Chương 3
Tác giả: Lê văn thảo
Hương đi hối hả, chân sải dài, quần xắn cao, chiếc túi xách to nặng lủng lẳng bên hông. Con hẻm quanh qua ngoặc lại, có lúc hẹp té rồi có lúc lại rộng phình ra, lúc nào cũng thấy có nước chảy, có chỗ nước ngập tràn tuy đang là mùa khô, và khi bước qua chiếc cầu ván bắt qua con rạch thì lại không thấy có nước đâu cả, chỉ thấy có sình lầy rác rến ngập đầy bên dưới. Nhà cửa chen chúc nhau, lộn xộn không thành hàng lối gì cả, nhà này quay đích vào nhà kia, tất cả cũ nát, xám xịt như có một lớp tro phủ lên trên. Hương cầm tờ giấy ghi địa chỉ trong tay dò tìm theo từng số nhà, đi sâu vào một hẻm rồi một hẻm nữa, các số nhà cứ theo đó chồng lên nhau, hỏi người này được chỉ theo một hướng hỏi người khác lại được chỉ theo hướng khác. Có lúc Hương gần như tìm được rồi nó bỗng mất hút, như nó đang lẩn trốn Hương vậy. Một ông già bồng đứa cháu nhỏ trên tay hỏi Hương: "Cô đi đâu? Tìm ai?". Hương đưa tờ địa chỉ ra, ông già coi rồi cười nói: "Đúng rồi, đây là xóm Năm Từng đây, nhưng không phải nhà lầu đâu mà số nhà chồng lên nhau thành năm từng đó. Thằng Tây gọi là xuyệt đó mà. Cô phải đi tuốt vào trong kia kìa. Tìm nhà bà Tư thì đi theo con nhỏ này nè". Một đứa con gái chừng mười hai tuổi gầy nhom đen nhẻm bước tới cầm lấy tay Hương, quay lại nạt nộ đám con nít bu theo sau. Lại đi qua những con hẻm ngập nước những chiếc cầu ván bắt qua những đống rác, con nít bu theo càng lúc càng đông, có đứa chẳng bận quần áo gì cả, chúng cứ trầm trồ chiếc túi xách của Hương rồi quay ra cải lộn chí chóe với nhau. Đứa con gái mười hai tuổi dẫn Hương đi mãi cho đến lúc số nhà chồng lên nhau đủ năm từng mới kéo tay Hương dừng lại chỉ vào một căn nhà lá cất trên một ao rau muống nói: "Nhà bà Tư đó. Bà ấy ngồi kia kìa". Căn nhà xiêu vẹo, tả tơi, không biết sao nó đứng vững được. Một bà già chừng bảy mươi tuổi ngồi ngay trước cửa, ngay hàng hiên, ngồi im phắc như mọc rễ ở đó. Hương bước vào cúi xuống ghé sát vào tai bà già hỏi:
- Bà là bà Tư phải không?
Bà già làm thinh, như không nghe thấy gì cả. Đứa con gái cười nói:
- Bà già điếc cô ơi!
Hương lớn tiếng lặp lại, lần này bà già mới ngẩng lên nhìn Hương với cặp mắt vô hồn nói:
- ừ tao đây! Tao là chị thằng Năm Mạnh đây! Muốn hỏi chuyện thằng Năm Mạnh phải không? Nhưng nó chết rồi còn hỏi gì nữa.
Bà già trở lại thế ngồi như cũ, mắt mờ đục, Hương không biết nói gì nữa bèn kéo ghế ngồi xuống một bên. Đám con nít đứng láo nháo chung quanh và đứa con gái mười hai tuổi lại nạt nộ chúng. Căn nhà quay đít sang phía trước nghe có tiếng đàn hát xập xình và tiếng cười nói ồn ào. Bà Tư quay sang bảo đứa con gái mười hai tuổi:
- Mày sang bảo thằng út Mặt Mâm om sòm quá tao qua đốt nhà bây giờ.
Đứa con gái chạy đi chút sau trở về nói:
- Chú út Mặt Mâm nói bà đốt không cháy đâu, nhà có gì cháy chú gở chụm nấu cơm hết rồi.
Và như để đáp lại tiếng cười bên kia càng dậy lên. Bà Tư không nói gì nữa trở lại dáng ngồi lặng yên như trước. Hương đưa mắt nhìn quanh căn nhà. Nhà trống trơn, cũng khá rộng nhưng mục nát cả, bàn ghế giường tủ đều lặng câm không chút sinh khí. Chỉ có chiếc bàn thờ với bằng "Tổ quốc ghi công" là có chút nhang khói và thấy có hình một người con trai treo bên trên, đúng hơn là một thiếu niên nhìn thẳng, tóc chải rẻ, tất cả đã mờ nhạt duy chỉ có đôi mắt là sáng long lanh, chắc do người thợ ảnh vẽ thêm vào.
Đứa con gái mười hai tuổi thủ thỉ bên tai Hương:
- Hình chú Năm Mạnh em trai bà Tư đó. Bà Tư lớn hơn chú Năm Mạnh tới mười mấy tuổi nên hai chị em như hai mẹ con. Bà Tư kể hồi bà bồng chú Năm Mạnh về đây dân cư ở đây còn thưa thớt lắm nhưng ao rau muống đã mọc đầy, bà cắt rau muống bán lấy tiền mua gạo nuôi chú Năm Mạnh lớn lên. Cô tìm bà Tư làm chi? Có bà con gì không? Chú Năm Mạnh làm biệt động đã chết rồi cô biết không? Chú Năm Mạnh chết rồi bà Tư chỉ còn một mình, má cháu phải cắt rau muống bán dùm bà bà chẳng ăn uống bao nhiêu còn dư tiền bà để dành dưới gối đầu giường kia kìa, không biết để làm gì. Còn riêng căn nhà này bà hứa chừng nào bà chết bà sẽ cho cháu để cháu đi lấy chồng.
Hương hỏi:
- Tay út Mặt Mâm nào bên kia vậy?
- Cha nội hát ông ổng đó hả? Sao cô biết? Cô đừng qua bên đó cha nội hay gây sự đánh lộn lắm.
- Cháu sợ lắm hả?
- Cháu không sợ. Cả xóm này ai cũng ghét ông ấy nhưng cháu không ghét. Là vì ông ấy hay cho cháu tập vở để đi học.
- Anh ta là thầy giáo à?
- Thầy giáo khỉ gì, ông ta không biết chữ. Không biết ông ta ăn cắp tập vở đâu để cho cháu. Ông ta nói: "Mày không biết chữ thì mày chết". Để cháu qua coi bên ấy cái gì mà om sòm quá vậy.
Đứa con gái chạy đi chút sau trở về nói:
- Chú út Mặt Mâm nói có nhả ý mời cô nhà báo sang chơi.
Bà Tư la lên:
- Mời mọc cái kiểu gì vậy? Để tao đốt nhà nó còn hơn.
Hương nói:
- Để cháu qua đó một chút bà à, cháu muốn gặp anh ấy hỏi chút chuyện về mẹ cháu.
- Mẹ mày là ai?
- Mẹ cháu hồi xưa ở nhà này nè, cùng đi đánh xe ngựa với chú Năm Mạnh.
- Ôi trời ơi, vậy con là con của mẹ con đó hả? Vậy đi đi con, thằng đó có khi cũng biết chuyện mẹ con đó. Nhưng hãy coi chừng, nó sẽ tìm cách trấn lột con không còn đôi guốc để đi cho mà coi. Con đi chút trở qua bà kể chuyện cho nghe. Con nhỏ mày đi theo coi chừng dùm chị mày.
- Cháu không sợ đâu.
- Mày cũng dữ dằn như mẹ mày vậy hả? Vậy đi đi con! Đi Đi!
Nhà út Mặt Mâm khá rộng nhưng không có bàn ghế giường tủ gì cả, thấy rõ chủ nhà và đám bạn ăn ngủ ngay tại dưới sàn nhà, khắp nơi vương vãi nào chăn mền chén dĩa, vỏ chai bia, cá khô, tranh ảnh, thùng đạn Mỹ, bếp điện... Một chiếc máy hát đang gầm gào một bản nhạc ở một góc phòng. Hình đào hát cắt ra từ các báo ảnh dán đầy trên vách, không hình nào còn nguyên vẹn cả, không móc mắt thì cũng cạo mặt, xẻo tai. Trong nhà có một đám con trai tuổi choai choai và một người đàn ông chừng ba mươi lăm tuổi, có khuôn mặt rộng lạ thường, anh ta ngồi trên một chiếc ghế mây cao nghệu ra vẻ người chỉ huy và lại thấy có một cô gái chừng mười lăm mười sáu người đen đúa rắn chắc, ngực tròn lẳn, mặt đầy những vết thẹo nhỏ li ti cắt ngang dọc, cô gái ngồi xếp chân dưới chân ghế của người đàn ông vẻ ngoan ngoãn phục tùng như nữ tì ngồi dưới chân lảnh chúa.
Người đàn ông cất tiếng nói khi Hương vừa mới bước vào nhà:
- Chào cô nhà báo! Tôi đợi cô lâu lắm rồi. Cô vào gặp tôi hỏi chuyện mẹ cô phải không? Chậm chạp quá! Trễ nải quá! Nhưng trễ còn hơn không! Tôi có đọc mấy bài báo vừa rồi của cô, đánh vần riết rồi cũng đọc được, thấy viết cũng được lắm, mạnh bạo lắm. Nhưng cô sẽ viết tiếp như thế nào nếu không hỏi chuyện tôi?
- Anh là út Mặt Mâm phải không? - Hương hỏi.
- Đúng, tôi đây. Cái mặt tôi không dấu vào đâu được.
- Anh biết chuyện mẹ tôi hả?
- Cũng có biết. Không nhiều lắm nhưng cũng không ít. Không ai biết nhiều hơn thằng này đâu.
- Anh kể đi!
- Cô gấp làm gì, hôm nay cô mới vô đây mà.
- Tôi mới được nghe giới thiệu về anh.
- Ai giới thiệu? Thôi được rồi. Như nghề biệt động của mẹ cô ngày xưa vậy: chuyện ai nấy biết cô cho phép tôi giới thiệu anh em tôi cái đã. Đây là đám em út tôi, chúng đều là dân lang thang lưu lạc mồ côi mồ cút nên tôi phải cưu mang chúng. Cô nên viết bài về chúng hơn là viết chuyện cắt băng khánh thành nhà hàng khách sạn. Đây là em Lan Sầu Muộn quê ở Đồng Tháp làm ở nhà máy đường bị một thằng ép mía du côn săn đuổi nên phải bỏ chạy lên đây. Em là con nhà lành, còn việc mặt em đầy thẹo như thế này là do bị lá mía cắt chớ không phải dân đâm thuê chém mướn gì đâu. Tụi này phong em làm nữ chúa, do cuộc đời đau khổ của em, ai dám động đến móng chân em phải bước qua xác tụi này.
- Anh gặp mẹ tôi hồi nào?
- Rồi tôi sẽ kể, cô nôn nóng quá đấy. Nhưng kể suông thôi à, không có quà cáp gì à?
- Tôi không tính gặp anh nên không mang gì theo.
- Khá khen cô tay không đi vào hang cọp. Nhưng thôi chuyện đâu còn có đó, coi như cô còn mang nợ tôi.
- Tôi có chai rượu thuốc ở nhà, của người ta cho, nếu biết tôi đã mang theo.
- Cứ để đó, coi như tôi gởi cô. Cô viết bài báo nói người ta xây nhà ở đường nào vậy?
- Đường Nguyễn Trãi.
- Ôi tội nghiệp ông Nguyễn Trãi quá!
- Anh biết tòa nhà đó không?
- Đừng nói chuyện gì tôi không biết. Thằng út Mặt Mâm này có đôi mắt cú vọ có thể nhìn thấu đêm tối, biết được mọi chuyện trên trần thế cũng như dưới âm ty. Nhưng tốt nhất cô hãy ở lại với tụi này.
- Chi vậy?
- Làm quân sư. Người có chữ nghĩa có khi cũng nghĩ ra được cái gì.
- Tôi còn việc của tôi. Tôi vô đây một chút rồi về thôi.
- Cô ra khỏi đây một cách dễ dàng vậy sao. Cô coi thằng út Mặt Mâm này là cái gì?
- Tôi không sợ gì đâu.
- Cô gan bằng mẹ cô không?
- Có thật anh biết mẹ tôi không?
- Cô ngồi xuống đây đã. Đứa nào kiếm chiếc ghế cho cô nhà báo ngồi coi bây, cứ há hốc miệng nghe chuyện là sao? Cô ngồi xuống đi đừng ép buộc gì cả, chừng nào muốn kể tôi sẽ kể. Tôi là con người tự do muốn nói lúc nào thì nói và làm bất cứ điều gì tôi thích. Cô nói người ta đào móng tòa nhà gặp hài cốt à? Thương biết bao nhiêu! Buồn biết bao nhiêu! Nhưng cũng mừng cho bà Tư. Bao nhiêm năm nay bà chỉ có tấm hình ông em để thờ, giờ có thêm mấy lóng xương nữa. Cô ngồi xuống đi đừng vội về nhà bà Tư làm gì. Bà già lẩm cẩm rồi còn nghe thấy gì nữa, chỉ còn biết ngồi một chỗ nói láp giáp đòi đốt nhà tôi thôi. Bây giờ cũng vậy hồi xưa cũng vậy. Tôi ở bên này như ở bên nhà bà, bà cứ nói láp giáp còn ông Năm Mạnh không thấy mở miệng nói tiếng nào. Thật ra hai chị em không mấy khi gặp nhau, ông Năm Mạnh đánh xe ngựa cất cái chòi ở gần ngoài đường lớn để chiếc xe, lâu lâu mới về đây một lần bà Tư mừng rỡ nói chuyện suốt đêm nói lớn tiếng cả xóm nghe hết.
- Có người phụ nữ nào cùng về với chú Năm Mạnh không?
- Mẹ cô chớ gì? Sao tôi lại không biết? Cô ngồi ngay ngắn lại coi nè. Cô giống mẹ cô lắm, cao lớn hơn nhiều nhưng rất giống. Chỉ có không đẹp bằng. Mắt cũng thua, miệng cũng thua. Mẹ cô thường về đây với ông Năm Mạnh ai cũng tưởng là hai vợ chồng, thật ra ông Năm Mạnh không có vợ con gì cả cho tới lúc chết. Đó là hồi Tết Mậu Thân năm 68, đúng không? Độ mùng hai mùng ba Tết gì đó. Không ai hay ông Năm Mạnh chết cả, bà Tư cũng không, nhưng bọn lính thì biết. Mấy ngày sau chúng xộc vào đây lục tung xóm này lên nhưng tụi này cũng vác đá ném lại, thế là đôi bên xô xát nhau. Chúng có súng nhưng tụi này như ma quỉ hiện hình khi ẩn khi hiện, ném đá xong chúng xả súng bắn tụi này nhảy ào vào ao rau muống như cào cào nhảy vào đám cỏ, cả ngày đôi bên quần nhau không ai làm gì được ai cả.
- Trận đánh đó thế nào?
- Trận Mậu Thân hả? Cô để từ từ, tôi kể chuyện phải có đầu có đuôi. Chà mẹ cô có được cô con gái lớn tồng ngồng như thế này. Mẹ cô nhỏ người lắm, hay cô giống ba cô? Hồi xưa bà Tư muốn cưới mẹ cô cho ông Năm Mạnh. Bà cứ than thở: "Nó không chịu lấy thằng em tôi nó về đây làm chi?". Bà có vẻ không ưa mẹ cô, chê trách mẹ cô con gái hơ hớ như vậy mà cứ đi về thậm thụt ban đêm, nói chuyện với đàn ông con trai chẳng e dè gì cả còn cười thì cứ vang cả nhà. Nhưng mẹ cô về tới bà mừng lắm sai tôi đi chợ mua đủ thứ món nấu nướng đãi mẹ cô, và chỉ trong những ngày hôm đó bà không đòi đốt nhà tôi. Mẹ cô thường về đây lúc chập tối, khăn trùm kín mặt nhưng tôi vẫn nhận ra, mẹ cô nói chuyện với bà Tư thỉnh thoảng chạy qua dặn tôi coi chừng đám lính, rồi rầy tôi về chuyện tôi hút thuốc, đánh bài. Có một lần nhìn thấy trên hình xâm trên người tôi mẹ cô la lên: "Trời ơi em vẽ cái gì trên người vậy nè? Có bôi đi không?". Mẹ cô bắt tôi lấy xơ dừa kỳ cọ nhưng làm sao được, thế là mẹ cô nói tôi là một đứa nhỏ hư và bắt tôi học chữ. Nhưng chữ nghĩa không vào được trong đầu tôi, học được chữ này tôi quên chữ kia thành ra tới chừng mẹ cô chết đi tôi không biết được chữ nào. Thật tình tôi cũng không coi trọng việc học hành cho lắm, chữ nghĩa chẳng thể đem nấu ăn được, tôi chỉ có ân hận vì không nghe lời mẹ cô. Có một bữa tụi lính xộc vô bất thình lình mẹ cô không kịp tránh né phải trốn ra ngoài ao rau muống, tới chừng chiều tối đám lính rút đi tôi ra tìm thấy mẹ cô như con chim ướt run lẩy bẩy, rồi khi nhìn thấy tôi mẹ cô bật khóc tức tửi. Tôi tưởng mẹ cô khóc vì tủi thân mình nào ngờ mẹ cô khóc vì thương thân tôi, nói tôi còn nhỏ như vầy mà đã chơi bời hư hỏng, chữ nghĩa không biết một chữ rồi lớn lên sống ra làm sao. Nói chung mẹ cô rầy tôi nhiều chuyện lắm, đó là chưa kể sau này mẹ cô biết tôi đi moi xác ngoài nghĩa địa...
- Anh moi xác ngoài nghĩa địa à?
- Thì cũng kiếm nghề mần ăn thôi. Cũng gian truân lắm. Tôi đã vào tù mấy lần rồi vì cái nghề này, trước kia cũng như sau này. Chẳng thời nào con người ta sống được dễ dàng cả. Cô có bị đói lần nào chưa? Đói rã ruột không có gì ăn cả, một khúc bánh mì khô cũng không. Người ta đói rồi trong hang quỉ cũng phải bò ra. Dạo đó không biết sao tôi không kiếm được nghề gì mần ăn cả, các bến bãi trống trơn các kho hàng của tụi Mỹ cửa cài kín mít. Làm chiến tranh hoài rồi thằng Mỹ cũng phải nghèo đi. Thế là tôi tìm đến một ông thầy và ông ta dạy: con người ta sống theo thời chuyện làm ăn phải khi vầy khi khác. Con nghe người ta thường nói: lấy của người sống chớ ai lấy của người chết, đúng không? Nghe thì cũng nhân đạo lắm, lễ nghĩa lắm. Nhưng thử hỏi người chết là ai? Thì cũng ông bà mình đó thôi, ông bà mình chết đi của cải để lại cho ai nếu không phải cho mình? Như vậy đó con à, ông thầy nói thêm, con coi hồi xưa ai nấy đều mồ yên mả đẹp còn mình bây giờ phải sống lang thang vất vưởng như vậy. Vậy mình có xin ông bà mình chút đỉnh cũng không đến nổi tội tình gì đâu. Đó là một ông thầy hình tích như một nắm xương khô chuyên ngủ ngoài vỉa hè ăn cơm bốc bằng tay nhưng thông thạo đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Ông tụ tập một đám con nít cắt đặt chúng "đi lượm của rơi ngoài đường", nghĩa là rạch túi người ta lấy tiền tối về ông gom chúng lại vét sạch túi từng đứa lấy tiền xếp thành chồng rồi ngắt một nửa đút vào túi mình còn một nửa chia đều trở lại cho chúng. Đó là thời kỳ ăn nên làm ra nhưng khi tôi đến ông than thở: "Thôi giải tán thôi, thời buổi này hợp lực lại chẳng làm nên chuyện gì đâu. Mạnh ai nấy sống thôi". Rồi ông rỉ tai tôi: "Thầy nói vậy để chúng rả hai thầy trò mình mần ăn riêng với nhau. Thầy thấy con là đứa thông minh sáng dạ nên muốn truyền nghề lại cho con. Không có nghề nào sống dễ bằng nghề này đâu". Rồi thầy phát cho tôi một cái cuốc chim thầy cũng một cái như thế, tối tối hai thầy trò ra các nghĩa địa hoang tìm đến những ngôi mả có từng hàng trăm năm, cùng dập đầu khấn sao La Hầu chiếu mạng rồi hì hục đào, có khi đêm này qua đêm khác, đất đươi lên phải chuyển đi chỗ khác hoặc nuốt vào trong bụng. Cực khổ lắm, nhưng đôi khi trúng mánh hai thầy trò cũng kiếm được chút ít vàng xưa, cẩm thạch, nah heo rừng nạm bạc, vậy là hai thầy trò sống rủng rỉnh được một thời gian. Nhưng đó là chuyện hiếm hoi bởi sao La Hầu ở tuốt trên cao làm sao chiếu được tới dưới các hầm mộ, cho nên chuyện đó dài dài là chuyện hiển nhiên. Có một lần hai thầy trò đào một ngôi mộ bằng đá tảng, đào ròng rả cả tuần lễ trời tới chừng moi lên chỉ được cái siêu đất. Té ra dưới âm phủ cũng có người giàu người nghèo. Cho đến một dạo cả tháng trời hai thầy trò không kiếm được gì cả, cái siêu đất cũng không lại bị tụi cảnh sát rượt đuổi liên miên ông thầy bèn nói: "Thôi giải tán thôi con à, có hai người cũng giải tán. Thầy ở tù cả đời rồi không ham ở tù nữa, thà đi lên núi tụng kinh ăn chay hơn là ăn cơm tù có người canh gác". Rồi ông thầy lại rỉ tai tôi: "Đó là thầy nói phần số của thầy là người già cả còn con còn trẻ phải lo cho tương lai của mình. Thầy thấy con là đứa nhỏ tốt bụng nên thầy muốn cho con cái này...". Rồi thầy kể chuyện rằng hồi xưa ba của thầy có đi ở cho một gia đình người Tàu giàu lắm, khi bà già Tàu chủ nhà chết đi chính ba của thầy chôn cất, thấy trong lúc tẩn liệm họ đổ vô quan tài nhiều vàng bạc lắm, đâu cả thúng gì đó, ba của thầy ghi nhớ ngôi mả theo dõi người trong gia đình người Tàu ai còn ai mất, ly tán nơi nào, đến khi thấy họ không còn ai nữa mới yên tâm coi như của đó là của mình. Nhưng ba thầy chưa đào lên vội vì ba của thầy rất thương thầy, coi của đó là của hồi môn để lại cho thầy. Ba thầy thương thầy cũng bằng thầy thương tôi vậy. Thầy muốn để của đó lại cho tôi. Tôi mừng quá đổi rối rít cám ơn. Thầy không màng chuyện tôi cám ơn, vạch bàn chân khẳng khiu như chân cò xuống đất chỉ cho tôi chỗ ngôi mả bảo tôi đến đó hốt vàng đem về. Tôi đi liền đêm hôm đó, đó là nghĩa trang ở đường Nguyễn Trãi tôi đến đúng theo ông thầy chỉ ngôi mả sát bờ tường có tàng cây bông giấy nhưng không phải mả bà già Tàu nào cả mà là mả của một đứa con nít mới chết. Và tôi gặp mẹ cô nằm ngủ ở đó...
- Mẹ tôi à?
- Ông thầy chơi xỏ tôi mà. Chắc ông đã theo dõi biết mẹ cô núp ở đó và cũng biết tôi có quen biết mẹ cô, ông ta muốn lừa tôi một vố. Thật là một ông thầy mắc dịch. Lần đó tôi bị mẹ cô rầy một trận quá cỡ tôi ân hận quá muốn tìm chuyện gì đó làm để chuộc lỗi nhưng không còn kịp nữa, lúc đó là vào cuối năm 67 đã gần đến trận đánh Tết Mậu Thân rồi.
- Trận đánh vào tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi?
- Tôi chưa kể trận đánh đó hôm nay đâu, tôi chưa uống chai rượu thuốc của cô mà. Thôi cô về bên bà Tư đi kẻo bà đòi đốt nhà tôi. Nè đám nhỏ đứa nào đi kiếm miếng ván thùng hay cái chân ghế về nấu nồi cơm ăn coi!
***
- Con đừng nghe thằng út Mặt Mâm, nó bày đặt chuyện nói dóc đó - Bà Tư nói khi Hương trở qua nhà bà - Và nó cũng hay nói chuyện chết chóc để dọa người ta. Ai cũng chết hết mình nó còn sống à? Không, bà không tin thằng em bà đã chết, biết đâu nó chỉ đi lạc đâu đó rồi nó sẽ trở về. Bà ngồi đây đợi nó, đã hai mươi năm rồi, hồi mắt bà còn sáng nhìn ra tới đầu đường giờ mắt bà đã mờ cái cây trước mặt kia bà còn không nhìn thấy. Hóa ra con là con của mẹ con. Thằng út Mặt Mâm cũng ác mồm ác miệng lắm, nó dám nói là bà không ưa mẹ con lắm. Không đâu, bà rất thương mẹ con, chỉ có điều mẹ con không chịu lấy thằng em bà, nó chê thằng em bà ù lì nhưng nó đánh xe ngựa suốt ngày tối về ngủ với con ngựa nó biết nói chuyện với ai? Nó đánh xe ngựa kiếm tiền đưa cho bà nhưng bà không xài gì cả, cất để dành để làm đám cưới cho nó, tới giờ tiền còn dưới gối đầu nằm kia kìa. Tới chừng quen mẹ con nó đánh xe ngựa đưa mẹ con đi, không biết làm chuyện gì, chiều tối nó đưa mẹ con về đây hai dì cháu nấu cơm ăn lên giường nằm nói chuyện cho tới sáng, thằng Mạnh thì về căn chòi của nó ngoài đường lớn nấu cơm ăn một mình cùng ngủ với con ngựa. Thật ra nói không ngủ bao nhiêu mà thức cặm cụi viết, lâu lâu lại thấy nó đem về đây một chai đầy giấy viết được em chôn ra ngoài ao rau muống. Sau khi hay tin nó chết bà ra moi lên chất đầy trong bếp kia kìa, bà không biết chữ cũng biết nó viết về mẹ con, con có muốn đọc lấy về đọc coi có biết thêm chuyện gì về mẹ con không.
Bà ở đây lâu lắm rồi, có ao rau muống này là có bà. Bà không đi đâu cả chưa từng ra tới chợ Bến Thành chưa nhìn thấy chiếc xe buýt nhưng máy bay thì thấy nhiều lắm, lúc nào cũng thấy chúng sà xuống trên đầu vì ở đây gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Có một dạo rất lâu không thấy mẹ con về đây, hỏi thằng Mạnh nó không nói gì cả, nó vẫn đánh xe đi về đều đặn công việc của nó bà không được biết tới. Cho đến một hôm bà tưởng mẹ con không về nữa thì mẹ con lại trở lại, vào lúc sẩm tối, người mập tròn, trông qua bà đã biết có chuyện gì rồi. Thằng Mạnh đưa mẹ con về càng lầm lỳ hơn bao giờ hết. Hai dì cháu nấu cơm ăn rồi lên giường nằm chuyện vãn như thường lệ. Thằng Mạnh không ăn cơm cũng không về ngoài nhà để xe của nó, cứ ngồi lỳ ở góc nhà như biến thành cây gỗ rồi vậy. Cho đến giữa đêm bỗng mẹ con bật khóc nói: "Cháu có con rồi dì à, có con mà không có chồng". Bà nghe vậy bèn hỏi sao vậy, sao lại không lấy chồng, vậy đứa con là của ai, nhưng mẹ con không đáp gì cả chỉ nói: "Không sao gì cả, cháu không muốn lấy chồng vậy thôi. Cháu muốn con của cháu thà không có cha hơn nó không thể tự hào về cha của nó". Bà nghe vậy không hiểu gì cả, trong lúc thằng Mạnh cứ ho khan ở góc nhà. Bà thấy thương nó quá, và cũng thương mẹ con. Một thân một mình như vậy rồi sanh con nuôi con ra làm sao? Bà bàn với mẹ con chuyện đó nhưng khi bàn tới chuyện sanh con mẹ con liền vui lên, nói rằng mẹ con tin chắc rằng con sẽ là con gái, giống mẹ con y hệt, từ nước da trắng tới bước đi chân sải dài. Rồi mẹ con nói: "Ôi nó nhỏ xíu người như cháu rồi một thân một mình nó sẽ sống ra làm sao?". Từ đó tới sáng bà và mẹ con chỉ bàn về chuyện sanh con, làm như con đã sanh ra rồi vậy. Trời mờ sáng mẹ con ra đi, vẫn thằng Mạnh đưa đi, suốt đêm qua nó vẫn ngồi yên không nói tiếng nào và giờ đây không phải nó biến thành cây gỗ nữa mà thành đá tảng. Lại gần năm nữa trôi qua, cho đến một hôm thấy thằng Mạnh đưa mẹ con trở về, có con bồng trên tay, thế là cả nhà liền vui lên. Lúc đó con chỉ mới vài tháng tuổi gì đó thôi mà đã nằm chật cả chiếc võng bàng rồi, nhìn thấy con bà thôi không nghĩ tới số phận hẩm hiu của thằng Mạnh nữa, cũng không màng tới chuyện mẹ con đã lấy ai đẻ ra con, chỉ biết mẹ con đã có con vậy con là cháu của bà, đang ở trong nhà bà, bà quính quáng tay chân không biết làm gì nữa. Tối hôm đó bà và mẹ con lại nằm với nhau, có con nằm chính giữa, mẹ con day trở nặng nề với hai bầu vú căng sữa cứ cười hoài về chuyện mẹ con đã sanh con như thế nào. Cứ như con khóc ré trog bụng mẹ con mà đòi ra vậy, và khi sanh con ra con hét tướng lên đến nổi bà mụ phải phì cười, mẹ con đang nằm lịm đi cũng phải mỉm cười theo. Trông mẹ con vui lắm, ai không vui khi có được đứa con như con, nhưng khi bà ngõ lời muốn mẹ con ở luôn đây cho có tiếng con nít khóc trong nhà thì mẹ con buồn rầu nói: "Không được đâu dì à con Mai Hương có phải là con của anh Mạnh đâu. Thôi để con gởi nó về dưới Long Xuyên cho mẹ con, con đã lớn lên từ đồng nước thì con Mai Hương cũng vậy, rồi sau này lớn lên một chút nó muốn đi đâu thì đi, xứ sở này không khốn khổ đến nỗi nó phải chết đói đâu". Đến gần sáng thằng Mạnh đưa hai mẹ con đi, mẹ con bồng con oằn cả lưng, trông cứ như chị bồng em. Thằng Mạnh chỉ đưa hai mẹ con ra bến xe thôi và một người trẻ tuổi nào đó đưa hai mẹ con về Long Xuyên. Sau đó rồi mẹ con lại về đây thường xuyên hơn trước, như thuở mẹ con chưa sanh con, nhưng mẹ con buồn hẳn vì nhớ con, đêm nằm với bà mẹ con chỉ nhắc tới con kể chuyện con bị bà ngoại con cột chân vào cọc chèo để bà ngoại con đi giăng câu bắt cá, con ăn khoai lang khoai mì củ năng củ ấu lớn mau như thổi. Mẹ con vừa kể vừa cười, làm như nhìn thấy được con từ dưới Long Xuyên vậy, nhưng từng chập lại nhăn mặt than hai bầu vú nhức buốt vì căng sữa. Bà vui lây với mẹ con, nhưng cũng chạnh lòng khi nghĩ tới thằng Mạnh ngồi ngoài căn chòi của nó đang cặm cụi viết cái gì đó để đem chôn xuống ao rau muống.
Tết năm ấy trời dứt mưa rồi trở lạnh, xóm Năm Từng này nước vẫn ngập tràn, mẹ con về tới không thấy nói nhiều, nét mặt lo âu căng thẳng khiến bà lấy làm ngạc nhiên. Bà hỏi: "Có chuyện gì vậy cháu?". "Không có chuyện gì đâu dì à", mẹ con đáp rồi kêu dì nấu cơm ăn sớm để còn đi ngủ. Nhưng lên giường nằm rồi mẹ con cứ day trở hoài không ngủ được. Mẹ con nói: "Cháu nhớ con Mai Hương quá dì à, không biết cháu có còn gặp nó nữa không". Dì hỏi: "Tại sao lại không gặp? Cháu đi đâu?". "Cháu sắp đi xa dì à". Mẹ con đáp. "Thời buổi chiến tranh chẳng biết rủi ro thế nào thôi thì cháu cứ nói dại như thế này: nếu chẳng may cháu không còn về đây nữa, sau này con Mai Hương có vào đây tìm hỏi thăm dì hãy chỉ con đường cháu thường ra vào, chiếc giường cháu ngủ và những bà con cô bác đã đùm bọc che chở cho cháu, như vậy cháu như gặp nó và nó như gặp cháu, chỉ có như vậy thôi chớ đâu có cách gì hơn". Đó là lời cuối cùng của mẹ con, sáng hôm sau mẹ con cùng thằng Mạnh ra đi rồi không về nữa, bà ngồi đây đợi nghe đủ thứ tin xấu dội về nhưng bà không tin, bà chắc thằng Mạnh sẽ trở về và bà cũng muốn con tin như vậy, rằng mẹ con rồi sẽ trở về với con.
Hương đi hối hả, chân sải dài, quần xắn cao, chiếc túi xách to nặng lủng lẳng bên hông. Con hẻm quanh qua ngoặc lại, có lúc hẹp té rồi có lúc lại rộng phình ra, lúc nào cũng thấy có nước chảy, có chỗ nước ngập tràn tuy đang là mùa khô, và khi bước qua chiếc cầu ván bắt qua con rạch thì lại không thấy có nước đâu cả, chỉ thấy có sình lầy rác rến ngập đầy bên dưới. Nhà cửa chen chúc nhau, lộn xộn không thành hàng lối gì cả, nhà này quay đích vào nhà kia, tất cả cũ nát, xám xịt như có một lớp tro phủ lên trên. Hương cầm tờ giấy ghi địa chỉ trong tay dò tìm theo từng số nhà, đi sâu vào một hẻm rồi một hẻm nữa, các số nhà cứ theo đó chồng lên nhau, hỏi người này được chỉ theo một hướng hỏi người khác lại được chỉ theo hướng khác. Có lúc Hương gần như tìm được rồi nó bỗng mất hút, như nó đang lẩn trốn Hương vậy. Một ông già bồng đứa cháu nhỏ trên tay hỏi Hương: "Cô đi đâu? Tìm ai?". Hương đưa tờ địa chỉ ra, ông già coi rồi cười nói: "Đúng rồi, đây là xóm Năm Từng đây, nhưng không phải nhà lầu đâu mà số nhà chồng lên nhau thành năm từng đó. Thằng Tây gọi là xuyệt đó mà. Cô phải đi tuốt vào trong kia kìa. Tìm nhà bà Tư thì đi theo con nhỏ này nè". Một đứa con gái chừng mười hai tuổi gầy nhom đen nhẻm bước tới cầm lấy tay Hương, quay lại nạt nộ đám con nít bu theo sau. Lại đi qua những con hẻm ngập nước những chiếc cầu ván bắt qua những đống rác, con nít bu theo càng lúc càng đông, có đứa chẳng bận quần áo gì cả, chúng cứ trầm trồ chiếc túi xách của Hương rồi quay ra cải lộn chí chóe với nhau. Đứa con gái mười hai tuổi dẫn Hương đi mãi cho đến lúc số nhà chồng lên nhau đủ năm từng mới kéo tay Hương dừng lại chỉ vào một căn nhà lá cất trên một ao rau muống nói: "Nhà bà Tư đó. Bà ấy ngồi kia kìa". Căn nhà xiêu vẹo, tả tơi, không biết sao nó đứng vững được. Một bà già chừng bảy mươi tuổi ngồi ngay trước cửa, ngay hàng hiên, ngồi im phắc như mọc rễ ở đó. Hương bước vào cúi xuống ghé sát vào tai bà già hỏi:
- Bà là bà Tư phải không?
Bà già làm thinh, như không nghe thấy gì cả. Đứa con gái cười nói:
- Bà già điếc cô ơi!
Hương lớn tiếng lặp lại, lần này bà già mới ngẩng lên nhìn Hương với cặp mắt vô hồn nói:
- ừ tao đây! Tao là chị thằng Năm Mạnh đây! Muốn hỏi chuyện thằng Năm Mạnh phải không? Nhưng nó chết rồi còn hỏi gì nữa.
Bà già trở lại thế ngồi như cũ, mắt mờ đục, Hương không biết nói gì nữa bèn kéo ghế ngồi xuống một bên. Đám con nít đứng láo nháo chung quanh và đứa con gái mười hai tuổi lại nạt nộ chúng. Căn nhà quay đít sang phía trước nghe có tiếng đàn hát xập xình và tiếng cười nói ồn ào. Bà Tư quay sang bảo đứa con gái mười hai tuổi:
- Mày sang bảo thằng út Mặt Mâm om sòm quá tao qua đốt nhà bây giờ.
Đứa con gái chạy đi chút sau trở về nói:
- Chú út Mặt Mâm nói bà đốt không cháy đâu, nhà có gì cháy chú gở chụm nấu cơm hết rồi.
Và như để đáp lại tiếng cười bên kia càng dậy lên. Bà Tư không nói gì nữa trở lại dáng ngồi lặng yên như trước. Hương đưa mắt nhìn quanh căn nhà. Nhà trống trơn, cũng khá rộng nhưng mục nát cả, bàn ghế giường tủ đều lặng câm không chút sinh khí. Chỉ có chiếc bàn thờ với bằng "Tổ quốc ghi công" là có chút nhang khói và thấy có hình một người con trai treo bên trên, đúng hơn là một thiếu niên nhìn thẳng, tóc chải rẻ, tất cả đã mờ nhạt duy chỉ có đôi mắt là sáng long lanh, chắc do người thợ ảnh vẽ thêm vào.
Đứa con gái mười hai tuổi thủ thỉ bên tai Hương:
- Hình chú Năm Mạnh em trai bà Tư đó. Bà Tư lớn hơn chú Năm Mạnh tới mười mấy tuổi nên hai chị em như hai mẹ con. Bà Tư kể hồi bà bồng chú Năm Mạnh về đây dân cư ở đây còn thưa thớt lắm nhưng ao rau muống đã mọc đầy, bà cắt rau muống bán lấy tiền mua gạo nuôi chú Năm Mạnh lớn lên. Cô tìm bà Tư làm chi? Có bà con gì không? Chú Năm Mạnh làm biệt động đã chết rồi cô biết không? Chú Năm Mạnh chết rồi bà Tư chỉ còn một mình, má cháu phải cắt rau muống bán dùm bà bà chẳng ăn uống bao nhiêu còn dư tiền bà để dành dưới gối đầu giường kia kìa, không biết để làm gì. Còn riêng căn nhà này bà hứa chừng nào bà chết bà sẽ cho cháu để cháu đi lấy chồng.
Hương hỏi:
- Tay út Mặt Mâm nào bên kia vậy?
- Cha nội hát ông ổng đó hả? Sao cô biết? Cô đừng qua bên đó cha nội hay gây sự đánh lộn lắm.
- Cháu sợ lắm hả?
- Cháu không sợ. Cả xóm này ai cũng ghét ông ấy nhưng cháu không ghét. Là vì ông ấy hay cho cháu tập vở để đi học.
- Anh ta là thầy giáo à?
- Thầy giáo khỉ gì, ông ta không biết chữ. Không biết ông ta ăn cắp tập vở đâu để cho cháu. Ông ta nói: "Mày không biết chữ thì mày chết". Để cháu qua coi bên ấy cái gì mà om sòm quá vậy.
Đứa con gái chạy đi chút sau trở về nói:
- Chú út Mặt Mâm nói có nhả ý mời cô nhà báo sang chơi.
Bà Tư la lên:
- Mời mọc cái kiểu gì vậy? Để tao đốt nhà nó còn hơn.
Hương nói:
- Để cháu qua đó một chút bà à, cháu muốn gặp anh ấy hỏi chút chuyện về mẹ cháu.
- Mẹ mày là ai?
- Mẹ cháu hồi xưa ở nhà này nè, cùng đi đánh xe ngựa với chú Năm Mạnh.
- Ôi trời ơi, vậy con là con của mẹ con đó hả? Vậy đi đi con, thằng đó có khi cũng biết chuyện mẹ con đó. Nhưng hãy coi chừng, nó sẽ tìm cách trấn lột con không còn đôi guốc để đi cho mà coi. Con đi chút trở qua bà kể chuyện cho nghe. Con nhỏ mày đi theo coi chừng dùm chị mày.
- Cháu không sợ đâu.
- Mày cũng dữ dằn như mẹ mày vậy hả? Vậy đi đi con! Đi Đi!
Nhà út Mặt Mâm khá rộng nhưng không có bàn ghế giường tủ gì cả, thấy rõ chủ nhà và đám bạn ăn ngủ ngay tại dưới sàn nhà, khắp nơi vương vãi nào chăn mền chén dĩa, vỏ chai bia, cá khô, tranh ảnh, thùng đạn Mỹ, bếp điện... Một chiếc máy hát đang gầm gào một bản nhạc ở một góc phòng. Hình đào hát cắt ra từ các báo ảnh dán đầy trên vách, không hình nào còn nguyên vẹn cả, không móc mắt thì cũng cạo mặt, xẻo tai. Trong nhà có một đám con trai tuổi choai choai và một người đàn ông chừng ba mươi lăm tuổi, có khuôn mặt rộng lạ thường, anh ta ngồi trên một chiếc ghế mây cao nghệu ra vẻ người chỉ huy và lại thấy có một cô gái chừng mười lăm mười sáu người đen đúa rắn chắc, ngực tròn lẳn, mặt đầy những vết thẹo nhỏ li ti cắt ngang dọc, cô gái ngồi xếp chân dưới chân ghế của người đàn ông vẻ ngoan ngoãn phục tùng như nữ tì ngồi dưới chân lảnh chúa.
Người đàn ông cất tiếng nói khi Hương vừa mới bước vào nhà:
- Chào cô nhà báo! Tôi đợi cô lâu lắm rồi. Cô vào gặp tôi hỏi chuyện mẹ cô phải không? Chậm chạp quá! Trễ nải quá! Nhưng trễ còn hơn không! Tôi có đọc mấy bài báo vừa rồi của cô, đánh vần riết rồi cũng đọc được, thấy viết cũng được lắm, mạnh bạo lắm. Nhưng cô sẽ viết tiếp như thế nào nếu không hỏi chuyện tôi?
- Anh là út Mặt Mâm phải không? - Hương hỏi.
- Đúng, tôi đây. Cái mặt tôi không dấu vào đâu được.
- Anh biết chuyện mẹ tôi hả?
- Cũng có biết. Không nhiều lắm nhưng cũng không ít. Không ai biết nhiều hơn thằng này đâu.
- Anh kể đi!
- Cô gấp làm gì, hôm nay cô mới vô đây mà.
- Tôi mới được nghe giới thiệu về anh.
- Ai giới thiệu? Thôi được rồi. Như nghề biệt động của mẹ cô ngày xưa vậy: chuyện ai nấy biết cô cho phép tôi giới thiệu anh em tôi cái đã. Đây là đám em út tôi, chúng đều là dân lang thang lưu lạc mồ côi mồ cút nên tôi phải cưu mang chúng. Cô nên viết bài về chúng hơn là viết chuyện cắt băng khánh thành nhà hàng khách sạn. Đây là em Lan Sầu Muộn quê ở Đồng Tháp làm ở nhà máy đường bị một thằng ép mía du côn săn đuổi nên phải bỏ chạy lên đây. Em là con nhà lành, còn việc mặt em đầy thẹo như thế này là do bị lá mía cắt chớ không phải dân đâm thuê chém mướn gì đâu. Tụi này phong em làm nữ chúa, do cuộc đời đau khổ của em, ai dám động đến móng chân em phải bước qua xác tụi này.
- Anh gặp mẹ tôi hồi nào?
- Rồi tôi sẽ kể, cô nôn nóng quá đấy. Nhưng kể suông thôi à, không có quà cáp gì à?
- Tôi không tính gặp anh nên không mang gì theo.
- Khá khen cô tay không đi vào hang cọp. Nhưng thôi chuyện đâu còn có đó, coi như cô còn mang nợ tôi.
- Tôi có chai rượu thuốc ở nhà, của người ta cho, nếu biết tôi đã mang theo.
- Cứ để đó, coi như tôi gởi cô. Cô viết bài báo nói người ta xây nhà ở đường nào vậy?
- Đường Nguyễn Trãi.
- Ôi tội nghiệp ông Nguyễn Trãi quá!
- Anh biết tòa nhà đó không?
- Đừng nói chuyện gì tôi không biết. Thằng út Mặt Mâm này có đôi mắt cú vọ có thể nhìn thấu đêm tối, biết được mọi chuyện trên trần thế cũng như dưới âm ty. Nhưng tốt nhất cô hãy ở lại với tụi này.
- Chi vậy?
- Làm quân sư. Người có chữ nghĩa có khi cũng nghĩ ra được cái gì.
- Tôi còn việc của tôi. Tôi vô đây một chút rồi về thôi.
- Cô ra khỏi đây một cách dễ dàng vậy sao. Cô coi thằng út Mặt Mâm này là cái gì?
- Tôi không sợ gì đâu.
- Cô gan bằng mẹ cô không?
- Có thật anh biết mẹ tôi không?
- Cô ngồi xuống đây đã. Đứa nào kiếm chiếc ghế cho cô nhà báo ngồi coi bây, cứ há hốc miệng nghe chuyện là sao? Cô ngồi xuống đi đừng ép buộc gì cả, chừng nào muốn kể tôi sẽ kể. Tôi là con người tự do muốn nói lúc nào thì nói và làm bất cứ điều gì tôi thích. Cô nói người ta đào móng tòa nhà gặp hài cốt à? Thương biết bao nhiêu! Buồn biết bao nhiêu! Nhưng cũng mừng cho bà Tư. Bao nhiêm năm nay bà chỉ có tấm hình ông em để thờ, giờ có thêm mấy lóng xương nữa. Cô ngồi xuống đi đừng vội về nhà bà Tư làm gì. Bà già lẩm cẩm rồi còn nghe thấy gì nữa, chỉ còn biết ngồi một chỗ nói láp giáp đòi đốt nhà tôi thôi. Bây giờ cũng vậy hồi xưa cũng vậy. Tôi ở bên này như ở bên nhà bà, bà cứ nói láp giáp còn ông Năm Mạnh không thấy mở miệng nói tiếng nào. Thật ra hai chị em không mấy khi gặp nhau, ông Năm Mạnh đánh xe ngựa cất cái chòi ở gần ngoài đường lớn để chiếc xe, lâu lâu mới về đây một lần bà Tư mừng rỡ nói chuyện suốt đêm nói lớn tiếng cả xóm nghe hết.
- Có người phụ nữ nào cùng về với chú Năm Mạnh không?
- Mẹ cô chớ gì? Sao tôi lại không biết? Cô ngồi ngay ngắn lại coi nè. Cô giống mẹ cô lắm, cao lớn hơn nhiều nhưng rất giống. Chỉ có không đẹp bằng. Mắt cũng thua, miệng cũng thua. Mẹ cô thường về đây với ông Năm Mạnh ai cũng tưởng là hai vợ chồng, thật ra ông Năm Mạnh không có vợ con gì cả cho tới lúc chết. Đó là hồi Tết Mậu Thân năm 68, đúng không? Độ mùng hai mùng ba Tết gì đó. Không ai hay ông Năm Mạnh chết cả, bà Tư cũng không, nhưng bọn lính thì biết. Mấy ngày sau chúng xộc vào đây lục tung xóm này lên nhưng tụi này cũng vác đá ném lại, thế là đôi bên xô xát nhau. Chúng có súng nhưng tụi này như ma quỉ hiện hình khi ẩn khi hiện, ném đá xong chúng xả súng bắn tụi này nhảy ào vào ao rau muống như cào cào nhảy vào đám cỏ, cả ngày đôi bên quần nhau không ai làm gì được ai cả.
- Trận đánh đó thế nào?
- Trận Mậu Thân hả? Cô để từ từ, tôi kể chuyện phải có đầu có đuôi. Chà mẹ cô có được cô con gái lớn tồng ngồng như thế này. Mẹ cô nhỏ người lắm, hay cô giống ba cô? Hồi xưa bà Tư muốn cưới mẹ cô cho ông Năm Mạnh. Bà cứ than thở: "Nó không chịu lấy thằng em tôi nó về đây làm chi?". Bà có vẻ không ưa mẹ cô, chê trách mẹ cô con gái hơ hớ như vậy mà cứ đi về thậm thụt ban đêm, nói chuyện với đàn ông con trai chẳng e dè gì cả còn cười thì cứ vang cả nhà. Nhưng mẹ cô về tới bà mừng lắm sai tôi đi chợ mua đủ thứ món nấu nướng đãi mẹ cô, và chỉ trong những ngày hôm đó bà không đòi đốt nhà tôi. Mẹ cô thường về đây lúc chập tối, khăn trùm kín mặt nhưng tôi vẫn nhận ra, mẹ cô nói chuyện với bà Tư thỉnh thoảng chạy qua dặn tôi coi chừng đám lính, rồi rầy tôi về chuyện tôi hút thuốc, đánh bài. Có một lần nhìn thấy trên hình xâm trên người tôi mẹ cô la lên: "Trời ơi em vẽ cái gì trên người vậy nè? Có bôi đi không?". Mẹ cô bắt tôi lấy xơ dừa kỳ cọ nhưng làm sao được, thế là mẹ cô nói tôi là một đứa nhỏ hư và bắt tôi học chữ. Nhưng chữ nghĩa không vào được trong đầu tôi, học được chữ này tôi quên chữ kia thành ra tới chừng mẹ cô chết đi tôi không biết được chữ nào. Thật tình tôi cũng không coi trọng việc học hành cho lắm, chữ nghĩa chẳng thể đem nấu ăn được, tôi chỉ có ân hận vì không nghe lời mẹ cô. Có một bữa tụi lính xộc vô bất thình lình mẹ cô không kịp tránh né phải trốn ra ngoài ao rau muống, tới chừng chiều tối đám lính rút đi tôi ra tìm thấy mẹ cô như con chim ướt run lẩy bẩy, rồi khi nhìn thấy tôi mẹ cô bật khóc tức tửi. Tôi tưởng mẹ cô khóc vì tủi thân mình nào ngờ mẹ cô khóc vì thương thân tôi, nói tôi còn nhỏ như vầy mà đã chơi bời hư hỏng, chữ nghĩa không biết một chữ rồi lớn lên sống ra làm sao. Nói chung mẹ cô rầy tôi nhiều chuyện lắm, đó là chưa kể sau này mẹ cô biết tôi đi moi xác ngoài nghĩa địa...
- Anh moi xác ngoài nghĩa địa à?
- Thì cũng kiếm nghề mần ăn thôi. Cũng gian truân lắm. Tôi đã vào tù mấy lần rồi vì cái nghề này, trước kia cũng như sau này. Chẳng thời nào con người ta sống được dễ dàng cả. Cô có bị đói lần nào chưa? Đói rã ruột không có gì ăn cả, một khúc bánh mì khô cũng không. Người ta đói rồi trong hang quỉ cũng phải bò ra. Dạo đó không biết sao tôi không kiếm được nghề gì mần ăn cả, các bến bãi trống trơn các kho hàng của tụi Mỹ cửa cài kín mít. Làm chiến tranh hoài rồi thằng Mỹ cũng phải nghèo đi. Thế là tôi tìm đến một ông thầy và ông ta dạy: con người ta sống theo thời chuyện làm ăn phải khi vầy khi khác. Con nghe người ta thường nói: lấy của người sống chớ ai lấy của người chết, đúng không? Nghe thì cũng nhân đạo lắm, lễ nghĩa lắm. Nhưng thử hỏi người chết là ai? Thì cũng ông bà mình đó thôi, ông bà mình chết đi của cải để lại cho ai nếu không phải cho mình? Như vậy đó con à, ông thầy nói thêm, con coi hồi xưa ai nấy đều mồ yên mả đẹp còn mình bây giờ phải sống lang thang vất vưởng như vậy. Vậy mình có xin ông bà mình chút đỉnh cũng không đến nổi tội tình gì đâu. Đó là một ông thầy hình tích như một nắm xương khô chuyên ngủ ngoài vỉa hè ăn cơm bốc bằng tay nhưng thông thạo đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Ông tụ tập một đám con nít cắt đặt chúng "đi lượm của rơi ngoài đường", nghĩa là rạch túi người ta lấy tiền tối về ông gom chúng lại vét sạch túi từng đứa lấy tiền xếp thành chồng rồi ngắt một nửa đút vào túi mình còn một nửa chia đều trở lại cho chúng. Đó là thời kỳ ăn nên làm ra nhưng khi tôi đến ông than thở: "Thôi giải tán thôi, thời buổi này hợp lực lại chẳng làm nên chuyện gì đâu. Mạnh ai nấy sống thôi". Rồi ông rỉ tai tôi: "Thầy nói vậy để chúng rả hai thầy trò mình mần ăn riêng với nhau. Thầy thấy con là đứa thông minh sáng dạ nên muốn truyền nghề lại cho con. Không có nghề nào sống dễ bằng nghề này đâu". Rồi thầy phát cho tôi một cái cuốc chim thầy cũng một cái như thế, tối tối hai thầy trò ra các nghĩa địa hoang tìm đến những ngôi mả có từng hàng trăm năm, cùng dập đầu khấn sao La Hầu chiếu mạng rồi hì hục đào, có khi đêm này qua đêm khác, đất đươi lên phải chuyển đi chỗ khác hoặc nuốt vào trong bụng. Cực khổ lắm, nhưng đôi khi trúng mánh hai thầy trò cũng kiếm được chút ít vàng xưa, cẩm thạch, nah heo rừng nạm bạc, vậy là hai thầy trò sống rủng rỉnh được một thời gian. Nhưng đó là chuyện hiếm hoi bởi sao La Hầu ở tuốt trên cao làm sao chiếu được tới dưới các hầm mộ, cho nên chuyện đó dài dài là chuyện hiển nhiên. Có một lần hai thầy trò đào một ngôi mộ bằng đá tảng, đào ròng rả cả tuần lễ trời tới chừng moi lên chỉ được cái siêu đất. Té ra dưới âm phủ cũng có người giàu người nghèo. Cho đến một dạo cả tháng trời hai thầy trò không kiếm được gì cả, cái siêu đất cũng không lại bị tụi cảnh sát rượt đuổi liên miên ông thầy bèn nói: "Thôi giải tán thôi con à, có hai người cũng giải tán. Thầy ở tù cả đời rồi không ham ở tù nữa, thà đi lên núi tụng kinh ăn chay hơn là ăn cơm tù có người canh gác". Rồi ông thầy lại rỉ tai tôi: "Đó là thầy nói phần số của thầy là người già cả còn con còn trẻ phải lo cho tương lai của mình. Thầy thấy con là đứa nhỏ tốt bụng nên thầy muốn cho con cái này...". Rồi thầy kể chuyện rằng hồi xưa ba của thầy có đi ở cho một gia đình người Tàu giàu lắm, khi bà già Tàu chủ nhà chết đi chính ba của thầy chôn cất, thấy trong lúc tẩn liệm họ đổ vô quan tài nhiều vàng bạc lắm, đâu cả thúng gì đó, ba của thầy ghi nhớ ngôi mả theo dõi người trong gia đình người Tàu ai còn ai mất, ly tán nơi nào, đến khi thấy họ không còn ai nữa mới yên tâm coi như của đó là của mình. Nhưng ba thầy chưa đào lên vội vì ba của thầy rất thương thầy, coi của đó là của hồi môn để lại cho thầy. Ba thầy thương thầy cũng bằng thầy thương tôi vậy. Thầy muốn để của đó lại cho tôi. Tôi mừng quá đổi rối rít cám ơn. Thầy không màng chuyện tôi cám ơn, vạch bàn chân khẳng khiu như chân cò xuống đất chỉ cho tôi chỗ ngôi mả bảo tôi đến đó hốt vàng đem về. Tôi đi liền đêm hôm đó, đó là nghĩa trang ở đường Nguyễn Trãi tôi đến đúng theo ông thầy chỉ ngôi mả sát bờ tường có tàng cây bông giấy nhưng không phải mả bà già Tàu nào cả mà là mả của một đứa con nít mới chết. Và tôi gặp mẹ cô nằm ngủ ở đó...
- Mẹ tôi à?
- Ông thầy chơi xỏ tôi mà. Chắc ông đã theo dõi biết mẹ cô núp ở đó và cũng biết tôi có quen biết mẹ cô, ông ta muốn lừa tôi một vố. Thật là một ông thầy mắc dịch. Lần đó tôi bị mẹ cô rầy một trận quá cỡ tôi ân hận quá muốn tìm chuyện gì đó làm để chuộc lỗi nhưng không còn kịp nữa, lúc đó là vào cuối năm 67 đã gần đến trận đánh Tết Mậu Thân rồi.
- Trận đánh vào tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi?
- Tôi chưa kể trận đánh đó hôm nay đâu, tôi chưa uống chai rượu thuốc của cô mà. Thôi cô về bên bà Tư đi kẻo bà đòi đốt nhà tôi. Nè đám nhỏ đứa nào đi kiếm miếng ván thùng hay cái chân ghế về nấu nồi cơm ăn coi!
***
- Con đừng nghe thằng út Mặt Mâm, nó bày đặt chuyện nói dóc đó - Bà Tư nói khi Hương trở qua nhà bà - Và nó cũng hay nói chuyện chết chóc để dọa người ta. Ai cũng chết hết mình nó còn sống à? Không, bà không tin thằng em bà đã chết, biết đâu nó chỉ đi lạc đâu đó rồi nó sẽ trở về. Bà ngồi đây đợi nó, đã hai mươi năm rồi, hồi mắt bà còn sáng nhìn ra tới đầu đường giờ mắt bà đã mờ cái cây trước mặt kia bà còn không nhìn thấy. Hóa ra con là con của mẹ con. Thằng út Mặt Mâm cũng ác mồm ác miệng lắm, nó dám nói là bà không ưa mẹ con lắm. Không đâu, bà rất thương mẹ con, chỉ có điều mẹ con không chịu lấy thằng em bà, nó chê thằng em bà ù lì nhưng nó đánh xe ngựa suốt ngày tối về ngủ với con ngựa nó biết nói chuyện với ai? Nó đánh xe ngựa kiếm tiền đưa cho bà nhưng bà không xài gì cả, cất để dành để làm đám cưới cho nó, tới giờ tiền còn dưới gối đầu nằm kia kìa. Tới chừng quen mẹ con nó đánh xe ngựa đưa mẹ con đi, không biết làm chuyện gì, chiều tối nó đưa mẹ con về đây hai dì cháu nấu cơm ăn lên giường nằm nói chuyện cho tới sáng, thằng Mạnh thì về căn chòi của nó ngoài đường lớn nấu cơm ăn một mình cùng ngủ với con ngựa. Thật ra nói không ngủ bao nhiêu mà thức cặm cụi viết, lâu lâu lại thấy nó đem về đây một chai đầy giấy viết được em chôn ra ngoài ao rau muống. Sau khi hay tin nó chết bà ra moi lên chất đầy trong bếp kia kìa, bà không biết chữ cũng biết nó viết về mẹ con, con có muốn đọc lấy về đọc coi có biết thêm chuyện gì về mẹ con không.
Bà ở đây lâu lắm rồi, có ao rau muống này là có bà. Bà không đi đâu cả chưa từng ra tới chợ Bến Thành chưa nhìn thấy chiếc xe buýt nhưng máy bay thì thấy nhiều lắm, lúc nào cũng thấy chúng sà xuống trên đầu vì ở đây gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Có một dạo rất lâu không thấy mẹ con về đây, hỏi thằng Mạnh nó không nói gì cả, nó vẫn đánh xe đi về đều đặn công việc của nó bà không được biết tới. Cho đến một hôm bà tưởng mẹ con không về nữa thì mẹ con lại trở lại, vào lúc sẩm tối, người mập tròn, trông qua bà đã biết có chuyện gì rồi. Thằng Mạnh đưa mẹ con về càng lầm lỳ hơn bao giờ hết. Hai dì cháu nấu cơm ăn rồi lên giường nằm chuyện vãn như thường lệ. Thằng Mạnh không ăn cơm cũng không về ngoài nhà để xe của nó, cứ ngồi lỳ ở góc nhà như biến thành cây gỗ rồi vậy. Cho đến giữa đêm bỗng mẹ con bật khóc nói: "Cháu có con rồi dì à, có con mà không có chồng". Bà nghe vậy bèn hỏi sao vậy, sao lại không lấy chồng, vậy đứa con là của ai, nhưng mẹ con không đáp gì cả chỉ nói: "Không sao gì cả, cháu không muốn lấy chồng vậy thôi. Cháu muốn con của cháu thà không có cha hơn nó không thể tự hào về cha của nó". Bà nghe vậy không hiểu gì cả, trong lúc thằng Mạnh cứ ho khan ở góc nhà. Bà thấy thương nó quá, và cũng thương mẹ con. Một thân một mình như vậy rồi sanh con nuôi con ra làm sao? Bà bàn với mẹ con chuyện đó nhưng khi bàn tới chuyện sanh con mẹ con liền vui lên, nói rằng mẹ con tin chắc rằng con sẽ là con gái, giống mẹ con y hệt, từ nước da trắng tới bước đi chân sải dài. Rồi mẹ con nói: "Ôi nó nhỏ xíu người như cháu rồi một thân một mình nó sẽ sống ra làm sao?". Từ đó tới sáng bà và mẹ con chỉ bàn về chuyện sanh con, làm như con đã sanh ra rồi vậy. Trời mờ sáng mẹ con ra đi, vẫn thằng Mạnh đưa đi, suốt đêm qua nó vẫn ngồi yên không nói tiếng nào và giờ đây không phải nó biến thành cây gỗ nữa mà thành đá tảng. Lại gần năm nữa trôi qua, cho đến một hôm thấy thằng Mạnh đưa mẹ con trở về, có con bồng trên tay, thế là cả nhà liền vui lên. Lúc đó con chỉ mới vài tháng tuổi gì đó thôi mà đã nằm chật cả chiếc võng bàng rồi, nhìn thấy con bà thôi không nghĩ tới số phận hẩm hiu của thằng Mạnh nữa, cũng không màng tới chuyện mẹ con đã lấy ai đẻ ra con, chỉ biết mẹ con đã có con vậy con là cháu của bà, đang ở trong nhà bà, bà quính quáng tay chân không biết làm gì nữa. Tối hôm đó bà và mẹ con lại nằm với nhau, có con nằm chính giữa, mẹ con day trở nặng nề với hai bầu vú căng sữa cứ cười hoài về chuyện mẹ con đã sanh con như thế nào. Cứ như con khóc ré trog bụng mẹ con mà đòi ra vậy, và khi sanh con ra con hét tướng lên đến nổi bà mụ phải phì cười, mẹ con đang nằm lịm đi cũng phải mỉm cười theo. Trông mẹ con vui lắm, ai không vui khi có được đứa con như con, nhưng khi bà ngõ lời muốn mẹ con ở luôn đây cho có tiếng con nít khóc trong nhà thì mẹ con buồn rầu nói: "Không được đâu dì à con Mai Hương có phải là con của anh Mạnh đâu. Thôi để con gởi nó về dưới Long Xuyên cho mẹ con, con đã lớn lên từ đồng nước thì con Mai Hương cũng vậy, rồi sau này lớn lên một chút nó muốn đi đâu thì đi, xứ sở này không khốn khổ đến nỗi nó phải chết đói đâu". Đến gần sáng thằng Mạnh đưa hai mẹ con đi, mẹ con bồng con oằn cả lưng, trông cứ như chị bồng em. Thằng Mạnh chỉ đưa hai mẹ con ra bến xe thôi và một người trẻ tuổi nào đó đưa hai mẹ con về Long Xuyên. Sau đó rồi mẹ con lại về đây thường xuyên hơn trước, như thuở mẹ con chưa sanh con, nhưng mẹ con buồn hẳn vì nhớ con, đêm nằm với bà mẹ con chỉ nhắc tới con kể chuyện con bị bà ngoại con cột chân vào cọc chèo để bà ngoại con đi giăng câu bắt cá, con ăn khoai lang khoai mì củ năng củ ấu lớn mau như thổi. Mẹ con vừa kể vừa cười, làm như nhìn thấy được con từ dưới Long Xuyên vậy, nhưng từng chập lại nhăn mặt than hai bầu vú nhức buốt vì căng sữa. Bà vui lây với mẹ con, nhưng cũng chạnh lòng khi nghĩ tới thằng Mạnh ngồi ngoài căn chòi của nó đang cặm cụi viết cái gì đó để đem chôn xuống ao rau muống.
Tết năm ấy trời dứt mưa rồi trở lạnh, xóm Năm Từng này nước vẫn ngập tràn, mẹ con về tới không thấy nói nhiều, nét mặt lo âu căng thẳng khiến bà lấy làm ngạc nhiên. Bà hỏi: "Có chuyện gì vậy cháu?". "Không có chuyện gì đâu dì à", mẹ con đáp rồi kêu dì nấu cơm ăn sớm để còn đi ngủ. Nhưng lên giường nằm rồi mẹ con cứ day trở hoài không ngủ được. Mẹ con nói: "Cháu nhớ con Mai Hương quá dì à, không biết cháu có còn gặp nó nữa không". Dì hỏi: "Tại sao lại không gặp? Cháu đi đâu?". "Cháu sắp đi xa dì à". Mẹ con đáp. "Thời buổi chiến tranh chẳng biết rủi ro thế nào thôi thì cháu cứ nói dại như thế này: nếu chẳng may cháu không còn về đây nữa, sau này con Mai Hương có vào đây tìm hỏi thăm dì hãy chỉ con đường cháu thường ra vào, chiếc giường cháu ngủ và những bà con cô bác đã đùm bọc che chở cho cháu, như vậy cháu như gặp nó và nó như gặp cháu, chỉ có như vậy thôi chớ đâu có cách gì hơn". Đó là lời cuối cùng của mẹ con, sáng hôm sau mẹ con cùng thằng Mạnh ra đi rồi không về nữa, bà ngồi đây đợi nghe đủ thứ tin xấu dội về nhưng bà không tin, bà chắc thằng Mạnh sẽ trở về và bà cũng muốn con tin như vậy, rằng mẹ con rồi sẽ trở về với con.