watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thuật Nói Chuyện-Chương 3 - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Chương 3

Tác giả: nhiều tác giả

Vận dụng phép ví von để nói lí lẽ, hình tượng sinh động, nội dung sâu sắc, sức thuyết phục mạnh mẽ, là một phương thức khuyên nhủ thường dùng. Phương pháp khéo ví von có hai trường hợp sau:
Thứ nhất là cách ví von trực tiếp, tức là không những nói ra vật được ví von mà còn chỉ đích danh đạo lí khi ví von.
Thứ hai là cách ví von ngầm, tức là chỉ nói ra vật để ví von, mà không trực tiếp nói ra đạo lí bao hàm trong đó, dùng phương thức ám thị để đối phương tự hiểu.
Đương nhiên, vận dụng cách ví von nói lí là giúp cho đối phương mở rộng tầm nhìn. Bởi vì một số người suy nghĩ hẹp hòi, thường chỉ hạn chế tầm suy nghĩ tại một điểm, thường đi vào ngõ cụt. Muốn cứu thoát họ ra khỏi ngõ cụt thì cách tốt nhất là dùng cách ví von đưa ra một sự vật khác để đối chiếu, làm anh ta mở rộng tầm mắt. Nếu chỉ đơn thuần tuỳ việc mà xét, hay chỉ phân tích sai lầm của bản thân sự vật thì luôn khiến người ta rơi vào tình trạng “anh không nói tôi cũng hiểu, anh càng nói tôi càng mơ hồ và sẽ không đạt được mục đích cứu người ra khỏi ngõ cụt”. Thế nhưng dù là ví von trực tiếp hay ví von ngầm, luôn phải tiến hành so sánh giữa sự vật này với sự vật kia, sự so sánh này chủ yếu bao hàm hai loại: loại suy và so sánh. Hai phép so sánh này có thể làm đơn giản hoá những đạo lí sâu sắc cao siêu.

Biểu hiệu của cửa hàng mũ
Vào những năm đầu của thế kỉ 18 , các đại biểu của 13 nước thuộc địa Bắc Mĩ cùng tập trung lại bàn bạc về vấn đề độc lập của Bắc Mĩ. Các vị đại biểu nhất trí cử Franklin, Jefferson và Adams phụ trách khởi thảo “Tuyên ngôn độc lập“ song quyền quyết định là do Jefferson, một người tài hoa lỗi lạc, chấp bút khởi thảo.
Jefferson - con người tài hoa hơn người này không thích người khác xét nét bình phẩm những gì ông ấy viết. Sau khi khởi thảo bản “Tuyên ngôn “, ông đưa bản thảo cho một uỷ ban thẩm tra, còn mình đứng ngoài yên lặng đợi hồi âm. Chờ rất lâu mà không thấy có kết quả, ông có phần mất bình tĩnh, thỉnh thoảng hết đứng lên lại ngồi xuống. Ông Franklin, một người xưa nay vẫn vững vàng cẩn trọng sợ rằng ông ta sẽ vì quá bị kích động mà làm việc gì đó khiến người khác không vui nên liền kể cho ông ta nghe một câu chuyện: “Biển hiệu của một cửa hàng bán mũ“.
Có một anh bạn trẻ sau khi kết thúc 3 năm học việc trong một cửa hàng mũ liền quyết định sẽ mở một cửa hàng mũ, anh cảm thấy cần phải có một biểu hiện nổi bật. Thế là anh đã tự tay thiết kế ra một tấm biển. Trên biển hiệu có viết: “Cửa hàng mũ John Thompson, sản xuất và bán các loại mũ bằng tiền mặt“, anh còn vẽ một chiếc mũ ở dưới hàng chữ trên tấm biển đó. Trước khi chính thức bước vào sản xuất, anh đã vô cùng đắc ý mời bạn bè đến thưởng thức “kiệt tác“ của mình.
Thế nhưng có một người bạn sau khi xem xong đã nói không chút khách sáo: “Cụm 'cửa hàng mũ’ và cụm ‘bán các kiểu mũ’ ở phía sau bị trùng lặp về ngữ nghĩa, anh nên bỏ đi”. Một người bạn khác thì nói từ sản xuất có thể không cần phải viết vào bởi vì khách hàng không hề quan tâm là do ai sản xuất, chỉ cần mũ có chất lượng tốt, kiểu dáng thích hợp thì tự nhiên họ sẽ mua. Còn một anh bạn khác cũng góp ý thẳng là hai chữ “tiền mặt“ cũng là thừa, bởi vì trên thị trường hàng ngày nói chung quen giao dịch bằng tiền mặt chứ không lưu hành trò bán chịu, khách hàng đến mua mũ chắc chắn sẽ trả tiền mặt rồi. Như vậy, sau khi cắt chữ nọ, cắt chữ kia, chỉ còn lại những chữ “John Thompson - bán các loại mũ“ và ảnh chiếc mũ bên dưới.
Song vẫn còn một anh bạn không hài lòng, anh ta chỉ rõ: “Chẳng ai hi vọng rằng cậu sẽ cho không họ mũ cả, giữ những chữ này lại có tác dụng gì? Anh ta đề nghị hãy bỏ chữ “bán các loại mũ“, bởi vì rõ ràng phía dưới có vẽ một chiếc mũ, khách hàng đều hiểu rằng chiếc mũ được vẽ kia là đại diện cho các kiểu mũ chứ họ không ngốc nghếch đến nỗi cho rằng cửa hàng này chỉ bán riêng loại mũ đó.
Cuối cùng, trên tấm biển bắt mắt đó chỉ còn lại dòng chữ: “John Thompson“ và một chiếc mũ được vẽ ở phía dưới. Nhìn tấm biển này chẳng còn ai nói không đẹp nữa.
Nghe xong câu chuyện mà ông Franklin kể, Jefferson, con người xưa nay vốn tự phụ và nôn nóng đã dần bình tĩnh trở lại.
Bản thảo “tuyên ngôn“ đã được mọi người cân nhắc đắn đo từng câu từng chữ trở thành một văn kiện lịch sử bất hủ, lời lời châu ngọc được muôn người truyền tụng.
Ở đây, cách mà Franklin vận dụng là cách ví von ngầm, thông qua câu chuyện mọi người cân nhắc sửa chữa tấm biển cửa hàng mũ, ông đã khéo léo tiến hành so sánh với việc Jefferson không muốn người khác tiến hành bình luận thêm bớt bài viết của ông. Chẳng lẽ một người tài trí hơn người như Jeferson lại không hiểu dụng ý sâu sắc này của Franklin? Do đó, Franklin cũng không cần phải trực tiếp nói rõ đạo lí mà chỉ dùng cách ám thị, nhắc nhở một chút là được. Quả nhiên đã có một hiệu quả tuyệt vời: Jefferson dần đã bình tĩnh trở lại, tự nhiên, ông đã chấp nhận sự soi mói và bình phẩm của người khác với bản thảo của ông, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của một văn kiện lịch sử bất hủ .
Cách ví von khéo léo của Trang Tử
Mọi người đều gọi cách ví von đặc sắc là gia vị của nghệ thuật nói chuyện. Phương pháp này có thể chuyển hoá tẻ nhạt thành sinh động, chuyển hoá sự trừu tượng sâu sắc thành cụ thể rõ ràng. Khi nói chuyện với người khác luôn phải thể hiện rõ quan điểm của mình, nếu nói không văn vẻ thì khó mà hấp dẫn người khác. Còn như thông qua phép ví von để tiến hành so sánh những điều tương tự với sự vật thì sẽ luôn luôn thu được hiệu quả mĩ mãn. Trang Tử là người ví von hạng bậc thầy, ông luôn dùng hình thức ví von để bác bỏ những lời lẽ sai trái của đối phương, hoặc là khéo léo thể hiện ý mình, hoặc là nói thẳng chỉ bảo đối phương. Chúng ta cùng xem các ví dụ tiêu biểu sau đây.
Sau khi bạn của Trang Tử là Huệ Thi lên làm tướng quân nước Nguỵ, có lần Trang Tử đã đến thăm ông ta. Khi vừa đến nước Nguỵ đã có người nói với Huệ Thi rằng: “Trang Tử tài cao học rộng, lần này ông ta đến nước Nguỵ, chỉ e ông ta muốn thay ông làm tướng quốc nước Nguỵ thôi. Ông phải hết sức cẩn thận đấy! “ Huệ Thi nghe xong cảm thấy bị đe doạ, thế là lập tức lệnh cho binh sĩ lùng bắt Trang Tử. Trang Tử sau khi biết chuyện đã vô cùng tức giận, liền chủ động gặp Huệ Thi và nói với ông ta: “Không biết tiên sinh đã nghe qua chưa, ở Phương Nam có một loài chim đẹp tên là Phượng Hoàng, nó bắt đầu bay từ Phương Nam rồi đến Bắc Hải. Trên đường đi nó chỉ đậu trên cây ngô đồng, chỉ ăn búp măng và chỉ uống nước Cam Tuyền. Có một con cú mèo bắt được một con chuột. Trong khi nó đang say sưa hứng thú ăn thịt con chuột, trông thấy con Phượng Hoàng bay qua, nó liền ngẩng đầu lên hét với Phượng Hoàng: “Đừng có đến cướp thịt chuột của tao!“. Thưa tiên sinh tôn kính, không biết ông có định hét lên với tôi như vậy không“? Huệ Thi nghe xong, vô cùng xấu hổ đã luôn miệng xin lỗi Trang Tử.
Quả thực cách ví von này của Trang Tử thật cao siêu, có tác dụng một mũi tên bắn trúng hai đích: một là đã khéo léo thể hiện ý mình hoàn toàn thờ ơ với ngôi tướng quốc hai là tiến hành châm biếm sâu cay lòng dạ hẹp hòi của Huệ Thi. Cách mà Trang Tử đã dùng ở đây là ví von ngầm: ai là chim phượng hoàng, ai là chim cú, chỉ cần nghe qua là hiểu ra ngay. Song Trang Tử không hề chỉ rõ chủ đề: ông không nên gầm lên với tôi bởi vì tôi không có ý gì với ngôi vị tướng quốc của ông. Trang Tử chỉ nói bóng gió ám thị.
Bây giờ chúng ta hãy xem câu chuyện “gõ chậu mà hát“ của Trang Tử.
Sau khi vợ của Trang Tử qua đời, rất nhiều bạn bè đã đến phủ của ông để phúng viếng. Cả Huệ Thi cũng đến. Ông ta thấy Trang Tử đang ngồi xổm trên mặt đất, vừa gõ chậu, vừa ca hát vui vẻ. Ông ta cho rằng hành vi này của Trang Tử hoàn toàn không phù hợp với không khí tưởng niệm. Thế là ông liền đến trước mặt Trang Tử để hỏi rõ nguyên nhân. Huệ Thi nói: “Bà ấy và ông đã sống với nhau ngần ấy năm, đã sinh con đẻ cái cho ông giờ đây bà ấy đã chết rồi, ông không khóc thì thôi, lại còn gõ chậu ca hát, ông không thấy thật là quá đáng sao?“
Trang Tử trả lời: “Hoàn toàn không phải như lời ông nói đâu. Khi bà ấy vừa ra đi, tôi cũng vô cùng đau lòng. Nhưng nghĩ kĩ, tôi thấy sự đau buồn đó hoàn toàn là thừa. Bởi vì bà ấy vốn không có sinh mệnh. Bà ấy không những không có sinh mệnh mà còn không có hình thể. Bà ấy thậm chí không có hình thể mà còn không có hơi thở. Bà ấy chẳng qua lúc mờ mờ ảo ảo, trong lúc như ẩn hiện đột nhiên biến hoá mà thành hơi thở, sau đó từ hơi thở mà thành hình thể, sinh mệnh, bây giờ lại biến thành tử vong. Sự biến hoá chết đi sống lại này cũng giống như sự vận hành của bốn mùa xuân hạ thu đông, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên. Bà ấy nhẹ nhàng yên nghỉ trong lòng đất, nếu như tôi đứng bên cạnh khóc lóc thảm thiết, như vậy chẳng phải là đã không hiểu được quy luật của sinh mệnh hay sao? Vì vậy tôi không đau buồn khóc lóc thêm nữa.“
Ở đây, Trang Tử đã dùng cách ví von trực tiếp, ông đã so sánh sự sống chết của con người với sự biến hoá của vạn vật, điều này được coi là bản tính của tự nhiên. Thông qua sự ví von tinh tế này, ông đã nhẹ nhàng nêu ra quy luật sống chết của con người, khiến cho đối phương bỗng nhiên hiểu rõ chân lí của sinh mệnh.
Những cách ví von tinh tế của Trang Tử quả thực nhiều không kể xiết. Sau đây xin đưa ra hai ví dụ để mọi người cùng thưởng thức.
Trong cuốn “Trang Tử - Xuân Thu” có ghi lại một câu chuyện Trang Tử không muốn giúp đỡ nước Sở. Giống như Lão Tử, Trang Tử cũng thích sự yên tĩnh, vô vi, ông muốn sống ung dung nhàn hạ, căm ghét những lễ tiết lôi thôi phiền phức chốn quan trường. Trong cuốn “Xuân Thu” có ghi: “Một hôm Trang Tử đang câu cá bên sông Bộc Thuỷ. Sở Vương biết, liền cho người đi mời Trang Tử đến giúp nước Sở và sai 2 người nói lại với Trang Tử rằng: “Sở Vương tôi hi vọng có thể phó thác việc nước Sở cho Trang Tử. “ Trang Tử nghe xong, liền nói với hai người đó là: “Tôi nghe nói Sở Vương có một con rùa thần, đã chết mấy nghìn năm rồi. Sở Vương lại đặt chúng ở trong chậu trúc, dùng vải bọc lại chôn dưới miếu đường. Xin hỏi các anh, con rùa thần này muốn chết để lại xương cốt được người ta giữ gìn hay là sống để kéo lê cái đuôi bò trong đám bùn lầy?” Hai người đồng thanh nói: “Đương nhiên muốn sống kéo lê cái đuôi bò trong đám bùn lầy.“ Trang Tử nói tiếp: “Tôi cũng vậy, tôi cũng thà được kéo lê cái đuôi bò trong đám bùn lầy giống như con rùa đó.“
Những lời này của Trang Tử đã thể hiện đầy đủ sự thông minh của ông. Thông qua cách ví von tinh tế, chỉ một vài lời, ông đã thể hiện được ý chính của mình là không muốn giúp Sở, lại vừa nói rõ được nguyên nhân: Thà làm con rùa kéo lê cái đuôi bò trong đám bùn lầy chứ không muốn làm con rùa được chôn trong miếu đường. Ở đây đã ngầm ẩn ý con rùa dù được gìn giữ trong Sở cung rốt cục lại không có tự do.
Trong cuốn “Trang Tử - Thuyết kiếm “ có ghi lại câu chuyện Trang Tử luận bàn về kiếm để cứu nước Triệu: Triệu Văn Vương rất thích kiếm thuật và có rất nhiều kiếm khách, những kiếm khách này suốt ngày đâm chém, đánh nhau kịch liệt trước mặt Văn Vương. Văn Vương cả ngày chỉ coi việc thưởng thức các kiếm khách đánh lẫn nhau làm trò vui, hoàn toàn thờ ơ với chính sự. Cứ như vậy ba năm sau, nước Triệu ngày một suy yếu. Thái tử nước Triệu lo lắng, lòng như lửa đốt. Cậu triệu tập các thuộc hạ, nói: “Nếu ai có thể thuyết phục được Văn Vương không sùng bái bọn kiếm khách, thì sẽ được thưởng 1000 lạng vàng.“ Các thuộc hạ đều giới thiệu Trang Tử. Thái tử lập tức cử người đi mời Trang Tử và muốn ban cho ông 1000 lạng vàng. Trang Tử không muốn nhận vàng bạc, song vẫn nhận lời khuyên nhủ Văn Vương. Thái tử kiên quyết muốn Trang Tử nhận số vàng đó nên Trang Tử nói với cậu: “Nếu tôi đi khuyên đại vương mà lời nói của tôi trái với tâm ý đại vương, như vậy tôi sẽ bị chém chết. Tôi cần vàng bạc để làm gì? Nếu như tôi thuyết phục được đại vương, hoàn thành nhiệm vụ thái tử giao cho, thì lúc đó trên nước Triệu này tôi muốn có cái gì mà không được đây?“
Thái tử nói: “Lời của tiên sinh rất có lí. Song những người mà phụ vương ta muốn gặp chỉ là bọn kiếm khách.“
Trang Tử nói: “Không sao. Tôi rất tinh thông kiếm thuật.“
Thái tử nói: “Những kẻ kiếm khách mà phụ vương ta muốn gặp đều là những kẻ đầu bù tóc rối, tóc tai rũ rượi, chỉ thích đánh nhau.“
Trang Tử nói: “Tôi có thể hoá trang như vậy để đi gặp đại vương.“
Sau đó Trang Tử hoá trang thành một kiếm khách cùng với thái tử vào yết kiến Văn Vương.
Văn Vương hỏi: “Nhà ngươi có chỉ giáo gì ta mà được thái tử dẫn đến gặp?“
Trang Tử nói: “Tôi nghe nói đại vương thích kiếm thuật, nên tôi muốn mượn kiếm thuật đến bái kiến đại vương.“
Văn Vương hỏi: “Trình độ kiếm thuật của ngươi như thế nào?”
Trang Tử trả lời: “Thần có thể dùng kiếm đâm chết một người trong vòng 10 bước, trong vòng 1000 dặm không có ai địch được với thần.“
Văn Vương rất vui, nói: “Như vậy nhất định nhà ngươi không có địch thủ trong thiên hạ.“
Trang Tử nói: “Thần cho rằng trong khi múa kiếm hãy cố bộc lộ ra điểm yếu của mình với địch thủ, để địch thủ thừa cơ xông vào, sau đó ta mới ra tay thì có thể đâm trúng đối phương trước. Thần xin được biểu diễn cho bệ hạ xem.”
Văn Vương nói: “Vội gì, vội gì, ngươi nên về phòng nghỉ ngơi trước, chờ ta sắp xếp cuộc so tài rồi ta sẽ mời ngươi tới.“
Thế là Văn Vương cho các kiếm khách đọ sức mấy hôm, chọn trong số đó năm người giỏi nhất, để bọn họ chờ đấu kiếm với Trang Tử. Sau đó Văn Vương cho mời Trang Tử đến và nói với ông: “Hôm nay, mời ngươi tới đấu kiếm cùng các kiếm khách”.
Trang Tử đáp: “Vâng, thần chờ đợi ngày này đã lâu lắm rồi”.
Văn Vương lại hỏi: “Loại kiếm mà ngươi sử dụng dài ngắn có thích hợp không?“
Trang Tử nói: “Đối với thần, kiếm dài hay ngắn đều không quan trọng. Song thần có ba loại kiếm, tuỳ ý đại vương chọn, xin đại vương cho thần giới thiệu tóm tắt về 3 loại kiếm đó.“
Đại vương nói: “Cứ nói đi, là ba loại kiếm nào vậy?“
Trang Tử Trả lời: “Thần có kiếm thiên tử, kiếm chư hầu và kiếm thứ nhân.“ Văn Vương hỏi: “Kiếm thiên tử là gì?“
Trang Tử đáp: “Kiếm thiên tử, dùng thành đá Yên Cốc làm mũi kiếm, dùng núi Thái Sơn làm lưỡi kiếm, dùng đá Ngụy làm sóng kiếm, lấy triều nhà Chu và nước Tống làm miệng kiếm, dùng nước Hàn, nước Nguỵ làm chuôi kiếm, lấy Tứ di làm đồ trang sức, lấy Tứ thời để bổ sung, lấy Bột Hải quấn quanh chuôi kiếm, lấy núi Hoàn Sơn làm dây đeo, lấy Ngũ Hành làm phép tắc dùng kiếm, lấy luật pháp làm căn cứ xem có thể sử dụng thanh kiếm này hay không. Thanh kiếm này dựa vào khí Nhật Nguyệt để khởi động, vào tiết xuân hạ thì nên cất nó đi, đến tiết thu đông mới dùng đến. Khi sử dụng thanh kiếm này, nếu đâm đằng trước, đâm lên trên, chém xuống dưới thì đều không thể ngăn nổi. Trên có thể chém đứt mây trôi, dưới có thể chém rách ngang nền đất. Nếu dùng thanh kiếm này thì có thể khiến chư hầu quy thuận, thiên hạ phục tùng. Đây chính là kiếm của thiên tử.“
Văn Vương nghe xong vô cùng xúc động, hỏi tiếp: “Thế nào gọi là kiếm chư hầu?“
Trang Tử đáp: “Kiếm chư hầu, dùng các tướng trí dũng làm mũi kiếm, lấy người chính trực liêm khiết làm lưỡi kiếm, dùng người tài giỏi hiền lương làm sóng kiếm, lấy người trung thành làm miệng kiếm. Thanh kiếm này nếu đâm đằng trước, đâm lên trên, chém xuống dưới thì đều không thể ngăn cản nổi. Nếu dùng loại kiếm này thì có thể gây chấn động như sấm sét, khắp nơi nơi chẳng có kẻ nào dám không nghe mệnh lệnh của nó nên phải tuân theo quy phục. Đây chính là kiếm chư hầu.“
Văn Vương hỏi: “Vậy thế nào gọi là kiếm thứ nhân?“
Trang Tử đáp: “Những kiếm khách dùng kiếm thứ nhân đều là những kẻ đầu bù tóc rối, râu tóc mọc rũ rượi chỉ thích trợn mắt và cãi nhau vơ vẩn. Những kiếm khách sử dụng kiếm thứ nhân chẳng có gì khác con gà chọi trên bãi đấu. Một khi bị đâm chết, thì chẳng có tác dụng gì. Hiện nay đại vương còn có vương vị mà lại thích kiếm thứ nhân, thần trộm thấy vô cùng xót xa cho bệ hạ.“
Văn Vương nghe xong nói: “Những lời của ông đều rất có ý nghĩa.“
Thế là Văn Vương từ đó không ngồi xem các kiếm khách đâm chém lẫn nhau nữa.
Ở đây, Trang Tử cũng đã vận dụng phép ví von, ông lấy kiếm thiên tử so với việc đại sự trong thiên hạ, lấy kiếm chư hầu làm chính sự trong nước, còn kiếm thứ nhân chỉ như là trò vui của loại gà chọi, chó săn. Đồng thời, ông để cho Văn Vương chọn loại kiếm nào, chẳng lẽ Văn Vương dám chọn loại kiếm thứ nhân dùng đâm chém cốt lấy vui hay sao? Như vậy, Trang Tử đã khéo léo thuyết phục được Triệu Văn Vương, khiến Triệu Văn Vương từ chỗ ham thích đâm chém cho vui bỗng nhiên tỉnh ngộ, từ đó chuyên tâm với quốc sự chấn hưng nước Triệu. Vì vậy, có thể nói, qua việc luận bàn về kiếm, Trang Tử đã cứu cả nước Triệu.

Lưu Thiệu Đường khéo ví von thuyết phục mọi người
Ông Lưu Thiệu Đường, một nhà văn nổi tiếng cũng rất thích dùng cách ví von độc đáo để khai thác mạch suy nghĩ của người khác. Đặc biệt, ông rất thích dùng cách ví von để mở rộng suy nghĩ của những thanh niên có tư tưởng thiên kiến. Sau đây là câu chuyện khéo léo ví von để thuyết phục người khác của ông.
Một lần, sau khi Lưu Thiệu Đường lên báo cáo, bản báo cáo đặc sắc của ông được vỗ tay giòn giã. Khi báo cáo xong, mọi người vẫn cảm thấy dường như ý còn chưa hết, yêu cầu ông ở lại một chút để được nêu câu hỏi. Mặc dù rất bận song Lưu Thiệu Đường vẫn đáp ứng sự thỉnh cầu của mọi người, đồng ý trả lời các câu hỏi.
Có một thanh niên lập tức đứng dậy, đưa ra lời chất vấn: “Chẳng phải đảng Cộng sản rất vĩ đại, quang vinh chuẩn xác và đánh đâu thắng đó sao? Vậy tại sao phải ngăn chặn phê phán phái Hiện Đại và chủ nghĩa vật chất? “
Ông Lưu không trực tiếp trả lời anh ta quay sang hỏi mọi người: “Các bạn thấy tôi khoẻ hay không?“
“Khoẻ.“ Mọi người đồng thanh trả lời.
Ông Lưu lại hỏi: “Vậy sao tôi không ăn con ruồi?“
Mọi người nghe xong, đều gật đầu công nhận và dùng trong vỗ tay nhiệt liệt để trả lời.
Thông qua cách ví von, tinh tế, tức là ví phái Hiện Đại và chủ nghĩa vật chất với con ruồi, ông đã khéo léo biểu đạt ý ông muốn nói: “Việc đảng Cộng Sản vĩ đại quang vinh và chuẩn xác ngăn chặn, phê phán phái hiện đại và chủ nghĩa vật chất cũng như một người khoẻ mạnh nhưng không ăn con ruồi con nhặng“. Cách nói ví von xác đáng như vậy tự nhiên có thể thuyết phục lòng người.

Mặc Tử khéo léo ví von so sánh để dạy học trò
Mặc Tử là người Lỗ cuối thời Xuân Thu, ông là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục và nhà khoa học vĩ đại của đời Tiên Tần.
Mặc Tử đặc biệt chú trọng vận dụng sự ví von để dạy bảo học trò, vì ông cho rằng nếu lấy cách giả dụ để nói lý lẽ cũng giống như trực quan, ý nghĩa của nó chỉ cần nghe qua là hiểu ngay. Sau đây là ví dụ về hai câu chuyện Mặc Tử đã khéo ví von để dạy học trò.
Mặc Tử có một học trò tên là Canh Trụ Tử rất thông minh và hiếu học, song Mặc Tử thường phê bình anh ta rất nghiêm khắc. Có lúc sự phê bình nghiêm khắc của Mặc Tử khiến anh ta cảm thấy mất thể diện, không ngẩng đầu lên được.
Có lần, Canh Trụ Tử đã không kìm nổi, hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, thầy thích phê bình em như vậy, chẳng lẽ em không có điểm nào hơn người khác sao?“
Mặc Tử vui vẻ nhẹ nhàng mời anh ta hãy ngồi xuống đã, sau đó chậm rãi giảng giải cho anh ta: “Canh Trụ Tử, ta hỏi em, nếu như ta muốn lên núi Thái Hàng bằng xe kéo sức trâu hoặc ngựa. Em cho rằng đi xe trâu kéo hay là xe ngựa kéo thì tốt?“
Canh Trụ Tử trả lời rằng: “Đương nhiên xe ngựa kéo tốt hơn.“
Mặc Trụ Tử lại hỏi: “Tại sao xe ngựa kéo lại tốt?“
Canh Trụ Tử trả lời: “Rất đơn giản. Vì nếu dùng xe ngựa, ngựa có thể chạy mỗi lúc một nhanh, đi xe trâu có tác dụng gì, dù có quất chết thì nó vẫn cứ chậm rì rì.“
Mặc Tử mỉm cười, nhẹ nhàng nói với Canh Trụ Tử: “Em à, trong con mắt của thầy giáo, em cũng giống như một con ngựa tốt, thầy có quất em, thúc em cũng chỉ là muốn em chạy mỗi lúc một nhanh thôi.“
Canh Trụ Tử bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Một lần khác, học trò của Mặc Tử là Tử Cầm hỏi ông: “Thưa thầy, theo thầy nói nhiều lời có tốt hay không?“
Mặc Tử không trực tiếp trả lời câu hỏi của Tử Cần mà chỉ nói với anh ta: “Không biết em có chú ý hay không, con ếch ở trong ao chuôm, từ sáng đến tối cứ kêu uôm uôm, kêu đến nỗi mồm khô lưỡi cứng song có ai để ý đến nó đâu? Con ruồi trong hố phân suất ngày vo vo ve ve, kêu hăng say như vậy mà có ai muốn nghe đâu? Thế nhưng con gà trống gáy báo vào buổi sáng sớm kia, chỉ một hồi gáy dài, mọi người trong thiên hạ đều tỉnh giấc, nhanh chóng thức dậy !“
Tử Cần gật đầu, anh đã hiểu đạo lí mà thầy giảng: Nói nhiều đâu có tác dụng gì, vào lúc quan trọng chỉ cần 1,2 câu là đủ rồi.
Mặc Tử đã áp dụng cách ví von, ông lấy sự khác biệt giữa trâu và ngựa để nói về nguyên nhân ông thường xuyên phê bình Canh Trụ Tử, ông lấy sự khác biệt giữa con ếch, con ruồi với con gà trống để nêu rõ đạo lí nói lắm là vô ích. Phương pháp nói lí lẽ bằng cách ví von này khiến cho tư tưởng lí luận càng đơn giản dễ hiểu, ngay cả những thuyết giáo rỗng tuếch cũng không thể so sánh được với phương pháp này.

Câu chuyện về hai tên cướp
Hugo là một nhà văn nổi tiếng của Pháp ở thế kỉ 19. Rất nhiều tác phẩm văn học của ông đã nổi liếng khắp thế giới. Con người lỗi lạc trên văn đàn thế giới này rất giỏi ví von để nói lí lẽ. Ông đã ví những việc mà nước Anh, nước Pháp đã làm ở Trung Quốc - lửa thiêu vườn Viên Minh - là hành vi của bọn trộm cướp, ông đã vạch trần và công kích bộ mặt bọn xâm lược Anh, Pháp. Câu chuyện như sau:
Vào thời kì đế quốc đệ nhị, để tiến hành cuộc chiến tranh thực dân, nước Pháp đã nhiều lần xâm lược Trung Quốc, đóng một vai vô cùng nhục nhã. Để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Anh, Pháp cùng nhau tiến hành cuộc chiến tranh nha phiến để xâm lược Trung Quốc lần thứ hai, hành vi của quân xâm lược hết sức dã man, khiến mọi người phẫn nộ. Đặc biệt là sau khi chúng nhảy vào vườn Viên Minh, ngôi vườn “vạn viên chi viên “, chúng đánh, đập, cướp, các thủ đoạn dã man của chúng không chỗ nào không thấy. Cuối cùng, chúng đã phóng hoả đốt cháy vườn Viên Minh, phạm vào tội ác tày trời. Thế nhưng có một thượng uý nước Anh lên là Butler đã viết thư cho Hugo vào năm 1861, viên thượng uý này cho rằng “cuộc viễn chinh này vừa danh giá vừa cao đẹp“, “là một vinh dự để nước Mĩ và nước Pháp cùng hưởng“. Ông ta mong muốn được biết “mức độ ca ngợi“ của Hugo với lần thắng lợi này của nước Anh và Pháp. Ông Hugo, một người vốn căm hận tột độ đối với tội ác tày trời này trong lịch sử loài người (đốt vườn Viên Minh), khi phải đối mặt với viên thượng uý này, một người có tầm nhìn nông cạn này, sự phẫn nộ của ông lên tới đỉnh điểm. Ông cảm thấy cần phải vạch rõ chân tướng cho những kẻ vô tri nhưng tự đắc kia biết. Thế là ông quyết định dùng thủ pháp véo von, cố gắng thể hiện đạo lí đó một cách đơn giản dễ hiểu. Ngày 25 tháng 11, Hugo đã nén niềm căm tức khắc cốt ghi tâm để viết cho viên thượng uý một bức thư. Một đoạn nội dung bức thư như sau:
“Ở một góc của thế giới có một kì tích, kì tích này được gọi là vườn Viên Minh. Nghệ thuật có hai cội nguồn: tư tưởng- nó sản sinh ra nghệ thuật châu âu; ảo tưởng- nó sản sinh ra nghệ thuật phương Đông. Vườn Viên Minh, ở vị trí nghệ thuật ảo tưởng cũng giống như miếu thần Pactênông nằm ở vị trí nghệ thuật lí tưởng. Tất cả những gì có thể nảy sinh trong trí tưởng tượng của một dân tộc dường như hơn người đó đều đặt ở đây. Nó không giống như miếu thần Pactênông, bởi nó là một tác phẩm hiếm có, có một không hai, nó là mô hình khổng lồ của tưởng tượng nếu như nói tưởng tượng cũng như một mô hình. Xin hãy tuỳ ý nghĩ ra một kiến trúc kiểu gì đó khó miêu tả, một thứ giống như cung trăng, đó chính là vườn Viên Minh. Xin hãy dùng đá cẩm thạch, ngọc thạch, đồng đen và sứ để kiến tạo một khung cảnh trong mơ, đặt nó cố định trên một cái khung làm bằng gỗ tùng, nạm châu ngọc ở bên ngoài nó, phủ tơ lụa lên nó, chia nơi này là thánh điện, chia nơi kia là hậu cung, chia nơi khác là thành luỹ, ở bên trong thì xếp đặt thần tiên, yêu ma, rồi tráng men, giát vàng, tô màu nên nó, cho các kiến trúc sư tạo ra 1001 cảnh tiên trong 1001 đêm, đặt thêm các vườn hoa, ao hồ, suối nước, thiên nga, khổng tước. Tóm lại, xin hãy tưởng tượng ra những hang đá có hình tượng miếu mạo và cung điện trong trí tưởng tượng của con người khiến người ta rối mắt. Đây chính là toà kiến trúc to lớn này. Sáng lập ra toà viên lâm này đã phải trả giá hai thế hệ lao động. Toà viên lâm có quy mô to lớn như một thành trì được xây dựng qua nhiều thế kỉ này rốt cuộc là làm ra để cho ai? Cho nhân dân. Bởi vì sự trôi đi của thời gian đều thuộc về nhân loại. Những nhà nghệ thuật, các thi nhân và nhà triết học cũng đều biết đến vườn Viên Minh, Voltaire cũng đã nói về nó. Xưa nay người ta luôn đặt đền Pactênông của Hi lạp, kim tự tháp ở Ai Cập, đấu trường Colosseo ở Roma, nhà thờ Đức bà ở Paris, vườn Viên Minh của phương Đông có vị trí ngang nhau. Nếu như không thể tận mắt nhìn vườn Viên Minh, thì người ta có thể thấy nó trong mơ. Đây là một kiệt tác trước đây chưa từng có khiến người ta kinh ngạc, giống như dáng hình văn minh châu á mờ mờ ảo ảo trong ánh mặt trời và chân trời văn minh châu âu nhấp nhô trùng điệp.
Nhưng kì tích này giờ đã không còn nữa.
Một hôm, có hai tên cướp xông vào vườn Viên Minh, một tên trắng trợn cướp bóc, còn một tên phóng hoả đốt cháy. Xem ra, bọn cướp chính là kẻ chiến thắng. Trận cướp bóc theo quy mô lớn ở vườn Viên Minh đã hoàn thành, tang vật được hai kẻ chiến thắng đó phân chia. Trong tất cả những việc này đều hiện lên cái tên Elkin, cái tên này khiến người ta liên tưởng đến Pactênông. Nhưng so với những sự việc xảy ra ở đền Pactênông, ở vườn Viên Minh, chúng ra tay hết sức toàn diện và triệt để, dường như không sót lại một viên ngói nào. Gom tất cả kho báu trong các nhà thờ mà chúng ta có cũng không thể sánh được với nhà bảo tàng phương Đông lấp lánh kì diệu này. Ở đó không chỉ có những kiệt tác nghệ thuật mà còn có rất nhiều chế phẩm bằng vàng bạc. Quả là một sản nghiệp vĩ đại phong phú, một tài sản do trời ban cho. Một kẻ thì nhét đầy túi, còn một kẻ thì chất đầy hòm. Sau đó, bọn chúng cầm tay nhau cười ha hả quay về châu âu. Đây chính là hai câu chuyện về hai tên cướp.
Người châu âu chúng ta xưa nay luôn tự coi là người văn minh và luôn coi người Trung Quốc là kẻ man rợ. Đây chính là những hành động của người văn minh với kẻ man rợ. Trước lịch sử, hai tên cướp này- một tên là Pháp, còn tên kia là Anh. Song tôi muốn đưa ra một kháng nghị đồng thời cảm ơn anh đã cho tôi cơ hội kháng nghị, những tội ác mà kẻ thống trị đã phạm phải không thể đổ lỗi cho kẻ bị thống trị, chính phủ có khi cũng là bọn cướp, song nhân dân thì chẳng bao giờ như vậy.
Đế quốc Pháp đã giành được một nửa tang vật trong thắng lợi này, bây giờ nó ngây thơ đến mức ngỡ chính mình là chủ nhân thật vậy; nó đã cướp những đồ cổ rực rỡ của vườn Viên Minh. Tôi hi vọng một ngày nào đó nước Pháp có thể trút được gánh nặng, rửa sạch tội ác, đem những tang vật này trả cho chủ nhân thật sự của chúng là Trung Quốc.
Thưa ông, đây chính là mức độ tán thưởng của tôi đối với cuộc viễn chinh Trung Quốc.“
Thông qua cách ví von vô cùng xác đáng, tức là hành động của Anh, Pháp ở vườn Viên Minh được coi là “thắng lợi vẻ vang“ mà Anh Pháp cùng hưởng chẳng qua chỉ là “tội ác“ của kẻ thống trị phạm phải, là “những hành vi của người văn minh với kẻ man rợ“, ông đã vạch trần bộ mặt xấu xa của kẻ xâm lược luôn tự đắc ý.

Chó săn và thợ săn
Mặc dù có người làm thơ chế giễu Lưu Bang rằng: “Lưu Hạng (Lưu Bang, Hạng Vũ) đều là kẻ vô học.“ Cố nhiên, Lưu Bang không được học hành nhiều như mưu sĩ thủ hạ, song ông lại có một tài năng nổi bật nhất, đó chính là ông biết dùng người, cũng giống như tài biết chọn tướng như Hàn Tín. Những phương pháp dùng người của ông vô cùng đa dạng. Vận dụng cách ví von để giảng đạo lí với các thuộc hạ cũng là một trong những phương pháp thường dùng của ông. Xin các bạn hãy xem câu chuyện dưới đây:
Sau khi Lưu Bang phong hầu cho Túc Hà, Hàn Tín, một số người lập được chút công lao dưới trướng không phục, đặc biệt họ còn thì thầm: “Chúng tôi công lao hiến hách, hơn nữa, những chiến công của chúng tôi đều mang về qua những lần liều chết “chín phần chết một phần sống“ trong làn mưa tên bão đạn, còn xưa nay Túc Hà đâu có đích thân xông pha trận địa. Hơn nữa, đến làm một thừa tướng dưới một người trên muôn người chẳng phải anh ta đã dựa vào miệng lưỡi đó sao?“
Sau khi những lời nói bực tức đó truyền tai Lưu Bang, Lưu Bang cảm thấy cần phải có câu trả lời cho những kẻ đó Thế là ông triệu tập quần thần và hỏi: “Các ngươi đã thấy cảnh đi săn chưa?“
“Thấy rồi.“ - Chúng thần đồng thanh trả lời.
Lưu Bang nói: “Ta muốn các ngươi biết rằng: kẻ bắt được những con mồi luôn là những con chó săn sải chân truy đuổi, song chỉ huy những con chó săn đó lại là thợ săn. Các ngươi nói, công lao của chó săn và công lao của các thợ săn - bên nào lớn hơn?“
“Đương nhiên là công lao của thợ săn“. Quần thần trả lời
“Các ngươi nói rất đúng, công của chó săn sao có thể sánh ngang hàng với công lao của thợ săn. Song ta nghe nói có kẻ thường xuyên đặt điều sau lưng, luôn so sánh công lao của Túc thừa tướng. Những kẻ này đã quên rằng mình chỉ là thân phận chó săn trong bãi săn, không biết Túc thừa tướng chính là thợ săn chỉ huy đuổi tìm con mồi. Các ngươi xem, ta nói đúng không?“
Quần thần nghe xong lời giải thích sâu sắc này mới tâm phục khẩu phục.

Vận dụng cách nói ví von trong cuộc thi hùng biện
Bởi vì ví von không những có thể giúp ta nói rõ quan điểm của mình một cách sinh động hình tượng mà còn có thể vạch trần những sai lầm trong quan điểm của đối phương. Vì thế, cách ví von được áp dụng tương đối rộng rãi trong phong trào biện luận phát triển hiện nay. Ví dụ như, trong trận chung kết cuộc thi hùng biện giữa các trường đại học ở châu á năm 1986, khi người hùng biện Lý Khôi của đội đại học Bắc Kinh đã đưa ra quan điểm “Phát triển ngành du lịch, lợi bất cập hại“ làm luận chứng, anh đã lấy một ví dụ rất xác đáng về mối quan hệ giữa ngành du lịch và sự phát triển của nền kinh tế thế giới :
“Sự thịnh suy của ngành du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển lên hay xuống của nền kinh tế thế giới. Giả dụ, nếu nền kinh tế thế giới hắt hơi một cái thì ngành du lịch sẽ bị cảm cúm, thậm chí bị viêm phổi ....“
Cách ví von vừa khéo léo vừa xác đáng này không những giúp anh ta có thể nói ra quan điểm của đội mình một cách hình tượng, mà còn khiến cho tài ăn nói của anh ta thêm hài hước, giành được cảm tình của thính giả.
Không những vậy, ví von còn là một vũ khí đắc lực để bác bỏ quan điểm của đối phương. Ví dụ như trong cuộc thi hùng biện của sinh viên tại Quảng Châu năm 1989, người hùng biện của đội đại học Trung Sơn là La Vũ khi bác bỏ quan điểm “Muốn phát triển giáo dục trước hết phải nâng cao kinh phí giáo dục.“ Anh đã xuất khẩu thành chương khéo léo ví von như sau:
“Thưa các bạn, sự phát triển và những xung động của sự nghiệp giáo dục nước ta khiến cho mọi người phải khâm phục, song các bạn đã phạm phải một sai lầm hết sức ấu trĩ khờ khạo, các bạn đã không đưa ra một phương pháp hợp lí để giải quyết triệt để vấn đề giáo dục nước ta mà chỉ lo giải quyết chắp vá theo kiểu 'ngứa đâu gãi đấy'. Ngoài ra, tôi muốn hỏi đội bạn rằng: đối với một bệnh nhân bệnh tật đầy mình, tiêu hoá không tốt, cơ quan dinh dưỡng không tốt, nếu như các bạn không chữa bệnh cho anh ta trước mà chỉ một mực cho anh ta uống 'canh nhân sâm', 'hoàn thập toàn đại bổ' thì anh ta có thể tiêu hoá được không?“
Phép ví von này quả rất có sức thuyết phục, nó vừa chỉ ra những sai lầm trong quan điểm của đối phương một cách sinh động, đồng thời nó còn đặt nền móng vững chãi để triển khai luận chứng cho quan điểm của bản thân sau này.
Trong vòng đấu loại cuộc thi hùng biện giữa các trường đại học châu á năm 1986, anh Vương Lôi của đội đại học Bắc Kinh khi phản bác quan điểm “Chủ nghĩa bảo hộ thương mại không thể kìm hãm“ của đối phương, cũng đã ví von một cách hình tượng và sinh động:
“Thưa các bạn, tôi bỗng nhớ ra câu chuyện ngụ ngôn “thầy bói xem voi “, sờ vào mũi voi thì cho rằng con voi là một cái ống cao su, sờ vào cái bụng voi thì cho rằng voi là một bức tường, thấy những mâu thuẫn thương mại thì cho rằng chủ nghĩa bảo hộ không hề kìm hãm. Tôi cho rằng điều đó rất phiến diện.“
Cách ví von khéo léo này rõ ràng đã giáng một đòn mạnh vào quan điểm của đối phương.
Thuật Nói Chuyện
Lời nói đầu
Phần I - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Phần V - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5