watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hậu Chân Dung và đối thoại-Bài 9 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Bài 9

Tác giả: nhiều tác giả

Ẩn dụ, ám dụ, hoán dụ.... là những hình tượng (figures) của tu từ. Nói nôm na, chúng đều là chuyện ví von, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, mơ mơ hồ hồ, về một sự kiện, một sự thật nào đó - con người chưa biết, hoặc là biết nhưng lại không thể nói thẳng ra. Không có tu từ là không có văn chương.
Con người, và nhân loại, ở vào thời trẻ thơ của nó, ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Đây là thời đại hoàng kim của những "nhà văn không văn chương" (écrivain sans littérature). Nhưng dần dà (già), trở nên trơ ra, bị "lão hóa", hết còn ngạc nhiên vì chuyện "tự nhiên". Văn chương bắt đầu bằng những từ "hình như", "như là", "giống như"...
Nabokov, nhà văn Nga, dùng một ẩn dụ để diễn tả cùng một sự thực. Trong bài viết "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ("Bon lecteurs et bon écrivains), ông viết: Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, vừa chạy vừa la "Chó sói, Chó sói!", và một con chó sói bén gót chú bé; Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn "Chó sói, Chó sói!", và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào. Chuyện chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt chỉ phụ thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương.
Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là... giả tưởng. Gọi một câu chuyện là "chuyện thật, lịch sử thật", là làm "nhục" cả nghệ thuật lẫn sự thực. Hãy bám hiện thực. Hãy viết dưới ánh sáng của hiện thực xã hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên Nhiên, bà mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn đúng ra là nên đi theo vết chân của bà, thay vì trung thành với chủ nghĩa hiện thực!
Tu từ là con dao hai lưỡi. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng làm lật thuyền; đây cũng là nguyên lý văn chương: nó chết, khi bội thực tu từ. Nói nôm na: thùng rỗng kêu to.
Theo ý nghĩa đó, những câu thơ "thần" thường rất đỗi tự nhiên như... một lời nói. Thơ là lời nói, là bề mặt cuộc sống, theo nghĩa, những băn khoăn, thắc mắc siêu hình, "gây ám ảnh" đều phải ngoi lên đó để mà thở. Thơ là lời nói để mà quên đi, thay vì nhớ hoài, bởi vì có nhớ cũng không thể được. Ôi, anh đâu có nhớ những lời em nói khi từ biệt, và sau này anh bịa đặt, tưởng tượng ra chúng, tưởng tượng ra em... Thơ, là để quên đi, chứ không phải để nhớ mãi. Chính vì quên, nên anh tưởng tượng ra em. Chính vì quên mà chúng ta đọc. (It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: Reading, Forgetting; S/Z).
Một hình ảnh thơ thuộc loại quí hiếm thường không viện dẫn đến những hình thức tu từ. Gaston Bachelard coi thi ảnh, "image poétique" khác với "ẩn dụ thơ" (poetic metaphor) là vậy. Khi dùng bóng hồng để chỉ giai nhân, cánh buồm để chỉ con thuyền, tang thương dâu bể... chúng là những ẩn dụ thơ. Nhưng những câu văn như sau đây chẳng hạn, là những hình ảnh thơ; chúng không cần đến tri thức, không viện dẫn tu từ:
"Cây cầu kêu dưới bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân cầu trong buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã". (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa); "Trên chòi canh, hai con mắt nguời lính gác tối đen nhìn qua núi". (TTT, sĐd)
Quá chút nữa, ẩn dụ trở thành viễn dụ (vision): con sói trong mê cung của Kafka ngày càng nhập một với con sói của cuộc đời.
Theo nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Xuân Diệu coi việc làm thơ giống như chuyện cháy nhà. Và đây là một viễn dụ, theo tôi.
Trong "Chân Dung và Đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ! Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...) Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi chọn lọc của nả à?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới chợt nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."
Như trên đã nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "hình như" (là tình yêu), "như" ("Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?
Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông... Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa, đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đã vươn tới cõi thơ Đường, đã trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ đó tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rõ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...
Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài thơ vịnh Phượng Hoàng (Tôi viết lại bài trên theo trí nhớ):
"Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió hòa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng."
Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đã so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market Economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xã hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage).
Liệu đã tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?
Nguyễn Quốc Trụ
Canada, 9-9-1999
_______________________
Lời thêm của người viết:
Bài thơ vịnh Phượng Hoàng, qua một bạn văn cho biết, còn một ấn bản như sau:
Phượng Hoàng đậu núi cheo leo
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ trời nổi can qua,
Thay lông đổi cánh, lại ra Phượng Hoàng��span>
Vẫn theo anh bạn văn, Phượng Hoàng theo truyền thuyết là một con chim lửa, không bao giờ chết; theo nghĩa, mỗi lần muốn tái sinh là phải lao vào lửa.



Ẩn dụ, ám dụ, hoán dụ.... là những hình tượng (figures) của tu từ. Nói nôm na, chúng đều là chuyện ví von, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, mơ mơ hồ hồ, về một sự kiện, một sự thật nào đó - con người chưa biết, hoặc là biết nhưng lại không thể nói thẳng ra. Không có tu từ là không có văn chương.

Con người, và nhân loại, ở vào thời trẻ thơ của nó, ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Đây là thời đại hoàng kim của những "nhà văn không văn chương" (écrivain sans littérature). Nhưng dần dà (già), trở nên trơ ra, bị "lão hóa", hết còn ngạc nhiên vì chuyện "tự nhiên". Văn chương bắt đầu bằng những từ "hình như", "như là", "giống như"...

Nabokov, nhà văn Nga, dùng một ẩn dụ để diễn tả cùng một sự thực. Trong bài viết "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ("Bon lecteurs et bon écrivains), ông viết: Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, vừa chạy vừa la "Chó sói, Chó sói!", và một con chó sói bén gót chú bé; Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn "Chó sói, Chó sói!", và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào. Chuyện chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt chỉ phụ thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương.

Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là... giả tưởng. Gọi một câu chuyện là "chuyện thật, lịch sử thật", là làm "nhục" cả nghệ thuật lẫn sự thực. Hãy bám hiện thực. Hãy viết dưới ánh sáng của hiện thực xã hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên Nhiên, bà mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn đúng ra là nên đi theo vết chân của bà, thay vì trung thành với chủ nghĩa hiện thực!

Tu từ là con dao hai lưỡi. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng làm lật thuyền; đây cũng là nguyên lý văn chương: nó chết, khi bội thực tu từ. Nói nôm na: thùng rỗng kêu to.
Theo ý nghĩa đó, những câu thơ "thần" thường rất đỗi tự nhiên như... một lời nói. Thơ là lời nói, là bề mặt cuộc sống, theo nghĩa, những băn khoăn, thắc mắc siêu hình, "gây ám ảnh" đều phải ngoi lên đó để mà thở. Thơ là lời nói để mà quên đi, thay vì nhớ hoài, bởi vì có nhớ cũng không thể được. Ôi, anh đâu có nhớ những lời em nói khi từ biệt, và sau này anh bịa đặt, tưởng tượng ra chúng, tưởng tượng ra em... Thơ, là để quên đi, chứ không phải để nhớ mãi. Chính vì quên, nên anh tưởng tượng ra em. Chính vì quên mà chúng ta đọc. (It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: Reading, Forgetting; S/Z).

Một hình ảnh thơ thuộc loại quí hiếm thường không viện dẫn đến những hình thức tu từ. Gaston Bachelard coi thi ảnh, "image poétique" khác với "ẩn dụ thơ" (poetic metaphor) là vậy. Khi dùng bóng hồng để chỉ giai nhân, cánh buồm để chỉ con thuyền, tang thương dâu bể... chúng là những ẩn dụ thơ. Nhưng những câu văn như sau đây chẳng hạn, là những hình ảnh thơ; chúng không cần đến tri thức, không viện dẫn tu từ:
"Cây cầu kêu dưới bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân cầu trong buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã". (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa); "Trên chòi canh, hai con mắt nguời lính gác tối đen nhìn qua núi". (TTT, sĐd)
Quá chút nữa, ẩn dụ trở thành viễn dụ (vision): con sói trong mê cung của Kafka ngày càng nhập một với con sói của cuộc đời.

Theo nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Xuân Diệu coi việc làm thơ giống như chuyện cháy nhà. Và đây là một viễn dụ, theo tôi.
Trong "Chân Dung và Đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ! Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...) Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi chọn lọc của nả à?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới chợt nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."

Như trên đã nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "hình như" (là tình yêu), "như" ("Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?
Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông... Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa, đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đã vươn tới cõi thơ Đường, đã trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ đó tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rõ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...

Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài thơ vịnh Phượng Hoàng (Tôi viết lại bài trên theo trí nhớ):
"Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió hòa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng."

Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đã so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market Economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xã hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage).
Liệu đã tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?

Nguyễn Quốc Trụ
Canada, 9-9-1999

_______________________
Lời thêm của người viết:
Bài thơ vịnh Phượng Hoàng, qua một bạn văn cho biết, còn một ấn bản như sau:

Phượng Hoàng đậu núi cheo leo
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ trời nổi can qua,
Thay lông đổi cánh, lại ra Phượng Hoàng��span>

Vẫn theo anh bạn văn, Phượng Hoàng theo truyền thuyết là một con chim lửa, không bao giờ chết; theo nghĩa, mỗi lần muốn tái sinh là phải lao vào lửa.
Hậu Chân Dung và đối thoại
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Bài 10
Bài 11
Bài 12
Bài 13
Bài 14
Bài 15
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
Bài 20
Bài 21
Bài 22
Bài 23
Bài 24