watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thuật Nói Chuyện-Chương 2 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Chương 2

Tác giả: nhiều tác giả

Đã là người thì ai cũng có tâm lý thích được người khác nịnh. Trong một số tình huống bất lợi, nói vài câu nịnh có thể người đó từ tức giận chuyển sang vui mừng và sẽ không làm khó cho bạn nữa. Như vậy, bạn có thể ung dung mà thoát thân.
Hãy nhớ rằng, không ai là không muốn nịnh cả. Ngay cả những người lúc bình thường nói là ghét được người khác nịnh, thì thực ra trong lòng cũng thích được người khác nịnh. Chỉ có điều là, bạn phải nịnh khéo một chút, nịnh chừng mực, không được để lộ quá, không để lại dấu vết gì. Như vậy, người đó sẽ cảm thấy rất tự nhiên và tự đắc, tự khắc sẽ rất yêu mến bạn.
Xin hãy xem một mẩu chuyện cười trong “Tiếu tiếu lục“ của người Thanh. Tục gọi “nịnh bợ“ là “đội mũ cao“.
Có 2 học sinh chuẩn bị sang nơi khác để làm quan. Lúc sắp đi, họ đến gặp thầy dậy học. Người thầy nói với họ rằng: “Ngày nay, nếu sống quá thẳng thì không được các con cứ nịnh người ta là được rồi“. Một học trò mới nói rằng: “Lời thầy nói quả là không sai, trên đời này, những người không thích nịnh như thầy chỉ đếm được trên đầu ngón tay.“ Người thầy rất đỗi vui mừng. Vừa ra khỏi cửa, người học trò đó liền nói với bạn mình rằng: “Đã tặng được một chiếc mũ cao rồi“. (Đã nịnh được một người rồi).
Có thể thấy rằng, những người bình thường nói không thích nịnh cũng là người có lời nói và hành động không nhất quán. Tuy nói là không thích được nịnh, nhưng chỉ cần bạn nịnh khéo một chút, thì họ vẫn bị mắc như thường.
Nịnh người khác nhiều khi giúp bạn trong lúc nguy khốn có thể bảo toàn được tính mạng, ung dung thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm.


Người hầu gái thoát thân trong lúc nguy khốn
Một ngày nọ, Viên Thế Khải đang ngủ trưa, một người hầu gái theo lệ bưng đến một bát canh sâm đế Viên Thế Khải tẩm bổ sau khi ngủ dậy. Nào ngờ, khi cô bước vào phòng, do không cẩn thận làm rơi chiếc bát ngọc dương chỉ cầm trong tay, rơi xuống đất vỡ tan thành từng mảnh, làm cho Viên Thế Khải đang ngủ say bỗng bừng tỉnh. Cô hầu gái biết chắc rằng đại hoạ sắp, đổ xuống đầu, sợ đến nỗi mặt trắng nhợt, toàn thân run lẩy bẩy.
Viên Thế Khải tỉnh dậy, vừa nhìn thấy chiếc bát ngọc dương chỉ mà mình yêu quý bị đánh vỡ, liền nổi giận đùng đùng. Ông ta làm sao mà không tức giận cho được? Chiếc bát ngọc dương chỉ này là bảo bối mà ông ta có được từ trong hoàng cung của Triều Tiên. Trước đây, ngay cả đến Từ Hi lão phật gia ông ta còn không muốn tặng, nay lại bị người hầu gái không cẩn thận làm vỡ, Viên Thế Khải tức đến nỗi mặt mũi tím tái lại, ông ta quát tháo: “Hôm nay ta quyết phải lấy mạng con tiện nhân như ngươi“.
Chính vào lúc sống chết này, người hầu gái dập đầu như bổ củi, xin Viên Thế Khải khai ân. Viên Thế Khải tức giận gạt phắt đi. Người hầu gái lúc đó liền cái khó bó cái khôn, cuối cùng cô ta mạnh dạn trả lời rằng: “Đây không phải là lỗi của con, con có nội tình nhưng không dám bẩm lên trên“.
Viên Thế Khải quát lớn: “Nói mau, xem xem ngươi lúc chết đến nơi còn có thể phịa ra được chuyện gì“.
Người hầu gái khóc mà trả lời rằng: “Khi con bưng bát canh sâm vào thì nhìn thấy người nằm trên giường không phải là đại tổng thống“.
“Đồ khốn kiếp“, Viên Thế Khải càng tức giận hơn. “Người nằm trên giường không phải là ta thì là ai? Ta thấy ngươi đúng là chán sống rồi đó“.
Người hầu gái khóc rồi nói: “Con không dám nói nữa. Con sợ?“
Viên Thế Khải tức đến nỗi đứng phắt dậy, nghiến răng rồi nói: “Nếu ngươi không nói thì ta sẽ nghiền ngươi ra thành vạn mảnh“.
“Vâng, con nói, con nói. Trên giường, trên giường... có một con rồng 5 móng lớn đang nằm. Con nhìn thấy nên sợ quá mới ngã“.
Viên Thế Khải nghe xong lập tức chuyển từ tức giận sang vui mừng, mình ngày nào cũng nằm mơ được làm hoàng đế, thì ra mình quả thật là châu long truyền thế, và thế là ông ta không những không giết người hầu gái làm vỡ cái bát mà còn thưởng cho cô ta rất nhiều đồ vật và tiền bạc.
Vào khoảnh khắc giữa cái sống và cái chết, người hầu gái nhanh trí đã phịa ra câu chuyện “con rồng vàng 5 vuốt làm sợ đến nỗi rơi bát ngọc“ đã đội cho Viên Thế Khải “một chiếc mũ cao“, “một chiếc mũ hoàng đế” cao chót vót, khiến Viên Thế Khải đang tức giận cũng chuyển sang vui mừng, đồng thời còn giũ sạch trách nhiệm đánh rơi chiếc bát ngọc của mình và được hưởng “hoàng ân“ mà cô ta không hề ngờ tới. Có thể thấy, nghệ thuật dùng lý lẽ để bảo vệ mình của cô hầu gái thật cao siêu đến chừng nào.
Những ví dụ nịnh người khác để bản thân mình thoát hiểm giống như vậy nhiều không kể xiết. Xin các bạn hãy xem ví dụ dưới đây.


Bulerte bình an thoát hiểm
Tháng 5 năm 1671 , Luân Đôn xảy ra một vụ án hình sự lớn nhất nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh tính cho đến nay. Một nhóm tội phạm 5 người do Bulerte cầm đầu, lừa gạt được phó giám đốc của tháp Luân Đôn, trà trộn vào trong tháp Martin cướp được thần khí trấn quốc đặc biệt của nước Anh - vương miện của vua Anh.
Nhưng đám tội phạm này không may mắn cho lắm, vừa xông vào tháp Luân Đôn đã bị đám thị vệ của vương thất vây lấy, sau khi vật lộn dữ dội 1 hồi, toàn bộ 5 tên tội phạm đã bị bắt.
Tổng Giám đốc tháp Luân Đôn Taierboxiang đích thân thẩm vấn những tên tội phạm này và xử chúng tử hình, sau đó báo cáo với vua Anh là Charley đệ nhị. Charley đệ nhị thấy rất hứng thú với những tên tội phạm coi thường pháp luật và liều mình này nên đã quyết định đích thân thẩm vấn tên cầm đầu là Bulerte để xem xét rốt cục hắn có phải là người 3 đầu 6 tay hay không, sao lại có thể liều mình làm những chuyện này như vậy. Khi bị thẩm vấn, Bulerte đã phát huy hết tài ăn nói của mình và đã thực hiện một cuộc thẩm vấn hình sự thú vị nhất trong lịch sử nước Anh với quốc vương Anh. Dưới đây, tôi xin giới thiệu với độc giả một đoạn hay nhất trong cuộc đối thoại đó:
Charley đệ nhị: “Ngươi khi còn là thuộc hạ của Cromwell đã giết Emcron để đổi lấy chức thiếu tá và tước hiệu nam tước?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần không phải là con trưởng trong nhà, cho nên không có quyền thừa kế tài sản, ngoài bản thân và tính mạng của mình ra thì thần chẳng có gì cả, nên thần phải bán tính mạng của mình cho một người có giá nhất“.
Charley đệ nhị: “Ngươi còn có 2 lần định hành thích công tước Aomon, phải vậy không?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần sở dĩ định hành thích ông ta chỉ là muốn xem ông ta có xứng với chức vị cao quý mà bệ hạ ban cho ông ta hay không. Nếu như ông ta dễ dàng bị thần tống cổ đi thì bệ hạ có thể tìm một người thích hợp hơn để thay thế ông ta“.
Charley đệ nhị trầm ngâm một lúc, ông cảm thấy người này không những to gan lớn mật mà còn là một người đối đáp nhanh nhẹn, nên mới hỏi tiếp rằng: “Ngươi càng ngày càng liều lĩnh hơn, lần này còn ăn trộm vương miện của ta nữa“.
Bulerte: “Bệ hạ nói rất đúng, thần cũng biết là hành động này của mình là quá cuồng vọng, nhưng thần chỉ có thể dùng cách này để nhắc nhở bệ hạ quan tâm đến một người lính già sống không nơi nương tựa như thần“.
Charley đệ nhị: “Ngươi không phải là thuộc hạ của ta, sao lại đòi ta phải quan tâm đến ngươi làm gì?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần từ xưa đến nay chưa đối đầu với ngài bao giờ, giữa những người anh với nhau mà phải đối đầu với nhau thì đã quá bất hạnh rồi. Bây giờ thiên hạ thái bình, tất cả mọi người đều là thần dân của ngài, thần đương nhiên cũng là thuộc hạ của ngài“.
Mặc dù Charley đệ nhị cảm thấy hắn là một tên vô lại thật sự, nhưng vẫn tiếp tục hỏi: “Ngươi tự mình nói xem, ta nên xử lý ngươi như thế nào?“
Bulerte: “Xét từ góc độ pháp luật thì thần nên chịu án tử hình. Nhưng 5 người chúng thần mỗi người ít nhất cũng có 2 người thân khóc vì chuyện này. Nếu nhìn từ lập trường của bệ hạ thì nhiều hơn 10 người ca ngợì ngài tốt hơn nhiều so với việc thêm 1 người khóc.“
Charley đệ nhị không hề nghĩ rằng hắn ta sẽ trả lời thư vậy, ông không kìm được mới gật đầu mà hỏi tiếp ông: “Ngươi thấy mình là một dũng sĩ hay là một kẻ nhát gan?“
Bulerte: “Thưa bệ hạ, từ khi lệnh truy nã của ngài ban ra, thần không có nơi nào có thể an thân, cho nên năm ngoái thần có làm 1 đám ma giả ở dưới quê, hy vọng lại cảnh sát tin là thần đã chết mà không truy lùng nửa. Đây không phải là một hành cộng dũng cảm. Do vậy, dù cho trước mặt người khác, thần là một dũng sĩ, nhưng trước mặt ngài, bệ hạ tôn kính, thì thần chỉ là một kẻ nhát gan.“
Charley đệ nhị vô cùng hài lòng với câu nói này, nên không những miễn tội chết cho Bulerte mà còn thưởng cho anh ta một khoản tiền thưởng năm không nhỏ.
Bulerte sở dĩ thoát chết ngay trong gang tấc, bình an thoát hiểm là chủ yếu do anh ta rất biết ăn nói, khiến cho Charley đệ nhị không hề cảm thấy chán ngán, thêm vào đó Bulerte luôn chọn đúng thời điểm để đội một “Chiếc mũ cao “ cho Charley đệ nhị - “thần
Bulerte tuy rằng trước mặt người khác là một dũng sĩ nhưng trước mặt ngài, thần chỉ là một kẻ nhát gan.
Ngài - Charley đệ nhị mới đúng là dũng sĩ thực sự “.
Những lời nịnh nọt như vậy đã làm cho Charley đệ nhị
- người được nịnh - cảm thấy rất vui, mặt mày rạng rỡ, cuối cùng đã miễn tội chết cho Bulerte, ngoài ra còn thưởng cho hắn ta một khoản tiền thưởng năm không nhỏ nữa.
Tục ngữ nói: “Người gặp chuyện vui thì tinh thần sảng khoái“. Khi mọi người làm việc đạt được thành quả, đạt được thành công trong sự nghiệp, được người khác tôn trọng, ca ngợi, khi mọi người có được những niềm vui ngoài ý muốn hoặc sau khi làm một hoạt động vui vẻ, thì đều luôn ở vào trạng thái hưng phấn và vui vẻ. Khi chìm đắm trong niềm vui thì mọi người sẽ trở nên thấu tình đạt lý, đối xử khoan dung hơn lúc bình thường, vui vẻ hợp tác và dễ dàng chấp nhận yêu cầu của người khác. “Đội cho người khác một chiếc mũ cao“ cũng tức là cách nịnh nọt, tán dương người khác, để cho người đó ở vào trạng thái tâm lý tốt, và như vậy người đó mới có thể đối xử khoan dung, ít làm khó cho người khác hơn.


Giang Ất khéo léo cứu Chiêu Hề Tất
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, vào thời kỳ Sở Tuyên Vương cầm quyền, thực lực của nước Sở rất mạnh, các nước láng giềng đều không dám đối đầu với nước Sở, Sở Tuyên Vương nghe nói các nước chư hầu ở Trung Nguyên đều sợ đại tướng của nước Sở là Chiêu Hề Tất, trong lòng ông ta cảm thấy rất khó chịu. Thế là, ông ta liền hỏi các đại thần: “Các nước chư hầu đều sợ Chiêu Hề Tất đến như vậy, thực tế thì ông ta là người như thế nào?“ Quần thần nghe xong thì đều im lặng, họ đều không biết phải trả lời như thế nào.
Lúc đó, một đại thần tên là Giang Ất đứng dậy mà nói rằng: “Xin hãy để cho thần kể cho đại vương nghe câu chuyện. “Cáo mượn oai hổ“. Có một lần, một con hổ đói ra ngoài để kiếm thức ăn. Nó bắt được một con cáo. Con cáo nói với hổ rằng: “Ngài không thể ăn ta được. Thiên đế cử ta đến đây làm chúa tể của muôn loài. Nếu ngài ăn thịt ta thì sẽ làm trái với ý chỉ của thiên đế. Nếu ngài không tin ta thì ta có thể đi ở phía trước, ngài đi sau, để xem xem bách thú thấy ta có sợ không“. Hổ tin lời của cáo, đi ở sau cáo, trên đường đi, hổ thấy bách thú trông thấy họ liền chạy mất, liền tin vào lời lừa gạt của cáo và thả cho cáo đi. Hổ không hề biết rằng bách thú bỏ chạy là vì sợ mình.
Giang Ất sau khi kể xong câu chuyện liền nói tiếp: “Nay đại vương có hàng nghìn dặm đất, hàng trăm vạn quân, mà quân quyền thì lại giao hết cho Chiêu Hề Tất nên tất nhiên là các nước chư hầu đều sợ ông ta. Thực ra là họ sợ quân đội của đại vương cũng giống như bách thú sợ hổ vậy“.
Sở Tuyên Vương vốn nghe nói người mà các nước chư hầu sợ là Chiêu Hề Tất chứ không phải là ông ta - đường đường là đại vương nước Sở - nên trong lòng tự nhiên cảm thấy khó chịu. Giang ất biết rõ rằng, Sở Vương đang ghen tị với Chiêu Hề Tất mà một khi vua ghen tị với thần thì thần khó tránh khỏi tội chết nên đã ra sức cứu ông ta. Phương pháp duy nhất là đội cho Sở Vương “một chiếc mũ cao“, nói rằng người mà các nước chư hầu sợ thực ra là Sở Vương, chứ không phải là Chiêu Hề Tất. Như vậy mới làm cho Sở Vương nguôi giận, Chiêu Hề Tất mới được cứu. Thế là câu chuyện ngụ ngôn “Cáo giả uy hổ“ của Giang ất đã ví von, so sánh rất xác đáng, cuối cùng đã không để lộ ra bất kỳ dấu vết nào, đã khéo léo đội cho Sở Tuyên Vương một “Chiếc mũ cao“ khiến cho Sở Tuyên Vương nhân lúc “vui cười hớn hở“ mà bỏ qua cho Chiêu Hề Tất và không làm khó dễ cho ông ta nữa.
Phong Nhân Tử Cao cũng dùng cách nịnh này mà cứu được một vị quan. Câu chuyện như thế này:
Theo “Lã Thị Xuân Thu” ghi chép: Hàn Thị xây thành ở Tân Thành, hạn trong vòng 15 ngày phải hoàn thành. Tư không lúc đó là Đoạn Kiều (Tư không tương đương với người nghiệm thu công trình ngày nay). Do công trình ở một huyện X bị chậm 2 ngày, Tư không Đoạn Kiều liền cho bắt quan chủ quản và tống vị quan này vào trong ngục. Con trai của vị quan chủ quản đó liền chạy đến tìm Phong Nhân Tử Cao mà nói rằng: “Cháu biết đại nhân có thể cứu được cha cháu nên mới khẩn cầu đại nhân cứu giúp“.
Phong Nhân Tử Cao nhận lời. Ông ta cầu kiến Tư không Đoạn Kiều. Đồng thời lấy cớ để cùng ngắm cảnh thành mới xây với Đoạn Kiều. Phong Nhân Tử Cao nhìn quanh một lát rồi liên tục tán dương rằng: “Đây quả là một toà thành tuyệt vời. Để hoàn thành một công trình vĩ đại như vậy quả thật là không hề dễ dàng gì. Ngài nhất định sẽ được trọng thưởng. Từ cổ chí kim, chưa có ai có thể hoàn thành được một công trình vĩ đại như vậy, hơn nữa lại chưa từng phạt ai hoặc chưa từng giết ai.“
Phong Nhân Tử Cao vừa về khỏi, thì Tư không Đoạn Kiều ngay đêm đó đã thả vị quan chủ quản đang ở trong ngục ra.
Tại sao lại có kết quả như vậy? Đó chính là do những lời nói của Phong Nhân Tử Cao, là ở nghệ thuật đội “chiếc mũ cao“ cho Tư không Đoạn Kiều của Phong Nhân Tử Cao: Tư không Đoạn Kiều nếu muốn được đúng như lời nịnh thì cần phải thả vị quan trong ngục kia ra. Cái vĩ đại của công trình này chính là ở chỗ chưa từng phạt ai hoặc xử chết ai. Nếu ngài tiếp tục giam vị quan kia ở trong ngục thì công trình này không còn được coi là vĩ đại nữa. Vậy thì Đoạn Kiều cũng sẽ không xứng với lời khen kia nữa. Thiết nghĩ, ai lại muốn bỏ “Chiếc mũ cao“ đang đội kia xuống đây? Phong Nhân Tử Cao đã lợi dụng tâm lý này của Đoạn Kiều để làm cho ông ta thay đổi quyết định.
Nghệ thuật nịnh của Phong Nhân Tử Cao quả thật là tuyệt diệu. Khi nịnh người khác, họ sẽ chuyển từ tức giận sang vui vẻ, sẽ đối xử khoan dung hơn. Bạn hãy lợi dụng tâm lý này của mọi người, khi người khác gây khó dễ cho bạn, bạn hãy đội cho người đó “một chiếc mũ cao“ một cách thần không hay quỷ không biết, họ sẽ ngại và không muốn gây khó dễ cho bạn nữa.


Sau khi phơi áo lỡ tay
Thời xưa, có vị quan tên là Bành Vương Lân, một lần đi ngang qua một ngõ hẻo lánh. Có cô gái đang dùng sào để phơi quần áo, lỡ tay làm rơi chiếc sào xuống, rơi ngay xuống đầu của Bành Vương Lân. Bành Vương Lân nổi giận đùng đùng chỉ cô gái phơi quần áo kia mà quát lớn.
Cô gái phơi quần áo mới nhìn đã nhận ra ngay đó là Bành Vương Lân, trong lòng càng thêm sợ hãi. Làm thế nào để đối phó với tình huống này đây? Đột nhiên cô gái đó liền “cái khó ló cái khôn“, nghiêm mặt mà nói rằng: “Nghe giọng điệu của ngài chắc là người ở xa đến, cho nên mới ngang ngược vô lễ như vậy, chắc hẳn là ngài phải biết Bành Cung Bảo (tức Bành Vương Lân) ở đây chứ. Ông ấy liêm khiết, thẳng thắn. Nếu để tôi đi mách với ông ấy thì chỉ e rằng ông ấy sẽ đánh cho ngài mấy chục gậy đấy“.
Bành Vương Lân mới nghe thấy cô gái này ca ngợi mình, lập tức chuyển sang vui vẻ, bình tĩnh hoà nhã rồi bỏ đi.
Cách “nịnh“ của cô gái phơi quần áo cũng thật tuyệt, rõ ràng là biết thân phận thực sự của đối phương nhưng vẫn cố làm ra vẻ hồ đồ, cố ý ca ngợi ông ta để tạo ra ấn tượng về danh tiếng của ông ta ở bên ngoài, khiến cho Bành Vương Lân không dám trực tiếp “bộc lộ” thân phận thực sự của mình bởi điều đó chỉ làm cho “hình tượng“ của bản thân bị tổn hại mà thôi. Cho nên, ông ta chỉ có thể nguôi cơn giận, làm ra vẻ sợ Bành Vương Lân để bảo vệ hình tượng vĩ đại của mình trong lòng những người dân. Vì vậy, mà cô gái phơi quần áo kia đã thoát khỏi được tình huống khó xử. Bạn thử nói xem, nghệ thuật “nịnh“ của cô gái kia có tuyệt diệu không?
Tục ngữ nói: “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ“, ở cạnh hoàng đế không phải là chuyện chơi, hoàng đế chỉ nổi giận, nhẹ thì giáng chức cho xung quân, nặng thì đầu lìa khỏi cổ, chu di 9 họ. Do vậy, đối với hoàng đế càng cần phải chú ý đến nghệ thuật “nịnh“. Nếu sử dụng quá vụng về thì hoàng đế sẽ không nhận tình cảm này của bạn, và thế là bạn càng thêm thảm hại.
Chúng ta hãy xem xem một số vị quan trong lịch sử đã làm thế nào để làm cho hoàng đế vui như được ngồi trên nệm.

Lưu Dung khéo léo trả lời Càn Long
Càn Long có một vị đại thần, tên là Lưu Dung, giữ chức trung đường. Ông ta nổi tiếng vì đầu óc thông minh, giỏi ăn nói. Một hôm nọ, Càn Long đến “Sơn trang nghỉ mát“ ở Thừa Đức. Lưu Dung đi với hoàng thượng. Khi Càn Long cùng với Lưu Dung ra ngoài dạo bộ, đi đến chùa Đại Phật, Càn Long thấy phật Di lặc với chiếc bụng to đang nhìn mình cười, liền tiện miệng hỏi: “Lưu ái khanh, phật Di lặc tại sao lại cười trẫm?“
Lưu Dung trả lời: “Khởi bẩm Hoàng thượng, hoàng thượng là truyền thế của bồ tát Văn Thù, là Phật sống ngày nay, hôm nay ngài đến đây, nên phật nhìn thấy phật mới cười.“
Nịnh cho một câu, Càn Long quả nhiên rất đỗi vui mừng. Nhưng khi Lưu Dung đi đến trước mặt Phật Di lặc thì Càn Long đột nhiên quay người lại rồi hỏi: “Vậy Phật nhìn thấy khanh cũng cười, đó là vì cớ gì?“
Lưu Dung không ngờ rằng Càn Long lại hỏi như vậy nên sững người một lát rồi ngay lập tức khéo léo trả lời rằng: “Phật thấy thần thì cười, đó là vì cười thần không thành được Phật“.
Đối với câu hỏi đầu tiên của Càn Long, Lưu Dung nói là Phật thấy Phật nên cười, đối với câu hỏi sau của Càn Long nếu vẫn cứ trả lời như vậy thì sẽ không thể hiện được cốt cách hoàng gia trí tôn của Càn Long, tất sẽ làm cho Càn Long nổi giận. Do vậy, chỉ một câu nói: “Cười thần không thành được phật“ lại nịnh Càn Long thêm một câu nữa. Đương nhiên đây chỉ là so với Lưu Dung. Càn Long nghe xong đương nhiên sẽ mở cờ trong bụng, Lưu Dung cũng ung dung thoát khỏi tình huống khó xử.
Mặc dù những người làm thần tử không muốn hạ thấp bản thân, nhưng dù gì thì cũng phải đề cao hoàng thượng, để thoả mãn tính hư vinh của hoàng thượng, nếu không sẽ gặp đại nạn. Trong cái xã hội không bình đẳng đó, nói chuyện cũng không bình đẳng, cho nên phải chú ý đến chừng mực và thân phận của mình.
Bệ hạ và thần đều giỏi nhất
Vào đời Tề thời Nam Triều, có một nhà thư hoạ nổi tiếng tên là Vương Tăng Kiền, là cháu 4 đời của Tấn Đại Vương, kiểu chữ Hành và chữ Khải ông đều kế thừa được từ tổ tiên, bút pháp rất tài hoa. ông viết chữ Lệ (thể chữ thông dụng thời Hán) đẹp đến nỗi như nước chảy vậy.
Hoàng đế đương triều là Tề Cao Đế - Tiêu Đạo Thành cũng là người rất giỏi viết chữ, hơn nữa lại tự cho mình là tài nghệ phi phàm, không chịu nghe người khác nói là thư pháp của mình kém hơn thần tử. Vương Tăng Kiền vì vậy mà rất bị gò bó, không dám thể hiện tài năng.
Một hôm, Tề Cao Đế - Tiêu Đạo Thành đòi được thi tài thư pháp cao thấp với Vương Tăng Kiền. Thế là, hai vua tôi đều chăm chú viết xong 2 bức tranh chữ. Viết xong, Tề Cao Đế - Tiêu Đạo Thành đắc chí hỏi Vương Tăng Kiền: “Ngươi nói xem, ai là số một, ai là số hai?“
Nếu là những thần tử khác thì đương nhiên sẽ lập tức trả lời rằng: “Bệ hạ là số một “ hoặc “thần không bằng bệ hạ“. Nhưng Vương Tăng Kiền lại không muốn hạ thấp bản thân. Rõ ràng là thư pháp của mình cao hơn hoàng thượng thì tại sao lại phải trả lời ngược lại?
Nhưng lại không dám đắc tội với hoàng thượng, làm thế nào đây? Vương Tăng Kiền hơi chuyển động con mắt, rồi đột nhiên trả lời một câu tuyệt vời, lưu truyền thiên cổ: “Thư pháp của thần đứng đầu trong số thần tử, thư pháp của bệ hạ đứng đầu trong số các bậc đế vương“.
Ông ta đã khéo léo chia cuộc thi thư pháp giữa thần và vua thành 2 nhóm, tức là “nhóm thần“ và “nhóm vua“, và lại thêm vào đó lời bình, vừa nịnh được hoàng thượng, nói thư pháp của hoàng thượng là “đứng đầu trong các vị vua“, thoả mãn được ước muốn chiến thắng của hoàng đế lại vừa giữ được uy tín và phẩm cách của mình, khiến hoàng thượng càng thêm tôn trọng cốt cách của ông và cảm thấy ông không phải là kiểu người chuyên đi nịnh hót.
Quả đúng như vậy, sau khi Tề Cao Đế - Tiêu Đạo Thành nghe xong liền cười lớn, và không còn hỏi xem ai là người nhất nữa.
Nịnh người khác trên thực tế cũng chính là thoả mãn nhu cầu tâm lý của mọi người. Nhu cầu tâm lý của mọi người rất khác nhau, nhưng đều muốn được thoả mãn trong cuộc sống hiện thực. Chỉ cần bạn biết cách thể nghiệm và quan sát tâm lý, hiểu được nhu cầu bức thiết nhất của đối phương. Sau đó mới phóng tên để kích thích và thoả mãn. Và như vậy họ sẽ đối xử tốt với bạn. Đặc biệt là đối với những đối phương có tính công kích mạnh, bạn nên động não hơn một chút, đừng bỏ lỡ thời cơ, nịnh người đó vài câu, đội cho họ “một cái mũ cao“ để cho tâm lý của họ được thoả mãn tột độ, họ tự khắc sẽ bị giảm bớt nhuệ khí, và chuyển sang đối xử tốt với bạn. Ví dụ như chúng ta thường xuyên gặp những chuyện như thế này trong các chợ tư nhân: ban đầu, nhân viên bán hàng tranh luận rất gay gắt với khách hàng về chất lượng hàng hoá, kiểu dáng và giá cả, nhưng sau đó người bán hàng thông minh sẽ thay đổi chiến thuật, chuyển sang khen ngợi khách có kiến thức và kinh nghiệm phong phú về hàng hóa, cô ta nói rằng: “Xem ra ông là một người rất thành thạo, tôi phải học hỏi nhiều, xin được thỉnh giáo thêm. Dù cho ông có không mua chiếc áo đó thì thu hoạch của tôi vẫn rất nhiều!“
Nói kể cũng lạ, đối phương được bạn ca ngợi như vậy, liền cảm thấy trong lòng bất an, hành động trở nên không tự nhiên nữa, thậm chí còn có một số khách hàng khi mới được người bán hàng khen liền cảm thấy nếu như mình không mua món hàng này thì sẽ có lỗi với người bán hàng vậy. Bạn thử nghĩ xem, thế có lạ không chứ?
Do vậy, trong cuộc sống hiện thực, nếu chúng ta muốn tạo được các mối quan hệ tốt , thì cần phải học cách vận dụng phương pháp “Hãy đội cho anh ta một chiếc mũ cao“ này, hãy nịnh đối phương hơn một chút, hãy tâng bốc anh ta lên một chút, làm cho anh ta được thoả mãn về tâm lý, tự khắc anh ta sẽ không “làm khó“ cho bạn nữa. Đương nhiên, khi nịnh người khác bạn cũng đừng nên nịnh quá, nếu nịnh quá họ sẽ cảm thấy mất tự nhiên rồi đâm ra chán ghét bạn. Tốt nhất đừng nên gọi nhân viên vệ sinh đang quét phòng ở bệnh viện là “Bác sĩ“, hoặc gọi người phụ nữ mặt đầy nếp nhăn là “Cô gái“. Như vậy họ sẽ cho rằng bạn đang chế giễu họ, từ đó mà đâm ra ghét bạn.
Thuật Nói Chuyện
Lời nói đầu
Phần I - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Phần V - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5