watch sexy videos at nza-vids!
Truyện NHO LÂM NGOẠI SỬ-Hồi 14 - tác giả Ngô Kính Tử Ngô Kính Tử

Ngô Kính Tử

Hồi 14

Tác giả: Ngô Kính Tử

Mã Thuần Thượng ngồi trong quán rượu bàn với tên sai nhân để chuộc cái tráp hộ Cừ Dật Phu. Sai nhân nói:
- Hắn cầm tờ giấy tố giác trong tay thực chẳng khác cầm văn tự đòi nợ. Ông đưa ít tiền đời nào hắn lại xuỳ cái của ấy ra? Ít nhất cũng phải hai, ba trăm lạng! Đó là tôi đã phải doạ dẫm nó mãi. Tôi phải nói với nó rằng: Nếu anh phát giác việc này, thì anh không được xơ múi gì hết. Anh lại còn phải mang đơn đi kiện hết quan này đến quan kia, từ quan nhỏ đến quan lớn. Anh thử nghĩ xem: Anh có đủ tiền làm cái việc ấy không? Tôi phải doạ nó mãi. Thế rồi, khi nó nghe có tiền, nó lại nóng ruột nóng gan, muốn có tiền ngay mới chịu. Tôi đến đây vì lòng tốt nên mới nói cho ông biết câu chuyện ấy. Thực ra, tôi cũng lo lắng như ông. Tính tôi muốn vô sự, “trong ấm ngoài êm”. Nhưng làm việc gì thì cũng phải làm cho nó chu đáo, “đánh trúng đầu rắn, bắn trúng đầu chim”. Ông nghĩ xem?
Mã lắc đầu nói:
- Hai ba trăm lạng thì không thể được! Đành rằng hiện nay, ông Cừ Dật Phu không ở nhà, vì vậy tôi phải lo liệu giúp. Nhưng dù có ở đây nữa, thì cũng chịu. Ông cụ cố tuy có làm quan thật đấy, nhưng ngày nay nhà cửa đã sa sút, làm thế nào trong một lúc mà có được bấy nhiêu tiền?
- Đã thế thì thôi! Ông ta đã không có tiền, lại không ở đây thì chúng ta cũng không nên kéo dài việc này làm gì? Tôi sẽ giao đơn kiện cho Hoạn Thành. Còn hắn làm gì thì kệ xác hắn!
- Sao lại làm thế! Ông với tôi là chỗ quen biết, chứ tôi và ông Cừ là chỗ thâm giao. Nay nhìn thấy ông ta có việc mà lại không lo liệu cho thì còn đâu là bạn hữu nữa. Như vậy, tôi phải cố hết sức giúp ông ta.
- Thế cũng được! Ông đã muốn giúp thì tôi cũng giúp ông một tay.
- Chúng ta đã bàn bạc nhiều về điều này rồi! Thực ra, chẳng giấu gì ông, tôi làm văn tuyển ở đây mấy tháng người ta mới trả công cho tôi được mấy lạng bạc. Tôi còn phải giữ một ít để dùng, phòng khi có việc gì cần đến. Nhờ ông nói hộ với ông Hoạn Thành rằng tôi sẽ đem đến cho ông ta hai, ba mươi lạng, xin ông ta nhận tạm để cởi cái điều oan trái này.
Sai nhân nổi giận nói:
- Thật là đúng như lời nói của người xưa: “Giá thì cao tầy trời mà tiền thì thấp như đất”. Tôi nói hai, ba trăm lạng mà ông lại nói hai, ba chục lạng! Tôi không muốn như người ta “gãi ở ngoài giày đâu”. Thảo nào mà người ta nói mấy anh chỉ biết có “Thi vân” “Tử viết”(1) không bàn cãi gì hết! Thật là rán sành có bao giờ ra mỡ được đâu! Đã vậy thì thôi! Tôi cũng bận nhiều việc, không đến đây gây chuyện làm gì!(2)
Hắn nói xong, đứng dậy cáo từ ra về. Mã vội vàng giữ lại.
- Mời ông ngồi bàn một chút đã! Đi đâu mà vội thế? Ông tưởng tôi nói dối ông sao? Quả thực ông Cừ không ở nhà! Không phải là tôi nghe phong thanh việc này rồi tôi giấu ông ta để bàn chuyện giá cả với ông đâu. Vả chăng, ông là người ở đây thì ông cũng biết ông Cừ là người như thế nào. Ông ta là người không hào phóng lắm. Số tiền này không biết bao giờ ông ta trả lại. Nhưng nếu việc này xảy ra, thì sau đây tôi có hối hận cũng không kịp nữa. Tóm lại, tôi với ông đều là những người ngoài cuộc. Tôi mắc vào việc này cũng là không may cho tôi. Còn ông thì cũng phải giúp tôi một tay. Một người đưa tiền một người góp sức, như thế là chúng ta được một việc phúc lớn. Hai chúng ta nếu còn giữ kẽ nhau, thì không thể xong việc được.
- Ông Mã! Riêng tôi, tôi không cần biết là ông bỏ tiền ra hay ông Cừ bỏ tiền ra, bởi vì các ông đều là chỗ bạn bè thân thiết với nhau. Nếu ông muốn tôi giúp đỡ thì xin nói thẳng một câu. Tôi cứ xin nói toạc móng heo ra: Việc này mấy chục lạng bạc thì chẳng bõ bèn gì hết! Tôi xin nói thẳng: Không có ba trăm lạng bạc thì ít nhất cũng phải hai trăm lạng rồi mới nói chuyện với nhau được. Tôi không muốn khó dễ với ông, nhưng mấy chục lạng của ông thì không bõ bèn gì hết.
Mã thấy rõ ràng hắn muốn kiếm chác, trong lòng rất lo lắng:
- Này ông! Tiền công của tôi tóm lại thật chỉ có một trăm lạng bạc. Tôi đã dùng mất mấy lạng lại còn phải giữ một ít để làm tiền lộ phí đi Hàng Châu. Góp nhặt tất cả, móc cả túi áo chỉ còn chín mơi hai lạng, nếu ông không tin, xin cứ khám hành lý, rương, hòm, còn một đồng tiền nào nữa thì thật tôi không làm người, nếu ông không giúp được thì tôi cũng không biết làm thế nào và ông Cừ cũng đành oán trách số mệnh mình mà thôi.
- Nếu ông đã có lòng tốt với bạn như thế có lẽ nào lòng người sai nhân như chúng tôi lại không phải là lòng người? Nếu nước non còn có phen hội ngộ thì con người cũng phải giúp đỡ nhau chứ! Chỉ vì cái thằng chết tiệt kia nó đòi một số tiền quá cao biết làm sao bây giờ! Không biết nó có nghe cho không?
Rồi hắn im lặng một lát ra vẻ suy nghĩ và nói:
- Tôi đã có chú ý. Thật đúng như lời người xưa: “Mấy ông đồ nho thì phải có giấy trắng mực đen mới được”. Hiện nay, hắn đã quyến rũ người a hoàn đi rồi, lại xảy ra việc này thì ông Cừ cũng chẳng có cách nào đòi a hoàn về được. Chi bằng bây giờ ta viết một tờ giấy chứng nhận rằng Hoạn Thành đã đưa cho ông Cừ một trăm lạng bạc, cộng với chín mươi hai lạng của ông nữa là gần hai trăm lạng. Với hai trăm lạng trên giấy tờ mà không có trong thực tế như thế là có thể dán cái miệng hắn lại. Ông nghĩ thế nào?
- Như thế thì được, nhờ ông giúp cho một chút! Còn về việc giấy tờ thì không khó khăn. Tôi sẽ lo liệu.
Thế là công việc bàn định xong. Sau khi đã trả tiền ăn, Mã trở về nhà. Tên sai nhân cũng giả vờ về nhà để gặp Hoạn Thành. Hắn đi độ nửa ngày mới trở lại Văn Hải Lâu. Mã dẫn hắn lên lầu. Hắn nói:
- Việc này thật là hao hơi tốn sức. Thằng kia cứ nằng nặc bảo tôi đòi cho được một ngàn hay tám trăm lạng bạc. Nó nói rằng gia tài ông Cừ có bao nhiêu thì phải đưa hết tất cả cho hắn. Tôi giận quá phải doạ đem hắn lên quan. Tôi nói: Trước tiên, phải xét xem cái tội mày quyến rũ con gái người ta. Chúng tao phải báo việc này lên quan và bắt mày bỏ tù đã. Rồi sau đó, mới xét việc mày kiện cáo người ta. Điều đó làm cho hắn hoảng sợ, phải chịu nghe lời tôi. Tôi đã đem cái tráp đến đây. Hiện nay nó ở dưới lầu, ông mau mau viết tờ hôn thú đem tiền ra trang trải cho xong. Còn tôi sẽ làm tờ bẩm với quan thế là xong cái việc này. Như thế để cho thằng ấy nó đi cho rảnh không còn sinh sự gì được nữa.
Mã nói: - Ông làm như thế là phải lắm. Tôi đã viết tờ hôn thú rồi.
Mã đưa tờ hôn thú và số tiền cho tên sai nhân. Sau khi tính số tiền, thấy đúng chín mươi hai lạng. Tên sai nhân lấy cái tráp ở dưới nhà giao cho Mã và cầm tờ hôn thú ra về.
Khi hắn về đến nhà, việc làm đầu tiên của hắn là giấu tờ hôn thú đi và viết một tờ kê số tiền Hoạn Thành đã mượn cùng với tiền ăn, tiền ở, v.v... Tất cả là trên bảy mươi lạng. Còn lại mấy lạng giao cho Hoạn Thành. Hoạn Thành cho là ít. Hắn mắng ngay:
- Mày quyến rũ con gái người ta, phạm vào phép quan! Tao không che chở cho mày thì quan huyện đã đánh gẫy cẳng mày đi rồi. Đồ chó! Tao kiếm cho mày một con vợ không mất một đồng tiền nào lại kiếm cho mày bao nhiêu tiền. Mày đã không cám ơn tao thì thôi lại còn đòi tiền của tao à! Mày có muốn tao đưa mày lên quan huyện để quan huyện đánh cho mày vài chục gậy về tội quyến rũ con gái nhà họ Cừ, xem mày có chịu được không?
Hoạn Thành bị mắng, mở miệng không được, vội vàng lấy số tiền cám ơn rối rít, mang Song Hồng đến một châu khác kiếm kế sinh nhai.
Cừ Dật Phu đi sửa phần mộ về, đang muốn đến nói với tên sai nhân để giục hắn bẩm với quan về việc Hoạn Thành thì thấy Mã Thuần Thượng đến. Cừ mời vào thư phòng. Mã hỏi chuyện mồ mả rồi dần dần đem câu chuyện kia ra nói. Lúc đầu, Cừ còn trả lời hàm hồ. Mã nói:
- Anh còn giấu tôi việc ấy làm gì nữa Hiện nay cái tráp ấy ở trong phòng của tôi.
Cừ nghe vậy mặt đỏ như gấc. Mã đem chuyện tên sai nhân kể lại một lượt. Mã kể chuyện hai bên bàn bạc với nhau như thế nào và mình phải trả chín mươi hai lạng để chuộc cái tráp như thế nào:
- May quá, công việc như thế là xong xuôi. Còn về việc tiền nong thì tôi tiêu tiền vì tình bạn, cố nhiên tôi không muốn nghe đến việc anh trả cho tôi. Nhưng tôi cũng phải nói cho anh biết việc đó để ngày mai anh sai người đem cái tráp về hoặc chẻ nó đi, hoặc là đem đốt đi. Không nên giữ nó nữa sợ sau này lôi thôi.
Cừ nghe vậy hoảng sợ vô cùng. Vội vàng đặt một cái ghế ở ngay giữa thư phòng, bắt Mã ngồi lên để cho mình lạy bốn lạy. Cừ mời Mã ngồi đấy rồi chạy vào nhà nói với vợ về những việc đã xảy ra. Cừ nói:
- Ông Mã thật là một người văn nhân và một người bạn chí tình! Con người chí khí làm sao, can đảm làm sao! Ta thật may mắn mới có một người bạn chính nhân quân tử như thế. Các ông cậu của ta ở Lâu phủ kết bạn với nhiều người, phần lớn đều là hàng tiểu nhân, cuối cùng đều không ra gì. Nếu các cậu ta nghe chuyện này thì có thể chết thẹn được!
Tiểu thư nghe vậy cũng rất lấy làm cảm kích, sửa soạn cơm rượu mời Mã ăn, sai người đi lấy cái tráp về và huỷ nó đi(3).
Hôm sau Mã từ biệt Cừ để đi Hàng Châu. Cừ nói:
- Chúng ta mới gặp nhau, bây giờ đã chia tay rồi. Sao mà vội thế?
- Tôi vốn là người soạn sách ở Hàng Châu. Người chủ hiệu Văn Hải Lâu mời tôi lên đây soạn bộ sách. Nay đã xong, bây giờ tôi không có việc gì ở đây nữa.
- Nếu công việc soạn sách xong, sao ông không đến nhà tôi ở để tôi có thể sớm chiều nghe lời dạy bảo?
- Bây giờ không phải là lúc nuôi khách nữa. Vả chăng, những hiệu sách ở Hàng Châu đang đợi tôi về đấy để soạn sách. Tôi còn có mấy việc chưa làm xong, không biết làm thế nào, đành phải đi thôi. Khi rảnh thì thế nào ông cũng phải đến Tây Hồ chơi. Ở Tây Hồ nước non thật là đẹp! Ông tha hồ tìm thi tứ mà làm thơ.
Biết là không thể giữ Mã ở lại, Cừ muốn mời ở lại ăn bữa tiệc tiễn hành, nhưng Mã từ chối:
- Tôi còn phải đi từ biệt mấy người bạn nữa. Mã ra về, Cừ tiễn ra cửa. Hôm sau, Cừ gói hai lạng bạc với một ít thịt kho và nem thân hành đến Văn Hải Lâu để tiễn và xin về hai bộ văn tuyển mới in.
Mã xuống thuyền đến bên Đoạn Hà hỏi đường đi đến hiệu sách Văn Hãn Lâu. Hiệu này cũng thuộc một người chủ với hiệu Văn Hải Lâu. Mã đến đấy ở mấy ngày nhưng không thấy có bài văn bát cổ nào để làm văn tuyển bèn mang theo một ít tiền đi chơi Tây Hồ.
Tây Hồ là một nơi phong cành đẹp nhất trong thiên hạ. Không cần nói đến chùa Linh Ẩn thanh u, chùa Thiên Trúc xinh đẹp, chỉ cần đi qua cửa Tiền Đường đến chùa Thánh Nhân Tự bước lên đê Tô Đông Pha, ở giữa là bến Kim Sa, đi quanh một quãng thì nhìn thấy tháp Lôi Phong, đến chùa Tĩnh Từ, đi thêm mười dặm nữa thì quang cảnh thực là hoa lệ. Rõ là năm bước một lầu, mười bước một cái gác, lầu hồng gác tía xen lẫn với giậu trúc, mái tranh. Nơi này đào liễu xen nhau đua thắm, nơi kia dâu, gai san sát đầy đồng. Bảng các cửa hiệu bán rượu rung rinh, trong các tiệm trà than hồng đỏ rực. Con trai, con gái, khách đi chơi kéo nhau đi lũ lượt, thật là: “Khắp nơi tiệm rượu, khắp chốn cầm ca”.
Mã một mình mang một ít tiền đi bộ ra khỏi cửa Tiền Đường vào một quán trà để uống trà. Đến Tây Hồ, Mã lên một cái lầu ngồi nhìn những chiếc thuyền chở phụ nữ ở thôn quê đi hành hương. Những người này đều chải tóc cao, có người mặc áo màu lam, cũng có người mặc quần áo màu lục. Những người trẻ tuổi thì mặc áo lụa đỏ. Có những người đẹp, mặt mày trắng trẻo, hai gò má cao. Cũng có những người gầy gò mắc bệnh hủi, bệnh đậu mùa, bệnh lở. Chỉ trong một chốc đã có năm sáu chiếc thuyền đi qua. Theo sau những người đàn bà là chồng mang ô, tay cầm gói quần áo bước lên bờ, đi vào trong các miếu để làm lễ. Mã nhìn một lượt không thấy thú vị gì bèn đứng dậy, đi thêm một dặm nữa, nhìn ra ven hồ thấy quán rượu san sát, ngoài cửa treo thịt dê rất béo. Ở trên các mâm, ở trong các tủ hàng đầy cả hải sâm, vịt nấu với rượu, cá tươi, vằn thắn và những bánh hấp to tướng đang bốc hơi nghi ngút. Mã không đủ tiền mua tất cả những thứ này. Mà thèm chảy nước dãi đành phải vào một hiệu bán mì ăn một bát mì mười sáu đồng tiền. Vẫn chưa no, Mã đi vào một hiệu trà uống thêm một chén trà, vào một cái hàng bên cạnh mua hai đồng măng khô để nhai, lấy thế làm thú vị. Ăn xong, Mã đi ra, nhìn thấy hai chiếc thuyền buộc dưới bóng liễu ở bên bờ. Trên thuyền đàn bà đang thay áo. Một người cởi cái áo màu huyền để mặc cái áo màu xanh. Một người cởi cái áo màu da trời để mặc cái áo màu ngọc thạch. Một người khác có vẻ đứng tuổi cởi cái áo màu lam để mặc cái áo màu da trời thêu kim tuyến. Mấy người đầy tớ gái đi theo cũng đều thay áo. Ba người bước lên, theo sau mỗi người là một người đầy tớ gái tay cầm cái quạt để che ánh mặt trời. Họ ung dung bước lên bờ. Những viên ngọc ở trên đầu lấp lánh dưới ánh mặt trời, những viên ngọc ở tà áo chạm nhau kêu lanh tanh. Mã rảo bước, đầu không dám ngẩng lên nhìn(4). Mã đi qua sáu cái cầu và đi vòng quanh một cái vũng, đến một nơi có vẻ thôn dã, ở đấy người ta xếp các quan tài thành một dãy dài đi một hai dặm chưa hết. Mã cảm thấy chán ngấy muốn trở về, thì gặp một người, Mã nói:
- Đằng trước có cái gì đẹp không?
- Đi quanh một đoạn là chùa Tĩnh Từ, tháp Lôi Phong đẹp lắm chứ!
Mã lại đi đến phía trước. Đi được nửa dặm thấy một cái lầu nổi lên trên mặt nước. Có một cái cầu bằng ván bắc sang. Mã qua cầu. Ở ngoài có một tiệm trà. Mã vào đấy uống một chén trà. Cửa đi vào lầu khoá chặt. Mã muốn vào xem thì người giữ cửa đòi tiền. Cửa mở, Mã bước vào, thấy ba cái lầu lớn, trên lầu có chữ do chính tay Nhân Tôn hoàng đế viết. Mã giật mình đánh thót một cái, vội vàng sửa áo mũ ngay ngắn, lấy cái quạt giắt ở dưới giày lên làm cái hốt và cung cung kính kính lạy năm lạy, đúng như một ông quan lạy nhà vua(5). Lạy xong, Mã định thần, quay lại tiệm trà ngồi. Bên cạnh là một vườn hoa, người bán trà nói chuyện rằng quan Bố chánh đang tiếp khách ở đấy nên không được vào. Bếp đặt ở bên ngoài. Mã đứng ở bên ngoài nhìn vào thấy yến sào, hải sâm bưng lên tới tấp. Mã tán thưởng một hồi rồi đi ra, đi qua tháp Lôi Phong, xa xa nhìn thấy nhiều ngôi nhà cái cao cái thấp, lợp bằng ngói lưu ly quanh co uốn khúc với những cái lan can đỏ rực. Mã đi nhanh đến một cái cửa rất cao ở trên núi, trên có một tấm biển đề mấy chữ vàng: “Sắc tứ Tĩnh từ tự”(6). Bên cạnh cái cửa lớn là một cái cửa nhỏ, Mã bước vào thấy ngôi chùa rộng rãi, một cái sân rộng gạch láng như nước. Mã đi qua cửa thứ hai thì đến hai cái hành lang gồm mấy chục bậc tam cấp thật cao. Con gái nhà giàu có và sang trọng đang kéo nhau đến tấp nập thành từng đàn từng lũ ra ra vào vào không ngớt. Họ đều mặc áo thêu, áo gấm, trận gió đưa lại, mùi hương thơm nức đến ngạt mũi. Mã vốn người đã cao, lại đội mũ vuông cao, da mặt đen xạm, bụng thì to, chân đi đôi giày cũ đế dày, mình mặc bộ áo quần đã cũ, đụng hết người này đến người khác. Nhưng những người con gái cũng không để ý gì đến và Mã cũng không để ý nhìn họ. Đi quanh một vòng, Mã lại trở lại ngồi trong một tiệm trà. Trước tiệm treo một cái biển viết hai chữ vàng “Nam Bình” (Bình phong phía Nam). Mã ngồi đấy uống một chén trà. Ở trên quầy hàng, có nhiều đĩa mứt cam, kẹo vừng, bánh, táo, hạt dẻ nướng. Mã mua mỗi thứ vài đồng, ăn không kể gì đến mùi vị. Ăn xong, thấy no. Trong người cũng cảm thấy mệt, Mã đi thẳng đến cửa Thanh Ba về nhà đóng cửa làm một giấc. Vì đi đường xa nên ngủ một mạch cho đến sáng.
Đến ngày thứ ba, Mã lại đến núi Thành Hoàng. Núi Thành Hoàng tức là Ngô Sơn ở trong thành. Mã đi một đoạn thì đã đến chân núi. Mã nhìn lên thấy mấy mươi bậc tam cấp, trèo hết mấy mươi bậc này lại có mấy mươi bậc nữa, Mã bước một mạch, cảm thấy mệt. Thấy một tiệm trà ở trước miếu, bèn vào đó uống trà. Đến nơi, thì đó là miếu thờ Ngũ Tử Tư xưa kia làm tể tướng nước Ngô. Mã cúi đầu trước bàn thờ, vái lạy và ngắm nhìn các câu đối một lượt. Mã lại đi lên thì hình như không còn có đường nào nữa. Nhưng ở bên trái lại thấy một cái cửa, trên cửa treo cái biển đề “Phiến thạch cư”. Ở trong có một cái vườn hoa. Có mấy cái lầu. Mã bước vào thấy cửa đóng. Đứng ở ngoài nhìn vào thấy có một cái lư hương ở trên bàn, xung quanh có nhiều người như muốn cầu tiên, Mã nghĩ bụng:
- Họ đang cầu tiên để phán đoán về việc công danh chứ gì! Ta cũng vào xem sao!
Đợi một lát, thấy một người bước ra chào, người bên cạnh nói:
- Chúng tôi đã mời được một nữ thi sĩ.
Mã cười thầm trong bụng. Một lát sau một người hỏi:
- Có phải là Lý Thanh Chiếu không?
Lại có một người nói:
- Có phải là Tô Nhược Lan không? Lại có người vỗ tay nói:
- Thôi chính là Chu Thúc Trình rồi! Mã nghĩ bụng: Bất kỳ họ là người nào họ cũng không thể giúp ta trong việc công danh! Ta đi nơi khác thì hơn. Mã lại đi quanh cái vũng, trèo lên một cái tam cấp, thấy một con đường bằng phẳng. Bên trái có một hòn núi, có mấy cái miếu, bên phải là một con đường, có nhiều nhà có sân trước và sân sau. Cửa sau mở rộng nhìn ra sông Tiền Đường. Những nhà này hoặc là nhà bán rượu hoặc là nhà bán tạp hoá, có nhà bán thức ăn, có nhà bán mì, có nhà bán trà, lại có nhà bói chiết tự. Trước các cửa miếu có những bàn trà. Riêng trên con đường này, có đến trên ba mươi tiệm trà rất là náo nhiệt.
Mã đang đi thì một người đàn bà mặt phấn, tóc chải dầu ở trong tiệm trà mời vào. Mã quay đi chỗ khác đi vào tiệm trà bên cạnh uống một chén trà, trà mười hai đồng tiền mua một cái bánh ngọt ăn, cảm thấy ngon. Mã lại đi ra, đến một cái miếu lớn rất là nguy nga. Đó là miếu Thành Hoàng. Mã bước thẳng đến, ngẩng đầu nhìn lên một lượt. Sau khi đi qua miếu Thành Hoàng, Mã đi quanh một cái vũng, đi lên một con đường phố nhỏ. Hai bên phố có nhiều tiệm rượu, tiệm bánh mì, lại có mấy hiệu sách mới mở. Trong một hiệu thấy có tờ quảng cáo trên đề: “Sách ”tam khoa trình mặc trì vận" do ông Mã Thuần Thượng ở Xử Châu chọn lọc bán ở đây.". Mã nhìn thấy vui mừng khôn xiết, đi vào hiệu sách ngồi, cầm một quyển sách xem, hỏi giá tiền. Mã hỏi:
- Sách này còn bán được không?
Người bán sách nói:
- Sách văn tuyển chỉ bán được từng lúc, không bằng cổ thư!
Mã đứng dây bước ra, vì đã nghỉ chân được một lát nên muốn bước lên núi. Bấy giờ trên đường không có hiệu buôn nữa vì núi rất cao, bước từng bước lên đỉnh núi thì nhìn thấy phía tay trái là sông Tiền Đường hiện ra rất rõ. Hôm ấy, trên sông không có gió, mặt nước phẳng lặng như tờ. Thuyền qua lại, kiệu đặt trong thuyền nhìn rất rõ. Đi vài bước nữa thì bên phải là Tây Hồ và tháp Lôi Phong, đình Hồ Tâm. Những chiếc thuyền đánh cá lênh đênh trên mặt nước như những con vịt. Mã cảm thấy trong lòng khoan khoái lại bước lên. Y đi đến một cái miếu khác, trước cửa có những bàn trà. Cảm thấy mỏi chân, Mã ngồi xuống uống trà; vừa uống vừa nhìn hai bên. Bên này là sông, bên kia là hồ, cách con sông xa xa dãy núi nhấp nhô khi ẩn khi hiện. Mã thở dài mà rằng:
- Thật là mặt đất kia chở Hoạ Sơn, Nhạc Sơn mà không thấy nặng! Chứa đựng nào sông nào biển mà không thấy thừa, che chở tất cả muôn vật!
Uống xong hai chén trà, Mã thấy đói và định trở về ăn cơm. Vừa lúc ấy gặp một người nhà quê mang một rổ thịt bò và bánh bao bán. Mã mừng rỡ mua mười mấy đồng tiền bánh và thịt bò ngồi ở bàn trà ăn hết nhẵn. Ăn uống no nê
xong, Mã lại tiếp tục đi.
Đi được một quãng nữa, thì thấy bên trái có một con đường nhỏ, cây cỏ gai góc mọc đầy, hai bên không có lối đi. Mã theo đường ấy mà đi, thì thấy nhiều tảng đá hình dung quái dị, thiên hình vạn trạng làm thành một cái tường đá, trên tường có nhiều danh nhân vịnh thơ. Mã không để ý đến, đi qua một cái cầu đá, theo những tam cấp bằng đá nhỏ và chật đi lên một cái chùa lớn. Lại có một cái cầu đá nhỏ rất khó đi. Mã tay vịn dây leo đi qua cầu. Trước mặt là một điện thờ rất nhỏ, trên có cái biển đề: “Đền thờ Đinh Tiên”. Mã bước đến thấy hình ảnh vị tiên ở chính giữa, bên trái là một con hạc và bên phải có một cái bia có hai mươi chữ. Mã thấy có những thẻ xăm bèn nghĩ bụng:
- Ta đã đến đây, cũng phải xin một quẻ thẻ xem sao? Đang lúc định quỳ xuống lạy, thì nghe sau lưng có người nói:
- Ông muốn phát tài phải không ông Mã? Tại sao ông không hỏi tôi?
Mã quay lại, nhìn thấy một con người đứng trước cửa đền, mình dài tám thước, đầu đội mũ vuông, mình mặc áo lụa, tay trái đang vuốt sợi dây lưng bằng tơ, tay phải chống một gậy trúc đầu rồng, có bộ râu bạc dài mãi đến rốn, dáng người thanh tú có vẻ một vị tiên.
Nhân gặp người ấy khiến cho:
hăng hái vì nghĩa, bạc tiền hết lại sinh ra;
rộng kết giao du, nhân vật lâu càng thịnh mãi.
Muốn biết người kia là ai xin xem hồi sau phân giải.

(1) “Thi vân”: Kinh thi nói rằng “Tử viết” Khổng Tử nói rằng: Mấy ông đồ nho hễ nói chuyện là dẫn lời Kinh thi và Khổng Tử.
(2) Đặc điểm ngôn ngữ tên sai nhân này là mở miệng ra nói toàn tục ngữ.
(3) Câu chuyện cái tráp của Vương Huệ là việc xảy ra hàng ngày trong xã hội đời Thanh.
(4) Đúng là cử chỉ nhà nho
(5) Chỉ riêng cử chỉ này cũng đủ nói Mã là một người tôn sùng trật
(6) Vua ban cho tên chùa là chùa Tĩnh Từ.
NHO LÂM NGOẠI SỬ
LỜI GIỚI THIỆU
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
PHỤ LỤC