáng. Rồi cô bước lên thềm nhà theo cầu thang đi lên lầu. Tầng một rồi tầng hai. Nhiều người đi lại trên hành lang ai nấy đều có vẻ hối hả căng thẳng, không ai chào hỏi ai cả. Từng ba. Cô gái rẻ trái rồi rẻ phải, theo một hành lang dài hun hút, hai bên là hai dãy phòng cửa kiếng đóng kín mít, thấy có người lố nhố trong đó nhưng không nghe thấy tiếng nói gì cả, như họ đang diễn một vở kịch câm vậy. Thỉnh thoảng một cánh cửa hé mở, một người vọt ra mặt mày cau có hối hả đi như chạy, tiếng người ta ùa ra đuổi theo sau cùng với làn hơi mát lạnh của máy điều hòa không khí.
Một căn phòng đề chữ "giám đốc" hiện ra trước mặt. Cô gái đứng lại, hơi mỉm cười ngẫm nghĩ một lúc rồi đưa tay gõ nhẹ mấy cái, đợi thêm một chút rồi đẩy cửa bước vào. Căn phòng rộng trải thảm, bày biện sang trọng nhưng lộn xộn: xa lông đặt ở một góc phòng, chiếc bàn viết lót kiếng lớn như chiếc bàn đánh bóng bàn chất lổn ngổn đồ đạc ngay giữa choán chật tất cả, dọc theo tường có vô số những tủ lớn tủ nhỏ và những ngăn tủ bắt sâu vào trong tường. Bông giả bông thật cắm khắp nơi. Có cả tủ lạnh và bàn nước, giá giăng võng. Chỉ thiếu có giường ngủ. Một người đàn ông, đúng hơn là một ông già, chừng hơi sáu mươi một chút, dáng người cao lớn trắng trẻo, hơi mập kiểu của người già, mặt đỏ hồng đang ngồi sau bàn viết. Ông đang cắm cúi đọc viết cái gì đó.
- A, cô phóng viên của chú! - Chợt nhìn thấy cô gái người đàn ông ngẩng lên tươi cười nói - Cháu đi biệt đâu cả mấy tháng nay? Chú có đọc các bài viết của cháu, thấy cháu lên cả trên Tây Nguyên. Cháu làm gì trên đó, sắp bươi móc chuyện gì nữa?
- Cháu sắp viết về chú đó - Cô gái nói và đi đến xa lông ngồi xuống rót nước uống vẻ tự nhiên thân thuộc - Cháu làm việc với chú một chút được không?
- Việc gì?
- Chú đến ngồi đây đã. Chú khỏe không? Công việc của chú thế nào?
- Tốt thôi - Người đàn ông nói và đến ngồi xuống xa lông với cô gái - Nghĩa là bận rộn đủ thứ hết. Nhưng xuất khẩu tôm khá lắm. Cá cũng được. Cháu viết về chuyện đó hả?
- Cháu không biết chuyện tôm cá gì đâu. Chú đang xây một khách sạn ở đường Nguyễn Trãi phải không?
- Đúng. Liên doanh thôi. Thì cũng mở rộng công việc làm ăn với người ta. Có chuyện gì không?
- Công việc tới đâu rồi?
- Việc gì?
- Thì việc xây tòa nhà.
- Cũng bình thường thôi. Người ta đang đào móng...
- Rồi sao?
- Sao gì? A, chắc cháu muốn nói...
- Những người thợ đào móng bắt gặp một số hài cốt phải không? - Cô gái nói mau như sợ ai chen ngang - Và chắc chú còn nhớ mẹ cháu và đội biệt động đã chết hết ở đó vào năm 68, chú không quên phải không? Và đó là đội biệt động do chú chỉ huy đó.
Im lặng một lúc rồi người đàn ông cúi đầu thở dài nói:
- Không, chú không quên đâu!
Và rồi im lặng kéo dài. Chiếc đồng hồ nhích từng giây trên tường. Những bông hoa câm lặng. Tấm lịch với hình cô đào hát nở mãi một nụ cười. Lâu lắm người đàn ông mới nói tiếp giọng thật khẽ như nói với chính mình:
- Chú không quên chuyện gì đâu. Nhưng chú già quá rồi hết hơi hết sức rồi, đã đến tuổi về hưu cháu tranh luận với chú vô ích thôi. Chú còn làm được việc gì? Nhưng cháu phải thông cảm cho chú còn ngồi ở ghế này ngày nào chú phải rán làm việc tới ngày ấy. Tòa nhà khách sạn chú liên doanh với nước ngoài, mình chỉ hùn một phần vốn chủ yếu là đất đai. Người ta sẽ xây một khách sạn lớn gấp mười lần như thế, tiền bạc tính tới hằng triệu đô la. Công việc chỉ mới bắt đầu thôi nhưng hợ đồng đã ký hết rồi; tiền bạc người ta đã đổ vào do vậy công việc phải tính tới từng ngày từng giờ. Vậy rồi bỗng nghe người thợ đào móng bắt gặp một số hài cốt, không biết của ai, có từ bao giờ. Thì sao nào? Biết là của ai? Tuy vậy chú cũng cho ngưng công việc lại cho những người thợ đào móng tiếp tục tìm kiếm, số hài cốt tìm được cho cất giữ cẩn thận. Nhưng phải đào xới tới đâu, phải ngưng công việc tới chừng nào? Ba mươi năm chiến tranh người chết đầy ra đó, lớp trước lớp sau xương cốt ngập tràn, vậy chẳng lẽ nhà cửa không được xây con người không được sống?
- Thì chú vẫn sống đó thôi.
- Chú không nói chú mà nói công việc. Chú đã cho dừng công trình lại cả tuần lễ rồi, gởi công văn đi khắp nơi báo về chuyện hài cốt nhưng chỗ này người ta chỉ chỗ kia chẳng ai chịu nhận giải quyết cả. Người ta nói không có qui định nào về chuyện đó. Có qui định nào về chuyện đó không?
- Chắc không có đâu.
- Vậy cháu sẽ viết về điều gì?
- Cháu sẽ viết tất cả. Tìm hiểu tới đâu cháu viết tới đó. Cháu sẽ nhân đây tìm hiểu về chuyện mẹ cháu và chuyện của đội biệt động. Cháu không tin con người ta chết đi không để lại dấu vết gì. Chú cứ xây nhà đi, lo việc tương lai đi, còn cháu sẽ tìm về quá khứ. Chú cháu ta phân công như vậy được không?
- Cháu trách chú điều gì? Chẳng lẽ cả đội chết hết mình chú còn sống, chú là người có lỗi?
- Chẳng có chuyện lỗi phải gì ở đây. Cháu chỉ muốn viết về mẹ cháu vậy thôi.
- Chú chưa kể hết với cháu rồi sao?
- Có, chú có kể. Nhưng người ta cứ tưởng biết hết mọi điều hóa ra còn có thể biết thêm nhiều điều nữa. Đó chú thấy không tình cờ những người thợ đào móng bắt gặp những hài cốt, thế là mọi chuyện như mới lại bắt đầu.
- Cháu viết liền à?
- Coi như chương thứ nhất trong phiên phóng sự của cháu là buổi hôm nay. Cháu còn đợi đến bao giờ? Cháu rất thương nhớ mẹ cháu nhưng cháu còn muốn tìm hiểu hơn nữa, cả cuộc chiến tranh này cháu biết được rất ít. Cháu muốn tìm cái gì đó để nương tựa vào. Chú coi đó cháu còn gì đâu nữa? Cháu sanh ra không biết ba cháu là ai, mẹ cháu chết lúc cháu còn nhỏ xíu, cháu chỉ còn bà ngoại dưới Long Xuyên nhưng bà cháu đã già rồi còn cháu cứ phải bận rộn trên thành phố khắc nghiệt này. Mà thôi ta bàn công việc đi. Tại sao chú không dự trận đánh đó?
- Chú đã nói rồi: chú bị bịnh.
- Chỉ có vậy thôi hả?
- Đúng ra còn chuyện khác. Trên đang có kế hoạch đưa chú sang công tác khác, về trên phụ trách chung nhớ không tham gia chiến đấu với một đội biệt động nữa. Chú chỉ không dự một trận đánh đó thôi, chú đã dự hằng chục trận đánh khác rồi. Chú đâu ngờ... Cháu không thể tưởng tượng được chiến dịch đó kỳ cục như thế nào đâu. Phương án đánh nhanh bất ngờ đối với thằng địch lại cũng bất ngờ đối với ta. Các đội biệt động chiến đấu gần như độc lập nhiệm vụ giao cứ thế thi hành không nhận được sự hổ trợ nào khác. Và cũng thật kỳ cục với riêng bản thân chú. Chú đã rời khỏi đội rồi nhưng lại chưa về trên, như người vô công rỗi nghề trong lúc trận đánh bi thảm nổ ra...
- Thôi được rồi chú à, cháu chỉ hỏi chuyện đó thôi.
- ừ ta nói chuyện khác đi. Lâu nay cháu sống thế nào?
- Cũng được thôi chú à. Chú lo gì cho cháu? Cháu còn trẻ, một thân một mình không sống được à?
- Chú không lo gì đâu, chú tin cháu mà.
- Còn chú?
- Hỏi chú làm gì.
- Ôi chú già quá, tóc chú bạc hết rồi. Nhưng coi chú cũng còn khỏe.
- Còn cái khung vậy thôi cháu à, bên trong rệu rả hết rồi. Hơn sáu mươi rồi còn gì. Cháu bao nhiêu rồi, hăm sáu hay hăm bảy?
- Chú quên à?
- Tuổi tác chú nhớ làm gì. Nhưng chú còn nhớ lúc cháu còn ẳm ngửa, có lần chú thay tả cho cháu và cháu cứ dảy lên. Hồi nhỏ cháu èo uột lắm chớ không phẳng phao xinh đẹp như thế này. Sao cháu cứ cao lớn riết như thế này, vẫn còn tuổi lớn à?
- Cháu giống ba cháu thôi.
- Mẹ cháu trái lại người nhỏ xíu, cứ nhưng không thể nào trở thành người lớn được. Cháu vẫn ở trên căn hộ tầng sáu chung cư với cô bạn phóng viên Hột Mít đó à? Nghe nói phòng nhỏ xíu chỉ có một chiếc bàn, người này viết người kia phải ra đứng ngoài ban công ngó xuống đường coi xe chạy chơi. Sao cháu không để chú lo cho cháu?
- Có có lo bao nhiêu cũng không đủ. Chính chú khuyên cháu nên sống tự lập mà?
- Đúng rồi. Nhưng sao cháu không chịu lấy chồng? Nghe nói cháu có anh chàng Việt kiều nào đó... là như thế nào?
- Là Việt kiều thôi.
- Cháu phải lấy chồng đi, lấy ai cũng được. Con gái tới tuổi phải lấy chồng đẻ con. Cháu nói cháu không còn ai nữa là không đúng, còn chú đây nè, chú là người thân nhất của cháu hồi xưa cũng như bây giờ. Ngay tên Mai Hương của cháu cũng do chú đặt cho đó.
- Cám ơn chú, tên đẹp lắm. Đám bạn cháu nói tên cháu như để sau này làm phóng viên vậy.
- Cháu giống tính mẹ cháu lúc nào cũng tất bật. Mẹ cháu thường nói: "Không biết con tôi sau này có khổ như tôi không?". Mẹ cháu có kiểu nói năng lung tung như vậy.
- Mẹ cháu có đẹp không?
- Chú không biết. Nhưng có điều mẹ cháu thu phục người khác không phải vì sắc đẹp.
- Cháu không nhớ chút nào về mẹ cháu hết, một ánh mắt một nụ cười cũng không. Ngay nằm mơ cháu cũng không thấy được. Chẳng lẽ nếu còn sống mẹ cháu cũng già như chú sao?
- Người chết không già đi cháu à, chỉ có chú mới già đi đây thôi. Nhưng chú đâu khổ vì tuổi già.
- Vậy chú khổ vì cái gì?
- Cái khổ của chú là không biết mình khổ vì cái gì.
- ở nhà chú thế nào?
- Cũng bình thường thôi. Vợ chú là một người phụ nữ đảm đang hiền dịu, hai con chú đều học hành chăm chỉ. Nhưng chỉ có như vậy thôi.
- Vậy là chú không vui rồi.
- Chú không vui không buồn, đúng ra chú đang sống cho hết những ngày còn lại.
- Sao hồi xưa chú không lấy vợ?
- Lấy ai?
- Lấy ai chú phải biết chớ.
- Hồi đó làm sao lấy vợ được? Sống ở đâu, con cái ai nuôi?
- Người ta cũng lấy vợ đẻ con đó thôi.
- Người ta khác chú khác. Chú dở lắm cháu à, chú không phải là chỗ tốt cho phụ nữ nương tựa.
- Lần cuối cùng chú chia tay mẹ cháu như thế nào?
- Cháu vẫn chưa dứt ra được chuyện đó à?
- Chú không muốn kể thì thôi.
- Cháu giống mẹ cháu lúc nào cũng gặng hỏi. Trước trận đánh nào mẹ cháu cũng gặng hỏi chú đủ điều: "Tòa nhà thế nào? Có bao nhiêu phòng? Chúng đông bao nhiêu? Đi đứng ăn ở ra làm sao?" . Không bao giờ mẹ cháu bằng lòng với những điều đã được biết. Có một trận bộc phá đã đặt xong rồi chợt có đám con nít từ đâu kéo tới bày trò đá banh ở con hẻm cạnh tòa nhà. Vậy là mẹ cháu khóc lên với chú: "Sao anh không tính trước chuyện đó?". Nhưng chú tính làm sao được chuyện con nít đá banh?
- Rồi chú làm sao?
- Cũng may hồi nhỏ chú biết đá banh, đá giỏi nữa, chú liền xông vào cùng đá với chúng rồi tìm cách lừa trái banh đi ra xa cho chúng đuổi theo. Cháu bật máy ghi âm à? Viết cả chuyện đó à?
- Chú cứ kể đi mà.
- Một lần khác chú và mẹ cháu bị tụi lính rượt đuổi, hai người chia hai ngã để may có người còn thoát được. Chú chạy vào một xóm lao động lặn xuống một ao rau muống đợi chúng đi rồi trồi lên đi vào một hẻm chợt nghe tiếng kêu: "Anh gì kia ơi, đói bụng không vô đây ăn cơm đi". Mẹ cháu đó. Không biết từ lúc nào mẹ cháu đã vào được một nhà làm quen tắm rửa thay quần áo ngồi ăn cơm với gia đình.
- Ôi kể nữa đi chú!
- Chuyện mẹ cháu kể bao giờ mới hết, để thư thả rồi chú sẽ nhớ lại.
- Chú rán nhớ đi cháu viết hết không chừa chuyện nào cả. Hay cháu không nên viết?
- Cháu viết đi, cháu đã ghi âm rồi còn gì. Cháu tưởng chú như thế nào? Ban ngày chú bù đầu vào công việc nào tiếp khách, ăn uống, cười nói đến mỏi cả miệng nhưng tối đến về nhà ngồi một mình đầu óc chú trống rỗng, thỉnh thoảng có một vài hình ảnh xưa cũ hiện ra thế là chú đau thắt như có ai bóp trái tim mình.
- Chú nói ở đây có ai biết mẹ cháu?
- à, thằng Sáu Hải. Chắc cháu có gặp nó rồi nhưng không để ý. Nó cũng là người của đội biệt động nhưng không dự trận đánh đó và thật sự cũng không dự trận đánh nào. Những năm đó nó còn nhỏ chỉ làm những chuyệt lặt vặt như chạy đưa thư, dò la tin tức, làm giao liên đi đưa người đến chỗ này chỗ nọ. Mấy năm nay nó chuyển sang làm kinh doanh, linh lợi lắm, vừa rồi chú kêu nó về làm trưởng ban quản lý công trình xây dựng tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi. Để chú điện cho nó - Người đàn ông bước lại bàn quay điện thoại gọi - A lô, Sáu Hải đó hả? Tao đây! Ba Hoàng đây! Có nhà báo hỏi thăm mày nè. Thì cũng chuyện mấy bộ hài cốt đó thôi. Không nhận lời hả? Cũng không từ chối? Trả lời phỏng vấn vào băng cát-xét à? Chà hiện đại quá hén! - Người đàn ông gác máy đi lại với cô gái - Nó nói cháu cứ đặt câu hỏi nó sẽ trả lời vào băng cát-xét gởi lại cho cháu. Thằng ma quỉ như vậy đó. Có thể cháu không ưa nó nhưng cháu cứ gặp nó đi, chú dành cho cháu điều bất ngờ bởi tình thân đặc biệt của nó với mẹ cháu. Và cả với cháu nữa. Cháu đặt câu hỏi cho nó chớ?
- Cháu không đặt - Cô gái mím môi nói - Chú bảo chú ấy muốn nói gì thì nói nhưng phải nói hết một băng cát-xét cho cháu. Băng chín chục phút ấy.
- A ha, cháu đúng là con của mẹ cháu - Người đàn ông bật cười lên thích thú - Phải tay cháu trị thằng này mới được.
- Thôi được rồi cháu về đây.
- Khoan đã đợi chú một chút - Người đàn ông chợt buồn hẳn lại - Chú chưa kể chuyện gì với cháu hết mà. Chú kể tới đâu rồi? Cháu ơi trong chiến tranh có nhiều điều không thể kể ra được. Nhưng cháu cứ bật máy ghi âm đi có khi máy móc cũng sàng lọc được cái gì đó. Cháu hỏi chú về hôm cuối cùng chú chia tay mẹ cháu phải không? Đó là ngày thứ ba sau giờ nổ súng của trận tổng tấn công. Buổi sáng trời u ám. Hình như có mưa nhẹ. Đội biệt động ra đi khi trời đã sáng rõ để có thể hòa vào dòng người đi lại trên đường. Tất cả đã sẵn sàng, súng kẹp sát nách, lựu đạn thủ pháo cột dấu trong người, cánh đàn ông bận áo chim cò giả làm đám thanh niên nhậu say trong những ngày Tết, đi rải ra thành hàng cách xa nhau nhưng có thể nhìn thấy nhau. Tại điểm tập kết có một chiếc xe tải nhỏ chở họ đến chỗ tòa nhà. Kế hoạch đã được tính trước thật tỉ mỉ, đến từng giây. Đánh cường tập. Tòa nhà sáu từng, không lớn lắm nhưng thật kiên cố, xây toàn đá tảng kín mít như cái hộp. Có sân bóng dã cầu bên cạnh, kế đó là một khu nghĩa trang có lính gác canh phòng cẩn mật. Tòa nhà được nghi trang là một hãng buôn gì đó thực chất là cư xá của tụi sĩ quan không quân chiến đấu, thường ngày có những chiếc xe ca chở chúng ra vô sân bay không có giờ giấc gì cả. Mẹ cháu đã vào đó một lần rồi, đã đặt trái rồi được lịnh vào gở đem trở ra. Trước đó mẹ cháu đã làm quen với đám lính gác cổng người Việt bên ngoài thông qua một tên lính gác đường nào đó. Mẹ cháu sẽ vào trước khống chế đám lính người Việt, cùng lúc chiếc xe tải nhỏ sẽ chở đám thanh niên "nhậu say" chạy ngang qua và sẽ "chết máy" ngay trước cổng, việc chạm súng với đám lính gác người Việt có thể xảy ra hoặc không tùy theo tài ứng phó của mẹ cháu. Nhưng bằng bất cứ giá nào mọi việc phải được tiến hành thật nhanh chóng, không quá năm ba phút để đội biệt động kịp chạy băng qua khoảng sân tiếp cận với tòa nhà, tụi Mỹ bên trong không hay biết gì cả. Vẫn là yếu tố bất ngờ, phương châm chung cho cả chiến dịch. Và tất cả chỉ đơn giản như vậy thôi, như một cuộc chạy đua cự ly ngắn vậy. Chú chia tay với đội ở điểm tập kết, anh em lên xe tải còn chú quay trở lại. Trước đó mẹ cháu một mình đến quán cà phê trước cổng tòa nhà tìm cách áp sát với đám lính gác người Việt. Vậy coi như chú không hề có cuộc chia tay với mẹ cháu. Từ điểm tập kết trở về đi một đổi chú chợt dừng lại. Chú bỗng nghĩ: hay mình đã phạm sai lầm? Sao chú không cùng dự trận đánh với anh em? Đây là một trận đánh cực kỳ khó khăn, thành phố nổ súng hai ngày rồi thằng Mỹ đã muốn bỏ chạy nhưng các mũi tiến quân của ta cũng tà đi nhiều chỗ. Chú cùng sống và chiến đấu với anh em đã bao nhiêu năm rồi, cả mẹ cháu nữa, chú lại là người chỉ huy vậy mà trong giờ phút này... Không suy nghĩ gì nữa chú vội quay trở lại nhưng không còn kịp nữa rồi, đội biệt động đã đột nhập vào tòa nhà, chú chỉ còn cách đi tới lui lơ láo bên ngoài như một người đi dạo mát nhàn tản, chỉ có thể hình dung trận đánh trong trí tưởng tượng bởi tòa nhà dày bịt âm u đã nuốt mất tất cả, không gì thoát ra ngoài một tiếng súng nổ một hình bóng thoáng qua của mẹ cháu cũng không. Chú cứ đi tới lui như thế suốt buổi sáng hôm ấy, cho đến chiều tối và cho đến nay đã hai mươi năm trôi qua rồi chú chỉ là một người đi tới lui lơ láo bên ngoài.



Cô gái đi hối hả, dáng người cao hơi nghiêng nghiêng, chiếc túi xách to nặng lủng lẳng bên hông, mái tóc cắt ngắn nhún nhảy theo nhịp đi. Khoảng sân rộng trước tòa nhà cao lớn của một công ty xuất nhập khẩu như kéo dài ra mãi. Trời nắng như đổ lửa. Cô gái đi mãi đi mãi cuối cùng rồi cũng đến được cổng tòa nhà. Cô đứng lại đưa tay lau mồ hôi trên mặt và ngước nhìn mặt tiền nhà lắp toàn cửa kiếng sáng loáng. Rồi cô bước lên thềm nhà theo cầu thang đi lên lầu. Tầng một rồi tầng hai. Nhiều người đi lại trên hành lang ai nấy đều có vẻ hối hả căng thẳng, không ai chào hỏi ai cả. Từng ba. Cô gái rẻ trái rồi rẻ phải, theo một hành lang dài hun hút, hai bên là hai dãy phòng cửa kiếng đóng kín mít, thấy có người lố nhố trong đó nhưng không nghe thấy tiếng nói gì cả, như họ đang diễn một vở kịch câm vậy. Thỉnh thoảng một cánh cửa hé mở, một người vọt ra mặt mày cau có hối hả đi như chạy, tiếng người ta ùa ra đuổi theo sau cùng với làn hơi mát lạnh của máy điều hòa không khí.

Một căn phòng đề chữ "giám đốc" hiện ra trước mặt. Cô gái đứng lại, hơi mỉm cười ngẫm nghĩ một lúc rồi đưa tay gõ nhẹ mấy cái, đợi thêm một chút rồi đẩy cửa bước vào. Căn phòng rộng trải thảm, bày biện sang trọng nhưng lộn xộn: xa lông đặt ở một góc phòng, chiếc bàn viết lót kiếng lớn như chiếc bàn đánh bóng bàn chất lổn ngổn đồ đạc ngay giữa choán chật tất cả, dọc theo tường có vô số những tủ lớn tủ nhỏ và những ngăn tủ bắt sâu vào trong tường. Bông giả bông thật cắm khắp nơi. Có cả tủ lạnh và bàn nước, giá giăng võng. Chỉ thiếu có giường ngủ. Một người đàn ông, đúng hơn là một ông già, chừng hơi sáu mươi một chút, dáng người cao lớn trắng trẻo, hơi mập kiểu của người già, mặt đỏ hồng đang ngồi sau bàn viết. Ông đang cắm cúi đọc viết cái gì đó.

- A, cô phóng viên của chú! - Chợt nhìn thấy cô gái người đàn ông ngẩng lên tươi cười nói - Cháu đi biệt đâu cả mấy tháng nay? Chú có đọc các bài viết của cháu, thấy cháu lên cả trên Tây Nguyên. Cháu làm gì trên đó, sắp bươi móc chuyện gì nữa?

- Cháu sắp viết về chú đó - Cô gái nói và đi đến xa lông ngồi xuống rót nước uống vẻ tự nhiên thân thuộc - Cháu làm việc với chú một chút được không?

- Việc gì?

- Chú đến ngồi đây đã. Chú khỏe không? Công việc của chú thế nào?

- Tốt thôi - Người đàn ông nói và đến ngồi xuống xa lông với cô gái - Nghĩa là bận rộn đủ thứ hết. Nhưng xuất khẩu tôm khá lắm. Cá cũng được. Cháu viết về chuyện đó hả?

- Cháu không biết chuyện tôm cá gì đâu. Chú đang xây một khách sạn ở đường Nguyễn Trãi phải không?

- Đúng. Liên doanh thôi. Thì cũng mở rộng công việc làm ăn với người ta. Có chuyện gì không?

- Công việc tới đâu rồi?

- Việc gì?

- Thì việc xây tòa nhà.

- Cũng bình thường thôi. Người ta đang đào móng...

- Rồi sao?

- Sao gì? A, chắc cháu muốn nói...

- Những người thợ đào móng bắt gặp một số hài cốt phải không? - Cô gái nói mau như sợ ai chen ngang - Và chắc chú còn nhớ mẹ cháu và đội biệt động đã chết hết ở đó vào năm 68, chú không quên phải không? Và đó là đội biệt động do chú chỉ huy đó.

Im lặng một lúc rồi người đàn ông cúi đầu thở dài nói:

- Không, chú không quên đâu!

Và rồi im lặng kéo dài. Chiếc đồng hồ nhích từng giây trên tường. Những bông hoa câm lặng. Tấm lịch với hình cô đào hát nở mãi một nụ cười. Lâu lắm người đàn ông mới nói tiếp giọng thật khẽ như nói với chính mình:

- Chú không quên chuyện gì đâu. Nhưng chú già quá rồi hết hơi hết sức rồi, đã đến tuổi về hưu cháu tranh luận với chú vô ích thôi. Chú còn làm được việc gì? Nhưng cháu phải thông cảm cho chú còn ngồi ở ghế này ngày nào chú phải rán làm việc tới ngày ấy. Tòa nhà khách sạn chú liên doanh với nước ngoài, mình chỉ hùn một phần vốn chủ yếu là đất đai. Người ta sẽ xây một khách sạn lớn gấp mười lần như thế, tiền bạc tính tới hằng triệu đô la. Công việc chỉ mới bắt đầu thôi nhưng hợ đồng đã ký hết rồi; tiền bạc người ta đã đổ vào do vậy công việc phải tính tới từng ngày từng giờ. Vậy rồi bỗng nghe người thợ đào móng bắt gặp một số hài cốt, không biết của ai, có từ bao giờ. Thì sao nào? Biết là của ai? Tuy vậy chú cũng cho ngưng công việc lại cho những người thợ đào móng tiếp tục tìm kiếm, số hài cốt tìm được cho cất giữ cẩn thận. Nhưng phải đào xới tới đâu, phải ngưng công việc tới chừng nào? Ba mươi năm chiến tranh người chết đầy ra đó, lớp trước lớp sau xương cốt ngập tràn, vậy chẳng lẽ nhà cửa không được xây con người không được sống?

- Thì chú vẫn sống đó thôi.

- Chú không nói chú mà nói công việc. Chú đã cho dừng công trình lại cả tuần lễ rồi, gởi công văn đi khắp nơi báo về chuyện hài cốt nhưng chỗ này người ta chỉ chỗ kia chẳng ai chịu nhận giải quyết cả. Người ta nói không có qui định nào về chuyện đó. Có qui định nào về chuyện đó không?

- Chắc không có đâu.

- Vậy cháu sẽ viết về điều gì?

- Cháu sẽ viết tất cả. Tìm hiểu tới đâu cháu viết tới đó. Cháu sẽ nhân đây tìm hiểu về chuyện mẹ cháu và chuyện của đội biệt động. Cháu không tin con người ta chết đi không để lại dấu vết gì. Chú cứ xây nhà đi, lo việc tương lai đi, còn cháu sẽ tìm về quá khứ. Chú cháu ta phân công như vậy được không?

- Cháu trách chú điều gì? Chẳng lẽ cả đội chết hết mình chú còn sống, chú là người có lỗi?

- Chẳng có chuyện lỗi phải gì ở đây. Cháu chỉ muốn viết về mẹ cháu vậy thôi.

- Chú chưa kể hết với cháu rồi sao?

- Có, chú có kể. Nhưng người ta cứ tưởng biết hết mọi điều hóa ra còn có thể biết thêm nhiều điều nữa. Đó chú thấy không tình cờ những người thợ đào móng bắt gặp những hài cốt, thế là mọi chuyện như mới lại bắt đầu.

- Cháu viết liền à?

- Coi như chương thứ nhất trong phiên phóng sự của cháu là buổi hôm nay. Cháu còn đợi đến bao giờ? Cháu rất thương nhớ mẹ cháu nhưng cháu còn muốn tìm hiểu hơn nữa, cả cuộc chiến tranh này cháu biết được rất ít. Cháu muốn tìm cái gì đó để nương tựa vào. Chú coi đó cháu còn gì đâu nữa? Cháu sanh ra không biết ba cháu là ai, mẹ cháu chết lúc cháu còn nhỏ xíu, cháu chỉ còn bà ngoại dưới Long Xuyên nhưng bà cháu đã già rồi còn cháu cứ phải bận rộn trên thành phố khắc nghiệt này. Mà thôi ta bàn công việc đi. Tại sao chú không dự trận đánh đó?

- Chú đã nói rồi: chú bị bịnh.

- Chỉ có vậy thôi hả?

- Đúng ra còn chuyện khác. Trên đang có kế hoạch đưa chú sang công tác khác, về trên phụ trách chung nhớ không tham gia chiến đấu với một đội biệt động nữa. Chú chỉ không dự một trận đánh đó thôi, chú đã dự hằng chục trận đánh khác rồi. Chú đâu ngờ... Cháu không thể tưởng tượng được chiến dịch đó kỳ cục như thế nào đâu. Phương án đánh nhanh bất ngờ đối với thằng địch lại cũng bất ngờ đối với ta. Các đội biệt động chiến đấu gần như độc lập nhiệm vụ giao cứ thế thi hành không nhận được sự hổ trợ nào khác. Và cũng thật kỳ cục với riêng bản thân chú. Chú đã rời khỏi đội rồi nhưng lại chưa về trên, như người vô công rỗi nghề trong lúc trận đánh bi thảm nổ ra...

- Thôi được rồi chú à, cháu chỉ hỏi chuyện đó thôi.

- ừ ta nói chuyện khác đi. Lâu nay cháu sống thế nào?

- Cũng được thôi chú à. Chú lo gì cho cháu? Cháu còn trẻ, một thân một mình không sống được à?

- Chú không lo gì đâu, chú tin cháu mà.

- Còn chú?

- Hỏi chú làm gì.

- Ôi chú già quá, tóc chú bạc hết rồi. Nhưng coi chú cũng còn khỏe.

- Còn cái khung vậy thôi cháu à, bên trong rệu rả hết rồi. Hơn sáu mươi rồi còn gì. Cháu bao nhiêu rồi, hăm sáu hay hăm bảy?

- Chú quên à?

- Tuổi tác chú nhớ làm gì. Nhưng chú còn nhớ lúc cháu còn ẳm ngửa, có lần chú thay tả cho cháu và cháu cứ dảy lên. Hồi nhỏ cháu èo uột lắm chớ không phẳng phao xinh đẹp như thế này. Sao cháu cứ cao lớn riết như thế này, vẫn còn tuổi lớn à?

- Cháu giống ba cháu thôi.

- Mẹ cháu trái lại người nhỏ xíu, cứ nhưng không thể nào trở thành người lớn được. Cháu vẫn ở trên căn hộ tầng sáu chung cư với cô bạn phóng viên Hột Mít đó à? Nghe nói phòng nhỏ xíu chỉ có một chiếc bàn, người này viết người kia phải ra đứng ngoài ban công ngó xuống đường coi xe chạy chơi. Sao cháu không để chú lo cho cháu?

- Có có lo bao nhiêu cũng không đủ. Chính chú khuyên cháu nên sống tự lập mà?

- Đúng rồi. Nhưng sao cháu không chịu lấy chồng? Nghe nói cháu có anh chàng Việt kiều nào đó... là như thế nào?

- Là Việt kiều thôi.

- Cháu phải lấy chồng đi, lấy ai cũng được. Con gái tới tuổi phải lấy chồng đẻ con. Cháu nói cháu không còn ai nữa là không đúng, còn chú đây nè, chú là người thân nhất của cháu hồi xưa cũng như bây giờ. Ngay tên Mai Hương của cháu cũng do chú đặt cho đó.

- Cám ơn chú, tên đẹp lắm. Đám bạn cháu nói tên cháu như để sau này làm phóng viên vậy.

- Cháu giống tính mẹ cháu lúc nào cũng tất bật. Mẹ cháu thường nói: "Không biết con tôi sau này có khổ như tôi không?". Mẹ cháu có kiểu nói năng lung tung như vậy.

- Mẹ cháu có đẹp không?

- Chú không biết. Nhưng có điều mẹ cháu thu phục người khác không phải vì sắc đẹp.

- Cháu không nhớ chút nào về mẹ cháu hết, một ánh mắt một nụ cười cũng không. Ngay nằm mơ cháu cũng không thấy được. Chẳng lẽ nếu còn sống mẹ cháu cũng già như chú sao?

- Người chết không già đi cháu à, chỉ có chú mới già đi đây thôi. Nhưng chú đâu khổ vì tuổi già.

- Vậy chú khổ vì cái gì?

- Cái khổ của chú là không biết mình khổ vì cái gì.

- ở nhà chú thế nào?

- Cũng bình thường thôi. Vợ chú là một người phụ nữ đảm đang hiền dịu, hai con chú đều học hành chăm chỉ. Nhưng chỉ có như vậy thôi.

- Vậy là chú không vui rồi.

- Chú không vui không buồn, đúng ra chú đang sống cho hết những ngày còn lại.

- Sao hồi xưa chú không lấy vợ?

- Lấy ai?

- Lấy ai chú phải biết chớ.

- Hồi đó làm sao lấy vợ được? Sống ở đâu, con cái ai nuôi?

- Người ta cũng lấy vợ đẻ con đó thôi.

- Người ta khác chú khác. Chú dở lắm cháu à, chú không phải là chỗ tốt cho phụ nữ nương tựa.

- Lần cuối cùng chú chia tay mẹ cháu như thế nào?

- Cháu vẫn chưa dứt ra được chuyện đó à?

- Chú không muốn kể thì thôi.

- Cháu giống mẹ cháu lúc nào cũng gặng hỏi. Trước trận đánh nào mẹ cháu cũng gặng hỏi chú đủ điều: "Tòa nhà thế nào? Có bao nhiêu phòng? Chúng đông bao nhiêu? Đi đứng ăn ở ra làm sao?" . Không bao giờ mẹ cháu bằng lòng với những điều đã được biết. Có một trận bộc phá đã đặt xong rồi chợt có đám con nít từ đâu kéo tới bày trò đá banh ở con hẻm cạnh tòa nhà. Vậy là mẹ cháu khóc lên với chú: "Sao anh không tính trước chuyện đó?". Nhưng chú tính làm sao được chuyện con nít đá banh?

- Rồi chú làm sao?

- Cũng may hồi nhỏ chú biết đá banh, đá giỏi nữa, chú liền xông vào cùng đá với chúng rồi tìm cách lừa trái banh đi ra xa cho chúng đuổi theo. Cháu bật máy ghi âm à? Viết cả chuyện đó à?

- Chú cứ kể đi mà.

- Một lần khác chú và mẹ cháu bị tụi lính rượt đuổi, hai người chia hai ngã để may có người còn thoát được. Chú chạy vào một xóm lao động lặn xuống một ao rau muống đợi chúng đi rồi trồi lên đi vào một hẻm chợt nghe tiếng kêu: "Anh gì kia ơi, đói bụng không vô đây ăn cơm đi". Mẹ cháu đó. Không biết từ lúc nào mẹ cháu đã vào được một nhà làm quen tắm rửa thay quần áo ngồi ăn cơm với gia đình.

- Ôi kể nữa đi chú!

- Chuyện mẹ cháu kể bao giờ mới hết, để thư thả rồi chú sẽ nhớ lại.

- Chú rán nhớ đi cháu viết hết không chừa chuyện nào cả. Hay cháu không nên viết?

- Cháu viết đi, cháu đã ghi âm rồi còn gì. Cháu tưởng chú như thế nào? Ban ngày chú bù đầu vào công việc nào tiếp khách, ăn uống, cười nói đến mỏi cả miệng nhưng tối đến về nhà ngồi một mình đầu óc chú trống rỗng, thỉnh thoảng có một vài hình ảnh xưa cũ hiện ra thế là chú đau thắt như có ai bóp trái tim mình.

- Chú nói ở đây có ai biết mẹ cháu?

- à, thằng Sáu Hải. Chắc cháu có gặp nó rồi nhưng không để ý. Nó cũng là người của đội biệt động nhưng không dự trận đánh đó và thật sự cũng không dự trận đánh nào. Những năm đó nó còn nhỏ chỉ làm những chuyệt lặt vặt như chạy đưa thư, dò la tin tức, làm giao liên đi đưa người đến chỗ này chỗ nọ. Mấy năm nay nó chuyển sang làm kinh doanh, linh lợi lắm, vừa rồi chú kêu nó về làm trưởng ban quản lý công trình xây dựng tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi. Để chú điện cho nó - Người đàn ông bước lại bàn quay điện thoại gọi - A lô, Sáu Hải đó hả? Tao đây! Ba Hoàng đây! Có nhà báo hỏi thăm mày nè. Thì cũng chuyện mấy bộ hài cốt đó thôi. Không nhận lời hả? Cũng không từ chối? Trả lời phỏng vấn vào băng cát-xét à? Chà hiện đại quá hén! - Người đàn ông gác máy đi lại với cô gái - Nó nói cháu cứ đặt câu hỏi nó sẽ trả lời vào băng cát-xét gởi lại cho cháu. Thằng ma quỉ như vậy đó. Có thể cháu không ưa nó nhưng cháu cứ gặp nó đi, chú dành cho cháu điều bất ngờ bởi tình thân đặc biệt của nó với mẹ cháu. Và cả với cháu nữa. Cháu đặt câu hỏi cho nó chớ?

- Cháu không đặt - Cô gái mím môi nói - Chú bảo chú ấy muốn nói gì thì nói nhưng phải nói hết một băng cát-xét cho cháu. Băng chín chục phút ấy.

- A ha, cháu đúng là con của mẹ cháu - Người đàn ông bật cười lên thích thú - Phải tay cháu trị thằng này mới được.

- Thôi được rồi cháu về đây.

- Khoan đã đợi chú một chút - Người đàn ông chợt buồn hẳn lại - Chú chưa kể chuyện gì với cháu hết mà. Chú kể tới đâu rồi? Cháu ơi trong chiến tranh có nhiều điều không thể kể ra được. Nhưng cháu cứ bật máy ghi âm đi có khi máy móc cũng sàng lọc được cái gì đó. Cháu hỏi chú về hôm cuối cùng chú chia tay mẹ cháu phải không? Đó là ngày thứ ba sau giờ nổ súng của trận tổng tấn công. Buổi sáng trời u ám. Hình như có mưa nhẹ. Đội biệt động ra đi khi trời đã sáng rõ để có thể hòa vào dòng người đi lại trên đường. Tất cả đã sẵn sàng, súng kẹp sát nách, lựu đạn thủ pháo cột dấu trong người, cánh đàn ông bận áo chim cò giả làm đám thanh niên nhậu say trong những ngày Tết, đi rải ra thành hàng cách xa nhau nhưng có thể nhìn thấy nhau. Tại điểm tập kết có một chiếc xe tải nhỏ chở họ đến chỗ tòa nhà. Kế hoạch đã được tính trước thật tỉ mỉ, đến từng giây. Đánh cường tập. Tòa nhà sáu từng, không lớn lắm nhưng thật kiên cố, xây toàn đá tảng kín mít như cái hộp. Có sân bóng dã cầu bên cạnh, kế đó là một khu nghĩa trang có lính gác canh phòng cẩn mật. Tòa nhà được nghi trang là một hãng buôn gì đó thực chất là cư xá của tụi sĩ quan không quân chiến đấu, thường ngày có những chiếc xe ca chở chúng ra vô sân bay không có giờ giấc gì cả. Mẹ cháu đã vào đó một lần rồi, đã đặt trái rồi được lịnh vào gở đem trở ra. Trước đó mẹ cháu đã làm quen với đám lính gác cổng người Việt bên ngoài thông qua một tên lính gác đường nào đó. Mẹ cháu sẽ vào trước khống chế đám lính người Việt, cùng lúc chiếc xe tải nhỏ sẽ chở đám thanh niên "nhậu say" chạy ngang qua và sẽ "chết máy" ngay trước cổng, việc chạm súng với đám lính gác người Việt có thể xảy ra hoặc không tùy theo tài ứng phó của mẹ cháu. Nhưng bằng bất cứ giá nào mọi việc phải được tiến hành thật nhanh chóng, không quá năm ba phút để đội biệt động kịp chạy băng qua khoảng sân tiếp cận với tòa nhà, tụi Mỹ bên trong không hay biết gì cả. Vẫn là yếu tố bất ngờ, phương châm chung cho cả chiến dịch. Và tất cả chỉ đơn giản như vậy thôi, như một cuộc chạy đua cự ly ngắn vậy. Chú chia tay với đội ở điểm tập kết, anh em lên xe tải còn chú quay trở lại. Trước đó mẹ cháu một mình đến quán cà phê trước cổng tòa nhà tìm cách áp sát với đám lính gác người Việt. Vậy coi như chú không hề có cuộc chia tay với mẹ cháu. Từ điểm tập kết trở về đi một đổi chú chợt dừng lại. Chú bỗng nghĩ: hay mình đã phạm sai lầm? Sao chú không cùng dự trận đánh với anh em? Đây là một trận đánh cực kỳ khó khăn, thành phố nổ súng hai ngày rồi thằng Mỹ đã muốn bỏ chạy nhưng các mũi tiến quân của ta cũng tà đi nhiều chỗ. Chú cùng sống và chiến đấu với anh em đã bao nhiêu năm rồi, cả mẹ cháu nữa, chú lại là người chỉ huy vậy mà trong giờ phút này... Không suy nghĩ gì nữa chú vội quay trở lại nhưng không còn kịp nữa rồi, đội biệt động đã đột nhập vào tòa nhà, chú chỉ còn cách đi tới lui lơ láo bên ngoài như một người đi dạo mát nhàn tản, chỉ có thể hình dung trận đánh trong trí tưởng tượng bởi tòa nhà dày bịt âm u đã nuốt mất tất cả, không gì thoát ra ngoài một tiếng súng nổ một hình bóng thoáng qua của mẹ cháu cũng không. Chú cứ đi tới lui như thế suốt buổi sáng hôm ấy, cho đến chiều tối và cho đến nay đã hai mươi năm trôi qua rồi chú chỉ là một người đi tới lui lơ láo bên ngoài.
Một ngày và một đời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết