Bài 13
Tác giả: nhiều tác giả
Dám thưa bạn đọc gần xa,
Dạo đó, khi kẻ hèn này - Người Tràng An tôi - đang ngáo ngơ trước cổng làng báo, có nghe nói rằng một tờ báo ra đời, rồi sống chết thời do mệnh... trời quyết, nhưng cái bản mặt của nó thì chỉ đến số báo thứ tư là biết. Các số báo sau (cho đến chết!) nếu không có sự "đổi máu" nào thì vẫn như vậy à. Tại sao lại bốn? Không giải thích được, song ngó qua gần 50 mặt báo Việt hải ngoại có "máu mặt", Người Tràng An không thấy ngoại lệ của cách bình giá này.
Một đề tài nào đó trên báo chí hiển nhiên là có đời sống, có cơ thể khác so với cả tờ báo; vậy mà cuộc chơi "Hậu Chân dung và Đối thoại Tại Hải Ngoại" hình như lại hợp "luật" trên: đến Kỳ 4 này, nó đã có bản mặt của mình. Mặt nó ra sao? Nhìn phớt là biết, phải không ạ, thưa bạn đọc?
Trong Câu chuyện làng văn kỳ này, trước khi muốn khua mõ viết tán bàn loạn, để cho chắc cờ, Người Tràng An liệt ra một lèo cho hết các "nợ" với ông Chủ báo cái đã. Chúng cũ mèm, như đã thưa trong ba kỳ trước, ở Cánh Én từ số 92 đến 94. Vị nào chưa đọc thì... đọc, vị nào thuộc rồi thì thuộc... nữa:
1) Bổn phận của Người Tràng An: đong đưa, đưa đẩy một cuộc mang cái tên, vừa minh vừa u, là Giới thiệu - Bàn thảo -Tranh luận - Phê bình - Phê phán v.v.. và v.v... - những gì liên quan đến cuốn sách Chân dung và đối thoại của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nói toạch ra nhé: làm một Thằng Mõ, không hơn không kém. Mõ làng nào cũng sống bằng các vụ Thị Màu, mõ làng văn thì chỉ sính các vụ " chửa hoang văn nghệ " mà thôi.
2) Bằng các thông tin mới, các phản hồi mới mà minh họa cho bà con lối xóm thấy tại sao bổn báo ưa làm chuyện này và tại sao ưa làm... nữa! Bí quá, thì cứ lôi "điều lệ" sau đây ra mà "thuyết phục" làng nước:
Cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, dở và hay là chuyện của nó. Song, không hiểu sao, đây lại là nơi chứa nhiều "mã số" cả về nội dung lẫn hình thức của nền văn học có tên Văn học Hiện thực Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ta quân sự hoá vấn đề đi nào! Chân dung và Đối thoại thật giống như một "chú bé liên lạc" trong các trận chiến thời "Vệ túm" năm xưa. Những hiện tượng, những bản chất trong sinh hoạt văn nghệ của miền Bắc hiện đại trước 1975 và của cả Việt Nam sau 1975 sẽ có thể tìm thấy nơi "chú" Chân dung và Đối thoại.
Bằng Chân dung và đối thoại, từ những câu chuyện văn chương, những chân dung tác giả, tác phẩm trong làng văn Việt Nam đương đại, người Việt hải ngoại có một dịp tốt để nhận chân được các đặc tính của một thể chế (mà phần lớn trong số họ, vô tình hay hữu ý, đang quay lưng lại nó) qua cái văn hóa, cái chính trị của nó - tức là qua cái văn hóa chính trị và cái chính trị văn hóa của thể chế ấy. Đó là cách nói khúc chiết cho mục đích của cuộc chơi này trên Cánh Én.
Gần gần 1/4 thế kỷ qua, từ khi có khu vực địa lý ngoài Việt Nam là Việt-Nam-hải-ngoại-về-chính-trị, người Việt hải ngoại thường chỉ (có thể) đánh giá văn nghệ trong nước theo luồng văn học phản kháng. Còn Chân dung và Đối thoại thì lại muốn chỉ là những gì thuộc về dòng văn học chính thống của miền Bắc sau 1954 và của cả Việt Nam sau 1975.
3) Trong số 95 - tháng 10/1999- này bổn báo có các bài sau đây dự cuộc:
1- Marian Tkacchop với Nguyễn Tuân' (Trần Đăng Khoa, trích Chân Dung Và Đối Thoại);
2- Vong thân trong chữ nghĩa' (Nguyễn Quốc Trụ - Canada; bài gửi cho Cánh Én);
3- Anh là người sướng nhất (Kim Lân - Tư liệu từ sách báo trong nước);
4- Nguyễn Tuân, một nét tính cách' (Phan Hoàng - Tư liệu từ sách báo trong nước);
5- Chân dung tự lộ của di tích thần đồng- Kỳ 2 (Dũng Văn - Đức; bài gửi cho Cánh Én);
6- Tôi như con bò già...(Nguyễn Nga - Phỏng vấn Trần Đăng Khoa; trích báo Đất Mũi, số 28, 15-6-99);
7- Đôi điều về Chân dung và Đối thoại...(Trịnh Đình Khôi - trích báo Nhân Dân Internet);
8- 'Chân dung ông Tố Hữu' (Thanh Phong - Nga; bài gửi cho Cánh Én);
9- 'Phút sự thật của ông trùm văn hoá' (Bùi Tín - Pháp; bài gửi cho Cánh Én);
10- Nguồn gốc thần đồng của Trần Đăng Khoa (Nguyễn Quốc Trụ - Canada, bài gửi cho Cánh Én.
Vậy là sân chơi Hậu Chân dung và đối thoại tại hải ngoại Kỳ 4 trên Cánh Én, dàn trải theo 2 nội dung: về Nguyễn Tuân và về đủ các chuyện khác xung quanh cuốn sách; và theo nguồn thì là 3 nơi: Chiên lại bài vở đã có của sách báo trong nước; Bài của người viết ở hải ngoại; Trao đổi, nhận xét, tranh luận... của bạn đọc tứ thiên thập địa về những gì quanh vụ này.
***
Xong! Giờ đến lúc Người Tràng An mân mê cái mouse để mà sao, mà chọn các thư từ, các nhời nhắn nhủ của bạn đọc trong 30 ngày qua.
Dòng đầu hoan hỉ xin dành đa tạ một tay bạn văn hào phóng: y vừa phóng tay cái vèo gửi hỏa tốc biếu không 3 cây viết trụ cột trong cuộc thảo luận 3 cuốn sách Chân dung và Đối thoại. (Đỡ cho tui quá! Chào vĩnh biệt nhé, những lần khổ sở cọp-bi, xì-can, rồi gửi đi, nhận về chỉ tổ vỗ béo các hãng bưu điện viễn liên!) Công ơn này thật vô hạn, nên Người Tràng An bèn hậu tạ y bằng cách loại hẳn tên y khỏi danh sách chủ nợ bài vở!
Thứ đến là một tin động làng văn: Ở trong nước, vẫn nhà xuất bản Thanh Niên, vừa cho ra cuốn sách mang tên "Xung quanh Chân Dung Và Đối Thoại" gồm hầu hết những bài viết tiêu biểu về cuốn sách đó của chú Cuội sông Kinh Thầy. Người Tràng An đang ngửa cổ nhòm trời mà chờ cuốn sách mới đang được gửi đến! Khất độc giả Cánh Én kỳ sau; tạm trích thư một bạn viết ở Mẽo, đang đọc, mách: "Trong cuốn "Xung quanh..." khen có, chê có, trách móc có, thôi thì đủ cả. Mới đọc bài đầu đã thấy Lê Lựu bảo Trần Đăng Khoa, đại khái là: Láo! Hắn vu khống tớ! Cái chuyện tớ lau miệng bằng tất thì xảy ra ở Hải Phòng; đến khi hắn viết thì lại bảo tớ ngửi tất, mà lại tận bên Mỹ!" Ha ha! Bạn đọc đáng kính thấy chửa? Người Tràng An ngửi ra vấn đề từ khuya rồi mà: Chân dung và Đối thoại không phải là củ khoai đâu nhá! Đó là chưa kể Khoa còn đang ra tập 2, rồi tập 3 nữa. Lâu rồi, trên tờ Lao Động, số xuân Kỷ Mão 1999, Người Tràng An túm thêm được bài "Theo Vũ Cao về nguồn" của Trần Đăng Khoa; và từ đó thấy là thủng thẳng kiểu đó thì đường Khoa, Khoa cứ đi. Sinh hoạt văn học Việt Nam năm 2000 còn mệt với Khoa!
Thư của một vị làm báo cỡ lão làng (dù về tuổi ổng còn xơi mới lên lão!), ở Canada, viết: "Nhìn qua các bài thì thấy như là quảng cáo cho Trần Đăng Khoa hơn là tranh luận về văn học của Việt Nam. Vì vậy, muốn làm rõ vấn đề này, Người Tràng An (Trời ơi, Người Tràng An thì là cái đinh mục gì đâu mà được lão làng chiếu cố vậy! Để coi ổng khoác lên vai tui "nhiệm dzụ" gì đây?) phải viết rõ hơn, phải khui những vấn đề như: Sự thật về chủ nghĩa hiện thực XHCN? (Ấy là job của các "thầy Đệ", "thầy Kỵ", thầy Đức"... chớ đâu của tui - cái thằng mõ làng này!); Đâu là giá trị của các tác phẩm được giải thưởng? Người viết ở Việt Nam được tự do sáng tác như thế nào? v.v... Và kêu gọi mọi người đi vào những câu hỏi này. Có như vậy mới làm rõ vấn đề." Bạn đọc, Thượng đế của chúng tui, đã thủng chửa? "Làm rõ vấn đề" dùm Én đi! Năn nỉ đấy...
Chưa hết đâu nha, một nhà văn, người dự cuộc chơi này từ những trận đầu, còn đặt ra nhiều chuyện dóng diết khác:
"Lần đầu tiên 'thí nghiệm' trò chơi Hội thảo này, chưa thể lường được các kết quả xấu tốt ra sao. Nên quả là phải vậy: Wait an see! Vì sao?
Một; Sự 'công phẫn' từ các vị ở hải ngoại về những bài viết của Trần Đăng Khoa - theo các bài tôi đọc được- là hơi bất công. Người cầm bút trong nước như cá nằm trên thớt, khó viết lắm.
Hai; Theo dõi sự 'nổi giận' của các cây bút trong nước khi nhận xét về Trần Đăng Khoa thì thấy đôi khi không phải là sự 'ghét bỏ' như ta thấy trên mặt chữ. Cần thận trọng! (Thí dụ, sẽ là nhìn nhận chủ quan khi ai đó cho rằng Khoa trịnh thượng mà nói Nguyễn Tuân khoái trá tả cảnh bọn đao phủ chém đầu các nghĩa quân. Trong cái giọng cợt nhả đó nó có cái hồn đau đớn của Khoa, chứ không đơn giản như ở các bài viết của tác giả ngoài hải ngoại). Đồng thời, vì Trần Đăng Khoa lại là hiện thân của đám văn nghệ sĩ 'quan liêu'; hơi thở, giọng nói đặc 'quan liêu', nên bị mắng cho một mẻ cũng chẳng oan tí nào! Thành thử bài trong nước nhận xét là ở dạng vừa ghét, vừa thương.
Ba; Việc làm 'ầm ĩ' cuốn sách của Khoa là chủ trương có chỉ đạo của chính quyền. Ai cũng thấy cái ý đồ đó. (Nhưng nhà cầm quyền có làm được điều đó hay không, có qua mặt được các văn nghệ sĩ hay không - Đó lại là chuyện khác đấy nhé! Nhà cầm quyền tung cuốn sách này để kéo văn nghệ sĩ vào những vấn đề cãi lộn, xóa đi, đánh lộn sòng mọi mâu thuẫn gay gắt đang diễn ra trong xã hội; đó là lối chơi đánh bài 'tháu cáy' sát ván. Chỉ cần tinh mắt một chút, chịu nghĩ một chút thì khi tìm ra được 'con bài tây' với giá trị thực của nó rồi, a-lê, chúng ta cứ việc 'ăn theo' một cách nhẹ nhàng. Tất nhiên, làm được như thế là chuyện cực kỳ khó khăn. Nhưng cái nghiệp cầm bút đành phải chấp nhận thôi! Cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, thế nào cũng có cách). Do đó họ 'khen' sách của Khoa.
Tóm lại, tôi sẽ chọn lối viết không theo cả ba xu hướng trên. Mà cũng thú vị thật! Đây là một cuộc chơi vui ơi là vui trong cuộc đời của mình."
***
Thưa bạn đọc,
Đầu xuôi đuôi lọt, chuyện chữ nghĩa có khác chi chuyện muôn vật. Cám ơn các bạn theo cùng chúng tôi suốt các kỳ đầu đã qua. Xin mời nhập tiếp cuộc thảo luận dài Hậu Chân dung và Đối thoại tại hải ngoại, trên Cánh Én, nơi những trang bài sau. Hẹn mong tất cả trong Kỳ 5.
Người Tràng An
Dám thưa bạn đọc gần xa,
Dạo đó, khi kẻ hèn này - Người Tràng An tôi - đang ngáo ngơ trước cổng làng báo, có nghe nói rằng một tờ báo ra đời, rồi sống chết thời do mệnh... trời quyết, nhưng cái bản mặt của nó thì chỉ đến số báo thứ tư là biết. Các số báo sau (cho đến chết!) nếu không có sự "đổi máu" nào thì vẫn như vậy à. Tại sao lại bốn? Không giải thích được, song ngó qua gần 50 mặt báo Việt hải ngoại có "máu mặt", Người Tràng An không thấy ngoại lệ của cách bình giá này.
Một đề tài nào đó trên báo chí hiển nhiên là có đời sống, có cơ thể khác so với cả tờ báo; vậy mà cuộc chơi "Hậu Chân dung và Đối thoại Tại Hải Ngoại" hình như lại hợp "luật" trên: đến Kỳ 4 này, nó đã có bản mặt của mình. Mặt nó ra sao? Nhìn phớt là biết, phải không ạ, thưa bạn đọc?
Trong Câu chuyện làng văn kỳ này, trước khi muốn khua mõ viết tán bàn loạn, để cho chắc cờ, Người Tràng An liệt ra một lèo cho hết các "nợ" với ông Chủ báo cái đã. Chúng cũ mèm, như đã thưa trong ba kỳ trước, ở Cánh Én từ số 92 đến 94. Vị nào chưa đọc thì... đọc, vị nào thuộc rồi thì thuộc... nữa:
1) Bổn phận của Người Tràng An: đong đưa, đưa đẩy một cuộc mang cái tên, vừa minh vừa u, là Giới thiệu - Bàn thảo -Tranh luận - Phê bình - Phê phán v.v.. và v.v... - những gì liên quan đến cuốn sách Chân dung và đối thoại của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nói toạch ra nhé: làm một Thằng Mõ, không hơn không kém. Mõ làng nào cũng sống bằng các vụ Thị Màu, mõ làng văn thì chỉ sính các vụ " chửa hoang văn nghệ " mà thôi.
2) Bằng các thông tin mới, các phản hồi mới mà minh họa cho bà con lối xóm thấy tại sao bổn báo ưa làm chuyện này và tại sao ưa làm... nữa! Bí quá, thì cứ lôi "điều lệ" sau đây ra mà "thuyết phục" làng nước:
Cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, dở và hay là chuyện của nó. Song, không hiểu sao, đây lại là nơi chứa nhiều "mã số" cả về nội dung lẫn hình thức của nền văn học có tên Văn học Hiện thực Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ta quân sự hoá vấn đề đi nào! Chân dung và Đối thoại thật giống như một "chú bé liên lạc" trong các trận chiến thời "Vệ túm" năm xưa. Những hiện tượng, những bản chất trong sinh hoạt văn nghệ của miền Bắc hiện đại trước 1975 và của cả Việt Nam sau 1975 sẽ có thể tìm thấy nơi "chú" Chân dung và Đối thoại.
Bằng Chân dung và đối thoại, từ những câu chuyện văn chương, những chân dung tác giả, tác phẩm trong làng văn Việt Nam đương đại, người Việt hải ngoại có một dịp tốt để nhận chân được các đặc tính của một thể chế (mà phần lớn trong số họ, vô tình hay hữu ý, đang quay lưng lại nó) qua cái văn hóa, cái chính trị của nó - tức là qua cái văn hóa chính trị và cái chính trị văn hóa của thể chế ấy. Đó là cách nói khúc chiết cho mục đích của cuộc chơi này trên Cánh Én.
Gần gần 1/4 thế kỷ qua, từ khi có khu vực địa lý ngoài Việt Nam là Việt-Nam-hải-ngoại-về-chính-trị, người Việt hải ngoại thường chỉ (có thể) đánh giá văn nghệ trong nước theo luồng văn học phản kháng. Còn Chân dung và Đối thoại thì lại muốn chỉ là những gì thuộc về dòng văn học chính thống của miền Bắc sau 1954 và của cả Việt Nam sau 1975.
3) Trong số 95 - tháng 10/1999- này bổn báo có các bài sau đây dự cuộc:
1- Marian Tkacchop với Nguyễn Tuân' (Trần Đăng Khoa, trích Chân Dung Và Đối Thoại);
2- Vong thân trong chữ nghĩa' (Nguyễn Quốc Trụ - Canada; bài gửi cho Cánh Én);
3- Anh là người sướng nhất (Kim Lân - Tư liệu từ sách báo trong nước);
4- Nguyễn Tuân, một nét tính cách' (Phan Hoàng - Tư liệu từ sách báo trong nước);
5- Chân dung tự lộ của di tích thần đồng- Kỳ 2 (Dũng Văn - Đức; bài gửi cho Cánh Én);
6- Tôi như con bò già...(Nguyễn Nga - Phỏng vấn Trần Đăng Khoa; trích báo Đất Mũi, số 28, 15-6-99);
7- Đôi điều về Chân dung và Đối thoại...(Trịnh Đình Khôi - trích báo Nhân Dân Internet);
8- 'Chân dung ông Tố Hữu' (Thanh Phong - Nga; bài gửi cho Cánh Én);
9- 'Phút sự thật của ông trùm văn hoá' (Bùi Tín - Pháp; bài gửi cho Cánh Én);
10- Nguồn gốc thần đồng của Trần Đăng Khoa (Nguyễn Quốc Trụ - Canada, bài gửi cho Cánh Én.
Vậy là sân chơi Hậu Chân dung và đối thoại tại hải ngoại Kỳ 4 trên Cánh Én, dàn trải theo 2 nội dung: về Nguyễn Tuân và về đủ các chuyện khác xung quanh cuốn sách; và theo nguồn thì là 3 nơi: Chiên lại bài vở đã có của sách báo trong nước; Bài của người viết ở hải ngoại; Trao đổi, nhận xét, tranh luận... của bạn đọc tứ thiên thập địa về những gì quanh vụ này.
***
Xong! Giờ đến lúc Người Tràng An mân mê cái mouse để mà sao, mà chọn các thư từ, các nhời nhắn nhủ của bạn đọc trong 30 ngày qua.
Dòng đầu hoan hỉ xin dành đa tạ một tay bạn văn hào phóng: y vừa phóng tay cái vèo gửi hỏa tốc biếu không 3 cây viết trụ cột trong cuộc thảo luận 3 cuốn sách Chân dung và Đối thoại. (Đỡ cho tui quá! Chào vĩnh biệt nhé, những lần khổ sở cọp-bi, xì-can, rồi gửi đi, nhận về chỉ tổ vỗ béo các hãng bưu điện viễn liên!) Công ơn này thật vô hạn, nên Người Tràng An bèn hậu tạ y bằng cách loại hẳn tên y khỏi danh sách chủ nợ bài vở!
Thứ đến là một tin động làng văn: Ở trong nước, vẫn nhà xuất bản Thanh Niên, vừa cho ra cuốn sách mang tên "Xung quanh Chân Dung Và Đối Thoại" gồm hầu hết những bài viết tiêu biểu về cuốn sách đó của chú Cuội sông Kinh Thầy. Người Tràng An đang ngửa cổ nhòm trời mà chờ cuốn sách mới đang được gửi đến! Khất độc giả Cánh Én kỳ sau; tạm trích thư một bạn viết ở Mẽo, đang đọc, mách: "Trong cuốn "Xung quanh..." khen có, chê có, trách móc có, thôi thì đủ cả. Mới đọc bài đầu đã thấy Lê Lựu bảo Trần Đăng Khoa, đại khái là: Láo! Hắn vu khống tớ! Cái chuyện tớ lau miệng bằng tất thì xảy ra ở Hải Phòng; đến khi hắn viết thì lại bảo tớ ngửi tất, mà lại tận bên Mỹ!" Ha ha! Bạn đọc đáng kính thấy chửa? Người Tràng An ngửi ra vấn đề từ khuya rồi mà: Chân dung và Đối thoại không phải là củ khoai đâu nhá! Đó là chưa kể Khoa còn đang ra tập 2, rồi tập 3 nữa. Lâu rồi, trên tờ Lao Động, số xuân Kỷ Mão 1999, Người Tràng An túm thêm được bài "Theo Vũ Cao về nguồn" của Trần Đăng Khoa; và từ đó thấy là thủng thẳng kiểu đó thì đường Khoa, Khoa cứ đi. Sinh hoạt văn học Việt Nam năm 2000 còn mệt với Khoa!
Thư của một vị làm báo cỡ lão làng (dù về tuổi ổng còn xơi mới lên lão!), ở Canada, viết: "Nhìn qua các bài thì thấy như là quảng cáo cho Trần Đăng Khoa hơn là tranh luận về văn học của Việt Nam. Vì vậy, muốn làm rõ vấn đề này, Người Tràng An (Trời ơi, Người Tràng An thì là cái đinh mục gì đâu mà được lão làng chiếu cố vậy! Để coi ổng khoác lên vai tui "nhiệm dzụ" gì đây?) phải viết rõ hơn, phải khui những vấn đề như: Sự thật về chủ nghĩa hiện thực XHCN? (Ấy là job của các "thầy Đệ", "thầy Kỵ", thầy Đức"... chớ đâu của tui - cái thằng mõ làng này!); Đâu là giá trị của các tác phẩm được giải thưởng? Người viết ở Việt Nam được tự do sáng tác như thế nào? v.v... Và kêu gọi mọi người đi vào những câu hỏi này. Có như vậy mới làm rõ vấn đề." Bạn đọc, Thượng đế của chúng tui, đã thủng chửa? "Làm rõ vấn đề" dùm Én đi! Năn nỉ đấy...
Chưa hết đâu nha, một nhà văn, người dự cuộc chơi này từ những trận đầu, còn đặt ra nhiều chuyện dóng diết khác:
"Lần đầu tiên 'thí nghiệm' trò chơi Hội thảo này, chưa thể lường được các kết quả xấu tốt ra sao. Nên quả là phải vậy: Wait an see! Vì sao?
Một; Sự 'công phẫn' từ các vị ở hải ngoại về những bài viết của Trần Đăng Khoa - theo các bài tôi đọc được- là hơi bất công. Người cầm bút trong nước như cá nằm trên thớt, khó viết lắm.
Hai; Theo dõi sự 'nổi giận' của các cây bút trong nước khi nhận xét về Trần Đăng Khoa thì thấy đôi khi không phải là sự 'ghét bỏ' như ta thấy trên mặt chữ. Cần thận trọng! (Thí dụ, sẽ là nhìn nhận chủ quan khi ai đó cho rằng Khoa trịnh thượng mà nói Nguyễn Tuân khoái trá tả cảnh bọn đao phủ chém đầu các nghĩa quân. Trong cái giọng cợt nhả đó nó có cái hồn đau đớn của Khoa, chứ không đơn giản như ở các bài viết của tác giả ngoài hải ngoại). Đồng thời, vì Trần Đăng Khoa lại là hiện thân của đám văn nghệ sĩ 'quan liêu'; hơi thở, giọng nói đặc 'quan liêu', nên bị mắng cho một mẻ cũng chẳng oan tí nào! Thành thử bài trong nước nhận xét là ở dạng vừa ghét, vừa thương.
Ba; Việc làm 'ầm ĩ' cuốn sách của Khoa là chủ trương có chỉ đạo của chính quyền. Ai cũng thấy cái ý đồ đó. (Nhưng nhà cầm quyền có làm được điều đó hay không, có qua mặt được các văn nghệ sĩ hay không - Đó lại là chuyện khác đấy nhé! Nhà cầm quyền tung cuốn sách này để kéo văn nghệ sĩ vào những vấn đề cãi lộn, xóa đi, đánh lộn sòng mọi mâu thuẫn gay gắt đang diễn ra trong xã hội; đó là lối chơi đánh bài 'tháu cáy' sát ván. Chỉ cần tinh mắt một chút, chịu nghĩ một chút thì khi tìm ra được 'con bài tây' với giá trị thực của nó rồi, a-lê, chúng ta cứ việc 'ăn theo' một cách nhẹ nhàng. Tất nhiên, làm được như thế là chuyện cực kỳ khó khăn. Nhưng cái nghiệp cầm bút đành phải chấp nhận thôi! Cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, thế nào cũng có cách). Do đó họ 'khen' sách của Khoa.
Tóm lại, tôi sẽ chọn lối viết không theo cả ba xu hướng trên. Mà cũng thú vị thật! Đây là một cuộc chơi vui ơi là vui trong cuộc đời của mình."
***
Thưa bạn đọc,
Đầu xuôi đuôi lọt, chuyện chữ nghĩa có khác chi chuyện muôn vật. Cám ơn các bạn theo cùng chúng tôi suốt các kỳ đầu đã qua. Xin mời nhập tiếp cuộc thảo luận dài Hậu Chân dung và Đối thoại tại hải ngoại, trên Cánh Én, nơi những trang bài sau. Hẹn mong tất cả trong Kỳ 5.
Người Tràng An