Bài 2
Tác giả: nhiều tác giả
Có những bút danh do tình cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa tên Giang) nhưng vì mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa, đến khi (có bài) đăng báo, tòa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
(Trích Chuyện vãn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh Bình, báo Sài Gòn Giải Phóng, qua báo Nhân Dân trên Internet).
Đây là một cuốn sách đã và đang gây chấn động ở trong nước. Nghe kể lại, đã in tới lần thứ tám hoặc chín, được bán kèm với gần như tất cả những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của người dân trong nước: tờ giấy số, nhật báo, hay gói mì ăn liền... Tại sao lại có hiện tượng, một tác phẩm "văn học" đi vào cuộc sống mỗi ngày là một chuyện khó hiểu. Đừng coi đây như hiện tượng best-sellers ở Tây-phương. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng lời phẩm bình của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova: Chỉ người nào có sống ở Nga, và nghe radio mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa Cộng-sản là gì. (Only someone who lives in Russia and listens to the radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện trò với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).
Cuốn sách cũng đang gây "chấn động" ở hải ngoại. Tờ này, tờ nọ chọn đăng lại. Người viết, khi nghe nói về nó, liên hệ tới chuyện "đói thông tin" ở trong nước, nghĩ: chắc nó cũng giống hiện tượng Đêm Giữa Ban Ngày đối với độc giả hải ngoại. Người ta đọc trước tiên vì tò mò, khoan nói tới mong ước, có trong tay Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich (Solzhenitsyn).
Mới đây được đọc, và thấy có phần đúng. Nhưng không giản dị như vậy.
Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ, mà còn đằng sau một con người, nhiều con người. Nhiều cõi nhân sinh, quan điểm nghệ thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công kích, để "chống Cộng"...
Bài quan trọng nhất, theo tôi, là Chân dung tự họa của Trần Đăng Khoa. Đây là điểm qui chiếu của tác phẩm. Cũng có thể coi chi tiết "viết sai tên, Giang thành Dang" ở trên như là một ẩn dụ làm nền cho cái đọc Chân Dung và Đối thoại của chúng ta.
Bởi vì tất cả những chân dung sau đó, đều là những "phó bản" của tự họa.
Người viết có "tham vọng" đọc từng bài, rồi "tản mạn" về từng bài. Như một cách "giao lưu văn hóa."
Trước tiên là bài viết về Tố Hữu, và nhân đó về Nguyễn Tuân.
Một chuyên gia về biếm văn, sau khi trích đoạn viết về Tố Hữu, đã cho rằng: những dòng thơ "phịa", về chiến thắng Điện Biên (chỉ ngồi nhà nghe hóng, rồi viết), vậy mà đã xúi bao nhiêu con người lao vào chỗ chết.
Nhận xét này theo tôi đã phần nào nói lên cái được, cái mất của tác phẩm: chính Trần Đăng Khoa, khi phê bình Nguyễn Tuân cũng mắc đúng một khuyết điểm như vậy.
Những nhận xét văn học của Trần Đăng Khoa, phần lớn đã lấy thước đo là đời sống, là cái "hiện thực". Trong khi nghệ thuật, nó "đếch cần" cuộc đời. "Nói theo" nhà thơ Nga Joseph Brodsky: nghệ thuật không bắt chước, nhưng nó "làm độc" đời sống. (1)
Thơ rất độc, tẩm vào người nỗi chết (2)
Trần Đăng Khoa hỏi, về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:
- Chịu không thể nhớ được (..) Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân Uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền (..)
- Vậy tin toàn thắng đến với anh vào lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật (..) chứ làm gì có Đuốc chạy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (..) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (..) Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Phịa như thật (thật nào?). Tại sao lại tha cho?
Nhưng chi tiết sau đây theo tôi, mới "quan trọng":
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ của một ông Phật.
Có thể Trần Đăng Khoa đã quên mất mấy chữ "phịa như thật", nên đã mượn "ma", để "chê" Nguyễn Tuân.
Bàn về văn Nguyễn Tuân "Ma" nói:
"Quả ông cụ viết khá nhiều về món ăn(..) Nhưng đưa các món ăn lên thành những áng văn chương, thành văn hóa ẩm thực, trước tiên phải kể đến Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam (..) những kiệt tác về ăn uống(..) Nó là hồn vía của cả một vùng đất. Văn chương ăn uống của cụ Nguyễn chưa đạt đến độ ấy. Đôi khi ngay trong chuyện ăn uống này, ông cụ cũng lại đùa."
Viết về hai nhà văn tiền bối như vậy, là không đúng, bởi vì người được khen cũng không cảm thấy hãnh diện. Chưa kể chuyện, vì cũng là món ăn, cho nên có người ưa món ăn "Nguyễn Tuân", có người ưa món ăn "Vũ Bằng". Người viết cũng có thể đưa ra những lý lẽ để nói ngược lại (văn của cụ Vũ chưa đạt tới độ ấy), nhưng không dám, vì quá vô lễ, cảm thấy mình nếu làm vậy thì cũng giống như một trong "nhiều người tò mò, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, tìm đến nhà y, chỉ cốt đểà xem y như xem... ma quỉ hiện hình. Có người còn bắt y xòe tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất là bí hiểm" (Chân dung tự họa). Có thể họ Trần sẽ nói: đây là những việc thực, người thực, nhưng khi làm văn chương "nguyên con" như vậy, nó lại lòi ra bản chất của người viết. Bởi vì nghệ thuật không bắt chước cuộc đời. Nó tẩm độc cuộc đời. Độc ở đâu ra?
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu một câu, đại khái: Cái độc, cái ác là "thức ăn" của thiên tài. Độc là cần thiết trong văn chương, theo tôi. Không độc không trượng phu, mà lị! Nhưng nó làm tác phẩm trở thành một tác phẩm, hay một thảm họa, là tùy người viết.
Cũng vì cố bám chặt vào "hiện thực", cho nên họ Trần đã không thấy nét đẹp của Chém treo ngành, của những ngôi sao đánh dấu con đuờng từ giếng trời về trần trong Những chiếc ấm đất. Phê bình Chém treo ngành, ông viết: "Đưa việc chém người lên thành nghệ thuật và tả đường đao, mũi đao với vẻ khoái cảm như một dạng thưởng thức nghệ thuật thì chỉ ở cõi người mới có nhà phê bình viết bài tán dương, chứ ma thì con xin vái cụ!" Ở đây, họ Trần lại mâu thuẫn với chính ông khi chê Nguyễn Tuân không đưa việc ăn uống lên thành nghệ thuật. Nhưng ngay câu tiếp theo cho thấy tại sao:
"Ngay cả kẻ bị chém là lũ tà đạo, lũ cướp đường, tả thế cũng không ổn, huống hồ đó lại là quân khởi nghĩa, những người xả thân vì nghĩa cả. Nhà văn lớn, ai lại viết thế."
"Balzac mô tả một cái nón, là bởi vì có một người đang đội nó." (3). Đằng sau những loa, những đèn đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống, ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng nhục nhã giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
6-99
Nguyễn Quốc Trụ
Có những bút danh do tình cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa tên Giang) nhưng vì mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa, đến khi (có bài) đăng báo, tòa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
(Trích Chuyện vãn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh Bình, báo Sài Gòn Giải Phóng, qua báo Nhân Dân trên Internet).
Đây là một cuốn sách đã và đang gây chấn động ở trong nước. Nghe kể lại, đã in tới lần thứ tám hoặc chín, được bán kèm với gần như tất cả những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của người dân trong nước: tờ giấy số, nhật báo, hay gói mì ăn liền... Tại sao lại có hiện tượng, một tác phẩm "văn học" đi vào cuộc sống mỗi ngày là một chuyện khó hiểu. Đừng coi đây như hiện tượng best-sellers ở Tây-phương. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng lời phẩm bình của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova: Chỉ người nào có sống ở Nga, và nghe radio mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa Cộng-sản là gì. (Only someone who lives in Russia and listens to the radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện trò với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).
Cuốn sách cũng đang gây "chấn động" ở hải ngoại. Tờ này, tờ nọ chọn đăng lại. Người viết, khi nghe nói về nó, liên hệ tới chuyện "đói thông tin" ở trong nước, nghĩ: chắc nó cũng giống hiện tượng Đêm Giữa Ban Ngày đối với độc giả hải ngoại. Người ta đọc trước tiên vì tò mò, khoan nói tới mong ước, có trong tay Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich (Solzhenitsyn).
Mới đây được đọc, và thấy có phần đúng. Nhưng không giản dị như vậy.
Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ, mà còn đằng sau một con người, nhiều con người. Nhiều cõi nhân sinh, quan điểm nghệ thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công kích, để "chống Cộng"...
Bài quan trọng nhất, theo tôi, là Chân dung tự họa của Trần Đăng Khoa. Đây là điểm qui chiếu của tác phẩm. Cũng có thể coi chi tiết "viết sai tên, Giang thành Dang" ở trên như là một ẩn dụ làm nền cho cái đọc Chân Dung và Đối thoại của chúng ta.
Bởi vì tất cả những chân dung sau đó, đều là những "phó bản" của tự họa.
Người viết có "tham vọng" đọc từng bài, rồi "tản mạn" về từng bài. Như một cách "giao lưu văn hóa."
Trước tiên là bài viết về Tố Hữu, và nhân đó về Nguyễn Tuân.
Một chuyên gia về biếm văn, sau khi trích đoạn viết về Tố Hữu, đã cho rằng: những dòng thơ "phịa", về chiến thắng Điện Biên (chỉ ngồi nhà nghe hóng, rồi viết), vậy mà đã xúi bao nhiêu con người lao vào chỗ chết.
Nhận xét này theo tôi đã phần nào nói lên cái được, cái mất của tác phẩm: chính Trần Đăng Khoa, khi phê bình Nguyễn Tuân cũng mắc đúng một khuyết điểm như vậy.
Những nhận xét văn học của Trần Đăng Khoa, phần lớn đã lấy thước đo là đời sống, là cái "hiện thực". Trong khi nghệ thuật, nó "đếch cần" cuộc đời. "Nói theo" nhà thơ Nga Joseph Brodsky: nghệ thuật không bắt chước, nhưng nó "làm độc" đời sống. (1)
Thơ rất độc, tẩm vào người nỗi chết (2)
Trần Đăng Khoa hỏi, về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:
- Chịu không thể nhớ được (..) Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân Uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền (..)
- Vậy tin toàn thắng đến với anh vào lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật (..) chứ làm gì có Đuốc chạy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (..) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (..) Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Phịa như thật (thật nào?). Tại sao lại tha cho?
Nhưng chi tiết sau đây theo tôi, mới "quan trọng":
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ của một ông Phật.
Có thể Trần Đăng Khoa đã quên mất mấy chữ "phịa như thật", nên đã mượn "ma", để "chê" Nguyễn Tuân.
Bàn về văn Nguyễn Tuân "Ma" nói:
"Quả ông cụ viết khá nhiều về món ăn(..) Nhưng đưa các món ăn lên thành những áng văn chương, thành văn hóa ẩm thực, trước tiên phải kể đến Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam (..) những kiệt tác về ăn uống(..) Nó là hồn vía của cả một vùng đất. Văn chương ăn uống của cụ Nguyễn chưa đạt đến độ ấy. Đôi khi ngay trong chuyện ăn uống này, ông cụ cũng lại đùa."
Viết về hai nhà văn tiền bối như vậy, là không đúng, bởi vì người được khen cũng không cảm thấy hãnh diện. Chưa kể chuyện, vì cũng là món ăn, cho nên có người ưa món ăn "Nguyễn Tuân", có người ưa món ăn "Vũ Bằng". Người viết cũng có thể đưa ra những lý lẽ để nói ngược lại (văn của cụ Vũ chưa đạt tới độ ấy), nhưng không dám, vì quá vô lễ, cảm thấy mình nếu làm vậy thì cũng giống như một trong "nhiều người tò mò, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, tìm đến nhà y, chỉ cốt đểà xem y như xem... ma quỉ hiện hình. Có người còn bắt y xòe tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất là bí hiểm" (Chân dung tự họa). Có thể họ Trần sẽ nói: đây là những việc thực, người thực, nhưng khi làm văn chương "nguyên con" như vậy, nó lại lòi ra bản chất của người viết. Bởi vì nghệ thuật không bắt chước cuộc đời. Nó tẩm độc cuộc đời. Độc ở đâu ra?
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu một câu, đại khái: Cái độc, cái ác là "thức ăn" của thiên tài. Độc là cần thiết trong văn chương, theo tôi. Không độc không trượng phu, mà lị! Nhưng nó làm tác phẩm trở thành một tác phẩm, hay một thảm họa, là tùy người viết.
Cũng vì cố bám chặt vào "hiện thực", cho nên họ Trần đã không thấy nét đẹp của Chém treo ngành, của những ngôi sao đánh dấu con đuờng từ giếng trời về trần trong Những chiếc ấm đất. Phê bình Chém treo ngành, ông viết: "Đưa việc chém người lên thành nghệ thuật và tả đường đao, mũi đao với vẻ khoái cảm như một dạng thưởng thức nghệ thuật thì chỉ ở cõi người mới có nhà phê bình viết bài tán dương, chứ ma thì con xin vái cụ!" Ở đây, họ Trần lại mâu thuẫn với chính ông khi chê Nguyễn Tuân không đưa việc ăn uống lên thành nghệ thuật. Nhưng ngay câu tiếp theo cho thấy tại sao:
"Ngay cả kẻ bị chém là lũ tà đạo, lũ cướp đường, tả thế cũng không ổn, huống hồ đó lại là quân khởi nghĩa, những người xả thân vì nghĩa cả. Nhà văn lớn, ai lại viết thế."
"Balzac mô tả một cái nón, là bởi vì có một người đang đội nó." (3). Đằng sau những loa, những đèn đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống, ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng nhục nhã giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
6-99
Nguyễn Quốc Trụ