Bài 1
Tác giả: nhiều tác giả
Hai tuần trước ở Huế, nghe cô bán sách bên bến Sông Hương phôn gọi "Chân dung và đối thoại đã về, nhưng ít lắm", tôi nhào ra ngay. Ấy thế mà bị chậm. Nhà thơ Vĩnh Nguyên đã đứng đó tự bao giờ. Anh đang xuống giọng năn nỉ cô bán sách "ưu tiên" cho mình cuốn cuối cùng. Thấy tôi, anh nheo mắt, vểnh đôi ria mép giật giật: "Gớm bồ bịch hay sao mà ưu ái nhau dữ vậy!?" Thấy chúng tôi quyết tâm không ai nhường ai, cô bán sách bèn nhăn nhó lôi trong quầy ra thêm cuốn nữa gọi là "Sách nhà, không bán, chỉ thương các bác mà nhượng lại". Hai lăm năm ở Huế, tôi chưa bao giờ thấy cuốn sách nào lại phải đi năn nỉ để mua như thế.
Ra Hà Nội, mới hay không khí mua bán sách "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa ở Huế chưa là cái đinh gì! Ở Hà Nội có một cơn sốt "Chân dung và đối thoại" thực sự. Từ bến xe, ga tàu, quán nhậu, cửa hàng kính mắt cho đến quán cóc vỉa hè... đều có một đội quân bán "Chân dung và đối thoại". Tôi cùng nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thành Phong ngồi tiết canh lòng lợn ở một quán vỉa hè đường Lê Thái Tổ chỉ hơn giờ đồng hồ đã có tới hơn chục đứa trẻ sán tới chào bán "Chân dung và đối thoại". Một tay chúng cắp mớ báo An Ninh Thế giới, tay kia cắp một chồng "Chân dung và đối thoại". Chúng làm như đất nước này chỉ đọc có hai thứ đó. Ở quán nhậu "Lan Chín", chúng dí "Chân dung và đối thoại" vào tận mặt tôi: "Mua đi chú". Tôi bảo thằng nhỏ ngồi xuống cho nó hai nghìn "chú mua rồi, đọc rồi. Đây là chú thưởng cháu về việc đã tiếp sức với nhà văn Trần Đăng Khoa mang "Chân dung và đối thoại" đến với mọi nhà". Thằng bé tên là Tuấn ấy không chịu nhận tiền, nhưng hỏi gì nó cũng trả lời nhiệt tình.
- Cháu bán "Chân dung và đối thoại" từ bao giờ?
- Khoảng hai tuần nay.
- Mỗi ngày bán được mấy cuốn?
- Mười hoặc mười hai cuốn, có ngày năm, bảy cuốn.
- Bọn cháu đi bán "Chân dung và đối thoại" có đông không?
- Khu vực này có hơn chục thằng. Bọn đánh giày dạo này cũng nhảy ra bán "Chân dung và đối thoại"!
Ở cửa hàng kính mắt Tràng Tiền có tới bảy, tám đứa bán sách dạo suốt ngày rao bán "Chân dung và đối thoại". Tôi hỏi một bé gái:
- Cháu có biết cuốn sách này viết những gì trong ấy?
- Biết chớ, họ cãi nhau dữ lắm!
- Cãi nhau về việc gì?
- Không biết, chỉ biết các nhà văn cãi nhau là hay lắm chú ạ, chú mua đi!
Mấy cô cậu bán sách dạo cho biết, bọn chúng bán sách "Chân dung và đối thoại" đúng bằng giá ở cửa hàng. Tức là 30.000 đ/cuốn. Không đứa nào tăng giá. Bán một cuốn, chúng được hưởng 4.500 đến 5.000 đồng. Hết thì cứ đến đại lý mà nhận. Mua trả tiền ngay. Nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết quán sách của vợ chồng anh ở 5 Lý Thái Tổ chỉ hơn tuần đã bán được 65 cuốn. Nhờ trời anh được lấy sách từ gốc nên hoa hồng tới 40%. Nghĩa là bán một cuốn lãi 12.000 đồng. Anh cho biết ngày nào người ta cũng xếp hàng chật ních trước cửa Nhà xuất bản Thanh Niên để "ăn" "Chân dung và đối thoại". Xe tải chở sách từ nhà in về chẳng cần phải bốc xuống, cứ đứng ngay trên xe mà bán như là bán dưa hấu đầu mùa ở miền Nam! Một nhoáng là hết vèo xe sách. Khiếp thật!
Đến nay, theo số liệu mà chúng tôi nắm được từ các nhà văn là bạn bè ở Hà Nội thì nhà văn Trần Đăng Khoa đã được trả nhuận bút 16 triệu đồng. Theo mức trả (3% giá bìa) mà tính ra thì số sách phát hành là 17.000 cuốn. Ấy là con số phát hành vô địch của một cuốn sách văn học ở Việt Nam từ vài chục năm lại đây. Nhưng có nhà văn đoán chắc rằng, con số trên chỉ là số công khai, chứ với sự sôi sục của thị trường sách "Chân dung và đối thoại" hiện nay ở Hà Nội và các tỉnh thì con số phát hành phải gấp đôi, gấp ba? Thực tế sau tám lần tái bản, người ta vẫn còn in nối để nhân bản phát hành. Xem ra, cơn sốt "Chân dung và đối thoại" còn lâu mới nguôi, Và những người làm sách tha hồ mà hốt tiền!
Tại sao lại có hiện tượng chưa từng có: một cuốn sách chẳng phải Chưởng Kim Dung, cũng chẳng phải chuyện tình ly kỳ hay tiểu thuyết thời đại gì cả, chỉ là một cuốn "Bình luận văn chương" hay nhàm đàm về văn chương, lại bán chạy đến mức ấy? Tôi đi hỏi nhiều người là nhà văn, nhà phê bình là người bán sách... Có người cho rằng cuốn sách của Trần Đăng Khoa viết hay và thật. Tức là có cái để đọc, để ngẫm nghĩ, để tủm tỉm cười một mình.
Người thạo bếp núc nghề xuất bản thì quả quyết công đầu thuộc về nữ nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, người có con mắt xanh đã soi thấy điều mà mọi người thích ở trong cuốn sách của Khoa, từ đó mà đọc và biên tập, đưa in ấn.
(Trích báo Tuổi trẻ trên Internet)
Hai tuần trước ở Huế, nghe cô bán sách bên bến Sông Hương phôn gọi "Chân dung và đối thoại đã về, nhưng ít lắm", tôi nhào ra ngay. Ấy thế mà bị chậm. Nhà thơ Vĩnh Nguyên đã đứng đó tự bao giờ. Anh đang xuống giọng năn nỉ cô bán sách "ưu tiên" cho mình cuốn cuối cùng. Thấy tôi, anh nheo mắt, vểnh đôi ria mép giật giật: "Gớm bồ bịch hay sao mà ưu ái nhau dữ vậy!?" Thấy chúng tôi quyết tâm không ai nhường ai, cô bán sách bèn nhăn nhó lôi trong quầy ra thêm cuốn nữa gọi là "Sách nhà, không bán, chỉ thương các bác mà nhượng lại". Hai lăm năm ở Huế, tôi chưa bao giờ thấy cuốn sách nào lại phải đi năn nỉ để mua như thế.
Ra Hà Nội, mới hay không khí mua bán sách "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa ở Huế chưa là cái đinh gì! Ở Hà Nội có một cơn sốt "Chân dung và đối thoại" thực sự. Từ bến xe, ga tàu, quán nhậu, cửa hàng kính mắt cho đến quán cóc vỉa hè... đều có một đội quân bán "Chân dung và đối thoại". Tôi cùng nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thành Phong ngồi tiết canh lòng lợn ở một quán vỉa hè đường Lê Thái Tổ chỉ hơn giờ đồng hồ đã có tới hơn chục đứa trẻ sán tới chào bán "Chân dung và đối thoại". Một tay chúng cắp mớ báo An Ninh Thế giới, tay kia cắp một chồng "Chân dung và đối thoại". Chúng làm như đất nước này chỉ đọc có hai thứ đó. Ở quán nhậu "Lan Chín", chúng dí "Chân dung và đối thoại" vào tận mặt tôi: "Mua đi chú". Tôi bảo thằng nhỏ ngồi xuống cho nó hai nghìn "chú mua rồi, đọc rồi. Đây là chú thưởng cháu về việc đã tiếp sức với nhà văn Trần Đăng Khoa mang "Chân dung và đối thoại" đến với mọi nhà". Thằng bé tên là Tuấn ấy không chịu nhận tiền, nhưng hỏi gì nó cũng trả lời nhiệt tình.
- Cháu bán "Chân dung và đối thoại" từ bao giờ?
- Khoảng hai tuần nay.
- Mỗi ngày bán được mấy cuốn?
- Mười hoặc mười hai cuốn, có ngày năm, bảy cuốn.
- Bọn cháu đi bán "Chân dung và đối thoại" có đông không?
- Khu vực này có hơn chục thằng. Bọn đánh giày dạo này cũng nhảy ra bán "Chân dung và đối thoại"!
Ở cửa hàng kính mắt Tràng Tiền có tới bảy, tám đứa bán sách dạo suốt ngày rao bán "Chân dung và đối thoại". Tôi hỏi một bé gái:
- Cháu có biết cuốn sách này viết những gì trong ấy?
- Biết chớ, họ cãi nhau dữ lắm!
- Cãi nhau về việc gì?
- Không biết, chỉ biết các nhà văn cãi nhau là hay lắm chú ạ, chú mua đi!
Mấy cô cậu bán sách dạo cho biết, bọn chúng bán sách "Chân dung và đối thoại" đúng bằng giá ở cửa hàng. Tức là 30.000 đ/cuốn. Không đứa nào tăng giá. Bán một cuốn, chúng được hưởng 4.500 đến 5.000 đồng. Hết thì cứ đến đại lý mà nhận. Mua trả tiền ngay. Nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết quán sách của vợ chồng anh ở 5 Lý Thái Tổ chỉ hơn tuần đã bán được 65 cuốn. Nhờ trời anh được lấy sách từ gốc nên hoa hồng tới 40%. Nghĩa là bán một cuốn lãi 12.000 đồng. Anh cho biết ngày nào người ta cũng xếp hàng chật ních trước cửa Nhà xuất bản Thanh Niên để "ăn" "Chân dung và đối thoại". Xe tải chở sách từ nhà in về chẳng cần phải bốc xuống, cứ đứng ngay trên xe mà bán như là bán dưa hấu đầu mùa ở miền Nam! Một nhoáng là hết vèo xe sách. Khiếp thật!
Đến nay, theo số liệu mà chúng tôi nắm được từ các nhà văn là bạn bè ở Hà Nội thì nhà văn Trần Đăng Khoa đã được trả nhuận bút 16 triệu đồng. Theo mức trả (3% giá bìa) mà tính ra thì số sách phát hành là 17.000 cuốn. Ấy là con số phát hành vô địch của một cuốn sách văn học ở Việt Nam từ vài chục năm lại đây. Nhưng có nhà văn đoán chắc rằng, con số trên chỉ là số công khai, chứ với sự sôi sục của thị trường sách "Chân dung và đối thoại" hiện nay ở Hà Nội và các tỉnh thì con số phát hành phải gấp đôi, gấp ba? Thực tế sau tám lần tái bản, người ta vẫn còn in nối để nhân bản phát hành. Xem ra, cơn sốt "Chân dung và đối thoại" còn lâu mới nguôi, Và những người làm sách tha hồ mà hốt tiền!
Tại sao lại có hiện tượng chưa từng có: một cuốn sách chẳng phải Chưởng Kim Dung, cũng chẳng phải chuyện tình ly kỳ hay tiểu thuyết thời đại gì cả, chỉ là một cuốn "Bình luận văn chương" hay nhàm đàm về văn chương, lại bán chạy đến mức ấy? Tôi đi hỏi nhiều người là nhà văn, nhà phê bình là người bán sách... Có người cho rằng cuốn sách của Trần Đăng Khoa viết hay và thật. Tức là có cái để đọc, để ngẫm nghĩ, để tủm tỉm cười một mình.
Người thạo bếp núc nghề xuất bản thì quả quyết công đầu thuộc về nữ nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, người có con mắt xanh đã soi thấy điều mà mọi người thích ở trong cuốn sách của Khoa, từ đó mà đọc và biên tập, đưa in ấn.
(Trích báo Tuổi trẻ trên Internet)