watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một ngày và một đời-Chương 11 - tác giả Lê văn thảo Lê văn thảo

Lê văn thảo

Chương 11

Tác giả: Lê văn thảo

Tôi là vợ Ba Hoàng, chắc cô có biết, tuy chúng ta chưa gặp nói chuyện với nhau lần nào. Riêng tôi biết rất nhiều về cô, qua lời kể của anh Ba Hoàng, anh Sáu Hải và những người bạn của họ nhân những buổi họ tụ lại nhà tôi. Tôi cũng nhớ có lần nhìn thấy cô, hình như ở văn phòng anh Ba Hoàng, có ai đó chỉ cho tôi nhưng cô đã đi lướt qua nên tôi nhìn không được rõ lắm.
Anh Ba Hoàng cưới tôi sau ngày giải phóng, tôi kém anh Ba Hoàng mười lăm tuổi nhưng đã có một đời chồng, không có con, anh Ba Hoàng chưa có vợ, vậy coi như bù qua sớt lại không ai hơn kém gì ai. Sau ngày cưới chúng tôi có liền hai đứa con, toàn con gái, chúng đang học cấp hai và chúng nói là chúng có biết mặt cô, chúng rình mò từ đâu tôi không thể nào biết được.
Không biết tại sao tôi viết thư này cho cô. Do những bài báo của cô, chắc thế, và có nhiều lý do khác nữa. Đầu tiên do nó có dính líu tới anh Ba Hoàng, nhưng chuyện đó tôi hãy nói sau. Kế đến, cô viết về mẹ cô, về đội biệt động chỉ có , tôi tuy không biết gì về chuyện kháng chiến cách mạng nhưng tôi cũng là đàn bà, tôi nghĩ tôi có thể cảm thông được với mẹ cô ngày xưa cũng như với cô bây giờ. Tôi muốn kể thêm đôi điều, coi như chen vào giữa các bài báo ấy, những điều tôi biết được nhân những dịp như tôi đã nói, những người bạn của anh Ba Hoàng tụ lại nhà tôi. Tôi kể mà không nhận xét đánh giá gì cả. Đó là những chuyện trước kia của anh Ba Hoàng tôi không hề biết, anh Ba Hoàng đã cưu mang tôi và tôi kính trọng anh ấy, là người vợ tôi có nhiệm vụ sanh con và thương yêu chăm sóc anh ấy.
Tôi gặp anh Ba Hoàng ngay ngày ba mươi tháng tư, ở sân bay Tân Sơn Nhất. Cả nhà tôi đi Mỹ, chồng tôi cũng thế, tôi bận việc không về kịp thế là không còn gặp ai nữa. Tôi đang đứng bơ vơ ở sân bay thì anh Ba Hoàng có việc đi ngang đó. Chúng tôi gặp nhau, anh Ba Hoàng không cần hỏi gì cả cũng biết tình cảnh của tôi như thế nào. Sẵn có xe anh muốn đưa tôi về nhà. Hóa ra nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Tôi có một căn nhà rộng mênh mông và anh Ba Hoàng ở trên một gác xép nhà kế bên. Chúng tôi quen nhau từ ấy. Anh Ba Hoàng thường qua thăm tôi, không biểu lộ tình cảm gì cả, cho đến một hôm anh đột ngột hỏi cưới tôi. Tôi lưỡng lự rất lâu, sau mấy đêm không ngủ, tôi không biết đó có phải là tình yêu hay không. Cho đến bây giờ tôi cũng thường tự hỏi như thế. Sau này về sống với nhau tối tối ngồi ở phòng khách tôi thường hỏi anh Ba Hoàng: "Tại sao anh hỏi cưới em? Mình khác nhau quá, suốt ngày mình ngồi với nhau đâu có chuyện gì để nói". Tôi đẻ hai đứa con nếu tính theo âm lịch thì cùng một năm. Do anh Ba Hoàng đã lớn tuổi, còn tôi muốn quên đi chuyện cũ. Anh Ba Hoàng rất thương tôi, và cưng chiều con hết mức, mua cho chúng đủ thứ đồ đạc, hồi chúng còn nhỏ anh xây cả một sân chơi trong nhà cho chúng và khi chúng lớn lên một chút thôi thì xe cộ, quần áo, máy nghe nhạc không thiếu thứ gì. Nhưng chỉ có như vậy thôi chớ anh ít có dịp gần gũi chuyện vãn với chúng. Anh bận việc ở cơ quan và khi về nhà mệt mõi anh ngồi thừ ra ở phòng khách, không bật đèn, như chìm đắm vào một thế giới riêng tư nào đó. Tôi đi ra vô nhiều khi không biết có anh trong đó. Thật ra tôi bận nhiều việc bếp núc của tôi. Hai con tôi, với tuổi trẻ của chúng, bỏ đi chơi suốt ngày với bạn bà chúng. Gia đình tôi chưa tụ họp lại được đã tan rã ra. Phòng khách rộng mênh mông, tối mờ mờ, lạnh ngắt, ở nhà tôi chỉ thực sự vui lên một chút khi có bạn bè anh Ba Hoàng tới chơi.
Đó là những người bạn cũ của anh Ba Hoàng hồi trong chiến tranh, và như vậy cũng là bạn của mẹ cô, họ ở thành phố hoặc các tỉnh lân cận, do anh Ba Hoàng mời về hoặc các anh hẹn hò nhau, phần đông các anh đều nhỏ tuổi hơn anh Ba Hoàng, trừ một người ở Sông Bé hay Đồng Nai gì đó thấy xưng hô mày tao với anh Ba Hoàng, tuy chưa chắc lớn tuổi hơn. Người này có lối nói chuyện ngang ngang tôi không thể nào chịu được. Hai đứa con tôi thấy nhà có khách cũng hóng chuyện ở lại một lúc. Tôi nhân dịp đó trổ tài nấu nướng. Anh Ba Hoàng cho mở hết các cửa sổ ra, mọi người ăn uống cười nói, kể đủ thứ chuyện xưa chuyện nay, khen tôi nấu ăn ngon rồi lại chê nêm nhiều đường quá, không hợp với khẩu vị của những người ở rừng. Anh Ba Hoàng ngồi chính giữa nghe mọi người cười nói, ra vẻ người lớn tuổi và người chỉ huy, thế là cuộc vui kéo dài tới xế chiều, có khi tới tối.
Nhưng có những bữa không vui. Đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi nhớ rất rõ bởi chỉ mới đây thôi, sau ngày cô cho đăng các bài báo. Như thường lệ hai đứa nhỏ ở lại hóng chuyện một lúc rồi bỏ đi chơi. Tôi lo nấu nướng trong bếp. Mọi người ăn uống cười đùa, trêu chọc nhau về những mái tóc bạc, những cái răng rụng, nói về các bài báo của cô rồi nói sang những chuyện khác. Bỗng người ở Sông Bé nói, ám chỉ các bài báo của cô:
"Hay thật! Đội biệt động của thằng Ba Hoàng chết hết, giờ sau hai mươi năm bỗng sống lại, từng người một".
Anh Ba Hoàng ậm ừ theo kiểu của anh:
"Không sống chết gì cả, cô ấy là một phóng viên trẻ tuổi biết tới đâu viết tới đó thôi. Ngay như tụi mình chiến đấu cả đời cũng chỉ biết mỗi công việc của mình, công tác nội thành là như vậy mà".
"Nhưng cô ta là con gái nhà ai? Tại sao phải lôi người chết sống dậy?". Người Sông Bé vẫn giọng ngang ngang nói: "Mình phải chịu đựng mất mát vào những năm đó chưa đủ hay sao?".
"Đúng là trận đánh đó cánh biệt động mình thiệt hại nhiều. Anh Ba Hoàng vẫn một kiểu ậm ừ. "Nhưng các cánh khác cũng thiệt hại không ít. Chiến tranh tổn thất kể sao cho xiết".
"Đúng. Nhưng tại sao mày lại cố tình cho xây tòa nhà khách sạn ở chính tòa nhà ấy? Mày không quên tại chỗ đó đội biệt động của mày chết hết chớ". Người Sông Bé vẫn khăng khăng. "Hay là mày muốn xây một cái gì, và xóa đi một cái gì?".
"Tao không xây không xóa gì cả". Anh Ba Hoàng nói ngắc ngứ như người không biết nói. "Tao làm công việc của tao hiện nay, vậy thôi. Đúng ra không phải tao làm mà công việc dẫn dắt tao".
"Vậy cô ta ẩn ức điều gì, cái cô phóng viên trẻ tuổi ấy?".
"Cô ấy không ẩn ức điều gì cả".
"Vậy thì tại sao?".
"Tại vì mẹ cô ta cũng ở trong đội biệt động đó".
"A, vậy thì tại sao lại là chuyện khác".
Người Sông Bé như ngớ người ra. Anh Ba Hoàng lợi dụng tình hình đó để làm thinh một lúc. Rồi anh nói tiếp, giọng buồn buồn:
"Cô ấy không ẩn ức điều gì. Vì mẹ cô ấy lúc sống cũng như chết không làm điều gì để ai phải ẩn ức, với mọi người cũng như với con đẻ của mình".
Người Sông Bé cười rộ lên, như để khỏa lấp:
"Vậy thì hay lắm, vậy tao phải tiếp tay cô ấy cho mày một vố trước khi mày về hưu".
Tôi bỏ đi vào trong. Tôi biết ngoài anh Ba Hoàng và anh Sáu Hải không ai biết cô là con của mẹ cô. Anh Ba Hoàng giữ điều bí mật đó như để cho riêng mình. Anh Sáu Hải bao giờ cũng vậy thường ít tham gia vào câu chuyện chung, nhất là lúc có mặt anh Ba Hoàng, anh thích đóng vai của người cấp dưới nhỏ nhoi khiêm tốn. Nhưng vào trong bếp rồi nóng ruột tôi lại trở ra. Tôi không thể để anh Ba Hoàng ngồi một mình ngoài đó được. Không biết anh Ba Hoàng làm sao vậy, có cuộc họp mặt nào là anh bị tấn công tứ phía, như có món nợ nào đó cần phải trả, hoặc địa vị chức tước của anh ấy bây giờ là lường công của người khác. Cũng có thể tôi hơi bi thảm hóa sự việc. Là do tôi thương anh Ba Hoàng quá thôi. Thật ra họ là bạn cũ cùng sống chết với nhau, đều đã lớn tuổi, những cuộc tranh cãi bao giờ cũng pha chút khôi hài, và thiếu hơi sức, có hùng hổ như người Sông Bé rồi cũng đến mức cười xòa thôi. Lúc tôi trở ra mọi người đã nói sang chuyện khác, anh Ba Hoàng lại ngồi cười cười nhìn mọi người cười nói. Và rồi người Sông Bé bỗng kể một chuyện về mẹ cô, giọng khác hẳn, không còn mày tao với anh Ba Hoàng nữa và cũng không nói cạnh khóe tới các bài báo của cô:
"Cô ấy chết rồi, thương quá!". Người Sông Bé nói như mẹ cô vừa mới chết hôm qua. "Tôi có biết cô ấy. Gặp vài lần gì đó thôi trong các cuộc họp, chỉ nhìn thấy ở xa xa và cô ấy lại che mặt. Nhưng tôi vẫn nhận ra. Cho đến một lần tôi nhớ mãi. Đó là lần cuối cùng trong đợt chuyển vũ khí trong trận tổng tấn công năm ấy. Cánh tụi này được giao tiếp nhận một số lượng súng đạn lớn tại bến sông... vào ngày giờ... với mật khẩu "Chuối". Chỉ có như vậy thôi. Chiếc ghe chở đầy những cần xé chuối đã cặp bến từ lâu, thấy có người láo nháo trong ghe. Tôi la xuống: "Chuối phải không?". Có tiếng đáp vọng lên, giọng trong vắt: "Chuối đây!". Để tránh nhìn thấy nhau tôi nói tiếp: "Quán mở cửa rồi bà con mình đi uống cà phê đi!". Người trong ghe lục tục kéo lên, đúng kiểu một gia đình ghe: ông bà già, con trai con dâu, thằng nhóc chạy rột rẹt trên mui như con chuột lắt. Và một cô con gái... Trời ơi, chính là cô ấy! Cô ấy đi sau cùng như người quán xuyến tất cả: "Ba má lên đi! Anh Hai chị Hai cũng lên đi! Lên quán ăn hủ tíu uống cà phê! Thằng Tý lao chao té xuống sống tao đập chết bây giờ". Không thể lầm lẫn được. Nghe nói cô ấy đang đánh xe ngựa với tay nào ở phía Bắc thành phố mà, sao chuyển xuống đây? Cô ấy lên với tôi cố ý quay mặt né tránh nhưng cô ấy lại cứ đi sát vào tôi, lại còn lên giọng thét lác: "Mấy cha khiêng vác ẩu xị khiêng cho cẩn thận giập một trái chuối là phải đền đó nghen!". Không một trái chuối này bị giập hết. Tụi này khiêng những cần xé chuối chỉ có lớp chuối bên trên bên dưới chất đầy súng đạn. Một tốp khác cặp xe tải tới đưa đi trót lọt hết. Nhưng tôi bỗng nghĩ: có nên đến quán uống ly cà phê không? Nghe nói đội thằng cha Ba Hoàng có cô đội viên nữ "chiến" dữ lắm, cũng nên coi biết như thế nào. Thế là tôi đến quán. "Gia đình ghe" đã ngồi vào quán vẫn cô ấy quán xuyến tất cả kêu hủ tíu cho người này mì cho người nọ, ai uống cà phê ai uống nước ngọt, dặn bảo chủ quán phải nấu thế này thế nọ, đập vào lưng thằng Tý khi nó lấy chiếc đũa dử dử con rồi trên bàn. Đó là một cái quán tẹp nhẹp thường thấy ở bến sông, đèn sáng trưng nhưng bàn ghế thấp lè tè, ướp nhớp nhúa, sàn nhà cũng ướt, không có tấm vách nào khiến gió thổi lùa từ bên này sang bên kia, rồi không hiểu sao có lúc lại từ bên kia sang bên này. Có hai tên lính đang ngồi trong ăn trong quán. Đó là hai tên lính trận bận đồ rằn ri đàng hoàng, và như để hợp với cái quán tẹp nhẹp đầu tóc chúng cũng rối bù, ướt đẫm, dính đầy bùn đất, như chúng lội dưới sông lên quán ăn. Chúng ăn hai tô xương heo to tướng, xương chất đống trên bàn, uống bia thẳng từ chai. Đang bận túi bụi với bàn của mình cô ấy bỗng ngẩng lên nhìn hai tên lính. Chi vậy, chúng có phải là cảnh sát đâu? Thằng Tý chán chơi với con ruồi trên bàn thấy cô ấy nhìn hai tên lính cũng nhìn theo. Rồi bỗng nghĩ ra trò chọc phá gì đó nó liền sà qua bàn hai tên lính chộp lấy chai bia đưa lên miệng hửi rồi la lên: "Ôi cha không phải bia, hai ông này uống rượu ta ơi". Như chọc vào ổ kiến lửa vậy! Hai tên lính nãy giờ cắm cúi ăn bỗng nổi cơn say chộp lấy Thằng Tý gầm lên: "Mắc mớ gì tới mày hả? Tụi tao uống rượu mắc mớ gì tới mày?". Chẳng ra làm sao cả nhưng chúng có thể làm rùm beng lên, cảnh sát đến hỏi giấy tờ thế là mọi chuyện lộ ra hết. Tôi ngồi như chết đứng tại chỗ. Cô ấy cũng vậy. Nhưng chỉ một giây thôi, cô ấy đứng phắt dậy sải chân đi lại bàn hai tên lính giằng lấy thằng Tý ra nói: "Nó là con nít thấy sao nói vậy mấy anh làm gì dữ vậy? Không phải mấy anh uống rượu sao? Mới sáng đã uống rượu là sao? Mấy anh không thương mấy anh thì cũng thương vợ con ở nhà...". Cô ấy cứ thế thao thao, không cần biết hai tên lính có nghe không, và không biết từ lúc nào chủ quán đem bia ra và cô ấy đổi giọng đon đả nói: "Anh Hai qua uống bia chơi với hai anh này đi, trời nóng uống bia cho mát. Ba cũng uống một chút đi". Không biết sao trời lại có thể nóng trong buổi sáng như thế này. Nhưng rồi mọi chuyện trở nên vui vẻ, thằng Tý khoái chí chạy rột rẹt chung quanh nghĩ ra trò chọc phá mới nữa. Như đi xiếc trên đây vậy. Thôi tôi cũng xin kiếu. Tôi tìm cách bỏ đi cho thật tự nhiên, lấy cớ lại quầy mồi điếu thuốc. Nhưng đi được mấy bước liền nghe tiếng cô ấy kêu réo lên sau lưng: "Anh gì kia ơi uống bia không em đãi một chai nè". Tôi chuồn thẳng, không thèm mồi thuốc gì cả".
Đó là chuyện kể của người Sông Bé, như để khỏa lấp những lời nói cạnh khóe trước đó đối với các bài báo của cô. Nhưng tôi thấy cũng hợp với hình ảnh mẹ cô tôi tưởng tượng ra qua lời kể của những người khác.
Tối hôm đó sau khi mấy anh về rồi còn hai vợ chồng ngồi lại với nhau tôi bèn gợi chuyện anh Ba Hoàng:
"Chị ấy giỏi giang lanh lợi vậy nhưng nghe nói chị ấy là gái từ dưới quê lên phải không?".
"Em nghe ai nói?". Anh Ba Hoàng hỏi lại.
"Em không nhớ. Không phải anh nói hả?".
Anh Ba Hoàng trầm ngâm một lúc rồi nói, không ăn nhập vào đâu:
"Ôi những cô gái quê lên thành phố, như một cuộc chạy việt dã vậy".
Rồi anh Ba Hoàng lại ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành, mắt mờ đi, như trước mặt chỉ có bóng tối. Cảnh phòng khách nhà tôi thường như vậy, như một cuộc mặc niệm kéo dài. Thế là tôi bỗng nghĩ: hay cô về đây ở với chúng tôi? Cô không còn nhỏ nữa, cũng chưa phải là người lớn tuổi, biết đâu cô sẽ là khâu nối kết chúng tôi lại với nhau?
Sau khi có những bài báo của cô anh Sáu Hải thường đến với anh Ba Hoàng hơn. Tòa nhà không được xây đó là mối ưu lớn nhất đối với anh ấy. Hai người nói chuyện với nhau trong bóng tối tôi đi ra vô chỉ nghe được lỏm bỏm:
"... Cô ấy lại viết bài nữa". Anh Sáu Hải nói. "Cô ấy lôi đủ thứ chuyện xương cốt ra nhưng đó là chuyện mẹ cô ấy tôi không thể ngăn cản. Nhưng đó là chuyện của cả chiến tranh tại sao chỉ mình tôi chịu trách nhiệm?".
"Tại sao mình cậu chịu trách nhiệm?". Anh Ba Hoàng ậm ừ hỏi lại.
"Vậy thì ai?". Anh Sáu Hải bắt đầu gay gắt. "Tiền thiệt hại trong quá trình thi công ai chịu?".
"Sao cậu cứ nói chuyện tiền bạc hoài vậy?".
"Chớ tòa nhà xây bằng gì? Bằng đất bùn à?'.
"Đất cát rồi trở về với đất cát thôi cậu à".
"Và cô ấy có gì làm bằng chứng?". Anh Sáu Hải càng gay gắt hơn. "Tôi nói mớ xương cốt ấy. Chỉ là chuyện một đội biệt động đánh vào một tòa nhà rồi chuyện đào lên gặp xương cốt, còn cái khoảng giữa xa vời ấy ta đã biết được gì?".
"Chính vì vậy ta mới cần tìm hiểu để biết".
"Anh nói ai? Với tôi hay với cô ấy? Anh không dự trận đánh ấy với đủ thứ lý do của anh còn tôi đang nằm trên máng xối một tòa nhà khác, chúng ta không có gì phải ân hận cả. Và nói chung cả cuộc đời chiến đấu của chúng ta không thiếu những lần vào sinh ra tử, cả ngàn lần tưởng đã chết rồi. Vậy mỗi lần chết lại phải lôi ta sống dậy hay sao?".
"Không ai lôi cậu sống dậy". Anh Ba Hoàng nói, như tự nói với mình. "Cậu cứ chết đi hoặc cứ xây tòa nhà đó là việc của cậu. Còn cô ấy viết các bài báo là viết về chuyện chung".
"Tôi xây tòa nhà cho riêng tôi hả?".
"Tôi không biết. Chuyện đó cậu phải biết hơn tôi".
"Anh quan tâm làm gì, anh đã ở ngôi vị cao chót vót rồi còn tôi là thằng làm công tôi phải lo thân tôi. Tôi buông tay ra vợ con tôi chết đói ngay. Mà tôi có thể buông tay lắm. Báo chí cứ xốc xới lên hoài như thế này thằng nước ngoài chán nản thôi hợp đồng coi như tôi với anh bị chết đuối luôn".
Tiếp đó họ nói chuyện mần ăn liên doanh gì nữa tôi không biết. Anh Sáu Hải không đến nỗi dấu diếm anh Ba Hoàng điều gì nhưng cũng không nói ra hết, anh ta loanh hoanh đâu giữa hai chỗ đó. Bỗng dưng tôi nghe anh Sáu Hải nói tiếp, giọng khác hẳn:
"Con nhỏ đã là phóng viên rồi à? Lẹ thật! Mới ngày nào còn ngồi vọc cát trên bãi sông... Thấy viết bài cũng lanh lợi lắm. Vậy là cũng một mình bươn chải lên Sài Gòn, nghe nói sống cực khổ lắm, cũng giống như người mẹ ngày xưa. Anh không lo gì được cho cô ấy à? Tôi biết cô ấy không ưa tôi, nhưng nếu anh có cách nói như thế nào để tôi lo cho cô ấy có được một căn phòng khá hơn, không phải ở chung đụng với người khác và cũng không tuốt trên cao như thế".
"Cậu lại muốn trả giá cái gì nữa đây?". Anh Ba Hoàng nói.
"Không. Anh biết tánh tôi rồi, chuyện mua bán tôi nói thẳng chớ không thông qua người khác. Nhất là thông qua anh. Anh nhớ mẹ cô ấy đối với tôi như thế nào không? Không có mẹ cô ấy giờ tôi còn lang thang ở bến sông. Tôi muốn lo cái gì đó cho cô ấy, cũng để cho tôi, để lương tâm tôi được yên ổn làm tiếp công việc khắc nghiệt này".
"Cậu không phải lo". Anh Ba Hoàng nói. "Con nhỏ một mình cũng sống được".
"Tôi biết". Anh Sáu Hải nói. "Tôi có nghe cô ấy sắp lấy chồng Việt kiều. Và xin nói thẳng tôi không ưa chuyện đó. Không lấy chồng được ở xứ này à? Còn ai ở đâu muốn cưới vợ thì về ở hẳn đây, không có kiểu vói qua vói lại như vậy".
"Nó lớn rồi cậu à". Anh Ba Hoàng nói. "Nó biết phải lấy ai và ở đâu. Và không phải bọn già tụi mình muốn dạy ai thì dạy đâu".
"Tôi không dạy ai cả, chỉ tôi nói lên ý riêng của tôi thôi. Và tôi chỉ nói với anh. Nhưng anh nên nhớ rằng tôi lớn lên từ trại mồ côi, và sau đó là trại tù".
"Cậu có thể tự hài về điều đó. Và đó cũng là điều cậu phải tự xem xét lại mình".
Tôi vào bếp. Và khi tôi trở ra câu chuyện chuyển sang điều tôi sợ nhất. Anh Sáu Hải nói:
"... Anh hoàn toàn có lỗi trong trận đánh đó. Anh hỏi tôi mới nói, và tôi chỉ nói một lần thôi. Anh có đủ lý do để bào chữa, nhưng với người khác chớ không phải với riêng anh. Tôi không biết anh quan hệ như thế nào với chị ấy và trước trận đánh hai người đã nói gì với nhau. Nhưng tôi biết chuyện thuyên chuyển công tác và vết thương của anh không phải là lý do chính. Vậy có lý do nào khác? Đã hai mươi năm trôi qua rồi ta không nên dấu nhau làm gì, khi mà cả đội chỉ còn tôi với anh. Anh đã nghe lời chị ấy rằng chiến dịch đã quá ác liệt anh và chị ấy phải có một người còn sống. Và vì chị ấy là người nữ duy nhất trong đội có thể trấn áp tụi lính gác nên anh không thể dự trận đánh ấy. Chị ấy đã nói như vậy và anh đã nghe theo, cũng như nhiều lần trước đó anh đã nghe theo chị ấy. Nhưng lần này anh đã sai lầm. Đã là trận đánh có một không hai anh đã để chị ấy một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm còn anh đứng lơ là bên ngoài và cho tới giờ sau hai mươi năm anh vẫn đứng lơ láo bên ngoài như vậy...".
"Cậu nói tất cả những chuyện ấy để làm gì?". Anh Ba Hoàng ngắt ngang nghe như tiếng kêu rên.
"Không làm gì cả, chỉ vì thương anh thôi. Tôi muốn anh đau một lần để không phải ngồi rầu rỉ hoài như thế này. Tôi còn ai đâu nữa ngoài anh. Anh biết không nhiều đêm không ngủ được nằm nhớ lại chuyện cũ tôi đã ứa nước mắt khóc. Tôi biết nhiều chuyện hơn anh tưởng, những năm đó tôi còn nhỏ các anh trong đội thường kể chuyện cho tôi nghe. Chị ấy cũng vậy. Tôi biết nhiều chuyện và cũng không quên chuyện gì. Tôi nhớ như in như nó vừa xảy ra hôm qua. Nhưng tôi chỉ nhớ về đêm thôi ban ngày tôi phải làm việc để kiếm sống. Và dù rất thương cô ấy, cái cô phóng viên linh lợi sắc sảo của anh ấy, chính tôi đã đùm bọc đưa hai mẹ con cô ấy về dưới Long Xuyên và thường xuyên về dưới thăm, nhưng tôi chỉ thương cô ấy một nửa thôi còn một nửa tôi sẽ chống lại, tôi sẽ xây tòa nhà dù cô ấy có viết cả ngàn bài báo như cô ấy đã từng viết...".
Tôi bỏ đi xuống bếp. Tôi tin lần này anh Sáu Hải nói thật, nửa này cũng như nửa kia. Nhưng bao nhiêu cũng đủ cho tôi rồi. Tôi thương anh Ba Hoàng quá. Cuộc chiến sao kéo dài quá đối với anh ấy. Nhưng tôi không thể nói gì cả, một lời an ủi cũng không. Tôi biết gì đâu mà nói?
Và rồi mới vừa đây thôi anh Sáu Hải lại đến, trong lúc tôi đang ngồi viết thư này cho cô, lần này chỉ bàn công việc với anh Ba Hoàng thôi. Đúng ra là báo cho anh Ba Hoàng một số tin. Đơn xin về hưu của anh Ba Hoàng đã được duyệt, chỉ còn chờ người thay thế. Tòa nhà sẽ được xây tiếp vào tuần sau. Tay út Mặt Mâm nào đó đã tự nhận chính anh ta đã đem xương cốt từ ngoài nghĩa địa vào để đánh tráo xương Mỹ đem ra, và đã viết lời khai. Vậy chuyện coi như xong. Nhưng khi các cơ quan có trách nhiệm tới tìm anh ta để hỏi cho rõ thêm thì anh ta trốn mất, nghe đâu ẩn náu trên Tây Nguyên, đang đào vàng hay tìm đồ cổ gì đó. Nhưng theo anh Sáu Hải tất cả những chuyện đó giờ chỉ là "chuyện bên lề" bởi tòa nhà sẽ được tiếp tục xây. Tuy vậy anh Sáu Hải cũng cho thành lập một tổ gọi là tổ truyền thống mướn mấy nhà văn nhà báo viết bài về trận đánh năm xưa của đội biệt động, sử dụng cả những bài báo của cô để in thành sách, cho đăng tin trên báo phát trên đài để có ai biết chuyện gởi thêm tư liệu về, tất cả đều rõ ràng, minh bạch, theo đúng luật lệ.
Sau khi anh Sáu Hải ra về rồi tôi ngồi lại với anh Ba Hoàng rất lâu, và lần đầu tiên tôi nói chuyện đó với anh. Tôi nói tôi không biết gì cả, tôi chỉ là người phụ nữ sống ở thành phố không biết gì về chiến tranh cách mạng, nhưng tôi nghĩ theo kiểu đàn bà của tôi rằng người ta hy sinh đau khổ, chết đi là để cho người sống gắn bó với nhau hơn. Tôi nói rất nhiều và đưa cả thư này cho anh ấy coi, anh ấy không nói gì cả duy chỉ riêng việc mời cô về ở với chúng tôi là anh ấy không đồng ý, không nêu lý do tại sao. Rồi lại tiếp tục ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành như anh ấy đã ngồi đó hàng ngàn năm rồi vậy.



Tôi là vợ Ba Hoàng, chắc cô có biết, tuy chúng ta chưa gặp nói chuyện với nhau lần nào. Riêng tôi biết rất nhiều về cô, qua lời kể của anh Ba Hoàng, anh Sáu Hải và những người bạn của họ nhân những buổi họ tụ lại nhà tôi. Tôi cũng nhớ có lần nhìn thấy cô, hình như ở văn phòng anh Ba Hoàng, có ai đó chỉ cho tôi nhưng cô đã đi lướt qua nên tôi nhìn không được rõ lắm.

Anh Ba Hoàng cưới tôi sau ngày giải phóng, tôi kém anh Ba Hoàng mười lăm tuổi nhưng đã có một đời chồng, không có con, anh Ba Hoàng chưa có vợ, vậy coi như bù qua sớt lại không ai hơn kém gì ai. Sau ngày cưới chúng tôi có liền hai đứa con, toàn con gái, chúng đang học cấp hai và chúng nói là chúng có biết mặt cô, chúng rình mò từ đâu tôi không thể nào biết được.

Không biết tại sao tôi viết thư này cho cô. Do những bài báo của cô, chắc thế, và có nhiều lý do khác nữa. Đầu tiên do nó có dính líu tới anh Ba Hoàng, nhưng chuyện đó tôi hãy nói sau. Kế đến, cô viết về mẹ cô, về đội biệt động chỉ có , tôi tuy không biết gì về chuyện kháng chiến cách mạng nhưng tôi cũng là đàn bà, tôi nghĩ tôi có thể cảm thông được với mẹ cô ngày xưa cũng như với cô bây giờ. Tôi muốn kể thêm đôi điều, coi như chen vào giữa các bài báo ấy, những điều tôi biết được nhân những dịp như tôi đã nói, những người bạn của anh Ba Hoàng tụ lại nhà tôi. Tôi kể mà không nhận xét đánh giá gì cả. Đó là những chuyện trước kia của anh Ba Hoàng tôi không hề biết, anh Ba Hoàng đã cưu mang tôi và tôi kính trọng anh ấy, là người vợ tôi có nhiệm vụ sanh con và thương yêu chăm sóc anh ấy.

Tôi gặp anh Ba Hoàng ngay ngày ba mươi tháng tư, ở sân bay Tân Sơn Nhất. Cả nhà tôi đi Mỹ, chồng tôi cũng thế, tôi bận việc không về kịp thế là không còn gặp ai nữa. Tôi đang đứng bơ vơ ở sân bay thì anh Ba Hoàng có việc đi ngang đó. Chúng tôi gặp nhau, anh Ba Hoàng không cần hỏi gì cả cũng biết tình cảnh của tôi như thế nào. Sẵn có xe anh muốn đưa tôi về nhà. Hóa ra nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Tôi có một căn nhà rộng mênh mông và anh Ba Hoàng ở trên một gác xép nhà kế bên. Chúng tôi quen nhau từ ấy. Anh Ba Hoàng thường qua thăm tôi, không biểu lộ tình cảm gì cả, cho đến một hôm anh đột ngột hỏi cưới tôi. Tôi lưỡng lự rất lâu, sau mấy đêm không ngủ, tôi không biết đó có phải là tình yêu hay không. Cho đến bây giờ tôi cũng thường tự hỏi như thế. Sau này về sống với nhau tối tối ngồi ở phòng khách tôi thường hỏi anh Ba Hoàng: "Tại sao anh hỏi cưới em? Mình khác nhau quá, suốt ngày mình ngồi với nhau đâu có chuyện gì để nói". Tôi đẻ hai đứa con nếu tính theo âm lịch thì cùng một năm. Do anh Ba Hoàng đã lớn tuổi, còn tôi muốn quên đi chuyện cũ. Anh Ba Hoàng rất thương tôi, và cưng chiều con hết mức, mua cho chúng đủ thứ đồ đạc, hồi chúng còn nhỏ anh xây cả một sân chơi trong nhà cho chúng và khi chúng lớn lên một chút thôi thì xe cộ, quần áo, máy nghe nhạc không thiếu thứ gì. Nhưng chỉ có như vậy thôi chớ anh ít có dịp gần gũi chuyện vãn với chúng. Anh bận việc ở cơ quan và khi về nhà mệt mõi anh ngồi thừ ra ở phòng khách, không bật đèn, như chìm đắm vào một thế giới riêng tư nào đó. Tôi đi ra vô nhiều khi không biết có anh trong đó. Thật ra tôi bận nhiều việc bếp núc của tôi. Hai con tôi, với tuổi trẻ của chúng, bỏ đi chơi suốt ngày với bạn bà chúng. Gia đình tôi chưa tụ họp lại được đã tan rã ra. Phòng khách rộng mênh mông, tối mờ mờ, lạnh ngắt, ở nhà tôi chỉ thực sự vui lên một chút khi có bạn bè anh Ba Hoàng tới chơi.

Đó là những người bạn cũ của anh Ba Hoàng hồi trong chiến tranh, và như vậy cũng là bạn của mẹ cô, họ ở thành phố hoặc các tỉnh lân cận, do anh Ba Hoàng mời về hoặc các anh hẹn hò nhau, phần đông các anh đều nhỏ tuổi hơn anh Ba Hoàng, trừ một người ở Sông Bé hay Đồng Nai gì đó thấy xưng hô mày tao với anh Ba Hoàng, tuy chưa chắc lớn tuổi hơn. Người này có lối nói chuyện ngang ngang tôi không thể nào chịu được. Hai đứa con tôi thấy nhà có khách cũng hóng chuyện ở lại một lúc. Tôi nhân dịp đó trổ tài nấu nướng. Anh Ba Hoàng cho mở hết các cửa sổ ra, mọi người ăn uống cười nói, kể đủ thứ chuyện xưa chuyện nay, khen tôi nấu ăn ngon rồi lại chê nêm nhiều đường quá, không hợp với khẩu vị của những người ở rừng. Anh Ba Hoàng ngồi chính giữa nghe mọi người cười nói, ra vẻ người lớn tuổi và người chỉ huy, thế là cuộc vui kéo dài tới xế chiều, có khi tới tối.

Nhưng có những bữa không vui. Đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi nhớ rất rõ bởi chỉ mới đây thôi, sau ngày cô cho đăng các bài báo. Như thường lệ hai đứa nhỏ ở lại hóng chuyện một lúc rồi bỏ đi chơi. Tôi lo nấu nướng trong bếp. Mọi người ăn uống cười đùa, trêu chọc nhau về những mái tóc bạc, những cái răng rụng, nói về các bài báo của cô rồi nói sang những chuyện khác. Bỗng người ở Sông Bé nói, ám chỉ các bài báo của cô:

"Hay thật! Đội biệt động của thằng Ba Hoàng chết hết, giờ sau hai mươi năm bỗng sống lại, từng người một".

Anh Ba Hoàng ậm ừ theo kiểu của anh:

"Không sống chết gì cả, cô ấy là một phóng viên trẻ tuổi biết tới đâu viết tới đó thôi. Ngay như tụi mình chiến đấu cả đời cũng chỉ biết mỗi công việc của mình, công tác nội thành là như vậy mà".

"Nhưng cô ta là con gái nhà ai? Tại sao phải lôi người chết sống dậy?". Người Sông Bé vẫn giọng ngang ngang nói: "Mình phải chịu đựng mất mát vào những năm đó chưa đủ hay sao?".

"Đúng là trận đánh đó cánh biệt động mình thiệt hại nhiều. Anh Ba Hoàng vẫn một kiểu ậm ừ. "Nhưng các cánh khác cũng thiệt hại không ít. Chiến tranh tổn thất kể sao cho xiết".

"Đúng. Nhưng tại sao mày lại cố tình cho xây tòa nhà khách sạn ở chính tòa nhà ấy? Mày không quên tại chỗ đó đội biệt động của mày chết hết chớ". Người Sông Bé vẫn khăng khăng. "Hay là mày muốn xây một cái gì, và xóa đi một cái gì?".

"Tao không xây không xóa gì cả". Anh Ba Hoàng nói ngắc ngứ như người không biết nói. "Tao làm công việc của tao hiện nay, vậy thôi. Đúng ra không phải tao làm mà công việc dẫn dắt tao".

"Vậy cô ta ẩn ức điều gì, cái cô phóng viên trẻ tuổi ấy?".

"Cô ấy không ẩn ức điều gì cả".

"Vậy thì tại sao?".

"Tại vì mẹ cô ta cũng ở trong đội biệt động đó".

"A, vậy thì tại sao lại là chuyện khác".

Người Sông Bé như ngớ người ra. Anh Ba Hoàng lợi dụng tình hình đó để làm thinh một lúc. Rồi anh nói tiếp, giọng buồn buồn:

"Cô ấy không ẩn ức điều gì. Vì mẹ cô ấy lúc sống cũng như chết không làm điều gì để ai phải ẩn ức, với mọi người cũng như với con đẻ của mình".

Người Sông Bé cười rộ lên, như để khỏa lấp:

"Vậy thì hay lắm, vậy tao phải tiếp tay cô ấy cho mày một vố trước khi mày về hưu".

Tôi bỏ đi vào trong. Tôi biết ngoài anh Ba Hoàng và anh Sáu Hải không ai biết cô là con của mẹ cô. Anh Ba Hoàng giữ điều bí mật đó như để cho riêng mình. Anh Sáu Hải bao giờ cũng vậy thường ít tham gia vào câu chuyện chung, nhất là lúc có mặt anh Ba Hoàng, anh thích đóng vai của người cấp dưới nhỏ nhoi khiêm tốn. Nhưng vào trong bếp rồi nóng ruột tôi lại trở ra. Tôi không thể để anh Ba Hoàng ngồi một mình ngoài đó được. Không biết anh Ba Hoàng làm sao vậy, có cuộc họp mặt nào là anh bị tấn công tứ phía, như có món nợ nào đó cần phải trả, hoặc địa vị chức tước của anh ấy bây giờ là lường công của người khác. Cũng có thể tôi hơi bi thảm hóa sự việc. Là do tôi thương anh Ba Hoàng quá thôi. Thật ra họ là bạn cũ cùng sống chết với nhau, đều đã lớn tuổi, những cuộc tranh cãi bao giờ cũng pha chút khôi hài, và thiếu hơi sức, có hùng hổ như người Sông Bé rồi cũng đến mức cười xòa thôi. Lúc tôi trở ra mọi người đã nói sang chuyện khác, anh Ba Hoàng lại ngồi cười cười nhìn mọi người cười nói. Và rồi người Sông Bé bỗng kể một chuyện về mẹ cô, giọng khác hẳn, không còn mày tao với anh Ba Hoàng nữa và cũng không nói cạnh khóe tới các bài báo của cô:

"Cô ấy chết rồi, thương quá!". Người Sông Bé nói như mẹ cô vừa mới chết hôm qua. "Tôi có biết cô ấy. Gặp vài lần gì đó thôi trong các cuộc họp, chỉ nhìn thấy ở xa xa và cô ấy lại che mặt. Nhưng tôi vẫn nhận ra. Cho đến một lần tôi nhớ mãi. Đó là lần cuối cùng trong đợt chuyển vũ khí trong trận tổng tấn công năm ấy. Cánh tụi này được giao tiếp nhận một số lượng súng đạn lớn tại bến sông... vào ngày giờ... với mật khẩu "Chuối". Chỉ có như vậy thôi. Chiếc ghe chở đầy những cần xé chuối đã cặp bến từ lâu, thấy có người láo nháo trong ghe. Tôi la xuống: "Chuối phải không?". Có tiếng đáp vọng lên, giọng trong vắt: "Chuối đây!". Để tránh nhìn thấy nhau tôi nói tiếp: "Quán mở cửa rồi bà con mình đi uống cà phê đi!". Người trong ghe lục tục kéo lên, đúng kiểu một gia đình ghe: ông bà già, con trai con dâu, thằng nhóc chạy rột rẹt trên mui như con chuột lắt. Và một cô con gái... Trời ơi, chính là cô ấy! Cô ấy đi sau cùng như người quán xuyến tất cả: "Ba má lên đi! Anh Hai chị Hai cũng lên đi! Lên quán ăn hủ tíu uống cà phê! Thằng Tý lao chao té xuống sống tao đập chết bây giờ". Không thể lầm lẫn được. Nghe nói cô ấy đang đánh xe ngựa với tay nào ở phía Bắc thành phố mà, sao chuyển xuống đây? Cô ấy lên với tôi cố ý quay mặt né tránh nhưng cô ấy lại cứ đi sát vào tôi, lại còn lên giọng thét lác: "Mấy cha khiêng vác ẩu xị khiêng cho cẩn thận giập một trái chuối là phải đền đó nghen!". Không một trái chuối này bị giập hết. Tụi này khiêng những cần xé chuối chỉ có lớp chuối bên trên bên dưới chất đầy súng đạn. Một tốp khác cặp xe tải tới đưa đi trót lọt hết. Nhưng tôi bỗng nghĩ: có nên đến quán uống ly cà phê không? Nghe nói đội thằng cha Ba Hoàng có cô đội viên nữ "chiến" dữ lắm, cũng nên coi biết như thế nào. Thế là tôi đến quán. "Gia đình ghe" đã ngồi vào quán vẫn cô ấy quán xuyến tất cả kêu hủ tíu cho người này mì cho người nọ, ai uống cà phê ai uống nước ngọt, dặn bảo chủ quán phải nấu thế này thế nọ, đập vào lưng thằng Tý khi nó lấy chiếc đũa dử dử con rồi trên bàn. Đó là một cái quán tẹp nhẹp thường thấy ở bến sông, đèn sáng trưng nhưng bàn ghế thấp lè tè, ướp nhớp nhúa, sàn nhà cũng ướt, không có tấm vách nào khiến gió thổi lùa từ bên này sang bên kia, rồi không hiểu sao có lúc lại từ bên kia sang bên này. Có hai tên lính đang ngồi trong ăn trong quán. Đó là hai tên lính trận bận đồ rằn ri đàng hoàng, và như để hợp với cái quán tẹp nhẹp đầu tóc chúng cũng rối bù, ướt đẫm, dính đầy bùn đất, như chúng lội dưới sông lên quán ăn. Chúng ăn hai tô xương heo to tướng, xương chất đống trên bàn, uống bia thẳng từ chai. Đang bận túi bụi với bàn của mình cô ấy bỗng ngẩng lên nhìn hai tên lính. Chi vậy, chúng có phải là cảnh sát đâu? Thằng Tý chán chơi với con ruồi trên bàn thấy cô ấy nhìn hai tên lính cũng nhìn theo. Rồi bỗng nghĩ ra trò chọc phá gì đó nó liền sà qua bàn hai tên lính chộp lấy chai bia đưa lên miệng hửi rồi la lên: "Ôi cha không phải bia, hai ông này uống rượu ta ơi". Như chọc vào ổ kiến lửa vậy! Hai tên lính nãy giờ cắm cúi ăn bỗng nổi cơn say chộp lấy Thằng Tý gầm lên: "Mắc mớ gì tới mày hả? Tụi tao uống rượu mắc mớ gì tới mày?". Chẳng ra làm sao cả nhưng chúng có thể làm rùm beng lên, cảnh sát đến hỏi giấy tờ thế là mọi chuyện lộ ra hết. Tôi ngồi như chết đứng tại chỗ. Cô ấy cũng vậy. Nhưng chỉ một giây thôi, cô ấy đứng phắt dậy sải chân đi lại bàn hai tên lính giằng lấy thằng Tý ra nói: "Nó là con nít thấy sao nói vậy mấy anh làm gì dữ vậy? Không phải mấy anh uống rượu sao? Mới sáng đã uống rượu là sao? Mấy anh không thương mấy anh thì cũng thương vợ con ở nhà...". Cô ấy cứ thế thao thao, không cần biết hai tên lính có nghe không, và không biết từ lúc nào chủ quán đem bia ra và cô ấy đổi giọng đon đả nói: "Anh Hai qua uống bia chơi với hai anh này đi, trời nóng uống bia cho mát. Ba cũng uống một chút đi". Không biết sao trời lại có thể nóng trong buổi sáng như thế này. Nhưng rồi mọi chuyện trở nên vui vẻ, thằng Tý khoái chí chạy rột rẹt chung quanh nghĩ ra trò chọc phá mới nữa. Như đi xiếc trên đây vậy. Thôi tôi cũng xin kiếu. Tôi tìm cách bỏ đi cho thật tự nhiên, lấy cớ lại quầy mồi điếu thuốc. Nhưng đi được mấy bước liền nghe tiếng cô ấy kêu réo lên sau lưng: "Anh gì kia ơi uống bia không em đãi một chai nè". Tôi chuồn thẳng, không thèm mồi thuốc gì cả".

Đó là chuyện kể của người Sông Bé, như để khỏa lấp những lời nói cạnh khóe trước đó đối với các bài báo của cô. Nhưng tôi thấy cũng hợp với hình ảnh mẹ cô tôi tưởng tượng ra qua lời kể của những người khác.

Tối hôm đó sau khi mấy anh về rồi còn hai vợ chồng ngồi lại với nhau tôi bèn gợi chuyện anh Ba Hoàng:

"Chị ấy giỏi giang lanh lợi vậy nhưng nghe nói chị ấy là gái từ dưới quê lên phải không?".

"Em nghe ai nói?". Anh Ba Hoàng hỏi lại.

"Em không nhớ. Không phải anh nói hả?".

Anh Ba Hoàng trầm ngâm một lúc rồi nói, không ăn nhập vào đâu:

"Ôi những cô gái quê lên thành phố, như một cuộc chạy việt dã vậy".

Rồi anh Ba Hoàng lại ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành, mắt mờ đi, như trước mặt chỉ có bóng tối. Cảnh phòng khách nhà tôi thường như vậy, như một cuộc mặc niệm kéo dài. Thế là tôi bỗng nghĩ: hay cô về đây ở với chúng tôi? Cô không còn nhỏ nữa, cũng chưa phải là người lớn tuổi, biết đâu cô sẽ là khâu nối kết chúng tôi lại với nhau?

Sau khi có những bài báo của cô anh Sáu Hải thường đến với anh Ba Hoàng hơn. Tòa nhà không được xây đó là mối ưu lớn nhất đối với anh ấy. Hai người nói chuyện với nhau trong bóng tối tôi đi ra vô chỉ nghe được lỏm bỏm:

"... Cô ấy lại viết bài nữa". Anh Sáu Hải nói. "Cô ấy lôi đủ thứ chuyện xương cốt ra nhưng đó là chuyện mẹ cô ấy tôi không thể ngăn cản. Nhưng đó là chuyện của cả chiến tranh tại sao chỉ mình tôi chịu trách nhiệm?".

"Tại sao mình cậu chịu trách nhiệm?". Anh Ba Hoàng ậm ừ hỏi lại.

"Vậy thì ai?". Anh Sáu Hải bắt đầu gay gắt. "Tiền thiệt hại trong quá trình thi công ai chịu?".

"Sao cậu cứ nói chuyện tiền bạc hoài vậy?".

"Chớ tòa nhà xây bằng gì? Bằng đất bùn à?'.

"Đất cát rồi trở về với đất cát thôi cậu à".

"Và cô ấy có gì làm bằng chứng?". Anh Sáu Hải càng gay gắt hơn. "Tôi nói mớ xương cốt ấy. Chỉ là chuyện một đội biệt động đánh vào một tòa nhà rồi chuyện đào lên gặp xương cốt, còn cái khoảng giữa xa vời ấy ta đã biết được gì?".

"Chính vì vậy ta mới cần tìm hiểu để biết".

"Anh nói ai? Với tôi hay với cô ấy? Anh không dự trận đánh ấy với đủ thứ lý do của anh còn tôi đang nằm trên máng xối một tòa nhà khác, chúng ta không có gì phải ân hận cả. Và nói chung cả cuộc đời chiến đấu của chúng ta không thiếu những lần vào sinh ra tử, cả ngàn lần tưởng đã chết rồi. Vậy mỗi lần chết lại phải lôi ta sống dậy hay sao?".

"Không ai lôi cậu sống dậy". Anh Ba Hoàng nói, như tự nói với mình. "Cậu cứ chết đi hoặc cứ xây tòa nhà đó là việc của cậu. Còn cô ấy viết các bài báo là viết về chuyện chung".

"Tôi xây tòa nhà cho riêng tôi hả?".

"Tôi không biết. Chuyện đó cậu phải biết hơn tôi".

"Anh quan tâm làm gì, anh đã ở ngôi vị cao chót vót rồi còn tôi là thằng làm công tôi phải lo thân tôi. Tôi buông tay ra vợ con tôi chết đói ngay. Mà tôi có thể buông tay lắm. Báo chí cứ xốc xới lên hoài như thế này thằng nước ngoài chán nản thôi hợp đồng coi như tôi với anh bị chết đuối luôn".

Tiếp đó họ nói chuyện mần ăn liên doanh gì nữa tôi không biết. Anh Sáu Hải không đến nỗi dấu diếm anh Ba Hoàng điều gì nhưng cũng không nói ra hết, anh ta loanh hoanh đâu giữa hai chỗ đó. Bỗng dưng tôi nghe anh Sáu Hải nói tiếp, giọng khác hẳn:

"Con nhỏ đã là phóng viên rồi à? Lẹ thật! Mới ngày nào còn ngồi vọc cát trên bãi sông... Thấy viết bài cũng lanh lợi lắm. Vậy là cũng một mình bươn chải lên Sài Gòn, nghe nói sống cực khổ lắm, cũng giống như người mẹ ngày xưa. Anh không lo gì được cho cô ấy à? Tôi biết cô ấy không ưa tôi, nhưng nếu anh có cách nói như thế nào để tôi lo cho cô ấy có được một căn phòng khá hơn, không phải ở chung đụng với người khác và cũng không tuốt trên cao như thế".

"Cậu lại muốn trả giá cái gì nữa đây?". Anh Ba Hoàng nói.

"Không. Anh biết tánh tôi rồi, chuyện mua bán tôi nói thẳng chớ không thông qua người khác. Nhất là thông qua anh. Anh nhớ mẹ cô ấy đối với tôi như thế nào không? Không có mẹ cô ấy giờ tôi còn lang thang ở bến sông. Tôi muốn lo cái gì đó cho cô ấy, cũng để cho tôi, để lương tâm tôi được yên ổn làm tiếp công việc khắc nghiệt này".

"Cậu không phải lo". Anh Ba Hoàng nói. "Con nhỏ một mình cũng sống được".

"Tôi biết". Anh Sáu Hải nói. "Tôi có nghe cô ấy sắp lấy chồng Việt kiều. Và xin nói thẳng tôi không ưa chuyện đó. Không lấy chồng được ở xứ này à? Còn ai ở đâu muốn cưới vợ thì về ở hẳn đây, không có kiểu vói qua vói lại như vậy".

"Nó lớn rồi cậu à". Anh Ba Hoàng nói. "Nó biết phải lấy ai và ở đâu. Và không phải bọn già tụi mình muốn dạy ai thì dạy đâu".

"Tôi không dạy ai cả, chỉ tôi nói lên ý riêng của tôi thôi. Và tôi chỉ nói với anh. Nhưng anh nên nhớ rằng tôi lớn lên từ trại mồ côi, và sau đó là trại tù".

"Cậu có thể tự hài về điều đó. Và đó cũng là điều cậu phải tự xem xét lại mình".

Tôi vào bếp. Và khi tôi trở ra câu chuyện chuyển sang điều tôi sợ nhất. Anh Sáu Hải nói:

"... Anh hoàn toàn có lỗi trong trận đánh đó. Anh hỏi tôi mới nói, và tôi chỉ nói một lần thôi. Anh có đủ lý do để bào chữa, nhưng với người khác chớ không phải với riêng anh. Tôi không biết anh quan hệ như thế nào với chị ấy và trước trận đánh hai người đã nói gì với nhau. Nhưng tôi biết chuyện thuyên chuyển công tác và vết thương của anh không phải là lý do chính. Vậy có lý do nào khác? Đã hai mươi năm trôi qua rồi ta không nên dấu nhau làm gì, khi mà cả đội chỉ còn tôi với anh. Anh đã nghe lời chị ấy rằng chiến dịch đã quá ác liệt anh và chị ấy phải có một người còn sống. Và vì chị ấy là người nữ duy nhất trong đội có thể trấn áp tụi lính gác nên anh không thể dự trận đánh ấy. Chị ấy đã nói như vậy và anh đã nghe theo, cũng như nhiều lần trước đó anh đã nghe theo chị ấy. Nhưng lần này anh đã sai lầm. Đã là trận đánh có một không hai anh đã để chị ấy một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm còn anh đứng lơ là bên ngoài và cho tới giờ sau hai mươi năm anh vẫn đứng lơ láo bên ngoài như vậy...".

"Cậu nói tất cả những chuyện ấy để làm gì?". Anh Ba Hoàng ngắt ngang nghe như tiếng kêu rên.

"Không làm gì cả, chỉ vì thương anh thôi. Tôi muốn anh đau một lần để không phải ngồi rầu rỉ hoài như thế này. Tôi còn ai đâu nữa ngoài anh. Anh biết không nhiều đêm không ngủ được nằm nhớ lại chuyện cũ tôi đã ứa nước mắt khóc. Tôi biết nhiều chuyện hơn anh tưởng, những năm đó tôi còn nhỏ các anh trong đội thường kể chuyện cho tôi nghe. Chị ấy cũng vậy. Tôi biết nhiều chuyện và cũng không quên chuyện gì. Tôi nhớ như in như nó vừa xảy ra hôm qua. Nhưng tôi chỉ nhớ về đêm thôi ban ngày tôi phải làm việc để kiếm sống. Và dù rất thương cô ấy, cái cô phóng viên linh lợi sắc sảo của anh ấy, chính tôi đã đùm bọc đưa hai mẹ con cô ấy về dưới Long Xuyên và thường xuyên về dưới thăm, nhưng tôi chỉ thương cô ấy một nửa thôi còn một nửa tôi sẽ chống lại, tôi sẽ xây tòa nhà dù cô ấy có viết cả ngàn bài báo như cô ấy đã từng viết...".

Tôi bỏ đi xuống bếp. Tôi tin lần này anh Sáu Hải nói thật, nửa này cũng như nửa kia. Nhưng bao nhiêu cũng đủ cho tôi rồi. Tôi thương anh Ba Hoàng quá. Cuộc chiến sao kéo dài quá đối với anh ấy. Nhưng tôi không thể nói gì cả, một lời an ủi cũng không. Tôi biết gì đâu mà nói?

Và rồi mới vừa đây thôi anh Sáu Hải lại đến, trong lúc tôi đang ngồi viết thư này cho cô, lần này chỉ bàn công việc với anh Ba Hoàng thôi. Đúng ra là báo cho anh Ba Hoàng một số tin. Đơn xin về hưu của anh Ba Hoàng đã được duyệt, chỉ còn chờ người thay thế. Tòa nhà sẽ được xây tiếp vào tuần sau. Tay út Mặt Mâm nào đó đã tự nhận chính anh ta đã đem xương cốt từ ngoài nghĩa địa vào để đánh tráo xương Mỹ đem ra, và đã viết lời khai. Vậy chuyện coi như xong. Nhưng khi các cơ quan có trách nhiệm tới tìm anh ta để hỏi cho rõ thêm thì anh ta trốn mất, nghe đâu ẩn náu trên Tây Nguyên, đang đào vàng hay tìm đồ cổ gì đó. Nhưng theo anh Sáu Hải tất cả những chuyện đó giờ chỉ là "chuyện bên lề" bởi tòa nhà sẽ được tiếp tục xây. Tuy vậy anh Sáu Hải cũng cho thành lập một tổ gọi là tổ truyền thống mướn mấy nhà văn nhà báo viết bài về trận đánh năm xưa của đội biệt động, sử dụng cả những bài báo của cô để in thành sách, cho đăng tin trên báo phát trên đài để có ai biết chuyện gởi thêm tư liệu về, tất cả đều rõ ràng, minh bạch, theo đúng luật lệ.

Sau khi anh Sáu Hải ra về rồi tôi ngồi lại với anh Ba Hoàng rất lâu, và lần đầu tiên tôi nói chuyện đó với anh. Tôi nói tôi không biết gì cả, tôi chỉ là người phụ nữ sống ở thành phố không biết gì về chiến tranh cách mạng, nhưng tôi nghĩ theo kiểu đàn bà của tôi rằng người ta hy sinh đau khổ, chết đi là để cho người sống gắn bó với nhau hơn. Tôi nói rất nhiều và đưa cả thư này cho anh ấy coi, anh ấy không nói gì cả duy chỉ riêng việc mời cô về ở với chúng tôi là anh ấy không đồng ý, không nêu lý do tại sao. Rồi lại tiếp tục ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành như anh ấy đã ngồi đó hàng ngàn năm rồi vậy.
Một ngày và một đời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết