watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hậu Chân Dung và đối thoại-Bài 6 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Bài 6

Tác giả: nhiều tác giả

Trước đây, tôi đã đọc "Chân Dung Các Nhà Văn" của Xuân Sách, trong đó tác giả khéo léo dùng tên các tác phẩm để vẽ lên hình ảnh một trăm nhà văn nước ta với những nét bút sắc sảo khắc họa chính xác đặc tính từng người. Tôi đã được hưởng những phút giây đầy khoái cảm khi thưởng thức từng bức chân dung.
Chẳng hạn, về Tố Hữu
...Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt... (1)
Hay về Hoài Thanh
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên (2)
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau... (3)
Hay về Huy Cận
... Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu! (4)
Vừa qua, đọc "Chân Dung và Đối Thoại" của Trần Đăng Khoa, một cuốn sách khá "ăn khách" trong năm gần đây ở Việt Nam, tôi cũng có được đôi lúc thú vị khi xem chân dung của một vài nhà văn. Vì thế tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đôi điều về bức chân dung ông Tố Hữu, một trong những người đã từng lãnh đạo văn học nghệ thuật nước ta, và cũng là một trong những người phải chịu trách nhiệm lớn nhất về các vụ đàn áp văn nghệ sĩ từ giữa thập niên 50 cho đến gần thời "đổi mới."
Trước hết, xin nói vài lời về tác giả cuốn "Chân Dung và Đối Thoại." Hồi cuối thập niên 60, Trần Đăng Khoa được các vị lãnh đạo văn nghệ miền Bắc coi là "thần đồng thơ ca xuất thân từ bần nông" và được hầu như cả "làng thơ" hồi đó của miền Bắc, đặc biệt là các "ngôi sao thơ mới thời tiền chiến" như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư... dập dìu đến tận nhà để dìu dắt, nâng đỡ, ngợi ca... Nhờ đó, tập thơ "Góc Sân và Khoảng Trời" đã ra mắt bạn đọc khi tác giả của nó chỉ mới lên mười (1968). Bây giờ, ở độ tuổi 40, Trần Đăng Khoa chuyển sang "bình luận văn chương" và đây là tác phẩm đầu tay về thể loại này của anh.
Đọc "Chân Dung và Đối Thoại," tôi đặc biệt chú ý đến chân dung ông Tố Hữu, qua bài đầu tiên "Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên." Trần Đăng Khoa kể chuyện anh đã cùng hai bạn nhà báo trẻ đến gặp Tố Hữu hỏi chuyện ông đã sáng tác bài thơ nổi tiếng một thời đó như thế nào. Bài viết vô tình hay hữu ý đã hé ra nhiều chi tiết thú vị.
Hóa ra là khi làm bài thơ ấy, Tố Hữu, hồi đó là Trưởng ban tuyên truyền của Trung ương Đảng, chẳng hề hay biết gì về Điên Biên Phủ cả. Đây là lời của ông: "Mình không ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội chẳng biết Điên Biên ra sao cả. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này. Nó là lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi." Trả lời câu hỏi "Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch, anh có lên Điện Biên bao giờ không?", Tố Hữu nói: "Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ." Trả lời câu hỏi bỏ lửng của ba nhà báo "Tưởng anh viết "Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...", Tố Hữu nói: "À, cái ấy thì mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết những địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình cứ lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào..." Còn về chuyện Hò kéo pháo thì nhà thơ cho biết là hồi đó làm gì có chuyện hò hát, vì Điện Biên lúc đó im ắng lắm, phải âm thầm chuẩn bị; những thứ đó sau này người ta cứ tô vẽ thêm ra, chứ làm gì có thật. Cũng như những câu trong bài thơ của ông, Đuốc chạy sáng rừng, Loa kêu từng cửa, Làng bản đỏ đèn đỏ lửa... khi nghe tin chiến thắng, thì ông nói rằng viết thế chẳng qua để "tạo không khí," chứ lúc đó "làm gì có lửa mà đỏ làng đỏ bản," thực tế lúc đó rừng tối mù mù, chỉ vài ngôi nhà trên núi xa xa có ánh lửa le lói mà thôi. Còn loa kêu từng cửa, thì ông nói rằng "Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai? Dân ở xa. Ồ gần dân e bị lộ..." Rồi ông kết luận: "Này, xem ra không thể tin được cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho." Đây là nét bút tự họa nổi bật nhất trên bức chân dung Tố Hữu.
Bạn đọc trong nước thú vị khi nghe thấy Tố Hữu lần đầu tiên thú nhận là ông đã "phịa," và cánh văn nghệ xã hội chủ nghĩa cũng đã theo gương ông mà "phịa, toàn là phịa." Chữ "phịa" được ông nhắc đi nhắc lại đến bốn, năm lần. Điều thú nhận đó của ông làm người đọc hiểu được "giá trị" của lời nói từ trước đến nay của đảng cầm quyền, cũng như thực chất của cái gọi là nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nước ta.
Tuy nhiên, như Hoàng Xuân Tuyến đã nhận xét trên báo Nhân Dân là đối với "những bức chân dung khổ lớn," thì Trần Đăng Khoa đã tỏ ra "kính cẩn trước Tố Hữu, ngoan ngoãn bên Xuân Diệu." Điều đó có thể đúng, nếu ta đọc những lời tán tụng "Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng Việt Nam," hay những câu ví von Tố Hữu "như ngọn tháp cổ kính," "như vị nguyên soái đã giã từ vũ khí," "ông vẫn còn là một vị tướng soái với đầy đủ mũ áo cân đai," v.v... Cũng có người cho đó là văn chương "phải đạo" - từ ngữ này của Hoàng Ngọc Hiến - để tác giả có thể gửi đến người đọc một điều thầm kín nào chăng... Thế nhưng, khi tác giả viết là Tố Hữu "có dáng vẻ của một ông Phật" và gọi đùa Tố Hữu là "ông Phật" thì nhiều bạn đọc cho rằng anh đã "quá trớn" đến mức coi thường cả sự thật! Sự thật thế nào?
Xin mời các bạn nghe một bài vè dân gian xuất hiện dưới thời Tố Hữu đang ở "đỉnh cao muôn trượng" của danh vọng và quyền lực. Bài này đưa ra một bức vẽ truyền thần "tả chân" Tố Hữu, nêu rõ bản chất cơ hội của ông, đồng thời nhắc ta rằng: tuy bí danh của ông là Lành thật đấy, nhưng "dạ chẳng lành" như... Phật đâu!
Tên Lành mà dạ chẳng lành,
Đã vin cành táo lại giành cành nho.
Táo Tàu của bác Mao (5) cho,
Còn nho, Bê-nhép (6) thưởng thơ anh tài.
Xưa anh nhắm rượu Mao-đài (7),
Giờ đây đổi gió, anh xài Vốt-ca (8).
Ngày mai, anh nhắm Xăm-pa (9),
Biết đâu sau nữa chẳng là Sa-kê (10),
Khen anh đánh đĩ lành nghề,
Bao giờ anh sẽ nằm kề chú Sam?
Lời nói dân gian thế mà "linh"! Khi những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam còn đang bám Liên Xô, thế mà người dân đã tiên đoán là sẽ có ngày họ chạy theo Pháp, theo Nhật và theo Mỹ. Bây giờ, quả thật "hai năm rõ mười!"
Thanh Phong
________
1. "Từ ấy," "Việt Bắc," "Gió lộng" là tên những tập thơ của Tố Hữu.
2. Trước năm 1945, Hoài Thanh chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật," sau năm 1945, ông dành hết tâm lực để tán dương các vị lãnh đạo của đảng.
3. Trước năm 1945, Hoài Thanh viết chung với Hoài Chân tác phẩm "Thi nhân Việt Nam."
4. "Vũ trụ ca," "Đất nở hoa," "Trời mỗi ngày lại sáng" là tên những tập thơ của Huy Cận.
5. Mao Trạch Đông, lãnh tụ đảng cộng sản Trung Quốc.
6. Brejnev, lãnh tụ đảng cộng sản Liên Xô.
7. Rượu ngon Trung Quốc; ý nói trước đó ông là "Mao-ít."
8. Rượu nặng của Nga; ý nói rồi ông quay "theo Liên Xô."
9. Rượu nho Pháp.
10. Rượu Nhật.



Trước đây, tôi đã đọc "Chân Dung Các Nhà Văn" của Xuân Sách, trong đó tác giả khéo léo dùng tên các tác phẩm để vẽ lên hình ảnh một trăm nhà văn nước ta với những nét bút sắc sảo khắc họa chính xác đặc tính từng người. Tôi đã được hưởng những phút giây đầy khoái cảm khi thưởng thức từng bức chân dung.

Chẳng hạn, về Tố Hữu
...Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt... (1)
Hay về Hoài Thanh
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên (2)
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau... (3)

Hay về Huy Cận
... Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu! (4)

Vừa qua, đọc "Chân Dung và Đối Thoại" của Trần Đăng Khoa, một cuốn sách khá "ăn khách" trong năm gần đây ở Việt Nam, tôi cũng có được đôi lúc thú vị khi xem chân dung của một vài nhà văn. Vì thế tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đôi điều về bức chân dung ông Tố Hữu, một trong những người đã từng lãnh đạo văn học nghệ thuật nước ta, và cũng là một trong những người phải chịu trách nhiệm lớn nhất về các vụ đàn áp văn nghệ sĩ từ giữa thập niên 50 cho đến gần thời "đổi mới."
Trước hết, xin nói vài lời về tác giả cuốn "Chân Dung và Đối Thoại." Hồi cuối thập niên 60, Trần Đăng Khoa được các vị lãnh đạo văn nghệ miền Bắc coi là "thần đồng thơ ca xuất thân từ bần nông" và được hầu như cả "làng thơ" hồi đó của miền Bắc, đặc biệt là các "ngôi sao thơ mới thời tiền chiến" như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư... dập dìu đến tận nhà để dìu dắt, nâng đỡ, ngợi ca... Nhờ đó, tập thơ "Góc Sân và Khoảng Trời" đã ra mắt bạn đọc khi tác giả của nó chỉ mới lên mười (1968). Bây giờ, ở độ tuổi 40, Trần Đăng Khoa chuyển sang "bình luận văn chương" và đây là tác phẩm đầu tay về thể loại này của anh.

Đọc "Chân Dung và Đối Thoại," tôi đặc biệt chú ý đến chân dung ông Tố Hữu, qua bài đầu tiên "Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên." Trần Đăng Khoa kể chuyện anh đã cùng hai bạn nhà báo trẻ đến gặp Tố Hữu hỏi chuyện ông đã sáng tác bài thơ nổi tiếng một thời đó như thế nào. Bài viết vô tình hay hữu ý đã hé ra nhiều chi tiết thú vị.
Hóa ra là khi làm bài thơ ấy, Tố Hữu, hồi đó là Trưởng ban tuyên truyền của Trung ương Đảng, chẳng hề hay biết gì về Điên Biên Phủ cả. Đây là lời của ông: "Mình không ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội chẳng biết Điên Biên ra sao cả. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này. Nó là lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi." Trả lời câu hỏi "Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch, anh có lên Điện Biên bao giờ không?", Tố Hữu nói: "Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ." Trả lời câu hỏi bỏ lửng của ba nhà báo "Tưởng anh viết "Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...", Tố Hữu nói: "À, cái ấy thì mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết những địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình cứ lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào..." Còn về chuyện Hò kéo pháo thì nhà thơ cho biết là hồi đó làm gì có chuyện hò hát, vì Điện Biên lúc đó im ắng lắm, phải âm thầm chuẩn bị; những thứ đó sau này người ta cứ tô vẽ thêm ra, chứ làm gì có thật. Cũng như những câu trong bài thơ của ông, Đuốc chạy sáng rừng, Loa kêu từng cửa, Làng bản đỏ đèn đỏ lửa... khi nghe tin chiến thắng, thì ông nói rằng viết thế chẳng qua để "tạo không khí," chứ lúc đó "làm gì có lửa mà đỏ làng đỏ bản," thực tế lúc đó rừng tối mù mù, chỉ vài ngôi nhà trên núi xa xa có ánh lửa le lói mà thôi. Còn loa kêu từng cửa, thì ông nói rằng "Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai? Dân ở xa. Ồ gần dân e bị lộ..." Rồi ông kết luận: "Này, xem ra không thể tin được cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho." Đây là nét bút tự họa nổi bật nhất trên bức chân dung Tố Hữu.
Bạn đọc trong nước thú vị khi nghe thấy Tố Hữu lần đầu tiên thú nhận là ông đã "phịa," và cánh văn nghệ xã hội chủ nghĩa cũng đã theo gương ông mà "phịa, toàn là phịa." Chữ "phịa" được ông nhắc đi nhắc lại đến bốn, năm lần. Điều thú nhận đó của ông làm người đọc hiểu được "giá trị" của lời nói từ trước đến nay của đảng cầm quyền, cũng như thực chất của cái gọi là nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nước ta.
Tuy nhiên, như Hoàng Xuân Tuyến đã nhận xét trên báo Nhân Dân là đối với "những bức chân dung khổ lớn," thì Trần Đăng Khoa đã tỏ ra "kính cẩn trước Tố Hữu, ngoan ngoãn bên Xuân Diệu." Điều đó có thể đúng, nếu ta đọc những lời tán tụng "Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng Việt Nam," hay những câu ví von Tố Hữu "như ngọn tháp cổ kính," "như vị nguyên soái đã giã từ vũ khí," "ông vẫn còn là một vị tướng soái với đầy đủ mũ áo cân đai," v.v... Cũng có người cho đó là văn chương "phải đạo" - từ ngữ này của Hoàng Ngọc Hiến - để tác giả có thể gửi đến người đọc một điều thầm kín nào chăng... Thế nhưng, khi tác giả viết là Tố Hữu "có dáng vẻ của một ông Phật" và gọi đùa Tố Hữu là "ông Phật" thì nhiều bạn đọc cho rằng anh đã "quá trớn" đến mức coi thường cả sự thật! Sự thật thế nào?

Xin mời các bạn nghe một bài vè dân gian xuất hiện dưới thời Tố Hữu đang ở "đỉnh cao muôn trượng" của danh vọng và quyền lực. Bài này đưa ra một bức vẽ truyền thần "tả chân" Tố Hữu, nêu rõ bản chất cơ hội của ông, đồng thời nhắc ta rằng: tuy bí danh của ông là Lành thật đấy, nhưng "dạ chẳng lành" như... Phật đâu!

Tên Lành mà dạ chẳng lành,
Đã vin cành táo lại giành cành nho.
Táo Tàu của bác Mao (5) cho,
Còn nho, Bê-nhép (6) thưởng thơ anh tài.
Xưa anh nhắm rượu Mao-đài (7),
Giờ đây đổi gió, anh xài Vốt-ca (8).
Ngày mai, anh nhắm Xăm-pa (9),
Biết đâu sau nữa chẳng là Sa-kê (10),
Khen anh đánh đĩ lành nghề,
Bao giờ anh sẽ nằm kề chú Sam?

Lời nói dân gian thế mà "linh"! Khi những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam còn đang bám Liên Xô, thế mà người dân đã tiên đoán là sẽ có ngày họ chạy theo Pháp, theo Nhật và theo Mỹ. Bây giờ, quả thật "hai năm rõ mười!"

Thanh Phong
________
1. "Từ ấy," "Việt Bắc," "Gió lộng" là tên những tập thơ của Tố Hữu.
2. Trước năm 1945, Hoài Thanh chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật," sau năm 1945, ông dành hết tâm lực để tán dương các vị lãnh đạo của đảng.
3. Trước năm 1945, Hoài Thanh viết chung với Hoài Chân tác phẩm "Thi nhân Việt Nam."
4. "Vũ trụ ca," "Đất nở hoa," "Trời mỗi ngày lại sáng" là tên những tập thơ của Huy Cận.
5. Mao Trạch Đông, lãnh tụ đảng cộng sản Trung Quốc.
6. Brejnev, lãnh tụ đảng cộng sản Liên Xô.
7. Rượu ngon Trung Quốc; ý nói trước đó ông là "Mao-ít."
8. Rượu nặng của Nga; ý nói rồi ông quay "theo Liên Xô."
9. Rượu nho Pháp.
10. Rượu Nhật.
Hậu Chân Dung và đối thoại
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Bài 10
Bài 11
Bài 12
Bài 13
Bài 14
Bài 15
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
Bài 20
Bài 21
Bài 22
Bài 23
Bài 24