watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hậu Chân Dung và đối thoại-Bài 23 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Bài 23

Tác giả: nhiều tác giả

Nguyễn Như Phong - thực hiện
(Trích báo An Ninh Thế Giới số 116)
LTS An Ninh Thế Giới: Thời gian gần đây, đời sống văn học nước nhà bỗng sôi động hẳn lên khi "thần đồng" thơ Trần Đăng Khoa tung ra tác phẩm "Chân dung và đối thoại". Mấy năm qua, Trần Đăng Khoa ít làm thơ nhưng thi thoảng lại thấy anh ném ra mặt báo nào ký, ghi chép, nào phê bình, tiểu luận. Và phải công nhận rằng bạn đọc thích cái duyên, sự tinh tế của Khoa trong các bài viết.
"Chân dung và đối thoại" ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất với số lần tái bản kỷ lục: bảy lần trong bốn tháng. Đó là một hiện tượng hiếm thấy trong làng văn nước nhà khoảng chục năm trở lại đây!
Khi in riêng lẻ ở các báo (có bài được các báo in đi in lại đến 7 lần), thì chỉ thấy bạn đọc nắc nỏm khen hay. Đến lúc tập hợp lại thì bắt đầu có "chuyện". Khen nhiều mà không đồng tình cũng không ít.
Vậy những "người trong cuộc" tức là những nhà thơ, nhà văn được là "chân dung và đối thoại" với Khoa nói gì?
(..)
II- Với nhà văn Lê Lựu
Cách đây 4 năm, khi Tạp chí VH-VN CA ra số đầu tiên, Trần Đăng Khoa đã gửi đến bài "Chân dung Lê Lựu" - Cái "chân dung" đó sau này được in lại trong "Chân dung và đối thoại". Khi bài được in ra cũng gây được sự chú ý của bạn đọc và hầu hết cho rằng: "Ông Hữu Ước (Tổng biên tập) liều quá, dám in" - Và nhiều người cho rằng sau cú này, ắt sẽ có chiến tranh giữa ông nhà văn lớn và "cậu" nhà thơ đồng quê. Nhưng không, họ vẫn đùa với nhau như hai người bạn chí cốt và hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc. Tôi đã từng lái xe đưa nhà văn Lê Lựu và Trần Đăng Khoa cùng nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên đi thực tế sáng tác và cũng đã chứng kiến nhiều câu chuyện đùa hết sức quái quỷ giữa hai người.
Nhưng rồi khi "Chân dung và đối thoại" ra đời, có người thấy viết như thế là làm thấp Lê Lựu, là coi thường, là bới móc chuyện riêng của Lê Lựu... Thế thì không biết ông đại tá nhà văn này nghĩ sao?
P.V: Thưa nhà văn Lê Lựu, là ''người trong cuộc", anh có thể phát biểu với bạn đọc của VH-VNCA và ANTG đôi lời về "Lê Lựu" và về "Chân dung và đối thoại" được không?
- Nhà văn Lê Lựu: Muốn hay không, cuốn sách của Khoa là một hiện tượng văn học nổi bật nhất trong năm qua. Phải công nhận rằng Khoa viết có những chi tiết người ta có cảm giác không cần thiết, tầm thường... Nhưng nếu văn chương mà cứ lên giọng cao đạo thì mất cái "đời". Cái "đời" trong văn chương là quan trọng lắm và những chi tiết tưởng như không cần thiết đó làm cho "đời" vui lên. Khoa viết chuyện tôi "đưa tất lên ngửi", đấy là chuyện đùa, đã đùa, ai lại uất giận, tức tối làm gì. Mà nếu có thật chăng nữa cũng không việc gì mà phải uất với một tác giả có đóng góp lớn cho văn học nước nhà như Trần Đăng Khoa. Cho nên nhiều khi tôi tự nhủ phải vượt lên sự bực bõ vặt vãnh, đừng mượn cớ này, cớ khác để sỉ vả người khác. Nếu tôi có một vài cuốn sách, bạn đọc thấy được thì một "chân dung" hay mười một chân dung cũng không thể chôn vùi tôi. Đã thế thì việc gì phải hằn học...
Trong một bài phê phán Khoa, tôi thấy có người rất hèn, rất tầm thường là mượn chính trị để quy chụp, đánh đồng nghiệp. Làm như thế là không đàng hoàng. Chúng ta tranh luận với nhau thoải mái về cái được, cái không được của nghệ thuật văn chương. Việc gì mà phải vin vào nguy cơ này, nguy cơ nọ ngoài văn chương để hại nhau.
Cái cốt lõi cuối cùng là chính ở nhà văn. Có đóng góp hay không có đóng góp...
P.V: Vậy còn chuyện anh phát biểu ở Mỹ?
- Nhà văn Lê Lựu: Đấy là chuyện vui, nói chơi, nói ở nhà với nhau đâu phải là viết. Đó cũng là một cách nói đùa... Mà thực sự so với sự nghiệp của dân tộc thì tôi chỉ là con gà, con chó, chứ là cái gì. Mà lạ nhỉ, người ta nói đùa mà tưởng thật thì tốt nhất là không nên nói chuyện với họ. Ta hãy tưởng tượng thế này: Một chàng trai nói với một cô gái rằng anh xấu trai lắm, anh lắm thói hư tật xấu - em đừng yêu anh. Nếu cô gái ấy tin là thật và bỏ đi thì phải xem lại thần kinh của cô ấy.
Một số chi tiết Khoa viết về tôi có lẽ là bịa. Nhưng chính vì hắn nắm được hồn vía của tôi nên hắn bịa như thật. Thật đến nỗi là chính tôi cũng nghĩ rằng mình... đã như thế hoặc sẽ có lúc như thế. Cái thằng tài thật!
Có một vài người sợ rằng sau cuốn sách này, người ta phải nhìn lại một số điều đã nói, đã viết về một số nhà văn. Thật là suy nghĩ tai hại. Văn chương tự nó sắp xếp trật tự. Không ai có thể làm đảo lộn trật tự văn chương nước nhà được. Như anh Nguyễn Khải chẳng hạn. Có một thời người ta học theo cách viết của Nguyễn Khải. Làm nhà văn, được một truyện hay đã là khó, huống hồ lại có được cả một thời. Với tôi, anh Khải là một nhà văn lớn và tôi vẫn thèm được viết như anh ấy. Làm sao lại có thể nghĩ rằng một dòng của Khoa nói văn anh Khải là "thông tấn" mà hại sự nghiệp anh ấy được. Trong văn học thế giới, đã từng có nhà văn tên tuổi lẫy lừng, được giải Nobel, như Hemingway cũng được không ít các nhà lý luận có uy tín xếp văn ông vào dòng văn học thông tấn đó thôi.
Cuốn sách này cũng có những cái không được là một số chuyện chả dính dáng gì đến văn chương cũng đưa vào như chuyện lão Chộp, chuyện đối thoại với hổ... Còn những bài viết về văn chương là những bài viết tinh tế, hay, tài!
Lời giới thiệu của báo An ninh thế giới số 117 : Thời gian gần đây, đời sống văn học nước nhà bỗng sôi động hẳn lên khi "thần đồng" thơ Trần Đăng Khoa tung ra tác phẩm "Chân dung và đối thoại". Mấy năm qua, Trần Đăng Khoa ít làm thơ nhưng thi thoảng lại thấy anh ném ra mặt báo nào ký, ghi chép, nào phê bình, tiểu luận. Và phải công nhận rằng bạn đọc thích cái duyên, sự tinh tế của Khoa trong các bài viết.
"Chân dung và đối thoại" ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất với số lần tái bản kỷ lục: bảy lần trong bốn tháng. Đó là một hiện tượng hiếm thấy trong làng văn nước nhà khoảng chục năm trở lại đây!
Khi in riêng lẻ ở các báo (có bài được các báo in đi in lại đến 7 lần), thì chỉ thấy bạn đọc nắc nỏm khen hay. Đến lúc tập hợp lại thì bắt đầu có "chuyện". Khen nhiều mà không đồng tình cũng không ít.
Vậy những "người trong cuộc" tức là những nhà thơ, nhà văn được là "chân dung và đối thoại" với Khoa nói gì?

I. Với nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu năm nay đã sang tuổi 79, ông đi lại chậm chạp vì bị đau xương hông nhưng từ đôi mắt đầy chất thơ của nhà thơ ánh lên tia sáng vui vẻ, lạc quan. Và đặc biệt ông có nụ cười mà tôi không thể tả được. Đành phải dùng từ hơi thô một chút là khi có điều gì mãn ý, ông cười tít cả mắt. Chúng tôi dè dặt vấn đề với ông về "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, ông cười:
- Chú chưa có ý kiến gì đâu. Cứ để các nhà phê bình, bạn đọc lên tiếng đã. Rồi sau đó chú sẽ có tiếng nói chính thức. Mà có lẽ tốt hơn cả là chú gọi Khoa tới... như ngày xưa Khoa còn bé tý. Mà này, cháu ở Văn hoá - Văn nghệ Công an hả. Chà chà, phải cẩn thận khi phát ngôn đấy. Kẻo người ta bảo ông Tố Hữu dùng "Công an đánh Khoa" thì gay. Cháu cứ ghi ý kiến của chú, đăng báo nào thì tuỳ, nhưng đăng ở Công an... Từ từ nhé!
Nói rồi nhà thơ Tố Hữu cười sảng khoái và đúng là cười tít cả mắt.
- Bài về tôi, Khoa viết dễ thương, về anh Xuân Diệu cũng vậy. Đọc vui, có nét lạ. Về tổng thể cuốn sách, tôi không có ý kiến vì tôi chưa đọc hết. Nhưng tôi chỉ đề nghị các nhà văn, các nhà phê bình hãy bình tĩnh khi đánh giá một cuốn sách. Nhà văn sống và tồn tại bằng tác phẩm. Khi viết, họ dồn hết tinh lực vào đó cho nên không thể tuỳ tiện đánh giá một tác phẩm được. Cái nữa, dù phê phán gì thì cũng có cái tình với nhau. Còn về phần tôi...
Ngừng một lát, bỗng giọng ông trầm hẳn xuống và ánh mắt chợt xa xăm...
- Tôi phải nói thêm một chút về Trần Đăng Khoa. Tôi và Khoa là chỗ thân tình, là tình cảm chú cháu, cha con. Tôi và anh Xuân Diệu phát hiện ra Khoa, bồi dưỡng Khoa. Tập thơ "Góc sân và khoảng trời" đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nhiều người gọi Khoa là "thần đồng", tôi không thích chữ này lắm. Nhưng có lẽ phải nói thế này: Tinh hoa văn hoá của dân tộc đã dồn đúc vào cho một số ít người, trong đó có Khoa. Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng". Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời. Rồi những bài thơ như "Bàn chân thầy giáo", đó là bài thơ hay nhất viết về người thầy... Nhiều lắm, thơ hay của Khoa trong "Góc sân và khoảng trời" nhiều lắm. Tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam. Và tôi chưa thấy trên thế giới có trẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả. Có em làm được một hai bài, nhưng làm nên cả một tập và có vị trí như vậy thì chưa có. Sau này, Khoa không được như trước nữa, có lẽ là vì "đứt rễ", vì phải xa cái sân gạch nhà mình, xa cây na ngày gọi chim, đêm gọi trăng... Nhà văn, nhà thơ mà xa mảnh đất đã làm nên mình là hỏng. Đặc biệt sai lầm là cái việc đưa Khoa đi học Trường viết văn Goócki. Làm gì có trường dạy viết văn. Nghề văn không dạy được. Nhà văn hình thành là do cuộc sống, do một năng khiếu bẩm sinh. Nhà văn là phải học ở trường đời. Tôi cho Trường viết văn Nguyễn Du là thứ tào lao, không nên có. Chỉ nên mở lớp bồi dưỡng khoảng một năm. Trở lại chuyện cuốn sách của Khoa. Khoa viết về tôi, nhận xét về thơ tôi, đúng đấy. Viết về anh Diệu cũng vậy. Rất tình cảm và dễ thương... Nhưng mà này, tôi có cảm giác Khoa đang sống xa dân, xa cuộc sống thật... Nguy đấy. Gần đây, văn học nước nhà không có cuốn tiểu thuyết nào gây ấn tượng. À, tôi thấy có câu này không ổn. Khi nói đến Đảng, đến Bác là chúng ta hay nói "ơn Đảng, ơn Bác Hồ". Nói thế Bác buồn đấy. Phải là "ơn dân" rồi mới đến Đảng, đến Bác. Cậu Khoa có cái hớ là đặt tên cuốn sách "Chân dung...". Một bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" làm sao có thể khắc hoạ chân dung của Tố Hữu, cũng như tạc chân dung Xuân Diệu... Nhưng thôi, bài viết thế là tốt. Tôi kể cho Khoa viết đấy chứ. Cũng có một vài chi tiết Khoa viết nhầm nhưng lặt vặt. Viết như thế có gì đâu mà không phải với tôi. Ờ, mà tại sao có người lại tức giận hộ cho tôi nhỉ. Nhưng cuốn sách cũng có nhiều vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc. Có nhiều đoạn hơi tuỳ tiện, phê phán mang tính tự nhiên chủ nghĩa và có những vấn đề Khoa chưa hiểu, nhất là khi viết về cụ Nguyễn Tuân. Khoa phải cẩn thận lắm mới có thể vượt qua "Góc sân và khoảng trời" nhà mình. Từ đó đến nay đã 30 năm rồi còn gì. Vậy mà sau lưng Khoa trống đấy. Cháu là công an hả, phải thổi còi cho Khoa thôi. Nhưng đừng để nó giật mình, ngã xe nhé!

... Nói rồi ông lại ngửa mặt lên trời cười tít cả mắt.
Tôi được gặp nhà thơ Tố Hữu không nhiều và trước đó chủ yếu là trong các hội nghị. Nhưng lần này, được gặp ông trong ngôi nhà như ẩn giữa rừng cây và nghe ông nói chuyện, tôi thấy mình thật may mắn. Từ ông, toát ra vẻ đĩnh đạc, uyên thâm và độ lượng. Ngoài những chuyện nói về Khoa, ông còn nói với tôi những kỷ niệm về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và có đôi lúc ông rút khăn tay lau nước mắt khi kể về Bác trong ngày nhận được tin giải phóng Điện Biên. Bác bảo nhà thơ Tố Hữu và các cán bộ tuyên truyền: Trận này ta thắng Pháp nhưng thực chất là thắng Mỹ. Các chú nhớ lấy, kẻ thù của chúng ta bây giờ là Mỹ.

(...)
N.N.P.



Nguyễn Như Phong - thực hiện
(Trích báo An Ninh Thế Giới số 116)

LTS An Ninh Thế Giới: Thời gian gần đây, đời sống văn học nước nhà bỗng sôi động hẳn lên khi "thần đồng" thơ Trần Đăng Khoa tung ra tác phẩm "Chân dung và đối thoại". Mấy năm qua, Trần Đăng Khoa ít làm thơ nhưng thi thoảng lại thấy anh ném ra mặt báo nào ký, ghi chép, nào phê bình, tiểu luận. Và phải công nhận rằng bạn đọc thích cái duyên, sự tinh tế của Khoa trong các bài viết.
"Chân dung và đối thoại" ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất với số lần tái bản kỷ lục: bảy lần trong bốn tháng. Đó là một hiện tượng hiếm thấy trong làng văn nước nhà khoảng chục năm trở lại đây!
Khi in riêng lẻ ở các báo (có bài được các báo in đi in lại đến 7 lần), thì chỉ thấy bạn đọc nắc nỏm khen hay. Đến lúc tập hợp lại thì bắt đầu có "chuyện". Khen nhiều mà không đồng tình cũng không ít.
Vậy những "người trong cuộc" tức là những nhà thơ, nhà văn được là "chân dung và đối thoại" với Khoa nói gì?
(..)
II- Với nhà văn Lê Lựu

Cách đây 4 năm, khi Tạp chí VH-VN CA ra số đầu tiên, Trần Đăng Khoa đã gửi đến bài "Chân dung Lê Lựu" - Cái "chân dung" đó sau này được in lại trong "Chân dung và đối thoại". Khi bài được in ra cũng gây được sự chú ý của bạn đọc và hầu hết cho rằng: "Ông Hữu Ước (Tổng biên tập) liều quá, dám in" - Và nhiều người cho rằng sau cú này, ắt sẽ có chiến tranh giữa ông nhà văn lớn và "cậu" nhà thơ đồng quê. Nhưng không, họ vẫn đùa với nhau như hai người bạn chí cốt và hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc. Tôi đã từng lái xe đưa nhà văn Lê Lựu và Trần Đăng Khoa cùng nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên đi thực tế sáng tác và cũng đã chứng kiến nhiều câu chuyện đùa hết sức quái quỷ giữa hai người.
Nhưng rồi khi "Chân dung và đối thoại" ra đời, có người thấy viết như thế là làm thấp Lê Lựu, là coi thường, là bới móc chuyện riêng của Lê Lựu... Thế thì không biết ông đại tá nhà văn này nghĩ sao?

P.V: Thưa nhà văn Lê Lựu, là ''người trong cuộc", anh có thể phát biểu với bạn đọc của VH-VNCA và ANTG đôi lời về "Lê Lựu" và về "Chân dung và đối thoại" được không?

- Nhà văn Lê Lựu: Muốn hay không, cuốn sách của Khoa là một hiện tượng văn học nổi bật nhất trong năm qua. Phải công nhận rằng Khoa viết có những chi tiết người ta có cảm giác không cần thiết, tầm thường... Nhưng nếu văn chương mà cứ lên giọng cao đạo thì mất cái "đời". Cái "đời" trong văn chương là quan trọng lắm và những chi tiết tưởng như không cần thiết đó làm cho "đời" vui lên. Khoa viết chuyện tôi "đưa tất lên ngửi", đấy là chuyện đùa, đã đùa, ai lại uất giận, tức tối làm gì. Mà nếu có thật chăng nữa cũng không việc gì mà phải uất với một tác giả có đóng góp lớn cho văn học nước nhà như Trần Đăng Khoa. Cho nên nhiều khi tôi tự nhủ phải vượt lên sự bực bõ vặt vãnh, đừng mượn cớ này, cớ khác để sỉ vả người khác. Nếu tôi có một vài cuốn sách, bạn đọc thấy được thì một "chân dung" hay mười một chân dung cũng không thể chôn vùi tôi. Đã thế thì việc gì phải hằn học...
Trong một bài phê phán Khoa, tôi thấy có người rất hèn, rất tầm thường là mượn chính trị để quy chụp, đánh đồng nghiệp. Làm như thế là không đàng hoàng. Chúng ta tranh luận với nhau thoải mái về cái được, cái không được của nghệ thuật văn chương. Việc gì mà phải vin vào nguy cơ này, nguy cơ nọ ngoài văn chương để hại nhau.
Cái cốt lõi cuối cùng là chính ở nhà văn. Có đóng góp hay không có đóng góp...

P.V: Vậy còn chuyện anh phát biểu ở Mỹ?

- Nhà văn Lê Lựu: Đấy là chuyện vui, nói chơi, nói ở nhà với nhau đâu phải là viết. Đó cũng là một cách nói đùa... Mà thực sự so với sự nghiệp của dân tộc thì tôi chỉ là con gà, con chó, chứ là cái gì. Mà lạ nhỉ, người ta nói đùa mà tưởng thật thì tốt nhất là không nên nói chuyện với họ. Ta hãy tưởng tượng thế này: Một chàng trai nói với một cô gái rằng anh xấu trai lắm, anh lắm thói hư tật xấu - em đừng yêu anh. Nếu cô gái ấy tin là thật và bỏ đi thì phải xem lại thần kinh của cô ấy.
Một số chi tiết Khoa viết về tôi có lẽ là bịa. Nhưng chính vì hắn nắm được hồn vía của tôi nên hắn bịa như thật. Thật đến nỗi là chính tôi cũng nghĩ rằng mình... đã như thế hoặc sẽ có lúc như thế. Cái thằng tài thật!
Có một vài người sợ rằng sau cuốn sách này, người ta phải nhìn lại một số điều đã nói, đã viết về một số nhà văn. Thật là suy nghĩ tai hại. Văn chương tự nó sắp xếp trật tự. Không ai có thể làm đảo lộn trật tự văn chương nước nhà được. Như anh Nguyễn Khải chẳng hạn. Có một thời người ta học theo cách viết của Nguyễn Khải. Làm nhà văn, được một truyện hay đã là khó, huống hồ lại có được cả một thời. Với tôi, anh Khải là một nhà văn lớn và tôi vẫn thèm được viết như anh ấy. Làm sao lại có thể nghĩ rằng một dòng của Khoa nói văn anh Khải là "thông tấn" mà hại sự nghiệp anh ấy được. Trong văn học thế giới, đã từng có nhà văn tên tuổi lẫy lừng, được giải Nobel, như Hemingway cũng được không ít các nhà lý luận có uy tín xếp văn ông vào dòng văn học thông tấn đó thôi.
Cuốn sách này cũng có những cái không được là một số chuyện chả dính dáng gì đến văn chương cũng đưa vào như chuyện lão Chộp, chuyện đối thoại với hổ... Còn những bài viết về văn chương là những bài viết tinh tế, hay, tài!

Lời giới thiệu của báo An ninh thế giới số 117 : Thời gian gần đây, đời sống văn học nước nhà bỗng sôi động hẳn lên khi "thần đồng" thơ Trần Đăng Khoa tung ra tác phẩm "Chân dung và đối thoại". Mấy năm qua, Trần Đăng Khoa ít làm thơ nhưng thi thoảng lại thấy anh ném ra mặt báo nào ký, ghi chép, nào phê bình, tiểu luận. Và phải công nhận rằng bạn đọc thích cái duyên, sự tinh tế của Khoa trong các bài viết.
"Chân dung và đối thoại" ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất với số lần tái bản kỷ lục: bảy lần trong bốn tháng. Đó là một hiện tượng hiếm thấy trong làng văn nước nhà khoảng chục năm trở lại đây!
Khi in riêng lẻ ở các báo (có bài được các báo in đi in lại đến 7 lần), thì chỉ thấy bạn đọc nắc nỏm khen hay. Đến lúc tập hợp lại thì bắt đầu có "chuyện". Khen nhiều mà không đồng tình cũng không ít.
Vậy những "người trong cuộc" tức là những nhà thơ, nhà văn được là "chân dung và đối thoại" với Khoa nói gì?


I. Với nhà thơ Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu năm nay đã sang tuổi 79, ông đi lại chậm chạp vì bị đau xương hông nhưng từ đôi mắt đầy chất thơ của nhà thơ ánh lên tia sáng vui vẻ, lạc quan. Và đặc biệt ông có nụ cười mà tôi không thể tả được. Đành phải dùng từ hơi thô một chút là khi có điều gì mãn ý, ông cười tít cả mắt. Chúng tôi dè dặt vấn đề với ông về "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, ông cười:
- Chú chưa có ý kiến gì đâu. Cứ để các nhà phê bình, bạn đọc lên tiếng đã. Rồi sau đó chú sẽ có tiếng nói chính thức. Mà có lẽ tốt hơn cả là chú gọi Khoa tới... như ngày xưa Khoa còn bé tý. Mà này, cháu ở Văn hoá - Văn nghệ Công an hả. Chà chà, phải cẩn thận khi phát ngôn đấy. Kẻo người ta bảo ông Tố Hữu dùng "Công an đánh Khoa" thì gay. Cháu cứ ghi ý kiến của chú, đăng báo nào thì tuỳ, nhưng đăng ở Công an... Từ từ nhé!
Nói rồi nhà thơ Tố Hữu cười sảng khoái và đúng là cười tít cả mắt.
- Bài về tôi, Khoa viết dễ thương, về anh Xuân Diệu cũng vậy. Đọc vui, có nét lạ. Về tổng thể cuốn sách, tôi không có ý kiến vì tôi chưa đọc hết. Nhưng tôi chỉ đề nghị các nhà văn, các nhà phê bình hãy bình tĩnh khi đánh giá một cuốn sách. Nhà văn sống và tồn tại bằng tác phẩm. Khi viết, họ dồn hết tinh lực vào đó cho nên không thể tuỳ tiện đánh giá một tác phẩm được. Cái nữa, dù phê phán gì thì cũng có cái tình với nhau. Còn về phần tôi...
Ngừng một lát, bỗng giọng ông trầm hẳn xuống và ánh mắt chợt xa xăm...
- Tôi phải nói thêm một chút về Trần Đăng Khoa. Tôi và Khoa là chỗ thân tình, là tình cảm chú cháu, cha con. Tôi và anh Xuân Diệu phát hiện ra Khoa, bồi dưỡng Khoa. Tập thơ "Góc sân và khoảng trời" đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị. Nhiều người gọi Khoa là "thần đồng", tôi không thích chữ này lắm. Nhưng có lẽ phải nói thế này: Tinh hoa văn hoá của dân tộc đã dồn đúc vào cho một số ít người, trong đó có Khoa. Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng". Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời. Rồi những bài thơ như "Bàn chân thầy giáo", đó là bài thơ hay nhất viết về người thầy... Nhiều lắm, thơ hay của Khoa trong "Góc sân và khoảng trời" nhiều lắm. Tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam. Và tôi chưa thấy trên thế giới có trẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả. Có em làm được một hai bài, nhưng làm nên cả một tập và có vị trí như vậy thì chưa có. Sau này, Khoa không được như trước nữa, có lẽ là vì "đứt rễ", vì phải xa cái sân gạch nhà mình, xa cây na ngày gọi chim, đêm gọi trăng... Nhà văn, nhà thơ mà xa mảnh đất đã làm nên mình là hỏng. Đặc biệt sai lầm là cái việc đưa Khoa đi học Trường viết văn Goócki. Làm gì có trường dạy viết văn. Nghề văn không dạy được. Nhà văn hình thành là do cuộc sống, do một năng khiếu bẩm sinh. Nhà văn là phải học ở trường đời. Tôi cho Trường viết văn Nguyễn Du là thứ tào lao, không nên có. Chỉ nên mở lớp bồi dưỡng khoảng một năm. Trở lại chuyện cuốn sách của Khoa. Khoa viết về tôi, nhận xét về thơ tôi, đúng đấy. Viết về anh Diệu cũng vậy. Rất tình cảm và dễ thương... Nhưng mà này, tôi có cảm giác Khoa đang sống xa dân, xa cuộc sống thật... Nguy đấy. Gần đây, văn học nước nhà không có cuốn tiểu thuyết nào gây ấn tượng. À, tôi thấy có câu này không ổn. Khi nói đến Đảng, đến Bác là chúng ta hay nói "ơn Đảng, ơn Bác Hồ". Nói thế Bác buồn đấy. Phải là "ơn dân" rồi mới đến Đảng, đến Bác. Cậu Khoa có cái hớ là đặt tên cuốn sách "Chân dung...". Một bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" làm sao có thể khắc hoạ chân dung của Tố Hữu, cũng như tạc chân dung Xuân Diệu... Nhưng thôi, bài viết thế là tốt. Tôi kể cho Khoa viết đấy chứ. Cũng có một vài chi tiết Khoa viết nhầm nhưng lặt vặt. Viết như thế có gì đâu mà không phải với tôi. Ờ, mà tại sao có người lại tức giận hộ cho tôi nhỉ. Nhưng cuốn sách cũng có nhiều vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc. Có nhiều đoạn hơi tuỳ tiện, phê phán mang tính tự nhiên chủ nghĩa và có những vấn đề Khoa chưa hiểu, nhất là khi viết về cụ Nguyễn Tuân. Khoa phải cẩn thận lắm mới có thể vượt qua "Góc sân và khoảng trời" nhà mình. Từ đó đến nay đã 30 năm rồi còn gì. Vậy mà sau lưng Khoa trống đấy. Cháu là công an hả, phải thổi còi cho Khoa thôi. Nhưng đừng để nó giật mình, ngã xe nhé!


... Nói rồi ông lại ngửa mặt lên trời cười tít cả mắt.
Tôi được gặp nhà thơ Tố Hữu không nhiều và trước đó chủ yếu là trong các hội nghị. Nhưng lần này, được gặp ông trong ngôi nhà như ẩn giữa rừng cây và nghe ông nói chuyện, tôi thấy mình thật may mắn. Từ ông, toát ra vẻ đĩnh đạc, uyên thâm và độ lượng. Ngoài những chuyện nói về Khoa, ông còn nói với tôi những kỷ niệm về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và có đôi lúc ông rút khăn tay lau nước mắt khi kể về Bác trong ngày nhận được tin giải phóng Điện Biên. Bác bảo nhà thơ Tố Hữu và các cán bộ tuyên truyền: Trận này ta thắng Pháp nhưng thực chất là thắng Mỹ. Các chú nhớ lấy, kẻ thù của chúng ta bây giờ là Mỹ.

(...)
N.N.P.
Hậu Chân Dung và đối thoại
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Bài 10
Bài 11
Bài 12
Bài 13
Bài 14
Bài 15
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
Bài 20
Bài 21
Bài 22
Bài 23
Bài 24